Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHNoPTNT chi nhánh Hà Tây: Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN Việt Nam và hoạt động KDNH của NHTM rất đa dạng, phúc tạp, phong phú
Trang 1Đào Nguyệt Tú
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀ TÂY
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tô Kim Ngọc
Trang 3đoái đến hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây” là công trình nghiên cứu của riêng em Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề tài này là trung thực Những số kiệu trong các bảng biểu phục vụcho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ cácnguồn thông tin khác nhau và có ghi rõ nguồn bên dưới
Tác giả Luận văn
Đào Nguyệt Tú
Trang 4cô tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cần thiết, là nền tảng cơ bản giúp
em hoàn thành Luận văn thạc sĩ này
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Tô Kim Ngọc đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện luận văn
này
Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả quý thầy cô tại Học Viện Ngân Hàng
đã tận tình dạy dỗ em trong thời gian em học tập tại trường
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các anh chị phòngKinh doanh ngoại hối và Thanh toán quốc tế NHNo&PTNT chi nhánh Hà
Tây, đặc biệt là chị Đỗ Thị Hải Nga đã tận tình giúp đỡ, cung cấp những số
liệu cần thiết để em hoàn thành luận văn của mình
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏinhững thiếu sót Em kính mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô đểbài viết của em đạt kết quả tốt nhất
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5Agribank
Trang 6Biểu đồ 2.1 Diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng năm 2011 44Biểu đồ 2.2 Diễn biến tỷ giá giao dịch ngân hàng thương mại năm 2011 44Biểu đồ 2.3 Diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng năm 2012 47Biểu đồ 2.4 Diễn biến tỷ giá giao dịch ngân hàng thương mại năm 2012 47
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2012 52Bảng 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2013 53
Biểu đồ 2.8 Doanh số KHNT và lợi nhuận KDNT 2011-2013 54Biểu đồ 2.9 Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu 2011-2013 55Biểu đồ 2.10 Số món và doanh số chi trả kiều hối 2011-2013 55
Trang 7CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Khái quát chung về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái 4
1.1.1 Khái quát chung về tỷ giá hối đoái 4
1.1.2 Khái quát chung về chính sách tỷ giá hối đoái 16
1.2 Đặc điểm và vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối với hoạt động kinh doanh của NHTM 27
1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 27
1.2.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 33
1.3 Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái tới hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 34
1.3.1 Rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối 34
1.3.2 Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái tới hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 38
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀ TÂY 42
2.1 Đặc điểm chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam 42
2.2 Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái tới hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây 43
2.2.1 Khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây 43
2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây 48
Trang 8doanh ngoại hối tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây 63
2.3.1 Tác động tích cực 63
2.3.2 Tác động tiêu cực 65
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 73
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀ TÂY 74
3.1 Quan điểm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây 74
3.1.1 Quan điểm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam 74
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây 76
3.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm tác động tích cực đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây 78
3.3 Kiến nghị điều hành chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây 82
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ, Bộ, Ban ngành liên quan 82
3.3.2 Kiến nghị với NHNN 92
3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 99
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 113
KẾT LUẬN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là một vấn đề quan trọngluôn được ưu tiên trong hệ thống các chính sách nói chung và trong chínhsách tiền tệ nói riêng Tỷ giá và chính sách tỷ giá đóng vai trò như là mộtcông cụ có hiệu lực, có hiệu quả trong việc tác động đến quan hệ kinh tế đốingoại của mỗi quốc gia, không những tác động tới trạng thái của cán cânthương mại, tác động đến sự di chuyển của các dòng vốn quốc tế, bên cạnh đócòn ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia như tăng trưởng, lạm phát, thấtnghiệp… mà còn tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàngthương mại đặc biết là hoạt động kinh doanh ngoại hối Chính vì vậy, lựachọn một chính sách tỷ giá như thế nào là hợp lý, cũng như điều hành nó rasao cho linh hoạt, thích ứng nhanh chóng, kịp thời, chính xác và hiệu quả vớitừng biến động của thị trường luôn là một vấn đề được lưu ý hàng đầu đối vớicác nhà hoạch định chính sách quốc gia Nhận thức được tầm quan trọng của
vấn đề, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Tây” để tìm ra những bất cập đã và đang
tồn tại trực tiếp hay gián tiếp, ở mức độ này hay mức độ khác ảnh hưởng đếnhoạt động thương mại quốc tế của nước ta, ảnh hưởng tới hoạt động kinhdoanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại với mong muốn có thể cónhững đóng góp hữu ích cho việc hoạch định chính sách tỷ giá hối đoái củanước ta trong thời gian tới
2 Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích về mặt lý thuyết tác động của tỷ giá hối đoái và
chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh ngoại hối
Trang 10Thứ hai, nghiên cứu thực trạng điều hành chính sách tỷ giá hối đoái
Việt Nam và tác động của nó tới hoạt động kinh doanh ngoại hối tạiNHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây
Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đưa ra một số giải
pháp, kiến nghị nhằm thực hiện có hiêu quả hơn việc điều hành chính sách tỷgiá hối đoái Việt Nam để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại hối tạiNHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là diễn biến chính sách tỷ giá quacác thời kỳ và tác động của nó tới hoạt động kinh doanh ngoại hối của ViệtNam, hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHNo&PTNT Chi nhánh HàTây
Phạm vi nghiên cứu: Chính sách tỷ giá hối đoái giai đoạn từ năm 2010đến 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sửcủa triết học Mác – Lenin về sự vân động của xã hội Phương pháp điều trakhảo sát; phân tích, so sánh, tổng hợp để chỉ ra những tác động của tỷ giá tớihoạt động thương mại quốc tế
5 Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về chính sách tỷ giá hối đoái và tác động của chính
sách tỷ giá hối đoái tới hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thươngmại
Trang 11Chương 2: Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái tới hoạt động kinh doanh
ngoại hối tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh HàTây
Chương 3: Một số giải pháp đối với chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy
hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn Chi nhánh Hà Tây
Trang 12CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát chung về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái
1.1.1 Khái quát chung về tỷ giá hối đoái
1.1.1.1 Khái niệm và các loại tỷ giá
Khái niệm tỷ giá
Trong điều kiện một nền kinh tế mở, thương mại quốc tế trở thành phổbiến, việc thanh toán giữa các quốc gia nhất thiết phải sử dụng tiền tệ củanước này hay nước khác Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ giữa các nước,các quốc gia phải sử dụng tỷ giá Để có cơ sở hình thành một khái niệm chung
về tỷ giá phù hợp với bối cảnh các thị trường tài chính quốc tế ngày càng pháttriển mạnh mẽ như hiện nay thì việc nghiên cứu khái niệm tỷ giá là cần thiết
Theo Fredic S.Miskin: The economics of money, Banking andFinancial market, “The price of one currency in terms of another is called theexchange rate” Nghĩa là “Giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua mộtđồng tiền khác được gọi là tỷ giá”
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành năm 2010, điều 6,khoản 5: “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệnước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”
Như vậy, qua các khái niệm về tỷ giá cho thấy cách diễn đạt về tỷ giá
có khác nhau nhưng cách hiểu chung nhất thì tỷ giá được hiểu như sau: “Tỷgiá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác” Hiệnnay, tỷ giá có thể được niêm yết theo hai phương pháp:
Trang 13Phương pháp yết giá trực tiếp: Là phương pháp yết tỷ giá mà tỷ giá làgiá của một đơn vị ngoại tệ tính bằng số đơn vị nội tệ Hầu hết các quốc giatrên thế giới đều dùng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp trong đó có Việt Nam.
