ĐỀ TÀI
“HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ GOP PHAN THUC HIEN CHUONG TRINH PHAT TRIEN
NONG THON CA MAU”
CO QUAN CHU QUAN: SG KHOA HOC CONG NGHE MOI TRƯỜNG CG QUAN CHU TRI: SG TAI CHINH VAT GIA TINH CA MAU
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: Cử nhân MAI HỮU CHINH, Giám đốc Kho bạc
Nhà nước tỉnh Cà Mau
Đề tài hòan thành và bảo vệ tháng 8 năm 1997
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
MỞ ĐẦU
Ngân sách xã, theo luật ngân sách Nhà nước (NSNN) được thông qua ngày 20/ 03/ 1996 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá IX, được xác định là một bộ phận của NSNN, là phương tiện vật chất để chính quyên cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do pháp luật qui định
Theo Luật NSNN, phân cấp quản lý là điểm cốt yếu Trước đây đã có 4 cấp ngân sách, nhưng việc giao nguồn thu và nhiệm vụ chỉ cho từng cấp chưa rõ Tàng, tình trạng ngân sách cấp này làm nhiệm vụ chỉ của ngân sách cấp khác là phổ biến, đặc biệt là ngân sách cấp xã chưa được kiểm sốt vẫn nằm ngồi hệ thống ngân sách Trong khi đó, xã là đơn vị hành chính cơ sở có tầm quan trọng rất lớn, vì đây không phải đơn thuần là một đơn vị hành chính về mặt nhà nước mà còn là một cộng đồng dân cư gần gũi với nhau về các mặt kinh tế, xã hội và văn hoá
Theo số liệu của Bộ Tài chính, hiện nay cả nước có 10.082 xã, thị trấn và phường với trên 452.800 cán bộ làm công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể Trong những năn gần đây qui mô ngân sách xã đã có sự phát triển nhanh chóng (bình quân tăng gần 30% năm) nên đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng ngân sách mới Tuy nhiên, đo mức độ phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương cũng như trình độ nhận thức và khả năng chủ động sáng tạo của cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp xã, không đồng đều, nên kết quả hoạt động ngân sách xã rất khác nhau Nhiều xã đã biết chủ động nuôi dưỡng, phát triển và khai thác nguồn thu theo đúng chế độ, huy động đóng góp của dân để có kinh phí hoạt động và thực hiện các chính sách khác nhau nhằm chăm lo đời sống nhân dân Ngược lại cũng không ít xã quản lý ngân sách còn lỏng lẻo
Trước tình hình đó, không chờ các văn bản dưới luật được ban hành, chỉ bám sát những định hướng căn bản và có tính nguyên tắc của Luật NSNN, dưới sự chỉ đạo của tỉnh Minh Hải, tác giả đề tài, đã khởi thảo Quy định tạm thời về các nguồn thu, chỉ của ngân sách xã, thị trấn, phường ở Minh Hải, có sự tham gia đóng góp của các ngành chuyên môn và các huyện, thị, xã, phường, thị trấn và kết quả là ngày 04/12/1996, UBND tỉnh minh Hải đã ký ban hành Quy định này (xem phụ lục) để làm cơ sở cho việc thực hiện luật NSNN từ ngày đầu tiên của năm 1997,
Trang 2ngân sách xã được hình thành trước đây vào điều kiện cụ thể của tỉnh Cà Mau mới vừa được tách ra từ tỉnh Minh Hải
Ngoài các phương pháp nghiên cứu phổ biến trong khoa học, phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng Dựa vào phương pháp này, việc tổ chức và quản lý thu chỉ ngân sách xã được xem xét như là một hệ thống luôn biến đổi, vận động và do đó cần thường xuyên được hoàn thiện
Nội dung của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, được thể hiện chủ yếu ở 3 chương :
Chương l1: Vai trò của ngân sách xã đối với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Chương 2: Tình hình và thực trạng công tác tổ chức và quản lý ngân sách xã trước yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở Minh Hải
Chương 3: Hoàn thiện tổ chúc và quản lý thu, chỉ ngân sách xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cà Mau
Đóng góp mới của đề tài thể hiện ở chỗ: việc phân giao nguồn thu và nhiệm vụ chỉ của ngân sách xã ở Cà Mau đã được “lương hoá” bằng con số cụ thể, tạo sự thống nhất trong quản lý; chấm dứt tính “tuỳ tiện” và “hà lạm” đã tồn tại từ rất lâu trong quản lý thu, chi ngân sách xã; làm cho quá trình thực hiện và quản lý thu, chi ngân sách xã được dễ dàng, phù hợp với trình độ cán bộ quản lý hiện tại Đồng thời với việc “lượng hoá” thì mối quan hệ giữa các cơ quan hữu quan trong lĩnh vực quản lý điều hành ngân sách xã đã được định hình rõ nét
Toàn bộ đề tài có số lượng 115 đánh máy, 7 bảng biểu, sơ đồ, 7 phụ lục và 13 danh mục tài liệu tham khảo
CHUONG I
VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH XÃ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM
1.1- XÃ VÀ VAI TRÒ CỦA XÃ TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ-XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM
Theo giáo sư sử học Lê Văn Lan, về mặt từ nguyên và ngữ nghĩa, “Xã” là một từ gốc Hán du nhập, được dùng để chỉ đơn vị hành chính thấp nhất ở các vùng nông thôn Còn “làng” là một từ thuần nôm được dùng để chỉ đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng hoàn chỉnh của người nông dân
Trên vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, “xã” của người Việt có thể bao gồm từ một đến nhiều “làng” Trong trường hợp này ( khi được tích hợp vào xã ) thì “làng” trở thành yếu tố cấu thành đơn vị hành chính cơ sở, và được gọi thành một tên khác, gốc Hán: “Thôn” Như vậy, “làng” và “thôn” gần như đồng nghĩa, chỉ mang chút sắc độ khác nhau: “làng” — hàm nghĩa tình cảm, thường dùng trong ngôn gnữ hằng ngày ( “-Bác người làng nào ?” ); còn “thôn” nặng chất hành chính, thường dùng cho các văn bản (“Xã thôn Việt Nam” — tên sách của giáo sư Nguyên Hồng Phong) Tuy nhiên, chỉ trong nhiều trường hợp, “xã” lại chỉ một “làng” (“nhất xã nhất thôn”) Do đó có chuyện lẫn lộn giữa “làng” và “xã”, thạm chí “làng” và “xã” được nối ghép lại, thành làng xã
Làng xã cổ truyền bất đầu xuất hiện từ gất sớm trong lịch sử Việt Nam ở
thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên (“Thời đại Hùng Vương”), căn cứ vào đi chỉ khảo cổ của văn hoá Phùng Nguyên - Đông Sơn ( cách ngày nay từ bốn đến
hai nghìn năm) có thể ước tính khoản 500 làng đã tồn tại trên lãnh thổ nước Văn
Lang, nước Âu Lạc! Khi ấy chúng có thể mang tên là “Kẻ” (biến thành âm “cổ”: Cổ Loa ), là “chạ” “chung chạ”
Vào thời triểu đại nhà Đường thống trị nước ta (thế kỷ VID, tổng quản
Khâu Hoà là người đầu tiên đặt định cấp xã Đất “An Nam” ngày ấy có mười hai “châu”, 59 “huyện” Dưới huyện là “hương” và à “xã”, Trên giấy tờ, quy định “tiểu hương” có 70 - 150 “hộ”, “đại hương” có 160 - 540 “hộ”, và: “tiểu xã” có 10-30 “hộ”, “đại xã” có từ 40-60 “hộ” “Xã”, với số “hộ” ít ỏi như vậy, có thể chính là “làng” thời đó
Trang 3ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC
Đến buổi đầu kỷ nguyên tự chủ ( đâu thế kỷ X ), nhà cải cách Khúc Hạo (với đường lối chính trị gói trong chữ “Khoan - Giản - An - Lạc”) đã chia cả nước thành những đơn vị hành chính gồm các: lộ, châu, giáp, xã Trên thực tế chỉ thấy sử cũ nói cụ thể về các cấp “giáp” và “xã” “Giáp” chính là “hương” ngày trước Khúc Hạo đặt thêm, ở thời của mình, được 150 “giáp”, cộng với số “giáp” có từ trước, thành tất cả 314 “Giáp” Mỗi “Giáp” có một “quản giáp” và một “phó tri giáp” để trông nom việc thu thuế Còn mỗi “xã” thì đặt “xã quan”, gồm một “Chánh lệnh trưởng” và một “tá lệnh trưởng” ( về sau trong tổ chức “giáp” ở các làng xã, vẫn còn bảo lưu hiệu: “lềnh”, “Ông lénh”, “Cai 1énh” )
Sang thời Trần (thế kỷ XII-XIV), triều đình ra lệnh phân bổ các chức “Đại tư xã” và “tiểu tư xã”, cùng với các “xã trưởng”, “Xã giám” (đêu là “xã quan”) nắm quyền ở cấp hành chính cơ sở “Đại tư xã” là chức quan từ ngũ phẩm trở lên, “Tiểu tư xã” là chức quan từ lục phẩm trở xuống, cùng với các “xã trưởng”, “xã giám” chịu trách nhiệm quản lý hộ khẩu, đôn đốc binh dịch, thuế khoá
Thế là từ việc đặt định và quản lý làng xã thời xa xưa (thời cổ đại và trung
cổ),thực thể làng xã và văn minh làng xã đã hiện hình Đó là - như nhà dân tộc
học Nguyễn Đức Từ Chi hình dung: “sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt trồng trọt “làm nông nghiệp lúa là chủ lực, từ cái nôi đầu tiên của người Việt là đồng bằng và trung du bắc bộ, mà nhân ra trên cả nước Việc nhà nước cấp cao (dân tộc tự chủ hoặc ngoại bang đô hộ) trải qua các
đời, luôn tìm cách với xuống/ và với tới/ cái thực thể - sản phẩm làng xã và văn
minh làng xã ấy trong đó có vấn đề thu chỉ - ngân sách - thuế khoá - tiền tệ đã cho thấy cái “thế lưỡng” trong suốt lịch sử, vốn là một trong những đặc trưng quan trọng của làng xã và văn minh làng xã, và một trong những biểu hiện quan trọng nhất của cái “thế lưỡng” ấy chính là: sự tự tôn (“tự trị”, “bảo lưu truyền thống” ) Trong quan hệ gắn bó giữa làng nước của các làng xã
“Sống ở làng, sang ở nước” - người của các làng xã, ngày xưa biểu đạt cái lẽ sống của mình theo quan hệ diú đôi như thế (đồng thời sự gắn bó hữu cơ, thường hằn và sâu sắc, đến độ thốt lên lời cảm thán, kêu, cầu, thì cùng với “trời đất ơi !”) tuy nhiên từ đáy lòng (tâm thức), người dân xã nào cũng coi làng xã của mình mới là cái cơ bản: ““Ta về ta tắm ao ta, đù trong dù đục ao nhà vẫn hơn rp?
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các cơ sở và điều kiện để cho các làng xã cổ truyền trở thành một thực thể luôn giữ vai trò cơ bản trong lịch sử Việt Nam (“Hằng số của lịch sử và văn minh”) Đó là:
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Xét về mặt kinh tế: Sự định hướng làm ăn để sống còn đã từ “cái hích ban đâu” ở thời xa xưa mà thành đường lối không thay đổi, là nông nghiệp trồng lúa nước, gắn liền với chế độ ruộng đất công (“Công điển công thổ”, “Ruộng công làng xã”, “Chế độ công điền” Là hàng loạt vấn đề - liên kết kết và đồng thời - tạo cơ sở kinh tế cho sự tự tồn của làng xã và văn minh làng xã)
Về mặt tỉnh thần: Tín ngưỡng thành hoàng và hệ thống phong tục tin thờ vị thân riêng của từng làng, mở rộng thành “văn hoá làng”, trong đó có yếu tố ngôn ngữ (thổ ngữ, phương ngữ) Vừa là sợi dây hết sức thiêng liêng và quan trọng, gắn bó những người cùng làng xã, vừa khu biệt các làng xã với nhau, làm nổi nét sắc thái địa phương của các làng xã: “Thánh làng nào, làng ấy thờ”, “chửi cha không bằng pha tiếng”
Về mặt thiết chế: từ những hình thức tự quản sơ khai, trong tiến trình lịch sử lâu đài đã dần dân vừa bảo lưu vừa xây dựng - hình thành nên một bộ máy quản trị làng xã khá đặc biệt, mà đến cuối thời trung cổ thì đọng thể thức lại thành hai hội đồng là:
- Hội đồng kỳ mục, tức bộ máy quản lý xã thôn cổ truyền (gồm một số chức sắc của làng đứng đâu là một viên “Tiên chỉ” và một hai “Thứ chỉ”) là cơ quan có toàn quyền quyết định các công việc làng xã
- Hội đồng lý dịch, tức đại điện cho bộ máy nhà nước phong kiến ở làng xã (đứng đầu là một “ lý trưởng” và một hai “phó lý”) do dân cử ra và nhà nước công nhận, chịu trách nhiệm thi hành các công việc (Chủ yếu là sưu thuế binh địch) của làng xã
Với bộ máy quản lý làng xã này và ở chỗ bộ máy này, cái này gọi là tính tự trị làng xã (“Một vương quốc nhỏ trong vương quốc lớn”) và cả “tính dân chủ của làng xã” nữa, thấy thể hiện ra rõ nhất Đây còn là và chính là chỗ tập trung những vấn đề của cái gọi là “quỹ làng”, “chỉ tiêu của làng”, “phụ thu lạm bổ” - Chính là những vấn đề của “ngân sách xã” trong xã hội văn minh và làng xã cổ truyền [4]
Đến cuối thời Tự Đức, tức là thời nước ta còn rơi vào sự thống trị của thực dân Pháp, quan của triều đình bổ ra chỉ có đến phủ, huyện, còn tổng trở xuống thuộc quyền tự trị của dân Dân tự chọn lấy người của mình mà cử ra coi mọi việc
trong hạt Tổng là một khu có mấy làng hay xã, có một cai tổng hay phó tổng do
hội dồng kỳ dịch các làng cử ra coi việc thuế khoá, đê diều và mọi việc trị an của tổng[2] Theo nhà viết sử Trần Trọng Kim, thì: “làng hay xã là phần tử cốt yếu của dân phong tục lệ luật của làng nào riêng làng ấy, triều đình không can thiệp đến, cho nên tục ngữ có câu “phép vua thua lệ làng” Làng có hội đồng kỳ dịch đo dân cử ra để trông coi hết cả mọi việc Hội đồng ấy có người tiên chỉ và thứ
6
Trang 4chỉ đứng đầu rồi có lý tổng và phó lý do hội đồng kỳ dịch cử ra để thay mặt làng mà giao thiệp với quan tư, có tuần định coi việc cảnh sát trong làng Khi một người nào can phạm việc gì thì quan trình cứ ở làng, cho nên ai đi đâu hay làm việc gì cũng phải lấy làng làm gốc'"
Sự hình thành của làng xã ở miền Nam là kết quả trực tiếp của quá trình “đi dân lập ấp” từ phía Bắc vào Nam Tuy vậy, khi bàn đến làng xã ở đây người ta không thể đồng nhất với hình ảnh “Luỹ tre làng” hoặc một khái niệm tương tự nào đó, vì làng xã ở phía Nam được trải rộng ra theo cảnh sông nước mênh mông của thiên nhiên tại đây chứ không cụm lại như cảnh làng, xã phía Bắc
Vấn đề hình thành làng xã ở miền Nam, nhà nghiên cứu Sơn Nam có những dòng ghi nhận sau đây:
“Xã, thôn là là đơn vị cơ sở của xã hội thời trước Thường phân biệt xã là làng lớn, thôn là làng nhỏ Dân cư xã, thôn ghi vào bộ đinh, không ghi đàn bà trẻ
con”
Để thành lập một xã chỉ cần năm, sáu người dân đỉnh, theo nghĩa có vốn, có đất đứng đơn, bảo đảm với triều đình về nghĩa vụ thuế đinh, thuế điền Thời phong kiến, “tấc đất ngọn rau ơn Chúa”, muốn lập công phải xin phép vua Bỗng dưng mà lập làng, tự tiện xử kiện, thâu thuế, đóng mộc v.v bị ghép tội làm loạn
Người giâu, có thế lực đứng ra lập làng, có nhiều cái lợi: vừa có địa vị, vừa bóc lột nhân công dễ dàng, ban ơn bố đức cho người đến cư ngụ Khi chết được dân thờ như một tiên triều, hậu triều trong đình Khi cúng đình con cháu được ăn một mâm riêng, sang trọng; nhằm lúc sa sút cũng được làng nâng đỡ Làng mới lập dễ thu hút người nghèo, thất nghiệp, vỡ nợ từ nơi khác đến Thông thường thì thời gian đầu người đứng ra lập làng phải ra tay giúp đỡ những người mới tới để lấy tiếng tốt
Đơn xin ra lập làng thành hai bổn, nộp quan Bố chánh, trong đơn phải ghi a- Ranh giới bốn bên của làng (tứ cận);
b- Tên họ người đứng lập, những người chịu đóng thuế Đúng ra là tên của chủ nhà (xưa là điền hộ, nay là chủ hộ);
c- Ranh giới những số đất xin trưởng khẩu, tên chủ đất, điện tích loại tốt, xấu;
d- Tên làng, do những người thành lập đề nghị (Đề nghị phạm huý, gợi ý phản nghịch, hại đến phong thuỷ hoặc cuộc đất, đem hoạ cho làng); e- Xin miễn thuế, miễn sưu, miễn ởi lính trong ba năm;
f- Tên những dân đinh chịu đóng thuế đỉnh
Sau đó người xin lập làng được quan phủ cấp cho con dấu nhỏ, bằng cây(vì vậy, mãi đến nay còn quen gọi con mộc, đúng chữ là mộc ký)
Lập làng là một việc tốn kém nhưng hấp dẫn giới bá hộ thích kinh doanh, nhờ đó họ mặc nhiên làm thôn trưởng Một khi thôn đã lập rồi, ai muốn khuẩn đất phải có lễ lộc, bù vào tốn kém ban đầu của viên bá hộ
Nhà văn Sơn Nam còn ghi lại như sau: “Việc cai trị làng do hương chức ở ngoài Bắc có hương ước, có tham tích Ở nam bộ sưu tâm lại rất khó khăn, không ai biết đến hương ước, nhất là những làng mới lập sau này Bản hương ước còn tìm thấy được là của làng Minh Hương, soạn thảo lần đầu năm 1800, Trịnh Hoài Đức duyệt lại, thêm bớt năm 1821, tới năm 1823 lại thêm nhiều khoản mới Làng này qui tụ những người gốc Hoa (theo nhà Minh), không theo qui chế nước ngồi (khơng gia nhập các bang) mà sinh hoạt như làng xã Việt Nam Lời mở đầu bản hương ước ghi: “Nước có pháp luật nhà có châm quy”, một kiểu với bản hương ước của làng Dương Liễu ở Sơn Tây, lập năm 1739, đời Lê “Nước có pháp luật quy định, dân có điều ước riêng”
Gia Định thành thông chí, hoàn tất vào đầu Minh Mạng, ghi: “Mỗi làng có dựng một ngôi đình, tuỳ làng cúng tế hàng năm vào tháng giêng, hoặc tháng 8, tháng 9 hoặc vào ba tháng cuối năm Làng nào có người học thức thì nhân ngày ấy giảng quốc luật và hương ước, và báo cáo về tình hình thâu thuế, bầu cử và bàn giao giữa hương chức cũ và mới Làng không đình, làm sao trọn vẹn ý nghĩa truyền thống” [3]
Làng xã nơi đâu trên thế giới hoặc Việt Nam, tựu trung lại, đều giống nhau ở chỗ tính cộng đồng rất cao Vì vậy, xét về mặt từ nguyên học, từ tiếng Anh “commune”, hoặc tiếng Pháp “commune” có nghĩa nguyên gốc là “cộng đồng” Chẳng hạn, từ điển “Le petit Larousse” có định nghĩa xã như sau: “Collectivité territoriale administrée par un maire assisté du conseil municipal”
Trang 5ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC
nét qua hình ảnh: “luỹ tre làng bao bọc”, nhằm không những chỉ tạo ra quan hệ tương trợ để cùng nhau khắc phục sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên mà còn để đối đầu với “người khổng lồ phương Bắc” và các lân bang ở phía Nam, như đã nêu trên, do cảnh rừng và sông nước mênh mông, làng mới có vào thời khai hoang, được nhà văn, nhà nghiên cưú Sơn Nam mô tả rất đặc sắc như sau: “Nhà không rào, làng không luỹ tre, con người khẩn hoang cần có sự tương trợ đùm
bọc với nhau Đất hoang còn chưa có người khẩn, hoặc chưa khẩn tới mức Nhân công thiếu” [3]
Đại Nam Nhất Thống Chí ghi: “Con trai chuyên nghề nông, đánh cá Con gái chăm việc canh cửi, có khi kiêm nghề buôn bán Hạng tuấn tú chuyên theo đèn sách, hạng khoẻ mạnh chuyên theo kỹ nghệ, khuôn dệt đúng phép, làng lụa bắt bông hoa tỉnh xảo có tiếng, phong tục thuần mà rộng rãi Ưu đãi khách mà không sợ tốn phf”
1.2- LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA NGÂN SÁCH XÃ Ở VIỆT NAM
Theo nhà sử học Lê Văn Lan, ngân sách xã ở Việt Nam có quá trình phát
triển rất lâu đời
Bản “hương ước” của làng Phú Thôn, tổng Phú Lão, huyện Vụ Bản, tỉnh
Nam Định ngày trước ghi: “Nước có thuế nước, như thuế đinh, điển, môn bài, để chỉ công việc công ích trong nước Dân phải đóng thuế ở dân, như: thuế trâu, bò, ngựa, nhà cửa, để lo công việc cho dân” (Trong câu văn cổ này, thuật ngữ và khái niệm “dân” chính là dùng với làng xã)
Đó chính là một “tuyên ngôn” cho sự ra đời và tồn tại ngân sách xã trong xã hội và văn minh làng xã ngày xưa Với lý do: Làng xã là một đơn vị có tính tự tồn - tự trị - tự quản cao, nên cũng cần phải có quỹ làng xã, sự ra đời và sự tồn tại “ngân sách xã” là hiển nhiên và thành một tất yếu truyền thống, không những không thể phủ định - phủ nhận mà còn hằn nếp lại - dưới nhiều hình thức - trong thiết chế làng xã các đời sau Vấn đề bây giờ là nhận diện các đặc trưng của quỹ làng ngày xưa, để xem có những gì bảo lưu trong vấn đề ngân sách xã, ngày nay nói riêng, cũng như trong nếp sống - nếp nghĩ làng xã, nói chung với các hình thức “quỹ làng” bây giờ
Đặc trưng nổi nét là tính tuỳ tiện, gắn bó và nằm ngay trong một thuộc tính lớn của văn minh làng xã, vốn là sản phẩm của lối sống và cư dân nông nghiệp truyền đời: “chưa ăn bữa sáng đã lo bữa tối” - cái lo nghĩ - lo toan của dân làng xã thường chỉ đến mức như thế cho nên “giật gấu vá vai”, “được chăng hay chớ”, “chín bỏ làm mười” là những chuyện thường hằng Vì thế, về phương diện tạo
9
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
nguồn cho quỹ làng qua các đời, do “Sống ở làng, chết ở làng”, nên xoay sở đủ cách “trăm dâu đổ đầu tầm”, người xưa cũng chỉ quẩn quanh một số phương sách mà ngay cả đến khi cố định được thành “lệ làng” (tức “hương ước”, “khoán ước” ) chặt chẽ, ráo riết, cũng chủ yếu là phạt vạ Đáng chú ý là do kinh tế
hàng hoá kém phát triển, nên bằng cách phạt (vạ) để đưa đầu vào cho “quỹ làng”
(và cũng tiện cho cách sử dụng nguồn thu theo phong tục của văn minh làng xã cổ truyền), thấy cùng với loại tiên tệ cổ, rất phổ biến là hiện vật, đặc biệt là thức ăn, đồ uống Khoán ước làng Phú Cốc, Thanh Oai, Hà Tây ghi: “ai chửi mắng nhau phạt gà rượu và 3 mạch tiền” Cũng về “tội” này, làng Mộ Trạch (Hải Dương) quy định: nặng thì phạt một trâu giá 5 quan 2 mạch, nhẹ thì phạt một lợn giá 1 quan (Hương ước làng Mộ Trạch lập năm 1772) Còn lý do để bị phạt vạ thì vô vàn, miễn là nó tuỳ tiện góp được vào việc thu quỹ cho làng: “gặp hoạn lạc mà người làng bỏ đi, không giúp đỡ dân, khi trở về, bị phạt 20 quan tiền” (Hương ước làng Quỳnh Đôi - Nghệ An, lập năm 1802); “có người làng khác vào làng
mình để tìm hoa màu mà họ bị mất trộm, ai không cầm gậy ra đánh mạnh theo
hiệu lệnh, bị phạt 1 quan tiền (Hương ước làng Đông Lư, Hà Tây, lập năm
1774)” Trong làng có kẻ phạm lỗi, đến khi làng có việc ăn uống, ai để phần cỗ
cho kẻ vi phạm đó, bị phạt 3 quan tiền (Hương ước làng Dương Liễu, Hà Tây, lập
năm 1691)
Thu đã vậy, mà chỉ cũng càng tuỳ tiện Một số làng xã dùng quỹ làng để trả lương cho các chức dịch, nhưng mỗi làng trả một cách: làng Hành Thiện (Nam Định): Lý trưởng 24 đồng/năm, Phó lý-Thư ký-Thủ quỹ 12 đồng/ năm; làng Dương Xá (Gia Lâm): Lý trưởng 50 đồng/ năm, phó lý 12 đồng/năm; làng Phù chuẩn (Bắc Ninh): Lý trưởng 18 đồng/năm, phó lý 15 đồng/năm Nhiều làng có khoán ước sử dụng quỹ làng để khen thưởng, nhưng việc khen thưởng này cũng rất tuỳ tiện Làng Lộc Dư, (Thừơng Tín, Hà Tây) quy định: người nào tố cáo việc cờ bạc trong làng được thưởng 6 mạch tiên; làng Mộ Trạch (Hải Dương) thưởng cho người tố giác kẻ ăn trộm 2 quan tiên; làng Kiêu trì (Hà Tây) thưởng 7 quan tiên cho cả phiên tuần, nếu trong nhiệm kỳ không để xảy ra trộm cắp; làng Yên Sở (Hà Tây) cấp cho người đánh cướp, nếu bị chết: 100 quan tiền đen, nếu bị thương nặng: 50 quan, bị thương nhẹ: 10 quan Còn phần lớn quỹ làng thì thường ở đâu cũng dùng chủ yếu vào việc ăn uống (nếu số quỹ là ít, thì cho ngay người đảm nhận các công việc có kẻ vi phạm hưởng; còn nếu có nguồn thu lớn thì “cả làng” (có nơi, làng là các chức dịch, có nơi làng là toàn thể nam giới) duoc “an va”)
Cùng với tính tuỳ tiện, thì tính hà lạm cũng là dấu hiệu đặc trưng của “quỹ làng” ngày xưa, và điều này cũng nằm ngay trong mặt trái của cái gọi là tỉnh thần dân chủ; trong “Văn minh làng xã cổ truyền” công trình nghiên cứu của giáo sư Cao Văn Biển về làng xã thời cận đại, đã cho biết: thực tế, đầu vào của quỹ làng
10
Trang 6
là vơ vét từ rất nhiều nguồn: ngoài phép “phụ thu lạm bổ” (thu đôi ra để dự
phòng, thuế ruộng đất nói chung nộp cho nhà nước (chỗ dôi ra đó, thuộc về quỹ làng, thì ngay đối với “Quốc gia công điển công thổ”, các làng xã cũng thường xén ra một phần, đấu giá lấy tiên bỏ quỹ làng (“Làng có ruộng công ở xứ Trưng Nữ, cho thuê đồng niên, lấy tiền bỏ công quỹ”- Hương ước làng Ốc Nhiêu, tổng Hoà Bình, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên cũ “Làng có 5 mẫu ruộng ký tại làng Thủy Tư, nay lấy ra bán đấu giá để sung công”- Hương ước làng Thường Sơn,
tổng Thuỷ Tư, huyện Thuỷ Nguyên, tỉnh Kiến An cũ .); còn đối với loại “bản xã
công điển công thổ” thì các làng xã đều sử dụng như một thứ tài sản riêng để cho thuê lấy tiền bỏ quỹ làng Ngoài những khoản thu như thế, ngoài khoản thu về phạt vạ, quỹ làng còn vắt lấy từ nguồn cheo (“cheo nội”, “cheo ngoại”): “Lấy chồng trong làng, phải nộp cheo 1 đồng, một mâm xôi, một con gà, hai chai rượu, 100 khẩu trầu; gả chồng cho người làng khác, nộp cheo 5 đồng, còn sửa lễ cũng như người trong làng Tiền ấy để sung vào công quỹ”- Hương ước làng An Xá, tổng Đan Tràng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương Thu từ lệ “Khao vọng” (“tiên chiết can”) “Trong làng có người nào thi đỗ có văn bằng cử nhân chữ Tây và người có quan hàm ra làm quan, thì biện (tiền chiết can) là 100 quả cau, 1 chai rượu để lễ thần trình dân và nộp 30 đồng để sung công” - Điều 187, Hương ước làng Liêu Xá, Mỹ Hào, Hưng Yên) thu từ lệ phí bán danh các chức sắc, ngôi thứ
trong làng “khi có việc công ích phải chỉ tiêu thì hương hội có thể bán vị thứ để
lấy tiền chỉ dùng” (Hương ước làng Liêu Hạ, Mỹ Hào, Hưng Yên)
Từ rất nhiều nguồn thu như thế, vấn đề đặt ra là: ai sẽ sử dụng quỹ làng? Dĩ nhiên, trên danh nghĩa, thì đây là việc công của làng Các văn bản xưa cũng thường hay dùng chủ ngữ “dân” ở chỗ này ( “Dân cho người ngoài làng đến ở (tại khu đất ở đầu làng) đồng niên lấy mỗi lô là 3 đồng” (Quy định của làng Phú Thọ); “Dân lấy mỗi sào 1 đồng (tiên bỏ thầu 27 mẫu 9 sào hoang thổ)” - Quy định của làng Hà Tây ) Nhưng trên thực tế, thì toàn bộ quỹ làng xưa đều do bộ máy quản trị làng (chức sắc, chức dịch) thao túng, nếu không phải là nuốt gọn Những kẻ nắm quyền ở làng xã này là ai? Trước đây, từ một cái nhìn giản đơn, nhiều người cho rằng đó là những kẻ “hào phú” (nhà giàu) trong làng (“quyền lực
kinh tế”) Gần đây, công trình nghiên cứu về “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ
truyền ở Bắc Bộ” Của giáo sư Trần Từ đã cho thấy một thực tế uyển chuyển va phức tạp hơn: những người nắm quyền điều hành công việc làng xã, do đó, hưởng dụng - chiếm dụng quỹ làng, thương lại ở tầng lớp trung gian (“Trung nông”) - những kẻ khôn khéo linh hoạt, biết “đi dầy” giữa một bên là dân làng, và một bên là tầng lớp phú hào, để trục lợi Học giả Pháp (Philippe Papin) nghiên cứu đề tài “Làng xã ở Hà Nội và vùng phụ cận” cũng thấy như vậy và còn chứng minh rằng đó là do chế độ dân cử và chính quyền cấp cao hơn “tri huyện” thương thoả hiệp chứ không can thiệp vào việc dân cử này
Tính “dân chủ làng xã” - đặc trưng quan trọng của văn minh làng xã, ở đây có “mặt trái”của nó, nếu không phải là “con dao hai lưỡi” Người chịu chém cắt ở đây, nếm vi đắng “mặt trái cái mẻ đay” không ai khác hơn, chính là nhân dân làng xã
Đối với tình hình tiêu cực nghiêm trọng của “quỹ làng” ngày xưa như thế, lịch sử cho thấy đã có những ứng xử gì ?
