Về phía nông dân

Một phần của tài liệu Thương Mại Hóa Chỉ Dẫn Địa Lý Vải Thiều Thanh Hà – Bài Thảo Luận Quản Trị Thương Hiệu 2 (Trang 45 - 46)

2. Vải thiều Thanh Hà hội nhập các sàn thương mại điện tử

4.4.4.Về phía nông dân

Nâng cao trình độ nhận thức:

Thứ nhất, nông dân cần được tuyên truyền về quy trình trồng trọt hiệu quả cũng như tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu vải Thanh Hà.

Thứ hai, nông dân cần thực hiện quy trình trồng trọt theo đúng yêu cầu được chính quyền đề ra, đảm bảo chất lượng vải và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt là tại các khu vực trồng vải xuất khẩu, vấn đề an toàn này càng phải làm nghiêm ngặt từ quy trình cho tới các hoạt động phòng chống dịch bệnh.

Thứ ba, nông dân cần chủ động tìm hiểu các kiến thức về trồng trọt để đảm bảo hiệu quả trồng trọt cũng như tận dụng được tối đa các thành tựu khoa học nông nghiệp để nâng cao năng suất vải. Các phương pháp, biện pháp từ chính quyền, doanh nghiệp cũng như khoa học cung cấp sẽ hỗ trợ nhiều trong quá trình sản xuất.

Chủ động liên kết với các thành viên khác trong chuỗi giá trị

Nông dân cần liên kết, hợp tác với hợp tác xã nông nghiệp để có thể đảm bảo được sản phẩm cũng như dễ dàng hơn trong việc đảm bảo đầu ra của vải khi đến mùa.

Đồng thời, chủ động tìm kiếm các doanh nghiệp để có đầu ra cho vải chính là một biện pháp quan trọng tránh tình trạng tồn ứ trong phân phối tiêu thụ vải. Bên cạnh việc chăm sóc vải nâng cao chất lượng, mẫu mã thì nông dân Thanh Hà cũng chủ động kết nối với các doanh nghiệp để tiêu thụ vải ở các siêu thị, khách sạn, nhà hàng và một số kênh khác. Từ đó giúp hoạt động phân phối hiệu quả hơn, vải đến tay người tiêu dùng và tạo ra cơ hội quảng bá đặc sản địa phương này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO: http://www.thanhhasafaco.com/

http://www.haiduongtv.vn/xem-tin-tuc/nang-nong-keo-dai-anh-huong-den-chat-luong- vai-qua-102133.html

Một phần của tài liệu Thương Mại Hóa Chỉ Dẫn Địa Lý Vải Thiều Thanh Hà – Bài Thảo Luận Quản Trị Thương Hiệu 2 (Trang 45 - 46)