khóa luận tốt nghiệp (19-3-2013)

78 225 0
khóa luận tốt nghiệp (19-3-2013)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP ĐÔNG ĐÔ ----------o0o---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH” Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS HÀ VĂN HỘI Sinh viên : Đặng Tố Quyên Khóa : 15 (2009-2013) Ngành : Kinh tế quốc tế HÀ NỘI - 2013 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay, Nhân lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển và tồn tại bền vững của các doanh nghiệp, muốn phát triển nhanh và bền vững, chúng ta phải tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và có chính sách phát huy tối đa nguồn nhân lực đó. Việc quản lý và sử dụng đúng nguồn nhân lực sau khi đã được đào tạo phù hợp với năng lực của mỗi người cho các công việc cụ thể là nhân tố quyết định dẫn đến thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn lại nguồn nhân lực của nước ta hiện nay, chúng ta không khỏi lo lắng về chất lượng yếu kém, về cơ cấu và sự phân bổ thiếu hợp lý, .trong các doanh nghiệp. Yêu cầu về chất lượng nhân lực trong tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thay đổi do ảnh hưởng từ việc hội nhập thế giới, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý để giảm bớt khoảng cách giữa yêu cầu về chất lượng nhân lực trong công việc so với chất lượng nhân lực hiện có. Trong công tác nâng cao chất lượng nhân lực, tầm nhìn và những suy tính dài hạn có ý nghĩa quan trọng trong tạo dựng kỹ năng, kiến thức chuyên môn, khả năng làm việc và hợp tác. Để hoạt động sản xuất được thực hiện hiệu quả, các doanh nghiệp đều cần sử dụng các biện pháp, mô hình nâng cao chất lượng nhân lực để tận dụng được tối đa lực lượng lao động của doanh nghiệp mình. 2 Xuất phát từ thực trạng trên, em lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công ty TNHH một thành viên xi măng VICEM Hoàng Thạch” để làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp. 2. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng của nguồn nhân lực, sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và từ đó đưa ra các biện pháp chủ yếu, áp dụng phương pháp quản lý chất lượng góp phần vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công ty TNHH một thành viên xi măng VICEM Hoàng Thạch 3. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty - Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu trong phạm vi công ty TNHH một thành viên xi măng Vicem Hoàng Thạch - Dữ liệu thu thập chủ yếu trong 3 năm: 2009,2010,2011. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài nghiên cứu -Làm rõ khái niệm chất lượng nguồn nhân lực và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp -Phân tích và đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện tại trong công ty -Tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công ty 5. Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp tổng hợp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để xử lý tư liệu, số liệu về tình hình kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên xi măng VICEM Hoàng Thạch để có những đánh giá sát thực về tiềm năng và những hạn chế của công ty -Phương pháp phân tích thống kê… 6. Kết cấu đề tài Chương 1: Cơ sở lí luận của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trang chất lượng nguồn nhân lực trong công ty TNHH một thành viên xi măng VICEM Hoàng Thạch 3 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH một thành viên xi măng VICEM Hoàng Thạch 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Những khái niệm liên quan 1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực “ Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con người, một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển xã hội. Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác ở chỗ nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố về thiên nhiên tâm lý xã hội và kinh tế. Có thể nói nguồn nhân lực là một khái niệm khá phức tạp và được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau. Nguồn nhân lực được xem xét trên góc độ số lượng và chất lượng. Khi nghiên cứu nguồn nhân lực ta phải chú ý đến hai mặt đó. -Phân loại nguồn nhân lực: Căn cứ vào sự hình thành nguồn nhân lực thì nó được phân thành ba loại: • Nguồn nhân lực có sẵn trong dân số ( dân số hoạt động ): bao gồm số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động • Nguồn nhân lực trong hoạt động kinh tế ( dân số hoạt động kinh tế ): bao gồm những người thuộc nguồn nhân lực sẵn có trong dân số hiện đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và một bộ phận tuy chưa có việc nhưng đang tìm việc làm. • Nguồn nhân lực dự trữ: bao