Lý do chọn đề tài: Xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là một điểmtham quan du lịch hấp dẫn cho các du khách trong cũng như ngoài nước,nơi đây với nét đẹp thiên nhiên ban tặ
Trang 1-O0O LƯƠNG DIỄM THUỲ MY
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA CHÙA TÚY VÂN, XÃ VINH HIỀN, HUYỆN
PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ VĂN HÓA
MSSV: 13631011060 KHÓA HỌC : 2012-2015
Giảng viên hướng dẫn:
ThS Nguyễn Thị Vũ Hoài
Huế, 05/2016
Trang 2Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dùít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở trường, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Vũ Hoài đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm khoá luận Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô!
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Cao Đẳng Sư Phạm Thừa Thiên Huế nói chung, các thầy cô trong khoa Nghệ Thuật, các thầy cô chuyên nghành Quản lý văn hóa nói riêng đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường, giúp em cóđược cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, đây sẽ là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và
tự tin hơn.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Với kinh nghiệm chưa nhiều, kiến thức còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót làđiều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, không có gì hơn em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp cao quý này
để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện Lương Diễm Thùy My
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Lương Diễm Thùy My, sinh viên lớp K36A – Quản lý vănhóa, trường Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung đồ án tốt nghiệp: “ Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của chùa Túy Vân, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” là do tôi tự học tập từ các bài
giảng của các quý thầy cô, và tự tìm hiểu trong sách báo, các tài liệu có liênquan, nghiên cứu trên các trang mạng Internet Không sao chép hay sửdụng bất kỳ bài làm của ai khác
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình trướcquý thầy cô và nhà trường
Huế, tháng 5 năm 2016
Người cam đoan
Lương Diễm Thùy My
Trang 4MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3.Nội dung và phạm vi nghiên cứu 2
4 Lịch sử nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6.Những đóng góp đề tài 4
7.Bố cục đề tài 4
B PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA, DU LỊCH CHÙA TÚY VÂN, THỪA THIÊN HUẾ 5
1.1 Tổng quan về giá trị văn hóa, du lịch chùa chiền ở tỉnh Thừa Thiên Huế 5 1.1.1 Đặc điểm về địa lý và giá trị văn hóa vùng đầm phá Cầu Hai, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc 5
1.1.2 Tổng quan về du lịch chùa chiền Huế 7
1.2 Tổng quan về chùa Túy Vân, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 9
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÙA TÚY VÂN, XÃ VINH HIỀN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 15
2.1 Giá trị văn hóa chùa Túy Vân nhìn từ kiến trúc, hiện vật 15
2.1.1 Cách bố trí không gian chùa Túy Vân 15
2.1.2 Gác Đại Từ 17
2.1.3.Tháp Điều Ngự 17
2.1.4 Giếng Cam Lồ Tĩnh 19
2.1.5 Hệ thống tượng thờ Phật 19
2.1.6 Các đồ thờ 20
2.2 Giá trị chùa Túy Vân nhìn từ phương diện tâm linh 22
Trang 5CHƯƠNG 3 : BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓACHÙA
TÚY VÂN, THỪA THIÊN HUẾ 28
3.1 Giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của chùa Túy Vân, Thừa Thiên Huế 28
3.1.1 Thực hiện tốt công tác quản lý 28
3.1.2 Trùng tu bảo quản công trình di tích, quản lý cơ sở vật chất 29
3.1.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong việc bảo tồn di tích 29
3.2 Giải pháp về chất lượng hoạt động đối với chùa Túy Vân, Thừa Thiên Huế 32 3.2.1 Về đội ngũ cán bộ, nhân viên 32
3.2.2 Về an ninh trật tự 33
3.2.3 Về vấn đề vệ sinh môi trường 34
3.2.4 Về chất lượng hoạt động 34
3.3 Giải pháp phát triển du lịch đối với chùa Túy Vân 35
3.3.1 Giải pháp quản lý, quy hoạch phát triển du lịch 35
3.3.2 Giải pháp về các chương trình tour tuyến du lịch 37
3.3.3 Giải pháp về quảng bá hình ảnh 39
C PHẦN KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
PHỤ LỤC 45
Trang 6A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là một điểmtham quan du lịch hấp dẫn cho các du khách trong cũng như ngoài nước,nơi đây với nét đẹp thiên nhiên ban tặng của đất trời đó là một hòn núi nhỏtại làng Hiền An gần cửa Tư Hiền, gọi đó là núi Túy Vân Với ngọn núi códáng dấp hùng vỹ, bao quanh ngọn núi là phong cảnh nên thơ, hữu tình với
vẻ đẹp như vậy nếu ai đã đặt chân đến thì không thể không ghé vào ngôichùa nằm ở phía trong ngọn núi Ngôi chùa này có tên là chùa Túy Vân.Núi Tuý Vân có đỉnh cao 60m so với mặt nước đầm phá.Chùa TúyVân trên ngọn núi Túy Vân đã được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch côngnhận là di sản văn hoá quốc gia.Vào những ngày hè, đứng trên tháp ĐiềuNgự nhìn núi non trùng điệp trong màu lam sương khói xa mờ tận mũiChân Mây.Núi Tuý Vân (Phú Lộc, Huế) như tuồng trầm ngâm mong đợinàng công chúa năm xưa trên bước đường “nước non ngàn dặm ra đi”.Chùa Túy Vân được xây dựng thời các chúa Nguyễn.Ngôi chùa xâydựng không theo nguyên tắc chung như các ngôi chùa khác mà theo quy tắcchùa-gác-tháp được xây dần lên cao trên đỉnh núi, chùa xây theo phongcách Hoàng Cung với những nét văn hoa chạm trỗ tinh xảo, điêu nghệ củakiên trúc cung đình Huế
Chùa Túy Vân được xếp thứ 9 trong 20 cảnh đẹp của xứ thần kinh ;được xếp là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1996 theoquyết định số 310-QĐ/BT và Quyết định 1771QĐ UBND ngày 09/10/2013
về việc điều chỉnh phân công quản lý di tích của UBND tỉnh Chùa đượccác đời vua trùng tu cho tới ngày nay, được các Chư Phật ngự trị và đượcđịa phương bảo vệ giữ gìn Những năm qua, được sự hổ trợ các ban, ngành,
Trang 7sự đóng góp Phật tử đã ít nhiều tái tạo, gìn giữ được những giá trị vốn có.Tuy nhiên bởi vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa và những hiện vật có giá trịnghệ thuật trong ngôi chùa đang bị mai một vì được trùng tu sửa nhiều lần
và qua thời gian cùng với thiên tai, sự tài phá của chiến tranh đã thay đổi ítnhiều về đặc điểm, diện mạo của ngôi chùa Là một sinh viên đang họcngành quản lí văn hóa và là người con Vinh Hiền tôi ý thức rằng việcnghiên cứu tìm hiểu về quê hương là điều cần thiết Nó không chỉ giúp bảnthân hiểu biết thêm về quê hương mà còn góp phần bảo tồn và phát huy giátrị văn hóa, bên cạnh đó giúp cho việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh quêhương đến với nhiều người, nhiều nơi trong cả nước biết đến Bởi nhữngsuy nghĩ và kỳ vọng nói trên cùng với sự hướng dẫn tận tình của giảng viênnên tôi chọn đề tài nghiên cứu tìm hiểu về : “Bảo tồn và phát huy giá trịvăn hóa chùa Túy Vân, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa ThiênHuế” làm đồ án tốt nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài tôi xem đây là một cơ hội để tìm hiểu và nghiên cứu sâuhơn về di tích lịch sử của ngôi chùa Túy Vân, xã Vinh Hiền, huyện PhúLộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Từ đó, đồ án còn hướng đưa ra các giải pháp góp phần bảo tồn và pháthuy giá trị văn hóa hiện vật lưu giữ của ngôi chùa để xứng đáng là di tíchlịch sử cấp Quốc Gia
3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1 Nội dung nghiên cứu
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, du lịch chùa Túy Vân, xã VinhHiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 8Về việc nghiên cứu và phát triển du lịch ở chùa Túy Vân hiện đang làmột đề tài khá mới Tuy nhiên, với một ngôi chùa cổ đã trải qua rất nhiềuthăng trầm lịch sử thì cũng đã có nhiều cuốn sách và bài báo đề cập đến.Trong đó, bài viết “Quốc tự Thánh Duyên” của tác giả Phan Ngọc Thiện(Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán) tháng 09/2009 viết về những nétđặc trưng của chùa Túy Vân Trong đó nhấn mạnh đến các công trình kiếntrúc và lịch sử lâu đời của ngôi chùa cổ Truy nhiên, bài viết này vẫn chưachú trọng đến việc phát triển du lịch tại chùa Túy Vân.