Từ trong nội bộ làng xã và văn minh làng xã, phát huy mặt phải của tính “dân chủ” làng xã, thấy cũng có đấy những cố gắng để hạn chế những lạm quỹ làng và điều này cũng được ghi vào bản hương ước (“Ai cưỡng hiếp dân chúng, yêu sách trong kỳ thu thuế, phu) (kẻ đó bị phạt 10 quan tiên cổ và bị xố bỏ ngơi thứ ở đình”) ( Hương ước làng Dương Liễu); “khi thu thuế ai đồi hỏi yêu sách thêm, thì người ấy chết làng không đến đưa tang” (Hương ước làng Quỳnh Đôi); “Ai lấy tiền thuế làm của riêng, hay tiêu lạm, phải trả lại và bị phạt 10 quan” (Hương ước làng dương Liễu); “Xã trưởng, giáp trưởng thu lạm tiền từ 1 quan trở lên, phạt 3 quan tiên cổ, bồi thường 1 thành 2” (Hương ước làng Đồng Lư-1744)
Tuy nhiên, trên thực tế, những người “dân ngu khu đen”, “thấp cổ bé họng” trong làng xã, chẳng mấy khi thực hiện được những điều qui định trên giấy tờ này
Đến thời cận đại, chính quyên thực dân cũng có những can thiệp để kiểm
soát làng xã (“tính tự trị làng xã”) và cả vấn đề ngân khố làng xã (“tính tuỳ tiện”, “tính hà lạm”) Cụ thể trong các nghị định về “cải lương hương chính”, chẳng hạn kèm theo văn bản số 1950 (ký cùng ngày) về việc “lập số dự toán chi tiêu của các làng xã An Nam xứ Bắc kỳ”, quy định các làng có 500 suất đinh trở lên, phải lập ngân sách và có sổ chỉ thu Nhưng trong tổng số 7000 xã của Bắc kỳ ngày ấy, chỉ có khoảng 600 làng (chưa đến 10%) thuộc diện 500 suất đỉnh trở lên Vì thế văn bản năm 1927 quy định thêm, không chỉ căn cứ vào số đính (500 trở lên) mà còn căn cứ vào múc thu (500 đồng trở lên) buộc làng xã trong diện phải có sổ thu chi Tuy vậy trên thực tế, người ta không tìm thấy một quyển sổ nào như thế cả
Trong thời Pháp thuộc, ngân sách xã ở là một bộ phận hợp thành của hệ thống ngân sách được hình thành khá hoàn chỉnh và nó đóng vai trò cực kỳ phản động trong việc vơ vét của cải thuộc địa và nô dịch nhân dân ta (các bộ phận còn lại là: a/ Ngân sách Đông Dương và các ngân sách phụ thuộc của nó là: ngân sách đặc biệt về tiền vay nợ và ngân sách riêng của sở hoả xa; b/ Ngân sách các xứ bên trong liên bang: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Ai Lao, Cao Miên và Quảng
12
Trang 7ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC
Châu Văn (Một vùng đất Trung Quốc dưới quyền uỷ trị của Pháp trong 99 năm); c/ Ngân sách các tỉnh và thành phố)
Sau cách mang tháng 8 nam 1945 cho dén ngày ký hiệp định Geneve tháng 7/1954, các nghiên cứu về lịch sử tài chính đều có chung nhận định ràng: là một bộ phận hợp thành của hệ thống ngân sách, “ngân sách xã cũng góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miên Nam Từ khi có Điều lệ ngân sách xã ban hành ngày 8/5/1972, ngân sách xã đã thực sự quản lý theo luật lệ thống nhất của nhà nước, góp phân quan trọng trong su nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng miên Bắc XHCN Sau ngày giải phóng, sau một thời gian khá dài vẫn tiếp tục duy trì chế độ quản lý theo cơ chế cũ, với sự ra đời của nghị quyết số 138 - HĐBT ngày 19/11/1983, hệ thống ngân sách nhà nước khẳng định bao gồm bốn cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã Nhiều địa phương thực hiện tốt công tác lập và chấp hành tốt ngân sách xã kiểm soát được mục đích và khối lượng các khoản chỉ tiêu của chính quyền xã Một báo cáo cho thấy: tính đến năm 1993, có khoảng 8.000 xã đã xây dựng được ngân sách, quy mô thu, chỉ ngân sách xã tăng nhanh, được công nhận cấp ngân sách, chỉ còn khoảng 786 xã là đơn vị dự toán Số xã biết quản lý ngân sách xã khá, có phương hướng cụ thể ngày một tăng (ước trên 12%) Ngân sách xã đảm bảo chỉ tiên lương và sinh hoạt phí, phụ cấp hưu trí cho khoảng 550.000 người làm việc và công tác tại xã và chỉ thường xuyên về nghiệp vụ phí, công tác phí, mua sắm tài sản và chỉ sự nghiệp văn xã Các xã đã giành khoảng 30% tổng số chỉ ngân sách cho việc đầu tư xây dựng trụ sở, trường học, trạm y tế, nhà văn hố, đường liên thơn Tại thời điểm đầu năm 1993, ở xã đã có cơ sở vật chất khá lớn, tuy chất lượng chỉ mới đáp ứng đòi hỏi những việc phục vụ cấp thiết với 8.616 trụ sở, 13.855 trường phổ thông cơ sở, 41.292 lớp mẫu giáo, nhà trẻ, trên 8.000 trạm y tế, nhà hộ sinh, 650 nhà và 350 phòng văn hoá, 3640 chợ, hàng chục vạn km đường liên thôn, hàng nghìn km đường dây điện
Chỉ ngân sách xã đã đảm bảo duy trì hoạt động của ngành giáo dục, y tế
đạt được một số kết quả nhất định, 54,7% số cán bộ y tế xã và 40,7% số cô nuôi
dạy trẻ đã được ngân sách xã chỉ lương và sinh hoạt phí theo mức quy định của nhà nước Điều này cho thấy, trước khi có luật NSNN, ngân sách xã đã có một vai trò nhất định trong việc phát triển nông thôn và đẩy mạnh quá trình đô thị hoá ở Việt Nam.[8]
1.3- VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH XÃ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.3.1- Xây dựng ngân sách xã vững chắc là điều kiện quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, giảm sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị
Theo Hiến pháp năm 1992, hệ thống các đơn vị hành chính hiện nay được
tổ chức như sau:
- - Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - _ Tỉnh chia thành huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; - _ Thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện; - _ Thành phố thuộc tỉnh chia thành phường;
- _ Thị xã chia thành phường, xã; - Quan chia thành phường: - Huyén chia thành xã, thị trấn
Trong hệ thống nói trên, xã là đơn vị hành chính cơ sở, có vai trò đặc biệt quan trọng; điều đó được giải thích như sau:
- Xã không chỉ là nơi mà người dân sống trong cộng đồng này gắn bó với nhau bằng quan hệ ruột thịt, bằng truyền thống tương thân tương ái mà còn là nơi trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội
- Khi bàn đến xã, người ta hình dung đến hình ảnh nông thôn Việt Nam còn qúa cách xa về trình độ phát triển so với thành thị - nơi mà bằng với cương
lĩnh của Đảng được khẳng định ngay từ đầu, cần được đầu tư và phát triển để tiến
tới một ngày mai tươi sáng, cùng sánh bước với thành thị trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Để đạt được mục tiêu nói trên, các cấp xã phải có ngân sách đủ mạnh để điều chỉnh các hoạt động ở xã đi đúng hướng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Ngân sách xã, được xác định là có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở nơng thôn, đặc biệt
đối với các khu vực có nhiều tiềm năng như Minh Hải chẳng hạn
Minh Hải là một vùng đất còn non trẻ, được khai phá muộn, cơ sở vật chất chưa được xây dựng là bao, tiếp theo là chiến tranh kéo dài, khu vực nông thôn hầu như bị hoang phế Khi hoà bình lập lại, làn sóng di dân trở về nông thôn tăng
nhanh Tốc độ khai khẩn đất hoang được đẩy nhanh, diện tích đất nông nghiệp
tăng dân, sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản tăng vọt, thúc đẩy nên kinh tế của tỉnh phát triển mạnh vào những năm đầu sau giải phóng Tuy vậy, sự phát triển theo chiêu rộng đó đã dẫn đến hậu quả:
14
Trang 8- Rừng bị chặt phá nặng nề, nhằm mục đích khai thác lâm sản, lấy đất làm ruộng, nuôi tôm Điều này làm ảnh hưởng đến sản xuất, và tài nguyên cũng bị cạn kiệt Đồng thời, làn sóng di dân từ thành thị về nông thôn và đi dân từ các tỉnh khác đến để khai mở đất hoang đã làm cho dân số ở khu vục nông thôn tăng nhanh có tính chất cơ học, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm, đẩy nhanh tiến trình nghèo khó, tạo gánh nặng cho việc giải quyết các vấn đê xã
hội và phát triển kinh tế khu vực nông thôn
- Điều kiện tự nhiên: Minh Hải là vùng đất thấp, nên đất yếu, nhiều kênh rạch, đất bùn do bồi đắp tự nhiên, nên việc đầu tư phát triển kinh tế hạ tầng rất khó khăn, đòi hỏi nhiêu chỉ phí lớn Bên cạnh đó có khả năng đầu tư từ ngân sách vào các năm sau giải phóng lại ít, nên từ đó cơ sở hạ tầng nông thôn rất yếu kém, trước hết là hệ thông giao thông đường bộ, điện, nước sinh hoạt, trụ sở, trường học, trạm xá Sự cách biệt về tốc độ phát triển và đời sống giữa nông thôn và thành thị ngày cũng một tăng
Từ khi thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước, nguồn tài
chính đầu tư hạ tầng cấp xã tiếp tục bị giảm sút, nên việc hỗ trợ sản xuất nông dân kém đi
Trước đây công việc nghiên cứu và phát triển khuyến nông, cung ứng máy kéo, tín dụng, cơ sở phúc lợi: đường xá, trạm xá, trường học, do hợp tác xã đứng ra làm, nay chuyển sang kinh tế thị trường, các hợp tác xã bị giải tán một cách tự nhiên, kéo theo sức hỗ trợ vào đầu tư và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp không còn Còn các hàng hố nơng sản trước đây được các doanh nghiệp nhà nước hỗ trợ bằng cách thu mua và chế biến tiêu thụ, sau này do chỉ thấy lợi ích trước mắt và cục bộ trong cơ chế thị trường nên nhiều doanh nghiệp nhà nước bây giờ chỉ trợ giúp cầm chừng đối với khu vực nông thôn
Mặt khác, cũng cân thấy rằng do thiếu sự định hướng nên cơ cấu chỉ NSNN trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế bước đầu cũng rơi vào chỗ bất hợp lý, chỉ thiên vào đầu tư cho khu vực thành thị, đến việc chế biến nông sản nhiều hơn là khâu nuôi trồng ở nông thôn, thiếu quan tâm phát triển khu vực nông thôn; kết quả là sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn ngày một nhiều hơn nữa
Để giải quyết vấn đề trên, chương trình phát triển đến năm 2000 của tỉnh
Minh Hải đã đặt ra các kế hoạch và chính sách hỗ trợ cho phát triển nông thôn như: phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chính sách xoá đói giảm nghèo, đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông thôn, bình ổn giá thu mua nông sản, khuyến nông từ nguồn ngân sách nhà nước, mở rộng tín dụng nông thôn Tuy vậy vấn đề bức xúc và quan trọng hơn cả dễ dàng nhận thấy là: làm thế nào có
15
nguồn tài chính tại chỗ để giải quyết tình trạng kém phát triển của nông thôn Minh Hải Bởi vì, bất cứ nguồn tài trợ bên ngồi nào cũng khơng thể không thông qua yếu tố bên trong để phát huy Bởi vậy xây dựng ngân sách xã vững chắc là một yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, giảm sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị ở Minh Hải Vai trò ngân sách được thể hiện qua các nội dung tiếp theo đây:
1.3.2- Ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền xã thực hiện mọi chức năng nhiệm vụ được giao
Quản lý nhà nước ở cấp trung ương là quản lý toàn diện mọi mặt, mọi lĩnh vực của cả nước Quản lý nhà nước của chính quyên địa phương là quản lý các mặt chức năng, nhiệm vụ được quy định phân giao trên địa bàn lãnh thổ Quản lý nhà nước ở cấp xã là quản lý về mặt dân sinh, kinh tế, văn hoá, xã hội và trật tự trị an ở xã Từ lâu nay, việc phân định chức năng của các cấp chưa đúng đã làm nảy sinh tình trạng có nhiều cấp chính quyền làm kinh tế Phải xác định lại, xã không làm kinh tế, nhưng công việc về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển văn hoá xã hội, đảm bảo trật tự an tồn ở nơng thơn là những vấn đề quan trọng, đòi hỏi phải có bộ máy quản lý và ngồn tài chính tương xứng để thực thi chúng
Công việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của chính quyên xã, nhằm mục đích phát triển kinh tế, đẩy mạnh giao lưu hàng hoá, góp phần to lớn vào việc khai thác tiềm năng và thế mạnh, thúc đẩy xoá bỏ phương thức cổ truyền, tự cung tự cấp dẫn đến hình thành nền kinh tế hàng hoá phong phú, đa dạng và phát triển kích thích áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới ở nông thôn, từ đó tạo tiên đề để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông-công nghiệp hiện đại
Xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, vốn này có đặc điểm là thời hạn thu hồi chậm, thậm có khi không thu hồi được vốn đầu tư, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cho xã hội rất cao.Chính vì vậy mà kinh tế tư nhân không thể tham gia vào công việc này mà ngược lại chỉ có ngân sách nhà nước mới có thể đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn Xã là cấp chính quyên cơ sở, là nơi tiếp nhận sự chỉ đạo, đầu tư từ đơn vị hành chính cấp trên Mặt khác xã có tính độc lập và khép kín nhất định về nhiêu mặt và tính tự quản, ví dụ như hệ thống đường giao thông nội bộ, thuỷ nông nội đồng, nhà trẻ, mẫu giáo, công trình phúc lợi công cộng ở xã chủ yếu do đảm nhận với sự đóng góp sức người sức của nhân dân trong xã, để phục vụ trở lại cho nhân dân trong xã đó Chính vì vậy mà phương thức đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn phải đa dạng và vận dụng triệt để mọi nguồn ngân sách nhà nước, nhân dân đóng góp tuỳ theo điều kiện thuận lợi của từng xã Một phương thức phổ biến có hiệu quả hiện đang phát huy
16
Trang 9ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC
hiệu quả tích cực: “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để giải quyết tốt các vấn đề: “thuỷ lợi, điện, đường, trường, trạm”
- Ngân sách xã đóng vai trò to lớn trong việc phát triển nên văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục - thể thao là những hoạt động nâng cao sức khoẻ , vui chơi, giải trí, mà con địp để tập hợp dân Cuộc sống càng ổn định và đi lên thì những đòi hỏi về mặt này càng cao, càng nhiều hơn
Phát huy vai trò của ngân sách xã đối với sự nghiệp phát triển các kết cấu
hạ tầng và hạ tầng xã hội đi liền với thúc đẩy kinh tế và phát triển văn hoá - thể thao, sẽ thúc đẩy hình thành các trung tâm thị tứ, thi trấn mới, điêu đó sẽ thúc
đẩy quá trình thành thị hố nơng thơn, hạn chế dần sự phát triển cách biệt giữa nông thôn và thành thị
Việc phát triển trường lớp, giải quyết nạn mù chữ cùng với phát triển của các phương tiện truyền thông, truyền hình và các phương tiện thông tin khác là chìa khoá để nâng cao dân trí và tạo ra sự liên hệ, giao tiếp mới, góp phần loại trừ hủ tục và nâng cao đời sống văn hoá ở nông thôn
Tài trợ thích hợp cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, phát thanh truyền hình, câu lạc bộ nhà văn hoá được xem là chìa khoá để nâng cao dân trí, hướng nghiệp cho thanh niên, cung cấp thông tin khuyến nông và thi trường cho nông thôn; tao ra sự liên hệ, giao tiếp mới, góp phần tăng khả năng sản xuất, bán các sản phẩm hàng hoá dich vụ và nâng cao đời sống văn hoá của nông thôn
- Phát triển các kết cấu hạ tầng và hạ tầng xã hội, đi liên với thúc đẩy kinh tế
và phát triển văn hoá - thể thao, sẽ thúc đẩy hình thành các trung tâm thị tứ, thị trấn mới, điều đó sẽ thúc đẩy quá trình thành thị hố nơng thơn, hạn chế dân sự phát triển cách biệt giữa nông thôn và thành thị Cũng từ đó phát sinh phong phú nhiều nguồn tài chính thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ngày càng tăng, quy mô thu, chi ngân sách xã ngày càng giữ vị trí quan trọng trong hệ thống ngân sách nhà nước và nền kinh tế quốc gia Chính sách tài chính, đặc biệt là chính sách ngân sách nhà nước có mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển nông thôn nói chung, ở Minh Hải nói riêng Xây dựng cơ chế quản lý ngân sách xã thích hợp trong từng giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đến việc tạo điều kiện, thúc đẩy sự phát triển nông thôn, giảm bớt sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn
1.3.3- Ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền nhà nước cấp xã điều chỉnh các hoạt động ở xã đi đúng hướng, thu hút vốn đầu
tư phát triển kính tế - văn hoá - xã hội ở xã
Chính quyền cấp xã cũng như chính quyển các cấp khác nói chung đều sử dụng các công cụ: pháp luật, kế hoạch, hành chính, tài chính để điều chỉnh các hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu ổn định và phát triển Trong lĩnh vực tài chính thì ngân sách là công cụ tài chính quan trọng nhất
17
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Thông qua thu ngân sách, chính quyên xã thực hiện kiểm tra, kiểm soát,
điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đi đúng hướng theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong từng giai đoạn nhất thời Đồng thời, thông qua công tác thu thực hiện việc chống các hành vi hoạt động kinh tế phi pháp, trốn lậu thuế và các nghĩa vụ khác Thu ngân sách xã là nguồn chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu chỉ thường xuyên, đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển ở xã
Thông qua chỉ ngân sách, xã bố trí các khoản chi để đảm bảo tăng cường hiệu lực và hiệu quả các hoạt động của chính quyền về quản lý pháp luật, giữ vững trật tự trị an, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh đoanh phục vụ trên địa bàn xã, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, quản lý mọi mặt hoạt động kinh tế, văn hoá, thực hiện các chính sách xã hội và tăng cường cơ sở vật chất cho xã như trụ sở và phương tiện làm việc, trường học, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá, đường, cầu cống liên ấp, trang thiết bị công cộng
Bố trí các khoản chỉ ngân sách xã phải được kết hợp chặt chế với kết quả quản lý, sử dụng nguồn kinh phí này, nếu không sẽ làm hạn chế hiệu lực và hiệu quả các mục tiêu đề ra
1.4- TO CHUC VA QUAN LY NGAN SÁCH XÃ Ở MỘT SỐ NƯỚC CÓ KINH TE THI TRUONG PHAT TRIEN
Kinh nghiệm thế giới cho thấy không phải bất cứ nước nào cũng có ngân sách xã và điều chắc chấn hơn cả là nếu tồn tại ngân sách xã ở các nước khác nhau thì nội dung, mục tiêu, phương pháp tổ chức và quản lý ngân sách xã lại không giống nhau; bởi lẽ tổ chức và quản lý ngân sách xã phụ thuộc vào 2 yếu tố có mối quan hẹ chặt chẽ với nhau: tổ chức quản lý hành chính quốc gia và tương ứng với nó là yếu tố: phân cấp ngân sách
Về mặt lý thuyết, vấn để phân cấp ngân sách có thể thực hiện theo hai phương án với hai quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau:
Trang 10phủ trung ương chỉ phân giao nhiệm vụ quản lý một số nghiệp vụ nhất định trong hoạt động của NSNN cho chính quyền địa phương
Phương án thứ hai, dựa trên quan điểm ngược lại, cho rằng mỗi cấp chính quyển nhà nước phải có ngân sách riêng độc lập trong hệ thống NSNN thống nhất Như vậy, bên cạnh ngân sách trung ương do chính phủ trung ương quản lý và quyết định sử dụng, vẫn cần thiết tồn tại ngân sách địa phương do chính quyền địa phương các cấp quản lý
Phương án thứ hai được nhiều nước áp dụng, bởi lẽ nó vừa đảm bảo sự tập trung các nguồn lực tài chính vào tay chính phủ trung ương để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính phủ ở tầm vĩ mô nhưng vẫn đảm bảo phát huy được quyên chủ động và sáng tạo của chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội ở địa phương
Dưới đây, chúng ta xem xét một số kinh nghiệm về phân cấp ngân sách một số nước tiêu biểu: CHLB Đức (nước theo thể chế liên bang), Nhật bản (nước theo
thể chế phi liên bang), Malaysia (đại điện cho các nước đang phát triển ở khu vực) để qua đó thấy được đặc điểm về mặt tổ chức và quản lý ngân sách xã
a Phân cấp ngân sách ở CHLB Đức
CHLB Đức là một quốc gia theo chế độ dân chủ lập hiến Theo hiến pháp,
CHLB Đức có ba cấp hành chính: Liên bang, tiểu bang (16 tiểu bang) và cấp xã
(khoảng 16.000 xã) Theo điều 30 của Hiến pháp CHLB Đức, quyền lực của nhà nước nằm ở Liên bang và tiểu bang, mỗi cấp có chức năng riêng của nó Điều 28 của nước này cũng quy định rõ các xã có quyên giải quyết các nhiệm vụ của mình dưới sự chỉ đạo của chính phủ bang Mỗi tiểu bang đều có Hiến pháp, Quốc hội, Chính phủ và bộ máy hành chính riêng Về mặt nguyên tắc, mỗi cấp hành chính làm việc độc lập để thực hiện các nhiệm vụ do hiến pháp quy định Liên bang và các tiểu bang đều gánh chịu mọi chỉ phí xuất phát từ các nhiệm vụ của họ Liên bang, các tiểu bang và các xã đều có ngân sách riêng và độc lập với nhau Các ngân sách này phải đáp ứng nhu cầu của toàn bộ nên kinh tế Việc phân phối số thuế thu được có thể áp dụng theo 3 hệ thống phân phối như sau:
