1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giải pháp hữu ích giúp học sinh đọc tốt phân môn tập đọc lớp 5

20 693 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 278 KB

Nội dung

Muốn có một lớp người trong tương lai năng động, linh hoạt trong giao tiếp thì ngay từ bây giờ chúng ta phải bồi dưỡng cho mầm non của đất nước, đặc biệt đối với cấp Tiểu học và quan tro

Trang 1

Phòng giáo dục & Đào tạo ….

Trường tiểu học ……

-SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI

Giải pháp hữu ích rèn học sinh đọc tốt

phân môn Tập đọc lớp 5

Năm Học : 2012 - 2013

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài:

Trong cuộc sống hằng ngày, dù ở môi trường nào con người cũng cần phải

có hoạt động giao tiếp Trong xã hội hiện đại, hoạt động giao tiếp lại càng quan trọng hơn Để giao tiếp tốt mỗi người cần phải có kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) Muốn có một lớp người trong tương lai năng động, linh hoạt trong giao tiếp thì ngay từ bây giờ chúng ta phải bồi dưỡng cho mầm non của đất nước, đặc biệt đối với cấp Tiểu học và quan trong hơn nữa các em học sinh ở Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng chúng tôi chủ yếu là học sinh người dân tộc Các em học sinh có rất nhiều khó khăn không chỉ về mặt kinh tế mà còn khó khăn

đủ mọi mặt

Dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu đối với những người đi học Đầu tiên các em phải học đọc, sau đó phải đọc để học, để lĩnh hội tri thức Có đọc tốt thì mới phát triển tốt các kĩ năng viết, nghe, nói Có đọc tốt thì mới thực hiện được tốt các môn học khác Đọc giúp các

em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp, học tập và nâng cao trình

độ, Đồng thời tạo ra hứng thú và động cơ học tập Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và có tinh thần học tập suốt cuộc đời, đó là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh

Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh Như vậy, đọc có một ý nghĩa to lớn, nó bao gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển

Những điều ở trên đã khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh Tập đọc với tư cách là một phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học, có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh

Mặc dù hiện nay chương trình sách giáo khoa đã đổi mới, phương pháp dạy học nói chung, dạy tập đọc nói riêng đã được cải tiến rất nhiều nội dung của từng

Trang 3

lớp từ lớp 1 – 5, nhưng ở Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng hiện nay việc dạy đọc vẫn còn nhiều hạn chế Giáo viên nặng về truyền đạt, chưa quan tâm nhiều đến học sinh yếu, còn chú ý quá nhiều đến quá trình đọc của học sinh mà không chú ý đến nội dung của những bài tập đọc, quen sử dụng phương pháp truyền thống như giảng giải hỏi đáp, không kích thích được hứng thú học tập của học sinh tham gia tìm hiểu, xây dựng cách đọc bài

Với ý nghĩa quan trọng của phân môn Tập đọc và thực trạng về kĩ năng đọc

ở lớp 5A của tôi hiện nay, tôi mạnh dạn chọn phân môn này để nghiên cứu và thể hiện trong việc đổi mới phương pháp dạy - học tập đọc ở Tiểu học Đó cũng là lý

do tôi chọn đề tài “Gỉai pháp hữu ích rèn học sinh đọc tốt môn Tập đọc lớp 5”.

2.NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI:

* Học sinh :

- Tìm ra phương pháp dạy đọc tốt nhất để giúp học sinh lớp 5học tốt phân môn Tập đọc

- Học sinh chủ động tích cức hơn trong tiết học Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học

- Đặc biệt là giúp học sinh yếu môn đọc có kỹ năng đọc thành thạo đọc đúng, đọc chính xác không thiếu dấu, sai dấu

- Đặc biệt là các em học sinh vùng khó khăn như Cư San của chúng ta Vì các em thuộc vùng này đa số là các em dân tộc thiểu số học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn

* Giáo viên

- Thông qua biện pháp hữu ích giúp cho học sinh đọc tốt môn tập đọc và các đồng chí GV trong và ngoài nhà trường cùng tham khảo để giúp các em học sinh đọc tốt hơn môn tập đọc Từ quá trình đọc tốt của học sinh dẫn đến học sinh cũng

dễ dàng tiếp thu các môn học khác Từ đó giáo viên cũng có thể dễ dàng hướng dẫn học sinh các môn học khác

Thông qua biện pháp hữu ích này tôi cũng mong mốn học hỏi thêm ở một số đồng nghiệp khác Cách giúp các em học sinh học tốt

3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Lớp 5A_Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng

4.GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:

Trang 4

Biện pháp hữu ích rèn học sinh đọc tốt môn Tập đọc ở lớp 5

5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

+ Nghiên cứu tài liệu:

- Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục có liên quan đến nội dung đề tài

- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo

+ Nghiên cứu thực tế:

- Dự giờ trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về các biện pháp rèn đọc nhằm nâng cao môn tập đọc

- Đúc rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học

- Tổ chức và tiến hành soạn giáo án nhờ chuyên môn nhà trường duyệt sau đó dạy thực nghiệm

B PHẦN NỘI DUNG

I.THỰC TRẠNG:

1 Cơ sở lí luận.

Môn tiếng việt lớp 5 có vị trí hết sức quan trọng Bởi thông qua môn tiếng

việt hay thông qua môn tập đọc các em sẽ biết đọc , biết viết hiểu được âm nghĩa cũng như quy tắc chính tả của tiếng việt, đó cũng chính là đòn bẩy là tiền đề để

làm cơ sở cho các em tiếp thu những môn học khác trong chương trình tiểu học Với đặc thù của xã Cư San nói chung, trường Đinh Tiên Hoàng nói riêng với đối tượng học sinh thuộc các dân tộc thiểu số phía Bắc như: H-Mông, Dao, Tày,

Nùng, mỗi dân tộc có một đặc thù phong tục cho riêng Thực tế dạy học cho thấy: Dạy các em biết đọc đã khó nhưng để các em đọc thông thạo và biết cách đọc diễn cảm bài thơ, bài văn lại càng khó hơn

Song mục tiêu của chương trình đổi mới hiện nay, yêu cầu dạy học ngày càng cao khi học môn tiếng việt buộc học sinh không chỉ dừng lại ở việc đọc

thông viết thạo, mà còn phải hiểu được nghĩa của từ cần giải nghĩa, đọc hay, diễn cảm vì vậy để dạy tốt phân môn tập đọc cần phải có biện pháp cụ thể dựa vào tình hình thực tế của học sinh tại địa phương mà giáo viên đang công tác, nhằm đảm bảo được mục tiêu môn Tập đọc

2 Thực trạng;

Năm học 2012-2013 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5A với 26 học

sinh- Nữ 8 Sau khi nhận lớp tôi đi vào tìm hiểu, điều tra thực trạng và nhận thấy

có những thuận lợi và khó khăn sau:

*Thuận lợi:

Trang 5

Đa số học sinh vào đầu năm đã có đầy đủ sách vở vì nhà trường đã cấp đầy đủ

cho các em, đặc biệt là sách Tiếng Việt Cơ sở vật chất đầy đủ Giáo viên được tham gia các chuyên đề thay sách giáo khoa và học tập các phương pháp mới trong dạy học Nhà trường tổ chức học một buổi trên ngày cho 100% học sinh Đa

số học sinh ở gần trường thuận lợi cho việc vận động học sinh đến trường Tôi là một giáo viên mới ra trường nên được các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường tận tâm gúp đỡ Đa số học sinh các em ngoan lễ phép với thầy cô

* Khó khăn:

Tuy nhiên, đối với học sinh lớp tôi thì trình độ không đồng đều Có ít học sinh đọc đúng, nhanh và đọc diễn cảm được Chỉ có một hai học sinh khá giỏi đọc được Còn lại đa số học sinh đọc còn ngắc ngứ, lý nhí, thiếu dấu, sai dấu, chưa tốt Một số em còn mắc lỗi phát âm, chủ yếu là lỗi phát âm do từ địa phương

