1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH nhựa việt đức

36 620 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 83,07 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên trường Đại Học Thăng Long sau một quá trình học tập tại trường. Một mặt là yêu cầu đặt ra từ phía nhà trường, nhưng mặt khác đây cũng là một giai đoạn hết sức ý nghĩa, giúp sinh viên tập làm quen với công việc thực tế. Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nhựa Việt Đứcem đã thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các nội dung, yêu cầu của giai đoạn thực tập tổng hợp. Em đãtìm hiểu và thu thập được nhiều thông tin vềhoạt động cũng như công tác quản lý, điều hành tại công ty. Trên cơ sở đó có những hình dung cụ thể về thực tiễn hoạt động kinh doanh và công tác kế toán, rút ra được những nhận xét, đánh giá riêng cho bản thân, nâng cao sự hiểu biết thực tế. Trong quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của các cô chú trong công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình củacô Nguyễn Thị Liên Hương, cho đến nay báo cáo thực tập của em đã hoàn thành. Nhưng do có những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên báo cáo thực tập của em còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để bản báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. Trong thời gian được thực tập tại Công ty TNHH Nhựa Việt Đứcem đã viết bản báo cáo này. Nội dung của báo cáo gồm 3 phần: Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhựa Việt Đức. Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhựa Việt Đức. Phần 3: Nhận xét và kết luận.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG

LONG -o0o -

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đơn vị thực tập:

CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT

ĐỨC

Thị Liên Hương Sinh viên thực

Quốc Kỳ

hàng

Trang 2

HÀ NỘI – 2013

Trang 3

MỤC LỤC PHẦN 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ

CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT ĐỨC 1

Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhựa Việt Đức 1

Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhựa Việt Đức 2

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 2

Giám đốc công ty 2

Phó giám đốc 2

Văn phòng công ty 2

Xưởng thiết kế 3

Xưởng sản xuất 3

PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT ĐỨC 4

Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Nhựa Việt Đức 4

Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhựa Việt Đức 4

Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty TNHH Nhựa Việt Đức 4

Mô tả công việc thực tập 5

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhựa Việt Đức năm 2012 và năm 2011 8

Tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận năm 2012 và 2011 của công ty TNHH Nhựa Việt Đức 8

Tình hình tài sản - nguồn vốn năm 2012 và 2011 của công ty TNHH Nhựa Việt Đức 12

Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty TNHH Nhựa Việt Đức

Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn 16

Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán 17

Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản 17

Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 18

Tình hình lao động tại công ty TNHH Nhựa Việt Đức 19

PHẦN 3 NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 23

Môi trường kinh doanh 23

Thuận lợi 23

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU

Trang

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhựa Việt Đức 2

Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất của Công ty 4

Sơ đồ 2.2 Quy trình kí kết hợp đồng 6

Sơ đồ 2.3 Quy trình công việc xác định yêu cầu khách hàng 6

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh 8

Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán 12

Bảng 2.3 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn 16

Bảng 2.4 Khả năng thanh toán 17

Bảng 2.5 Hiệu suất sử dụng tài sản 18

Bảng 2.6 Khả năng sinh lời 18

Bảng 2.7 Tổng hợp nhân lực 20

Bảng 2.8 Bảng thu nhập bình quân 21

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên trường Đại Học Thăng Long sau một quá trình học tập tại trường Một mặt là yêu cầu đặt ra từ phía nhà trường, nhưng mặt khác đây cũng là một giai đoạn hết sức ý nghĩa, giúp sinh viên tập làm quen với công việc thực tế

Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nhựa Việt Đứcem đã thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các nội dung, yêu cầu của giai đoạn thực tập tổng hợp Em đãtìm hiểu và thu thập được nhiều thông tin vềhoạt động cũng như công tác quản lý, điều hành tại công ty Trên cơ sở đó có những hình dung cụ thể về thực tiễn hoạt động kinh doanh và công tác kế toán, rút ra được những nhận xét, đánh giá riêng cho bản thân, nâng cao sự hiểu biết thực tế

Trong quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của các cô chú trong công

ty cùng với sự hướng dẫn tận tình củacô Nguyễn Thị Liên Hương, cho đến nay báo cáo thực tập của em đã hoàn thành Nhưng do có những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên báo cáo thực tập của em còn nhiều sai sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để bản báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn

Trong thời gian được thực tập tại Công ty TNHH Nhựa Việt Đứcem đã viết bản báo cáo này Nội dung của báo cáo gồm 3 phần:

Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhựa Việt Đức.

Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhựa Việt Đức.

Phần 3: Nhận xét và kết luận.

Trang 7

PHẦN 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔCHỨC

CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT ĐỨC Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhựa Việt Đức

- Thông tin chung về công ty

+ Tên đầy đủ:CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT ĐỨC

+ Trụ sở chính: Số 42B - Ngõ Tô Hoàng - Phường Cầu Dền - Hai Bà Trưng – Hà Nội

+ Ngày thành lập:28/10/2009

+ Giấy phép kinh doanh:0104008369ngày 28/10/2009 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp

+ Loại hình công ty: Công ty TNHH

+ Lĩnh vực kinh doanh: Nhựa

+ Vốn đầu tư: 2.000.000.000 đồng

+ Giám đốc: Lê Anh Chiến

+ Mã số thuế: 0104231410

- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH Nhựa Việt Đức được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư do Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp, số 0104008369 ngày 28 tháng 10 năm 2009.Với số vốn đầu tư 2 tỉ VNĐ Khi mới thành lập công ty đã gặp rất nhiều khó khăn, sóng gió nhưng với tinh thần cống hiến, làm việc hết mình, tất cả các thành viên trong công ty đã cùng nhau cố gắng vượt qua những gian nan đó Sau 4 năm trưởng thành công ty đã thực hiện thành công được nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau, đạt được những thành công nhất định và hứa hẹn rằng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai

1

Trang 8

Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhựa Việt Đức

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhựa Việt Đức

- Giám đốc có quyền giao quyền chỉ huy thiết kế và kỹ thuật cho phó giám đốc

Phó giám đốc

- Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoặc quản lý một lĩnh vực nào đó do giám đốc ủy quyền Phó giám đốc chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước giám đốc công ty

- Là người nắm bắt và xử lý mọi diễn biến xảy ra trong khi triển khai thiết kế và điều hành sản xuất, giao trách nhiệm thiết kế sản phẩm cho các thành viên

Xưởng Thiết Kế Xưởng Sản Xuất

Trang 9

- Thực hiện các quy định về văn thư, lưu trữ, bảo mật, các nguyên tắc quản lý công văn, giấy tờ, đi, đến, các biện pháp quản lý tài sản thuộc lĩnh vực chuyên môn.

Xưởng thiết kế

- Chuyên thiết kế những mẫu mã mới

- Xử lý những đơn đặt hàng hoàn thành đúng thời gian theo qui định

- Thiết kế những ý tưởng, xử lý về kỹ thuật thiết kế

Xưởng sản xuất

- Chuyên sản xuất, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, công trình theo tiến độ, kế hoạch, phương án, dự toán đã được phê duyệt

- Quản lý và sử dụng hợp lý vật liệu trong công tác sửa chữa

- Lập kế hoạch mua nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất

- Nghiên cứu thiết kế sản xuất thử các sản phẩm mới

- Giám sát theo dõi các phân xưởng sản xuất

- Xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân các ngành nghề, tham gia đào tạo, kiểm tra thi tay nghề cho các loại bậc thợ của công nhân theo quy định

- Tổ chức khảo sát xây dựng ban hành các định mức sử dụng vật tư, nguyên vật liệu

và nhiều nguyên liệu sản xuất khác

- Kiểm tra, xác nhận chất lượng nguyên phụ liệu chuẩn bị đưa vào sản xuất

Trang 10

PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT ĐỨC Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công tyTNHH Nhựa Việt Đức

Công ty TNHH Nhựa Việt Đức chuyên sản xuất các loại đồ nhựa, trong đó hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất: đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử Vì vậy, nhiệm vụ chính đặt ra với doanh nghiệp là thực hiện tốt những hợp đồng được ký kết và các dự án nhằm tối đa các lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội

Từ khi công ty được thành lập và có được lô hàng đầu tiên thì doanh thu của công

ty tăng đều qua các năm nhờ các hoạt động sản xuất.Doanh thu về đồ gia dụng và vật liệu xây dựng luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh thu hàng năm.Công ty còn tìm kiếm và ký kết những hợp đồng xuất khẩu sang các nước châu Á và châu Âu Nó mang lại lợi ích không nhỏ cho công ty

Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhựa Việt Đức

Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty TNHH

Nhựa Việt Đức

Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất của Công ty

Bước 2: Biên bản đề nghị xuất kho nguyên vật liệu

Bước 5:Kiểmsản phẩm

(Nguồn: Văn phòng công

ty)Công ty có nguồn lực nhân sự có năng lực cao và trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã tốt nhất cùng với quy trình sảnxuất tân tiến đem lại những sản phẩm có độ bền cao, giá thành thấp

*Đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất

Bước 1:

Thiết kế hồ

Kho nguyên 3:Kho Bước Bước 4: Xưởng Bước 8:

Thanh lý nhận khách Bước 7:Xác Hoàn Bước 6:

Trang 11

- Mang đặc tính công nghệ cao nên yêu cầu kĩ thuật phải đảm bảo tính chính xác cao, thao tác thuần thục đáp ứng nhu cầu của khách hàng với sản phẩm chất lượng

và đẹpnhất

Trang 12

- Không sử dụng nguyên vật liệu chất lượng thấp hoặc thải ra môi trường các chất thải độc hại trong các giai đoạn trong khi sản xuất.

* Các bước của quá trình sản xuất

- Bước 1: Thiết kế hồ sơ bản vẽ là việc phác họa sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

- Bước 2: Biên bản để nghị xuất kho nguyên vật liệu, đề xuất cấp nguyên vật liệu cần thiết để tạo sản phẩm

- Bước 3: Nhân viên văn phòng công ty sẽ cầm biên bản đến kho nguyên vật liệu chính, phụ Sau đó nguyên vật liệu sẽ được chuyển sang xưởng sản xuất

- Bước 4: Kỹ sư hóa, cơ khí nhận nguyên vật liệu từ kho và xưởng bắt đầu quá trình sản xuất

- Bước 5: Trong quá trình sản xuất kỹ sư hóa, cơ khí luôn theo dõi xát xao các bước thực hiện của công nhân, nhằm kiểm tra chất lượng, kiểu dáng, chất liệu sản phẩm cho đến sản phẩm được hoàn thiện

- Bước 6: Nhân viên công ty đóng gói sản phẩm, đánh dấu sản phẩm giúp nhân viên

dễ tìm kiếm hàng hóa khi giao trả

- Bước 7 : Xác nhận khách hàng, liên lạc hẹn ngày giao trả hàng hóa

- Bước 8: Giao hàng cho khách hàng và đồng thời khách hàng sẽ thanh toán tiền cho công ty

Mô tả công việc thực tập

Trong đợt thực tập vừa qua em đã có điều kiện để được thực tập tại Văn Phòng Công Ty của công ty TNHH Nhựa Việt Đức, em được học tập và tham gia vào công việc kí hợp đồng với khách hàng, dưới đây là qui trình kí kết hợp đồng của công ty

Trang 13

Sơ đồ 2.2 Quy trình kí kết hợp đồng

Tìm kiếm khách hàngXác định yêu cầuTiếp nhận đơn hàngNhân viên thiết kếKhách hàng kiểm traNhân viên chỉnh sửaKhách hàng chấp nhận

(Nguồn: Văn phòng công ty)

Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã được thực tập tại khâu thứ hai trong quy trình kí kết hợp đồng với khách hàng Vì vậy, em xin phép chỉ mô tảcông việc này Công việc xác định yêu cầu của khách hàng, nó được thực hiện qua các bước cơ sau:

Sơ đồ 2.3 Quy trình công việc xác định yêu cầu khách hàng

Xác định sản phẩm Xác định kiểu

dáng, mẫu mã

(Nguồn : Văn Phòng công ty)

- Bước 1: Xác định sản phẩm

+ Nhân viên của văn phòng công ty thu thập thông tin của khách hàng về sản phẩm

mà họ muốn thiết kế bằng cách hỏi khách hàng Để xác định thông tin một cách chính xác sau khi xác nhận thông tin, nhân viên phân tích và tổng hợp để thành một bản báo cáo Những thông tin này giúp nhân viên thiết kế chính xác hơn

+Xác định sản phẩm là bước đầu tiên trong quy trình và là công việc quan trọng nhất, nếu không xác định được sản phẩm công ty sẽ rơi vào tình trạng bế tắc không thực hiện được bất cứ điều gì