Một bài viết khác trên website http://disanxanh.vn/vào tháng 08/2015,với tựa đề “Chùa Thánh Duyên trên núi Túy Vân – di tích bị lãng quên”cũng đã đề cập đến lịch sử hình thành và những hiện trạng của ngôi chùatrong thời điểm hiện tại Bài viết nhấn mạnh sự xuống cấp, điêu tàn của cáccông trình kiến trúc tại chùa, đồng thời ca ngợi nét cổ kính, hoang sơ củangôi chùa cổ đã có lịch sử hàng trăm năm tuổi
Ngoài ra, còn nhiều bài báo khác viết về chùa Túy Vân như: “ThánhDuyên Quốc tự - Túy Vân linh thiêng” trên trang báo Khám phá Huế (2015);
“Chùa Túy Vân” (2015) trên trang web visithuecity.com; “Thánh DuyênQuốc tự” (2014) trên trang web http://vanhoaphatgiaoblog.com; Đó lànhững công trình nghiên cứu có giá trị, giúp tôi tiếp cận, hiểu rõ hơn về ngôichùa cổ này, cũng như có thể kế thừa cho công trình nghiên cứu của mình
Trang 9Với đề tài nghiên cứu về việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóacủa chùa Túy Vân, tôi mong muốn nói lên quan điểm, ý kiến của mình đểgóp phần vào việc phát triển du lịch tại chùa Túy vân – nơi có nhiều khảnăng và thế mạnh tiềm ẩn.
5 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài đồ án tốt nghiệp này tôi đã sử dụng một số phương phápchủ yếu sau:
+Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu
Trang 10B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA, DU LỊCH CHÙA
TÚY VÂN, THỪA THIÊN HUẾ1.1 Tổng quan về giá trị văn hóa, du lịch chùa chiền ở tỉnh Thừa Thiên Huế
1.1.1 Đặc điểm về địa lý và giá trị văn hóa vùng đầm phá Cầu Hai,
xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc
* Vị trí địa lý của khu vực - vùng đầm Cầu Hai
Đầm Cầu Hai có diện tích 11.200 ha, tạo hình bán nguyện với cungtròn hướng về Phú Lộc Chiều dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từThủy Tú tới chân núi Vĩnh Phong khoảng 11km, từ Đà Bạc tới Túy Vânkhoảng 6km và dài nhất từ cửa sông Đại Giang tới chân đèo Phước Tượngkhoảng 17km
Khác với phá Tam Giang, đầm Thủy Tú, tham gia cấu tạo bờ và đáyđầm Cầu Hai có cả trầm tích mềm rời Đệ tứ lẫn đá granit phức hệ Hải Vân.Trong đó phần trên cùng của trầm tích đáy hiện đại phổ biến nhất (chiếm2/3 diện tích) có bùn sét - bột xám đen, xám xanh phân bố ở trung tâm, tiếpđến gặp cát nhỏ, cát trung và cát thô cấu tạo bãi bồi ven bờ Tây Nam, bãibồi delta ở cửa sông Đại Giang, sông Truồi, sông Cầu Hai, bãi bồi deltatriều lên gần cửa Vinh Hiền Đầm Cầu Hai liên thông với biển Đông quacửa Tư Hiền, có khi là cửa Vinh Hiền Dãy cồn đụn cát đoạn bờ VinhHiền - Tư Hiền có bề rộng khoảng 100-300m, độ cao 1-1,5m, lại luôn luônbiến động như một bãi ngang Theo sử sách ghi lại, cửa Tư Hiền có trướccửa Hòa Duân, Thuận An rất lâu (có thể vào khoảng 3.500-3.000 nămtrước đây) và cũng mang nhiều tên gọi như Ô Long, Tư Dung, Tư Khách,
Trang 11Tư Hiền Tuy chưa thấy xảy ra hiện tượng đóng kín cửa Tư Hiền kể từ khi
mở thêm cửa biển thứ hai Hòa Duân vào năm 1404, nhưng bắt đầu thế kỷXVIII trở đi, do khối lượng nước thông qua cửa Hòa Duân và con lạch giữaThai Dương Hạ ngày một gia tăng, nên khối lượng nước trao đổi tại cửa TưHiền suy giảm và hậu quả là cửa biển này bị thu hẹp, lấp cạn dần Mãi chođến năm 1811, khi trận lũ kịch phát xảy ra, nước lũ đã phá toang bãi cátngang chắn bờ Phú An, tạo thêm cửa Tư Hiền mới (Vinh Hiền) cách cửa
Tư Hiền cũ 3 km về phía Bắc Cũng từ thời gian này về sau hai cửa TưHiền cũ và mới đóng, mở với chu kỳ ngắn hơn, có lúc luân phiên (cửa nàyđóng, cửa kia mở), trong đó cửa Tư Hiền mới (Vinh Hiền) thường tồn tạikhông lâu và bị lấp lại khi mùa khô đến
Nhờ dung tích trữ nước khổng lồ (từ 300-350 triệu m3 đến 400-500triệu m3 vào mùa khô, thậm chí tới 600 triệu m3 vào mùa lũ) hệ thống đầmphá Tam Giang - Cầu Hai còn đóng vai trò quyết định đối với hiện tượngchậm lũ trên lãnh thổ đồng bằng cũng như vấn đề ổn định cửa biển(đóng - mở) và dãy cồn đụn cát chắn bờ khi có lũ lịch sử xảy ra (trận lũnăm 1409, năm 1999)
Đặc biệt nhất là năm 1999 khi có lũ lớn, hệ đầm phá Tam Giang-CầuHai mở thêm ba cửa thông ra biển: cửa Hòa Duân, cửa Vinh Hải, và cửaLộc Thủy Những cửa này không tồn tại lâu dài vì sau đó ít lâu lại bị cátbồi lấp đi Và hiện nay hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai chỉ thông với biểnĐông qua hai cửa Tư Hiền và Thuận An
*Về mặt giá trị văn hóa
Phật giáo Huế trở thành tư tưởng chủ đạo và là dòng sống lưu thôngtrong tâm thức của mỗi con người Huế Để từ đó, thiền Phật giáo khôngcòn là thứ đặc quyền của Tăng sĩ hay chùa chiền Chẳng kể là tại gia hayxuất gia, chẳng nề tăng hay tục, điều cốt yếu là biện tâm
Trang 12Thiền phật giáo đã trở thành linh hồn cuộc sống, linh hồn của xứ Huế.