Đa số học sinh là người đồng bào, người địa phương sự tiếp thu còn chậm Phụ huynh học sinh còn thiếu sự quan tâm đến học sinh Hầu như phó mặc cho giáo viên, nhà trường Một số em học sinh, học còn yếu thì thường xuyên nghỉ học trong các buổi phụ đạo dẫn đến học sinh đã yếu thì lại càng yếu Học sinh có tâm

lý sợ thầy, cô nên giữa giáo viên và học sinh luôn có khoảng cách

Điều kiện hoàn cảnh gia đình các em đa số là khó khăn Việc mua đồ dùng học tập cho các em hầu như là không có Ngoài ra sự quan tâm của cấp trên đối với trường, lớp còn hời hợt còn mang tính hình thức chưa bám sát đến đối tượng học sinh

Đây là kết quả khảo sát chất lượng đầu năm môn Đọc lớp 5A - lớp tôi chủ nhiệm năm học 2012- 2013

TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu

Học sinh người địa phương: 26 em

Tổng số học sinh nữ : 8 em

Tổng số học sinh nam: 18 em

Trang 6

Như vậy, chất lượng đọc thực tế cho thấy còn thấp (đọc không tốt dẫn đến kĩ năng viết chính tả, làm văn, học các môn khác còn thấp)

II MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH YẾU.

Trong một giờ tập đọc tôi luôn chú ý: Rèn cho học sinh kỹ năng đọc ngày càng thành thạo Đây là yêu cầu có tính đặc trưng của phân môn tập đọc Dạy tập đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thầy và trò để thực hiện hai hình thức: Đọc thành tiếng và đọc thầm Đây chính là: “ Hai biện pháp dạy đọc” Hai hình thức đọc này gắn bó chặt chẽ với nhau, cộng tác cùng thực hiện để đạt một mục đích cuối cùng của đọc: Thông hiểu nội dung văn bản

Chất lượng đọc thành tiếng bao gồm 4 mức độ: đọc đúng, đọc lưu loát, đọc

có ý thức ( thông hiểu nội dung văn bản ) và đọc diễn cảm

Chất lượng của đọc thầm chỉ gồm 3 mức độ đầu, đọc diễn cảm không được bàn đến khi nói về đọc thầm

1 Chuẩn bị cho việc đọc:

a) Giáo viên: Trong một tiết tập đọc sự chuẩn bị của giáo viên là không thể thiếu

được chuẩn bị từ đồ dùng đến nội dung bài giảng

Mỗi một tiết tập đọc bao giờ chúng ta cũng cần phải dùng đến tranh minh hoạ Tranh minh hoạ giúp học sinh hiểu một phần nào đó của bài Thông qua tranh minh hoạ giáo viên cũng dễ dàng giới thiệu bài mới Cho nên trong một tiết dạy tập đọc giáo viên không thể không có tranh minh hoạ

Nội dung bài giảng là điều kiện tiên quyết để giúp học sinh đọc tốt, học tốt môn tập đọc nội dung cần phải rõ ràng, hình thức tổ chức phải phong phú Thu hút được học sinh vào trong quá trình giảng dạy Vì vậy sự chuẩn bị về bài giảng là rất quan trọng

b) Học sinh:

Ngoài ra sự chuẩn bị không thể thiếu được trong quá trình đọc và học tập của

học sinh đó là: Phải luôn chú ý đến tư thế đọc của mình Khi ngồi đọc cần ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 25 - 30 cm, cổ và đầu thẳng không được tỳ ngực vào bàn Khi cô giáo gọi đọc phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay Tư thế đứng đọc phải đàng hoàng, thoải mái, sách phải được mở rộng

Trang 7

và cầm bằng hai tay, Tay trái cầm vào gáy của cuốn sách, tay phải cầm vào cạnh của sách

Học sinh hiểu khi đọc thành tiếng: Các em đọc không phải chỉ cho mình thầy giáo mà để cho tất cả các bạn trong lớp cùng nghe, nên cần đọc đủ cho tất cả nghe

rõ Nhưng không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên Đó là một số điều cần phải chuẩn bị trong quá trình giảng dạy cũng như trong quá trình học của học sinh

