Động viên học sinh tích cực học tập phát huytính sáng tạo của các em.Bồi dưỡng nâng cao chất lượng toàn diện trong mỗi nhà trường là mộtđiều kiện quan trọng để khẳng định nhà trường đó n
Trang 1THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo nhằm nâng caochất lượng giáo dục toàn diện ở trường THCS liên xã
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý
3 Tác giả :
Ngày sinh: 01/4/1963
Trình độ chuyên môn: ĐHSP Toán
Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi
Điện thoại : 0902270638
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Nguyễn Trãi
Địa chỉ : Phường Bến Tắm – thị xã Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Điện thoại : 03203886686
5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tập thể cán bộ giáo viên,các em học sinh trường THCS Các văn bản pháp quy, kế hoạch bồi dưỡng họcsinh giỏi – phụ đạo học sinh yếu, các loại hồ sơ sổ sách của tổ nhóm chuyênmôn, các loại hồ sơ sổ sách theo quy định của điều lệ trường phổ thông
6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: từ năm học 2010 – 2011, đến nămhọc 2014 - 2015
TÁC GIẢ
Đỗ Văn Hòa
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trang 2TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,thời đại của đỉnh cao trí tuệ, khoa học và công nghệ Mục tiêu của giáo dục đãđược Đảng và nhà nước quan tâm và xác định rõ: Giáo dục cần phải nâng caochất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhânlực phục vụ CNH - HĐH đất nước
Từ nhiều năm học trước, kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường là cơ
sở để Phòng GD&ĐT đánh giá thi đua Bên cạnh đó địa phương cũng rất quantâm tới chất lượng giáo dục của nhà trường
2 Điều kiện thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
Về phía quản lý, BGH luôn xác định muốn duy trì sự phát triển của nhàtrường, trước tiên là vấn đề chất lượng giáo dục, trong đó chất lượng đại trà,chất lượng mũi nhọn đóng vai trò then chốt để nhằm khẳng định năng lực lãnhđạo quản lý của mình, đặc biệt là nhìn nhận đánh giá của nhân dân địa phương,của toàn xã hội
Thời gian từ năm học 2010 – 2011 đến 2014 – 2015
Đối tượng: Tập thể CBGV, HS trường THCS liên xã
3 Nội dung của sáng kiến.
Mục đích của sáng kiến: Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc nâng cao chấtlượng GD toàn diện ở trường THCS liên xã Từ đó tìm ra một số biện phápquản lý chỉ đạo việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng toàn diện góp phần nângcao chất lượng dạy và học của nhà trường
*Tổng quan: Quá trình chỉ đạo quản lý nâng cao chát lượng toàn diệntrong mỗi nhà trường nhằm duy trì tốt phong trào thi đua dạy tốt học tốt Thúcđẩy quá trình tự học, tự bồi dưỡng giáo viên tư duy giải quyết công việc hợplogic khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn Khơi dậy cho giáo viên tính yêunghề, say sưa với chuyên môn Động viên học sinh tích cực học tập phát huy
Trang 3Bồi dưỡng nâng cao chất toàn diện trong mỗi nhà trường là một điều kiệnquan trọng để khẳng định nhà trường đó ngày càng phát triển chất lượng GDtoàn diện của mỗi nhà trường được nâng cao góp phần cho ngành giáo dục đàotạo thị xã Chí Linh có chất lượng đứng ở tốp đầu của tỉnh Hải Dương.
Mặc dầu những biện pháp này đã được soi sáng bởi lý luận quản lý Đượcthực tế kiểm nghiệm và quá trình vận dụng cũng đã thu được những kết quảnhất định những vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là vấn đề rấtkhó, nhất là ở Trường THCS liên xã Vì trong quá trình phát triển đòi hỏi chấtlượng giáo dục toàn diện ngày càng cao phù hợp với xu thế chung của toàn xãhội Nhiệm vụ này đặt ra cho người quản lý phải thường xuyên tổ chức quản lýthật tốt để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Vì vậy sáng kiến này luônmang tính thời sự
4 Kết quả đạt được của sáng kiến.
Qua nhiều năm BGH nhà trường áp dụng một số biện pháp quản lý chỉđạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đã thu được kết quả tốt
GVG, HSG, ngày càng gia tăng về số lượng, chất lượng giải Chất lượngđại trà được nâng cao, học sinh thi đỗ vào các trường THPT công lập luôn ởtốp đầu của thị xã Trường THCS liên xã được, UBND tỉnh Hải Dương côngnhận là tập thể LĐXS, là một trong ba trung tâm chất lượng cao của thị xã ChíLinh
5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng.