Do vậy, có thể nói tinh thần nhập thể của Phật giáo thời Trần Nhân Tông
đã góp phần tô điểm và nâng cao bản sắc một Phật giáo xứ Huế
Phật giáo Huế được xem một tín ngưỡng đã được chọn lọc qua thăngtrầm của lịch sử mà còn đến để chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của mỗingôi chùa Huế
Như chúng ta đã biết nói đến chùa Huế người ta thấy nghi lễ đến lốisinh hoạt của các chư tăng giữ được nét thanh tịnh, nghiêm trang đi vàolòng người của Phật giáo Huế
Lễ chùa trong mùa Phật đản đã trở thành nét đẹp văn hóa trong lòngmỗi người, như để tỏ lòng tri ân đối với Đức Phật và đã trở thanh yếu tốtam linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng rất đặc trưng với vùng đất cố đô.Phật giáo xứ Huế xây dựng nên nét đẹp của quê hương vùng đất cố đô Cácgiáo lý nhà Phật giúp cho phât tử tạo lập nên được nếp sống, lối sống chân,thiện, mỹ, đặc biệt là giúp cho phật tử biết cánh nhìn nhận và giải quyếnđúng đắn những vấn đề cốt lõi trong đời sống về sinh, lão, bệnh, tử, chỉ dẫncho ho phương cách làm sao để có them ý nghĩa của hạnh phúc, an vui vềmặt tinh thần bên cạnh các giá tri vật chất như tiền tài, của cải, nhà đất…Nhờ thế, Phật giáo xứ Huế đã cắm rễ sâu và luôn có chỗ đứng quan trọngtrong đời sống
1.1.2 Tổng quan về du lịch chùa chiền Huế
Nhắc đến Huế người ta thường nghĩ ngay đến các cung điện, đền đàimang hơi thở cổ xưa một thời vua chúa huy hoàng Ai cũng muốn một lần
du lịch đến Huế để tận mắt nhìn thấy những bằng chứng sinh động củatriều đại phong kiến cuối cùng Không chỉ thế, nét dịu dàng thư thái vàcuộc sống chận rãi nơi đây cũng được nhiều người ưa thích
Trang 13Đi du lịch Huế không thể không tận mắt đến xem các công trình lăngtẩm, chùa chiền Các chùa ở Huế thu hút nhiều khách du lịch bởi vẻ nguynga tráng lệ nhưng cũng không kém phần thanh tịnh, nên thơ Còn khu vực
xa thành phố Huế khoảng chừng 40km về phái Nam là chùa Túy Vân (xãVinhHiền, Phú Lộc) có cái tinh khiết, trong trẻo gần như tuyệt đối của mộtvùng trời, nước và đảo hoang sơ ít dấu chân người
Huế có khoảng vài trăm ngôi chùa cụ thể như chùa Thiền Lâm, chùa
Bà La Mật, chùa Báo Quốc, chùa Diệu Đức, chùa Giác Lương, chùa HuyềnKhông, chùa Từ Đàm, chùa Vạn Phước, chùa Kim Quang, chùa Trúc Lâm,chùa Kim Sơn Và các ngôi chùa mang tên “QuốcTự” ở Huế khách dulịch có thể tham quan Quốc Tự Thiên Mụ, Quốc Tự Giác Hoàng,Quốc TựDiệu Đế, Quốc Tự Túy Vân Được thờ tự và bảo quản tại các chùa Huế,trở thành một kho tàng vô giá về văn hóa của Phật giáo Thuận Hóa
*Lượng khách du lịch
Là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc sắc, trong đó có Quầnthể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới(năm 1993) và Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn được UNESCO công nhận
là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2003), và Chùa ThánhDuyên trên núi Tuý Vân đã được Bộ Văn hóa Thể tao Du lịch công nhận là
di sản văn hoá quốc gia Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng để thu hútkhách du lịch Mặt khác, nhờ thường xuyên có những chương trình quảng
bá, xúc tiến du lịch, nên lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế ngày cànggia tăng Tính riêng năm 2011, tổng lượt khách đến Huế 9 tháng đầu nămước đạt 1.208,7 nghìn lượt khách, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái;trong đó lượng khách quốc tế đạt 487,1 nghìn lượt, tăng 6,9%; khách trongnước đạt 721,6 nghìn lượt, tăng 5,7% Dự ước tổng ngày khách 9 tháng đạt2.465,9 ngàn ngày (tăng 6,94% so với cùng kỳ), trong đó ngày khách quốc tế
Trang 14đạt 999,7 ngàn ngày (tăng 7,87%), chủ yếu từ các nước Thái Lan, Pháp, Mỹ,
…; ngày khách trong nước là 1.466,2 ngàn ngày (tăng 6,32%) Doanh thu dulịch ước đạt 762,5 tỉ đồng, tăng 20,5% so với năm trước
Nhìn chung thì việc du khách đến Huế chủ yếu là tham quan các di tíchlớn, còn về chùa Túy Vân thì du khách đến tham quan là tương đối ít, kháchchỉ thường tập trung vào các ngày lễ Phật đản, thường thu hút hàng ngànngười vào xem và theo các tăng ny, phật tử cho biết thì ngoài số lượng khách
đi tham quan vào các ngày thì có khoảng 50-60 người và từ 3-4 đoàn vàothăm quan di tích khoảng từ 10-15 người theo tour tham quan
1.2 Tổng quan về chùa Túy Vân, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Ở Thừa Thiên Huế có 4 ngôi chùa được vinh danh là quốc tự đó là:Thiên Mụ, Diệu Đế, Giác Hoàng và Thánh Duyên (hay còn được dân giangọi là chùa Túy Vân) Nếu như ba ngôi chùa kia đều tọa lạc tại kinh thànhHuế thì chùa Thánh Duyên lại tọa lạc tại một nơi khá xa kinh thành: núiTúy Vân thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc ngày nay
Chùa Thánh Duyên với các giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật chùaTúy Vân vẫn tồn tại đến ngày nay như một di tích tôn giáo quan trọng bởinét đặc trưng kiến trúc của chùa cũng như các bộ tượng để lại
Địa Điểm: Chùa tọa lạc trên núi Túy Vân, thuộc xã Vinh Hiền, huyệnPhú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế
Trụ Trì: Thượng tọa Thích Hải Ấn
Chùa nằm cách thành phố Huế chừng 40km về phía Đông, dừng chân
ở đoạn cuối xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc bạn sẽ thấy một ngọn núi nhỏđứng sừng sững giữa bốn bề sóng nước của phá Tam Giang và biển Đông
Đó chính là núi Túy Vân, trên đỉnh núi là ngôi chùa Tháp có lịch sử hàngtrăm năm tuổi
Trang 15Chùa được vua đặt tên là Thánh Duyên vì: “Thánh tức thị Phật, Phậttức thị Thánh, hữu thị Thánh phương khai Phật pháp chi sùng thâm; duyênbổn thị nhân, nhân bổn thị duyên, hữu thị duyên nãi khuyếch thiện nhân chiquảng bị” Chính vua Minh Mạng đã ngự chế câu đối ấy và cho lồng chépvào nội dung văn bia để khắc vào bia đá “Ngự chế Thánh Duyên tự chiêmlễ” vẫn còn ở chùa.