- Các loại thuế dành riêng cho một cấp, ví dụ cho Liên bang hoặc tiểu bang
- _ Tất cả các khoản thu thuế đưa vào một quỹ rồi chia ra theo từng cấp là một Liên bang, tiểu bang và xã
- _ Hệ thống hỗn hợp của các phân phối nêu trên
Năm 1991, toàn bộ số thu về thuế dự tính khoảng 650 tỷ DM được phân phối như sau:
- _ 48% số thu về thuế Liên bang nắm; - _ 34% số thu về thuế do tiểu bang nắm; - _ 13% số thu về thuề do xã nắm; - _ 5% số thu về thuế nộp cho EU
Nếu như ngân sách cấp liên bang và tiểu bang phải đảm nhận việc huy động các khoản thu lớn và tài trợ cho các hoạt động có tính chiến lược và thường xuyên ở tầm vĩ mô thì cấp ngân sách xã ở CHLB Đức chỉ chịu trách nhiệm tài trợ cho các nhiệm vụ công cộng ở địa phương như hệ thống cung ứng và cung cấp dịch vụ (nước, năng lượng điện, giải quyết ô nhiễm, bảo dưỡng đường sá) và quản lý các tài sản khác ở địa phương, đồng thời cùng với tiểu bang thực hiện các nhiệm vụ về giáo dục, văn hoá và được tiểu bang và liên bang uỷ nhiệm giải quyết khoản trợ cấp xã hội
Để giải quyết các nhiệm vụ trên, cấp ngân sách xã nhận được 15% tổng số thuế tiền lương và thuế thu nhập Đồng thời, cấp xã thu các loại thuế môn bài, thuế đất (phải trích một phần nộp liên bang và tiểu bang) Ngoài ra cấp xã còn thu các loại thuế lặt vặt như thuế nước giải khát, lệ phí mở dịch vụ ăn uống, giải trí Điều đáng chú ý là Hiến pháp cho phép các xã hoặc tiểu bang tự quy định các khoản thu ngoài các khoản thu của Liên bang đã quy định Tuy nhiên điều này cũng không dẫn đến việc tuỳ tiện, bởi vì các nhà chức trách địa phương phải cân nhắc kỹ càng, nếu quy định quá nhiều loại thuế thì các nhà doanh nghiệp sẽ
chuyển vốn đầu tư sang xã khác hoặc tiểu bang khác để kinh đoanh và đân chúng
ở địa phương bị đánh nhiều loại thuế sẽ biểu tình và không tín nhiệm bộ máy của địa phương nữa, cho nên các nhà chiến lược tài chính ở địa phương phải tìm ra được sự cân bằng
Hiến pháp CHLB Đức đã quy định rõ tỷ lệ phân chia các loại thuế cho cấp ngân sách như sau
- _ Thuế lương và thuế thu nhập : 15% cho ngân sách xã 42,5% cho ngân sách Liên bang 42,5% cho ngân sách Tiểu bang - - Thuế doanh nghiệp
20
Trang 11ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC
50% cho ngân sách Liên bang
50% cho ngân sách Tiểu bang
Ngân sách xã do tiểu bang phê chuẩn nhưng việc này không có nghĩa là tiểu bang can thiệp vào thẩm quyên quyết định của cấp xã mà chỉ có ý nghĩa giám sát, kiểm tra Điều 109 của Hiến pháp còn quy định tiểu bang hoàn toàn độc lập với nhau về tài chính và ngân sách Ngân sách tiểu bang do Quốc hội của tiểu bang phê chuẩn, ngân sách liên bang do Quốc hội của liên bang phê chuẩn
b Phân cấp ngân sách ở Nhật
Hệ thống NSNN ở Nhật bao gồm 2 bộ phận cấu thành: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; trong đó ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, đảm nhận phần lớn nhiệm vụ chi và các khoản thu; còn ngân sách địa phương cũng chia thành ngân sách tỉnh, ngân sách quận, huyện thị xã, thị trấn, xã phường Thu của ngân sách địa phương bao gồm các khoản thuế, trợ cấp của ngân sách trung ương và vay qua phát hành trái phiếu địa phương
Quốc hội Nhật Bản quy định rất rõ các loại thuế và các biểu thuế phải nộp vào các cấp ngân sách Thuế suất thường quy định theo từng khung (có giới hạn tối đa và tối thiểu) Căn cứ vào khung thuế đó, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định mức thu cụ thể hàng năm Ví dụ, khung thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp do Quốc hội quy định là 12 - 15%, thì Hội đồng nhân dân tỉnh có thể quy định thuế suất cụ thể là 12% hoặc tối đa là 15% Căn cứ vào quyết định của Hội đồng, các Sở thuế địa phương tiến hành thu thuế cho cấp mình (Trung ương có tổng cục thuế và các cục thuế khu vực Tỉnh, huyện, xã có bộ máy thuế riêng gọi là thuế địa phương)
Về chỉ, định mức chỉ về giáo dục, công trình công cộng, quản lý hành chính của các cấp ngân sách đo Nhà nước quy định thống nhất, áp dụng cho tất cả các địa phương căn cứ vào định mức chỉ của cả nước, vào dân số, điện tích và các yếu tố khác (số giường bệnh, số trường học, số viên chức ), từng địa phương lập kế hoạch thu chỉ tài chính và đưa ra Hội đồng nhân dân duyệt Tỉnh nào thu không đủ chỉ thì Quốc hội có thể xem xét để tài trợ Việc tài trợ chủ yếu nhằm mục đích thực hiện những dự án cụ thể Nếu địa phương nào thu vượt chỉ, thì được tăng chi, nếu kế hoạch thu không đạt, phải giảm chi Khối lượng tài trợ đã được duyệt là không đổi
c- Phân cấp ngân sách ở Malaysia Ngân sách ở Malaysia có 3 cấp: 21 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Ngân sách liên bang - Ngân sách bang
- - Ngân sách của chính quyền địa phương
Mỗi cấp ngân sách đều hoạt động dựa trên Hiến pháp và Luật pháp đã được quy định cho từng cấp: ngân sách liên bang thu tất cả các loại thuế của chính phủ liên bang theo Hiến pháp và luật thuế của liên bang, không để lại tỷ lệ thu cho ngân sách các bang Các bang căn cứ vào Hiến pháp của mình, tự quyết định một số loại thuế và thu có liên quan đến địa phương (thuế đất, thuế thổ trạch, tài nguyên gỗ, rừng, lệ phí đỗ xe, nguồn thu cho thuê tài sản, nguồn thu hoạt động dịch vụ như: thu đọn rác) Ở liên bang Malaysia, ngân sách địa phương (giống như cấp quận, huyện ở Việt Nam; như vậy có thế coi là không có ngân sách xã ở Malaysia) đảm nhận các khoản chỉ:
- Chi thường xuyên của bộ máy hành chính địa phương - Chỉ duy trì bảo dưỡng cơ sở hạ tầng
- Chi cho dự án phát triển của địa phương
Qua kinh nghiệm của nhiều nước, có thể rút ra những đặc điểm chung về phân cấp ngân sách tổ chức, quản lý ngân sách xã như sau:
Một là, việc phân cấp ngân sách không thực hiện theo nguyên tắc tổng hợp từ dưới lên Ngân sách cấp dưới không thể hiện vào ngân sách cấp trên và ngân sách cấp trên không lồng ghép vào ngân sách cấp dưới; có nghĩa là ngân sách các cấp không bao hàm lẫn nhau
Hai là, trong hệ thống ngân sách của tất cả các nước, vai trò chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách trung ương Chính phủ trung ương thâu tóm các nguồn thu quan trọng nhất là đảm nhận các nhiệm vụ chi chủ yếu nhất Ngân sách trung ương thường có xu hướng thu các loại thuế thu nhập (ở các nước phát triển thuế này chiếm tỷ trọng lớn so với tổng số thu về thuế), phần lớn các loại thuế gián thu và các nguồn thu từ doanh nghiệp nhà nước; đồng thời cũng cấp phát cho các nhu cầu chỉ gắn với việc thực hiện các chức năng về kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước
Trang 12đáp ứng nhu cầu chi cho bộ máy quản lý địa phương và cho các dịch vụ công cộng (các doanh nghiệp dịch vụ công cộng, sửa chữa đường giao thông, xây dựng nhà ở), chi về giáo dục, bảo vệ sức khỏe và trợ cấp xã hội.[6]
Ở các nước có quy định ngân sách xã chính phủ đều rất coi trọng chế độ quản lý ngân sách xã vì là xã địa bàn trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội và ngân sách xã là hạt nhân cấu thành nên hệ thống NSNN Điều này được minh hoạ qua ý kiến của GS TS Tào Hữu Phùng, thứ trưởng Bộ Tài chính, như sau : “ trong công cuộc đổi mới đất nước, xã là đơn vị hành chính cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt, đó không chỉ là một đơn vị hành chính về mặt nhà nước mà còn là “ngôi nhà chung” của cộng đồng dân cư Đặc trưng của cấp xã là cấp cơ sở gần dân nhất, chính quyền cấp xã là cầu nối giữa cộng đồng dân cư trong xã với cơ quan nhà nước cấp trên Và ngân xã cũng có những đặc thù riêng Tính đặc thù đó thể hiện cơ bản ở chỗ: nguồn thu được khai thác trực tiếp từ trên địa bàn và nhiệm vụ chỉ cũng được bố trí để phục vụ cho mục đích trực tiếp của cộng đồng dân cư trong xã, mà không qua một khâu trung gian nao” [5]
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH XÃ TRƯỚC YÊU CẦU XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở MINH HẢI
2.1- TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ Ở VIỆT NAM
23
Theo các báo cáo gần đây nhất, cùng với những đổi thay của đất nước, trước yêu cầu xây dựng nông thôn mới, ngân sách xã có nhiều biến đổi tích cực, tạo nguồn thu ngày càng lớn hơn, đáp ứng nhu cầu chi phong phú và da dạng đặt ra cho chính quyền xã Nguồn thu của ngân sách xã không ngừng tăng lên, ngoài các khoản thu thường xuyên, ngân sách xã đã tích cực khai thác và huy động nguồn thu khác để phục vụ cho yêu cầu xây dựng các công trình phúc lợi xã hội ở địa phương Có xã nguồn thu ngân sách lên tới hàng tỷ đồng Tốc độ tăng thu năm sau đều cao hơn năm trước do đó tốc độ tăng chỉ ngân sách xã cũng tăng nhanh hơn đã đáp ứng được phần lớn các nhu cầu chỉ tại xã (Năm 1994 chi ngân
sách xã tăng 34,2%, năm 1995 tăng 29,6 % và năm 1996 ước tăng 23,6% so với
năm trước) Điều đó cho thấy ngân sách xã đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển địch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới ở nước ta
Thực hiện phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhiều xã huy động được nhiều nguồn vốn trong dân dưới mọi hình thức bổ sung giải quyết các nhu cầu bức bách về phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, nhà trẻ, mẫu giáo, nhà
văn hoá, đường liên thôn, liên xã, xây dựng nhà tình nghĩa và nhiều nhu cầu khác
ở xã Các biện pháp được xã sử dụng để động viên và huy động nguồn thu thường
là nuôi dưỡng và tạo cơ sở để thu như xây dựng chợ, làm bến đò, cầu cống Về
phía nhà nước, trong những năm qua NSNN đã tích cực hỗ trợ cho ngân sách xã thông qua các hình thức trợ cấp bổ sung xây dựng cơ bản và trợ cấp cân đối ngân sách xã Số trợ cấp này là một khoản thu đáng kể trong ngân sách xã Chỉ tính riêng năm 1996 tổng số chỉ ngân sách xã khoảng 3.500 tỷ đồng, trong đó khoảng 1.510 tỷ đồng do NSNN chỉ hỗ trợ, còn khoảng 1.990 tỷ đồng do ngân sách xã
thu để đảm bảo chỉ Trong đó chỉ trả phụ cấp cho cán bộ xã (kể cả cán bộ nghỉ
việc) khoảng 900 tỷ đồng gấp hơn hai lần so với năm 1993 NSNN đảm bảo chi sinh hoạt phí, phụ cấp cho 452.800 cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ chuyên môn; 192.400 cán bộ già yếu nghỉ việc và hơn 20 vạn người là trưởng thôn, trưởng bản Đó là khoản chỉ rất lớn trong NSNN để giúp chính quyền cấp xã thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế — xã hội tại địa phương
Tuy đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn, thực hiện các biện pháp phúc lợi xã hội, chăm lo các gia đình chính sách, song, ngân sách xã đã bắt đầu bộc lộ những yếu kém và hạn chế nhất định Hạn chế cơ bản là còn quá nhiều xã chưa tổ chức khai thác tiêm năng sẵn có, còn buông lỏng quản lý các nguồn thu được giao, để thất thu lớn Một số xã còn tuỳ tiện đặt ra các khoản thu phí, lệ phí mang tính “lệ làng”, trái quy định của nhà nước, bổ bán trên đầu dân Theo thống kê thì hiện nay cả nước có gần 10.000 xã, nhưng chỉ khoảng trên 10% số xã sử dụng ngân sách có hiệu quả Số thu trợ cấp của ngân sách cấp trên còn giữ vị trí quan trọng trong ngân sách xã, có đến 60% số xã còn phải nhận trợ cấp cân đối ngân sách xã Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có nhiều xã làm tốt nhờ khai thác tốt các
24
Trang 13ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC
tiểm năng trong dân, song về cơ bản vẫn còn tư tưởng ở lại, trông chờ vào cấp
trên
Về công tác lập, chấp hành quyết toán ngân sách xã có nhiều địa phương thực hiện tốt các chế độ theo quy định của nhà nước, tổ chức xây dựng và bảo vệ kế hoạch kịp thời, có chất lượng, tính toán các nguồn thu tương đối sát thực tế và bố trí chặt chế từng mục chi Ngay từ đầu năm, nhiều xã đã thực hiện thu đúng, thu đủ và phản ánh kịp thời, đây đủ vào số sách báo cáo kế toán đúng thời gian quy định Tuy nhiên, trong điều kiện còn hạn chế về nhiều mặt, công tác lập, chấp hành, quyết toán ngân sách xã còn yếu dẫn đến việc quản lý quỹ ngân sách xã bị buông lỏng, thất thoát và lãng phí, bị cá nhân lợi dụng Trên thực tế, nhà nước đã giao cho xã quản lý một số quỹ và tài sản nhà nước nhưng do chưa có cơ
chế quản lý cụ thể nên còn mất mát và thất thoát xảy ra phổ biến
Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản phải kể đến là chính quyền cấp xã và các cơ quan ở địa phương còn chưa quan tâm đúng
mức đến việc tổ chức thu và bố trí chi hợp lý, dẫn đến ngân sách xã bị thả nổi
Chủ trương “nhà nứơc và nhân dân cùng làm” chưa phát huy mạnh mẽ và sâu sắc trong nhân dân Việc phân cấp quản lý ngân sách xã chưa gắn bó với mục tiêu kinh tế xã hội giao cho xã quản lý nhất là đối với các lĩnh vực cần huy động nhiều nguồn lực trong dân Ngoài ra, bộ máy quản lý tài chính ngân sách xã các cấp, ngay cả ở cấp xã cũng chưa được quan tâm củng cố và xây dung.[5]
2.2- TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN
LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ Ở TỈNH MINH HẢI TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CHIA TÁCH TỈNH
2.2.1- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Minh Hải
Minh Hải là tỉnh cực Nam của đất nước và là một trong 9 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long Vùng đất này được khai phá rất muộn màng (vào cuối thế kỷ 17) và là nơi hội tụ của những người dân tứ xứ tìm nơi sinh cơ lập nghiệp
q- VỊ trí địa lý, điêu kiện tự nhiên của tỉnh Minh Hải
Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, phía Đông và Nam giáp biển Đông, phía tây giáp vịnh Thái Lan
25
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Với diện tích 7.689 km”, Minh Hải là tỉnh lớn nhất trong số các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 19,4%diện tích) và bằng 2,32% diện tích của cả nước
Toàn tỉnh được chia thành 9 huyện và 2 thị xã, 93 xã, 14 thị trấn và 13 phường Thị xã Cà Mau là trung tâm tỉnh ly
Có 307 km bờ biển và cửa sông lớn như: Bồ Đề, Gành Hào, Bảy Háp, sơng Ơng Đốc Các đảo là: Hòn Khoai, Hòn Chuối Diện tích vùng biển: 86.000 km?, trong đó diện tích thăm dò khai thác: 51.000 kmˆ, trữ lượng cá nổi: 320.000 tấn;
cá đáy: 370.000 tấn; tôm biển từ 25.000 đến 30.000 tấn, ngoài ra còn có mực, sò,
cua là điều kiện thuân lợi cho phát triển việc khai thác hải sản, nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ kinh tế biển, dầu khí mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực Đông Nam á và thế giới
Là vùng đất phù sa mới, đồng bằng thuần nhất, địa hình bằng phẳng trên phạm vi rộng Hướng dốc chính của địa hình là từ Đông — Bắc xuống Tây — Nam,
với độ đốc từ 1 đến 1,5 cm/ km, rất thuận lợi cho việc tổ chức chuyên canh lớn,
cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá Kết quả điều tra năm 1992 cho thấy Minh Hải có 4 loại đất chính:
- Đất phèn: 466.000 ha, chiếm 60% diện tích tự nhiên, độ chua cao, nồng độ độc tố nhôm, sắt và độ phì kém
- Đất mặn:257 ngàn ha, chiếm 34,5% diện tích tự nhiên, chịu ảnh hưởng nước mặn biển Đông, Tây, được hình thành bởi dải đất ven biển và dọc đài theo các bờ sông lớn
- Đất than bùn: 11 ngàn ha, chiếm 1,5 diện tích tự nhiên
- Đất bãi bồi: 8 ngàn ha, chiếm 1% diện tích tự nhiên, đây là vùng sinh thái
môi trường rất quan trọng cho sinh sản, phát triển tôm, cá biển và bồi lắng mở
rộng diện tích đất rừng cho minh Hải
Theo bố trí quy hoạch các vùng khả năng đất thì ở Minh Hải có: - _ Đất có khả năng trồng lúa và cây hàng năm là 390 ngàn ha - _ Đất trồng tràm và trồng cây công nghiệp là 124 ngàn ha - _ Đất trồng rừng ngập mặn và nuôi tôm là 212 ngàn ha
Hiện trạng sử dụng đất hiệu quả còn thấp, diện tích chưa sử dụng và sử dụng chưa ổn định còn lớn (60.000 ha) Hệ số sử dụng đất thấp (1,02 lân) Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế phần lớn chưa thoát khỏi độc canh và thuần nông, chăn nuôi chậm phát triển, nặng về khai thác, chưa có đầu tư thích đáng để nâng cao hệ số sử dụng đất, giá trị tạo ra trên đơn vị diện tích thấp, công nghiệp, dịch vụ
26
Trang 14nông thôn chưa phát triển, lao động nông nghiệp đang đôi thừa theo mùa vụ khá lớn
Nếu được quy hoạch hợp lý, đầu tư thích đáng từ phía nhà nước và nhân dân thì tiềm năng đất đai ở Minh Hải còn rất lớn, cho phép mở ra hương phát
triển tồn điện nơng-ngư-lâm nghiệp tổng hợp
Khí hậu ở Minh Hải là khí hậu cận xích đạo, gió mùa, với một nên nhiệt độ cao quanh năm, và lượng mưa phong phú nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
Mưa là một trong các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nông nghiệp ở Minh Hải Bởi vì, ở Minh Hải thời vụ gieo cấy và chế độ canh tác còn phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ mưa hàng năm để tạo nguồn nước nông nghiệp duy nhất trong thời gian qua Nguồn nước trong các kênh rạch bị nhiễm mặn, phèn với nồng độ cao không thể sử dụng cho lúa và hoa màu được
Mùa mưa ở Minh Hải bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm, tiếp đến là mùa khô Lượng mưa trung bình dao động từ 1.900mm đến 2.000mm
Năm 1995, hệ thống thuy lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp đưa nước ngọt sông Hậu về Minh Hải hình thành, mở ra khả năng tăng vụ cho sản xuất nông nghiệp khoảng 40.000 ha, cho phép phá thế độc tôn của nguồn nước mưa hình thành từ bao đời đối với nền nông nghiệp Minh Hải, giúp nên nông nghiệp được chủ động hơn, thoát dần sự ảnh hưởng của tự nhiên
Sông ngồi, kênh rạch ở Minh Hải dày đặc, đứng hàng đầu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Tổng chiều kênh rạch lớn nhỏ có đến 10.250 km, tổng diện tích là 175 km”, chiếm 2,3% diện tích tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thuỷ Chế độ thuỷ văn biên độ triều lớn, độ mặn cao, sông ngòi dày đặc làm cho dễ dàng xâm nhập mặn sâu rộng trong đất liền, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Tuy vậy, đây lại là nguồn tài nguyên quý của tỉnh để nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh tổn hợp rừng ngập mặn, làm muối, trên cơ sở bố trí hợp lý sẽ hình thành vùng dộng lực thúc đẩy kinh tế phát triển
Địa bàn tỉnh Minh Hải xa trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật,
văn hoá và thị trường lớn, là thành phố Hồ Chí Minh, nên có nhiều trở ngại về nhiều mặt, ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương Tuy vậy, giữa tỉnh và thành phố này đã từng tồn tại, và trong tương lai tiếp tục phát triển mối quan hệ kinh tế rất chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng cò lợi Minh Hải là một thị trường đối với hàng công nghệ tiêu
27
dùng, vật tư nông nghiệp, xây dựng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản của thành phố Hồ Chí Minh Ngược lại Minh Hải là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu chế biến hàng nông hải sản cho thành
phố Mối quan hệ hữu cơ, trao đổi kinh tế lẫn nhau là không thể thiếu được, nếu
không biết khai thác, phát huy và mở rộng chắc chắn sẽ làm chậm đi tốc độ phát
triển của tỉnh
b- Đặc điểm kinh tế-xã hội của tỉnh Minh Hải
Dân số ảnh hưởng phát triển kinh tế bởi vì với tốc độ tăng dân số quá