Trong khuôn khổ bài viết này vì không phải là nghiên cứu giáo dụcchuyên nghiệp, cách nhìn nhận cũng chỉ đủ dừng lại ở một số kinh nghiệm củanhững người đi trước, bản thân có biên tập thêm vào một số ý tưởng mới xuấtphát từ tình hình thực tế ở trường của bản thân bài viết có ưu điểm đã đưa rađược một số lý luận và thực tiễn tương đối phù hợp với thực tế ở Trường THCSliên xã Tuy vậy, sáng kiến nhỏ này còn có một số khuyết điểm mang dấu ấn cánhân, nhiều vấn đề nêu ra còn sơ lược, chất lượng chưa cao, ý trùng lặp
Mong các bạn đồng nghiệp bổ sung thêm, sáng kiến của tôi được hoànthiện và áp dụng cho nhiều trường THCS
Trang 4HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN
Ở TRƯỜNG THCS LIÊN XÃ
-MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,thời đại của đỉnh cao trí tuệ, khoa học và công nghệ Mục tiêu của giáo dục đãđược Đảng và nhà nước quan tâm và xác định rõ: Giáo dục cần phải nâng caochất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhânlực phục vụ CNH - HĐH đất nước
Từ nhiều năm học trước, kết quả giáo dục toan diện của nhà trường là cơ
sở để Phòng GD&ĐT đánh giá thi đua Bên cạnh đó địa phương cũng rất quantâm tới chất lượng giáo dục của nhà trường
Về phía quản lý, Ban giám hiệu luôn xác định muốn duy trì sự phát triểncủa nhà trường, trước tiên là vấn đề chất lượng giáo dục, trong đó chất lượngđại trà, chất lượng mũi nhọn (giáo viên giỏi, học sinh giỏi) đóng vai trò thenchốt để nhằm khẳng định năng lực lãnh đạo quản lý của mình, đặc biệt là nhìnnhận đánh giá của nhân dân địa phương, của toàn xã hội
Với lòng nhiệt tình trong công tác, làm việc hết mình với lương tâm tráchnhiệm, bằng kinh nghiệm công tác 29 năm Thông qua công tác quản lý chỉ đạotôi mạnh dạn tổng hợp lại sáng kiến “Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạonâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THCS liên xã”
Mục đích của sáng kiến: Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc nâng cao chấtlượng GD toàn diện bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn, ở trường THCS liên xã
Từ đó tìm ra một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc bồi dưỡng nâng cao chấtlượng toàn diện góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường
Trang 5*Tổng quan: Quá trình chỉ đạo quản lý nâng cao chát lượng toàn diệntrong mỗi nhà trường nhằm duy trì tốt phong trào thi đua dạy tốt học tốt Thúcđẩy quá trình tự học, tự bồi dưỡng giáo viên tư duy giải quyết công việc hợplogic khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn Khơi dậy cho giáo viên tính yêunghề, say sưa với chuyên môn Động viên học sinh tích cực học tập phát huytính sáng tạo của các em.
Bồi dưỡng nâng cao chất lượng toàn diện trong mỗi nhà trường là mộtđiều kiện quan trọng để khẳng định nhà trường đó ngày càng phát triển chấtlượng GD toàn diện của mỗi nhà trường được nâng cao góp phần cho ngànhgiáo dục đào tạo thị xã Chí Linh có chất lượng đứng ở tốp đầu của tỉnh HảiDương
2 Cơ sở lý luận
Trong thời gian qua nhằm đổi mới giáo dục Bộ GD&ĐT đã đề ra nhiềubiện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Năm học 2008 - 2009 Bộ chỉđạo toàn ngành thực hiện chủ đề “Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý
và giảng dạy” Năm học 2009 - 2010 với chủ đề “Đổi mới công tác quản lý vànâng cao chất lượng giáo dục” Năm học 2010 - 2011 với chủ đề “Tiếp tục đổimới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” Năm học2011-2012 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện” Năm học 2014 – 2015 ngành Giáo dục – Đào tạothực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám BanChấp hành TW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.Những cuộc vận động lớn trên trong toàn ngành giáo dục đều nhằm mụcđích là tạo sự chuyển biến về chất lượng trong quá trình dạy và học (dạy thật -học thật) để giáo dục phù hợp với tình hình xã hội đang phát triển
3 Thực trạng của việc giáo dục toàn diện tại trường THCS liên xã
3.1 Thực trạng về đội ngũ và hoạt động dạy và học ở trường THCS
Trường THCS liên xã được thành lập ngày 06/08/2010 theo QĐ - 621 củaUBND thị xã Chí Linh
Tổng số CBGV: 39 (nữ: 30, nam: 9); Đảng viên: 19, nữ: 13 trong đó
Trang 6CBQL: 03 (nữ: 02), Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng đều là Đảng viên.Phục vụ: 04 đ/c đều là nữ, trong đó có 03 đ/c có trình độ đại học đều cóchuyên môn phù hợp với công việc (Kế toán, Thư viện, Văn thư) 01 đc kiêmnhiệm Thiết bị đồ dùng.
Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 32, 100% giáo viên đều có trình độ chuẩn
và trên chuẩn
+ Thuận lợi:
Nhà trường có đủ giáo viên cũng như loại hình đào tạo Đa số các đồngchí được đào tạo từ các trường Sư phạm có uy tín, như CĐSP Hải Dương,ĐHSP I, II Hà Nội Các đồng chí có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinhnghiệm giúp đỡ đồng nghiệp trong xây dựng bài giảng, phương pháp giảng dạycho đồng nghiệp tham dự giáo viên dạy giỏi cấp thị xã Nhiều đồng chí say sưavới nghề, cập nhật thông tin mới nhanh có kiến thức chắc bồi dưỡng HSG.Ban giám hiệu gồm 03 đồng chí đều nhiệt tình, có năng lực và sáng tạotrong chỉ đạo quản lý
+ Khó khăn:
Lực lượng giáo viên có tuổi khá nhiều 10/39 đồng chí (chiếm 25%) nênviệc bồi dưỡng giáo viên giỏi còn nhiều hạn chế
Lực lượng giáo viên trẻ chiếm số đông, nhưng chưa có nhiều đồng chí có
đủ khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, một số giáo viên chưa có ý thức tự giác,xây dựng góp ý bài giảng cho giáo viên giỏi dự thi cấp thị xã
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều, chưa có đủ phòng, tài liệu nghiêncứu, tham khảo để giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi
- Sân chơi, bãi tập cho học sinh tập luyện điền kinh còn tạm bợ
* Đặc điểm về hoạt động dạy và học
Trường gồm: 17 lớp học 2 ca/ngày
Khối sáng gồm: 9 lớp (5 lớp khối 9; 4 lớp khối 8)
Khối chiều gồm: 8 lớp (4 lớp khối 7; 4 lớp khối 6)
Chưa có đu phòng để phụ đạo học sinh yếu kém
Trang 73.2 Thực trạng về bồi dưỡng học sinh giỏi phụ đạo học sinh yếu
Trường THCS liên xã, là trường loại II nằm ở phía Đông Bắc thị xã ChíLinh, năm học 2014 - 2015 có 647 HS chia thành 17 lớp Số HS của nhà trườngphần lớn là con em công nhân, nông dân, một số em là con em dân tộc Việcnhận thức của HS và phụ huynh còn hạn chế, một số phụ huynh chưa thật quantâm tới việc học của con em nhất là việc ôn luyện HSG Vì vậy việc lựa chọnđược một đội tuyển HSG có tố chất thực sự không phải đơn giản Nếu để cácthầy cô trực tiếp giảng dạy lựa chọn thì một HS sẽ đượcc nhiều thầy cô ở các
bộ môn khác nhau lựa chọn dẫn tới việc HS hoang mang không biết sẽ dự thimôn học nào
Về phía đội ngũ: Nhà trường phần lớn là các đồng chí giáo viên có tuổiđời cao rất ngại tiếp cận với cái mới nhất là ngại tìm tòi tư liệu phục vụ chocông tác ôn luyện chuyên sâu Một số giáo viên trẻ thì kinh nghiệm còn hạnchế, chưa vào cuộc một cách thực thụ
Tuy nhiên trong những năm gần đây do có sự chỉ đạo sát sao của PhòngGD&ĐT thị xã Chí Linh, Ban giám hiệu nhà trường đã đổi mới phương thứcquản lý nhằm thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi và bước đầu đã đạtnhững kết quả đáng khích lệ
Năm học 2010-2011: Có 18 em HSG cấp thị xã, 02 HSG cấp Tỉnh (lớp 9)Năm học 2011-2012: Có 17 em HSG cấp thị xã, 03 HSG cấp Tỉnh (lớp 9).Năm học 2012 – 2013: có 15 em HSG cấp thị xã (03 giải tỉnh)
Năm học 2013 – 2014: có 04 giải tỉnh
Đội tuyển điền kinh liên tục xếp thứ nhât, nhì trong thị xã Có học sinh đạthuy chương vàng môn nhảy cao trong Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Hải Dương lầnthứ VIII
Phụ đạo học sinh yếu theo đúng lịch của nhà trường nhằm nâng cao chấtlượng đại trà Tuy nhiên tỉ lệ học sinh yếu chưa đạt kế hoạch
* Một số hạn chế của học sinh:
Trang 8- Vẫn còn học sinh bỏ học, do một số gia đình chưa thực sự quan tâm tớiviệc học tập của con em mình.