Ngôi chùa Thánh Duyên, dân gian thường gọi chùa Túy Vân hay TúyHoa ẩn mình trên ngọn Túy Vân, một nhánh của Hải Vân sơn, ba mặt baobọc bởi đầm nước lợ Cầu Hai gần cửa biển Tư Hiền (trước gọi Tư Dung)một mặt trông ra biển Đông Trước đây Thánh Duyên xa xôi cách trở, từHuế muốn đến phải xuống cửa Thuận An men bãi biển quãng đường hơn
20 cây số; hoặc theo Quốc lộ 1 đến Đá Bạc lên đò máy qua đầm Cầu Haiđến núi Túy Vân mất cả tiếng đồng hồ
Giữa đầm cầu Hai trời nước mênh mông và Biển Đông đêm ngày sóng
vỗ, nổi lên một hòn đảo xanh, hùng vĩ, có dáng dấp như một con chimphụng đang vỗ cánh Đó là Túy Vân Sơn một hòn núi nhỏ gần cửa TưHiền, ngày xưa có tên là Mỹ Am Sơn Núi vốn đã đẹp, nơi đây lại có thêmmột ngôi Quốc Tự, làm cho Túy Vân trở thành một thắng cảnh gắn liền vớimột di tích lịch sử Núi Thúy Vân nằm ở ven cửa biển Tư Hiền, xưa còn cótên gọi là Tư Dung Đây là một trong hai ngọn núi cuối cùng của dãi cátven biển chạy từ Bắc vào Nam Núi Thúy Vân không cao lắm, chỉ cách mặtnước biển và mặt phá Tamm Giang chừng hơn 40 m
Theo “Đại Nam Nhất Thống Chí” và nhiều nhà nghiên cứu văn hóaChùa Huế: Chúa Nguyễn Phúc Tần (1648- 1687) đi qua đây, thấy phongcảnh hữu tình, thơ mộng, cho lập một ngôi chùa nhỏ làm nơi cầu phúc chodân địa phương Năm Minh Mạng thứ 6 (2826), nhân dịp đến cửa Tư Hiền,Vua ghé thăm Mỹ Am Sơn thấy chùa cổ điêu tàn, hoang vu, mới cho xây
Trang 16dựng lại, và đổi tên là chùa Túy Ba Năm Minh Mạng thứ 17 (1837), chùađược trùng tu và dựng thêm lầu.Năm Thiệu Trị nguyên niên (1841) đượctiếp tục trùng tu và đổi tên chùa là Túy Vân Vua Thiệu Trị liệt Túy Vân vàohàng thắng cảnh của đất thần kinh trong bài thơ: Vân Sơn thắng tích và chokhắc bia đá dựng bên chùa Các thời Thành Thái, Bảo Đại đều có trùng tu.
Bà Từ Dũ đã cúng 5 mẫu ruộng ở Cầu Hai và 8 mẫu ở Hà Trung đềlàm lương đồng cho nhà chùa
Trên đỉnh Túy Vân, nổi bật lên có ngôi tháp ba tầng gọi là Điếu ThápNgư Leo qua hai chiếc cầu thang gỗ lên đứng ở tầng trên ta có thể nhìnthấy hết toàn cảnh huyện Phú Lộc Giữa lưng chừng núi là Chùa Chính,dưới chân núi còn có ngôi Chùa Lớn làm chỗ ở cho Chư Tăng, ở đây cũng
có đủ tượng, chuông, mõ Trước, sau chùa cây cảnh, hoa lá sum suê
Cứ ngỡ thành Hóa Châu xưa ban đầu là một Đô-Cảng-Thị bên cửaSình Cửa Sình làm ngã ba cho sông Hương gặp biển Về sau có doi cát nổitrước cửa Sình giống như một con đập chắn sóng Đồi cát ngày càng cao,hất biển ra bên ngoài để vịnh Sình nằm lại Tất cả nước của đông TrườngSơn qua sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương đều chảy vào đầm Thủy Tú hộivới nước sông Truồi rồi ào ra cửaTư Hiền (1)
Phía Đông-Nam cửa Tư Hiền có mũi Chân Mây từ Hải Vân Sơn laoxuống như một cái mỏ hàn đẩy nước ra ngoài biển Nước tức, xoáy lại làmvụng sâu
Hàng ngàn năm với hàng ngàn mùa lũ nước chở đất cát về lấp dần mộtphần vịnh Cầu Hai để con người đến lập làng Lúc đầu Linh Thái Sơn vàThúy Vân Sơn còn là hai hòn đảo đứng giữa mênh mông sóng nước Lâungày bởi sự lắng đọng của phù sa, chân đảo cũng được bồi đắp cao dần.Đồi cát nổi trước cửa Sình không ngừng vươn tới gặp Linh Thái Sơn vàThúy Vân Sơn, góp phần làm cho hai hòn đảo trở thành hai ngọn núi giữthế định hướng cửa Tư Hiền
Trang 17“Khéo ưa thay cảnh Tư Dung
Cửa thâu bốn biển, nước thông trăm ngòi”
Cảng biển cho Cảnh Dương – Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc) Hóa Châutrở thành đô thị làm lỵ sở cai quản nội hạt Làng Sình bên cạnh Hóa Châuthành vẫn giữ nguyên làng tranh dân gian hàng hóa trong nhiều thế kỷ, Đấtcát dồn về triền miên, cửa Tư Hiền nông và hẹp dần Mùa lũ nước từ đôngTrường Sơn gộp với nước của Thất Thế Giới Sơn, Thương Sơn, Duệ Sơn,Động Truồi, Bạch Mã Sơn, Ngãi Lĩnh… tràn xuống Gặp thủy triều xôngược vào, cửa Tư Hiền nghẹn nước Ba con sông (Hương, Bồ, Ô Lâu) quátải đổ dồn nước vào Ngã Ba Sình Tức nước vỡ bờ “Đập cát chắn sóngthiên tạo trước cửa Sình bị vỡ ra một quãng làm cửa Eo xả lũ Cửa Eo tứccửa Thuận An ngày nay Thế là vịnh Sình trước thành Hóa Châu lại được
mở cửa ra biển Mở ra bất ngờ thì gọi là phá Sức phá bởi nước của ba consông nên mới có tên là phá Tam Giang
Từ cửa Thuận An vào cửa Tư Hiền nguyên thủy là làn ranh ngoài khơitrong lộng đã lên cạn làm đường cho con người ngược xuôi, rồi làm thổ cư
để làng xóm đứng lại, ghi tên những người khai canh, khai khẩn Như thếhai ngọn núi Linh Thái Sơn và Tuý Vân Sơn cùng với cửa Tư Hiền nằm ởcuối con đường này Ngày nay gọi là đường quốc lộ 49B, con đường này
đã được rải nhựa khang trang, nó nối từ thành phố Huế qua Thuận An, và
cứ đi dọc theo hết con đường biển này thì ta sẽ gặp hai ngọn núi Linh TháiSơn và Tuý Vân Sơn cùng với cửa biển Tư Hiền ở cuối con đường
