Công tác sản xuất và chế biến

Một phần của tài liệu Thương Mại Hóa Chỉ Dẫn Địa Lý Vải Thiều Thanh Hà – Bài Thảo Luận Quản Trị Thương Hiệu 2 (Trang 36 - 38)

2. Vải thiều Thanh Hà hội nhập các sàn thương mại điện tử

4.2.2. Công tác sản xuất và chế biến

Đảm bảo chất lượng và năng suất vải thiều Thanh Hà là một thách thức lớn

Hiện nay vải thiều Thanh Hà chủ yếu được trồng theo quy mô hộ gia đình, chính vì vậy việc đảm bảo chất lượng đồng đều, đạt yêu cầu là rất khó. Điều này có thể dẫn tới ảnh hưởng đến thương hiệu vải thiều Thanh Hà trong mắt người tiêu dùng, vi phạm tới thương hiệu và uy tín thương hiệu trên thị trường. Đồng thời việc đảm bảo

chất lượng vải theo đúng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là một vấn đề trong khâu sản xuất và quản lý.

Ngoài ra, việc đảm bảo giá trị dinh dưỡng và hương vị vải cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên: đất đai, thời tiết, khí hậu,...Trong quá trình trồng trọt, nếu nền nhiệt độ cao kéo dài trong nhiều ngày sẽ khiến vải quả chín nhanh hơn nhận định, vải xuất hiện tình trạng nứt quả và cháy rám vỏ; hiện tượng này làm ảnh hưởng đến chất lượng và mẫu mã quả vải khi tiêu thụ. Nhiều hộ gia đình đã phải thu hoạch sớm, bán với giá thấp hơn giá bình quân thị trường hoặc đem sấy. Chính vì vậy việc đảm bảo giá trị dinh dưỡng trong các trường hợp gặp vấn đề thời tiết là rất khó.

Vải thiều Thanh Hà là một nông sản Việt Nam, vẫn chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố bên ngoài. Chính vì vậy để đảm bảo năng suất đủ để cung ứng ra thị trường là một vấn đề nan giải đặc biệt trong giai đoạn mở rộng thị trường như hiện nay. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng vải hiện nay chính là thời tiết tại địa phương, vào những năm thời tiết không thuận lợi dẫn đến việc sản lượng vải giảm đi nhiều. Năm 2019, do thời tiết không thuận lợi làm cho sản lượng vải Thanh Hà sụt giảm nghiêm trọng,cả huyện ước đạt 18.000 tấn, giảm trên 55% so với 2018, vải thiều chính vụ mất mùa chỉ có 10% số cây cho quả. Việc sản lượng không đều có thể dẫn tới thiếu nguồn cung ứng hàng khi vào mùa, đặc biệt ảnh hưởng nhiều tới việc xuất khẩu vải.

Quá trình sản xuất chưa có quy trình đồng bộ:

Việc các hộ gia đình trồng trọt dẫn tới sự khác nhau trong cách trồng và chăm sóc. Mỗi hộ gia đình sẽ có một cách trồng khác nhau: thời gian chăm bón, cách thức chăm bón đặc biệt là thời gian thu hoạch đồng thời các điều kiện trong trồng trọt sẽ khác nhau chính vì vậy chất lượng quả vải trên địa bàn có thể sẽ có sự khác biệt. Điều này vừa làm cho chất lượng sản phẩm không đồng đều, không đáp ứng yêu cầu mà việc áp dụng trồng trọt hộ gia đình gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý đảm bảo các vấn đề trong quá trình trồng: chăm bón, sử dụng thuốc diệt sâu bệnh,... Người dân chủ yếu trồng trọt để gia tăng thu nhập gia đình, chưa có nhiều thông tin cũng như hiểu biết về vấn đề bảo vệ chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà dẫn tới việc ý thức trong việc bảo vệ danh tiếng sản phẩm còn chưa cao.

Mặc dù hiện nay, theo quy mô hợp tác xã và hiệp hội, vải Thanh Hà đã có một quy trình sản xuất phù hợp đảm bảo tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng vải phù hợp tiêu chuẩn xuất khẩu nhưng người dân thì chưa có nhiều kiến thức, chưa thực hiện được theo quy trình này, và quy trình này là quy trình hiện đại có một số bất cập khi người dân thực hiện do trình độ nhận thức, tay nghề và kỹ năng chuyên môn.

Khó khăn trong công tác thu hoạch, bảo quản, chế biến

Vải là loại quả có vòng đời ngắn. Việc canh cũng như lựa thời gian thu hoạch cũng là một trong những vấn đề lớn. Bởi nếu quả thu hoạch khi chưa chín tới, còn xanh và non sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng cũng như sản lượng quả còn nếu chín quá độ sẽ làm cho chất lượng vải thay đổi, nhanh hỏng thối hơn. Đồng thời vải cũng là loại quả mọc theo chùm trên cây nên việc thu hoạch cũng tương đối khó khăn.

Khi vải được thu hoạch, công tác bảo quản từ nhà nông cho tới điểm tiêu thụ lại gặp khó khăn về vấn đề thời tiết, bảo quản. Nếu thời tiết nắng nóng thì có thể dẫn tới vải hỏng trong quá trình bảo quản.

Hiện nay vải cũng được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng thô dẫn tới bất cập trong quá trình bảo quản tiêu thụ mà lại không được tăng giá trị vải. Chính vì vậy, việc chế biến vải thành một số loại thực phẩm đông lạnh, đóng chai sẽ giúp gia tăng giá trị vải cũng như tạo một đầu ra ổn định hơn. Tuy nhiên hiện nay tại Hải Dương mới chỉ có 1 công ty chế biến Công ty TNHH chế biến nông lâm sản xuất khẩu Thanh Hà làm giảm hiệu quả công tác gia tăng giá trị sản phẩm và thúc đẩy sản phẩm dưới nhiều loại khác nhau.

Một phần của tài liệu Thương Mại Hóa Chỉ Dẫn Địa Lý Vải Thiều Thanh Hà – Bài Thảo Luận Quản Trị Thương Hiệu 2 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w