nhanh hoặc không hạn chế được tốc độ tăng dân số thì mức tăng trưởng kinh tế sẽ không còn ý nghĩa (các nhà kinh tế đã nêu lên mối tương quan này là: nếu dân số tăng 1% thì mức tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn 4%, thì nền kinh tế mới có tái sản xuất mở rộng) Mặt khác, dân số nói chung và lực lượng lao động nói riêng là một trong những nhân tố không thể thiếu trong phát triển nên kinh tế, nếu có lực lượng lao động đồi dào, được đào tạo có trình độ kỹ thuật, chuyên môn tốt là nhân tố vô cùng thuận lợi trong công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Vấn đề này đặt ra cho chính sách chi tiêu của chính phủ hai mặt cần giải quyết là: phải vừa hạn chế tốc độ tăng dân số vừa phải chăm lo công tác giáo dục, đào tạo để sử dụng hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có
*Dân số và đời sống dân cu
- Dân số Minh Hải năm 1995: 1.840 ngàn người, nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 1991 - 1995: 2,45% (GDP tăng bình quân giai đoạn 1991- 1995: 7,9%) du kiến đến năm 2000 giảm xuống còn 1,9% với dân số là 2.020 ngàn người
- Lao động xã hội vào năm 1995: 1.034 ngàn người, trong đó nông thôn chiếm 72% và có đến 73,5% số hộ nông nghiệp, còn ở thành thị là: 28% Số
nhân khẩu bình quân trên hộ ở nông thôn: 5,6% Diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ: 12.766 m7
- Mật độ dân số: 328 người/ km”, nhưng phân bố không đều, tập trung sinh sống chủ yếu ở những bờ sông, kênh rạch và ven đường giao thông
Hạn chế yếu tố của dân số và nhân lực ở Minh Hải là: - Gia tăng dân số tự nhiên cao
- Dân cư phân tán
- Lao động không có việc làm nhiều và có chiều hướng gia tăng; sử dụng lao động quỹ thời gian thấp, nhất là ở nông thôn
- Trình độ học vấn, dân trí thấp, công nhân kỹ thuật, cán bộ quản ký giỏi thiếu và chưa đồng bộ
28
Trang 15ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC
đâ _ Nụng nghiệp và đời sống xã hội nông thôn:
Giá trị sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 53% cơ cấu kinh tế trong
GDP năm 1995, với tổng giá trị: 1.167,2 tỷ đồng Nhịp độ tăng bình quân hàng
năm giai đoạn 1991-1995 là: 7,05% Hướng thực hiện đến năm 2000 tốc độ tăng bình quân hàng năm 9,40%, với tổng giá trị: 1.872 tỷ đồng
Nhìn chung nên nông nghiệp Minh Hải vẫn còn là nên sản xuất nhỏ, cá thể
Có sự chuyển dịch ban đầu về cơ cấu cây trồng, vật nuôi: phát triển mô hình sản
xuất đa canh Nhưng một số cây công nghiệp như: mía, khóm, dừa, chuối và đàn heo, gia cầm phát triển chậm do chưa có thị trường tiêu thụ ổn định
Hệ thống công trình thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh và đồng bộ Diện tích tăng vụ ít (đông xuân và hè thu: 39.197ha trên tổng điện tích canh tác: 321.747ha năm 1995), năng suất bình quân: 36 tạ/ha
Tình trạng thiếu các dịch vụ hỗ trợ ở hầu hết các lĩnh vực như: công tác nghiên cứu, khuyến nông, cung ứng giống cây trồng vật nuôi, vật tư, các phương tiện chế biến, tiếp thị, tín dụng đã làm hạn chế phát triển nông nghiệp ở Minh Hải Thực tế này đòi hỏi các địch vụ nêu trên cần phải được đầu tư, cải tiến và
phát triển để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo, và đồng thời còn là nên tảng thúc đẩy phát triển sản xuất hoa màu
Cơ sở hạ tầng ở nông thôn Minh Hải còn yếu kém, mức sống thấp Có 37,6% số xã có điện về tới trung tâm, số hộ dùng chiếm tỷ lệ 4,34%; giá điện lại cao hơn ở thành thị từ 50% đến 60%; 21,5% số xã có đường ô tô, 35,4% xã có
trạm truyền thanh, 58% xã có chợ, 58% xã có lớp mẫu giáo, 5,37% xã có nhà trẻ, có 5,49% số nhà ở kiên cố, 13,852% nhà ở bán kiên cố, còn lại 80,6% nhà ở cây
lá địa phương (Thống kê năm 1994 - Cục thống kê Minh Hải) Điều đó làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế văn hoá xã hội ở nông thôn Muốn cải thiện cơ sở hạ tầng và đời sống ở nông thôn cần phải có vốn lớn để đầu tư, từ nhiều nguồn bên ngoài và bên trong nội bộ kinh tế, kể cả việc sử dụng sức dân tại chỗ, trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là chủ yếu nhất * Công nghiệp Giá trị sản phẩm công nghiệp - xây dựng chiếm 20% cơ cấu kinh tế trong GDP năm 1995 29 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Sự phân bố mạng lưới công nghiệp hẹp, chủ yếu chỉ tập trung ở hai thị xã và cụm kinh tế - kỹ thuật Công nghiệp nông thôn chưa phát triển nên chưa phát huy vai trò của công nghiệp trong việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu, giá thành cao, vệ sinh công nghiệp còn hạn chế, sản phẩm kém sức cạnh tranh
* Đánh bắt và nuôi thuỷ sản
- Sản lượng nuôi và đánh bắt 151.902 tấn (năm 1995) tốc độ tăng bình quân hang nim 11.85% (giai đoạn 1995-1995)
- Kim ngạch xuất khẩu chiếm 85% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (Năm 1995 là 146,243 triệu USD) và tương đương 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước
- Những năm gần đây do ảnh hưởng của môi trường, dịch bệnh, tôm nuôi của tỉnh bị chết hàng loạt, kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người nuôi tôm, công nghiệp chế biến và cả các mặt khác của đời sống kinh tế, xã hội làm hạn chế đến tốc độ phát triển về nền kinh tế của tỉnh
® Giao thơng
-Tồn tỉnh có 240 km đường ô tô các loại, mật độ bình quân 3,2m
đường/kn điện tích tự nhiên
- Đặc điểm giao thông bộ ở Minh Hải: nên đường yếu, khả năng chịu tải hạn chế, chi phí bảo dưỡng lớn
Hiện còn 6/ 9 huyện chưa có đường ô tô (huyện Ủ Minh, huyện Thới
Bình, huyện Trần Văn Thời, huyện Đầm Dơi, riêng Cái Nước, Ngọc Hiển đang
được đầu tư quốc lộ IA đi xuyên qua) Đa số các tuyến xã chưa có đường ô tô vào trụ SỞ Xã
- Giao thông nông thôn khó khăn do đặc thù nhiều sông rạch, yêu cầu đầu tư lớn Mật độ đường bộ ở nông thôn là 620 m/ km’ Điều kiện đi lại của nhân dan rat khé khan
- Giao thông thuỷ với hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt thuận lợi đi lại ở nông thôn Đối với sông lớn, nhiều đoạn bị bồi cạn, chưa được nạo vét làm cho khả năng lưu thông bị hạn chế
Đánh giá chung
Đời sống kinh tế, xã hội ở tỉnh Minh Hải những năm qua đang đi dần vào ồn định và phát triển, một số lĩnh vực khá Nhưng còn một số hạn chế như sau:
30
Trang 16- Mức độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiểm năng Nên kinh tế mang tính chất nông nghiệp lạc hậu hiệu quả thấp, công nghiệp nhỏ bé, kết cấu hạ tầng
chậm phát triển, nhất là ở nông thôn
- Tài nguyên, tiềm lực lao động chưa khai thác sử dụng đúng mức - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm Thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp và chưa ổn định
- Môi trường đầu tư còn yếu kém
- Môi trường sinh thái và nguồn tài nguyên có chiều hướng giảm sút - Lĩnh vực văn hoá xã hội còn nhiều vấn đề lớn, bức xúc cần được giải quyết
Vấn đề cần giải quyết đối với nên kinh tế là: yêu cầu phát triển với nhịp độ nhanh hơn nữa, giải quyết nhân sinh, phát triển xã hội trên cơ sở giải quyết những khó khăn về vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ, hạ tầng yếu kém, thiếu kinh nghiệm quản lý và trình độ công nghệ lạc hậu
2.2.2- Công tác quản lý ngân sách xã ở Minh Hải: kết quả đạt được và các mặt hạn chế
Xuất phát từ nhu cầu phải có lương thực, thực phẩm và các trang thiết bị cần thiết để nuôi đưỡng quân dân du kích địa phương trong thời kỳ kháng chiến, các Đảng bộ cơ sở sản xuất tự túc, huy động đóng góp của nhân dân để nuôi quân tại chỗ, về sau được bổ sung bằng nguồn thu một phần thuế đảm phụ Kể từ đó coi ngân sách xã tỉnh Minh Hải được hình thành và tồn tại đến ngày nay
Trải qua mỗi giai đoạn khác nhau, ngân sách xã có những hình thức, vai trò đặc điễm khác nhau Nghiên cứu ngân sách xã trong giai đoạn kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước cho ta thấy bức tranh hiện thực về ngân sách xã, nhằm giúp nhanh chóng hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách xã thích ứng với quy luật vận hành của cơ chế thị trường phù hợp với luật ngân sách nhà nước, phát huy vai trò ngân sách xã trong xây dựng và phát triển nông thôn mới
Để từng bước đổi mới cơ chế quản lý ngân sách cho phù hợp với nên kinh
tế thị trường, nhà nước ban hành Nghị quyết số 186/ HĐBT ngày 27/7/1989 về sửa đổi phân cấp ngân sách cho địa phương và tiếp đó ban hành quyết định 168/HĐBT ngày 16/5/1991 bổ sung sửa đổi một số điểm của nghị quyết 186
31
Hai văn bản này đã khẳng định tầm quan trọng của nhiệm vụ quản lý ngân sách, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền địa phương các cấp, xác định rõ trách nhiệm của từng cấp chính quyền về quản lý tài chính ngân sách nhà nước, phân giao ngân sách tỉnh, huyện, xã chung vào ngân sách địa phương và giao cho UBND tỉnh tự quy định cụ thể nội dung thu chỉ quản lý theo các nguyên tác thống nhất và phù hợp với chế độ chung
Ngày 20/03/1996 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX ky hop thé 9 đã thông qua luật ngân sách nhà nước Đây là một bước pháp chế hoá quan trọng nền tài chính quốc gia phù hợp với cơ chế thị trường
Bộ Tài chính đã phát hành hai văn bản có tính chất hướng dẫn địa phương tự đổi mới trong quá trình tự củng cố và tăng cường công tác quản lý ngân sách xã: công văn số 75-TC /NSNN ngày 30/10 /1989 về quản lý ngân sách xã trong tình hình mới và công văn 35-TC /NSNN ngày 14 /05 /1989 hướng dẫn về kế toán ngân sách xã
Hai văn bản này bước đầu đã xác lập được một số quan điểm mới và hình
thành hai nội dung thu, chi mdi cho phù hợp với cơ chế thị trường, trước hết, đối với việc quản lý và khai thác nguồn thu Về thu, để có căn cứ chỉ đạo công tác
khai thác, nuôi dưỡng các nguồn thu, đã khẳng định những mô hình từng loại xã
như: xã kinh tế nông nghiệp, xã kinh tế nông nghiệp kết hợp với một số ngành nghề khác, xã kinh tế phát triển tồn diện nơng công thương Tiếp đó, trong nhiệm vụ chi, các khoản chi thường xuyên và không thường xuyên được nhận thức gần với nội dung chỉ tích luỹ và tiêu dùng và phân định phạm vi trách nhiệm quản lý cụ thể Nội dung quản lý ngân sách xã cũng đưa ra một số biện pháp tình thế như: khoán thu, khoán chỉ cho xã, điều tiết nguồn thu cho xã, giảm dần sự trợ cấp, thực hiện biện pháp trợ cấp có mục tiêu nhằm khai thác tiém nang ở xã
Riêng đối với tỉnh Minh Hải, có hai văn bản gắn với quá trình đổi mới quản lý ngân sách xã được ghi nhận là:
- Chỉ thị số 02 /CT-UB ngày 02/04/1991 của UBND tỉnh về tăng cường
công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn
- Hướng dẫn số 06/TC-HD ngày 04/04/1991 của Sở Tài Chính - Vật giá có hướng dẫn thi hành chỉ thị số 02 của UBND tỉnh
Đến ngày 20/4/1994 Sở tài chính - Vật giá có hướng dẫn số 07/HD.TCVG
hướng dẫn một số điểm bổ sung sửa đổi hướng dẫn số 06 cho phù hợp với tình
32
Trang 17ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC
hình mới Các văn bản này đã cụ thể hoá các văn bản hướng dẫn của trung ương
cho phù hợp với các đặc điểm về kinh tế xã hội ở Minh Hải
Các chủ trương mới và các hướng dẫn quản lý cụ thể của Bộ, tỉnh được thực hiện có kết quả như sau:
VỀ TÌNH HÌNH THU NGÂN SÁCH XÃ
1- Nguồn thu cố định:
Theo thông tư hướng dẫn 06/TC.HD, thu cố định bao gồm:
- Thu lệ phí sử dụng mặt đất, mặt nước các sông hồ, kênh rạch, bến nước, bến đò, bến tàu, nên chợ
- Thu các khoản phạt của xử lý hành chính - Thu hoa lợi công sản
- Thu các khoản nhân dân tự nguyện đóng góp - Thu các khoản hoá giá tài sản
- Hoa hồng của các đơn vị quốc doanh đóng góp khi mua sản phẩm của địa phương (nếu có)
- Thu ngày công lao động công ích (phần của địa phương) - Thu kết dư ngân sách năm trước
- Các khoản thu khác ngân sách xã mà luật cho phép
Công văn hướng dẫn số 07 /HD.TCVG ngày 20/04/1994 của Sở Tài Chính- Vật giá bố sung thêm nguồn thu cố định cho xã như sau:
- Những cơ sở mua bán nhỏ (như nghề phụ gia đình) cố định hoặc lưu động, hộ kinh doanh lưu động, hộ kinh doanh thương nghiệp rải rác ở nông thôn, thuế chưa có điều kiện thì giao cho ngân sách thu
- Loại sản xuất kinh doanh mới phát sinh, chưa ổn định như: cầu kéo, những dịch vụ khác được thu cho ngân sách xã Khi nào sản xuất kinh doanh ồn định, phát triển thành phổ biến phải giao lại cho cơ quan thuế quản lý thu
- Mức thu tính theo nguyên tắc:
+ Loại sản xuất kinh doanh tính theo quy định của nhà nước, lệ phí nào chưa quy định thì báo về Sở Tài Chính-Vật giá để trình UBND tỉnh xét duyệt
+ Hoa chỉ có mức từ 100 đồng, 600 đồng, đến 1.000 đồng/ ngày Công văn hướng dẫn 06 của Sở Tài chính-Vật giá và công văn hướng dẫn số Ø7 sửa đổi bổ sung hướng dẫn 06 của Sở Tài chính Vật giá không hướng dẫn chi tiết các nguồn thu và mức thu, cho nên các xã vận dụng mỗi nơi mỗi khác, không theo chế độ thống nhất, và thực hiện thu không đồng đều ở các xã, thể hiện như sau: 33 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Thu phí và lệ phí có:
+ Lệ phí giấy tờ: giấy khai sinh, chứng nhận kết hôn, chứng nhận giấy tờ khác, mức thu từ 200đ đến 1.000đ/ giấy, khoảng 30% số xã có thu nguồn này
+ Chứng nhận trên hợp đồng kinh tế thu: 10.000đ/ 1 hợp đồng, chỉ có một vài xã thu
+ Cho thuê mặt bằng chợ, có 3 cách tính: tiền thuê theo m? chiếm chỗ tiền thu theo sap ban hàng, tiền thuê tính theo đầu hộ kinh doanh Các xã có
đầu tư xây dựng chợ đều tổ chức thu
+ Hoa chỉ: mức thu từ 200đ đến 1000đ/ngày, có xã đấu thầu khoán thu cả năm hoặc từng tháng
+ Bến đò ngang: khoán thu theo tháng, có một số xã để cho các gia đình chính sách thu
+ Phí y tế: thu ở các phòng mạch tư, mức thu từ 50.000đ đến
60.000đ/tháng ở các huyện Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Thới Bình, Trần Văn
Thời, Đầm Dơi, còn lại 6 huyện thị khác không thu
+ Thu về cầu kéo: đây là khoản thu khá lớn từ 4 triệu đến 12 triệu đồng/ năm cho mỗi cầu kéo ở một số xã huyện Đầm Dơi, U Minh, xã khoán cho các hộ đầu tư xây dựng các cầu kéo xuồng, ghe qua đập và được thu phí Nguồn thu này đến năm 1995 UBND tỉnh quyết định giao lại cho ngành thuỷ lợi thu và dùng vào việc tu bổ, sửa chữa đập, cống, thì sẽ được quản lý chặt chế và sửa chữa kịp thời hơn là giao nhiệm vụ này cho ngành thuỷ lợi - Thu phạt hành chính: phần lớn là tiền phạt vi phạm trật tự an ninh xã hội, phạt vi phạm câu bắt cá giống vào thời điểm cấm
- Thu hoa lợi công sản: chỉ có thuê vuông tôm ở một số huyện Đầm Dơi với mức khoán 7 triệu đồng/ năm cho 25 ha
- Thu các khoản nông dân tự đóng góp có:
+ Đóng góp xây dựng đường nông thôn nội xã, thuỷ nông nội đồng, đường rẽ nhánh vào nhà dân
+ Đóng góp xây dựng trường
- Ngày công lao động công ích, mức thu 100.000 đ/ người/ năm, việc khai thác thu chiếm ty lệ khoảng 60% đối tượng phải thu ở các xã
Trang 18+ Nò sông: mức thu 30.000đ đến 50.000đ /tháng + Đầu xe hai bánh chở khách: mức thu từ 10.000đ đến 50.000đ /tháng/ chiếc + Dod đọc : 15.000đ đến 60.000đ /tháng/ chiếc
+ Đáy sông: huyện Đầm Dơi 1 xã có mức thu từ 500.000đ đến 1 triệu đ/ tháng cho mỗi hàng đáy, I xã có mức thu khoán 3,5 triệu đ/ năm Ngoài những nguồn thu được quy định thống nhất, trong thực thi chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã phát sinh những nguồn thu mới, mặc dù chưa được các cấp có thẩm quyền cho phép nhưng các xã tự bổ sung nguồn thu và mức thu như sau:
- Thu tiền của lái mua tôm, cá trên địa bàn xã: mức thu từ 30.000đ đến
60.000đ/ tháng, hoặc có nơi thu 500.000đ đến 600.000/ mùa
- Thu hoa hồng xáng cạp vào thi công trên địa bàn xã: mức thu 100đ/m” dat dao, dap
- Thu vịt đàn đưa vào xã chăn thả: 1000đ/công đất thả vịt, hoặc 700đ đến 1000đ/con, hoặc 1tritng vit/2 con vit dé, 200d/1 con vit thịt
- Thu thùng suốt lúa, máy cày nơi khác vào kinh doanh trên dia ban xã: mức thu 450.000đ đến 600.000đ/mùa/thùng suốt (hoặc máy cày, hoặc thu 80.000đ đến 100.000đ/tháng
- Thu vuông đeo (phần do dân mở thêm để khai thác nuôi tôm ngoài điện tích chính): mức thu tương đương mức thuế nuôi trồng thuỷ sản trên đất cùng
hạng
- Thu tiền bán đất (mặt bằng chợ) vào ngân sách xã theo mức thực bán Theo số liệu tổng hợp của Sở Tài chính - Vật giá cơ cấu nguồn thu ngân sách xã như sau: Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn thu ngân sách xã tỉnh Minh Hải - Thu cố định - Thu điều tiết 48 48 43 40 49 - Thu trợ cấp 13 6 4 7 8 35 MAI HỮU CHINH [ 10D [| 100 | 10 | 19 | 10 Như vậy, có thể rút ra một số nhận định tình thu ngân sách xã ở Minh Hải như sau:
- Nguồn thu cố định tăng từ 39% đến 53% trong thời gian 4 năm từ năm
1991 đến năm 1994, đến năm 1995 giảm xuống còn 43% do tình hình
năm 1995 của tỉnh Minh Hải gặp khó khăn bởi nạn tôm chết
- Thu ngân sách không đạt kế hoạch, nguồn thu cố định ngân sách xã giảm theo
- Tỷ lệ nguồn thu cố định tăng qua các năm thể hiện sự quan tâm khai thác nguồn thu này rất tích cực của chính quyền xã Đây là nguồn thu cơ bản của ngân sách xã Ở Minh Hải, tác giả luận án ghi nhận có tình trạng chấp hành khá tốt các quy định về thu ngân sách xã Số thu và cơ cấu các khoản thu cố định qua các năm như sau:
Bảng 2.2: NGUỒN THU CỐ ĐỊNH NGÂN SÁCH XÃ MINH HẢI Đơn vị tính: triệu đồng 1 Thu cố định NS xã Thu sự nghiệp 8.843| 5.194} 58,7 100 | 11.909 5.209 | 43,0 100 | 14.547 5.064 | 34,8 100 | 17.446 7.207 | 41,3 100 | 15.904 4.689 Giáo Dục 236 4,5 605 |} 11,9 396 5,4 824 Ytế 30 0,6 45 0,9 40 0,5 36 Lệ phí đô thị 718 | 13,7 966 | 19,0 1.742 | 24,1 1.153 Hoa lợi công sản 619} 11,8 1.043 | 20,5 599 8,3 567 Sự nghiệp khác 3.423 | 65,4 2.402 | 47,4 4.430 | 64,4 2.107 Thu do ND déng 767 8,6 1.676 | 14,2 3.245 | 22,3 2.163 | 12,4 3.550 Thu khác 2.880 32,5 5.204 | 43,0 6.237 | 42,9 8.076 | 46,3 7.664 Thu tién phat 605 | 11,6 821) 31,1 743 9,2 659 Lệ phí đò 133 2,5 180 2,8 144 4,7 242 Bán tài sản 386 | 4,19 226 3,6 844 10,4 1.108 Thu khác 289 3,5 557 8,9 529 6,5 1.602 Thu kết dư 2.060 | 39,5 1582| 25,3 4.257 | 52,7 4.050 Ở Minh Hải vụ mùa thu hoạch vào cuối năm, từ đó dẫn đến số thu điều
tiết dồn vào cuối năm rất lớn cho ngân sách xã, do đó số kết dư chuyển sang
năm sau lớn Là khoản thu điều tiết nhưng khi kết chuyển sang ngân sách năm sau trở thành nguồn thu cố định, do đó khi đánh giá trên báo cáo tổng
36
Trang 19
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC
hợp cần thiết phải loại trừ nguồn kết dư này thì số liệu về thu cố định mới được phản ánh chính xác
Việc khai thác nguồn thu cố định phụ thuộc điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế của xã Xã nào địa thế thuận lợi về giao thông, có chợ tập trung, kinh tế phát triển đa dạng thì có nguồn thu cố định lớn Ngược lại một số xã thuần nông thì nguồn thu cố định này hạn hẹp Chỉ tiết số liệu ngân sách xã từ năm 1991 đến 1995 cho thấy cụ thể như: huyện U Minh có 6 xã thiên về khai thác rừng tràm nên số thu cố định năm 1994 chỉ là: 239 triệu, bình quân
cho một xã là 39,8 triệu; trong khi đó huyện Đầm Dơi có 10 xã với thế mạnh
về nuôi trồng thủy sắn và thương mại tương đối phát triển, số thu cố định là: 2.673 triệu đồng, bình quân 1 xã là 267 triệu, lớn gấp 6,7 lần so với một xã ở
huyện Ù Minh
Sự quan tâm đến khai thác nguồn thu cố định ngân sách xã của cấp ủy và chính quyển địa phương cũng là nhân tố tác động rất lớn đến số thu của ngân sách xã Cùng điều kiện kinh tế như nhau, nhưng số thu cố định ngân
sách xã bình quân ở huyện Vĩnh Lợi, Cái Nước, Đầm Dơi lớn hơn so với các
huyện Hồng Dân, Giá Rai
Công văn hướng dẫn 06; 07 của sở Tài chính - Vật giá trong công tác quần lý vừa qua xét thấy có những điểm thiếu sót và sơ hở như sau:
1/ Các văn bản này chưa hướng dẫn cụ thể về cách tính các mức thu
như: giá các dịch vụ, giá cho thuê mặt nước, mặt đất, mặt bằng chợ, giá ngày
công lao động công ích, các mức thu đối với các hộ mua bán nhỏ có mức kinh doanh khác nhau cho nên các xã vận dụng về cách tính mức thu mỗi nơi khác nhau Có xã tổ chức thu, có xã không - gây ảnh hưởng không tốt, lộn xộn