Từ đây không gian mát rượi, không thấy ánh nắng hè chói chang,hàng trăm gốc cây thông cổ thụ nguyên sinh, có nhiều cây lớn đến hai bangười ôm không xuể Ngôi chùa cổ giữa núi rừng u tịch, ngập tràn hoa lan,hoa dại và tiếng chim muông ríu rít Lữ khách theo con đường nhỏ hàngtrăm bậc đá cứ cao lên, cao lên mãi, giữa hàng hàng cổ thụ, thảm lá rừngngập lối đi, khiến người viếng chùa có cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát
Trang 18Tòa điện Đại Hùng mới được trùng tu, lộng lẫy và uy nghi màu sắc sơn sonthếp vàng, bên phải điện Đại Hùng có tòa nhà bia dựng lên để che tấm biangự chế của vua Minh Mạng Tòa điện Đại Hùng là một tòa nhà kép 3 gian
2 chái, làm theo kiểu cách Cung điện Huế, bên trong có nhiều pháp khí rấtquý như bộ tượng Tam Thế, tượng Thập Bát La Hán, tượng Thập ĐiệnDiêm Vương, chuông đồng… Nội điện trang trí theo kiểu “nhất thi nhấthọa” trên tất cả các ô liên ba gắn quanh bộ khung nhà Sau đó, phải đi quacổng hậu của vòng tường quanh điện Đại Hùng, vượt thêm trăm bậc cấpnữa mới đến Đại Từ Các nằm giữa lưng chừng núi Trong khuôn viên chùa
có một cái giếng cổ tên gọi Cam Lộ, đào từ thời vua Minh Mạng, hiện vẫncòn nguyên vẹn tấm bia đá khắc ba chữ Hán “Cam Lộ Tỉnh”, hàngngày nước giếng được máy bơm lên để nhà chùa sử dụng
Thú vị nhất khi đã lên tới đỉnh ngọn tháp ba tầng gọi là tháp Điếu Ngư,
về mùa hè vô vàn hoa độc mộc tỏa sắc ngát hương Trên đỉnh tháp ĐiếuNgư, hướng ra xa có thể quan sát hết toàn cảnh của huyện Phú Lộc, nhìnthấy núi rừng Bạch Mã hùng vĩ, phá Tam Giang – Cầu Hai mênh mông Vàonhững thập niên đầu của thế kỉ 20, quốc tự Thánh Duyên đã từng là đạotràng lớn của Giáo hội Chùa Thánh Duyên một thời được Chư tôn đức trongsơn môn Tăng già Thừa Thiên dùng làm nơi tu học cho chư tăng vào cácmùa An cư kiết hạ Đến thời kỳ hội An Nam Phật học ra đời, khuôn hội Tịnh
độ cũng đã được thành lập tại đây Bỏ lại đằng sau sự huy hoàng của quákhứ, chùa Thánh Duyên ngày nay đang hòa mình vào đời sống dân dã củalàng quê Chùa vẫn là nơi du khách thập phương vãn cảnh dù đông hay hè, lànơi Phật tử lui tới cúng dường đức Phật và cũng là nơi nuôi dưỡng nhữngtâm hồn trẻ thơ, giúp thế hệ tương lai của đất nước hướng thiện
Đến chùa Thánh Duyên vào ngày Rằm, mồng một, các Phật tử thườngđến khấn vái và dùng bữa cơm chay ngay tại chùa Bỏ qua sự tĩnh lặng và
Trang 19uy nghiêm của một ngôi quốc tự, Thánh Duyên giờ đây gần gũi với ngườidân hơn bao giờ hết Nó không xuất phát bởi vị trí nằm giữa xóm thôn hay
là chốn viếng thăm quen thuộc của du khách thập phương mà bởi sự mởlòng vốn có của nhà Phật
TIỂU KẾT
Trong chương một, đề tài đã trình bày một cách có hệ thống các đặcđiểm của ngôi chùa cổ Túy Vân từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cho đếnlịch sử hình thành và phát triển của chùa Trải qua một khoảng thời gian dàivới biết bao thăng trầm và biến cố của lịch sử, chùa Túy Vân (hay còn gọi
là chùa Thánh Duyên) có thể được coi là một di tích lịch sử gắn liền với rấtnhiều giá trị văn hóa và tâm linh
Tuy nhiên theo thời gian, chùa Túy Vân dần trở nên xuống cấp, lượngkhách du lịch đến với chùa cũng chỉ rải rác Bên cạnh đó, do không được quản
lý nghiêm ngặt nên hiện tượng lấn chiếm di tích cũng đang diễn ra Các tiềmnăng du lịch của chùa vẫn còn bị bỏ ngỏ Để hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa
và thực trạng của chùa Túy Vân, tôi xin được đề cập trong chương 2
Trang 20CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÙA TÚY VÂN, XÃ VINH HIỀN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Giá trị văn hóa chùa Túy Vân nhìn từ kiến trúc, hiện vật
2.1.1 Cách bố trí không gian chùa Túy Vân
- Chùa Túy Vân có hình chữ nhật, kiến trúc theo kiểu nhà rường lợpngói liệt, trùng thiềm điệp ốc Toàn bộ chùa Túy Vân được bao bọc bằngvồng la thành cao gần 2m và thông lên núi cửa sau bằng cửa hậu
- Chùa có hai tầng mái, giữa hai tầng mái có các ô vẽ các bức tranhvới đề tài Phật giáo Trên nóc có trang trí hai con rồng ở hai đầu chầu vàmột đám mây hóa thành mặt nạ ở giữa Giao cù hình rồng được cáchđiệu hóa
- Chính điện có ba gian, hai chái, lợp ngói liệt Mặt tiền có năm cửavào.Tả hữu mỗi cửa có hai khép.Ba cửa giữa, mỗi cửa có ba lá.Bước vàochùa, nhìn lên những hoành phi, câu đối, đố bảng đầy những bài thơ, mớiđược sơn lại nhưng vẫn đượm nét huy hoàng cổ kính
Bức hoành chính giữa đề mấy chữ : “Phật nhật trùng quan”, lạc khoản
đề “ Thành thái thất niên, thập nhị nguyệt tạo Sắt phụng chế” (Tây lịchnhằm năm 1895) Hoa văn quanh bức hoành theo mô tip truyền thống làlưỡng long triều nguyệt
Bên trên chính giữa đền thờ, có những bức hoành lưỡng long triềuNguyễn, sơn son thiếp vàng lộng lẫy đề : “Ngự tạo phụng Túy Vân Tự”, lạckhoản đề “ Minh Mạng thập thất niên” (Tây lịch nhằm năm 1836)
Quanh đố bảng của toàn ngôi chùa, ở phần trên gần sát mái, trình bàynhững khung hình chữ nhật chạy đường gờ viền và chạm trỗ rất công phu,
Trang 21giữa lòng khung chạn khắc thơ “ Ngự chế” Ở giữa những khung hình chữnhật còn chen những khung hình vuông chạm khắc chữ “Phù”.
