Để hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ vôcùng to lớn từ các anh, chị tại phòng Hướng dẫn – Thuyết minh của Trung Tâm BảoTồn Di Tích Cố Đô Huế, các th
Trang 1KHOA DU LỊCH - -
Trang 2Để hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ vôcùng to lớn từ các anh, chị tại phòng Hướng dẫn – Thuyết minh của Trung Tâm BảoTồn Di Tích Cố Đô Huế, các thầy, cô Khoa Du Lịch – Đại Học Huế.
Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố ĐôHuế đã cho tác giả có cơ hội thực tập ở đây Xin gửi lời cám ơn đến các anh, chị phòngHướng dẫn – Thuyết minh, đặc biệt là cô Phạm Thị Dung và chú Nguyễn Việt Dũng.Trong khoảng thời gian thực tập ở đây, các anh chị đã tạo điều kiện, giúp đỡ cũng nhưđưa ra không ít lời khuyên để tác giả hoàn thành tốt hơn bài báo cáo thực tập
Đồng thời, xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các thầy, cô Khoa Du Lịch – Đại HọcHuế, những người, cùng với tri thức và tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn kiếnthức quý báu cho tác giả trong suốt thời gian học tập tại trường Đặc biệt tác giả xingửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ThS Lê Thanh Minh đã quan tâm giúp đỡ, hướngdẫn để tác giả hoàn thành tốt luận văn này trong thời gian qua Sự chỉ bảo tận tình vàchu đáo của cô đã giúp tác giả nhận ra những thiếu sót cũng như tìm ra hướng đi đúngđắn khi gặp rắc rối
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên.Chuyên đề tốt nghiệp này không thể tránh được những thiếu sót Tác giả rất mongnhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để có thể bổ sung, nâng cao ýthức của mình,phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này Xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 01, tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực tập Trần Bảo Thuận
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN 1 THÔNG TIN CHUNG 1
PHẦN 2 BÁO CÁO THỰC TẬP 2
1 Tìm hiểu thực tiễn 2
1.1 Ý thức, tinh thần, thái độ thực hiện công việc được giao: 2
1.2 Tổng quan về Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế: 2
1.3 Bài học kinh nghiệm: 8
2.Thực hành nghiệp vụ: 8
2.1 Ý thức, tinh thần, thái độ với hoạt động nghiệp vụ: 8
2.2 Khả năng vận dụng các phương pháp để thực hiện công tác nghiệp vụ, hoàn thành báo cáo thu hoạch: 9
3 Đề tài: Tìm hiểu và bảo tồn giá trị Nhã nhạc cung đình Huế: 9
3.1 Lý do chọn đề tài: 9
3.2 Mục đích nghiên cứu: 11
3.3 Đối tượng nghiên cứu: 12
3.4 Phương pháp nghiên cứu: 12
3.5 Cấu trúc đề tài: 12
3.6 Khái quát về Nhã nhạc cung đình Huế: 13
3.7 Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật: 17
3.8 Thách thức và bảo tồn: 21
PHẦN 3 KẾT LUẬN 26
Trang 5PHẦN 1 THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên sinh viên: Trần Bảo Thuận
Lớp: K47 Hướng Dẫn Du Lịch, Khoa Du Lịch Đại học Huế
Tên cơ sở thực tập: Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế
Cán bộ hướng dẫn thực tập: Cô Phạm Thị Dung
Trung Tâm Bảo Tồn
Di Tích Cố Đô Huế
Từ 07/02/2017
đến 20/02/2017
Đọc sách tham khảo tư liệu về văn hóa Huế
Trung Tâm Bảo Tồn
Di Tích Cố Đô Huế
Thống nhất đề tài Báo cáo thực tậpThu thập tài liệu, đề cương sơ bộ của Báo cáothực tập
Tự ĐứcNộp bản thảo báo cáo thực tập Trung Tâm Bảo Tồn
Di Tích Cố Đô Huế
Ngày
01/04/2017 Kiểm tra thuyết minh tại các điểm lăng
Lăng Minh Mạng, lăngKhải Định, lăng Tự Đức