(thất thu lớn)
2/ nguồn đất đai thuộc qũy đất công chưa được hướng dẫn khai thác tạo nguồn thu cho ngân sách xã như: đất bãi bổi ven sông, ven biển, đất bảo lưu
bờ sông, ven lộ Hầu hết nhân dân có đất được giao quyển sử dụng liền ranh
lấn chiếm và khai thác như là đất được giao quyền sử dụng chính thức
37
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3/ Việc giao cho ban tài chính xã lập bộ để quản lý tất cả các nguồn thu cố định của ngân sách xã là phù hợp, điều này phát huy được sự chủ động,
tích cực của tài chính xã trong các nguồn thu cố định, nhưng cần phải quy định thẩm quyển quyết định hộ lớn, nhỏ giao cho chi cục thuế huyện, nếu
không dễ đến việc tranh chấp nguồn thu giữa các cơ quan thuế và tài chính
xã
4/ Việc quy định các nguồn thu cố định được đưa thẳng vào tài khoản ngân sách xã ở kho bạc và được sử dụng ngay trong thực tế không thực hiện được, toàn bộ các xã đều thu chỉ nguồn thu cố định ngoài ngân sách nhà nước
2- Nguồn thu điều tiết và trợ cấp
Đây là số thu được thể hiện qua ngân sách nhà nước Theo công văn hướng dẫn số 06 và 07 của Sở Tài chính — Vật giá, nguồn thu điều tiết cho ngân sách xã được chia làm hai loại:
- Nguồn thu điều tiết 100% cho ngân sách xã gồm có: thuế sát sinh; nguồn thu chống buôn lậu do xã thực hiện; các loại nợ có nguồn gốc từ ngân sách nhà
nước
- Nguồn thu được điều tiết 10% cho xã, được tính chung trên toàn huyện, sau đó tùy thực tế mà huyện phân chia tỷ lệ điều tiết lại cho từng xã, gồm có: thuế môn bài, thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế hàng hóa, thuế nhà đất, thuế tài nguyên, thuế nông nghiệp, thuế nuôi trồng thủy sản, trước bạ
Năm 1991, để khuyến khích tăng cường trách nhiệm cùng ngành thuế quản lý nguồn thu, tỉnh Minh Hải cho phép trích thêm 10% trên kết quả thu vượt, lấy từ ngân sách huyện thị 5% và ngân sách tỉnh 5% thưởng cho các xã Đến năm 1992, tỷ lệ điều tiết nguồn thu này cho xã là 15%, nhưng chỉ điều tiết trực tiếp cho xã là 10%, còn 5% huyện giữ lại làm qũy điều hòa dùng chi cho các xã có số thu ít, không cân đối được ngân sách Năm 1993, 1994 áp dụng lại tỷ lệ điều tiết 10% các nguồn thu trên cho ngân sách xã, huyện vẫn giữ vai trò điều hòa ngân sách các xã trong huyện nhưng không lập qũy điều hòa riêng mà tính toán trong dự toán ngân sách hàng năm bằng cách điều chỉnh lại tỷ lệ điều tiết cho ngân sách xã trên tỷ lệ được giao chung
Kết quả về thu điều tiết và trợ cấp trong cơ cấu ngân sách xã thể hiện ở bảng 2.2 cho thấy: nguồn thu điều tiết năm 1991, 1992 giữ tỷ trọng 48%, đến
38
Trang 20năm 1993 còn 43% và năm 1994 còn 40% do tỷ lệ điều tiết bình quân ngân sách cho huyện giảm từ 15% xuống còn 10% Đến năm 1995 tăng lại 49% do không áp dụng tỷ lệ điều tiết bình quân cho ngân sách xã cho cơ cấu ngân sách huyện nữa, mà áp dụng hình thức định mức chi cho ngân sách xã, sau đó mới tính lại tỷ lệ điêu tiết
Việc điều tiết theo tỷ lệ thống nhất cho ngân sách xã, ngân sách huyện sau đó giao lại cho huyện tính toán phân định tỷ lệ điều tiết lại cho từng xã, không phân biệt nguồn thu tiềm năng khác nhau ở từng huyện có những ưu và nhược
điểm như sau:
- Ưu điểm của cách phân chia này là đơn giản để quản lý và lập dự án
ngân sách huyện, tạo được sự chủ động trong tính toán phân bổ chỉ tiêu ngân sách xã, sát hợp với tình hình địa phương
- Nhược điểm thể hiện ở chỗ: huyện có tiềm năng khá (số thu cố định lớn) thì số điều tiết được nhiều, ngân sách xã có nguồn thu lớn Ngược lại, nếu huyện nghèo (số thu cố định ít) thì ngân sách xã có nguồn thu này ít Bởi vì khi phân định lại tỷ lệ điều tiết chỉ xã, huyện phân chia không được vượt quá tỷ lệ điều tiết tỉnh đã phân Tình hình này đã làm phát sinh sự phân hóa nghèo, giàu rất lớn giữa các xã, (thể hiện qua phụ lục 1: số liệu về nguồn điều tiết trợ cấp bình quân cho các xã ở các huyện thuộc tỉnh Minh Hải) Mặt khác, giao cho huyện tính lại điều tiết cho xã sẽ dẫn đến tình hình các huyện, thị quan tâm đến ngân sách xã thì để lại số điêu tiết nhiêu, ngược lại sẽ để cho xã ít Điều này tạo sự không công bằng và dễ xảy ra hiện tượng co kéo giữa ngân sách huyện và xã, giảm sự chủ động trong điều phối ngân sách của Hội đồng nhân dân xã
Đến năm 1995, nhằm hạn chế các nhược điểm trên trong tính toán điều tiết để lại cho xã được thay đổi bằng hình thức khoán chỉ cho ngân sách xã bình quân
từ 150 đến 180 triệu đồng, tính chung vào dự toán ngân sách huyện, thị Dựa vào mức khoán, huyện, thị tính lại tỷ lệ điều tiết cho ngân sách từng xã, kết quả tỷ lệ cơ cấu nguồn điều tiết trong thu ngân sách xã tăng 9% so với năm 1994 Bình quân số thu ngân sách giữa các xã có sự chênh lệch ít hơn, ưu điểm của phương pháp này là: các xã biết chắc được số ngân sách xã được chi để chủ động bố trí
chỉ tiêu hợp lý Tuy nhiên, phương pháp này lại có nhược điểm: nếu huyện thu
không đạt kế hoạch được giao thì ngân sách xã cũng bị ảnh hưởng, và trong tình hình này huyện không có khả năng để trợ cấp cho ngân sách xã vì huyện cũng gặp khó khăn 39 MAI HỮU CHINH Vấn đề trợ cấp từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã theo quy định chỉ đặt ra khi nguồn thu ngân sách xã không đảm bảo chi thường xuyên và chỉ trợ cấp đủ trả sinh hoạt phí, không trợ cấp cho chi hoạt động
Kết quả các khoản trợ cấp qua bảng số liệu sau:
Bang 2.3 NGUON THU TRO CAP NGAN SACH XA TiNH MINH HAI Đơn vị tính: triệu đồng THU TRỢ CẤP 2.858 1.448 1.25 2.196 3.017 - Trợ cấp cân đối 2.139 708 1.067 1.376 1.518 ngân sách - Trợ cấp xây 679 560 30 529 628 dung co ban - Trợ cấp xây 40 180 156 291 870 dựng đột xuất Nguồn thu trợ cấp cho ngân sách xã chủ yếu là trợ cấp cân đối ngân sách xã, trợ cấp định suất, trợ cấp XDCB phát sinh không đều với số lượng không lớn Qua tình hình trợ cấp như vậy, ta thấy chính sách tài trợ từ ngân sách cấp trên chỉ nhằm mục tiêu duy trì đội ngũ cán bộ xã không bỏ việc và duy trì hoạt động thường xuyên; không nhằm mục đích điêu chỉnh sự phát triển giữa các xã giàu, nghèo, thực hiện sự công bằng trong đầu tư và phát triển giữa các xã khác nhau
VỀ TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH XÃ
Theo chỉ thị 02- CT/UB ngày 02/04/1992 của UBND tỉnh Minh Hải và các công văn hướng dẫn 06/TC — HD ngày 04/04/1991, công văn hướng dẫn số
40
Trang 21
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
07/HD.TCVG ngày 20/04/1994 của Sở Tài chính - vật giá, chỉ ngân sách x4 chi Tổng chỉ 20.604 | 100,00 | 23.289 | 100,00 | 28.109 | 100,00 | 30.577, 100.00 | 33.083 | 100,00
lam 4 loai: ‘ 1.Chỉ kiến thiếtKTế | 4207| 2090| 4145| 1548| 4453| 15,84) 4.550] 1488| 4521| 13,67
al 2.Sự nghiệp văn xã 907| 440| 1275| 5,1] 1.436| 5,11] 144| 4/73| 2367| 4,13
3.Chỉ quản lý HC 10.606 | 51,48] 12.575| 55,68) 15.651| 55,68) 17.151) 56.09 | 18.889| 52,10
- Chi quan ly chinh 4.Chi khác 4784| 23/2| 5294| 23,37] 6.569| 2337| 7429| 2430| 8.305| 25,10
‘ > Trong đó:
- _ Chỉ sự nghiệp văn xã; - Công an quân sự 742 998 625 1.303 2.202
- _ Chỉ kiến thiết kinh tế; - Cứu tế xã hội 443 474 426 646 379
- Chỉ khác
Kết quả thực hiện nhiệm vụ chỉ thời gian qua thể hiện như sau (xem bảng 2.4 trang sau)
1Ị Chỉ quản lý hành chính
Khoảng chi này chiếm tỷ trọng lớn hơn 50% trong cơ cấu chi ngân sách xã Chế độ chỉ mỗi xã mỗi khác, có xã chỉ cao hơn chế độ chỉ của tỉnh, huyện Chứng từ chi tiêu không theo quy định, có những khoảng chỉ mang tính tạm ứng nhưng xã đưa vào quyết tốn chi (khơng thanh tốn trở lại)
Một số khoảng chỉ chủ yếu được thực hiện ở các xã như sau: a/ Chi công tác phí
Mục chỉ này chiếm đại bộ phận trong chỉ hành chính và được quản lý khá tùy tiện ở các xã Chứng từ cho mục chỉ về công tác phí thường được phát hành không hợp lệ, không đúng quy cách và trong nhiều trường hợp thực hiện thủ tục tạm ứng và thanh tốn khơng đúng chế độ quy định Một số xã thực hiện chế độ chỉ khoán với mức cao hơn so với mức chi quy định của tỉnh
Một số khoản chi chủ yếu được thực hiện ở các xã như sau: Bang 2.4: CHI NGAN SACH XA O TINH MINH HAI Đơn vị tính: triệu đồng 41 MAI HỮU CHINH - Chi công tác phí đi ấp Khoảng 30% số xã chỉ tiền xăng, dầu đưa đón cán bộ đi công tác ấp, không chi phụ cấp lưu trú Phân đông xã chỉ xăng, dầu và tiền phụ cấp thấp nhất là 20.000đ /ngày, cao nhất là ó0.000đ/ngày, cá biệt có xã chi phụ cấp đến 100.000đ/ngày
- Công tác phí đi huyện Hầu hết các xã chỉ tiền xăng, dầu và phụ cấp lưu trú với mức chi thấp nhất: 5.000đ/ ngày, cao nhất 20.000đ/ ngày Cá biệt có xã chỉ theo thực tế chỉ phí kê khai của cán bộ đi công tác
- Công tác phí đi tỉnh Ngoài tiền tàu xe, cán bộ xã đi công tác còn được chi phụ cấp lưu trú thấp nhất: 20.000đ/ngày, cao nhất 70.000đ/ngày Có một xã thanh toán theo thực chỉ (chế độ công tác phí tỉnh đang áp dụng phụ cấp lưu trú 10.000đ/ngày)
b/ Chỉ hội nghị: thường có sự phân biệt giữa hội nghị và hợp phổ biến các chủ trương chính sách, họp công tác và quy định số lượng cuộc hội nghị trong năm của cấp xã nên chi còn rất tùy tiện cho các cuộc họp lẽ ra không nên chỉ Mức chỉ tập trung số đông ở mức 5.000đ/ngày và 6.000đ/ngày/người
c/ Chỉ tiếp khách: khoản chỉ khá lớn trong chi hành chính, rất khó quản lý C6 x4 chi hàng trăm triệu đồng trong năm Chế độ quản lý khác nhau ở các xã có xã định mức cho trưởng ngành tiếp khách 200.000đ/tháng, phó ngành 100.000đ/ tháng có xã quy định một lần tiếp khách không quá 100.000đ, có xã khống chế bằng cách phải có ý kiến của Đảng bộ mới được chỉ Phần lớn xã chỉ theo thực tế tiếp khách
d/ Chi bếp ăn tập thể Có đến 80% số xã duy trì chế độ cho bếp ăn tập thể, với mức chỉ từ 5.000đ đến 6.000đ/người/ ngày
e/ Tiền thuốc trị bệnh Đây là khoản chỉ thực tế đơn thuốc trị bệnh, chiếm tỷ trọng không lớn chỉ tập trung ở mức cấp trưởng đầu ngành của xã
42
Trang 22
Trước năm 1994 có đến 40 cán bộ được hưởng chế độ định suất xã Đến năm 1994, thực hiện Nghị định số 46/CP ngày 23/06/1993 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ Đảng, chính quyền và kinh phí hoạt động của các đoàn thể, nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh quy định lại suất xã không quá 28 cán bộ, mức chỉ trả theo Nghị định 46/CP
Hầu hết các xã đều có số lượng cán bộ vượt định suất quy định Cho đến nay phần đông các xã đều có số lượng cán bộ hưởng định suất từ 30 đến 40 cán bộ, rất ít xã thực hiện đúng định suất đã quy định Biện luận về việc này, các xã có ý kiến như sau:
- Mức trả sinh hoạt phí cho định suất xã thấp không đủ chi phí ăn, mặc, đi lại làm việc, tình hình này làm cho thời gian làm việc của mỗi cán bộ xã ít đi do phải sản xuất tự túc nhằm có thêm thu nhập, do đó phải bù lại bằng số đông mới đảm bảo công việc hàng ngày ở xã Ví dụ, mức sinh hoạt phí Phó Bí thự Đảng ủy xã, Phó Chủ tịch HĐND xã, Phó Chủ tịch UBND xã, Trưởng công an xã, Trưởng các đoàn thể nhân dân xã có mức sinh hoạt phí theo Nghị định 50/CP ngày 26 /07/1995 là: 180.000đ/tháng, tiên ăn tối thiểu hiện tại đối với một người phải là 6.000đ/ngày, tính ra là 180.000đ, không còn tiên để trang trải chi phi vé mặc, đi lại và chi phí khác Nếu là cán bộ thuộc chức danh chuyên môn khác thì còn gặp nhiều khó khăn hơn
- Quy mô về diện tích đất và dân số các xã thuộc tỉnh Minh Hải lớn: có
18 xã có dân số từ 19.000 đến 30.000 người, có diện tích từ 7.000ha
đến 28.000ha Điều kiện sông nước đi lại khó khăn Dân cư ở tải rác theo diện tích đất canh tác nông nghiệp, cho nên với số lượng cán bộ
xã quy định như hiện nay, không thể thực hiện tốt và chu đáo hết chức
năng của cấp chính quyền cấp xã được giao
- _ Do đặc điểm kinh tế nông nghiệp, nên nguồn thu ngân sách xã dồn vào cuối năm, phần lớn các xã không có kế hoạch chi tiêu chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng chỉ trả sinh hoạt phí không kịp thời theo quy định, thường có số nợ sinh hoạt phí trả dồn vào cuối năm Những lúc như vậy làm ảnh hưởng đến thời gian công tác của cán bộ xã (vì phải lo chạy ăn), chính tình hình này làm cho xã phải chỉ tiền cho bếp ăn tập thể để
giữ được cán bộ làm việc, do đó đưa đến tình trạng mức chỉ trả định
suất các xã thường thấp hơn quy định, thậm chí có nơi trả sinh hoạt phí chỉ bằng 50% số quy định (một số xã ở huyện Đầm Dơi, Giá Rai)
43
Nghị định 46/CP và nghị định 50/CP của Chính phủ không đề cập đến định suất và sinh hoạt phí cho cán bộ ấp, công văn hướng dẫn Ø7 của Sở Tài chính Vật giá Minh Hải, định mức chỉ sinh hoạt phí và hoạt động cho ấp: 100.000đ/ tháng Trong thực hiện hầu hết như các xã đều chấp thuận định suất cho ấp từ 2 đến 5 cán bộ, nhưng chế độ chi trả định suất và hoạt động rất khác nhau: có nơi giao khoán theo tỷ lệ trên số thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, có nơi giao cho ấp thu một số hộ công thương nghiệp nhỏ, có nơi khoán trên mức quy định, có nơi chỉ hỗ trợ khi có công tác đột xuất
Trợ cấp một lần cho cán bộ nghỉ việc có thời gian công tác từ 5 năm trở lên, tồn bộ các xã khơng thực hiện
Chỉ hoạt động của đoàn thể theo Nghị định 46/CP của Chính phủ và hướng dẫn Ø7 của Sở Tài chính-Vật giá, khoán cho mỗi đoàn thể chi hoạt động không quá 3,5 triệu đồng/năm, không có định mức công việc kèm theo, trong thực hiện các xã chi theo chế độ chung của chính quyền xã và khống chế mức tối đa như quy định
Ngoài các đối tượng thuộc nhiệm vụ chỉ của ngân sách xã kể từ năm 1991, khi các đội thuế xã được thành lập, ngân sách xã còn phải chỉ một phần hoạt động cho đội thuế, có xã chỉ tiền ăn và công tác phí cho đội thuế, có xã khoán
chi: 15.000.000đ, 30.000.000đ/ năm cho đội thuế, một số xã cung cấp lai thu
khác cho đội thuế để thu cho ngân sách xã và chỉ trả lại đến 50% số thu, mục đích chi hỗ trợ cho đội thuế là nhầm khuyến khích đội thuế thu đạt vượt kế hoạch được giao, là nhiệm vụ của chính quyên xã, đồng thời gắn với số thu ngân sách xã
2/ Chỉ sự nghiệp văn xã và chỉ khác
Chỉ văn xã là khoản chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong ngân sách xã Theo hướng dẫn Ơ7 của Sở Tài chính - Vật giá thì các khoản chỉ: nghiệp vụ phí y tế, chỉ truyền thanh, hỗ trợ giáo dục, cứu tế xã hội tùy khả năng ngân sách xã và yêu cầu cụ thể mà các xã định mức khoán cho từng loại Do mức chỉ, mục chi của từng xã rất khác nhau, cộng với số lượng công trình văn hóa rất ít như: chỉ có 5% các xã có nhà trẻ, 26% xã có trường mẫu giáo, 36% xã có trạm truyền thanh, nên số chỉ về sự nghiệp văn xã ở các xã rất ít
- Chỉ sự nghiệp giáo dục ở các xã bao gồm: chỉ hỗ trợ cho trường tiểu học trong các kỳ thi hoặc chi tiếp khách cho các trường trong trường hợp cấp trên
44
Trang 23ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC
đến làm việc Có một số xã chi sửa chữa trường lớp từ qũy xây dựng trường, lại quyết toán vào mục chỉ sự nghiệp giáo dục
- Chỉ sự nghiệp thể dục thể thao chủ yếu là chỉ tiên ăn, uống, trang bị cho các cầu thủ trong các đợt, tập dợt, thi đấu các phong trào thể dục thể thao
- Chi cho y tế các xã, thị trấn lấy từ nguồn thu phí y tế (thu cơ sở phòng mạch tư) để chi hỗ trợ cho trạm y tế, các đợt tiêm chủng mở rộng, có xã lại giao luôn khoản thu phí y tế cho trạm y tế thu chí ngoài ngân sách xã
- Các hoạt động thường xuyên của công an được đảm bảo từ nguồn thu phạt vi phạm hành chính Công an tuần tra, truy quét chỉ từ 5.000 đến 10.000đ/ đêm
3/ Chỉ kiến thiết kinh tế
Chi kiến thiết kinh tế chiếm tỷ trọng từ 20,9% năm 1991, giảm dần đến năm 1995 còn 13,6% trong cơ cấu chi ngân sách (bảng số 2.4 — chỉ ngân sách xã) Số chi kiến thiết kinh tế của ngân sách xã qua các năm không vượt hơn 4.500 triệu đồng, đó là kết quả của chính sách hạn chế chi đầu tư từ cấp ngân sách xã trong phân cấp ngân sách vừa qua
Công văn hướng dẫn 06/TC.HD ngày 04/04/1991 của Sở Tài chính - Vật giá quy định: “xã không quản lý chỉ xây dựng cơ bản, nếu nhu cầu quá bức thiết, ngân sách có khả năng, hoặc công trình có huy động vốn của dân, phải lập thủ tục theo quy trình xây dựng cơ bản được Chủ tịch UBND huyện, thị xã kiểm tra giám sát từ khâu đầu đến khâu cuối”
Đối với nguồn trợ cấp chỉ thực hiện khi “xã đã quản lý thu hết các nguồn và chỉ sinh hoạt phí, hoạt động thường xuyên với tỉnh thần tiết kiệm, không vi phạm chế độ sẽ được trợ cấp đủ để trả sinh hoạt phí cho cán bộ xã” (Công văn hướng dẫn số 06/TC.HD ngày 04/04/1991, trang 2, dòng 34, 35, 36)
Công văn hướng dẫn số 07/HD.TCVG ngay 20/04/1994 của Sở Tài chính — Vật giá xếp chi xây dựng cơ bản vào khoản chi “không thường xuyên”, nguồn chi “tùy thuộc vào ngân sách và yêu cầu cụ thể” (Công văn hướng dẫn số 07/HD.TCVG, trang 4, dòng 7, 8, 9)
Các danh mục công trình chỉ kiến thiết kinh tế của xã chủ yếu là: chỉ xây dựng trụ sở, làm đường giao thông nội xã, chợ ở những thị trấn dân cư đông đúc, nhu cầu đòi hỏi bức xúc, từ thực tiễn, có nơi ngân sách xã có khả năng ngân sách cộng với khả năng huy động trong nhân dân để giải quyết, có một số
45
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
xã trước nhu cầu bức thiết phải đi vay ngoài dân, chiếm dụng tiên thuế để chỉ, và sau đó không có khả năng chỉ trả, nợ đọng kéo dài, ngân sách xã không có khả năng thanh toán Năm 1996, Sở tài chính - Vật giá phỉ xin ý kiến UBND tỉnh để trợ cấp gần 1 tỷ đồng cho các khoản nợ này, nhằm làm lành mạnh hóa tài chính cho ngân sách xã trước khi thực hiện luật ngân sách nhà nước
Số xã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của tỉnh và khả năng ngân sách yếu kém không đám làm sai quy định thì có tình trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt dân cư rất là yếu kém
Nhu cầu về vốn để sửa chữa cầu, trường, trụ sở làm việc, thiết bị văn phòng, phát sinh ở xã thường xuyên, nhưng hầu như chưa được bố trí nguồn vốn được thực hiện Điều đó dẫn đến tình trạng xuống cấp rất nhanh chóng của các công trình và xã rất thiếu về trang bị phương tiện làm việc
Chỉ xây dựng, sửa chữa trường học bằng nguồn huy động trong dân cũng được hầu hết các xã tập trung vào mục chỉ này Một số xã xuất ngân sách hỗ trợ cùng nguồn huy động của nhân dân để làm các công trình thủy nông đồng nội, rất có hiệu quả đối với phát triển kinh tế nông nghiệp ở nông thôn như huyện Vĩnh Lợi, U Minh, Đầm Dơi
Thực trạng cơ sở hạ tầng quá yếu kém ở nông thôn Minh Hải, cộng với việc sử dụng chính sách tài chính kém năng động hạn chế nguồn vốn đầu tư cấp cơ sở là không phù hợp, làm cho ngân sách xã bị mất đi tính chủ động trong quá trình xây dựng nông thôn mới thích ứng với cơ chế thị trường
Sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, các hợp tác xã nông thôn bị giải thể Điều này tạo khoảng trống về đầu tư cơ sở văn hóa, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp mà trước đây hợp tác xã đã làm như: kế hoạch sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu khoa học, khuyến nông, thông tin thị trường, máy kéo, cung ứng giống, phân bón, thuốc trừ sâu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trước tình hình đó, các thành phần kinh tế tư nhân nhanh chóng lấp vào những dịch vụ, chủ yếu là lĩnh vực thương mại có lời cao vừa bị bỏ ngỏ, còn các dịch vụ khác bị bỏ trống làm cho mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị giảm thấp, đòi hỏi ngân sách xã phải chỉ
Các doanh nghiệp nhà nước trước đây thu mua nông sản thì có đầu tư hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vốn, vật tư, thiết bị, kể cả một số cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất để có sản phẩm thu mua Khi chuyển sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không làm nhiệm vụ hỗ trợ đầu tư nữa, đòi hỏi xã phải có kế hoạch đầu tư thích hợp