Các gian thờ tự ở chùa Túy Vân có tính đặc thù không trình bày theokiểu truyền thống của Huế Trừ khoảng cách hẹp của hai chái hai đầu thìkhoảng rộng để thờ tự chiếm cả ba gian giữa khu vực để thờ sau:
+ Nội điện thờ Phật cùng nhiều vị hiền thánh thiện thần khác
+ Gian chính ở giữa thờ Tam Thế Phật: quá khứ, hiện tại và vị lai,phía trước thấp hơn bàn thờ Phật là bàn thợ bài vị vua Minh Mạng
+ Gian ở phía bên trái thờ Đại Thế Chí và gian bên phải thờ Quan Thế Âm+ Hai bên có hai dãy sập để tôn trí thờ Thập Điện Minh Vương, mỗibên gần sát vách thờ 5 tượng Tiếp đến vào phía trong thờ 2 dãy tượngThập Bát La Hán, mỗi bên 9 tượng
+ Phía sau của ngôi chùa thì có ba căn: Giữa thờ các hòa thượng đãchủ trì tại chùa Hai bên thờ các Phật Tử Quy Y chùa
Bên ngoài chùa, phía bên phải của sân, nhìn trong chùa nhìn ra là mộtnhà để bia Bia này chính là bia “Ngự chế Túy Vân chiêm lễ bát vận” Biabằng đá thanh, chữ viết chân phương còn khá rõ Bia cao 1m72, mặt biarộng 0m84, dày 0m25, đế bia là một khối đá hình chữ nhật dài 1m10, rộng0m58, cao 0m34, rộng bày quanh bia là hoa cúc và dây lá Đầu bia chạmlưỡng long triều Nguyệt, bên dưới đầu bia giáp thân bia là hình sen cánhphượng Bên sau nhà bia này là nhà bếp của chùa
Vào đầu TK XXI (2004) toàn bộ chùa Túy Vân đươc đại trùng kiến doGiáo Hội Phật Giáo Huế, Bảo tàng lịch sử cách mạng Thừa Thiên Huế đầu
tư Người ta xây mơí những ngôi nhà tăng xá và khách xá rất khang trang,
kể cả thiềm trù cũng vậy nhưng vẫn theo kiến trúc cổ, tuyệt đối hài hòa vớitoàn bộ kiến trúc nhà cửa, cây cối và cảnh trí thiên nhiên ở đây
Trang 222.1.2 Gác Đại Từ
Nguyên căn Gác Đại Từ dưới thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị là mộtngôi gác hai tầng Trên thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tác, dưới thờ QuanThánh Đế Quân(Quan Công- Quan Vân Trường) nhưng về sau ngôi gácnày bị hư hỏng nên vua Khải Định cho sửa lại thành ngôi chùa trệt Năm
2004 cùng với chùa Túy Vân thì gác Đại Từ đã được khôi phục lại thànhhai tầng
+ Hiện nay, tầng một của chùa gian giữa của gác Đại Từ thờ ĐạiThánh Chuẩn Đề Vương Gian phía bên trái nhìn vào thờ Đại Thế Chí, gianbên phải thờ Đức Quan Âm Ngoài ra trong gác Đại Từ còn nổi tiếng vớitượng Phật nghìn mắt nghìn tay nhưng thực tế chỉ có 18 tay và 18 mắt bằngđồng sơn son vàng lấp lánh tượng trưng
+Lên tầng hai của gác Đại Từ có cầu thang gỗ ta bắt gặp với khônggian khá rộng nhưng chỉ thờ tượng phất 18 tay và 18 mắt được khắc bằng
gỗ và thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát trên tầng mà thôi
+Toàn bộ gác Đại Từ được bao bọc bằng một vòng la thành, bên trong
la thành người ta lót đá tạo một khoảng sân rất đẹp.So với chùa Túy Vânthì gác Đại Từ có quy mô nhỏ hơn, cách bố trí thờ tự cũng như các tượngphật ttrong gác là không nhiều
2.1.3.Tháp Điều Ngự
Từ cổng của gác Đại Từ đi về hướng Đông Nam, leo thêm nhiều bậccấp bằng đá, quanh co dẫn đến đỉnh núi Túy Vân thì thấy ngay một ngọntháp ba tầng đứng sừng sững trông ra đầm Cầu Hai bao la Đó chính là thápĐiều Ngự
Tháp Điều Ngự được xây vào năm Đinh Dậu (1837).Trước đây, từ bậccấp đầu tiên để lên núi Túy Vân đến bậc cấp cuối cùng để đến nền của thápĐiệu Ngự có cả thảy 108 bậc cấp tượng trưng cho 108 phiền não theo quan
Trang 23niệm của nhà phật về kiến trúc của Tháp Điều Ngự thì đây là một ngọntháp hình vuông có 3 tầng.
- Mỗi tầng có 4 cửa tò vò cho 4 hướng nhưng sau nay người ta bớt đimột cửa thờ tự cho trang nghiệm và thông thoáng hơn nên ngày nay khi lêntháp Điều Ngự chỉ có thể nhìn được 3 hướng mà thôi
- Tháp Điều Ngự có phong cách kiến trúc vững chắc như những tháptrên núi Yên Tử đời nhà Trần
- Những mái của tầng tháp để trơn, không có giao cù hay bất cứ hình
“bẹ” hoặc “mỏ cu” điểm xuyết gì Mái và nóc trần trên tháp cũng vậy Tầngdưới hết, có cửa chính đi vào, có tấm hoành bằng đá thanh khắc ba chữ lớn
“Điều Ngự Tháp”
- Theo “Đại Nam Nhất Thống Chí” thì tháp Điều Ngự có ba tầng, caonăm trượng ba thước, nền tháp bằng đá vuông Trên nóc tháp có một trụđồng và đặt một pháp luân Xung quanh pháp luân có treo sẵn nhiều cáilính, khi gió thổi thì pháp luân xoay và những cái luân xũng rung động tạonên âm thanh gần xa đều nghe rõ
Trước thời điểm năm 2008 thì tháp Điều Ngự vẫn rêu phong, cũ kĩ,không còn pháp luân và những cái linh nhưng gần đây tháp Điều Ngự đãđược tu sửa lại và không còn cái thang gỗ nữa, người ta sơn quét và đặt lạipháp luân, và cờ phật giáo ở trên đỉnh tháp
-Trong bia “Ngự chế Thánh Duyên chiêm lễ bát vận “của Minh Mạng
có bài thơ “Đăng Điều ngự tháp’’ đã nói đến tháp này rất rõ Theo đoạnvăn nói về cách thờ tự trong tháp như sau :
+Tầng trên hết thờ Trung Thiên Điều Ngự Thích Ca Văn Phật TâyThiên Cực Lạc Pháp Vương
+Tầng giữa thờ Nhân Gian Điều Ngự Phước Bi Quần Sanh Vạn ThiệnChí Tôn
Trang 24+Tầng dưới thờ Địa Phủ Điều Ngự Minh Sát Sâm Ngiêm Diêm LaChủ Tể.