Phương pháp yết giá gián tiếp: Là phương pháp yết tỷ giá mà tỷ giá làgiá của một đơn vị nội tệ tính bằng số đơn vị ngoại tệ Hiện nay, trên thế giới
có 5 đồng tiền sử dụng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp, gồm: GBP, AUD,NZD, EUR và SDR
Trong phạm vi của khóa luận, để thuận tiện theo dõi và nhất quán, quyước viết tỷ giá theo cách trực tiếp, ví dụ trên thị trường ngoại hối Việt Namyết giá
USD/VND = 21000 có nghĩa là 1USD = 21000VND
Vai trò của tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế quan trọng trong đời sống kinh
tế, xã hội của mỗi nước, là công cụ để đo lường giá trị giữa các đồng tiền và
do vậy có tác động như một công cụ cạnh tranh trong thương mại quốc tế,một công cụ quản lý kinh tế, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả, tới mọi hoạtđộng kinh tế – xã hội của nước đó và các nước có liên quan
Cụ thể ta có thể xác định vai trò của tỷ giá như sau:
Thứ nhất, tỷ giá là đại lượng xác định quan hệ về mặt giá trị, so sánh
sức mua giữa các đồng tiền với nhau, hình thành nên tỷ lệ trao đổi giữa cácđồng tiền khác nhau với nhau để thuận tiện cho các giao dịch quốc tế
Thứ hai, tỷ giá có tác động to lớn đến cán cân thanh toán quốc tế, xuất
– nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của một nước với nước khác
Thứ ba, do tỷ giá có tác động mạnh mẽ tới hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hoá, dịch vụ và sự cạnh tranh giữa các nước với nhau trên thịtrường quốc tế nên chính phủ các nước đã lợi dụng tác động này của tỷ giá để
Trang 14điều tiết nền kinh tế hay nói cách khác tỷ giá được sử dụng với vai trò là mộtcông cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước.
Các loại tỷ giá hối đoái
Căn cứ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối:
- Tỷ giá mua vào – Bid Rate: Là tỷ giá mà tại đó ngân hang yết giá sẵn sangmya vào đồng tiền yết giá
- Tỷ giá bán ra – Ask (or Offer) Rate: Là tỷ giá mà tại đó ngân hang yết giásẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá
- Tỷ giá giao ngay (tỷ giá cơ sở) Sopt Rate: Là tỷ giá được hình thành theoquan hệ cung cầu trực tiếp trên Forex và luôn có sẵn (không cần phải tínhtoán), được thoả thuận ngày hôm nay, và việc thanh toán xảy ra sau hai ngày
là, việc tiếp theo
- Tỷ giá phái sinh – Derivative Rate: Bao gồm các tỷ giá áp dụng trong cáchợp đồng: Kỳ hạn (Forward), Hoán đổi (Swap), Tương lai (Future) và Quyềnchọn (Option) Tỷ giá phái sinh không được hình thành theo quan hệ cung cầutrực tiếp trên Forex, mà được hình thành (bắt nguồn) từ các thông số có sẵntrên thị trường như: Tỷ giá giao ngay, mức lãi suất của hai đồng tiền, phí thựchiện hợp đồng … Tỷ giá phái sinh thuộc loại tỷ giá có thời hạn, có nghĩa làđược thoả thuận ngày hôm nay, nhưng việc sử dụng thanh toán xảy ra sau đó
từ ba ngày làm việc trở lên
- Tỷ giá mở cửa – Opening Rate: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng gia dịch đầutiên trong ngày
- Tỷ giá đóng cửa – Closing Rate: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùngđược giao dịch trong ngày Thông thường, ngân hàng không công bố tỷ giácủa tất cả các hợp đồng đã được ký kết trong ngày, mà chỉ công bố tỷ giáđóng cửa Tỷ giá đóng cửa là một chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến động tỷ
Trang 15giá trong ngày Cần chú ý là tỷ giá đóng cửa hôm nay không nhất thiết phải là
tỷ giá mở cửa hôm sau
- Tỷ giá chéo – Crosed Rate: Là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ đồngtiền thứ ba (còn gọi là đồng tiền trung gian)
- Tỷ giá chuyển khoản – Transfer Rate: Tỷ giá chuyển khoản áp dụng cho cácgiao dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại ngân hàng
- Tỷ giá tiền mặt – Bank Note Rate: Tỷ giá tiền mặt áp dụng cho ngoại tệ tiềnkim loại, tiền giấy, séc du lịch và thẻ tín dụng Thông thương, tỷ giá mua tiềnmặt thấp hơn và tỷ giá bán tiền mặt cao hơn so với tỷ giá chuyển khoản
- Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện Ngày nay do ngoạihối được chuyển chủ yếu là bằng điện nên tỷ giá niêm yết tại các ngân hang là
tỷ giá điện hối
- Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư (không phổ biến, hiệnnay hầu như không dung)
Căn cứ cơ chế điều hành chính sách tỷ giá:
- Tỷ giá chính thức – Official Rate (ở Việt Nam ngày nay là tỷ giá giao dịchbình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng): Là tỷ giá do NHTW công
bố, nó phán ảnh chính thức về giá trị hối đoái của đồng nội tệ Tỷ giá chínhthức được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liênquan đến tỷ giá chính thức Ngoài ra, ở Việt Nam tỷ giá chính thức còn là cơ
sở để các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh do biên bộ cho phép
- Tỷ giá chợ đen – Black Market Rate: Là tỷ giá được hình thành bền ngoài hệthống ngân hang, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định
- Tỷ giá cố định – Fixed Rate: Là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong mộtbiên độ dao động hẹp Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá
cố định, buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp, do đó làm dự trữ ngoạihối quốc gia thay đổi
Trang 16- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn – Freely Floating Rate: Là tỷ giá được hình thànhhoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.