46
Trang 24Minh Hải là tỉnh được xếp vào loại tỉnh đồng bằng, có vùng sâu xa trên 70% điện tích, cơ sở hạ tầng yếu kém Nếu không tăng cường đầu tư phát triển từ cơ sở thì không thể tránh khỏi tình trạng tụt hậu ngày càng xa so với các địa phương trong khu vực
VỀ TÌNH HÌNH CHẤP HÀNH CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ
1! Công tác lập và chấp hành dự toán ngân sách xã
Dự toán ngân sách xã được lập hàng năm, do chủ tịch UBND huyện xét duyệt và giao dự toán cho ngân sách xã trên địa bàn Dự toán được lập căn cứ vào định mức, chế độ thu cho ngân sách xã do các cấp có thẩm quyền ban hành, nhưng công tác chấp hành ngân sách xã có những biểu hiện:
- Chỉ một bộ phận nhỏ ở các xã thị trấn có ý thức chấp hành tốt dự toán ngân sách được duyệt và quán triệt tinh thần tiết kiệm thì ngân sách xã mới ổn định, cân đối Có xã không những đảm bảo được chỉ thường xuyên mà còn dành một phần ngân sách xã chi xây trụ sở, giao thông, thủy lợi, sửa chữa trường học, đảm bảo các nhu cầu an ninh quốc phòng, và một phần hỗ trợ các nhu cầu xã hội đặt ra, mặc dù số thu ngân sách của các xã này không lớn
- Do tính tự phát còn lớn, bộ phận quản lý điều hành không chặt chế, nên chi ngân sách xã thường theo nhu cầu trước mắt theo nguồn thu điều tiết dồn vào cuối năm, chưa tuân thủ theo dự toán được duyệt, thiếu dự phòng nên thường giải quyết sinh hoạt phí chậm hoặc không có để giải quyết, tình trạng thiếu nguồn chỉ hoạt động thường xuyên xảy ra, đặc biệt một số xã, thị trấn tuy có số thu lớn nhưng do quản lý không chặt chẽ nên dẫn đến mất cân đối lớn
Công tác kiểm tra, thanh tra chấp hành chính sách chế độ thu chỉ ngân sách xã không thực hiện thường xuyên Về phía tỉnh trong 5 năm đã tổ chức 2 cuộc thanh tra ngân sách ở 2 huyện Ở cấp huyện việc này thực hiện không đều, huyện nào quan tâm đến thanh tra, kiểm tra uốn nắn tình hình quản lý ngân sách thường xuyên hơn và công tác quản lý các xã ở đó cũng tốt hơn
Quá trình quản lý ngân sách xã gặp trở ngại lớn là, chính sách chế độ về thu chỉ ngân sách xã của các cấp thẩm quyền ban hành không đây đủ và không hướng dẫn chỉ tiết, có quy định quá lạc hậu nhưng chậm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, làm cho các xã vận dụng mỗi nơi một khác, dần dần thành thói quen tùy tiện Hầu hết các xã, kể cả xã quản lý tương đối tốt, đều vi phạm
47
kỷ luật tài chính, tự đặt ra nhiều khoản thu chỉ, nhiều khoản chỉ cho các đối tượng không thuộc phạm vi của ngân sách xã
2! Công tác kế toán và quyết toán
Cán bộ tài chính, kế toán ngân sách xã hiện có 21% số người đạt trình độ sơ cấp, 10% trung cấp, 69% chưa qua lớp đào tạo Đó là một khó khăn trong hồn thiện cơng tác kế toán, quyết toán ngân sách xã Tuy vậy, do lĩnh vực kế toán ngân sách xã được các huyện quan tâm tập huấn thường xuyên, nên công tác hạch toán ngân sách xã tương đối có nèn nếp Gần 60% huyện thực hiện quyết toán ngân sách xã hàng tháng, có kiểm tra chứng từ tại huyện và ra thơng tri duyệt y quyết tốn.Số còn lại thực hiện công tác báo cáo kế toán và xét duyệt chậm, có nơi thực hiện hàng qúy, có nơi tiến hành vào mỗi 6 tháng
Công văn hướng dẫn 06 và 07 của tỉnh đều đề cập đến vấn đề thực hiện kế toán kép ngân sách xã theo công văn số 35 của Bộ Tài chính Lúc đầu, do việc tổ chức tập huấn, hướng dẫn rất công phu nên đã tạo bước chuyển lớn đối với công tác kế toán ngân sách xã, về sau buông lơi, thiếu kiểm tra, đôn đốc và đào tạo nên còn một số xã thực hiện chế độ kế toán đơn
Báo cáo kế toán thiếu mục thu ngoài ngân sách như: tạm ứng ngân sách cấp trên, các khoản chậm nộp sử dụng chỉ ngân sách, các khoản vay Báo cáo chỉ ngân sách thiếu các mục thể hiện các khoản chi nhưng chưa có tiên chỉ trong
năm như nợ sinh hoạt phí, hoạt động, đầu tư và các khoản nợ khác Từ đó nhìn
trên báo cáo thu chỉ không thể hiện được tình hình cân đối ngân sách, làm giảm hiệu quả phục vụ cho yêu cầu quản lý và thông tin tổng hợp
3/ Về đầu tư, quản lý tài sản, công nợ và định suất
Trong lĩnh vực này, có xã đầu tư được một phần cơ sở hạ tầng nhưng chất lượng kém, không đến nơi đến chốn, thiếu kế hoạch, không tuân theo thủ tục, trình tự XDCB, có nơi làm liêu bằng con đường vay mượn, nợ nần chồng chất, lãng phí Bên cạnh đó, người ta còn ghi nhận có tình trạng quản lý tài sản rất lỏng lẻo, phương tiện sử dụng không được bao lâu, hư hao mất mat Chi khác chiếm tỷ trọng lớn hơn 25%, trong đó chỉ có một phần nhỏ chi cho các nhu cầu an ninh quốc phòng và đảm bảo xã hội, còn hầu như là những khoản chỉ linh tính, tạo ra tình trạng mất cân đối lớn trong các xã Có đến 84 xã và thị trấn của 9 huyện ngân sách xã mất cân đối lên đến 8,4 tỷ đồng, huyện có số xã mất cân đối cao nhất là 2.495 triệu, và thấp nhất là 230 triệu, xã có số toa chi lên đến 400 triệu, và thấp nhất là 1,1 triệu; những mất cân đối đó do nhiều nguyên nhân:
48
Trang 25ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC
- Đại bộ phận nguồn thu chỉ tập trung vào cuối năm, đầu năm phải đi vay
nợ
- Khi ghép xã lại mỗi nơi nợ nần một ít, do đó xảy ra tình trạng là xã không có hoặc nợ ít phải gánh nợ cho xã khác trước đây
- Nguồn thu của các xã ở Minh Hải có đặc điểm lệ thuộc vào thiên nhiên, khi các ngành sản xuất chính trong xã bị biến động thì ngân sách xã cũng ảnh hưởng ngay Trong thực tế đã qua cho thấy, nếu huyện nào hàng năm nắm chặt tình hình diễn biến kinh tế của huyện và xử lý kịp thời cân đối ngân sách huyện,
xã thì nơi đó có nợ nần không đáng kể
- Bên cạch cũng có một số xã không xác định rõ tính chất xã là một cấp ngân sách, thu chỉ thiếu kế hoạch và cân đối, kéo theo sự mất cân đối trên 8 tỷ đồng ở các xã trong tỉnh Đây là một tồn tại cần xử lý trước khi bước vào thực hiện Luật ngân sách nhà nước vào năm 1997 và các năm sắp tới
Mặc dù Trung ương và tỉnh đã có những văn bản hướng dẫn về chế độ thu chi ngân sách xã, định suất, phương thức hạch toán nhưng chưa có một chiến lược lâu dài, toàn diện về xã và ngân sách xã, mà còn mang tính tạm bợ, thiếu quy hoạch tạo định hướng cho xã Chính vì vậy chỉ hơn 15 năm đã có 3 lần tách ghép xã gây xáo trộn về con người, về cơ sở vật chất, ý thức chủ đạo, gây lãng phí ngân sách cục bộ nảy sinh
Một số văn bản pháp lý được hình thành khơng hồn chỉnh, thiếu đồng bộ và không phù hợp với tình hình thực tế; như Nghị định 46/CP của chính phủ (về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ Đảng chính quyền và kinh phí hoạt động của các đoàn thể nhân dân ở địa phương) có 3 mức: - Xã dưới 5.000 dân 8 cán bộ - Xã từ 5.000 đến dưới 10.000 dân 9 cán bộ - Xã từ 10.000 dân trở lên 11 cán bộ Còn Nghị định 50/CP thì được nới rộng một mức tương đối linh hoạt hơn: - Xã dưới 5.000 dân 12 cán bộ - Xã từ 5.000 đến 10.000 dân 14 cán bộ - Xã từ 10.000 đến dưới 15.000 dân 16 cán bộ - Xã từ 15.000 đến dưới 20.000 dân 18 cán bộ - Xã từ 20.000 dân trở lên 20 cán bộ 49 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Trên thực tế, một tỉnh có 600 xã có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh thì áp dụng được như theo quy định trên, còn một tỉnh 120 xã phường địa bàn rộng lớn và phức tạp, cơ sở hạ tầng không có, đi lại hầu như bằng đường thủy thì không thé áp dụng được Khi áp dụng Nghị định 50/CP cũng vậy thì trong thực tế các đoàn
thể ở xã phường ngày nay không thể có cái thu nào khác ngoài hội phí, nên gần
như dẫm chân tại chỗ mà vẫn phải chấp nhận chi như quản lý hành chính Phân điều tiết cho xã 10% từ trung ương kéo đài quá lâu, những nguồn thu giao cho xã thì phương thức thu lại không bảo đảm, có phần con chồng chéo với thuế; về chỉ lại có những khoản ngoài khả năng như việc quy hoạch, xây dung co sé ha tang Việc kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực, cơ quan chấp hành không được thường xuyên, xử lý thiếu nghiêm minh tạo ra tâm lý lây lan Bộ máy quản lý về số lượng và chất lượng không đảm bảo, có xã không đủ Trưởng ban, kế toán, thủ
quỹ mà thường xuyên thay đổi gần như theo nhiệm kỳ ủy ban Huyện và xã
không có qũy điều hòa ngân sách xã, khi trái vụ, không có nguồn giải quyết nhu cầu chỉ thường xuyên cho ngân sách xã
Các nhược điểm và yếu kém tồn tại trong công tác quản lý ngân sách xã ở Minh Hải, nói tóm lại cũng khơng nằm ngồi nhận định của Bộ Tài chính trong mục 2.1 đã nêu trên Tuy vậy, với ý thức tiến tới thực hiện luật NSNN, mặc dù bước khởi động có chậm hơn các địa phương khác, nhưng nhìn chung tình hình quản lý thu, chi ngân sách xã ở Minh Hải có phần chủ động bám sát các chủ trương lớn của Đảng và nhà nước hơn
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH CÀ MAU
50
Trang 26Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Minh Hải ( khóa IX) trình Đại hội lần thứ X năm 1996 đã có nhận định: “Ngân sách xã còn nhiều khó khăn, chưa tạo được nguồn thu cơ bản, ổn định, bảo đảm cho bộ máy xã hoạt động hiệu quả”
Trong định hướng phát triển đến năm 2000, tỉnh Minh Hải xác định: “Tổ
chức triển khai thực hiện tốt luật ngân sách mới được ban hành Ngân sách nhà nước phải được quản lý tập trung thống nhất trong toàn tỉnh và xác định rõ nhiệm vụ thu chỉ ngân sách ở mỗi cấp trên cơ sở khuyến khích tính năng động, sáng tạo của huyện, thị và cở sở: thực hiện chỉ ngân sách nhà nước theo nguyen tắc tiết kiệm trong tiêu dùng, mở rộng hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để có
phần tích lũy ngày càng tăng cho đầu tư phát triển”
Từ đánh giá và định hướng trên, vấn đề hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách xã sao cho phù hợp với luật NSNN, ngay từ năm 1996, đã trở thành một trong những yêu cầu bức thiết đối với tỉnh Minh Hải, sau đó cho cả hai tỉnh được tách ra là Cà Mau va Bạc Liêu Trước thực tế đó, tác giả đề tài đã cùng với các đồng nghiệp xây dựng và trình với UBND tỉnh Minh Hải ban hành quy định tạm thời về các nguồn thu, chỉ ngân sách xã, thị trấn, phường Đến nay nhìn lại các vấn đề có tính chất nguyên tắc cũng như các quy định cụ thể, đều khá sát hợp với luật NSNN Nghị định §7/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ quy định chỉ tiết về phân cấp quan lý, lập, chấp hành và quyết toán NSNN, Thông tư 09/TC-NSNN ngày 18/03/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán NSNN, cũng như thông tư 14/NSNN ngày 28/03/1997 của Bộ
xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có mối quan hệ hữu cơ với nhau
Phát triển nông thôn sẽ giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, mở rộng thị trường trong nước cho các ngành công nghiệp và dịch vụ Khi thị trường lao động thu hẹp thì tiền công thực tế sẽ tăng, thúc đẩy cơ giới hóa
nông nghiệp để đạt kết quả: năng suất lao động sẽ tăng, dẫn đến tổng sản phẩm
quốc dân GDP tính theo đầu người (hay đầu lao động) sẽ tăng nhanh khi sử dụng hết lao động trong công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ
Khai thác có hiệu quả tài nguyên cả hai hệ sinh thái: nước ngọt và nước mặn để nâng cao tính năng động của nền kinh tế, phù hợp với nên kinh tế trên từng địa bàn Bảng 3.1 SỐ LIỆU DÂN SỐ VÀ NHÂN KHẨU NÔNG THÔN Ở CÀ MAU Don vị tính: người
anh va quyết toán (SI`N, € 1 tư 14/NSN 8 Tổng số 1067925 896256 565.221 167.554
Tài chính hướng dẫn quản lý thu, chi ngân sách xã, thị trấn, phường Thị xã Cà Mau "173.296 "74 384 51 522 | 506 7
; - Coo, Huyện Thới Bình 126.088 115535| 99279 3.460 4.682
3.1- NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN Huyện U Minh 67.418 6215| 48.584 8.911 1212
LÝ NGÂN SÁCH XÃ TỈNH CÀ MAU Huyện Trân Văn Thời 169.669 149.496] 118.522 1.583 3.693
Huyện Cái Nước 240419| 216485| 175296 15.792
3.1.1- Việc hoàn thiện cơ chế và chính sách quản lý ngân sách xã phải dựa Huyện Ngọc Hiển TU sa 100 367 8.685 1009 ch
trên quan điểm về xây dựng nông thôn mới
al quan diém xây dựng nông thôn mới
Cà Mau là tỉnh mới chia tách từ tỉnh Minh Hải cũ, Bao gồm thị xã Cà Mau
và các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc
Hiển, toàn tỉnh có 72 xã, phường và thị trấn (xem bảng 3.2) Cà Mau có trên 70% số dân sống ở nông thôn; trong số này đại bộ phận sống nhờ vào nông nghiệp (xem bảng 3.1) Điều đó cho thấy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế và vấn đề
Bảng 3.2 SỐ LƯỢNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở CÀ MAU
51 52
Trang 27
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC Thị xã Cà Mau 15 7 8 0 Huyện Thới Bình 8 7 - 1 Huyén Ngoc Hién 10 9 - 1 Huyện U Minh 6 5 - 1
Huyện Cái Nước 13 11 - 2
Huyện Trần Văn Thời 10 8 - 2
Huyện Đầm Dơi 10 9 - 1
Cong chung 72 56 8 8
Đầu tư phát triển tổng lực từ nhiều nguồn, trong đó nguồn lực tại chỗ và ngân sách nhà nước có yếu tố quyết định đến tốc độ phát triển, đồng thời coi trọng và ra sức tranh thủ nguồn lực ngoài tỉnh, ngoài nước để phát triển nhanh
Khuyến khích nhân dân và các tổ chức bỏ vốn đầu tư kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ Định hướng đầu tư các ngành nghề mà địa phương có lợi thế tương đối so với nơi khác Quan tâm đầu tư cho các vùng nông thôn sâu để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm sự chênh lệch về mức sống Thực sự tạo ra bước chuyển nhanh chóng kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
bị Định hướng phát triển
- Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn Cà Mau phải dựa trên cơ
sở quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh và của đồng bằng sông Cửu Long
- Nguồn vốn phải có sự đầu tư thích đáng từ trung ương về hệ thống thủy lợi, giao thông, xây dựng nông thôn kết hợp nguồn vốn của địa phương và huy động sức dân để phát triển nông thôn toàn diện (trọng tâm là cây lúa), đa dạng hóa sản phẩm, khai thác về tiểm năng đất đai, lao động tạo ra tỷ suất hàng hóa cao
- Khai thác triệt để nguồn nước ngọt sông Hậu, nguồn nước mưa, nước ngầm, nhằm nâng cao năng suất lao động và giảm bớt những khó khăn mang tính thời vụ Tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tạo vùng cây công nghiệp tập trung, phát triển công nghiệp chế biến trong nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn 53 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Xây dựng thủy lợi kết hợp xây dựng giao thông thủy bộ, phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ, phân bổ dân cư hợp lý, xây dựng nông thôn mới, chống ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái
- Tăng khả năng cung ứng các vật tư sản xuất cơ bản như: hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu, đào tạo kỹ thuật, kiến thức và cung cấp thông tin đầy đủ về canh tác nông nghiệp cũng như về thị trường cho nông thôn
- Cung cấp tín dụng cho các thành viên sản xuất ở nông thôn để thúc đẩy sự phát triển sản xuất của nông thôn, tạo ra việc làm và nâng cao thu nhập
Khắc phục các chênh lệch về trình độ văn hóa, mức sống giữa nông thôn - thành thị để nhanh chóng hòa nhập vào các hoạt động xã hội và kinh tế-văn hóa
Bảng 3.3 ở trang sau đây chỉ ra tiềm năng của Minh Hải cũ, tỉnh Cà Mau mới tách ra là rất lớn trong tình hình khai thác, sử dụng chưa tương xứng do chưa được đầu tư thích đáng
Để thực hiện các chương trình xây dựng phát triển nông thôn mới ở Minh
Hải trong 5 năm (1996-2000), trước đây ước tính phải có 11.000 tỷ đồng (hiện nay ước riêng cho tỉnh Cà Mau là 7.000 tỷ đồng) Muốn huy động được số vốn đầu tư thì cần thông qua nhiều kênh khác nhau: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương (trong đó có phần đóng góp quan trọng của ngân sách xã) vốn liên doanh liên kết, vay vốn, viện trợ, huy động sự đóng góp của nhân dân Theo chế độ phân cấp mới, ngân sách xã chỉ tham gia đầu tư những công trình mà lợi ích của nó chỉ bao trùm trong phạm vi của xã
3.1.2- Ngân sách xã phải được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, có phân công trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các ngành các cấp
Dua theo nguyên tắc này việc tổ chức thu, chi, kế toán ngân sách xã được thực hiện như sau:
a/ Tổ chức thu ngân sách xã
Mọi khoản thu xảy ra trên địa bàn xã đều là thu ngân sách nhà nước, do đó phải phản ánh đây đủ vào ngân sách thông qua kho bạc nhà nước, tuy nhiên trong điều kiện hiện tại đối với các xã ở xa kho bạc việc tập trung tất cả nguồn thu nộp trực tiếp vào kho bạc sẽ gặp khó khăn, cho nên trường hợp này cho phép xã để lại
34
Trang 28
nguồn thu khác chi ngân sách xã sau đó dùng biện pháp ghi thu, chi khi thanh 09 Diện tích canh tác lúa Ha 290.000|_ 177.000| 113.000
11 Nãng xuất lúa bình quân năm Tạ /Ha 44,82 38,13 55,30
` ads a ~ > ae 12 Sản lượng lúa Tấn 1.300.000 675.000 625.000
Toàn bộ lai thu ngân sách xế được quản lý như sau: 13 Sản lượng lúa bình quân/ người Ke 689 616 789 „ 14 Đàn heo Con 418.000 250.000 168.000 -_ Các loại do thuế phát hành: 15 Đàn gia câm Triệu con 4,9 2,24 2,66 1ó Diện tích đất rừng Ha 194.092 188.979 5.113 * 'Tem chứng thư: Phát hành 4 loại giá 17 Diện tích có rừng Ha 85.058 81.748 3.310 - Loại 20.000đ - Tràm Ha 32.882 32.882 - - Loại 10.000đ - Đước Ha 52176| — 48.866 3.310
_ Loai 5.000d 18 Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 142.000 110.000 32.000
-Lo ai 2.000đ - Diện tích nuôi tôm Ha 130.000 100.000 30.000
* ` 19 SL khai thác và nuôi trồng TSản Tấn 173.650 135.650 38.000
` > - Tôm Tấn 46.650 36.440 10.210
Dùng để sử dụng cho: - Sản lương khai thác Tấn 120000| 95.000| 25.000
- Sản lượng nuôi trồng Tấn 53.650 40.650 13.000
- Lệ phí chứng thu 20 Phương tiên đánh bắt thủy sản Chiếc 4.066 3.100 966
- Lệ phí cấp giấy phép - Phương tiện trên 45 CV Chiéc 713 600 113
- TỆ phí chứng nhận hành vĩ mua bán tài sản 22.Gi eị cản lượng công nghiep — [Gi CDA] L7RM|— 1248| — 336
_ { giải Ý : : Giá trị sản lượng công nghiep lá
if oe ee t inn ba binh chấp trong khuôn khổ 23 Tổng kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 148,8 98 48,8 | ước
quan ly 1a Phuong 24 Tổng thu ngân sách Tỷ đồng 351 tỷ 262 129 | ước
~ ` a 25 S6 bac si Người 544 -
* Những loại thu bảng phiếu có giá: 26 Số giáo viên Người 13.244 -
- Loại 5.000đ 27 Số học sinh Người 408.720 -
- Loai 1.000đ
- Loại 500đ Nguồn: Cục thống kê Cà Mau, 7! 01! 1997
- Loại 200đ
„ CỐ Dùng để sử dụng cho:
Bang 3.3- SO LIEU KHAI QUAT VE TiNH MINH HAI CU,
TINH BAC LIEU VA CA MAU MOI TACH RA - Phí sử dụng bến bãi
- Lệ phí (vé) vào chợ bán hàng
- Lệ phí (vé) tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, triển lãm của nhà nước quản lý
Trang 29ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC
- _ Những nguồn thu bàng biên lai thu khác: (do tài chính phát hành) 1/ Thu từ hoa lợi hoặc giá trị hoa lợi công sản của xã, thị trấn
2/ Thu từ nguồn đất công ích
3/ Thu từ các hoạt động sự nghiệp địch vụ
4/ Các khoản ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước 5/ Các khoản thu khác
6/ Biên lai thu tiền lao động công ích
Tài chính xã, phường và thị trấn đến Chi Cục thuế phòng tài chính nhận các loại biên lai ấn chỉ theo yêu cầu sử dụng (phải có giấy gới thiệu)
Đến cuối thánh tổng hợp thành bảng kê (có mẫu dính kèm) từng loại ấn chỉ đã sử dụng, mang đến Chi cục thuế phòng tài chính để thanh toán, bảng kê được lập thành 3 bảng (Chi cục thuế 1 bang, cơ quan tài chính xã 1 bang, co quan tài chính huyện 1 bảng) Căn cứ vào bảng kê do Chi Cục thuế xác nhận, tài chính xã lập giấy nộp tiền vào ngân sách theo chương, loại, mục, tương ứng Tài chính xã không được giữ tồn ngân qũy vượt định mức do kho bạc quy định Nếu tồn ngân vượt định mức phải nộp vào tài khoản ngân sách xã mở tại kho bạc