+ Dưới chân tháp, về phía Đông, vua Minh Mạng đa cho tạo ngôi
“Tiến Sảnh Đình” là nơi đẻ ngồi nghe tiếng sóng đầm Cầu Hai vỗ vào đánúi giáp bờ nước Hiện nay, tháp Điều Ngự mới trùng tu vào tháng 3 năm
2014 được sự đầu tư của Trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô Huế chính vì vậytháp Điều Ngự khang trang hơn Các tầng của tháp Điều Ngự được gắn cáithang gỗ mới vì các thang gỗ ngày xưa bị hư hỏng và họ bỏ không gắn vàonăm 2008.Cho đến nay đã thay mới các thang gỗ lên cả ba tầng và dượcđầu tư cổng hàng rau xung quanh ba cửa tò vò của tháp, trước sân thápĐiều Ngự được lót gạch nền mới
2.1.4 Giếng Cam Lồ Tĩnh
Có giai thoại kể rằng, lúc lên núi Túy Vân vua Minh Mạng khát nướcnên người hầu lấy nước giếng ở chân núi cho vua uống Nhà vua thấy nướcngọt,mát nên cho đặt tên giếng là Cam Hồ Tĩnh và nhà vua bến cho dựngbia ở giếng này Thời nhà Nguyễn cũng lấy nước ở giến này về sử dụngtrong ăn uống và Tế Tự trong Hoàng thành
Hiện nay, giếng Cam Lồ (Cam Lồ Tĩnh) ở chân núi Túy Vân tốt nhất
và được nhiều nhà xung quanh đây mang về uống
Ngôi chùa Túy Vân còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật trong cácthời kì vua chúa để lại như: tượng đồng 18 vị la hán, đĩa đề thơ của vuaThiệu Trị
2.1.5 Hệ thống tượng thờ Phật
Chùa Túy Vân còn lưu giữ được đến gần 70 pho tượng đồng: tượngPhật Thích Ca, Di Đà, Di Lạc, Quan Âm, Hộ Pháp, Phổ Hiền Bồ Tát Đángchú ý là bộ Thập bát La Hán thể hiện phong cách và nghệ thuật đúc tượngViệt Nam thế kỹ XIX vẫn còn nguyên vẹn
Trang 25Mỗi tượng có chiều cao khoảng 55cm,chiều ngang từ 34 đến 42cm đặttrên một đế cao 13cm Trong số gần 70 pho tượng tại chùa đáng chú ý hơn
cả là bộ tượng Thập Bát La Hán bằng tre thếp vàng và bộ tượng Thập Bát LaHán bằng đồng xưa và lớn nhất Vệt Nam được ghi vào danh sách kỷ lục ViệtNam năm 2008 Chính vì điểm đặc sản của bộ tượng này được làm bằng tre,cho thấy sự công phu, tinh xảo của các nghệ nhân vào thời Minh Mạng.Bên cạnh đó trong chùa Túy Vân còn lưu giữ các pho tượng xưa nhấttại chùa mà còn trên gác Đại Từ còn lưu giữ tượng Phật gác Đại Từ nổitiếng với tượng phật nghìn mắt nghìn tay nhưng thực tế chỉ có 18 tay và 18mắt tượng trưng
Ngôi chùa có kiến trú của các hình trang trí trên bờ nóc, đầu đao củamái, chủ yếu là tứ linh cách điệu hình hoa lá hay lưỡng long triều nguyệt.Bên cạnh đó các khánh vị, long vị, hoành phi sơn son thếp vàng, chạm nổicác hoa văn theo mô-típ lưỡng long triều nguyệt
2.1.6 Các đồ thờ
Hai quả đại hồng chung được đúc vào năm 1836 có tai chuông hìnhrồng và nhiều hoa văn trang trí( hình hoa sen, mặt trời ) ở thân chuông.Chùa còn lưu giữ các đồ tự khí có nguồn gốc từ cung được đưa về tạichùa vẫn vảo tồn cho đến nay.Như các đồ tự khí trong chùa có nhiều cái từtrong cung đưa về như các mâm bồng mâm quả chẳng hạn
Tuy chỉ bằng gỗ tiện, sơn son lánh, nhỏ, nhưng tất cả điều có kí hiệuhai chữ “đại nội’’ bằng chữ hán việt mực tàu đen láy ở giữa lòng, là những
cổ vật chứng tích của một ngôi quốc tự từ thời vua chúa
Trang 26* Xem Sơ đồ mặt bằng chùa Thánh Duyên
Sơ đồ mặt bằng chùa Thánh Duyên Chú thích:
Trang 277 Quan Âm thủ quyển
8,9 Quan Âm (có người cho là Văn Thù và Phổ Hiền)
2.2 Giá trị chùa Túy Vân nhìn từ phương diện tâm linh
Huế là vùng đất với hàng trăm đền chùa và cũng là vùng đất của tâmlinh Đây là một di sản “sống” nuôi dưỡng khát vọng sâu xa về tâm linhcủa người dân Huế Huế là được biết đến như một vùng đất không chỉmang giá trị chuyển tải linh hồn văn hóa truyền thống mà còn là vùng đấtcủa chùa chiền, vùng đất của Phật giáo Đến Huế, người ta luôn mongmuốn tìm kiếm cho mình sự tĩnh tâm, hồi sinh sức khoẻ và tinh thần Cácchùa chiền ở Huế rất nổi tiếng và được nhiều khách du lịch gần xa biết đến.Trong đó, Thánh Duyên là một trong ba ngôi quốc tự đất Thuận Hóa(Thánh Duyên, Thiên Mụ, Diệu Đế), là danh lam thắng tích từng một thờinổi tiếng được sách sử đề cập Trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm trongsuốt chặn đường lịch sử của đất nước, chùa có thể được coi là một trongnhững công trình mang tính lịch sử, văn hóa và tâm linh cần được gìn giữ,
Trang 28bảo tồn Tuy nhiên, ngày nay Thánh Duyên lại trở nên đìu hiu vắng vẻ, ítngười tham bái Nguyên nhân một phần lớn là bởi vị trí địa lý của chùanằm ở núi Túy Vân, cách khá xa trung tâm thành phố.
Tuý Vân là một ngọn núi nhỏ gần cửa Tư Hiền, nổi lên giữa một hònđảo xanh, hùng vĩ, ngày xưa có tên gọi là Mỹ Am Sơn Chúa NguyễnPhúc Tần (1648-1687) trong một lần đi qua đây, thấy phong cảnh thơmộng, hữu tình, bèn lập một ngôi chùa nhỏ làm nơi cầu phúc cho dân địaphương Đến đời vua Minh Mạng, chùa được xây dựng lại và đổi tên làchùa Tuý Ba.Năm vua Minh Mạng thứ 17 (1837), chùa được trùng tu vàxây dựng thêm lầu
Đến năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), chùa được tiếp tục trùng tu vàđổi tên là chùa Tuý Vân Vua Thiệu Trị liệt Tuý Vân vào thắng cảnh của
đất thần trong bài thơ “Vân Sơn thắng tích” và cho khắc bia đá dựng bên chùa đặt tên “Linh Thái, Tuý Vân hệ nhị quốc gia chi thắng cảnh” (Linh
Thái, Tuý Vân đều là thắng cảnh của quốc gia)
Chùa Thánh Duyên nằm ở nơi trời mây non nước giao thoa với gióngàn vi vu, cây lá hòa tiếng sóng biển ngày đêm rì rầm Tiền nhân quả thậttinh tế khi chọn nơi ẩn khuất và không kém hiểm trở như Yên Tử, TúyVân… để tu hành hoằng hóa độ sinh; qua đó cũng thể hiện tầm nhìn xatrông rộng, vừa là chốn nghỉ dưỡng thanh tao, đồng thời bậc quân vươngbiết theo dõi mọi động thái xảy ra trên vùng cửa biển
Trải qua thời gian, chùa Túy Vân đã xuống cấp, điêu tàn đổ nátnhưng vẫn giữ được nét cổ kính của một ngôi chùa có lịch sử hàng trămnăm Đây là ngôi chùa có phong cảnh độc nhất vô nhị trong các chùa tạiHuế với hàng trăm gốc cây cổ thụ, bao quanh chùa là hệ thống rừngnguyên sinh với những gốc cây có đường kính hai ba người ôm khôngxuể, dây leo chằng chịt
Trang 29Chùa Túy Vân lọt thỏm giữa núi và sóng nước, khung cảnh như càng
u tịch Vào chùa vào những ngày oi nồng mà vẫn có cảm giác mát lạnh,giữa hoa và tiếng chim muông như đang lạc vào khu rừng nguyên sinh.Con đường nhỏ hàng trăm bậc thang dẫn bước lạc giữa hàng cây cổthụ, lá rừng trút giữa lối đi khiến người viếng chùa có cảm giác khác hẳnvới những ngôi chùa khác
Thú vị nhất là được leo lên đỉnh ngọn tháp ba tầng gọi là Điếu ThápNgư, từ đây đưa tầm mắt hướng ra xa có thể quan sát hết toàn cảnh củahuyện Phú Lộc, nhìn sự hùng vĩ mênh mông của phá Tam Giang, cảnh cá
Tư Hiền và biển Đông Chiều về, tàu thuyền từ ngoài phá lùa ghé mũi vàonhau tạo nên một bức tranh như sắp đặt tuyệt đẹp
Giữa lưng chừng núi là chùa chính, dưới chân núi còn có ngôiChùa Lớn làm chỗ ở cho chư tăng, trước và sau chùa có nhiều cây lásum suê Từ núi Tuý Vân nhìn phía đông khoảng 700m có núi LinhThái, còn gọi là Quy Sơn hay Núi Rùa Một lần, chúa Nguyễn Phúc Tầnđến đây, thấy ở đỉnh núi có ngôi tháp Chàm được người dân địa phươngcho biết rất linh, bèn cho dời ngôi tháp đi nơi khác rồi lập chùa thờ Phậtvới tên gọi Vĩnh Hoà
Túy Vân Sơn đã được xếp vào thắng cảnh quốc gia Từ chân núi TuýVân sang bãi biển đá dưới chân Núi Rùa chỉ mất chừng 10 phút Ở đây, cácquần thể đá to nhỏ chồng xếp lên nhau tạo ra những hốc động thật kỳthú.Từng mảng sóng bạc đầu dội vào hốc đá vút lên cao mù mịt liênhồi.Tiếng sóng, gió biển hoà với tiếng reo của lá cây tạo nên một sự cộnghưởng của âm thanh hoang dã.Trên một dải cát hẹp của bờ biển, các quầnthể đá hình như những con rùa là nơi tập trung nhiều loại vỏ hải sản tấp vào
bờ, tạo dáng như một hòn non bộ rất bắt mắt Du khách đến đây sẽ thíchthú khi đi dạo quanh núi rừng và theo con đường ven biển rợp bóng dương,
Trang 30đọc sách, bơi, ăn đồ biển và ngủ trên cát Những người thích mạo hiểm hơnthì băng qua những tảng đá và chiêm ngưỡng từng đợt sóng để đứng trêntảng đá cao ngất ngưởng giữa không gian bao la.
Điều kỳ bí ở cửa biển Tư DungCửa Tư Dung là một cửa biển củathiên nhiên ban tặng mà sức con người không thể tài nào phá nổi Có thểnói rằng đây là một cánh cửa không thể thiếu cho hai ngọn núi Linh TháiSơn và Tuý Vân Sơn, nó như lổ mũi để cho hai ngọn núi hít thở… Nhưngsau năm 1975, biết bao lần con người đã ra tay ngăn đập, thì chỉ trong chốclát thiên nhiên lại mở toang cánh cửa ra có vẻ như giận dữ Rất nhiều lầncửa biển này nó tự đóng lại hay tự mở ra, đó là ý muốn nhắc nhở rằng, việclàm này là ý trời đã định sẵng chứ con người không thay đổi được vậnmệnh của trời biển, mà phải một mực tuân theo
“Thuận Thiên giã tội
Nghịch Thiên giã vong”
Quả thật là một điều rất kỳ lạ mà con người không thể tài nào thấuhiểu được điều kỳ bí của cửa biển Tư Dung Đây cũng là điều khiến dukhách cảm thấy thích thú và đem lòng hiếu kỳ, muốn tìm hiểu, khám phánhiều hơn nữa về ngôi chùa cổ đã từng vang bóng một thời này
2.3 Đánh giá những cơ hội và thách thức đối với chùa Túy Vân
Cơ hội:
Chùa Thánh Duyên hội đủ những nhân tố hết sức thuận lợi cho việcthu hút du khách Chùa mang trong mình nét đẹp cổ kính và hoang sơ gắnvới tâm linh tín ngưỡng Vì thế khi du khách đến di tích này ai ai cũng ghévào thăm ngôi chùa và thắp một nén hương lên bàn thờ Phật để cầu xin chocuộc sống của họ
Thêm vào đó, Túy Vân là một trong bốn ngôi chùa được vinh danh làQuốc tự ở Huế Chùa đã có tuổi đời rất lâu và trải qua nhiều biến cố, thăng