- Tỷ giá thả nổi có điều tiết – Managed Floating Rate: Là tỷ giá được thả nổi,nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi chonền kinh tế
Căn cứ vào tính chất tác động đến thương mại quốc tế, ta có:
Tỷ giá danh nghĩa song phương (Nominal Bilateral Exchange Rate – NER)
“Tỷ giá danh nghĩa song phương là giá cả của một đồng tiền được biểuthị thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức muahàng hóa, dịch vụ giữa chúng”
Để đo lường sự biến động giá trị của các đồng tiền, ta sử dụng khái
niệm chỉ số tỷ giá danh nghĩa: e t = (1.1)
Trong đó: e t: là chỉ số tỷ giá danh nghĩa
Et: là tỷ giá danh nghĩa thời điểm t
E0: là tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm gốc
Vậy khi tỷ giá tăng, đồng tiền yết giá đổi được nhiều đồng tiền định giáhơn nên đồng tiền yết giá được gọi là đồng tiền lên giá, đồng tiền định giá đổiđược ít đồng tiền yết giá hơn nên gọi là đồng tiền giảm giá
Tỷ giá thực song phương (Real Bilateral Exchange Rate – RER)
“Tỷ giá thực song phương bằng tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnhbởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài, do đó, nó là chỉ số phản
ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ”
Tại một thời điểm, tỷ giá thực trạng thái tĩnh được đo bằng:
Trang 17er = E (1.2)
Trong đó: Er: tỷ giá thực (dạng chỉ số)
E: tỷ giá danh nghĩa;
P*: mức giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ;
P: mức giá cả ở trong nước bằng nội tệ
Theo công thức 1.2, bản chất của tỷ giá thực là chỉ số, đo lường bằngmức giá cả hàng hóa nước ngoài tính bằng ngoại tệ quy đổi ra nội tệ và giáhàng hóa trong nước tính bằng nội tệ Do đó, ta dễ dàng so sánh mức giá hànghóa trong nước lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng với giá hàng hóa nước ngoài thôngqua việc so sánh tỷ giá thực với 1.1
- Nếu er > 1 tức là E.P* > P, lúc đó, mỗi đơn vị nội tệ sẽ mua được íthàng hóa ở nước ngoài hơn so với trong nước, nên đồng nội tệ được coi làđịnh giá thực thấp Đồng tiền được định giá thực thấp sẽ nâng cao vị thế cạnhtranh thương mại của quốc gia so với nước bạn hàng, nghĩa là xuất khẩu đượcnhiều hơn còn nhập khẩu thì ít hơn
- Nếu er < 1 tức là E.P* < P, lúc đó, mỗi đồng nội tệ sẽ mua được nhiềuhàng hóa hơn ở nước ngoài so với trong nước, nên đồng nội tệ được gọi làđịnh giá thực cao Đồng tiền được định giá thực cao sẽ hạ thấp vị thế cạnhtranh thương mại của quốc gia so với nước bạn hàng, nghĩa là xuất khẩu thì ít
mà nhập khẩu thì nhiều
- Nếu er = 1 tức là E.P* = P, nghĩa là mua hàng hóa ở trong nước haynước ngoài là như nhau nên ta nói rằng hai đồng tiền là ngang giá sức mua(PPP)
Công thức (1.2) chỉ đo lường được tỷ giá thực ở trạng thái tĩnh và cónhược điểm là các quốc gia không tính toán và công bố mức giá cả của một rổhàng hóa ở trong nước nên không tính được tỷ giá thực Để khắc phục điểm
Trang 18yếu này, chúng ta sử dụng công thức tính tỷ giá thực ở trạng thái động để tínhtoán Công thức tỷ giá thực ở trạng thái động:
= 100% (1.3)
Trong đó: là chỉ số tỷ giá thực tại thời điểm t so với thời điểm 0;
là chỉ số tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t so với thời điểm 0;
là chỉ số giá ở nước ngoài tại thời điểm t so với thời điểm 0;
là chỉ số giá ở trong nước tại thời điểm t so với thời điểm 0
Ý nghĩa của sự thay đổi tỷ giá thực:
- Tỷ giá thực tăng làm cho sức mua đối ngoại của nội tệ giảm, nội tệgiảm giá thực Một đồng tiền giảm giá thực khi sức mua đối ngoại của nógiảm tương đối so với đồng tiền khác từ thời điểm này sang thời điểm khác,góp phần làm tăng sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này
- Tỷ giá thực giảm, làm cho sức mua đối ngoại của nội tệ tăng, nội tệ lêngiá thực Một đồng tiền lên giá thực khi sức mua đối ngoại của nó tăng tươngđối so với đồng tiền khác từ thời điểm này sang thời điểm khác, làm xói mònsức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này
- Tỷ giá thực không đổi có tác dụng duy trì cố định sức cạnh tranhthương mại quốc tế
Với các nhân tố khác không đổi, khi tỷ giá danh nghĩa tăng làm cho tỷgiá thực tăng Điều này hàm ý rằng, do giá hàng hóa không co dãn trong ngắnhạn, nên khi phá giá nội tệ sẽ giúp cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc
tế Đây là một trong những nội dung quan trọng của chính sách tỷ giá
Trang 19Tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal Effective Exchange Rate – NEER)
“Tỷ giá danh nghĩa đa phương là chỉ số tỷ giá trung bình của một đồngtiền so với các đồng tiền còn lại”
Để tính NEER, ta tiến hành theo các bước:
- Chọn một rổ các đồng tiền đặc trưng, bao gồm những đồng tiền màquốc gia này có mối quan hệ thương mại
- Căn cứ vào tỷ trọng thương mại của các đồng tiền trong rổ, ấn định tỷtrọng tính tỷ giá song phương
- Tính NEER: NEERi = wj
Trong đó: e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương, w là tỷ trọng của
tỷ giá song phương, j là số thứ tự của các tỷ giá song phương, i là kỳ tínhtoán
Tỷ trọng ngoại tệ được xác định trên cơ sở tỷ trọng thương mại giữamột quốc gia với các nước bạn hàng Trên thực tế có rất nhiều loại ngoại tệnên ta không thể đưa tất cả vào để tính NEER mà chỉ chọn những loại ngoại
tệ nào mà quốc gia này có tỷ trọng thương mại lớn Nếu NEER > 1 thì nội tệđược xem là giảm giá đối với tất cả các đổng tiền còn lại Nếu NEER < 1 thìnội tệ được xem là lên giá với tất cả các đồng tiền còn lại Do NEER chưa đềcập đến tương quan sức mua của các đồng tiền nên khi NEER tăng hay giảmkhông nhất thiết phải đồng nghĩa với sự tăng hay giảm sức cạnh tranh thươngmại quốc tế của quốc gia này với các nước còn lại
Tỷ giá thực đa phương (Real Effective Exchange Rate – REER)
“Tỷ giá thực đa phương bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương đã đượcđiều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại, do đó,
nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại”
Trang 20REER được coi là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại củamột nước so với tất cả các nước bạn hàng còn lại Để tính toán tỷ giá thực đaphương REER, ta làm theo các bước:
là chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ,
là chỉ số giá tiêu dùng của nội tệ ,
j là số thứ tự của các đồng tiền trong rổ, i là kỳ tính toán,
wj là tỷ trọng của đồng tiền thứ j trong rổ
Về ý nghĩa của REER là tương tự như tỷ giá thực song phương , tuy nhiên,REER có ý nghĩa hơn ở chỗ nó là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thươngmại của một nước so với tất cả các nước bạn hàng còn lại Do có ý nghĩa nhưvậy nên hiện nay hầu hết các nước đều tính toán và công bố chỉ tiêu này
Tỷ giá thực trạng thái tĩnh và ý nghĩa của nó:
Là việc tại một thời điểm nhất định, so sánh mức tỷ giá thực với 100.Nếu tỷ giá thực lớn hơn 100, tức VND đang được định giá thực thấp hơn cácđồng tiền trong rổ, điều này nói lên rằng vị thế cạnh tranh của quốc gia là caohơn các nước bạn hàng Còn nếu tỷ giá thực nhỏ hơn 100, tức VND đang bịđịnh giá thực cao hơn các đồng tiền trong rổ, điều này cho biết vị thế cạnh
Trang 21tranh của quốc gia là thấp hơn các nước bạn hàng Nều tỷ giá thực bằng 100thì vị thế cạnh tranh của hai quốc gia là như nhau.
