1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường mầm non

23 1,8K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 266 KB

Nội dung

Tên sáng kiến: " Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường mầm non ".. Công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân chotrẻ Mầm Non nói chung là mộ

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: " Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá

nhân cho trẻ trong trường mầm non "

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dinh dưỡng sức khỏe.

3.Tác giả :

Họ và tên: Hoàng Thị Thúy Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 29/6/1986

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non

Chức vụ : Phó hiệu trưởng trường Mầm Non Bắc An

Điện thoại : 0964785111

4 Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường Mầm Non Bắc An

Địa chỉ : Xã Bắc An – Thị Xã Chí Linh – Tỉnh Hải Dương

Điện thoại : 03202223962

5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Có đầy đủ phòng học, cơ sở

vật chất khang trang, đồ dùng cá nhân đầy đủ, phụ huynh, học sinh, giáo viên

6 Thời gian áp dụng sáng kiến : Lần đầu từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 2

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh vấn đề:

Như chúng ta đã biết trường mầm non là trường học đầu tiên ở đó cóđiều kiện, có cơ hội lớn để giáo dục, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn cho trẻthói quen vệ sinh "Có sức khỏe là có tất cả" Ở đây sức khỏe được coi là tàisản quý của mỗi con người Công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân chotrẻ Mầm Non nói chung là một việc làm rất quan trọng và cần thiết giúp cho cơthể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được mọi bệnh tật và hình thành những thóiquen vệ sinh cá nhân cơ bản để giúp trẻ có nhiều nề nếp vệ sinh thói quen tốt Chính vì lí do đó mà tôi đã tìm tòi một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục

vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường Mầm Non nơi tôi công tác

Đối với trẻ trong trường Mầm Non việc giáo dục vệ sinh cá nhân nhằmgiúp trẻ khỏe mạnh hơn, có thói quen vệ sinh tốt, có hành vi văn minh vàphòng chống bệnh tật Việc làm này cần có sự chỉ đạo sát sao của cán bộ quản

lý và của giáo viên, sự phối hợp rèn luyện thói quen cho trẻ ở gia đình và nhàtrường, sự đầu tư trang thiết bị chăm sóc vệ sinh và các điều kiện thuận tiện choviệc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

Khi áp dụng một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá nhâncho trẻ trong trường mầm non tôi mong muốn việc giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt

sẽ giúp cho trẻ có thể lực, hạn chế các bệnh dịch giảm tỷ lệ trẻ suy dinh

dưỡng Cho nên tôi đã chủ động lựa chọn nội dung " Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường mầm non " để

nghiên cứu và áp dụng tại trường Mầm Non nơi tôi công tác từ thời điểm tháng

9 năm 2014 đến tháng 02 năm 2015

Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Phòng học đầy đủ, thoángmát, cơ sở vật chất khang trang sạch sẽ, đồ dùng cá nhân đầy đủ, phụ huynh,học sinh, giáo viên nhiệt tình tham gia vào các hoạt động

2

Trang 3

3 Nội dung sáng kiến:

Trong sáng kiến của mình tôi đã nêu được thực trạng vệ sinh cá nhân củatrẻ và tôi đã tìm hiểu cơ sở lý luận, những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ từ đó

mà tôi đã chủ động xây dựng và thực hiện 6 biện pháp

Biện pháp1: Tham mưu chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền Biện pháp 2: Tham mưu để chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chế độ sinh

hoạt đảm bảo nội dung và thời gian biểu về vệ sinh cá nhân cho trẻ trongtrường Mầm Non

Biện pháp 3: Tham mưu để chỉ đạo giáo viên chuẩn bị đầy đủ các điều

kiện về nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong nhóm lớp mình giảngdạy