Kí hợp

Phác thảo

và thiết kế

Trang 14

- Bước 2: Xác định kiểu dáng, mẫu mã

+ Sau khi xác định sản phẩm, nhân viên công ty sẽ thực hiện công việc sáng tạo sản phẩm xuất phát từ sự hiểu biết nhu cầu khách hàng và chủ độngtrong việc phát triển những yêu cầu của khách hàng

+ Nhân viên công ty sẽ giúp khách hàng phát triển ý tưởng, thông qua cách tiếp cận sản phẩm của khách hàng, từ đó có thể phát triển đưa ra mẫu mã phù hợp với khách hàng nhất

- Bước 3: Phác thảo và Thiết kế

+ Các kỹ sư thiết kế được nhân viên văn phòng cung cấp những yêu cầu về đặc điểm sảnphẩm (thường là rất tổng quát) và kỹ sư thiết kế chuyển những yêu cầu đó thành những yêu cầu kỹthuật Quá trình bao gồm việc tạo ra thiết kế ban đầu, xây dựng thiết kế mẫu, thử nghiệm thiết kế mẫu, hiệu chỉnh thiết kế, thử nghiệm lại và

cứ thế tiếp tục cho đến khi sản phẩm được thiết kếhoàn thành.Khi thiết kế sản phẩm được chấp nhận, các kỹ sư sẽ phát triển thành thiết kế cuối cùng thông qua ba giai đoạn:

+Thiết kế hình dáng nhằm tạo ra các tiêu chuẩn vật lý của sản phẩm như: hình dáng,màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng, thẩm mỹ, sự lôi cuốn đối với thị trường và đặc trưng cho sửdụng cá nhân cũng là những yêu cầu cho thiết kế hình dáng sản phẩm.+ Thiết kế sản xuất được thực hiện nhằm đảm bảo cho việc sản xuất sản phẩm mới

dễ dàng hơn nhờ đã xác định được chức năng và hình dáng của sản phẩm, đạt được hiệu quả về mặt chi phí

Trang 15

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhựa Việt Đức

2 Giảm trừ doanh thu

15 Lợi nhuận sau thuế

(Nguồn : Bộ phận kế toán trong văn phòng công ty) Nhận xét: Qua số liệu bảng 2.1, ta có thể thấytrong năm 2012, doanh thu giảm

mạnh so với năm 2011 nguyên nhân do nhu cầu của người tiêu dùng giảm mạnh vì nền kinh

Trang 16

tế còn gặp nhiều khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhựa Việt Đức trong 2 năm 2011 và 2012 Cụ thể như sau:

- Về doanh thu

của công ty giảm mạnh Doanh thu từ năm 2011 đến 2012 giảm 2.212.338.825 đồng (tương đương 66,99%) từ 3.302.662.754 đồng xuống còn 1.090.323.929 đồngnăm trong năm 2012 Doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn để duy trì và phát triển công ty

+ Các khoản giảm trừ doanh thu: Phản ánh những hàng hóa bị trả lại và giảm giá

khi hàng không đảm bảo Trong năm 2011 và 2012 công ty không có biến động về các khoản trừ doanh thu do công ty hoàn thành sản phẩm tốt đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng không có lỗi và không có sản phẩm bị trả lại

+ Doanh thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Do công ty không có nghiệp vụ

giảm trừ doanh thu nên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ Doanh thu từ hoạt động tài chính: Chỉ số này phản ánh doanh thu tiền lãi,tiền

bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia…Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm từ3.918.054 đồng năm 2011 xuống còn 2.994.917 đồng trong năm 2012, giảm923.137 đồng, tương ứng mức giảm 23,56%, mức giảm này không ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu của công ty Nguyên nhân làm giảm doanh thu từ hoạt động tài chính là docông ty đã rút tiền tiền gửi ngân hàng mua nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất

- Về chi phí

+ Giá vốn hàng bán:Phản ánh chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản

phẩm, hàng hóa, dịch vụ Năm 2012 giảm so với năm2011 cụ thể giảm từ 2.251.753.019đồng xuống còn 778.041.303đồng, giảm khoảng 1.473.711.716 đồng (tương ứng 65,45%) Sự giảm sút này do doanh thu bán hàng giảm nên sẽdẫn tới tình trạng giá vốn hàng bán giảm theo

+ Chi phí tài chính:Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc

các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính.Trong năm 2011 và 2012Công ty không có hoạt động đầu tư tài chính nào chứng tỏ công ty không phải đi vay vốn từ bên ngoài Nếu có thể nên duy trì chi phí tài chính như hiện tại sẽ giúp công ty chủ động được nguồn vốn kinh doanh của mình

Chi phí quản lý kinh doanh: Chi phí kinh doanh của công ty vẫn đang ở mức cao

so với doanh thu của công ty, trong năm 2012đã giảm 304.516.977đồng so với năm 2011 từ hơn 1.023.973.994 xuống còn 719.457.017 đồng năm

Trang 17

2012tương đương với 29,74 % Nguyên nhân do công ty đã phát động và thực thi chính sách tiết kiệm ở bộ phận quản lý, không chỉ kiểm soát chặt chẽ những chi phí hành chính, văn phòng phẩm mà còn tiết kiệm một cách tối đa khoản chi

về tiếp khách.Công ty nên giảm thêm chi phí quản lý ở mức thấp nhất có thể nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty

Chi phí khác: Đây là các khoản chi phí phát sinh riêng biệt với hoạt động của

công ty như: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản chi phí khác Trong năm 2011 công ty đã bị phạt thuế là1.276.534 đồng, do công ty đã khai nhầm số thuế phải nộp cho cơ quan thuế.Trong năm 2012 công ty không có nghiệp vụ thanh lý tài sản,tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế,bị phạt thuế, truy nộp thuế và các khoản chi phí khác Công ty duy trì chỉ số này như năm 2012 sẽ giúp công ty không bị mất những khoản chi phí không cần thiết

Chi phí thuế TNDN: Chỉ số này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

hiện hành phát sinh trong năm của doanh nghiệp.Trong năm 2012 chi phí thuế TNDN giảm 76,27% so với năm 2011 từ7.713.449đồng xuống còn 1.830.364 đồng tức giảm 5.883.085 đồng Năm 2012 lợi nhuận của công ty âm nhưng công ty vẫn phải nộp thuế là 1.830.364 đồng do công ty nợ thuế TNDN từ năm trước nên công ty phải nộp thuế trong năm 2012

- Về lợi nhuận

doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Năm 2011 là 30.853.795đồng do công ty nhận

được nhiều đơn đặt hàng nên lợi nhuận bù đắp được chi phí quản lý kinh doanh Năm 2012 lợi nhuận là:âm 404.179.474 đồng, lợi nhuận ở mức âm như vậy là

do chi phí giá vốn và quản lý doanh nghiệp quá lớn trong khi doanh thu bán hàng và doanh thu hoạt động tài chính lại không cao Mức chênh lệch năm 2011-

2012 là 1409,98 % chứng tỏ công ty đã bị sa sút rất mạnh Phản ánh tình hình hoạt động của ty có nhiều vấn đề bất ổn Công ty nên tăng chỉ số này giúp công

ty duy trì và phát triển

+ Thu nhập khác: Tài khoản này phản ánh doanh thu ngoài hoạt động sản xuất

kinh doanh như: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ,thu nhập từ nghiệp vụ

bán và thuê lại tài sản, thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng…

Công ty trong hai năm 2011-2012 không có hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, và lãi từ các khoản đầu tư dài hạn nên công ty không có thu nhập khác.Vì công ty mới đi vào hoạt động nên tài sản cố định vẫn còn hoạt động

Trang 18

tốtvà là công ty nhỏ nên không có nhiều vốn để đầu tư bên ngoài Công ty nên tăng chỉ số này nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.

+ Lợi nhuận sau thuế:Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác

định bằng thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% Năm 2012 công ty bị thua lỗ

nặng Cụ thể,giảm âm 1956,99% từ 21.863.812 đồng năm 2011 xuống còn âm 406.009.838 đồng năm 2012 Lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh do nền kinh tế gặp khó khăn,doanh thu công ty bị giảm đáng kể, người dân thắt chặt chi tiêu,chủ yếu chi tiêu cho những mặt hàng thiết yếu hơn Nhìn chung, trong bối cảnh nền kinh tế cả nước bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2011nên tình hình kinh doanh của công ty bị rơi vào tình trạng trì trệ.Công ty nên có những giải pháp nhằm cải thiện lợi nhuận sau thuế, qua đó công ty sẽ phát triển tốt hơn

Ngày đăng: 28/07/2016, 09:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w