Tỷ giá thực trạng thái động và ý nghĩa của nó:
Là việc tỷ giá thực tăng lên hay giảm xuống từ thời kỳ này sang thời kỳkhác Nếu tỷ giá thực tăng, VND giảm giá thực, điều này làm tăng sức cạnhtranh thương mại quốc tế của quốc gia Nếu tỷ giá thực giảm, VND lên giáthực, làm cho sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia bị xói mòn
1.1.1.2 Các nhân tố tác động lên tỷ giá hối đoái
Chúng ta có thể thấy, trong thực tế, tỷ giá biến động rất nhanh và mạnhtrong ngắn hạn nhưng lại có xu hướng biến động từ từ trong dài hạn, có thểđưa ra các nhân tố tác động đến tỷ giá như sau:
Các nhân tố tác động đến tỷ giá trong dài hạn:
- Mức giá cả tương đối
Khi tỷ lệ lạm phát trong nước tăng tương đối so với tỷ lệ lạm phát ởnước ngoài, làm cho giá hàng hóa trong nước đắt hơn tương đối so với hànghóa ở nước ngoài Điều này kích thích nhập khẩu dẫn đến cung ngoại tệ giảm,cầu ngoại tệ tăng làm tỷ giá tăng
- Mức tăng thu nhập tương đối
Trang 22Do xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người dân ở nước ngoài,nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người dân ở trong nước, do đó, khi thunhập trong nước tăng nhanh hơn so với thu nhập ở nước ngoài sẽ dẫn đến tìnhtrạng nhu cầu nhập khẩu tăng nhanh hơn so với xuất khẩu Điều này làm chocầu ngoại tệ tăng nhanh hơn cung ngoại tệ, ngoại tệ tăng giá làm tỷ giá tăng.
- Hàng rào thương mại (Thuế quan và hạn ngạch)
Nếu một quốc gia tăng mức thuế quan hoặc áp dụng hạn ngạch đối vớihàng hóa nhập khẩu sẽ làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng,làm giảm cầu nhập khẩu hàng hóa, làm cho cầu ngoại tệ giảm làm tỷ giágiảm
Nếu phía nước ngoài (ví dụ Mỹ) tăng mức thuế quan và áp dụng hạnngạch đối với hàng hóa nhập khẩu (ví dụ của Việt Nam) sẽ làm cho giá hànghóa nhập khẩu vào Mỹ tính bằng USD tăng, dẫn đến giảm cầu nhập khẩuhàng hóa từ Việt Nam hay kìm hãm hoạt động xuất khẩu trong nước, từ đólàm giảm cung ngoại tệ khiến cho tỷ giá tăng, nội tệ giảm giá
Vì thuế quan và hạn ngạch là những biện pháp chính sách thương mạinên chỉ thay đổi từ từ trong dài hạn nên chúng được xem là các nhân tố tácđộng đến tỷ giá trong dài hạn Ngày nay, với xu thế tự do hóa thương mại,biện pháp hạn ngạch hầu như rất ít các quốc gia áp dụng đồng thời các nướcthành viên WTO đang từng bước thảo luận nhằm cắt giảm mức thuế quan vàđối xử công bằng Chính vì vậy, ý nghĩa của thuế quan và hạn ngạch là nhữngnhân tố tác động đến tỷ giá trong dài hạn ngày càng giảm
- Tâm lý ưa thích hàng ngoại
Nếu người dân trong nước ưa thích các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ củanước ngoài hơn so với sản phẩm trong nước sẽ làm tăng cầu nhập khẩu hànghóa, dẫn đến tăng cầu ngoại tệ, làm nội tệ giảm giá
USD/VND
D1
Trang 23Nếu người nước ngoài trở nên ưa thích sản phẩm hàng hóa, dịch vụ củamột quốc gia nào đó (ví dụ của Việt Nam) sẽ làm cho cầu xuất khẩu hàng hóacủa quốc gia đó tăng lên, dẫn đến cung ngoại tệ tăng, làm cho đồng nội tệ lên giá.
S D0
E1
E0
Q(USD) S0
Trang 24- Năng suất lao động
Nếu năng suất lao động của một quốc gia tăng nhanh hơn thế giới, làmcho mức giá hàng hóa của quốc gia đó có xu hướng giảm, dẫn đến tăng cầuxuất khẩu hàng hóa của quốc gia này, làm tăng cung ngoại tệ, làm đồng nội tệcủa quốc gia này lên giá tức tỷ giá giảm
Nếu năng suất lao động của một quốc gia tăng chậm hơn thế giới làmcho mức giá hàng hóa của quốc gia đó có xu hướng tăng, dẫn đến giảm cầuxuất khẩu hàng hóa của quốc gia này, làm giảm cung ngoại tệ, kết quả là nội
tệ giảm giá, tức tỷ giá tăng
Các nhân tố tác động đến tỷ giá trong ngắn hạn:
- Mức lãi suất tương đối
Khi lãi suất thực đồng nội tệ lớn hơn lãi suất thực đồng ngoại tệ thì cáctài sản tài chính bằng nội tệ sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn Các nhà đầu tư sẽdịch chuyển từ tài sản tài chính ghi bằng ngoại tệ sang tài sản tài chính ghibằng nội tệ, làm cung ngoại tệ tăng, cầu ngoại tệ giảm, kết quả là đồng nội tệlên giá
- Can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối
NHTW các nước, đặc biệt là các nước áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi cóđiều tiết, tích cực tham gia can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm tác động
D
E0 E1
Q(USD) S1
USD/VND
Trang 25lên tỷ giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế Khi NHTW mua ngoại tệ làmtăng cầu tài sản ngoại tệ, kết quả là tỷ giá tăng Khi NHTW bán ngoại tệ, làmtăng cung tài sản ngoại tệ, dẫn đến tỷ giá giảm.