Biện pháp 4: : Bồi dưỡng kiến thức giáo dục vệ sinh cá nhân cho giáo

viên thông qua hoạt động tổ chức chuyên đề trong trường Mầm non

Biện pháp 5: Tham mưu để chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá nhân

cho trẻ thông qua các hoạt động khác

Biện pháp 6: Tham mưu chỉ đạo giáo viên phải luôn luôn biết phối kết

hợp giữa gia đình và nhà trường

* Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến:

Các biện pháp tôi đưa ra đều đảm bảo tính mới, tính sáng tạo lần đầuđược áp dụng

* Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Những biện pháp tôi đưa ra có khả năng áp dụng ở tất cả các trườngMâm Non.Tuy nhiên còn phải phụ thuộc vào từng điều kiện thực tế của nhàtrường mà mức độ áp dụng có thể khác nhau

* Lợi ích của sáng kiến:

Giúp giáo viên nắm vững phương pháp có khả năng linh hoạt sáng tạokhi tổ chức giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ tại lớp mình giảng dạy

Giúp cho phụ huynh nắm rõ và hiểu được tầm quan trọng của việc giáodục vệ sinh cá nhân cho trẻ không chỉ ở trường mà còn ở mọi lúc, mọi nơi

3

Trang 4

Trẻ có thể phòng tránh được một số bệnh như H5N1, đau mắt hột, giunsán

4 Khẳng định giá trị kết quả của sáng kiến:

Khi áp dụng sáng kiến: " Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường mầm non " Sẽ mang lại một số hiệu quả

như sau:

Giáo dục trẻ biết tác dụng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân Thực hiện tốt

kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt, đánh răng đúng quy trình Trẻ biết tựchải đầu, mặc quần áo gọn gàng, tự đi giầy dép và biết những lúc cần rửa taynhư: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn

Giúp giáo viên hiểu được công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ ởmọi lúc, mọi nơi và biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng

5 Đề xuất và Khuyến nghị:

Cấp phòng thường xuyên mở các lớp tập huấn " tăng cường côngtác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non" để giáo viên học tập và nângcao kiến thức, kĩ năng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nộidung giáo dục vệ sinh cá nhân của giáo viên đối với trẻ

Nhà trường phối kết hợp với trạm y tế khám sức khoẻ cho trẻ 1năm 2 lần theo kế hoạch, phát hiện sớm các bệnh sâu răng, bệnh chân, tay,miệng… để có biện pháp chăm sóc và phòng bệnh

4

Trang 5

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ là một việc làm quen thuộc trongcác trường mầm non, được đề cập đến trong nhiều chuyên đề như chuyên đề về

"dinh dưỡng" song giáo dục vệ sinh cá nhân chỉ được đề cập đến một phần nào

đó chứ chưa được quan tâm chú trọng nhiều Trước tình hình thực tế có rấtnhiều bệnh xuất phát từ khâu vệ sinh cá nhân chưa tốt dẫn đến các bệnh như:

"bệnh chân tay, miệng", bệnh tiêu chảy, giun sán…cho nên ngay từ lứa tuổimầm non cần hình thành cho trẻ thói quen giữ vệ sinh cá nhân để bảo vệ sứckhoẻ Nhưng trong thực tế hầu như giáo viên chỉ chú ý đến việc mình phải làmgiúp cho trẻ như mặc quần áo, đi giầy dép, chải đầu … Làm như vậy là làm chotrẻ mắc bệnh ỷ lại, lệ thuộc, thiếu kĩ năng chăm sóc bản thân, phụ thuộc vàongười lớn

Bên cạnh đó vì cơ sở vật chất còn thiếu thốn, hạn hẹp về dụng cụ, đồdùng cho trẻ thực hành các kĩ năng vệ sinh cá nhân còn thiếu, giáo viên dạy trẻbằng những lời lý thuyết xuông mà không cho trẻ được thực hành, trải nghiệm

có hướng dẫn cho trẻ thực hiện các kỹ năng giữ vệ sinh cá nhân nhưng giáoviên không chú ý, kiểm tra, giám sát, xem trẻ đã thực hiện các kĩ năng đó đúnghay chưa mà chỉ quan tâm đến kết quả tay trẻ có sạch không, tóc có rối không,mặt có bẩn không

