- Phó giám đốc khai thác mỏ: Có trách nhiệm đảm bảo phương tiện vận
Bảng 4: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty qua 3 năm 2009–
2.4. Chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty 1 Chính sách đào tạo
2.4.1. Chính sách đào tạo
Khi thành lập nhà máy, số lượng công nhân Việt Nam có tay nghề cao rất ít, cán bộ quản lý và kỹ thuật vừa thiếu vừa chưa có kinh nghiệm sản xuất xi măng. Đội ngũ cán bộ của nhà máy và các xưởng chủ yếu từ Nhà máy xi-măng Hải Phòng và các Viện của Bộ Xây dựng, công nhân chủ yếu mới tuyển dụng. Do đó, trong thời kỳ đầu bước vào sản xuất, nhà máy phải thuê một số chuyên gia nước ngoài để vận hành và quản lý một số các máy móc, thiết bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất.
Để chuẩn bị lực lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật vận hành các thiết bị kỹ thuật của dây chuyền 1, lãnh đạo nhà máy rất chú trọng công tác đào tạo, coi đây là nhân tố quyết định đến quá trình tiếp quản chuẩn bị sản xuất của nhà máy sau này. Ngoài việc tự đào tạo, lãnh đạo nhà máy còn tuyển chọn công nhân, nhất là công nhân kỹ thuật có tay nghề cao; tiếp nhận cán bộ kỹ thuật từ các cục, vụ, viện, các nhà máy, xí nghiệp khác và học sinh của Trường công nhân kỹ thuật xi-măng Bút Sơn. Trong thời gian chuẩn bị sản xuất, Hãng F.L.Smidth đã cử nhiều chuyên gia sang theo hợp đồng để xây dựng, lắp đặt, hiệu chỉnh máy móc, thiết bị theo công nghệ mới; tổ chức kiểm tra trình độ chuyên môn, tay nghề trực tiếp đối với kỹ sư, công nhân kỹ thuật Việt Nam và phân công kèm cặp trực tiếp theo phương pháp một kèm một. Điểm đáng chú ý là tinh thần vươn lên làm chủ kỹ thuật, công nghệ sản xuất xi-măng, làm chủ nhà máy của đội ngũ cán bộ, công nhân rất cao, nên trình độ của cán bộ kỹ thuật, công nhân mỗi năm một tăng. Mặt khác, nhà máy đã phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, trong đó Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Máy công nghiệp... cử các chuyên gia đầu ngành giúp nhà
máy tìm hiểu về thiết bị, công nghệ mới, nắm đặc tính kỹ thuật cơ bản của từng thiết bị, từng cụm chi tiết, đồng thời cũng là dịp để viết các tài liệu, từng bước hoàn chỉnh trở thành các giáo trình giảng dạy tại các trường đại học. Cả nhà máy lúc này như một phòng thí nghiệm lớn để đào tạo các cán bộ chuyên môn về kỹ thuật và công nghệ sản xuất xi-măng theo công nghệ tiên tiến trên thế giới và tiếp cận công nghệ tự động hóa thế hệ mới được ứng dụng vào sản xuất tại Việt Nam.