Kế toán ngân sách xã căn cứ vào chứng từ chỉ của kho bạc, hạch toán thu ngân sách xã, quản lý chỉ tiên theo chế độ
Nguồn thu phân chia theo tỷ lệ giữa ngân sách các cấp, kho bạc sẽ điều tiết vào tài khoản ngân sách xã mở tại kho bạc nhà nước
Việc quản lý nguồn thu để chỉ cho mục tiêu được phân biệt như sau: - Các khoản dóng góp có mục tiêu:
Nguồn thu từ các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân đầu tư cho công trình kết cấu hạ tầng, phải có kế hoạch chỉ tiết từng công trình, từng nguồn vốn, được HĐND xã thông qua danh mục công trình mức huy động và phải được phê duyệt của Chủ tịch UBND huyện
37
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nguồn vốn này chỉ sử dụng cho các công trình huy động báo cáo thanh toán quyết toán rõ ràng đúng thủ tục đầu tư XDCPB, được duyệt của UBND huyện và phải được kiểm tra của tổ chức mặt trận, đoàn thể
Trường hợp số tiền huy động thấp hơn giá trị đầu tư, thì phải tiếp tục huy động hoặc vận động nhân dân tham gia lao động xây dựng công trình đảm bảo theo đúng kế hoạch nguồn vốn đã được duyệt
Trường hợp số tiên huy động lớn hơn giá trị đầu tư, thì được chuyển sang đầu tư cho công trình khác, không được sử dụng chỉ cho hoạt động thường xuyên của ngân sách xã
Nguồn thu phí vệ sinh được dùng toàn bộ để chi hợp đồng quét dọn vệ sinh, mua sắm xây dựng công trình vệ sinh phục vụ công cộng
Nguồn thu qũy quản lý trật tự an ninh xã hội, được dành toàn bộ để dành cho công tác để giữ ginf trật tự, trị an, tuần tra canh gác bảo vệ xóm làng, mua sắm phương tiện phục vụ công tác giữ ginf trật tự an ninh
Nguồn thu đành một phần hay toàn bộ chi cho đầu tư, sửa chữa nâng cấp Nguồn thu phí sử dụng bến bãi, hoa chỉ, lệ phí tham quan, hoa lợi công sản được dành 50% lập quỹ đầu tư cho xã, dùng để chỉ các công trình có thu được
phí, hoa chỉ, hoa lợi công sản của xã
Nguồn thu cho thuê mặt bằng chợ, nếu quản lý theo dự án thì quản lý theo đự án được duyệt của cấp có thẩm quyền, trường hợp không quản lý theo dự án thực hiện như nguồn thu phí sử dụng bến bãi, hoa chỉ, lệ phí tham quan, hoa lợi công sản
Nguồn thu thủy lợi phí được dành 100% chi hỗ trợ đầu tư các công trình thủy lợi theo phương thức “ nhà nước và nhân dân cùng làm”
Nguồn thu phạt hành chính được sử dụng 30% chỉ công tác tuyên truyền vận động, chỉ hội họp, chỉ khen thưởng cho lực lượng trực tiếp tham gia thu phat và phối hợp, 70% dùng chỉ mua sắm trang bị cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng các công trình phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý thuộc các lĩnh vực chuyên môn liên quan trực tiếp đến đối tượng xử phạt hành chính
bị Tổ chức quản lý chỉ thương xyên ngân sách xã:
58
Trang 30Nguyên tắc chung trong quản lý chi thường xuyên ngân sách xã là: 1/ tổng số không được vượt quá tổng số thu ngân sách xã
Trong trường hợp nguồn thu ngân sách xã chưa tập trung kịp thời so với nhu cầu chỉ tiêu thường xuyên, thì được sử dụng quỹ điều hòa hoặc vay ngân sách cấp trên để chỉ và phải đảm bảo trả đủ trong năm ngân sách Nghiêm cấm các xã vay mượn các đối tượng khác, chiếm dụng tiền thuế để chỉ ngân sách xã
2/ Chi thường xuyên của ngân sách xã phải bảo đảm trong 3 định mức chi cơ bản: Định mức sinh hoạt phí cho cán bộ, định mức chỉ cho hoạt động và sinh hoạt phí cán bộ ấp, định mức chi hoạt động cho xã và đảm bảo đúng các mức, chhees độ chứng từ, hóa đơn
3/ Số tiên tiết kiệm chỉ bố trí hàng năm theo dự toán ngân sách thực hiện được và số thực chỉ tiết kiệm so với các định mức chung, chỉ được dùng chi tang cường cơ sở vật chất, sửa chữa và xây dựng cơ bản, không được bổ sung cho chỉ thường xuyên
4/ Không được dùng ngân sách xã chi cho những việc thuộc ngân sách cấp trên, chỉ các khoản ngoài quy định như: chi cho bếp ăn tập thể, chỉ trợ cấp cho cán bộ xã, chi khen thưởng như mang tính chất trợ cấp chỉ những việc không thuộc nhiệm vụ chỉ của ngân sách xã
5/ Tất cả những khoản chi của ngân sách xã phi được Chủ tịch UBND xã chuẩn chi (có thể ủy quyền nhưng phải chịu trách nhiệm như mình chuẩn chi) những khoản chỉ mua sắm sửa chữa, đầu tư với số tiền lớn dưới 100 triệu đồng thực hiện đấu thầu mua sắm
Đối với khoản chi quan ly chỉ hành chính phải quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, đảm bảo chế độ chỉ tiêu và chỉ kịp thời, trước tiên là sinh hoạt phí và nghiệp vụ phí, sau đó mới chỉ mua sắm, sửa chữa
Chỉ sự nghiệp văn xã điều hành theo quyết định của UBND xã, và dành ưu tiên cho các khoản chỉ chính sách xã hội đối với gia đình có công với cách mạng, những người không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, người tàn tật, mục đích làm cho cộng đồng xã có cuộc sống công bằng, thân ái
cí Kiện toàn tổ chức ngân sách xã
59
MAI HỮU CHINH
Áp dụng thống nhất hình thức sổ kế toán là nhật ký sổ cái, với các sổ kế
toán bắt buộc sau: 1/ Sổ nhật ký sổ cái
2/ Số chỉ tiết thu, chỉ ngân sách xã 3/ Số qũy tiền mặt, tiền gửi của kế toán 4/ Số qũy tiền mặt của thủ qũy 5/ Số chỉ tiết thanh toán
6/ Số tạm ứng
7/ Số theo đối tài sản cố định và các trang thiết bị 8/ Số theo dõi các khoản đóng góp có mục tiêu
Ngoài ra tùy tình hình thực tế, các xã có thể mở thêm các số chỉ tiết khi
cần thiết
Trang 31ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC
Tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán kế toán tạm thời thợc hiện công văn số 35TC.NSNN hướng dẫn sử dụng kế toán ngân sách xã của bộ tài chính
Tổ chức đào tạo, tập huấn kế toán ngân sách xã, từng bước tiêu chuẩn hóa kế toán ngân sách xã đảm bảo đủ trình độ đảm nhiệm cơng tác kế tốn hiện tại và cơ giới hóa cơng tác kế tốn tương lai
3.1.3 Việc hoàn thiện cơ chế và chính sách quản lý ngân sách xã phải đảm bảo phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đông dân cư
trong xã trong việc huy động thêm nguồn lực phục vụ yêu cầu xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chăm lo cải thiện đời sông nhân dân và thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước
Vấn đề này, ngân sách xã có 2 nhiệm vụ cần nhấn mạnh:
a/ Những công trình trọng điểm như: trụ sở xã, trạm xá, nhà trẻ, cầu, cống, nhà văn hóa, trạm truyền thanh, nghĩa trang được tỉnh quản lý về mặt thiết kế kỹ thuật và hỗ trợ một phần vốn đầu tư cho ngân sách xã
để co chương trình đầu tư XDCB hoàn chỉnh trước năm 2000 Việc thiết kế
công trình được thực hiện thông qua các tổ chức thi mẫu thiết kế, chọn mẫu điển hình cho các xã đầu tư xây dựng Phương thức này đảm bảo về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, giảm chi phí, tạo được sự thống nhất và thuận tiện cho việc giám sát
Xã quản lý trực tiếp các công trình đầu tư giao thông nội xã, thủy nông nội đồng, xây dựng các công trình nhỏ, công trình phúc lợi công cộng khác
Những công trình có thu được phí, thời gian thu vốn nhanh và công trình thực hiện bằng vốn huy động, vốn liên doanh liên kết phải có dự án và được duyệt của Chủ tịch UBND huyện
Các công trình đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách xã hoặc ngân sách xã có tham gia vốn và công trình 100% vốn huy động, phải được Chủ tịch UBND huyện xét duyệt quyết toán
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Minh Hải lần thứ X, đã thông qua các chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng trọng yếu như sau:
61
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Điện khí hóa nông thôn, phấn đấu đến năm 2000 hoàn thành đưa điện lưới về trung tâm các xã, 50% số hộ dân nông thôn được dùng điện bằng nguồn vốn trung ương, địa phương và huy động vốn trong nhân dân phát triển đường dây tải điện vào nông thôn
- Thủy lợi hóa, gắn với xây dựng giao thông bộ, coi đây là khâu trọng yếu xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển noog thôn Đến năm 2000 lộ nông thôn nối liền huyện - xã, xã - ấp và đảm bảo
cho xe 2 bánh đi lại được trong mùa khô
- Xây dựng kiên cố và bán kiên cố đi đôi với đầu tư thêm các thiết bị cần
thiết cho hâu hết các ấp, trạm xá cơ sở
- Phấn đấu đến năm 2000 có 80% số dân nông thôn được cung cấp nước
sạch
b/ Quan tâm chế độ đãi ngộ cán bộ xã, phường
Cán bộ xã, hiện tại có thời gian làm việc như công chức nhà nước, đôi khi có những công việc bắt buộc phải làm thêm ngoài giờ hành chính; nhưng mới được chỉ đãi ngộ theo chế độ bán chuyên trách là không hợp lý và không công bằng Trước mắt khi chế độ do trung ương quy định chưa thay đổi, tỉnh cần phải vận dụng trả thêm phụ cấp sinh hoạt phí cho cán bộ xã, phường từ 10% đến 20% sinh hoạt phí
Nghiêm cấm việc ngân sách xã, thay vào bằng chế độ chi mua bảo hiểm xã hội cho cán bộ xã
Khi cán bộ xã thuyên chuyển công tác lên cấp huyện, tỉnh thì ngân sách xã chỉ tiên đóng bảo hiểm xã hội trong suốt quá trình công tác tại xã, đảm chế độ bảo hiểm xã hội được tính đủ thời gian công tác cho cán bộ xã
Trang 32Căn cứ vào điều 34 của Luật NSNN, trước khi có các văn bản hướng dẫn thi hành, tác giả nghiên cứu đề tài có liên quan đến cơ chế quản lý ngân sách xã ở Minh Hải đã đề xuất được các nguồn thu ngân sách xã, thông qua phê chuẩn của HĐND để được phép huy động mà đến nay vẫn còn hiệu lực pháp lý thi hành so với Nghị định 87CP và Thông tư 09 TC/ NSNN như sau:
3.2.1- Các khoản thu 100% vào ngân sách xã, thị trấn
a/ Thuế môn bài thu từ các hộ kinh doanh có môn bài từ bậc 3 đến bậc 6: Thông tư số 69TC/TCT, ngày 05/11/1995 của Bộ Tài chính, hướng dẫn về việc thu nộp thuế môn bài, đưa ra biểu thuế như sau: Bậc thuế Mức thuế cả năm 1 Trên 1.250.000 850.000 2 Trên 900.000 đến 1.250.000 550.000 3 Trên 600.000 đến 900.000 325.000 4 Trên 350.000 đến 600.000 165.000 5 Trên 150.000đến 350.000 60.000 6 Dưới 150.000 25.000
Tác giả của đề tài để xuất nên mở rộng bậc thuế môn bài, tăng phần để lại cho ngân sách xã vì điều này sẽ khuyến khích chính quyền xã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh trên địa bàn xã, là cơ sở đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Đây là mục tiêu chiến lược Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Minh Hải lần thứ X đặt ra
b/ Thuế sát sinh do các cá nhân và tiểu thương, doanh nghiệp giết mổ gia súc tiêu thụ tươi sống trên địa bàn nộp trừ thuế sát sinh do các doanh nghiệp giết mổ để chế biến, đóng hộp, đông lạnh, làm khô nộp
c/ Các khoản phí,lệ phí và các khoản đóng góp thu cho ngân sách xã theo quy định của pháp luật
Các khoản phí lệ phí - _ Lệ phí chứng thu
Mức thu lệ phí chứng thư hộ tịch: Nghị định 222/HBBT ngày 05/ 12 /1987 — lệ phí trước bạ và lệ phí chứng thư, sửa đổi mức thu cho phù hợp với tình hình mới như sau: 63 - Cấp giấy khai sinh, cấp giấy giao nhận con nuôi: 5.000đ/ mỗi chứng thư - _ Giấy chứng nhận kết hôn: 50.000đ/giấy chứng nhận - _ Giấy chứng tử: 5.000đ/ giấy
- _ Cấp bản sao giấy khai sinh, bản sao giấy chứng nhận kết hôn, bản sao giấy giao nhận con nuôi, bản sao giấy chứng tử: 2.000đ/ bản sao - _ Chứng thực đơn cải chính hộ tịch: 20.000đ/ trường hợp
- Chung thuc don xin đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa phương với người nước ngoài kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài và xác định tình trạng hôn nhân: 50.000đ/ mỗi chứng thư - Các chứng thư pháp lý khác thu từ: 5.000đ đến 20.000đ do Chủ tịch
UBND xã,thị trấn quy định theo tình hình thực tế phát sinh
- _ Lệ phí cấp phép cho máy cày, máy suốt, xáng cạp, trại thu mua nông sản,chăn thả vịt đàn, bán hàng lưu động, cấp giấy phép cho các đoàn nghệ thuật biểu diễn, các tổ chức vui chơi có doanh thu, đặt các biển quảng cáo (không kế tiền cho thuê địa điểm đặt điểm quảng cáo) vào xã để kinh doanh mức thu: 20.000 đến 50.000đ/ giấy
Người kinh doanh các hoạt động này phải nộp thuế theo luật định
- _ Lệ phí (vé) vào chợ bán hang (hoa chi):
(trừ tiền thuê hoặc xây dựng các kiốt)
Mức thu tính theo m choán chỗ bán hàng, trường hợp chỗ bán hàng nhỏ
hơn 1m? thi kể như chiếm chỗ ban 1m?
Chợ nhà lồng Chợ ngoài trời
- Mỗi m?chóan chỗ: 800đ /ngày/ m? 300d /ngay/ m?
(Kể cả người bán tại nhà sạp cố định nhưng chiếm thêm m° nhà lồng chợ, lẻ đường)
- _ Lệ phí (vé) tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, triển lãm do nhà nước quản lý
Xã, phường, thị trấn, tổ chức thu ở những điểm do xã, phường, thị trấn quản lý hoặc được các cấp có thẩm quyên giao Còn lại các địa điểm do các đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp quản lý thì các đơn vị này được tổ chức thu
Mức thu:
+ 500đ /vé/ lần đối với trẻ em dưới 14 tuổi + 1.000đ / vé/ lần đối với người lớn - _ Lệ phí chứng nhận hành vi mua bán tài sản:
+ xe mô tô: 20.000đ/ giấy/ chiếc
+ Xe Ô td: 50.000đ/ giấy/ chiếc
Trang 33ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC
+ Ghe tau: 20.000d/ gidy/ chiéc
+ Nhà cửa, quyền sử dụng đất: 50.000đ / giấy
-_ Lệ phí giải quyết khiếu nại, tranh chấp trong khuôn khổ quản lý hành
chính địa phương:
Người gửi đơn nộp phí trước khi giải quyết tranh chấp (trừ giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân) Mức thu: + Tài sản 60.000đ /vụ việc + Về hôn nhân gia đình 10.000đ/ vụ việc +Về an ninh trật tự 20.000đ vụ việc +Các việc khác từ 5.000 đến 50.000đ vụ việc
- Phi sử dụng bến bãi (bến xe, bến tàu, bến đò ngang, bãi tắm, ), vỉa hè,
lòng đường, sử dụng đường giao thông
ở các đầu mối giao thông xã, phường xây dựng bến bãi thích hợp tạo điều kiện cho nhân dân đi lại, lưu thông hàng hóa, và được thu phí sử dụng bến bãi do xã xây dựng hoặc được các cấp có thẩm quyền giao cho xã thu
Đối tượng thu là các phương tiện có hoạt động thường xuyên qua bến bãi và đối với bến bãi trung chuyển, các phương tiện lưu lại bến bãi thời gian trên 30 phút để lên xuống khách, hàng hóa
- Phương thức tổ chức nguồn thu là đấu thầu, người trúng thầu là người đặt
mức doanh thu cao nhất, mức thu không được thấp hơn 50% doanh thu ước tính cả năm, không được thu vượt mức giá thu theo quy định Hợp đồng giao thâu do chủ tịch UBND xã ký với bên nhận thầu và gửi một bản về Phòng Tài chính huyện để theo dõi Hợp đồng phải ghi rõ trách nhiệm, quyền hạn của hai bên và các điều khoản xử lý cụ thể khi các bên vi phạm hợp đồnh đã ký kết Người trúng thầu phải ký quyx bằng 10% giá trị hợp đồng vào ngân hàng được hưởng lãi suất có thời hạn trước khi thực hiện hợp đồng, hoặc phải thế chấp tài sản tương đương 10% giá trị hợp đồng để đảm bảo thực hiện số tiên ký quỹ sẽ được giải phóng khi thanh lý theo hợp đồng
Mức thu ấn định như sau:
Nơi tập trung Nơi mức độ tập
đông đúc trung thấp
+ Xe khách:
1/ Xe lôi đạp, xích lô đạp 400đ/ ngày 200đ/ ngày
2/ Xe gắn máy 2 bánh chở khách 800đ/ ngày 400đ/ ngày
65
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3/ Xe lôi máy 2.000đ /ngày 1.000đ/ — ngày
4/ Xe lam 1000đ/ chuyến §00đ/ chuyến
3/ Ơ tơ 15 chỗ ngồi xuống 2000đ chuyến 1000đ/ chuyến
6/ O tô trên 15 chỗ ngồi 4000đ/ chuyến 2000đ/ chuyến
( không áp dụng cho xe liên tỉnh)
+ Xe vận tải hàng hóa:
7/ Xe ba gác, xe lôi máy 2000đ/ ngày 1000đ/ ngày
8/ Xe kéo 400đ /ngày 200đ/ ngày
9/ Xe tải dưới 03 tấn 2000đ/ chuyến 1500đ/ chuyến
10/ Xe tải trên 03 tấn 4000đ/ chuyến 2000đ/ chuyến
+ Tàu khách:
11/ Đò đọc (chạy máy nổ) 800đ ngày 400đ/ ngày
12/ Tàu khách tốc hành nhỏ 1000đ/ chuyến 800đ/ chuyến
(máy ngoài)
13/ Tàu khách trung(máy trong) 3000đ/ chuyến 2000d /chuyén
14/ Tàu khách lớn 4000đ/ chuyến 3000d /chuyén
+ Ghe vận tải hàng hóa:
15/ Trọng tải dưới 03 tấn 2000đ/ ngày 1000đ/ ngày
16/ Trọng tải trên 03 tấn 4000đ/ ngày 2000đ/ ngày
- _ Hàng hóa lưu tại bến bãi dưới 12giờ không thu lệ phí bến
- Hàng hóa lưu tại bến bãi trên 12 giờ thu lệ phí bến: 2000đ/ m? /ngày (24giờ)
Phương tiện ở các mục: 4, 5, 6, 7, 8, 9,10, 11 12 13, 14, 15, 16: đậu qua đêm ở bãi thu: 2000đ đến 4000đ/ phương tiện/ đêm
* Đối với bến đò ngang: giá cước (100m): + Người: 200đ/ lượt/ người, xe
+ Xe đạp và 01 người đi: 500đ/ lượt/ người, xe
+ Xe gắn máy 02 bánh và 01 người đi: 1000đ/ lượt/ người, xe + Chở hành hóa do 02 bên thỏa thuận
+ Đối với học sinh cấp I, mẫu giáo, nhà trẻ, miễn thu
+ học sinh cấp II và cấp III, các trường chuyên nghiệp dạy nghề thu khoán: 3000đ/ tháng/ học sinh
Trường hợp ban đêm từ 21 giờ đến 05 giờ sáng thì có thể áp dụng thu giá gấp đôi
Trang 34
øe Đối với đường giao thông bộ, kênh rạch, cầu do ngân sách xã đầu tư
hoặc ngân sách xã và nhân dân cùng làm, các phương tiện xe, tàu sử dụng để kinh doanh như: chở khách, chở hàng hóa thị xã, thị trấn được thu phí dùng để duy tu, bảo đưỡng, sửa chữa lại đường giao thông Mức thu ấn địng như sau:
- _ Xe lôi đạp chở khách, xe kéo chở hàng: 500đ, ngày/ chiếc - _ Xe mô tô 02 bánh chở khách: mức thấp nhất 1500đ/ ngày/ chiếc - _ Xe lôi máy, xe ba gác chở hàng: mức thu thấp nhất: 2000đ/ ngày/ chiếc - Đồ dọc chạy máy (chở khách, chở hàng): Mức thu thấp nhất: 1500đ/
ngày/ chiếc
- Tàu, ghe, xe chở hàng, chở khách lưu động từ nơi khách đến thu từ 2000đ đến 20.000đ/ chiếc
- Phương thức tổ chức thu: Ban tài chính xã tổ chức các điểm thu tại các
bến bãi, thu cùng với thu lệ phí bến, hoặc tổ chức các chốt thu cố định khi phương tiện đi ngang qua đường giao thông Tiền thu được ngân sách xã dành một phần ưu tiên chỉ chi phát triển giao thơng (ngồi nguồn này có thể huy động thêm từ các nguồn khác do pháp luật cho phép), chi duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đượng giao thông, cầu, cống và đầu tư mới
* Bãi giữ xe: khoán hoặc đấu thầu mức thu không thấp hơn 50% doanh thu, có thể chấp gửi ở ngân hàng được hưởng lãi hoặc thế chấp bất động sản có giá trị
để đảm bảo thực hiện hợp đồng
Giá thu: Xe đạp: 200đ/ chiếc Xe mô tô: 600đ/ chiếc Xe ô tô con: 3.000đ/ chiếc Xe tải, xe ca: 6.000đ/ chiếc * Câu kéo: + Xuồng ba lá: 1.000đ/ chiếc + Xuồng ghe tam bảng, vỏ lải nhỏ, xuồng 5 14 chạy máy:2.000đ/ chiếc + Vỏ lải lớn: 3.000đ chiếc - Phí vệ sinh
Cơ quan Tài chính xã được thu phí vệ sinh đối với hộ, chủ sạp, quầy hàng,
cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước sinh sống, mua, bán làm việc
đọc theo đường phố, chợ, bến bãi và sử dụng tiền này để chỉ lại cho công tác dọn đẹp, quét dọn vệ sinh, xây dựng các công trình vệ sinh công cộng đưới hình thức hợp đồng thuê các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị tổ chức, các
67
nhân viên quét dọn vệ sinh đường phố, chợ, bến bãi, Mức thu: 10.000đ/ hộ (điểm bán hàng)/ tháng, đối với khu vực trung tâm thị xã
+ 4.000đ/ hộ (điểm bán hàng)/ tháng, đối với khu vực ngoài trung tâm thị xã, ở trung tâm thị trấn, trung tâm chợ
+ 2.000đ/ hộ (điểm bán hàng)/ tháng, đối với khu vực ngoài trung tâm thị
trấn, chợ
- Các khoản đóng góp thu cho ngân sách xã theo quy định của pháp luật - Lao động công ích Các cá nhân không trực tiếp lao động công ích theo quy định của pháp luật, thì phải nộp tiền: 10.000đ ngày công
- Quỹ bảo vệ trật tự an ninh Mức thu: 4.000đ/ tháng/ hộ ở thị xã, ở trung tâm thị trấn: 2.000đ/ tháng/ hộ ở ven trung tâm thị trấn
- Thu đối với các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ theo mùa vụ, mua bán, đánh bắt thủy sản trôi nổi bầằn phương tiện xuồng ghe trên sông, biển, cơ quan thuế
không quản lý lập bộ theo dõi thu thuế thì được giao cho xã tổ chức thu Căn cứ vào thời gian kinh doanh, doanh thu và lợi tức, xác định mức thu khoán tương đương 2% doanh thu, 30% lợi tức để phân kỳ thu thích hợp
d/ Thu từ sử dụng đất công ích và thu hoa lợi công sản khác