Xuất phát từ thực tế và sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc thực hiện

nhiệm vụ năm học là " Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ" nên tôi đã

chọn đề tài:" Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường mầm non "

1.1 Phạm vi nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu

1.1.1: Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu và áp dụng trong trường Mầm Non

1.2.1: Đối tượng nghiên cứu:

5

Trang 6

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻtrong trường mầm non

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Qua nghiên cứu đề tài để tìm ra một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáodục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường Mầm non, giúp trẻ có ý thức và cácthói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày gọn gàng sạch sẽ

1.2.2: Đối với giáo viên:

Giúp giáo viên có những kiến thức, biện pháp phù hợp trong công táctuyên truyền giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Hiểu được tầm quan trọng củaviệc tuyên truyền và giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân trong trường Mầmnon

1.2.3: Đối với phụ huynh:

Giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của công tác vệ sinh cá nhâncho trẻ và có một số kỹ năng hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân cho trẻ đúngcách như: Biết chăm sóc và dạy trẻ cùng cô giáo giúp cho trẻ được sạch sẽ mỗikhi ở nhà và tới lớp Từ đó tạo nếp sống văn minh trong gia đình

1.3 Phương pháp nghiên cứu:

1.3.1 Nhóm phương pháp lí luận: Tôi đi sâu nghiên cứu tài liệu sách vở

có nội dung về cách giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ

1.3.2 Nhóm phương pháp thực tiễn: Điều tra khảo sát và áp dụng những

biện pháp thực tế nhóm lớp, sau đó đánh giá kinh nghiệm

1.3.3 Phương pháp quan sát trao đổi:

1.3.4 Phương pháp tổng hợp, so sánh: So sánh kết quả trước và sau khi

áp dụng đề tài

6

Trang 7

1.3.5 Phương pháp khái quát hoá : Từ những kết quả thu được, khái quát

thành những bài học kinh nghiệm cho bản thân

1.3.6 Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.

2 Cơ sở lý luận của vấn đề:

Trường Mầm non là cái nôi đưa sự phát triển về các lĩnh vực của trẻđược nâng cao Qua đó mà sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này tốt hay khôngtốt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt sẽ giúp chotrẻ có thể lực, hạn chế các bệnh dịch giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng Do vậyngười làm công tác quản lý giáo viên Mầm non có vai trò rất quan trọng trongviệc nuôi dưỡng và uốn nắn trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân một cách tựgiác và chủ động

Để trẻ thực hiện và làm tốt vệ sinh rửa mặt, rửa tay, đánh răng cho trẻđúng quy trình và đúng thời điểm thì người làm công tác giáo dục và phụhuynh cần phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

Đa số trẻ đã dần ổn định về tâm lý, trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giaotiếp Trẻ tuy còn nhỏ, song trẻ có thể thực hiện tốt các kiến thức thông thườngrồi dần hình thành các kỹ năng, kỹ sảo, thói quen vệ sinh rửa tay, rửa mặt, đánhrăng cho trẻ đúng quy trình và thời điểm từ đó hình thành nề nếp thói quen vănminh trong cuốc sống

3 Thực trạng của vấn đề:

Về việc điều tra thực trạng là vấn đề quan trọng và cần thiết cho đề tàinghiên cứu Điều tra thực trạng giúp ta thấy được những thuận lợi và khó khăncủa vấn đề nghiên cứu Từ đó định hướng được những việc cần phải làm để cónhững biện pháp cụ thể và hiệu quả nhất

3.1.Về phía giáo viên:

Qua quá trình trao đổi với các giáo viên tôi đã nắm được: đa số giáo viênđều biết nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên mầm non là chăm sóc - nuôi dưỡng-giáo dục trẻ Song do đặc thù của trường thuộc khu vực nông thôn các phụhuynh thích con em mình học múa hát, đọc thơ, chữ cái, lễ phép Cho nên cácgiáo viên tập trung dạy trẻ kiến thức và lễ giáo nhiều hơn là dạy trẻ các kĩ năng

7

Trang 8

giữ vệ sinh cá nhân cũng chỉ dạy trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân vào các buổichiều, cuối ngày một cách qua loa.