- Học sinh còn lười học, một số em bỏ học ôn đi đánh điện tử (do vậy dẫnđến chất lượng giáo dục còn hạn chế)
- Một số em còn gây bè phái làm mất đoàn kết trong lớp trong trường,ngoài trường dẫn đến xích mích đánh nhau Vô lễ với thầy cô giáo
- Một số em còn chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường Học sinhmang điện thoại di động tới trường…
4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng toàn diện.
4.1 Các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh
Trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, đất nước đang trong xu thế hội nhập với
cơ chế thị trường mở cửa Chúng ta gặp nhiều hiện tượng báo động về nguy cơ
đổ vỡ của các giá trị truyền thống từ sức mạnh của đồng tiền
Trước thực tế trên, để giáo dục được một thế hệ trẻ, những người mở cánhcửa tri thức khoa học, những người làm chủ vận mệnh, tương lai của đất nước
là vô cùng quan trọng Yêu cầu đòi hỏi phải giáo dục được những con ngườiphát triển toàn diện cả Đức - Trí - Thể - Mĩ Nhiệm vụ này đòi hỏi công tácgiáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THCS là vô cùng quan trọng.Trước hết phải giáo dục học sinh thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ của ngườihọc sinh:
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáodục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác
- Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dụckhác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, thực hiện nội quy,điều lệ nhà trường, chấp hành pháp luật của Nhà nước
- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trườngphù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
Trang 9- Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ
sở giáo dục khác
(Điều 85 - Luật giáo dục 2005 – NXB Lao động - Xã hội – Hà Nội 2005) Trước thực tế nhiệm vụ trên - Chúng tôi đã có những biện pháp quản lýgiáo dục đạo đức cho học sinh như sau:
4.1.1.Biện pháp thứ nhất: Xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức.Việc xây dựng kế hoạch là việc làm hết sức quan trọng trong bất cứ côngviệc nào Với công tác quản lý - việc xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạođức nhằm chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn - xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm và
đề ra chỉ tiêu phấn đấu, đưa ra những biện pháp thực hiện để đạt được mục tiêugiáo dục đạo đức trong nhà trường
Là một trường THCS liên xã với đặc điểm học sinh thuộc nhiều đối tượng,điều kiện của học sinh còn khó khăn Đặc biệt địa bàn dân cư của nhà trườngquản lý rộng Việc xây dựng kế hoạch phải được thực hiện từ đầu năm học khitiếp nhận học sinh lớp 6 chuyển từ Tiểu học lên THCS Muốn việc xây dựng kếhoạch giáo dục đạo đức có hiệu quả tốt Cán bộ quản lý phải biết nhận địnhđúng tình hình, đề ra mục tiêu phấn đấu trong năm học
Khi chuyển lên bậc Trung học cơ sở - Tâm lý, lứa tuổi các em có sự thayđổi Với đối tượng học sinh lớp 6, Ban giám hiệu cần phải có kế hoạch phâncông giáo viên chủ nhiệm phù hợp Những giáo viên chủ nhiệm lớp 6 đóng vaitrò vừa là người quản lý giáo dục các em quen với những quy định của bậcTHCS (vừa thực hiện tốt nội quy trường lớp, vừa làm quen với những phươngpháp học tập mới) Đồng thời giáo viên chủ nhiệm còn là một người mẹ hiềndịu dàng mà kiên quyết khiến tâm lý của các em không bị xáo trộn, các em cóthể dễ dàng, dần dần hòa nhập, coi mái trường Trung học cơ sở trở thành ngôinhà thân thương của mình
Với học sinh lớp 9 - lớp cuối cấp THCS, Ban giám hiệu lại cần phải hếtsức cân nhắc khi phân công giáo viên chủ nhiệm với đối tượng học sinh này.Bởi vì đây là lứa tuổi các em đã có sự trưởng thành, tập làm người lớn; Ở lứatuổi này các em luôn muốn tự khẳng định mình, cho rằng việc mình làm là luôn
Trang 10đúng Chính vì vậy trong kế hoạch quản lý giáo dục cần phải nhìn nhận để phâncông những giáo viên chủ nhiệm là những giáo viên có kinh nghiệm trong côngtác chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm lớp 9 phải là giáo viên thực sự tâm huyết,trách nhiệm, tinh tế, nhạy cảm trước những biểu hiện khác lạ, trước những viphạm đạo đức của học sinh phải tìm được nguyên nhân, giải quyết một cáchthấu đáo.