- Những cú sốc về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên tai, dịch bệnh…
Thế giới hiện nay đang tồn tại trong một môi trường đầy biến động vềchính trị, kinh tế, thiên tai, dịch bệnh… Mỗi cú sốc diễn ra bất ngờ, tác độngngay lập tức đến tỷ giá Những cú sốc tích cực sẽ làm cho đồng nội tệ lên giá,ngược lại, những cú sốc tiêu cực làm cho đồng nội tệ giảm giá
- Kỳ vọng của giới đầu cơ
Các giới đầu cơ tham gia thị trường ngoại hối trên cơ sở kỳ vọng về xuhướng vận động của tỷ giá trong tương lai Nếu giới đầu cơ kỳ vọng đồngngoại tệ tăng giá trong tương lai thì họ sẽ chuyển đổi tài sản định danh bằngnội tệ sang tài sản định danh bằng ngoại tệ, dẫn đến làm tăng cầu ngoại tệ,tăng cung nội tệ Nói cách khác, giới đầu cơ mua đồng tiền mà họ kỳ vọng là
nó tăng giá và bán đồng tiền mà họ dự đoán là nó giảm giá Với các hoạt độngnày, giới đầu cơ tác động lên cung cầu các đồng tiền và do đó, tác động lên tỷgiá
1.1.2 Khái quát chung về chính sách tỷ giá hối đoái
1.1.2.1 Khái niệm, mục tiêu và công cụ chính sách tỷ giá hối đoái
Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái
Hiện nay, trong rất nhiều tài liệu nghiên cứu về kinh tế vĩ mô nóichung, về tài chính quốc tế nói riêng thường đề cập đến thuật ngữ “chính sách
tỷ giá” với những khía cạnh nội dung xung quanh vấn đề điều hành tỷ giá củaNHTW, nhưng một khái niệm rõ rang và nhất quán về chính sách tỷ giá thìchưa được thấy Chính vì vậy, việc đưa ra một khái niệm về chính sách tỷ giá
có tính chuẩn mực là cần thiết nhưng không phải là dễ được thống nhất
Trang 26Vì chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách kinh tế, nên về kháiniệm, mục tiêu, nội dung và công cụ điều hành chính sách tỷ giá phải nhấtquán với chính sách kinh tế của chính phủ Chính vì vậy, khái niệm tổng quát,theo nghĩa rộng về chính sách tỷ giá có thể là:
Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ (mà đại diện làNHTW) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá)
và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định haytác động để tý giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêuchính sách kinh tế của quốc gia
Như vậy, để duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biếnđộng đến một mức cần thiết, thì cần phải có một chế độ tỷ giá và một hệthống các công cụ can thiệp thích hợp
Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái
Vì là một bộ phận của chính sách kinh tế, nên mục tiêu của chính sách
tỷ giá theo nghĩa rộng cũng phải phù hợp với mục tiêu của chính sách kinh tế.Tuỳ theo mỗi quốc gia, mà mục tiêu chính sách kinh tế có thể khác nhau,nhưng nhìn chung nó bao gồm:
- Ổn định giá cả
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ
- Cân bằng cán cân vãng lai
Về mục tiêu ổn định giá cả:
Với các yếu tố khác không đổi, khi phá giá nội tệ (tức tỷ giá tăng), làcho giá hàng hoá nhập khẩu (bao gồm hàng tiêu dung và nguyên vật liệu, máymóc thiết bị cho sản xuất trong nước) tính bằng nội tệ tăng Giá hàng hoánhập khẩu tăng làm cho mặt bằng giá cả chung của nền kinh tế tăng, tức gâylạm phát Tỷ giá tăng càng mạnh và tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu càng lớn thì
tỷ lệ lạm phát càng cao Điều này được thể hiện qua công thức:
Trang 27M : mức giá cả hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
E : tỷ giá (số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ)
P : mức giá cả hàng hóa chung của nền kinh tế
Ngược lại, khi nâng giá nội tệ (tức tỷ giá giảm), là cho giá hàng hoánhập khẩu tính bằng nội tệ giảm, tạo áp lực giảm lạm phát
Qua phân tích cho thấy, chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công
cụ hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu ổn định giá cả Với các yếu tố kháckhông đổi, muốn kiềm chế lạm phát gia tăng, NHTW có thể sử dụng chínhsách nâng giá nội tệ (tức tác động làm cho tỷ giá giảm); muốc kích thích lạmphát gia tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách phá giá nội tệ (tức tác độnglàm cho tỷ gía tăng); muốn duy trì giá cả ổn định NHTW phải sử dụng chínhsách tỷ giá ổn định và cân bằng
Về mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ:
Khi các yếu tố khác là không đổi, thì với chính sách phá giá nội tệ sẽlàm kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, trực tiếp làm tăng thunhập quốc dân và tăng công ăn việc làm Điều này được biểu hiện qua côngthức tính thu nhập quốc dân:
Y = C + I + G +X – M
Phá giá nội tệ làm cho xuất khẩu X tăng và nhập khẩu M giảm, do đó tácdụng làm tăng trực tiếp thu nhập quốc dân Y Phá giá nội tệ làm cho nhữngngành sản xuất không sử dụng (hoặc sử dụng ít) đầu vào là hàng nhập khẩu sẽ
Trang 28tăng được lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng hoá nhập khẩu, từ đó mở rộngđược sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm công ăn việc làm mới.
Tuy nhiên, để có được một cuộc phá giá thành công, thì trong nền kinh
tế phải có sẵn các điều kiện cần thiết như năng lực sản xuất và thị trường chohàng xuất khẩu, năng lực sản xuất hang hoá thay thế nhập khẩu; đồng thời đểtránh vòng xoáy của “phá giá - lạm phát và lạm phát – phá giá”, thì phải ápdụng một chính sách thắt chặt tiền tệ và một quỹ dự trữ ngoại tệ đủ mạnh đểcan thiệp trong thời gian đầu Có như vậy, phá giá nội tệ mới làm cho cácbiến số thực (real factors) trong nền kinh tế thay đổi theo chiều hướng có lợicho nền kinh tế
Ngược lại, với các yếu tố khác không đổi, khi nâng giá nội tệ, sẽ tácđộng làm giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng thất nghiệp
Qua phân tích cho thấy, chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như mộtcông cụ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tăng công ăn việclàm Với các yếu tố khác không đổi, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần
áp dụng chính sách phá giá nội tệ; ngược lại muốn kiềm chế và giảm tốc độtăng trưởng kinh tế thì áp dụng chính sách nâng giá nội tệ
Về mục tiêu cân bằng cán cân vãng lai:
Như đã phân tích ở trên, chính sách tỷ giá tác động trực tiếp đến hoạtđộng xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, là hai bộ phận chủ yếu cấu thànhcán cân vãng lai Do đó, có thể nói chính sách tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đếncán cân vãng lai
Với chính sách tỷ giá định giá thấp nội tệ (undervalued) sẽ có tác dụngthúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện được cán cân vãnglai từ trạng thái thâm hụt trở về trạng thái cân bằng hay thặng dư
Trang 29Với chính sách tỷ giá định giá cao nội tệ (overvalued) sẽ có tác dụngkìm hãm xuất khẩu và kích thích nhập khẩu, giúp điều chỉnh cán cân vãng lai
từ trạng thái thặng dư về trạng thái cân bằng hay thâm hụt
Với chính sách tỷ giá cân bằng (equilibrium) sẽ có tác dụng làm cânbằng xuất khẩu và nhập khẩu, giúp cán cân vãng lai tự động cân bằng
Từ những kết quả phân tích ở trên thấy rằng, tỷ giá là một biến số kinh