Công tác tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh về giáo dục kĩnăng giữ vệ sinh cá nhân tại gia đình còn hạn chế

Cách chải đầu, mặc quần áo, đi giầy dép chưa linh hoạt còn lúng túng

Trẻ không hứng thú, không chú ý khi tham gia các hoạt động giáo dục kĩnăng giữ vệ sinh cá nhân

Qua điều tra tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau:

Bảng 1: Kết quả khảo sát đối với giáo viên:

3 Chuẩn bị đồ dùng vệ sinh cá nhân 5 1 20 2 20 2 40 0 0

4 Kỹ năng hướng dẫn VSCN ( Rửa

tay, rửa mặt, đánh răng…) cho trẻ 5 0 0 1 20 2 40 2 40

Bảng 2: Kết quả khảo sát đối với trẻ Mẫu giáo:

8

Trang 9

Stt Nội dung khảo sát Số

sảo, thói quen đánh răng 80 7 8,8 12 15 49 61,2 30 37,5

4 Thực hiện quy trình rửa

tay, rửa mặt đánh răng 80 8 10 10 12,5 22 27,5 40 50

Đối với trẻ Nhà trẻ ở độ tuổi này trẻ có khả năng thực hiện được một số

kỹ năng về vệ sinh cá nhân chưa được thành thạo mà vẫn cần cô giáo phải làmcho chính vì thế mà tôi đã chỉ đạo giáo viên cần phải sát sao hơn đối với trẻ nhàtrẻ về công tác giáo dục giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ được tốt hơn

Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy: Giáo viên nắm được nội dung giáodục song chưa đầy đủ Bước đầu nắm được quy trình hướng dẫn trẻ vệ sinh cánhân nhưng thực hiện còn lúng túng đôi khi còn nhầm các bước Trẻ có những

kỹ năng, thói quen về rửa tay, rửa mặt, đánh răng nhưng trẻ còn làm qua loachưa thật sự có ý thức tự giác khi thực hiện hoạt động vệ sinh cá nhân

Trực tiếp gặp gỡ, tuyên truyền tới phụ huynh của trường qua các hoạtđộng giao lưu, hoạt động đón trẻ… để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng củaviệc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ

9

Trang 10

Trong các cuộc họp chuyên môn của nhà trường, của tổ chuyên môn, tôiluôn triển khai tới giáo viên tầm quan trọng việc giáo dục vệ sinh cá nhân chotrẻ trong trường mầm non để giáo viên nâng cao ý thức trách nhiệm trong côngviệc giữ vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng cho trẻ ở lớp.Tôi đã chỉ đạo để giáo viênnắm được và hiểu được công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân và chămsóc sức khỏe trẻ nhằm rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân lâu dài tôi đãtiếp tục chỉ đạo giáo viên phải làm tốt công tác tuyên truyền để các bậc phụhuynh nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc giữ gìn

vệ sinh cá nhân cho trẻ Cần tuyên truyền bằng nhiều hình thức

4.2 Biện pháp 2: Tham mưu để chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chế độ sinh hoạt đảm bảo nội dung và thời gian biểu về vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường Mầm Non.

