2. Vải thiều Thanh Hà hội nhập các sàn thương mại điện tử
4.4.2. Chính quyền địa phương
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sản xuất
Tỉnh Hải Dương cần xây dựng mô hình tổ chức, hoạt động hỗ trợ phải gắn với tăng cường năng lực thương mại, cần tập trung hỗ trợ về năng lực tổ chức và phát triển thị trường của các hợp tác xã. Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trong các dự án, hoạt động hỗ trợ, làm nền tảng để thúc đẩy việc sử dụng thương hiệu trên thị trường, tạo cơ sở, động lực để nâng cao giá trị vải thiều Thanh Hà. Đặc biệt hỗ trợ và xúc tiến hợp tác xã Thanh Hà để hợp tác xã hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, công tác quy hoạch vùng trồng đạt tiêu chuẩn GlobalGAP là một việc hết sức quan trọng cần thực hiện nhanh chóng để có thể đảm bảo chất lượng vải đjat tiêu chuẩn xuất khẩu. Chính quyền địa phương và cơ quan liên quan cần tổ chức tập huấn cho các hợp tác xã, người dân trồng vải sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định đã được cấp phép sử dụng, đảm bảo quản vải sau thu hoạch đạt chuẩn GlobalGAP. Từ đó các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài hoàn
toàn yên tâm về mẫu mã, chất lượng của quả vải khi tới tay người tiêu dùng. Điều này giúp nâng cao giá trị vải cũng như thương hiệu vải trên thị trường.
Cán bộ địa phương cần tích cực tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn nông dân quy trình chăm sóc, tuyệt đối đáp ứng yêu cầu của các thị trường, không sử dụng các loại hoạt chất không được phép. Cán bộ chuyên môn thường xuyên xuống cơ sở giám sát bà con nông dân, cập nhật thường xuyên tình hình sâu bệnh trên vải, có bộ thuốc dùng riêng cho vải, vừa diệt sâu, bảo vệ vải, mà vẫn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà để tổ chức này ngày càng đảm nhiệm tốt hơn vai trò quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hội viên trong hiệp hội.
Thúc đẩy sự kết nối giữa các thành viên trong chuỗi giá trị
Tỉnh cần hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động trồng trọt và chế biến vải Thanh Hà, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý trên cơ sở nền tảng sự tham gia của doanh nghiệp với liên kết chuỗi giá trị. Hải Dương cần xác lập chuỗi cung ứng vải Thanh Hà và chuỗi giá trị giữa hộ nông dân địa phương với các doanh nghiệp. Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị này.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cần hỗ trợ hợp tác xã để phát triển hơn ở cả quy mô và chất lượng, thúc đẩy mô hình hợp tác xã, đưa ra các chính sách tuyên truyền, hỗ trợ tạo sự kết nối giữa các thành viên trong hoạt động sản xuất và chế biến.
Chủ động hoạt động phát triển thương hiệu
Cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá chỉ dẫn địa lý, đưa chỉ dẫn địa lý thành dấu hiệu trên thị trường. Tỉnh Hải Dương và huyện Thanh Hà cần đưa ra các hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu vải Thanh Hà đặc biệt là các hoạt động quảng cáo trên các kênh truyền thông sẽ tạo được danh tiếng cho thương hiệu cũng như niềm tin vào loại vải này. Cần quản lý chất lượng sản phẩm từ nuôi trồng đến thu hoạch, vận chuyển, xuất khẩu để tuyên truyền về chất lượng vải Thanh Hà, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá loại quả không độc hại và hoàn toàn tốt cho sức khỏe như vải. Tăng cường công tác truyền thông thương hiệu qua internet để gia tăng nhanh chóng nhận
thức về thương hiệu vải thiều Thanh Hà với người tiêu dùng và tạo cơ hội để tạo điểm tiếp xúc thương hiệu với cộng đồng.
Đồng thời, chính quyền địa phương, người dân và doanh nghiệp địa phương chủ động tiếp cận các thông tin, yêu cầu tiêu chuẩn từ các thị trường, tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để mở rộng thị trường.
Ngoài ra cần tăng cường công tác quản lý danh tiếng chỉ dẫn địa lý, xử lý nghiêm các trường hợp xâm phạm chỉ dẫn địa lý, bảo vệ chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà là nhiệm vụ quan trọng của cả người dân cũng như chính quyền địa phương.
Phát triển vải Thanh Hà đi kèm với du lịch mở ra cơ hội mới
Thanh Hà là một địa phương có thể khai thác du lịch với ưu thế về nét đẹp, văn hóa và truyền thông. Việc phát triển vải đi kèm với du lịch vừa nâng cao giá trị vừa tăng giá trị thương hiệu vải, tiếp xúc với nhiều người tiêu dùng, mở ra cơ hội mới cho vải Thanh Hà.
Tạo điều kiện phát triển
Chỉ đạo tổ chức các điểm thu mua tập trung để đảm bảo cho quả vải giữ được nguyên mẫu mã từ khi thu hoạch trên cây xuống cho tới khi đến tay doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tạo điều kiện mọi mặt từ giao thông được thông suốt, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, để đảm bảo tránh được tình trạng một số tư thương lợi dụng việc nhiều người dân cùng đưa vải đi bán dồn dập ở cùng thời điểm để ép đối với người bán.
Đồng thời ổn định diện tích vải như hiện nay, tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng quả vải.