tế, tác động đến hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế, nhưng hiệu quảảnh hưởng của tý giá lên các hoạt động khác nhau là rất khác nhau Trong đó,hiệu quả tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu là rõ ràng vànhanh chóng, chính vì vậy, trong điều kiện mở cửa, hợp tác, hội nhập và tự dohoá thương mại, các quốc gia luôn sử dụng tỷ giá trước hết như là công cụhữu hiệu để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ củamình Chính vì vậy, theo nghĩa hẹp hay theo nghĩa thực tế ta còn có kháiniệm:
Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ thông qua cơ chếđiều hành tỷ giá và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm đạt được một mức tỷgiá nhất định, để tỷ giá tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu hanghoá và dịch vụ của quốc gia
Khi nghiên cứu cán cân thanh toán quốc tế, thấy rằng, tất cả các hạngmục thuộc BP đều có tác động lên tỷ giá; nhưng tỷ giá lại chỉ có tác động trựctiếp đến các hạng mục thuộc cán cân thương mại và cán cân dịch vụ Chính vìvậy, trong thực tế, khi nói đến mục tiêu chính sách tỷ giá, nguời ta thườnghiểu theo nghĩa hẹp, đó là mục tiêu điều chỉnh cán cân vãng lai, mà cụ thể làmục tiêu điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của mộtquốc gia
Trang 30 Các công cụ của chính sách tỷ giá hối đoái
Quan phân tích khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá, thấy rằngnội dung chính của chính sách tỷ giá bao gồm:
- Hành vi phá giá nội tệ, tức bao gồm những can thiệp của chính phủ để đồngnội tệ trở nên được định giá thấp hơn
- Hành vi nâng giá nội tệ, tức bao gồm những can thiệp của chính phủ đểđồng nội tệ trở nên được định giá cao hơn
- Hành vi duy trì tỷ giá ở một mức nhất định, tức bao gồm những can thiệpcủa chính phủ để duy trì tỷ giá ổn định không đổi
- Không can thiệp, để cho tỷ giá biến động tự do theo quan hệ cung cần củathị trường
Để đồng nội tệ trở nên được định giá cao hơn, thấp hơn hay không đổi,thì chính phủ phải sử dụng các công cụ nhất định để can thiệp nhằm ảnhhưởng lên tỷ giá Tuỳ theo tính chất tác động lên tỷ giá là trực tiếp hay giántiếp, mà các công cụ này được chia thành hai nhóm là nhóm công cụ trực tiếp
và nhóm công cụ gián tiếp
Nhóm công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá:
Phá giá tiền tệ: là sự nâng cao một cách chính thức tỷ giá hối đoái hay là
việc nhà nước hạ thấp sức mua đồng tiền nước mình so với ngoại tệ làm đẩymạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại làm tỷ giábớt căng thẳng
Nâng giá tiền tệ: là việc Nhà nước chính thức nâng giá đơn vị tiền tệ nước
mình so với ngoại tệ làm cho tỷ giá giảm xuống
Can thiệp trực tiếp vào cung cầu ngoại tệ thông qua việc NHTW mua bán
đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì một tỷ giá cố định (trongchế độ tỷ giá cố định) hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mứcnhất định theo mục tiêu đã đề ra (trong chế độ tỷ giá thả nổi) Để sử dụng
Trang 31được công cụ này, NHTW buộc phải có lượng dự trữ ngoại hối đủ mạnh.Ngoài ra, các hoạt động can thiệp trực tiếp của NHTW tạo ra hiệu ứng thayđổi cung ứng tiền trong lưu thông, có thể gây nên áp lực lạm phát hay thiểuphát cho nền kinh tế, vì vậy NHTW cần sử dụng thêm nghiệp vụ thị trường
mở để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trong lưuthông Do có những hạn chế nhất định, nên các NHTW của các nước pháttriển đã dần dần chuyển từ can thiệp trực tiếp sang can thiệp gián tiếp mà chủyếu là thông qua công cụ lãi suất tái chiết khấu
Xác lập các hạn mức, định mức về sử dụng, dự trữ và lưu thông ngoại tệ:
biện pháp kết hối (là việc Chính phủ quy định với các tổ chức, cá nhân cónguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất địnhcho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối) nhằm tăng cung ngoại tệ tứcthời để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ vàgiảm áp lực phải phá giá nội tệ; các quy định hạn chế đối tượng được muangoại tệ, hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, hạn chế số lượng mua ngoại tệ,hạn chế thời điểm được mua ngoại tệ nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạnchế đầu cơ và tác động giữ cho tỷ giá ổn định
Quy định biên độ dao động: các NHTM luôn có tỷ giá mua và tỷ giá bán
đều nằm trong biên độ Chênh lệch 2 tỷ giá này là lợi nhuận và chi phí tronggiao dịch ngoại tệ Khi biên độ quá nhỏ, chênh lệch tỷ giá mua-bán không đủ
bù đắp chi phí, dẫn đến giảm cầu ngoại tệ
Các công cụ trực tiếp này thường được sử dụng ở các nước đang pháttriển với thị trường ngoại hối chưa phát triển cũng như các điều kiện kinh tếcòn yếu kém Có thể nhận thấy một số nhược điểm của các công cụ này:
- Rất hạn chế trong sự phối hợp và kết hợp với các chính sách kinh tế vĩ môkhác
- Mang nặng tính hành chính nên hiệu quả thấp
Trang 32Trong xu thế mở cửa nền kinh tế, tự do hóa thương mại và tự do hóa tàichính như hiện nay, các công cụ trực tiếp đang ngày càng hạn chế sử dụng vàchuyển sang sử dụng các công cụ thị trường.
Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá
Chính phủ của một nước có thể tác động gián tiếp lên giá trị đồng nội tệbằng cách tác động lên các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của đồng nội tệ Sựthay đổi trong tỷ giá giao ngay bị ảnh hưởng bởi các nhân tố:
e = f(∆INF, ∆INT, ∆INC, ∆GC, ∆EXP)
Trong đó
e : tỷ lệ phần trăm biến động của tỷ giá giao ngay
∆INF: chênh lệch giữa lạm phát trong nước và lạm phát nước ngoài
∆INT: chênh lệch giữa lãi suất trong nước và lãi suất nước ngoài
∆INC: chênh lệch giữa thu nhập của trong nước với thu nhập của nước ngoài
∆GC: chênh lệch giữa mức độ kiểm soát của Chính phủ
∆EXP: chênh lệch của kỳ vọng của tỷ giá hối đoái trong tương lai
NHTW có thể gây ảnh hưởng tới những biến trên, từ đó có thể tác động đến
tỷ giá hối đoái Tuy nhiên NHTW vẫn tập trung vào lãi suất hoặc hoạt độngkiểm soát của Chính phủ khi sử dụng các biện pháp gián tiếp nhiều hơn
Một số công cụ chủ yếu:
Công cụ lãi suất: đây là công cụ được các nước ưa dùng nhất Với công cụ
này, khi tỷ giá hối đoái đạt đến mức báo động cần phải can thiệp thì NHTWnâng cao lãi suất chiết khấu Do lãi suất chiết khấu tăng, lãi suất cho vay trênthị trường cũng tăng lên Kết quả là vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới
sẽ dồn vào để thu lãi cao hơn Nhờ thế mà sự căng thẳng về nhu cầu ngoại tệ
sẽ bớt đi, tỷ giá hối đoái không có cơ hội để tăng nữa Ngược lại, với mongmuốn giảm áp lực cho đồng nội tệ, NHTW sẽ giữ lãi suất thấp để giảm lượngvốn đầu tư nước ngoài Tuy nhiên khi lãi suất cao có thể làm cho nền kinh tế
Trang 33trong nước suy yếu khi mà những người vay tiền trong nước chịu áp lực lớnhơn
Thông qua chính sách thương mại quốc tế: một số công cụ chính như:
Thuế quan: thuế quan cao làm hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu giảm
khiến cầu về ngoại tệ giảm, cuối cùng tác động làm tăng giá đồng nội tệ
Hạn ngạch: hạn ngạch là việc đặt ra giới hạn nhập khẩu của một quốc
gia, điều này giúp cho hạn chế nhập khẩu, từ đó cầu về ngoại tệ giảm làm chođồng nội tệ tăng giá
Trợ giá: Chính phủ có thể thực hiện trợ giá cho một số mặt hàng xuất
khẩu chiến lược Họat động trợ giá xuất khẩu làm khối lượng xuất khẩu tăngkhiến cho cung ngoại tệ tăng làm đồng nội tệ tăng giá Ngoài ra, Chính phủcũng có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, làm tăng nhậpkhẩu, khiến cho đồng nội tệ giảm giá
Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái: Trong điều kiện tình hình giá cả thị
trường luôn không ổn định, thậm chí xảy ra những biến động lớn, các nướcthường sử dụng quỹ dự trữ bình ổn hối đoái để điều chỉnh tỷ Nguồn vốn đểhình thành quỹ thường là
- Phát hành trái phiếu kho bạc bằng tiền quốc gia
- Sử dụng vàng để lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái Theo phương phápnày, khi cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt, quỹ sẽ đưa vàng ra bán thungoại tệ về để cân bằng cán cân thanh toán
Ngoài ra tùy vào từng thời kỳ, Chính phủ (chủ yếu các nước đang pháttriển) có thể áp dụng một số biện pháp:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc về ngoại tệ với NHTM: trong điều kiện khan hiếm
ngoại tệ trên thị trường, NHTW có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với vốnhuy động bằng ngoại tệ của các NHTM khiến cho chi phí sử dụng vốn ngoại
tệ tăng buộc các NHTM phải giảm lãi suất huy động, làm cho việc nắm giữ
Trang 34ngoại tệ kém hấp dẫn hơn nội tệ, những người nắm giữ ngoại tệ sẽ có xuhướng bán ngoại tệ đi, làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Trần lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ thấp: hút dòng vốn ngoại tệ sang nội
tệ, làm cung ngoại tệ tăng
Quy định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM: mục đích là phòng ngừa
rủi ro tỷ giá, hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực lên tỷ giá khi cung cầumất cân đối
Các công cụ gián tiếp linh hoạt hơn, hiệu quả hơn so với các công cụtrực tiếp rất nhiều vì nó được điều tiết theo sự thay đổi của thị trường, kết hợpnhuần nhuyễn với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, không mang nặng tínhhành chính
Tuy nhiên để thực hiện được các công cụ này thì cần phải có nền tảngpháp lý cũng như hệ thống tài chính vững mạnh, chặt chẽ, cụ thể, minh bạch;cần có môi trường kinh doanh thuận lợi cũng như một thị trường hoàn hảo.Bởi vậy, các công cụ này vẫn được các nước phát triển sử dụng nhiều hơn
1.1.2.2 Chế độ tỷ giá và vai trò của NHTW
Tỷ giá như phân tích trên có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng
và ổn định của nền kinh tế Do vậy, chính sách tỷ giá hối đoái của bất kỳ mộtquốc gia nào cũng đều được coi như một trong những bộ phận cấu thành quantrọng của chính sách tiền tệ quốc gia Duy trì, giữ vững sự ổn định của nềnkinh tế vĩ mô là yêu cầu cấp thiết để tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu
và tập trung của các chính sách kinh tế của Chính phủ, trong đó có chính sách
tỷ giá Một quốc gia tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh và thời điểm sẽ xác địnhcho mình một chính sách tỷ giá thích hợp
Trên thế giới hiện nay các nước theo đuổi các cách điều hành tỷ giákhác nhau song rút lại đều đi theo các xu hướng hoặc là chế độ tỷ giá cố địnhhoặc là chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn hoặc thả nổi có kiểm soát
Trang 35Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Do cung cầu trên thị trường ngoại hối
quyết định tỷ giá Không có sự can thiệp của chính phủ
Chế độ tỷ giá cố định: đó là tỷ giá do NHTW ấn định Tỷ giá có cố định
thể cao hơn hay thấp hơn tỷ giá cân bằng trên thị trường ngoại hối Để giữđược tỷ giá ở mức cố định NHTW phải mua bán ngoai tệ trên thị trường ngoạihối Và như vậy, cung tiền tuột khỏi tay sự kiểm soát của NHTW NHTW chỉ
có thể đạt được một trong hai mục tiêu: hoặc giữ cho tỷ giá cố định hoặc làkiểm soát được mức cung tiền chứ không thể đồng thời thực hiện được haimục tiêu đó
Chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát: Nằm giữa hai thái cực trên Quan
điểm của các nhà kinh tế trường phái chính hiện đại coi trọng cả vai trò kinh
tế của Chính phủ và quy luật “bàn tay vô hình” Tỷ giá được hình thành trên
cơ sở thị trường theo quy luật cung cầu, cơ quan điều hành chính sách tiền tệchỉ tác động lên tỷ giá bằng các công cụ mang tính thị trường tác động lên thịtrường ngoại hối
Nhưng vấn đề đặt ra là cần phải xác định chế độ tỷ giá hối đoái nào: cốđịnh, thả nổi hoàn toàn hay thả nổi có kiểm soát Một cuộc tranh luận vềnhững chế độ tỷ giá hối đoái đã nổ ra Thế giới đã chuyển từ chế độ tỷ giá cốđịnh, đươc thực hiện từ sau Chiến tranh thế giới II đến đầu năm 1973, sangchế độ tỷ giá thả nổi, linh hoạt thay đổi hàng ngày Nhưng vào cuối nhữngnăm 80 chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn bộc lộ tác động tiêu cực đến các nềnkinh tế và người ta bắt đầu nghĩ đến một chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết,nhằm hạn chế những tác động của chế độ tỷ giá linh hoạt Hiện nay, các chínhphủ đều muốn can thiệp để hạn chế những biến động mạnh mẽ lên xuống của
tỷ giá, một mặt là cần thiết để cân bằng cung cầu trong thời gian ngắn, nhưngmặt khác lại gây ra những biến động không mong muốn cho giá cả và đầu ra
ở trong nước
Trang 361.2 Đặc điểm và vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối với hoạt động kinh doanh của NHTM
1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM
Một số khái niệm cơ bản
Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM là các hoạt động mua bánngoại tệ khi các NHTM tham gia trên thị trường ngoại hối trong và ngoàinước nhằm đảm bảo nhu cầu về ngoại tệ cho khách hàng, thu lời qua chênhlệch tỷ giá và kinh doanh cho chính ngân hàng
* Ngoại hối (the foreign exchange) bao gồm các phương tiện than toán được
sử dụng trong thanh toán quốc tế Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm:
- Ngoại tệ: Là đồng tiền nước ngoài (bao gồm cả đồng tiền chung của cácnước khác và Quyền rút vốn đặc biệt SDR)
- Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ
- Vàng tiêu chuẩn quốc tế Đây là vàng được sử dụng với vai trò là tiền(phương tiện thanh toán) trong thanh toán quốc tế
- Đồng tiền quốc gia (nội tệ) trong trường hợp được sử dụng trong thanh toánquốc tế hoặc được chuyển vào hay chuyển ra khỏi quốc gia
Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối, trong đó chủyếu là mua bán ngoại tệ Chính vì vậy, khi nói đến thị trường ngoại hối vàkinh doanh ngoại hối thì ta hiểu đó là thị trường ngoại tệ và kinh doanh ngoạitệ
* Kinh doanh ngoại hối là họat động mua bán, trao đổi ngoại hối trên thị
trường ngoại hối
* Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau.