Thực tế cho thấy trong kế hoạch quản lý, nếu BGH có kế hoạch phân cônggiáo viên chủ nhiệm phù hợp thì hiệu quả giáo dục đạo đức đạt được sẽ cao
Từ kinh nghiệm quản lý nhiều năm - tôi thấy việc xây dựng kế hoạch cầnphải có sự phân chia nhiệm vụ cụ thể trong các thời điểm: Từng tuần, tháng,năm, học kỳ Phải căn cứ vào thực tế, xác định rõ chỉ tiêu cụ thể để phấn đấuđạo đức Tốt, Khá, Trung bình, Yếu là bao nhiêu phần trăm Bên cạnh đó phảiphân công nhiệm vụ cụ thể và người thực hiện Sau mỗi thời điểm cần phải có
sự đánh giá ,chỉ rõ mặt hạn chế để rút kinh nghiệm
Muốn xây dựng được kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức, cán
bộ quản lí phải nghiên cứu văn bản nhiệm vụ năm học của ngành, bám sát nộidung kế hoạch giáo dục đạo đức và các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hướngdẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục – Đào tạo
Điều kiện thực hiện: Cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch phù hợp với điều
kiện cụ thể của nhà trường và đối tượng học sinh
Biện pháp chỉ đạo phải phù hợp với đối tượng
4.1.2 Biện pháp thứ hai: Nâng cao nhận thức cho giáo viên về giáo dụcđạo đức
Để việc quản lý giáo dục trong nhà trường đạt kết quả BGH cần giúp đỡcho các giáo viên nhận thức được việc giáo dục đạo đức cho học sinh là mộtviệc làm hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, tình hình xã hội
có những biến động phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của họcsinh Vì thế, việc nâng cao nhận thức của giáo viên trong giáo dục đạo đức chohọc sinh là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết Bởi vì, có nhận thức
Trang 11rõ điều đó thì giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm mới có kế hoạch, biệnpháp giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh.
Người cán bộ quản lý phải nâng cao nhận thức cho giáo viên để mỗi giáoviên hiểu rằng:
- Người giáo viên phải là người có hiểu biết về đường lối chính sách phápluật của Đảng và nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách phát luật của nhà nước, nhiệm vụ của ngành
- Quá trình giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài và có mối quan hệchặt chẽ với quá trình dạy học, nó có tác động qua lại và ảnh hưởng đến sựhình thành phẩm chất, nhân cách của học sinh Người giáo viên cần nhận rõ:Giáo dục văn hoá cho học sinh phải kết hợp với giáo dục đạo đức thông quacác môn học; từng giờ học; các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; xây dựng
ý thức tự quản cho học sinh để dần dần hoàn thiện nhân cách, phẩm chất đạođức cho học sinh
Trong thực tế đôi khi vẫn còn có những giáo viên chưa thông suốt trongnhận thức, việc giáo dục đạo đức của học sinh còn bị coi nhẹ Họ cho rằng:Nhiệm vụ chính của giáo viên là truyền thụ kiến thức văn hóa – còn việc giáodục đạo đức là của gia đình học sinh Một số giáo viên chủ nhiệm lại chưa cóphương pháp phù hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh vì vậy hiệu quả giáodục đạo đức chưa cao
Trong năm học 2013 – 2014, phần lớn các nhà trường đều phân chia lớptheo đối tượng học sinh: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu Trong tư tưởng của giáoviên chưa phải đã hoàn toàn ủng hộ Phần lớn cho rằng: Chỉ cần có một lớp đốitượng học sinh Giỏi, Khá (lớp định hướng) còn lại nên phân chia đều đối tượnghọc sinh về các lớp Học sinh không co cụm thành mảng với đối tượng học sinh
có ý thức đạo đức yếu, khó giáo dục Phải thừa nhận rằng, đây là khó khăn lớnnhất mà Ban giám hiệu luôn trăn trở, tìm cách tháo gỡ Trước hết cần phải phântích rõ để giáo viên trong nhà trường thấy được mục đích việc phân chia lớptheo đối tượng học sinh không nằm ngoài yêu cầu nâng cao chất lượng giáodục đạo đức từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Trang 12Việc phân chia lớp với đối tượng học sinh yếu là để những học sinh nàyđược quan tâm, chú ý nhiều hơn Các em có điều kiện để được kèm cặp, củng
cố kiến thức ở mức độ cơ bản Mặc dù vậy việc chia lớp còn phải qua một quátrình lâu dài (từ lớp 6 đến lớp 9) mới đánh giá được kết quả thật sự