gồm những người cũng trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng vì lí do khác nhau mà họ không tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế ( ví dụ như sinh viên mới tốt nghiệp, phụ nữ sinh con, bộ đội xuất ngũ,…) Căn cứ vào vai trò, vị trí của người lao động, nó được phân thành ba loại: 5 • Nguồn nhân lực chính: bao gồm những người lao động nằm trong độ tuổi lao động • Nguồn nhân lực phụ: bao gồm những người ngoài độ tuổi lao động. Trong số này lại phân loại thành nguồn nhân lực phụ trên tuổi ( nam từ 61 đến 65 tuổi, nữ từ 56 đến 60 tuổi ) và nguồn nhân lực phụ dưới tuổi ( từ 12 đến 14 tuổi) • Nguồn nhân lực phụ bổ sung: dựa vào ba nguồn chính là lực lượng quân đội hết nghĩa vụ, lực lượng hợp tác lao động với nước ngoài, học sinh, sinh viên. 1.1.2 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 1.1.1.1. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực liên quan chặt chẽ đến trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Trong phạm vi một tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trình độ phát triển của tổ chức đó. Chất lượng ngồn nhân lực được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau: a.Sức khỏe và đạo đức. Sức khỏe cần được hiểu là trạng thái thoải mái cả về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là sự phát triển bình thường của cơ thể không có bệnh tật. Sức khỏe là sự kết hợp hài hòa giữa thể chất và tinh thần. Trong phạm vi một tổ chức, doanh nghiệp tình trạng sức khỏe được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu như chiều cao cân năng, mắt, tai, mũi, họng, thần kinh, tuổi tác, giới tính. Ở tầm vĩ mô ngoài các chỉ tiêu trên người ta còn đưa ra một số chỉ tiêu khác như tỉ lệ sinh thô, chết thô, tỉ lệ tử vong ở trẻ em. Một nguồn nhân lực có chất lượng cao phải là một nguồn nhân lực có trạng thái sức khỏe tốt. Có nhiều chỉ tiêu biểu hiện trạng thái về sức khỏe. Bộ y tể nước ta quy định có ba loại: A: Thể lực tốt, loại không có bệnh tật gì B: Trung bình 6 C: Yếu, không có khả năng lao động Gần đây Bộ y tế kết hợp với Bộ quốc phòng căn cứ vào tám chỉ tiêu để đánh giá: • Tai- mũi- họng • Răng hàm mặt • Nội khoa • Ngoại khoa • Thần kinh, tâm thần • Da liễu Căn cứ vào các chỉ tiêu trên để chia thành 6 loại: rất tốt, tốt, khá, trung bình khá, kém và rất kém. Năng lực phẩm chất người lao động là một chỉ tiêu mang tính định tính khó có thể lượng hóa được. Chỉ tiêu này được xem xét thông qua các mặt ý thức, thái độ người lao động đối với công việc, đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức, khả năng làm việc, ý chí tinh thần của người lao động. Năng lực phẩm chất tốt biểu hiện một nguồn nhân lực chất lượng cao b. Trình độ học vấn Trình độ văn hóa của người lao động là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hóa thể hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ như sau: • Số lượng người biết chữ, không biết chữ • Số người tốt nghiệp tiểu học • Số người tốt nghiệp trung học cơ sở • Số người tốt nghiệp phổ thông trung học Trình độ văn hóa là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân sự và nó tác động mãnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển của doanh nghiệp. Trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. c. Trình độ chuyên môn kỹ thuật. 7 Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn nào đó. Nó biểu hiện trình độ được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Vì vậy trình độ chuyên môn được đo bằng: • Tỷ lệ cán bộ Trung cấp • Tỷ lệ cán bộ Cao đẳng • Tỷ lệ cán bộ Đại học - sau Đại học Có nhiều chuyên môn khác nhau và trong mỗi chuyên môn đó lại có thể chia thành các chuyên môn nhỏ hơn. Trình độ kỹ thuật của người lao đông thường dung để chỉ trình độ của những người được đào tạo ở các trường kỹ thuật, được trang bị kiến thức nhất định, những kỹ năng về thực hành công việc nhất định, Trình độ kỹ thuật được hiểu thông qua các chỉ tiêu: • Số lao động đã qua đào tạo và lao động phổ thông • Số người có bằng kỹ thuật và không có bằng • Trình độ tay nghề theo bậc thợ Trình độ chuyên môn và kỹ thuật thường kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua chỉ tiêu số lao động được đào tạo và không được đào tạo trong mỗi tập thể người lao động. 1.1.2.2 Khái niệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Theo Thạc sỹ Dương Anh Hoàng (Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, đó là hoạt động: “nâng cao về thể lực trí tuệ, đạo đức, năng lực, kỹ năng, thẩm mỹ,… của người lao động” và sự “phát triển chất lưọng nguồn nhân lực được tác động, chi phối bởi những yếu tố sức khỏe và dinh dưỡng, giáo dục – đào tạo, giá trị văn hóa truyền thống và môi trường sống.” Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: về cơ bản được hiểu là tăng giá trị cho con người trên các mặt phẩm chất đạo đức, thể chất, năng lực, thẩm mỹ, thông qua các chính sách phát triển nguồn nhân lực giúp con người có những năng lực, phẩm chất mới, cao hơn để có thể hoàn thành tốt hơn mục tiêu của tổ chức và của chính bản thân họ. 8 Trong phạm vi của luận văn này, khoá luận đề cập đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp chủ yếu dựa trên việc tiếp cận, nghiên cứu, đánh giá cơ cấu, số lượng và các tiêu chí phản ánh chất lượng hiện tại của nhân sự cùng những chính sách quản trị ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phạm vi một Công ty. 1.2. Tầm quan trọng của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam 1.2.1. Tầm quan trọng sự cần thiêt chủ quan và lợi ích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội. Vai trò đó bắt nguồn từ vai trò của yếu tố con người. Con người là động lực của sự phát triển, bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy. Sự phát triển kinh tế xã hội dựa trênnhiều nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực…song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển. Những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Nguồn lực tài chính chỉ phát huy tác dụng khi có những con người biết sử dụng nó một cách có hiệu quả, ngược lại nếu không biết sử dụng thì nguồn lực này sẽ bị lãng phí không mang lại hiệu quả không mang lại hiệu quả kinh tế mong muốn. Máy móc thiết bị hiện đại nếu như không có sự điều khiển, kiểm tra của con người thì chúng chỉ là vật chất. Chỉ có tác động của con người mới phát động chúng và đưa chúng đi vào hoạt động. Trong phạm vi doanh nghiệp nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào, máy móc thiết bị hiện đại song nếu không phát huy được nhân tố con người thì cũng không mang lại thành công, điều này đã được thực tiễn kiểm nghiệm và chứng minh. Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp luôn đặt vấn đề quản lý con người lên hàng đầu. Không phải tự nhiên mà các vấn đề phát triển nguồn nhân lực, khai thác sử dụng nguồn nhân lực thế nào cho hiệu quả nhất lại luôn là vấn đề bức xúc đối với các nhà quản lý. Nó không chỉ thôi thúc họ trong một giai đoạn nhất 9 định mà trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Tự bản thân những điều đó đã phần nào khẳng định được vai trò của nguồn nhân lực đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp , nó được mô tả trong những điểm sau: 1.2.1.1. Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng tới kết quả của quá trình sản xuất lao động: Cho dù doanh nghiệp là một doanh nghiệp sản xuất hay một doanh nghiệp thương mại thì kết quả mong muốn của quá trình lao động cũng vẫn là lợi nhuận mà nó mang lại. Đối với doanh nghiệp thương mại, dù họ kinh doanh hang hóa hay dịch vụ thì vấn đề vẫn là phải bán cho được nhiều sản phẩm và có lãi. Một điều rất quan trọng đối với những doanh nghiệp này là phải có được chữ tín, phải có thái độ thanh lịch đáng mến và phải có tài khéo léo trong giao tiếp…Đó là những yêu cầu phải có để đi tới kết quả tốt đẹp, và lẽ dĩ nhiên điều đó có quan hệ chặt chẽ với chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp sản xuất, chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao dộng. Xét về chất lượng sản phẩm, ngoài sự ảnh hưởng của máy móc thiết bị ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người lao động cũng như thái độ của họ đối với công việc. Cùng với sự phát triển của sản xuất, nhu cầu của con người ngày càng phong phú và đa dạng, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều hơn, và đặc biệt chất lượng ngày càng cao hơn. Điều đó chỉ có được do lao động trình độ cao sản xuất ra. Khi một doanh nghiệp áp dụng một dây chuyền công nghệ hiện đại, với máy móc thiết bị mới, nó đòi hỏi sự chuyên môn hóa cao và sự tận tâm làm việc của người lao động. Xét về năng suất lao động, ta có thể thấy rằng, cùng một điều kiện làm việc như nhau, năng suất ở nơi nào có chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ hơn hẳn nơi có chất lượng nguồn nhân lực thấp hơn. Nói tóm lại, chất lượng nguồn nhân lực có một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra kết quả của quá trình lao động trong mọi doanh nghiệp. Một doanh 10 . người biết chữ, không biết chữ • Số người tốt nghiệp tiểu học • Số người tốt nghiệp trung học cơ sở • Số người tốt nghiệp phổ thông trung học Trình độ văn. TNHH một thành viên xi măng VICEM Hoàng Thạch” để làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp. 2. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng của nguồn nhân lực, sự cần