Ngày
04/04/2017 Nộp báo cáo thực tập và file bài báo cáo
Trung Tâm Bảo Tồn
Trang 61 Tìm hiểu thực tiễn
1.1 Ý thức, tinh thần, thái độ thực hiện công việc được giao:
- Xác định rõ mục tiêu thực tập của bản thân
- Luôn nâng cao tinh thần, thái độ tự giác học tập, cố gắng nổ lực để hoàn thànhtốt các nhiệm vụ của cơ quan
- Chủ động tìm hiểu thông tin với bạn bè, cán bộ hướng dẫn nhằm nâng cao hiểu biết
- Biết lắng nghe, chịu sửa đổi khi các cô chú hướng dẫn nhận xét, góp ý
- Chấp hành đúng nội quy, quy định của cơ quan thực tập
- Tham gia đầy đủ công việc được phân công
1.2 Tổng quan về Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế:
Địa chỉ: 23, Tống Duy Tân, Thành phố Huế, Việt Nam
về chuyên môn là Bộ Văn hóa, Thể thao & Dulịch Cơ quan phối hợp trong quan hệ đối tác vớiUNESCO: Ủy ban Quốc gia UNESCO ViệtNam Tư vấn và phối hợp quốc tế trong công tácquản lý bảo tồn di sản: Văn phòng UNESCO tại
Hà Nội
Trang 7Chức năng chính:
Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế (được UNESCOcông nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993), giá trị Nhã nhạc - Âm nhạc Cungđình Việt Nam (được UNESCO công nhận là Di sản Phi vật thể Đại diện của Nhânloại năm 2003), và cảnh quan môi trường gắn liền với quần thể di tích
Những năm qua, với sự hỗ trợ của Chính phủ, của các cá nhân và tổ chức trong
và ngoài nước, đặc biệt là sự phát huy nội lực của bản thân, Trung tâm BTDTCĐ Huế
đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể Hầu hết các di tích đều được bảo quản cấpthiết bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâmthực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa, nhờ vậy mà trong điều kiện thiên taikhắc nghiệt, các di tích vẫn được bảo tồn và kéo dài tuổi thọ Đi đôi với việc bảo quản cấp thiết, nhiều công trình di tích và cơ sở hạ tầng đã được tu bổ từng phần hoặc tu bổhoàn nguyên Tổng kinh phí tu bổ trong giai đoạn 1996-2009 chiếm trên 400 tỉ đồng từnguồn ngân sách Trung ương, địa phương và tài trợ quốc tế Đến năm 2008, Trung tâm
đã cơ bản hoàn tất công tác dựng pano quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích và hiệnđang tiếp tục định vị, xác định tọa độ phục vụ công tác cắm mốc khoanh vùng bảo vệ
di tích, tiếp tục lập hồ sơ điều chỉnh khu vực khoanh vùng bảo vệ một số khu di tíchđảm bảo phù hợp với quy hoạch chung và các quy định hiện hành
Để phục vụ đắc lực cho công tác phục hồi và trùng tu di tích, các ngành nghềthủ công truyền thống phục vụ cho công tác tu bổ đã được phục hồi Xưởng Sản xuấtvật liệu truyền thống của TTBTDTCĐ Huế (nay là Công ty Cổ phần Tu bổ Di tíchHuế) đến nay đã đầu tư nghiên cứu phục hồi các vật liệu truyền thống để phục vụ chocông tác trùng tu như gạch Bát Tràng, gạch vồ, gạch hoa trang trí, ngói thanh lưu ly vàhoàng lưu ly; Các ngành nghề khác như: sơn thếp, nề ngoã, hội họa, lắp ghép sành sứ,mộc, sản xuất pháp lam, đúc đồng truyền thống và các nghệ nhân nghề thủ công củađịa phương cũng đã được hỗ trợ, tạo điều kiện để phục hồi và phát triển theo địnhhướng bảo tồn, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực Cơ sở hạ tầng và cảnh quan thiênnhiên, sân vườn của nhiều di tích đã được tôn tạo, đẩy lùi không gian hoang phế, từngbước trả lại diện mạo, dáng vẻ huy hoàng, đích thực ban đầu cho di tích