Để nâng cao nhận thức cho giáo viên về giáo dục đạo đức, người cán bộquản lý cần có kế hoạch cụ thể, phải bám sát nhiệm vụ năm học Trong nămhọc này, ngành Giáo dục - Đào tạo tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua “Xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Việc nâng cao nhận thức chogiáo viên là hết sức quan trọng Đặc biệt mỗi giáo viên cần tích cực hưởng ứngcuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Ngườigiáo viên phải nhận thức được hình ảnh người thầy là một chuẩn mực về đạođức, tác phong, lối sống Điều đó được in đậm trong tiềm thức của mỗi ngườidân Việt Nam về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” Người giáo viên phải biết tựhào về nghề nghiệp của mình, xây dựng cho mình tình cảm yêu nghề, mến trẻ,say mê công việc, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ cao cả mà nhândân giao phó “Chăm lo cho sự nghiệp trồng người”
Điều kiện thực hiện: Người cán bộ quản lý phải có tác phong mẫu mực,
phải gương mẫu trong mọi hoạt động, được đồng nghiệp tin yêu, quý mến; tậpthể giáo viên phải đoàn kết, nhất trí và mô phạm Giáo viên, nhà quản lý phải lànhà giáo mẫu mực, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
4.1.3 Biện pháp thứ ba: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức thông quaviệc lồng ghép vào giảng dạy các môn học
Giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình lâu dài, liên tục của giáo viênđối với học sinh trong hoạt động dạy và học Không nên tách rời việc truyềnthụ kiến thức với việc giáo dục đạo đức vì dạy văn hóa và giáo dục đạo đức cómối quan hệ qua lại mang tính chất hỗ trợ, tác động cho nhau hết sức chặt chẽtrong chương trình Trung học cơ sở Việc giáo dục những phẩm chất đạo đức
và hiểu biết cần thiết cho học sinh được trực tiếp gắn bó với một số môn học
* Môn giáo dục công dân.
Trang 13Môn Giáo dục công dân giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục cho họcsinh ý thức và hành vi của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ởcác em những phẩm chất và năng lực cần thiết của công dân trong một xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh Môn Giáo dục công dân không những trang bịcho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản phù hợp với lứa tuổi về thếgiới quan Khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, các giá trị đạo đức, pháp luật,lối sống mà cần hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin,những hành vi và thói quen phù hợp với những giá trị đã học, giúp học sinh có
sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi
Chương trình môn Giáo dục công dân ở trong trường THCS đã được sắpxếp với những nội dung phù hợp, đặt học sinh trong các mối quan hệ: quan hệvới bản thân, quan hệ với người khác, quan hệ với công việc và quan hệ vớicộng đồng, đất nước, nhân loại
Ngoài ra còn giúp học sinh nắm được nội dung các quyền và nghĩa vụ củacông dân, quyền và trách nhiệm của nhà nước
Công tác quản lý cần xây dựng được kế hoạch phân công giáo viên giảngdạy phù hợp( phải có chuyên môn Giáo dục công dân và chính trị ) Việc đánhgiá kết quả của môn học Giáo dục công dân được kết hợp trong quá trình đánhgiá đạo đức, hạnh kiểm học sinh Tuy vậy quá trình đánh giá sẽ gặp khó khăn
vì việc đánh giá hạnh kiểm của học sinh là tổng hợp của cả quá trình tu dưỡngđạo đức của học sinh, còn việc thông qua môn Giáo dục công dân thực chấtcũng chỉ là một môn học trong chương trình
Thực tế ở trường tôi, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân đã hoàn thànhtốt nội dung giảng dạy theo chương trình Tuy nhiên việc kết hợp đánh giá hạnhkiểm của học sinh là những nét mới cần phải nghiên cứu, tìm hiểu thêm
Công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh đối với môn Giáo dục côngdân chủ yếu yêu cầu giáo viên cung cấp cho học sinh nắm được đầy đủ nhữngnội dung kiến thức được học trong chương trình, có vận dụng và liên hệ phùhợp, thiết thực Các tình huống giáo viên đưa ra để học sinh đánh giá, liên hệphải phù hợp với tình hình địa phương, nhà trường Cán bộ quản lý cần phải
Trang 14chú ý xem xét kĩ khi duyệt giáo án, đề kiểm tra môn Giáo dục công dân sao chophù hợp.