- Hoa lợi thu được từ các tài sản công thuộc xã quản lý cho thuê như: các hoa lợi trên đất công thuộc đất công ích của xã: vườn cây ăn trái, rừng, bãi sò, lá đừa nước ; hoa lợi trên tài sản: tiền cho thuê nhà, trụ sở, phương tiện giao thông
Tiền thu được trừ chi phí, trừ tiền nộp thuế theo quy định của pháp luật, còn lại thu 100% vào ngân sách xã
- Phương thức tổ chức thu: đấu thầu hoặc khoán người trúng thầu hay nhận khoán phải ký gửi 10% giá trị hợp đồng hoặc thế chấp tài sản tương đương 10% để làm đảm bảo
- Tiền thu được từ nguồn đất công ích:
+ Cho thuê mặt bằng ở các chợ do xã, phường, thị trấn quản lý
68
Trang 35ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC
Phương thức chủ yếu là đấu giá cho thuê cả mặt bằng chợ hoặc mặt bằng nhỏ cho từng hộ Giá cho thuê là giá cao nhất của những người tham gia đấu giá Nếu người trúng thâu thuê cả mặt bằng chợ để cho thuê lại thì phải làm hợp đồng rõ ràng và phải ký quyx như đã quy định ở các trường hợp trúng thầu khác
Tùy theo mức độ đầu tư hạ tầng ở các chợ mà quyết định mức giá cho thuê thích hợp, giá cho thuê không thấp hơn 6.000đ/ m Ÿ/ tháng, mức tối đa không khống chế Giá cho thuê cụ thể thực hiện theo dự đoán được cấp thẩm quyền phê duyệt
Số tiên thuê thu được sau khi trừ chỉ phí hợp lý, tiên thuế còn lại nộp 100% vào ngân sách xã, phường, thị trấn
+Cho thuê chỗ đặt biển quảng cáo trên đất công ích, công trình công cộng, vĩa hè, lề đường, bờ sông Mức cho thuê cụ thể từng chỗ căn cứ vào giá cho thuê đất hoặc chợ để tính
+Cho thuê mặt bàng, mặt nước, ao, đìa, kênh, rạch , đất sản xuất ven sông, ven biển,ven lộ do xã quản lý
Đối tượng thu là các hộ thuế hàng năm, hoặc các đơn vị kinh tế để khai thác hoặc sản xuất, dịch vụ hoặc là thực hiện khai thác quysx đất tại các mặt
bằng, mặt nước, ao, đìa, kênh rạch, đất sản xuất do xã quản lý
Tùy theo điều kiện cụ thể, hiệu quả sinh lời, UBND xã thỏa thuận, phòng tài chính huyện quyết định mức giá cho thuê, căn cứ vào mức giá đó, thực hiện đấu thầu hoặc khoán thu
Số tiền thu được sau khi trừ chỉ phí hợp lý, thuế nộp hết 100% vào ngân sách xã
e/ Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp do xã, thị trấn quản lý - Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp dịch vụ kinh tế như:
+ Thủy lợi phí đối với hệ thống thủy lợi do xã quản lý xây dựng, hoặc công trình nhà nước và nhân dân cùng làm Mức thu từ 5kg đến 10kg lúa/ha, do UBND xã quết định 69 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC + Thu từ hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, dịch vụ đại lý cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu, thú y do xã tổ chức thự hiện hoặc xã cho phép các tổ chức chuyên ngành thực hiện
Nếu do xã tổ chức thực hiện mức thu bằng 35% doanh thu sau khi trừ chỉ phí hợp lý và thu thuế
- Tiền thu về biểu diễn văn nghệ, tổ chức thi đấu thể thao và hội chợ Do xã tổ chức thực hiện hoặc hợp đồng với các đoàn nghệ thuật biểu diễn,
thể thao tổ chức hội chợ Mức thu bằng 35% sau khi trừ chi phí hợp lí và thuế,
áp dụng thu khoán đối với người, tổ chức đứng ra thực hiên
Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước cho ngân sách xã để chỉ có mục tiêu như:sự nghiệp kinh tế - văn hóa - xã hội, chỉ đầu tư phát triển cho ngân sách xã, thì phải chi đúng mục tiêu, không được chỉ cho mục tiêu khác
Nếu là ngoại tệ thì quy thành đông Việt Nam, ghi thu 100% vào ngân sách xã và chỉ theo đúng nội dung viện trợ
- _ Bổ sung trong trường hợp nguồn thu ngân sách xã, thị trấn không đủ để chi thường xuyên theo công thức:
B: Mức bổ sung cho ngân sách xã
C: Mức chi thường xuyên ngân sách xã
B= C-[(T-D)+t] T: Nguồn thu 100% ngân sách xã
Ð: Các nguồn thu chỉ đầu tư và các khoản
đóng góp có mục tiêu trong nguồn thu
100% ngân sách xã
Trang 36- Tro cấp từ ngân sách cấp trên cho các chương trình mục tiêu, trợ cấp
chỉ đầu tư phát triển cho ngân sách xã
- Phạt vi phạm hành chính do xã và đơn vị thuộc xã thực hiện theo các quy định của pháp luật - Bán tài sản tịch thu, thu hồi vốn, nợ, khấu hao: đối với tài sản công do xã quản lý - Tiền thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của xã hoặc xã có góp vốn cổ phần
- Thu nợ vật tư cũ: nợ phân bón, vật tư xây dựng, công cày được các cấp
bàn giao do xã tổ chức Ban Tài chính xã mở sổ sách theo dõi từng khoản nợ, tổ chức thu dần từng năm đối với các số nợ lớn, con nợ gặp nhiều khó khăn Số tiền thu được nộp hết vào ngân sách xã
1/ Nhóm xã thuần nông hoặc lâm nghiệp hay nuôi trồng thủy sản
2/ Nhóm xã nông nghiệp hoặc lâm nghiệp hay nuôi trồng thủy sản, kết hợp với thương mại, dịch vụ (có chợ, bến bãi đầu mối giao thông thuận lợi)
3/ Nhóm xã, thị trấn phát triển toàn diện, công, thương, tín
Nguồn thu thuế chuyển quyên sử dụng đất, thuế nhà đất tiền sử dụng đất đề nghị tỷ lệ cố định như sau: - Thuế nhà, đất 50 40 30 - Tiền sử dụng đất 50 40 30 Xã nhóm 1 Xã nhóm 2 | Xã nhóm 3 (%) (%) (%) - Thuế chuyển quyền sử dụng đất 50 40 30
MAI HỮU CHINH
Nguồn thu thuế sử dụng đất nông nghiệp được xác định tỉ lệ điều tiết theo trình tự sau: Tỷ lệ điều tiết tính cho từng xã (e) C-[ŒT-D)]+E
e: Mức chi thường xuyên ngân sách xã
T: Nguồn thu 100% ngân sách xã
Ð: Các nguồn chi đầu tư và các khoản đóng góp có mục tiêu trong nguồn thu 100% ngân sách xã
N: nguồn thu thuế sử dụng đất nông nghiệp
E: nguồn điều tiết về thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất và tiền sử dụng đất
- Lấy tỷ lệ điều tiết thấp nhất trong nhóm xã để làm tỷ lệ chung cho nhóm Như vậy xã có tỷ lệ điều tiết cá biệt bằng với tỷ lệ điều tiết chung của nhóm, sẽ có đủ nguồn thu đảm bảo nhu cầu chỉ tiêu cho ngân sách xã Các xã có tỷ lệ điều tiết cá biệt cao hơn tỷ lệ chung của nhóm sẽ được trợ cấp từ ngân sách cấp trên
3.3- ĐỊNH MỨC CHI NGÂN SÁCH XÃ, THỊ TRẤN
Nhiệm vụ chỉ ngân sách xã, thị trấn, theo điều 35 Luật NSNN chia làm 2
bộ phận:
- _ Chi thường xuyên - _ Chỉ đầu tư phát triển
Một số khoản chi đã có văn bản hướng dẫn và định mức của Bô Tài chính hoặc liên Bộ và của tỉnh, một số khoản thì chưa định mức hoặc có định mức nhưng không phù hợp để đơn giản trong tính toán ngân sách xã và hệ thống hóa các chỉ tiết các định mức chung và định mức chỉ tiết chỉ ngân sách xã theo nhiệm vụ Luật NSNN, tỉnh đã quy định như sau:
72
Trang 37
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC
Định mức chi thường xuyên ngân sách xã, thị trấn bao gồm 3 định mức cơ bản là:
- Định mức chỉ sinh hoạt phí cho cán bộ xã, thị trấn - Định mức chỉ sinh hoạt phí và hoạt động cho ấp
- Định mức chỉ hoạt động cho xã, thị trấn (không kể sinh hoạt phí và chỉ cho ấp)
- Các xã tự bố trí, sắp xếp các khoản chỉ không được chỉ vượt định mức
chung quy định
- Trường hợp định mức chỉ thấp hơn định mức chung, số tiết kiệm chỉ được ding dé chi tang cường cơ sở vật chất, sửa chữa lớn và chỉ đầu tư phát triển, không được dùng để bổ sung cho chỉ thường xuyên hoặc khen thưởng
aÍ Định mức chỉ sinh hoạt phí cho cán bộ xã, thị trấn
Quyết định số 733/QĐÐ.UB ngày 22/08/1996 của UBND tỉnh, về việc ban hành quy định về số lượng và chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, quy định số lượng cán bộ xã, phường,thị trấn như sau:
- _ Xã, thị trấn bố trí30 cán bộ (khối Đảng: 5, khối đoàn thể: 9 khối chính
quyên: 16), không biệt số lượng cán bộ xã, phường theo dân số là chưa hợp lý trái với Nghị định 50CP ngày 20/07/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn
Như vậy số lượng cán bộ xã, thị trấn bố trí lại là: 26 cán bộ, cán bộ phường là 21 cán bộ Qua bố trí nhận thấy: bố trí định biên khối đoàn thể quá lớn, đề nghị bố trí lại nhự sau: Đoàn thể Số lượng theo | Đề nghị bố trí QD 733 lai 73 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - UB Mặt trận tổ quốc
- Hội Liên hiệp phụ nữ
- Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh - Hội nông dân
- Hội cựu chiến binh Ol FP NNNN UA — — Re ee Cong chung Trong bố trí cán bộ xã, phường thiếu hẳn các nhân viên thực hiện các nhiệm vụ phải có ở xã, phường như: kế toán; thống kê ngân sách xã; thủ qũy; quản lý tài sản của xã; đánh máy, tạp vụ
Nhằm đảm bảo sự quản lý thống nhất về định suất xã, phường phù hợp với thực tế và phát huy tính chủ động tích cực của cơ sở, trên tỉnh thần tiết kiệm, hướng bố trí cán bộ xã phường như sau:
Định mức cơ bản cán bộ xã là: 26 cán bộ, phường là: 21 cán bộ theo các chức danh đã nêu trong quyết định 733 của UBND tỉnh và xã được quyền bố trí kiêm nhiệm giữa các chức danh nhằm giảm được định suất như quy định để bố trí sang lĩnh vực công tác khác cần thiết ở xã
Ngoài ra theo quy mô dân số khác nhau, ở các xã, phường được ký kết hợp đồng nhân viên công tác chuyên môn như sau:
1/ Xã có quy mô dân số từ 19.000 dân trở lên được hợp đồng 7 nhân viên 2/ Xã có quy mô dân số từ 10.000 dân đến đưới 19.000 dân được hợp đồng
6 nhân viên
3/ Xã có quy mô dưới 10.000dân được hợp đồng 4 nhân viên
Mức sinh hoạt phí hàng tháng đối với cán bộ xã, phường thực hiện theo quy định 733 của UBND tỉnh
Mức sinh hoạt phí của đại biểu HĐND xã, thị trấn phường thực hiện theo
quyết định số 394/TTG ngày11/06/1996 của chính phủ: chuyên trách 160.000đ/ tháng, bán chuyên trách: 80.000đ/tháng
Áp dụng các định mức trên ước tính tổng số chỉ sinh hoạt cho cán bộ xã,
phường với mức từ 10% đến 20%, bởi vì mức sinh hoạt phí hiện chi trả không đảm bảo cho chỉ phí ăn ở, đi lại của một cán bộ cơ sở
74
Trang 38b/ Định mức chỉ sinh hoạt phí và hoạt động cho cán bộ ấp
Chúng ta đang đứng trước thực tế là: các văn bản quy định chế độ quản lý ngân sách xã của chính phủ, Bộ Tài chính kể cả Luật ngân sách nhà nước cho đến nay chưa đề cập đến việc chỉ cho hoạt động của các tổ chức Đảng, nhà nước ở ấp,
khóm
Kết quả khảo sát cho thấy: các hoạt động nhằm thực hiện các chủ trương chính sách Đảng và nhà nước đối với dân, công tác giữ gìn trật tự trị an, quản lý hộ tịch hộ khẩu, đất đai đối với ấp, khóm ngày càng có triều hướng gia tăng Do đó, nếu không chỉ trả sinh hoạt phí và hoạt động của tổ chức này là không
hợp lý Tuy vậy cũng thấy rằng thời gian làm việc công của cán bộ xã, ấp còn ít
và không thường xuyên, do đó cần có chế độ khoán chi gắn liên với khối lượng công việc trên cơ sở định mức chung giao cho xã định cơ chế và mức khoán cụ
thể phù hợp với từng ấp, khóm là thích hợp nhất
Qua nhiều cuộc thảo luận vừa qua, đa số các xã, huyện đồng ý với mức
khoán chỉ bao gồm sinh hoạt phí và hoạt động cho ấp, khoán là: 360.000đ/tháng
giao cho chủ tịch xã quyết định mức sinh hoạt phí từng chức danh và khoán chi hoạt động cho từng ấp trên địa bàn, khống chế tổng mức khoán chi không vượt quá 360.000đ/ tháng/ ấp tính trên toàn xã
Toàn tỉnh có 617 ấp, khóm thực hiện định mức khoán trên một năm phải chỉ: 2.680 triệu đồng
cl Định mức chỉ hoạt động ngân sách xã, thị trấn (không kể sinh hoạt phí và chỉ cho ấp)
Căn cứ vào quy mô dân số, phân chia các xã thành 3 hạng (mục a) định mức khống chế mức chi hoạt động tối đa như sau:
Hạng 1: Mức khống chế tối đa: 145 triệu đồng/ năm Hạng 2: Mức khống chế tối đa: 130 triệu đồng/ năm Hạng 3: Mức khống chế tối đa: 115 triệu đồng/ năm (Chi tiết ở bảng chiết tính ở phụ lục số 3 và 4)
Đối với một số xã, thị trấn là nơi tập trung dân cư đông, hoặc gần cửa biển, có nhu cầu chỉ tiêu lớn như: thị trấn Sông Đốc, thị trấn Năm Căn được nhân thêm hệ số 1,3
Đối với xã thuộc vùng sâu, xa đi lại khó khăn được nhân thêm hệ số 1,2 Định mức chung trên được xây dựng trên cơ sở các định mức chỉ tiết như sau: 75 - Công tác phí Quy định chung
* Chi công tác phí bao gồm: tiền tàu, xe, phụ cấp công tác, tiền thuê về chỗ nghỉ qua đêm (nếu có), các chỉ phí khác phục vụ cho công tác (nếu có)
* Phân công công tác do thủ trưởng đơn vị quyết định bằng “lệnh công
tác”, trong đó ghi rõ:
+ Nội dung phân công công tác (công việc phải làm) + Những nơi đến quan hệ công tác
+Thời gian đi, đến từng nơi và thời gian hoàn thành
+ phương tiện đi công tác
+ Chi khác phục vụ cho công tác được phép chi
+ Lệnh công tác đối với lái xe, lái vỏ thay lệnh điều động phương
tiện
* Mỗi chuyến thanh toán một lân, chứng từ bắt buộc phải có là: + Lệnh công tác của thủ trưởng đơn vị
+ Công lệnh có xác nhận nơi đến công tác
+ Các chứng từ hợp lệ về chi công tác phí (trừ phụ cấp công tác, tính theo ngáy đi về)
- Tién tau xe:
Thanh toán theo vé của các phương tiện giao thông công cộng thông
thường Nơi không có phương tiện giao thông công cộng hoặc trường hợp đặc
biệt không thể sử dụng phương tiện giao thông công cộng thì phải ghi rõ trong “lệnh công tác”
Trường hợp đi bằng phương tiện cơ quan, không thanh toán tiền tàu xe, thay bằng thanh toán tiền xăng, dầu theo định mức tiêu hao nhiên liệu tính theo km đường đi hặc thời gian máy hoạt động, thủ trưởng đơn vị khảo sát công bố
trước, cộn với chưng từ là hóa đơn mua nhiên liệu
- Phụ cấp công tác phí:
Đi công tác cách xã cơ quan 30km đối với nơi không có giao thông đường bộ được hưởng phụ cấp công tác phí: 10.000đ/ ngày
Đối với xã vùng sâu (xã được hưởng phụ cấp thu hút) đi công tác cách xa cơ quan từ 10km đến dưới 20km được hưởng phụ cấp công tác phí: 5.000đ/ ngày
Tiền thuê chỗ nghỉ qua đêm:
76
Trang 39ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC
Trường hợp đi công tác phải ở lại qua đêm không tự lo chỗ nghỉ mà phải thuê được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ, trên cơ sở:
+ Chứng từ hợp lệ
+ Định mức chi không quá 50.000đ/ đêm
Cán bộ xã, thị trấn trong định biên nhà nước, được cử đi học ở trường, tập huấn cấp huyện, thị, tỉnh hoặc ngoài tỉnh được hưởng chế độ do nhà trường hoặc cơ quan mở lớp chi
Trường hợp nhà trường, cơ quan mở lớp không chỉ tiền tàu xe, tài liệu học
tập, chỗ nghỉ, tiền ăn thì ngân sách xã chỉ: + Tàu xe như chế độ công tác phí
+ Tài liệu học tập thực tế theo chương trình học
+ Chỗ nghỉ có phiếu và tiền nghỉ chỉ không quá 2.000đ/ ngày + Trợ cấp tiền ăn thời gian học, tập huấn dưới 30 ngày được hưởng 5.000đ/ ngày Thời gian học, tập huấn từ trên 30 ngày trở lên, mức phụ cấp 1.500đ/ ngày/ người
Tập huấn tại chỗ, không được hưởng chế độ phụ cấp tiền ăn (trừ trường hợp có quy định riêng) Tàu xe thanh tốn như đi cơng tác Tài liệu thanh toán theo thực tế
Cán bộ chỉ huy dân quân tự vệ bao gồm: chỉ huy trưởng, chỉ huy phó, chính trị viên Trong thời gian đi huấn luyện tại trường quân sự tỉnh, được hưởng chế độ đào tạo và được tính thêm chế độ trợ cấp cho gia đình mỗi ngày bằng hệ số 0,1 mức sinh hoạt phí hàng tháng không kể phụ cấp
-_ Chỉ hội nghị
+ Cấp ủy và UBND xã, thị trấn
Tổng kết năm: 01 ngày, tiền ăn: 10.000đ/ đai biểu Họp đánh giá các mặt công tác hàng tháng và bất thường:
03 ngày/ năm tiền ăn: 10.000đ/ đại biểu/ ngày
Sơ kết 06 tháng: 1/2ngày tiền ăn: 5.000đ/ đại biểu/ ngày
TT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hợp thông thường: họp triển khai văn bản, nghị quyết cấp trên, hợp báo thì không chi tiền họp nghị, trừ trường hợp có quy định riêng của cơ quan có thẩm quyền
Đại hội Đảng (do cấp ủy Đảng cấp trên quy định)
Chi phí khác cho hội nghị: không quá 30% trên tổng số chỉ tiền cho đại biểu
+ Hội đồng nhân dân xã, thị trấn
Họp thường kỳ: tiền ăn 10.000đ/ ngày/ đại biểu
Chi phí khác: tài liệu, nước, trang trí, không quá 20% trên tổng số tiên chi cho đại biểu
+ Các ngành trực thuộc ủy ban và các đoàn thể chính trị: Tổng kết năm: 1/2 ngày, tiên ăn: 5.000đ/ đại biểu Chỉ phí không quá 30% tiền chi cho đại biểu
Đại hội khối Doan thể chính trị: O1 ngày, tiên ăn: 10.000đ/ đại biểu
Chi phí khác không quá 30% tiền chi cho đại biểu + Hội nghị ấp
Chỉ phí trà nước trong tổng mức khoán cho ấp
- Dién nước, điện thoại
Nguyên tắc là khoản chỉ này phải trên tỉnh thân sử dụng hết sức tiết kiệm,
không thanh toán cho cá nhân, hộ gia đình ở tập thể trong cơ quan, gần cơ quan,
chỉ mắc một máy điện thoại sử dụng chung cho Đảng ủy, HĐND, UBND cà các ngành ở xã trường hợp các cơ quan này có trụ sở ở cách xa nhau mới thêm điện thoại riêng
Các ban, ngành, đoàn thể chính trị thuộc xã, thực hiện theo phương thức trang bị một máy điện thoại sử dụng chung và do Chủ tịch UBND xã quyết định
Trang 40- Tiếp khách
Chi phải hết sức tiết kiệm và thật sự cần thiết Đối tượng khách phải tiếp do Bí thư và Chủ tịch quyết nhưng mức chỉ không quá 40.000đ khách (người tiếp được hưởng chung định mức) và cả năm không quá 5% trên tổng mức chỉ
-_ Quán sự, công an + Dân quân tự vệ:
Dân quân trong thời gian làm nhiệm vụ huấn luyện quân sự, thường trực
sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa và sự cố nghiêm trọng khác, được hưởng mỗi ngày một khoản tiền tương đương giá trị ngày công lao động 10.000đ/ ngày (công văn 446/CV.UB
ngày 13/06/1996 của UBND tỉnh về việc thực hiện huy động nghĩa vụ lao động
công ích) Nguồn chi được bảo đảm từ quỹ (Bảo vệ trật tự-an ninh”
+ Tuần tra canh gác thường xuyên về ban đêm của công an, quân sự, lực lượng dân quân: chỉ 5.000đ/ người/ đêm Nguồn chi từ qũy “Bảo vệ trật tự-an ninh”
+ Tuần tra canh gác thường xuyên về ban đêm của công an, quân sự, lực
lượng dân quân: chỉ 5.000đ/ người/ đêm Nguồn chỉ từ qũy “Bảo vệ trật tự-an
ninh”
+ Nghĩa vụ quân sự:
Dua quan: * Tiền ăn: 5.000đ/ người/ ngày
* Liên hoan đưa quân: 50.000đ/ hộ
*Chi tién sinh hoạt, quà tặng cho người trúng tuyển NVQS Tình nguyện: 100.000đ/ người
Không tình nguyện: 50.000đ/ người -_ Các khoản chỉ xã hội:
Tùy theo khả năng của ngân sách xã, thị trấn nhưng quá mức sau: Chi phúng điếu đám tang gia đình chính sách từ 50.000đ đến 100.000đ Mai táng phí đối với gia đình cán bộ nghèo, nhân dân thật sự nghèo khó, mức chỉ từ 200.000đ đến 500.000đ cho một lần mai táng, lại phải có sự vận động tương
79
trợ của nhân dân Mức chỉ cụ thể do Chủ tịch UBND xã quyết định Chi cứu tế xã hội, thăm hỏi gia đình chính sách bị ốm đau, bệnh hoạn, hoàn cảnh gia đìng khó khăn, chi giao động từ 50.000đ đến 100.000đ do chủ tịch UBND xã quyết định
- Mua sắm, sửa chữa, khen thưởng
+ Mua sắm: khoán 15 triệu đồng/ năm /xã Ngoài ra nếu có phần tiết kiệm khác được chỉ qua mua sắm trang bị
+ Sửa chữa: khoán 15 triệu đồng/ năm/ xã
+ Khen thưởng: khoán tối đa 3,5 triêu đồng/ năm/ xã
3.4- KET QUA BUGC DAU VA CAC VAN DE TON TAI SAU THOI
GIAN THUC HIEN CO CHE MGI VE TO CHUC VA QUAN LY THU, CHI
NGAN SACH XA 6 CA MAU
Cơ chế mới về tổ chức và quản lý thu, chỉ ngân sách xã được tiến hành trên thực tế từ đầu năm đến nay, song có thể chia thành 2 bước rõ tệt:
3.4.1- Bước 1: Sau khi Luật ngân sách nhà nước được ban hành và trước khi có thông tư 14/ 'TC/ NSNN của Bộ Tài chính ngày 28/03/1997
Đây có thể được xem là bước thể nghiệm có tính chất chủ động của tỉnh Minh Hải trong việc quán triệt các nguyên tắc chỉ đạo của Luật ngân sách trong điều kiện mà các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính chưa ban hành kịp nhưng năm ngân sách1997 đang đến gần kể Ngày 04/12/ 1996, Chủ tịch UBND tỉnh Minh Hải, sau khi được hội đồng nhân dân tỉnh chấp nhận tờ trình, đã ký Quyết định số 1177/QĐÐ-UB ban hành quy định tạm thời về các nguồn thu, chi của ngân sách xã, phường, thị trấn Đến khi có nghị định 87/CP và thông tư 14/ NSNN của Bộ Tài chính, điều đáng nói là các quy định nói trên rất sát với các văn bản hướng dẫn thi hành và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương
Kết quả thu, chỉ ngân sách xã 3 tháng dầu năm 1997 của tỉnh Cà Mau (tức là từ ngày 1/1/ 1997-thời điểm tách tỉnh Minh Hải ra làm hai tỉnh- đến trước khi thực hiện Thông tư 14TC/NSNN của Bộ Tài chính ngày 28/03/1997 hướng dẫn quả lý thu, chỉ ngân sách xã, thị trấn, phường) như sau:
ai Thu ngân sách xã
80