Giá cả trên thị trường ngoại hối là tỷ giá Thị trường ngoại hối được ký hiệu làFOREX hay FX
Trang 37* Trạng thái ngoại hối (EP-The foreign Exchange Position) xuất hiện khi có
các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ
- Doanh số ngoại tệ trường (doanh số ngoại tệ dương) – LFC (Long Foreign Currency) được phát sinh bởi các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một
ngoại tệ
- Doanh số ngoại tệ đoản (doanh số ngoại tệ âm) – SFC (Short Foreign Currency) được phát sinh bởi các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về một
ngoại tệ
- Trạng thái ngoại tệ ròng (Net foreign Exchange Position - NEP) là chênh
lệch giữa Tài sản có và Tài sản nợ (nội và ngoại bảng) của một ngoại tệ tạimột thời điểm Nếu Tài sản có>Tài sản nợ thì ngoại tệ ở trạng thái ròngdương, ngược lại nếu Tài sản có<Tài sản nợ thì ngoại tệ ở trạng thái ròng âm
Vì là trạng thái tại một thời điểm nên trạng thái ngoại hối ròng của một ngoại
tệ phản ánh số dư của ngoại tệ đó tại thời điểm tính toán.
- Thời điểm phát sinh trạng thái ngoại tệ là ngay tại thời điểm ký kết hợp
đồng chứ không phải tại thời điểm thanh toán.
Nội dung hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM
Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán các hợpđồng ngoại thương, trả nợ
Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm mụcđích thực hiện đầu tư nước ngoài trực tiếp hay gián tiếp
Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm điềuchỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền đó để giảm rủi ro ngoại hối
Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ trong việc dự tính sự biếnđộng của tỷ giá
Bán ngoại tệ cho khách hàng phục vụ các mục đích học tập, chữa bệnh,
du lịch, công tác, trợ cấp,…
Trang 38 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM
Hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM là một hoạt động chứa đầyrủi ro Có hai loại rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động này là rủi ro lãi suất và rủi
ro tỷ giá
Hoạt động kinh doanh ngoại hối là một hoạt động phức tạp Để thànhcông trong kinh doanh ngoại hối đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin hoànhảo cũng như óc phán đoán, phân tích tốt cùng các thiết bị, cơ sở vật chất hiệnđại
Hoạt động kinh doanh ngoại hối mang tính thị trường, có thể lãi lớnnhưng ngay sau đó có thể lỗ không còn gì
Hoạt động kinh doanh ngoại hối có liên hệ mật thiết với tình hình tỷ giá,đặc biệt là hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM thì còn quan tâmđến chênh lệch tỷ giá giữa thị trường liên ngân hàng với thị trường ngoại tệ tựdo
Điều kiện đảm bảo hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại
Để đảm bảo thực hiện tốt hoạt động kinh doanh ngoại hối, các NHTMcần có các điều kiện cơ bản sau:
Vốn: Không hoạt động kinh doanh nào là không cần có vốn, kinhdoanh ngoại hối cũng là kinh doanh, vì vậy hiển nhiên để thực hiện được hoạtđộng này NHTM cần có nguồn ngoại tệ để tham gia mua bán, trao đổi trên thịtrường ngoại hối
Quản lý rủi ro tốt: Kinh doanh ngoại hối là một hoạt động đi liền vớirủi ro, có thể nói rủi ro là một phần của kinh doanh ngoại hối Như vậy nếukhông có bộ phận quản lý rủi ro tốt, các NHTM khi tham gia kinh doanhngoại hối sẽ dễ gặp phải các rủi ro về lãi suất hay tỷ giá, đặc biệt là rủi ro về
tỷ giá khi mà tình hình biến động của các đồng tiền diễn ra liên tục không
Trang 39ngừng nghỉ Một bộ phận quản lý rủi ro tốt cần phải có độ nhạy với thịtrường, với những biến động dù là nhỏ nhất và nhanh chóng đề xuất các biệnpháp phòng ngừa.
Đội ngũ phân tích dự báo tốt: để thực hiện kinh doanh có lãi, cácNHTM không thể thiếu bộ phận này Thị trường ngoại hối là một thị trườngmang tính liên tục không ngừng nghỉ, một thị trường đầy biến động, vì vậyđội ngũ phân tích dự báo của NHTM cũng phải không ngừng đi trước, đónđầu, dự báo tình hình sắp tới để NHTM có thể đưa ra các quyết định kinhdoanh chính xác, từ đó thu được nguồn lợi nhuận tối đa
Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
Các nghiệp vụ giao ngay
Nghiệp vụ mua bán giao ngay là giao dịch trong đó hai bên thỏa thuận
mua bán ngoại hối theo tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay và việc thanhtoán được thực hiện trong vòng 2 ngày kế tiếp
Tỷ giá giao ngay được xác định theo quy luật cung cầu trên thị trường
ngoại hối liên ngân hàng
Thị trường giao ngay được biết đến như là thị trường sôi động, giao
dịch với khối lượng tiền cực lớn và với tốc độ giao dịch nhanh như tia chớpnhằm tận dụng những cơ hội chênh lêch tỷ giá dù là cực nhỏ Thị trường giaongay bao gồm thị trường bán buôn (Interbank) và thị trường bán lẻ nhưngdoanh số giao dịch trên Interbank là chủ yếu Thị trường bán buôn có 2 cấp,
đó là Thị trường liên ngân hàng trực tiếp giữa các ngân hàng (thị trường phi tập trung, liên tục, đấu giá mở và giao dịch hai chiều) và Thị trường liên ngân hàng gián tiếp thông qua môi giới (thị trường bán tập trung, liên tục, đặt lệnh
có giới hạn và thông qua phương thức đấu giá một chiều)
Nghiệp vụ Arbitrage là hoạt động kinh doanh kiếm lời dựa trên sự
chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối khác nhau thông qua mua và
Trang 40bán Trong trường hợp mua ngoại hối tại thị trường rẻ nhất và bán tại thịtrường đắt nhất gọi là Arbitrage chênh lệch hay Artbitrage không gian (spaceArbitrage).
Nghiệp vụ Arbitrage được chia ra làm 2 loại là Arbitrage hai điểm – two points Arbitrage (được thực hiện khi có sự chênh lệch rõ ràng về tỷ giá của 2 đồng tiền giữa 2 thị trường khác nhau) và Arbitrages ba điểm hay Arbitrage tam giác – three points Artbitrage (trường hợp này nhìn bề ngoài chưa thấy
sự khác nhau trong các tỷ giá giữa các thị trường nhưng có thể nhận thấy sựchênh lệch tỷ giá thông qua tỷ giá chéo)
Các nghiệp vụ mua bán khác: ví dụ kết hợp tín dụng để đầu cơ.
Các nghiệp vụ phái sinh
Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng kỳ hạn (Forward contract) là hoạt
động mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ nhất định với một tỷ giá nhất địnhtại một thời điểm xác định trong tương lai
Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thỏa thuận ngay từ ngày hôm nay để làm
cơ sở cho việc trao đổi tiền tệ tại một ngày xác định trong tương lai
Điểm kỳ hạn là chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay
Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng tương lai (Future contract) là việc
thỏa thuận về việc mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định trong tương laitại một mức giá cố định
Điểm khác biệt giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn là hợpđồng tương lai được tiêu chuẩn hóa, cụ thể là:
o Số đồng tiền giao dịch chỉ giới hạn ở một số ít đồng tiền có lưu lượnggiao dịch lớn
o Quy mô của từng giao dịch được quy định là bội chuẩn theo từng loạiđồng tiền giao dịch