2 Luyện đọc đúng:

a Khái niệm:

Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không

có lỗi Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần và tiếng Đọc đúng bao gồm đọc đúng các âm thanh ( đúng các âm vị ), nghỉ ngắt hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu)

b Biện pháp:

Đầu năm tôi đã phân loại để nắm được trình độ đọc của học sinh: Từng đối tượng học sinh tôi lại có từng biện pháp riêng Từ đó có kế hoạch luyện đọc cho từng em Trước khi lên lớp, tôi dự tính các lỗi học sinh lớp tôi dễ mắc, những từ, những tiếng thường hay mắc, để tôi có hướng chuẩn bị cho các em

Bảng thống kê học sinh đọc:

Cách đọc

của học

sinh

Học sinh đọc tốt

Học sinh đọc thiếu dấu, sai dấu

Học sinh đọc còn ngắt nghỉ không đúng

Học sinh đọc còn nhỏ.

Học sinh

Sùng Seo Dình

Cư Thi Sính Liều Thị Dúng Liều Seo Thành

Ma Seo Dế

Vàng Seo Lìn Gìang Seo Bình Gìang Thị Thỏa Sùng Thị Dung Đào A Banh Thào Seo Trường Gìang Thị Lan

Cư Thị Sáo

Lý Seo Nhà

Ma Văn Thương Sùng Thị Xuân

Ma Seo Mành

Ma Seo Khoa

Hãng Seo Lình Sùng Quản Hồng Hoàng Văn Phong Sùng Seo Tình Gìang Thị Sai Vàng Seo Của Sùng Seo Thề Gìang Seo Canh

Trang 8

Thông qua cách phân loại học sinh và bảng thống kê học sinh trong lớp tôi Trong tiết tập đọc Phần luyện đọc học sinh thường không chú ý đến bạn đang đọc nên:

Trong một tiết tập đọc bất kỳ tôi thường hướng dẫn chung các em là: Khi thấy bạn đọc sai dấu thanh hay bất kỳ lỗi nào trong bài tập đọc Thì các bạn khác trong lớp phải chú ý đồng thanh đọc lại những từ, tiếng sai đó Học sinh đọc sai có nhiệm vụ đọc lại từ, tiếng đó Từ đó giúp học sinh đang trong quá trình đọc, đọc đúng hơn, đọc tốt hơn Phát huy tính tích cực chủ động sảng tạo của học sinh Cũng thông qua đó mà giúp các bạn học sinh khác thường đọc sai cần có ý thức và cách đọc, lần sau phải chú ý hơn Ngoài ra còn giúp giáo viên nhanh chóng lắm bắt được tình hình học sinh của mình Giúp cho tiết học có hiệu quả hơn, học sinh

sẽ đọc được nhiều hơn và tốt hơn Từ đó hiểu nội dung của bài nhanh hơn

* Luyện đọc đúng các âm đầu:

Đọc đúng các âm khó đối với địa phương ví dụ : quẹo vô, truyền thuyết, tháp

khoan, mải miết, ngạc nhiên, chất phác, ngõ vắng… Phần luyện này tôi kết hợp

trong lúc đọc cá nhân

Ví dụ: Khi dạy bài: “ Kì diệu rừng xanh”

Học sinh A đọc đoạn 3 sai là “leng lách và mải miếc” Học sinh cả lớp biết hai tiếng sai “ leng và miếc” học sinh sẽ đồng thanh đọc lại: bạn đọc sai, sửa lại là:

“ len lách và mải miết”.Học sinh A tự khắc lại cho đúng Sau đó tôi ghi những từ học sinh đọc sai lên bảng Hết phần luyện đọc thứ nhất tôi gọi 2 đến 3 học sinh khác nhắc lại toàn bộ những từ học sinh đọc sai

Đọc đúng bao gồm đúng cả tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu: Nghỉ một nhịp ở dấu phẩy, nghỉ hai nhịp ở dấu chấm Nếu trong một câu văn dài khó đọc Tôi dựa vào nghĩa và quan

hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp đúng các câu:

Ví dụ:

“ Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ / chuyền nhanh như tia chớp”.//

“Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to/ đẹp / vút qua / không kịp đưa mắt nhìn theo”.//

Trang 9

Sau một hồi len lách mải miết,/ rẽ bụi rậm,/ chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp.//

Đối với những bài thơ ngắt nghỉ cần đúng với nhịp thơ

Ví dụ: Bài “ Ê- mi-li, con…”,

Đây là thể thơ tự do khi đọc cần chú ý ngắt nhịp đúng, phù hợp với ý nghĩa của câu thơ, đoạn thơ Cần đọc vắn tắt các dòng thơ sau:

Nhân danh ai?//

Bay mang những B.52//

Những na pan, hơi độc//

Đến Việt Nam//

………

Đêm nay mẹ đến tìm con//

Con sẽ ôm lấy mẹ / mà hôn//

Cho cha nhé//

Với bài thơ lục bát “ Hành trình của bầy ong ”, nhịp thơ phổ biến 3 / 5 ;3/3 và 4/ 4:

“ Bầy ong rong ruổi / trăm miền//

Rù rì đôi cánh / nối liền mùa hoa//

Nối rừng hoang / với biển xa//

Đất nơi đâu / cũng tìm ra ngọt ngào//

………

Chắt trong vị ngọt / mùi hương//

Lặng thầm thay / những con đường ong bay//

Trải qua mưa nắng vơi đầy//

Men trời đất / đủ làm say đất trời//

Với thể thơ 5 chữ, nhịp 3/ 2, 2 /3 trong bài “ Trước cổng trời”:

Nhìn ra xa / ngút ngát//

Bao sắc màu / cỏ hoa//

Con thác / réo ngân nga//

Đàn dê / soi đáy suối//

Trang 10

………

Những người Dáy,/ người Dao//

Đi tìm măng,/ hái nấm//

Vạt áo chàm / thấp thoáng//

Nhuộm xanh / cả nắng chiều//

Đối với một bài thơ, đoạn văn, câu văn học sinh đọc cá nhân thành tiếng chưa ngắt nghỉ hơi đúng, tôi cho một học sinh khác đứng tại chỗ hoặc lên bảng đánh dấu lại chỗ ngắt, nghỉ hơi và cho vài HS đọc lại

Ví dụ dạy bài: “Kì diệu rừng xanh ”

Tôi cho học sinh nêu: chỗ ngắt và những từ ngữ cần nhấn giọng còn giáo viên dùng kí hiệu gạch chéo chỗ ngắt (Học sinh thực hiện nghỉ một nhịp) nghỉ (Họ sinh thực hiện nghỉ hai nhịp), gạch chân chỗ cần nhấn giọng ( Vì học sinh đọc cá nhân chưa biết cách ngắt nghỉ) Thông qua cách thực hiện như vậy khiến học sinh đọc tốt hơn, từ đó hiểu nội dung của câu hay toàn văn bản một cách nhanh hơn Học sinh tiếp thu tri thức được tốt nhất

“ Những chiếc chân vàng / giẫm trên thảm lá vàng /và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó.//”

3 Luyện đọc lưu loát:

a Khái niệm:

Đọc lưu loát là nói đến mức độ đọc về mặt tốc độ, đọc không ê a, ngắc ngứ Tốc độ đọc nhanh chỉ thực hiện được khi đã đọc đúng Khi đọc phải chú ý xác định tốc độ để cho người nghe hiểu kịp được

Nhưng đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói ( Tốc độ đọc thành tiếng lớp 5 tối thiểu khoảng 120 phút ) Khi đọc thầm thì tốc độ đọc sẽ nhanh hơn nhiều

b Biện pháp:

Biện pháp này tôi thực hiện chủ yếu dành cho học sinh khá giỏi như em

Sùng Seo Dình, Liều Thị Dúng, Cư Thị Sính Giáo viên hướng dẫn cho học sinh

Ngày đăng: 08/08/2016, 20:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w