Giai đoạn từ 2001 đến nay, Trung tâm đã bảo tồn, tu bổ trên 100 hạng mục côngtrình, đảm bảo các nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và quốc tế, đồng thời
Trang 8chú trọng công tác nghiên cứu sưu tầm tư liệu, đảm bảo điều tra thám sát khảo cổ học
đi trước một bước; Tổ chức thành công trên 20 hội thảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế;Biên soạn và xuất bản trên 30 đầu sách và kỷ yếu hội thảo; Xây dựng gần 100 hồ sơkhoa học phục vụ công tác bảo tồn, trùng tu di tích và phục hồi các bài bản nhạc, múa
và tuống cung đình; Thực hiện được hàng chục đề tài nghiên cứu, ứng dụng cấp bộ,ngành, khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong lĩnh vực bảo tồn; Tổ chứchàng trăm cuộc biểu diễn Nhã nhạc, hàng chục cuộc trưng bày triển lãm về di sản vănhóa Huế trong nước và quốc tế; Thực hiện thành công hai bộ hồ sơ đệ trình UNESCO
đề nghị công nhận quần thể di tích Huế là "Di sản Văn hóa Thế giới" (được công nhậnngày 11/12/1993) và Nhã nhạc-Âm nhạc Cung đình Việt Nam là "Di sản Văn hóa PhiVật thể Đại diện của Nhân loại" năm 2003; Hợp tác với hàng chục tổ chức, học viện
và trường đại học trong và ngoài nước về nghiên cứu và đào tạo; Hợp tác và phối hợpvới các tổ chức bảo tồn quốc tế thực hiện hàng chục dự án bảo tồn, tu bổ di tích và cáctác phẩm nghệ thuật đạt chất lượng cao
Ngoài ra, Trung tâm còn ra tờ tin chuyên đề theo định kỳ hàng quý từng năm Bên cạnh việc bảo tồn các tài sản văn hóa vật thể, công tác gìn giữ và bảo tồncác giá trị văn hoá phi vật thể cũng từng bước được khẳng định Kể từ khi thành lập(1994), Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đến nay đã có hơn 100 diễnviên, nhạc công đã qua đào tạo chuyên ngành; có đội ngũ cán bộ, chuyên viên am hiểunghệ thuật; có sự cộng tác của các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, nghệ sĩ có uy tín vàgiàu kinh nghiệm
Nhiều năm qua, Nhà hát đã sưu tầm, dàn dựng và biểu diễn trên dưới hàng chụcbài nhạc lễ; xây dựng nhiều điệu múa cung đình đặc sắc Bên cạnh đó, Nhà hát còntham gia nhiều Festival, liên hoan nghệ thuật trong và ngoài nước được dư luận đánhgiá cao
Việc xã hội hoá công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Huế cũngđược đẩy mạnh bằng các cuộc thi tìm hiểu về di tích Huế trong học đường và cho cácđoàn viên thanh niên thuộc các cơ quan nhà nước trong Tỉnh, thi thiếu nhi vẽ tranh về
di tích Huế, khuyến khích sưu tầm các tài liệu, hiện vật liên quan đến di tích, ghi bănghình các nghệ nhân hoặc thu thập thông tin từ các nhân chứng sống đã từng làm việctại các di tích Huế Ngoài ra, Trung tâm còn thực hiện phương án mở cửa miễn phí
Trang 9các điểm di tích cho khách tham quan vào ngày Quốc khánh Nước CHXHCN ViệtNam (2-9) và ngày mồng Một tết Âm lịch hàng năm để phục vụ nhu cầu hưởng thụvăn hoá cho đông đảo công chúng Nhà hát Nghệ thuật Hoàng gia Duyệt Thị Đườngcũng được mở cửa các ngày trong tuần với những chương trình âm nhạc truyền thốngđặc sắc do các diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật Cung Đình Huế biểu diễn phục vụcho khách du lịch, góp phần làm phong phú thêm nội dung tham quan Đặc biệt, trongcác kỳ Festival Huế, Trung tâm đã có nhiều hoạt động đóng góp quan trọng vào sựphong phú, đặc sắc của chương trình lễ hội với các loại hình nghệ thuật cung đình nhưmúa cung đình, tuồng cung đình, Nhã nhạc, lễ tế Nam Giao, Lễ Truyền lô.
