2. Vải thiều Thanh Hà hội nhập các sàn thương mại điện tử
4.4.1. Về phía nhà nước
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật:
Cần hoàn thiện quy định về quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý và các chính sách thúc đẩy, đổi mới trong phương thức quản lý chỉ dẫn địa lý. Hiện nay, quá trình sửa đổi các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ trong đó có chỉ dẫn địa lý thuộc Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 đang được gấp rút hoàn thành . Hy vọng khi Luật sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được thông qua sẽ có sự thay đổi mang tính bước nhảy về chất trong các quy định về tiến trình bảo hộ chỉ dẫn địa lý , từ đó phát huy hơn nữa lợi thế mà chỉ dẫn địa lý nói chung trong đó có vải thiều Thanh Hà nói riêng. Đồng bộ trong toàn hệ thống pháp luật và quy định để đưa các chính sách quản lý vào thực tiễn một cách thực sự để thực thi hiệu quả.
Công tác quản lý chỉ dẫn địa lý hiệu quả
Tiến hành rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, phê chuẩn và thống nhất hoá các công cụ quản lý làm cơ sở cho việc quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bao gồm: quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý; quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; quy chế quản lý tập thể đối với chỉ dẫn địa lý; quy định về trao quyền sử dụng và kiểm soát chất lượng sản phẩm... Đồng thời xem xét và chuẩn hóa các quy trình trao quyền sử dụng, quy trình quản lý hiện trạng canh tác, sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; quy trình kiểm soát chất lượng, cấp, sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm...
Quan tâm tới xúc tiến thương mại hóa chỉ dẫn địa lý
Nhà nước cần xúc tiến thương mại, tổ chức các chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia, đưa nông sản và vải Thanh Hà lên các kênh thương mại điện tử uy tín gắn với việc truy xuất nguồn gốc.
Nhà nước cũng cần xây dựng những chính sách hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp, nông dân về ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ, kiến thức,... Đồng thời xây dựng quỹ trợ giá để bình ổn giá cả tránh trường hợp được mùa mất giá hay là giá tăng cao đột biến.
Bên cạnh đó, nhà nước cần chủ trương đưa ra các chính sách khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu để phát triển giống vải Thanh Hà, đưa ra các biện pháp hữu hiệu để hoạt động sản xuất tốt hơn, hiệu quả hơn.
Phát triển và bảo vệ kênh phân phối bền vững của vải Thanh Hà
Thứ nhất, cần đưa ra những chính sách thúc đẩy phát triển kênh phân phối của vải Thanh Hà trong nước, coi thị trường trong nước là bàn đạp vững chắc để đưa vải ra thị trường quốc tế. Trong mọi hoàn cảnh, thị trường trong nước vẫn là thị trường tiêu thụ chính của quả vải. Chính vì vậy cần bảo vệ được thị trường trong nước, thông qua nhiều hoạt động trong đó có bảo vệ được những hệ thống phân phối hiện nay.
Thứ hai, huy động, tổ chức tốt tất cả các mạng lưới, hệ thống vào cuộc để ủng hộ bán được vải thiều nhiều hơn. Bộ trưởng Bộ Công Thương phối hợp với các Sở Công Thương và hệ thống phân phối thúc đẩy được mức tiêu thụ vải trong nước.
Thứ ba, mở rộng thị trường ra quốc tế để gia tăng giá trị cũng như thương hiệu vải.