Khi chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chế độ sinh hoạt và nội dung đó thìngười cán bộ quản lý cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát giáo viên đểcùng phối kết hợp làm sao chỉ đạo từ trên xuống dưới được thuận lợi và cầnphải tập trung vào các nội dung vệ sinh cho trẻ khi nào cần thiết và được ápdụng như thế nào vào thời điểm nào trong ngày

Ví dụ: Sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn cần phải rửa tay sạch sẽ

Khi ngủ dậy phải đánh răng, rửa mặt

Khi ăn xong phải lau miệng

Do đó xây dựng chế độ sinh hoạt là sự phân bổ hợp lý về thời gian và cáchoạt động trong ngày ở trường Mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm sinh lýcủa trẻ qua đó hình thành thái độ, nề nếp, thói quen và những kỹ năng sống tíchcực Do đó việc xây dựng thời gian biểu hợp lý khoa học, phù hợp trong việcgiáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọngkhông chỉ tập trung hiệu quả giáo dục vệ sinh mà còn tăng thêm hiệu quả về ýthức, thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ, qua đó còn hình thành cho trẻ có kỹnăng sống trong môi trường giáo dục hàng ngày mà trẻ được tiếp xúc sẽ làmcho trẻ được phát triển hơn về nhận thức cũng như tâm sinh lý của trẻ sẽ đượchình thành dần dần qua sự tiếp xúc của môi trường cộng đồng

10

Trang 11

4.3 Biện pháp 3: Tham mưu để chỉ đạo giáo viên chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong nhóm lớp mình giảng dạy.

Như chúng ta đã biết công việc quan trọng và cần thiết nhất vẫn làchuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ hoạt động Tôi đã tham mưu với Thủ trưởng

để chỉ đạo tổ chuyên môn nhà trường và giáo viên thực hiện nghiêm túc côngtác vệ sinh nhóm lớp hàng ngày, tạo môi trường xanh- sạch- đẹp Sau đó hướngdẫn giáo viên cách trang trí các nội dung về giáo dục vệ sinh ở các góc hoạtđộng theo chủ đề thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, để đảm bảo cho cô

và trẻ cùng được thực hiện Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng học tập cho trẻ thìviệc chuẩn bị cho trẻ đầy đủ đồ dùng cá nhân có ý nghĩa quan trọng góp phầngiúp trẻ tự tin và hứng thú với hoạt động vệ sinh cá nhân Tôi chỉ đạo giáo viênphải chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt của trẻ thật chu đáo, đảm bảo mỗitrẻ có một bộ đồ riêng, có kí hiệu riêng của từng trẻ, đồ dùng phải đảm bảo tínhthẩm mĩ đối với trẻ Mầm non (màu sắc, sự ngộ nghĩnh…) Khi hướng dẫn giáoviên giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ thì người quản lý cần phải đi sâu vào phươngpháp cũng như các kỹ năng để cho giáo viên hiểu và nắm được các cách giáodục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong nhóm lớp mình đang dạy

Ví dụ: Cô dạy trẻ rửa tay thì tối thiểu ở lớp phải có vòi nước, có xàphòng, có nước sạch… Cô hướng dẫn 7 bước rửa tay thật chậm rãi cho trẻ đượcthực hành Có phương tiện, lại được thực hiện thường xuyên ở lớp cũng như ởnhà, trẻ sẽ nhanh chóng hình thành được thói quen vệ sinh đó

Bên cạnh đó còn đưa ra các nội dung về sinh hoạt giáo dục vệ sinh chotrẻ cho giáo viên được tham khảo và hướng dẫn giáo viên có thể lồng ghép cáchoạt động vào nội dung bài học qua đó có thể giáo dục trẻ cách giữ gìn vệ sinhthân thể cũng như cách đánh răng, rửa mặt, rửa tay

Đối với trẻ nhà trẻ còn nhỏ thì vấn đề giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻhầu như các Cô phải làm cho trẻ vì trẻ còn nhỏ chưa thể thao tác được do vậy

mà cần có sự quan tâm sát sao hướng dẫn của các Cô để cho trẻ hình thànhđược thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bản thân

11

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w