Là một đơn vị lớn mạnh trên lĩnh vực quản lý bảo tồn và trùng tu di sản văn hoá,được UBND Tỉnh giao nhiệm vụ tự hạch toán thu chi ngân sách hàng năm doanh thu
từ vé tham quan di tích, hàng năm, ngoài nguồn vốn Trung ương cấp và vốn kêu gọitài trợ từ các tổ chức quốc tế, Trung tâm trích thêm khoảng 30-32 tỷ đồng từ doanh thucủa đơn vị cho công tác bảo tồn và tu bổ di tích
Những nỗ lực của Trung tâm BTDTCĐ Huế đã mạng lại những thành quả đáng
kể Lượng khách đến thăm di tích Huế tăng đều qua các năm Từ năm 1996 đến năm
2013, Trung tâm đã đón hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan cácđiểm di tích Riêng năm 2013, Trung tâm đã đón gần 1 triệu lượt khách quốc tế và hơn
1 triệu lượt khách nội địa, đạt doanh thu trên 127 tỷ đồng, góp phần củng cố nguồnkinh phí đầu tư trùng tu và phát huy giá trị các di tích
Sự nghiệp bảo tồn gìn giữ di tích Huế không dừng lại ở đó mà nói như lời khẳngđịnh của Tiến sĩ Richard A.Engelhardt - cố vấn văn hóa của UNESCO vùng Châu ÁThái Bình Dương - " Huế vẫn mãi mãi được giữ gìn"
Thông tin về phòng Hướng dẫn – thuyết minh:
- Hướng dẫn, thuyết minh giới thiệu về văn hóa Huế, các giá trị về lịch sử, kiến
trúc, mỹ thuật… cho du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan di tích Huế
- Phối hợp với các phòng ban trong Trung tâm và các đơn vị chức năng trong tỉnh
để mở rộng và phát triển du lịch
- Phục vụ hướng dẫn, thuyết minh các đoàn nguyên thủ quốc gia, các đoàn kháchcủa Chính phủ, UBND tỉnh… đến tham quan di tích Huế
Trang 10- Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ di sản văn hóa thế giới nóichung và văn hóa Huế nói riêng, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về côngcuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế
- Tham gia dịch thuật phục vụ các Hội nghị quốc tế do Trung tâm Bảo tồn Di tích
Thông tin về Nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình Huế:
Nhà hát Minh Khiêm Đường
Nhà hát Duyệt Thị Đường
Trang 11Nhà hát NTTT CĐ Huế - thuộc Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế có chứcnăng bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật cung đình Huế, bao gồm: Nhã nhạc,Múa cung đình và Tuồng cung đình.
- Nghiên cứu chọn lọc, bảo tồn giá trị các thể loại di sản văn hoá nghệ thuậttruyền thống cung đình Huế
- Sưu tầm các giá trị văn hóa truyền thống có liên quan đến cung đình như: nhạccung đình, ca múa cung đình, tuồng cung đình và lễ hội cung đình
- Tổ chức bảo tồn, lưu trữ, trưng bày, biểu diễn phục vụ khách tham quan du lịchnhằm tạo sự sinh động, phong phú cho chương trình tham quan và tăng thêm nguồnthu cho ngân sách
- Tổ chức giao lưu, hợp tác văn hóa nghệ thuật khi có nhu cầu và được cấp trêncho phép Phối hợp với các cơ quan văn hóa nghệ thuật nhằm đào tạo nhạc công vàdiễn viên để nâng cao trình độ cán bộ
- Tạo nguồn thu để góp phần vào công cuộc tu bổ di tích theo phương châm "lấy
di tích nuôi di tích"
Nhà hát có trên 150 diễn viên, nhạc công đã qua đào tạo chuyên ngành; có độingũ cán bộ, chuyên viên am hiểu nghệ thuật; có sự cộng tác của các nhà nghiên cứu,nghệ nhân, nghệ sĩ có uy tín và giàu kinh nghiệm như: G.S - TS Trần Văn Khê, GS -
TS Tô Ngọc Thanh, GS Hoàng Châu Ký, NSƯT Trần Kích, Nghệ nhân Lữ HữuThi Nhiều năm qua, Nhà hát đã sưu tầm, dàn dựng và biểu diễn trên dưới 40 bàinhạc lễ; xây dựng nhiều điệu múa cung đình và các trích đoạn Tuồng tiêu biểu, gópphần gìn giữ và bảo tồn những giá trị đặc sắc của nghệ thuật biểu diễn truyền thốngViệt Nam Nhà hát đã tham gia biểu diễn tại nhiều liên hoan nghệ thuật ở trong vàngoài nước, được dư luận đánh giá cao
Nhiều năm qua, Nhà hát đã sưu tầm, dàn dựng và biểu diễn trên 40 bài nhạc lễ, xâydựng nhiều tiết mục múa Cung đình đặc sắc như: Lục cúng hoa đăng, Nữ tướng xuấtquân, Lân mẫu xuất Lân nhi các trích đoạn Tuồng Cung đình tiêu biểu trong vở sơnhậu, Tam Nữ Đồ Vương, Quần phương tập khánh Bên cạnh đó, Nhà hát còn tham gianhiều Festival, Liên hoan nghệ thuật trong nước và Quốc tế, đạt được nhiều thành tích,nhiều giải thưởng Cùng với những chương trình biểu diễn tại các Nhà hát như: DuyệtThị Đường, Minh Khiêm Đường Nhà hát NT - TTCĐ đang tiếp tục sự nghiệp nghiên
Trang 12cứu, bảo tồn và phát huy di sản Nghệ thuật Cung đình Huế cho các thế hệ tiếp nối, đồngthời quảng bá, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng.Đến với chương trình biểu diễn của Nhà hát NT - TTCĐ Huế, mọi người như được sốnglại trong không gian văn hoá - nghệ thuật của Hoàng cung Huế cách đây hàng mấy trămnăm Cung điện cổ kính, thành quách rêu phong dường như được hồi sinh và hoà trong
âm thanh, sắc màu: Rực rỡ mà trang nghiêm, hoành tráng mà trữ tình
1.3 Bài học kinh nghiệm:
Khoảng thời gian thực tập hai tháng tại Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế
là một cơ hội lớn, nơi các anh chị đã tạo không ít cơ hội cho tôi được tiếp xúc với thực
tế, cụ thể là các điểm đến di tích là các lăng tẩm và Đại Nội
Trong quá trình kiểm tra kiến thức cũng như kỹ năng thuyết minh, lúc bắt đầu tôinhận thấy mình còn có một phần thiếu tự tin nhưng về sau đã ổn định lại Các anh chị
ở đây đã giúp đỡ cũng như chia sẻ không ít thông tin cũng như kinh nghiệm của mình
về những kỹ năng nghề nghiệp cũng như xử lý các tình huống có thể phát sinh
Tôi đã có cơ hội áp dụng những kiến thức mình học được ở trường cũng nhưnhững thông tin thu nhận được từ các anh chị ở phòng Hướng dẫn – thuyết minh vàothực tế
Tôi nhận ra rằng ở bất cứ điểm du lịch nào, dù đã quen thuộc cũng cần phải nắm
rõ kiến thức, có sự chuẩn bị rõ ràng về thông tin, không bao giờ được chủ quan
Quá trình thực tập đã giúp tôi hiểu biết thêm không ít về văn hóa lịch sử ViệtNam nói chung và Huế nói riêng, về con người và văn hóa cố đô mình
2.Thực hành nghiệp vụ:
2.1 Ý thức, tinh thần, thái độ với hoạt động nghiệp vụ:
- Luôn chấp hành đúng những quy định về thực hành nghiệp vụ
- Lắng nghe và tuân thủ ý kiến của cấp trên
- Nghiêm túc tham gia các phân công của cơ sở thực tập, linh hoạt trong các hoạtđộng như tìm hiểu tài liệu tại thư viện, thực tế tại các điểm lăng và Đại Nội
- Chú ý quan sát, ghi chép tiếp thu thông tin, ý kiến từ các anh chị hướng dẫn
- Nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
Trang 132.2 Khả năng vận dụng các phương pháp để thực hiện công tác nghiệp vụ, hoàn thành báo cáo thu hoạch:
- Về báo cáo thu hoạch:
+ Thu thập sưu tầm các tài liệu tham khảo về Nhã nhạc cung đình
+ Xin sự giúp đỡ từ cán bộ hướng dẫn khi có thắc mắc
+ Vận dụng các phương pháp để viết báo cáo thu hoạch như: thu thập thông tin, sosánh đối chiếu, tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu khoa học và logic, phân tích và tổng hợp
2.3 Công việc được giao:
Đọc sách tham khảo tư liệu về văn hóa Huế
Thu thập tài liệu viết báo cáo thực tập
Thực hành thực tế, học hỏi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại các điểm lăng và Đại Nội.Làm báo cáo thực tập
3 Đề tài: Tìm hiểu và bảo tồn giá trị Nhã nhạc cung đình Huế:
3.1 Lý do chọn đề tài:
Nếu như trước đây những nhu cầu vật chất nhận được phần lớn sự quan tâm củamọi người, những nhu cầu như ăn uống là những nhu cầu thiết yếu thì ngày nay, sựbùng nổ của khoa học kỹ thuật đã cải thiện đời sống con người một cách đáng kể vàtheo đó du lịch, giải trí trở thành những nhu cầu không thể thiếu
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, du lịch ở Thừa Thiên huế đã
có những bước phát triển lớn Huế đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớncủa cả nước Huế có được một nguồn tài nguyên du lịch lớn và phong phú với nhiều disản độc đáo được UNESSCO công nhận là di sản thế giới Triều Nguyễn (1802-1945),triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam, đã để lại cho cố đô Huế một di sản đồ sộ baogồm cả di sản vật thể và phi vật thể có giá trị nổi bật toàn cầu: Quần thể di tích cố đô
Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới (1993), Âm nhạc cung đình Việt Nam
Trang 14-Nhã nhạc (triều Nguyễn) được vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện củaNhân loại (2003) và ba Di sản tư liệu thế giới: Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châubản triều Nguyễn (2014) và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016).
Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta.Trên phương diệnvăn hóa nghệ thuật, triều Nguyễn có một số đống góp nhất định trong bảo tồn và pháttriển tính truyền thống Việt Nam Cụ thể hơn, âm nhạc truyện Nguyễn kế thừa từnhững triều đại trước đã phát triển rực rỡ, phong phú về cả đề tài, thể loại và số lượng Các chúa Nguyễn, vua Nguyễn đã cho xây dựng không ít các đền đài, nhà hát, tổchức các lễ hội, tuyển mộ nhân tài âm nhạc khắp nơi, thành lập các tổ chức âm nhạccung đình, thu thập các tác phẩm âm nhạc có từ trước và sáng tác thêm nhiều các tácphẩm mới Đây là điều kiện cho âm nhạc cung đình bấy giờ đạt đến đỉnh cao Nhãnhạc cung định Huế có thể xem như là phát triển đến hoàn chỉnh
Nhã nhạc cung đình Huế là một di sản phi vật thể độc đáo Đây là thể loại nhạc cungđình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội, lễ tế trong năm, hoặc chỉ đơn giảnđược biễu diễn cho Vua thưởng thức, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESSCO côngnhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, với đánh giá: “Trong các thể loạinhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia”
Âm nhạc cung đình Huế là sự kế thừa và phát triển lên một đỉnh cao mới nhữngthành tựu của dòng nhạc cung đình Thăng Long đã được xây dựng từ nhiều thế kỉtrước Sự kế thừa và phát triển đó thể hiện ở những yếu tố như: việc duy trì một số tổchức dàn nhạc cung đình của những triều đại trước và tạo những biến thể mới đa dạngtrên cơ sở những tổ chức dàn nhạc thời Lê, việc tiếp tục sử dụng nhiều nhạc khí thôngdụng trong âm nhạc cung đình Thăng Long, việc duy trì và biến hoá một số điệu múacung đình đã có từ trước và sáng tạo thêm nhiều điệu múa mới, sáng tạo một thể loại
ca nhạc thính phòng mới (đàn ca Huế) và đẩy khí nhạc Việt Nam lên một bước pháttriển cao hơn cả về kĩ thuật diễn tấu, hình thức hoà tấu, kế thừa nghệ thuật hát bộiĐàng Ngoài và phát triển nó lên độ cực thịnh, kế thừa có biến hoá hệ thống âm luậtnăm Hồng Đức thời Lê, nửa cuối thế kỉ 15 và phát triển nhạc ngữ, nhạc lí, kế tụctruyền thống học hỏi, tiếp thu và Việt hoá những yếu tố nước ngoài đã định hình trong
âm nhạc Việt nói chung, âm nhạc cung đình Thăng Long nói riêng
Nhã nhạc- âm nhạc cung đình Việt Nam là một di sản độc đáo mà Huế còn giữ được
Trang 15Một buổi biểu diễn Nhã nhạc cung đình tại cổng Ngọ Môn – Huế
Tuy vậy, các cua Nguyễn từ sau thời Tự Đức, vì nhiều nguyên do dẫn đến khôngchú trọng nền âm nhạc cung đình như trước nữa, gây ra sự sa sút Chất lượng nghệthuật cũng giảm Đến sau khi vua Bảo Đại thoái vị thì nền âm nhạc cung đình Huế đãxuống cấp trầm trọng Cho đến cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, di sản này đã thực
sự ở trong tình trạng lâm nguy do đội ngũ nghệ nhân ngày càng vắng bóng và do thiếumôi trường diễn xướng Đồng thời, có thể thấy được sự phát triển của âm nhạc hiệnđại đã khiến cho nhạc xưa, mà ở đây là Nhã nhạc, tuy độc đáo và mang bản sắc dân tộcđộc đáo, vẫn một phần nào đó đã đi vào dĩ vẵng Để Nhã nhạc có thể tồn tại, phát triển,cần có sự thúc đẩy của con người Yêu cầu bức thiết được đặt ra ở đây: Bảo tồn Nhãnhạc cung đình Huế
3.2 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này được thực hiện với mục đích:
- Tìm hiểu một cách sâu sắc từ nguồn gốc, lịch sử hình thành, cho đến các yếu tốtạo nên giá trị của Nhã nhạc cung đình Huế, là một di sản phi vật thể và truyền khẩucủa nhân loại thông qua sách báo, tư liệu và các nghiên cứu Nhã nhạc cung đình triềuNguyễn có thể đại diện cho nền âm nhạc cung đình Việt Nam với đầy đủ các yếu tốtrong âm nhạc cung đình các triều đại trước Nó là sự kế thừa và phát triển từ nhữngthành tựu của nhạc cung đình Thăng Long, là sự hội nhập, tiếp thu văn hóa Hoa, Chăm
và cũng chịu sự ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo