Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thương Mại Hóa Chỉ Dẫn Địa Lý Vải Thiều Thanh Hà – Bài Thảo Luận Quản Trị Thương Hiệu 2 (Trang 43 - 45)

2. Vải thiều Thanh Hà hội nhập các sàn thương mại điện tử

4.4.3.Về phía doanh nghiệp

Gia tăng chuỗi giá trị

Các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị cần xây dựng một chiến lược dài hạn phù hợp và hiệu quả. Đưa ra các hoạt động sản xuất và chế biến mới nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng. Nỗ lực phát triển công nghệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Các doanh nghiệp cần mở rộng thị trường cũng như các hoạt động hiện đại để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng bằng nhiều hình thức gia tăng dịch vụ khách hàng như: áp dụng dịch vụ giao hàng trong phạm vi cho phép, dịch vụ hỗ trợ kiến thức,....

Chủ động đưa ra các phương án phát triển thương hiệu

Việc phát triển chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước, chính quyền mà còn của cả doanh nghiệp và nông dân. Doanh nghiệp là một chủ thể hoạt động hiệu quả trong việc phát triển thương hiệu. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần xây dựng bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả hơn: thiết lập và chuẩn hóa các công cụ marketing để áp dụng thống nhất cho các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý như hệ thống tem, nhãn, bao bì, pano, biển giới thiệu, website...

Đồng thời xúc tiến sản phẩm, quảng bá sản phẩm cũng như chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà đến người tiêu dùng trên mọi nền tảng. Nỗ lực xây dựng các phương án nhằm phát triển thương hiệu: quảng cáo, xúc tiến bán, tạo ra sản phẩm mới,.... để đưa vải Thanh Hà trở thành một thương hiệu dễ dàng nhận biết và được tin dùng trên thị trường.

Mạng xã hội là một nền tảng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, doanh nghiệp địa phương cần tận dụng tối đa nền tảng này để truyền thông thương hiệu.

Mở rộng thị trường

Doanh nghiệp cần chủ động kết nối với các doanh nghiệp khác trong cùng và ngoài ngành, trong nước và ngoài nước để mở rộng thị trường cho sản phẩm của vải Thanh Hà.

Bên cạnh đó, hiện nay với sự phát triển của thương mại điện tử sẽ là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp địa phương. Việc đưa sản phẩm vải Thanh Hà lên sàn thương mại điện tử sẽ là một cách nhanh chóng cũng như hiệu quả để mở rộng thị trường. Để phát triển vải Thanh Hà trên sàn thương mại điện tử cần xây dựng một công tác hoàn chỉnh đồng bộ về các vấn đề trên sàn thương mại điện tử như: website, đồng nhất giá sản phẩm trên các sàn, chính sách hoạt động trên các sàn, đẩy mạnh xúc tiến hiệu quả tối đa từng sàn thương mại điện tử đồng thời đảm bảo hệ thống nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, nhiệt tình.

Liên kết chặt chẽ với các thành viên khác trong chuỗi giá trị

Doanh nghiệp cần liên kết với nông dân để đưa ra những yêu cầu đầu vào cũng như hỗ trợ nông dân trong quá trình trồng trọt để đảm bảo chất lượng vải đầu vào về kiến thức, quy trình, yêu cầu cũng như công cụ hỗ trợ. Đồng thời doanh nghiệp cũng liên kết với các thành viên khác như hợp tác xã để cùng thúc đẩy phát triển thương hiệu, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất chế biến cũng như truyền thông thương hiệu, phân phối.

Một phần của tài liệu Thương Mại Hóa Chỉ Dẫn Địa Lý Vải Thiều Thanh Hà – Bài Thảo Luận Quản Trị Thương Hiệu 2 (Trang 43 - 45)