Ngày đăng: 22/05/2013, 17:40

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2009– 2011 - khóa luận tốt nghiệp (19-3-2013)

Bảng 1.

Cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2009– 2011 Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2009-2011 - khóa luận tốt nghiệp (19-3-2013)

Bảng 3.

Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2009-2011 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 5: Trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên - khóa luận tốt nghiệp (19-3-2013)

Bảng 5.

Trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 6: Trình độ tay nghề/ chuyên môn của bộ phận sản xuất chính năm 2011 - khóa luận tốt nghiệp (19-3-2013)

Bảng 6.

Trình độ tay nghề/ chuyên môn của bộ phận sản xuất chính năm 2011 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 7: Trình độ tay nghề/ chuyên môn của bộ phận sản xuất phụ năm 2011 - khóa luận tốt nghiệp (19-3-2013)

Bảng 7.

Trình độ tay nghề/ chuyên môn của bộ phận sản xuất phụ năm 2011 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng8: Tình hình sức khỏe thể chất CBCNV tại Công ty - khóa luận tốt nghiệp (19-3-2013)

Bảng 8.

Tình hình sức khỏe thể chất CBCNV tại Công ty Xem tại trang 52 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình sức khỏe, thể chất nguồn nhân lực toàn Công ty có sự biến chuyển theo chiều hướng tích cực trong 3 năm 2009–  2011. - khóa luận tốt nghiệp (19-3-2013)

ua.

bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình sức khỏe, thể chất nguồn nhân lực toàn Công ty có sự biến chuyển theo chiều hướng tích cực trong 3 năm 2009– 2011 Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 9: Tình hình tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của công ty - khóa luận tốt nghiệp (19-3-2013)

Bảng 9.

Tình hình tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của công ty Xem tại trang 61 của tài liệu.
Qua bảng 9 ta thấy, tổng số lao động chất lượng cao tăng lên qua các năm. Năm 2010, công ty đã tuyển dụng thêm 181 lao động, tăng so với năm 2009 là 116  người - khóa luận tốt nghiệp (19-3-2013)

ua.

bảng 9 ta thấy, tổng số lao động chất lượng cao tăng lên qua các năm. Năm 2010, công ty đã tuyển dụng thêm 181 lao động, tăng so với năm 2009 là 116 người Xem tại trang 61 của tài liệu.
Nếu mô hình này áp dụng thì phòng ban, thông tin, phân xưởng sản xuất, hoạt động nhanh đỡ tốn thời gian chính xác và có thể là bộ máy tinh gọn hơn. - khóa luận tốt nghiệp (19-3-2013)

u.

mô hình này áp dụng thì phòng ban, thông tin, phân xưởng sản xuất, hoạt động nhanh đỡ tốn thời gian chính xác và có thể là bộ máy tinh gọn hơn Xem tại trang 71 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan