0
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Miêu tả ngoại hình con người (Từ láy chỉ trạng thái, hành động để miêu tả ngoại hình con người)

Một phần của tài liệu TỪ LÁY TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ (Trang 35 -39 )

miêu tả ngoại hình con người)

Con người là một đối tượng không thể thiếu trong các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ. Từ láy là lớp từ độc đáo của ngôn ngữ dân tộc được hình thành do sự hòa phối ngữ âm, đã góp phần làm cho từ láy mang nhiều giá trị gợi hình, gợi cảm rất cao. Đặc biệt nó còn là phương tiện không thể thiếu trong các tác phẩm văn chương để họ có thể bày tỏ tâm tư tình cảm, cảm xúc của mình trước thiên nhiên, cảnh vật và từ láy còn được sử dụng để miêu tả con người. Hàn Mặc Tử cũng khai thác lớp từ này vào trong tác phẩm của mình để miêu tả con người.

Đọc những bài thơ như: “Trường tương tư”, “Hồn là ai” thì chúng ta có thể cảm thông được nỗi đau đớn của Hàn Mặc Tử. Nguồn cảm hứng của Tử đã xuất phát từ tận đáy hồn đau khổ vô biên và tuôn ra như lời Tử nói: “Một vườn hoa rộng rinh,

không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh”. Bên cạnh nỗi đau khổ vì bệnh tật, còn thêm

nỗi buồn thương vì phải sống xa gia đình, xa bạn bè trong những nơi quạnh vắng buồn hiu.

Cái bơ vơ trơ trọi càng giày vò tâm trí Tử đến cùng cực và gây cho thơ chàng một bầu không khí buồn chán, vừa thấm thía, vừa mênh mông:

“Ai đi lẳng lặng trên làn nước (Từ chỉ hành động) Với lại ai ngồi khít cạnh tôi

Mà sao ngậm cứng thơ đầy miệng Không nói, không rằng nín cả hơi Chao ôi! Ghê quá! Trong tư tưởng Một vũng cô liêu cũ vạn đời”

(Cô liêu)

Đọc bài thơ ta cảm thấy một nỗi cô quạnh hoàn toàn, một nỗi cô quạnh rùng rợn, khủng khiếp! Cô quạnh đến nỗi nghe rõ cả tiếng nói tận đáy hồn, đáy tim, đáy phổi, đáy lòng. Cô quạnh đến nỗi nghe tiếng lớn bằng tiếng rú, tiếng hồn xô vỡ cả sông rung cả không khí, bạt cả tiếng vi lô, và cô quạnh đến nỗi bóng của lòng hiện thành người ngồi bên cạnh, đi trên nước “Ai đi lẳng lặng trên làn nước”. Từ láy “lẳng lặng” có hình vị cơ sở là “lặng”, hình vị láy là “lẳng”. “Lẳng” mang thanh trắc, âm vị cao đứng trước hình vị cơ sở càng làm tăng thêm phần âm thầm và lặng lẽ. Nếu so sánh giữa từ láy “lẳng lặng” và “lặng lẽ”, rõ ràng mức độ của “lẳng lặng” cao hơn, mạnh hơn và nhanh hơn. Từ láy “lẳng lặng” cũng mang theo nhiều cảm xúc và tâm trạng hơn từ “lặng lẽ”. Từ láy “lẳng lặng” diễn tả sự nhẹ nhàng, thanh thoát của hình ảnh con người khi đi trong sự cô quạnh trong tâm trạng. Chính từ láy “lẳng lặng” làm cho sự cô quạnh của nhà thơ càng trở nên cô quạnh hơn.

Những cảnh tượng đó không chỉ có trong thơ mà thôi. Đó là sự thật đã biến thành thơ, những câu thơ của Hàn Mặc Tử đều là những lời ghi chép trung thành từ những cảm giác, những tư tưởng của Tử. Cảnh tượng đó thể hiện rõ ràng trước mắt hay kết tụ ở trong trí mộng mơ. Thi nhân làm thơ trước hết là vì mình, nên phải nói những gì

mình cần phải nói, chỉ nói những gì thật thấy, thật cảm thấy và thật cảm. Nghĩa là chỉ nói những cái thật, thật đối với Thi nhân.

Bài thơ “Gái quê” của Hàn Mặc Tử thể hiện một sự quan sát và miêu tả hết sức tinh tế vẻ đẹp của người con gái quê. Vẻ đẹp ấy được ví như: “xuân trẻ”, “xuân non”. Đặc biệt nét đẹp đó được thể hiện trên làn môi mong mỏng:

“Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sự

Tôi đều nhận thấy trên môi em Làn môi mong mỏng tươi như máu Đã khiến môi tôi mấp máy thèm”

(Gái quê)

Qua việc miêu tả nét đẹp của người con gái quê, vẻ đẹp ấy được miêu tả bằng một nét đẹp dịu dàng, đằm thắm thể hiện qua hình ảnh “làn môi mong mỏng”. Cái làn môi “mong mỏng” ấy còn được tô vẽ bằng một màu “tươi như máu”, đầy sức sống, đầy quyến rũ. Từ láy “mong mỏng” giúp cho Hàn Mặc Tử diễn tả một cách thành công nét đẹp dịu dàng của người con gái chốn thôn quê. Từ nét đẹp đó đã gợi nên trong nhân vật này một ý nghĩ táo bạo, nhưng cũng đầy sự e rè, lễ độ “đã khiến môi tôi mấp máy thèm”. Nhân vật này dù có ý nghĩ táo bạo là “thèm” làn môi của người con

gái, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ “mấp máy” mà thôi.(Chỉ nên để từ mấp máy để làm giàu thêm ý phân tích, không được xem chúng là từ láy tả ngoại hình)

Hai từ láy trên góp phần quan trọng, giúp cho tác giả thể hiện hay cái ý đồ nghệ thuật của mình. Hai từ láy này được dùng đúng chỗ, hợp lý, góp phần tô vẽ thêm vẻ đẹp bình dị gây thơ của người con gái quê.

Nếu như ở bài thơ “Gái quê” hình ảnh người con gái quê, được tác giả tô vẽ bằng hình ảnh “làn môi mong mỏng” thì hình ảnh người con gái quê lại hiện ra với khuôn mặt “má đỏ hây hây” :

“Từ khi má đỏ hây hây

Em tập thêu thùa, tập vá may Chim sáo trước sân bay tới đậu Em mừng sắp được lấy chồng đây”

Bài thơ này nói lên sự yêu mến của nhân vật trữ tình đối với nhân vật “em”. Ở đây, tác giả muốn nói lên cái thông lệ của của người nhà quê đối với người thôn nữ, nhân vật “em” vừa có “má đỏ hây hây”, “tập thêu thùa”,“tập vá may” thì gần như “chim sáo trước sân bay tới đậu” như để báo tin “em sắp được lấy chồng”.Ở đây, ta bắt gặp từ láy “hây hây” thể hiện đặc sắc trong cách dùng từ độc đáo của Hàn Mặc Tử. Từ láy “hây hây” chỉ trạng thái, mức độ của màu sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả nét đẹp của người con gái quê, má đỏ “hây hây”. Nhân vật “em” này má “đỏ” nhưng không phải là màu đỏ au, lòe loẹt, mà ở đây là một màu đỏ “hây hây”. Qua đó thể hiện một nét đẹp tự nhiên đầy sức sống của người con gái. Giả sử “má đỏ hây hây”, “má đỏ hồng hồng” cùng nói đến vẻ đẹp tươi tắn của khuôn mặt, nhưng khi sử

dụng từ láy “hây hây” thì vẻ đẹp ấy có sức sống mạnh hơn, sức sống ấy như đưa ra trước mắt người đọc. Từ láy “hây hây” có tác dụng tô thêm vẻ đẹp của người con gái quê, đông thời còn thể hiện tình cảm, sự yêu mến của tác giả đối với nhân vật trong tác phẩm của mình.

Trong bài thơ “Tình cờ” ở khổ thơ đầu Xuân Diệu viết:

“Mắt ấm đêm kia, sáng bữa nầy Lạnh lùng trông xuống má hây hây

Ái tình đến đó soi gương nước Đã biến. Sao phai dưới nét mày”

Bốn câu thơ khó hiểu, nhưng ẩn chứa trong đó biết bao nỗi niềm cảm xúc yêu đương. Từ láy “hây hây” được Xuân Diệu sử dụng để nói đến vẻ đẹp tươi tắn, mỡ màng đầy sức sống của con người trước ái tình. “Má hây hây” làm cho người đọc liên tưởng tới vẻ mặt của người tình cờ rung động trước những cảm xúc yêu đương. Từ láy “hây hây” ở câu thơ trên rất khó có thể thay thế bởi một từ khác. Nếu thay thế từ láy “má hây hây” thành từ “má hồng hồng” cả hai đều nói đến vẻ đẹp tươi tắn của khuôn mặt, nhưng khi tác giả sử dụng từ “hây hây” có sức sống hơn, mạnh mẽ hơn. Từ láy “hây hây” cũng tạo nên vẻ đẹp không chỉ nõn nà, tươi tắn mà còn trẻ trung rất nhiều. Điều đó càng làm cho con người đẹp hơn, trẻ trung, tươi tắn hơn trong những lần rung động nỗi yêu thương.

Nên có một đoạn tổng kết lại ý của đoạn, nhấn mạnh tác dụng của việc sử dụng từ láy để biểu hiện trạng thái, ngoại hình của con người.

(Lẳng lặngmấp máy nên xem là từ láy chỉ hành động, chỉ có giá trị gợi hình chứ không phải là từ chỉ ngoại hình)


Một phần của tài liệu TỪ LÁY TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ (Trang 35 -39 )

×