4.1.4 Biện pháp thứ tư: Quản lý việc giáo dục đạo đức thông qua các hìnhthức hoạt động ngoài giờ lên lớp
Ở trường THCS, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất phong phú đadạng Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpnhằm đạt tới những chuẩn mực đạo đức sau: Củng cố phát triển các hành vi,thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội, phát triển, bồi dưỡngthái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội,hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quêhương đất nước, có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội
Để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt kết quả như mongmuốn, việc xây dựng kế hoạch là rất cần thiết Kế hoạch phải được xây dựng cụthể theo từng tháng, từng tuần, theo các chủ điểm phù hợp Ban giám hiệu cầnchọn cách thức hoạt động phù hợp với điều kiện của nhà trường và phát huy tối
đa hiệu quả trong việc kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh
Ở mỗi hoạt động cần lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức vào như: Hộidiễn văn nghệ “Mừng Đảng - Mừng xuân” có thể kết hợp giáo dục tình cảmcách mạng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội Qua hoạt động từ thiện giáo dụclòng “tương thân, tương ái” Sinh hoạt truyền thống, kỷ niệm các ngày lễ lớn vàchăm sóc nghĩa trang liệt sĩ của xã, phường nhằm giáo dục các em lòng tự hào
về truyền thống dân tộc, lòng biết ơn với các liệt sĩ đã hi sinh thân mình vì Tổquốc Hoạt động thể dục thể thao tạo cho các em tinh thần đoàn kết, quyết tâmchiến thắng Hoạt động thăm quan dã ngoại giáo dục cho các em lòng yêu thiênnhiên đất nước và biết cảm nhận cái đẹp
Cán bộ quản lý cần dựa trên kế hoạch đã xây dựng chỉ đạo cụ thể từnghoạt động, yêu cầu giáo viên đưa nội dung giáo dục đạo đức thông qua các hoạtđộng trên Ở từng hoạt động, Ban giám hiệu cần định hướng cho các ban ngànhxây dựng kế hoạch nhằm đạt mục tiêu giáo dục tư tưởng - đạo đức
Trang 15Cán bộ quản lý phải duyệt kế hoạch hoạt động của các ban ngành, kiểmtra giám sát hoạt động.
Sau mỗi hoạt động có thể cho học sinh viết thu hoạch, nhận thức về từngvấn đề Từ đó, giáo viên, cán bộ quản lý rút kinh nghiệm cho từng hoạt động
Điều kiện thực hiện:
+ Người cán bộ quản lý phải có đầu óc tổ chức
+ Phải có sự tham gia đồng bộ của các đoàn thể trong nhà trường
+ Phải được sự ủng hộ của giáo viên, phụ huynh học sinh
4.1.5 Biện pháp thứ năm: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức thông quaviệc phối hợp các lực lượng giáo dục
4.1.5.1 Phối kết hợp với gia đình và hội cha mẹ học sinh:
* Thành lập Hội cha mẹ học sinh
Đầu mỗi năm học cần kiện toàn Chi hội trưởng cha mẹ học sinh các lớpđến Ban chấp hành Hội
Tạo điều kiện cho Hội cha mẹ học sinh thực hiện tốt theo điều lệ của Hội.Từng thành viên trong Ban chấp hành nắm bắt kịp thời tình hình rèn luyện củahọc sinh qua nhà trường ( các GVCN ) thông báo với các bậc cha mẹ học sinh.Nhà trường cần tổ chức tốt cuộc họp phụ huynh từ 2 – 3 lần/năm
* Thông qua sổ liên lạc
- Chỉ đạo mỗi giáo viên sử dụng có hiệu quả tác dụng của sổ liên lạc hàngtháng giáo viên thông báo tới các bậc cha mẹ học sinh về tình hình học tập, rènluyện, ý thức từng em Ngược lại phụ huynh cũng thông qua sổ liên lạc ghi lạinhận xét tình hình của con em mình ở nhà Qua đó người giáo viên có nhữngbiện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh
* Thông qua các buổi họp phụ huynh
- Tại các buổi họp phụ huynh Nhà trường thông báo tới các bậc phụhuynh nội quy, quy định về học tập, nề nếp của nhà trường để các bậc phụhuynh đôn đốc học sinh thực hiện
Trang 16- Thông qua với gia đình về các chuẩn mực đạo đức mà học sinh phải đạtđược ở từng lứa tuổi Phụ huynh trao đổi với giáo viên về việc rèn luyện đạođức của từng em Với những học sinh có cá tính, giáo viên cần trao đổi cụ thểvới gia đình nắm được đặc điểm tâm lý của từng em Kết hợp với gia đình cócác biện pháp cụ thể: Có thể mềm dẻo nhưng thật kiên quyết với những em cóhành vi không đúng.
- Nhà trường tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh cần quan tâm hơnnữa đến đời sống tình cảm của học sinh Tạo cho các em có góc học tập: Có tủsách, có một môi trường sống lành mạnh Cha mẹ, anh chị, em có mối quan hệthân thiết, quan tâm đến nhau từ đó có tác dụng tới việc hình thành nhân cáchcho các em
4.1.5.2 Thông qua các đoàn thể khác ở địa phương
Học sinh Trung học cơ sở thuộc đối tượng lứa tuổi thiếu niên Ngoài hoạtđộng ở trường các em còn tham gia những tổ chức đoàn thể ở các thôn khu.Đoàn thể trực tiếp quản lý các em là Đoàn thanh niên Đặc biệt trong kỳ nghỉ
hè, mọi hoạt động của học sinh cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trườngvới tổ chức này Với học sinh Trung học cơ sở việc hình thành và rèn luyện cáchành vi, thói quen đạo đức cho học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhphát triển nhân cách Nó giúp cho các em phát triển thành những con người cónhân cách toàn diện
4.1.5.3 Phối kết hợp với các lực lượng trong nhà trường nâng cao chấtlượng giáo dục đạo đức cho học sinh
Để làm tốt điều này người quản lý phải không ngừng tuyên truyền, giáodục cho cán bộ giáo viên,các lực lượng khác trong trường thấy được tráchnhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh Người giáo viênkhông chỉ thực hiện nội dung bài giảng mà phải rèn luyện cho học sinh biết ápdụng kiến thức đã học vào thực tế Học sinh Trung học cơ sở đã có ý thức tậplàm người lớn Chính vì vậy mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinhhọc tập và noi theo,thể hiện trong lời nói, cách ứng xử, thái độ trong giao tiếp
Trang 17nhân dân Mỗi giáo viên cần có thái độ kiên quyết với những học sinh có biểuhiện hành vi thiếu văn hóa và cùng có trách nhiệm phối kết hợp cộng đồngtrong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
4.1.6 Biện pháp thứ sáu: Kiểm tra – đánh giá các hoạt động
Kiểm tra đánh giá là một việc làm hết sức quan trọng trong công tác quản
lý Sau từng hoạt động, Ban giám hiệu phụ trách từng hoạt động phải đánh giákết quả những gì đã làm được và chưa làm được, rút kinh nghiệm để điều chỉnhhoạt động cho phù hợp
Nội dung và cách thực hiện:
Trước hết, người làm công tác quản lý phải xác định rõ mục tiêu của việcđánh giá là gì? Nhằm đạt được kết quả gì? Đối tượng của việc kiểm tra đánhgiá là ai? Cách thức đánh giá như thế nào? Để xác định được mục tiêu, kếhoạch tổ chức các hoạt động giáo dục đã xây dựng Bởi vì, đánh giá là xem xétlại toàn bộ kế hoạch có được thực thi đầy đủ không Trên cơ sở mục tiêu kếhoạch, người quản lý cần chỉ ra mục tiêu cụ thể của việc đánh giá, nếu đánh giáđơn giản, chung chung không có phương hướng mục tiêu cụ thể rõ ràng thì nộidung đánh giá sẽ không đảm bảo tính chính xác khoa học Nội dung đánh giágồm:
+ Rà soát lại công việc đã làm và hiệu quả của nó, chỉ ra được những phầnviệc đã làm được và chưa làm được (chỉ rõ nguyên nhân)
+ Nêu rõ kết quả đạt được từ hoạt động giáo dục một cách chính xác, đầyđủ
+ Đánh giá đúng và chính xác các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục.Việc đánh giá đúng, chính xác các hoạt động giáo dục sẽ giúp cho người cán bộquản lý biết cách điều chỉnh kịp thời cả về nội dung, cả về hình thức giáo dục
Điều kiện thực hiện:
+ Người cán bộ quản lý phải có đầu óc tổ chức, phải chu đáo tỉ mỉ
+ Việc làm này phải được thể hiện trong kế hoạch chỉ đạo, phải được duytrì thường xuyên tránh tư tưởng “đánh trống bỏ dùi”
Mối quan hệ giữa các biện pháp: