Hồ Văn Thùy tôi đã từng bước tiến hành và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Thiết kế hoạt động giáo dục Mỹ thuật hỗ trợ tổ chức giờ ngoại khóa cho học sinh lớp 4”.Qua đây tôi
Trang 1KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
- -PHẠM THỊ HUYỀN TRANG
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÂO DỤC MỸ THUẬT
HỖ TRỢ TỔ CHỨC GIỜ NGOẠI KHÓA CHO
Trang 3Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khóa luận này tôi không khỏi lúng túng và bỡ ngỡ Nhưng dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Ths Hồ Văn Thùy tôi đã từng bước tiến hành và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Thiết kế hoạt động giáo dục Mỹ thuật hỗ trợ tổ chức giờ ngoại khóa cho học sinh lớp 4”.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Hồ Văn Thùy đã tận tâm hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi được mở rộng kiến thức trong quá trình thực hiện đề tài, chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô ở khoa Giáo dục Tiểu học trường Đai học sư phạm Huế đã tận tình dạy dỗ, đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại trường.
Do điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên Phạm Thị Huyền Trang
Trang 4A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
4 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3
5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4
6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
8 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 5
B PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6
1.1 Vai trò và đặc điểm của hoạt động giáo dục Mỹ thuật 6
1.2 Mục tiêu hoạt động giáo dục lớp 4 7
1.3 Các chủ đề hoạt động giáo dục Mỹ thuật 7
1.4 Phương thức sử dụng thời gian tăng thêm trong trường tiểu học dạy học cả ngày đối với hoạt động giáo dục Mỹ thuật 8
1.5 Cách thức sử dụng tài liệu 8
1.6 Hoạt động ngoại khóa ở Tiểu học 10
1.6.1 Khái niệm 10
1.6.2 Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoại khóa 11
1.6.3 Một số nguyên tắc và quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa 12
1.6.3.1 Nguyên tắc 12
1.6.3.2 Quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động ngoại khóa 14
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MỸ THUẬT HỖ TRỢ TỔ CHỨC GIỜ NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH LỚP 4 19
Trang 52.1.2 Chủ đề 2: Vẽ tranh 24
2.1.3 Chủ đề 3: Thường thức Mỹ thuật 29
2.1.4 Chủ đề 4: Nặn tạo dáng 34
2.1.5 Chủ đề 5: Câu lạc bộ “Em là họa sĩ nhỏ” 39
2.1.6 Chủ đề 6: Tham quan triển lãm, bảo tàng 41
2.1.7 Chủ đề 7: Gặp gỡ giao lưu họa sĩ, nghệ nhân 43
2.1.8 Chủ đề 8: Chất liệu hội họa 44
2.1.9 Chủ đề 9: Giáo dục Mỹ thuật qua di sản văn hóa 52
2.1.10 Chủ đề 10: Tư liệu tranh tham khảo 61
2.2 Các chủ đề hoạt động ngoại khóa ở trường Tiểu học 63
2.3 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MĨ THUẬT HỖ TRỢ TỔ CHỨC GIỜ NGOẠI KHÓA Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 70
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 80
3.1 Mục đích thực nghiệm 80
3.2 Nội dung thực nghiệm 80
3.3 Nhiệm vụ thực nghiệm 80
3.4 Tổ chức thực nghiệm 80
3.4.1 Đối tượng 80
3.4.2 Cách tiến hành thực nghiệm 80
3.4.3 Tiến hành thực nghiệm 81
3.4.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 81
C PHẦN KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 83
1 Đối với nhà trường 83
2 Đối với giáo viên 83
3 Đối với học sinh 84
4 Đối với gia đình 84
PHỤ LỤC 85
Trang 7A PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó là sự phát triển của các ngànhnghề trong xã hội, và trong bất cứ thời điểm nào thì giáo dục vẫn luôn đượccoi trọng và ưu tiên hàng đầu Mỗi cấp học, bậc học có những đặc thù riêngkhác nhau nhưng gắn bó và liên kết với nhau theo một hệ thống nhất định,cấp, bậc nào cũng cần thiết và quan trọng Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
X đã khẳng định Giáo dục – Đào tạo cùng với Khoa học – Công nghệ là quốcsách hàng đầu Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọngthúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huynguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tếnhanh và bền vững Muốn đào tạo nhân lực con người đáp ứng với yêu cầuphát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện cho học sinh
Vậy vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để giáo dục toàn diện cho họcsinh Thiết kế hoạt động giáo dục hỗ trợ tổ chức giờ ngoại khóa là một trongnhững cách thức, biện pháp mới nhằm hướng tới kết quả đổi mới giáo dục,nâng cao chất lượng dạy học của thầy và trò Hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp là một bộ phận bắt buộc trong kế hoạch dạy học ở trường phổ thông đãđược Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, là một nội dung trong công tác quản
lý của các cấp chỉ đạo và quản lý giáo dục Hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết vớithực hành, thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần quan trọng vào
sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh trong giai đoạnhiện nay Là dịp đề học sinh củng cố kiến thức đã học trên lớp, biến tri thứcthành niềm tin ở mỗi học sinh Đây là điểm rất cơ bản của Hoạt động giáo dục
kỹ năng ngoài giờ, khác với hoạt động ngoại khoá môn học Hiện nay giờ
Trang 8ngoại khóa được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nói chung và tiểuhọc nói riêng đã trở thành một mảng hoạt động hết sức quan trọng trong quátrình dạy và học Các môn học có thế hỗ trợ tích cực cho hoạt động ngoạikhóa, trong đó có môn Mỹ thuật Đối với chương trình Tiểu học, Mỹ thuật làmột móc xích quan trọng trong quá trình dạy học Thông qua bộ môn Mỹthuật học sinh có thể lĩnh hội được một số khái niệm về Tự nhiên xã hôi, Vănhóa, Toán học, tiếng Việt…v.v đằng sau những biểu hiện của ngôn ngữ tạohình Bằng cách này giáo dục nghệ thuật được tích hợp trong chương trìnhgiảng dạy ở tất cả các lớp học, được lồng ghép trong các bài học, các hoạtđộng ngoại khóa để nâng cao khả năng quan sát, liên tưởng, kết nối kiến thứccủa học sinh Đồng thời Mỹ thuật là môn học đặc thù đòi hỏi học sinh phảihiểu biết và được tiếp xúc với môi trường tự nhiên Đặc điểm này sẽ thuận lợicho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa.
Để nhằm nâng cao chất lượng dạy và học thì việc thiết kế hoạt độnggiáo dục hỗ trợ tổ chức giờ ngoại khóa là rất cần thiết Thực trạng việc thiết kếhoạt động giáo dục và tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường Tiểu học hiệnnay cho thấy còn gặp rất nhiều khó khăn, mảng hoạt động này chưa thực sựđược quan tâm đúng mức Hơn nữa, môn Mỹ thuật còn rất ít tài liệu để giáoviên tham khảo nên hiệu quả dạy học và tổ chức hoạt động ngoại khóa chưacao và chưa sát với yêu cầu giáo dục đề ra Việc thiết kế hoạt động giáo dục
Mỹ thuật hỗ trợ giờ ngoại khóa không chỉ giúp học sinh cũng cố được mônhọc mà còn giúp cho hoạt động ngoại khóa thêm phần đa dạng và mới mẻ.Tạo ra môi trường học tập bổ ích và lí thú
Việc tìm tòi, nghiên cứu, xây dựng và thiết kế hoạt động giáo dục hỗtrợ tổ chức giờ ngoại khóa ở trường Tiểu học là rất cần thiết
Với tất cả lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu, tìm hiểu đểvận dụng vào thực tiễn dạy học sau này
Trang 92 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này giúp chúng tôi thiết kế các hoạt động giáo dục
Mỹ thuật hỗ trợ tổ chức giờ ngoại khóa cho học sinh lớp 4 trong trường Tiểuhọc, qua đó nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh,góp phần làm phong phú thêm các hoạt động ngoại khóa
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài để làm rõ một sốkhái niệm
- Một số vấn đề về thiết kế hoạt động giáo dục Mỹ thuật và hoạt độngngoại khóa
- Vai trò của việc thiết kế hoạt động giáo dục Mỹ thuật hỗ trợ tổ chứcgiáo dục giờ ngoại khóa ở trường Tiểu học
- Khảo sát nội dung chương trình môn Mỹ thuật
- Thiết kế một số bài dạy về hoạt động giáo dục Mỹ thuật hổ trợ tổchức giáo dục giờ ngoại khóa cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học
- Tiến hành thực nghiệm và kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả củaviệc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong chương trình ở trường Tiểu học
4 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Thiết kế hoạt động giáo dục hỗ trợ giờ ngoại khóa là hình thức dạy họckhá mới trong chương trình dạy học hiện nay Và nó cũng là đề tài được rấtnhiều nhà nghiên cứu và các nhà sư phạm quan tâm tìm hiểu
- Tác giả Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Đưc Vũ có viếtvề: “Hoạt động giáo dục môi trường trong môn địa lí ở trường phổ thông”,bàn về việc giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoại khóa
- Tác giả Nguyễn Đức Vũ trong cuốn “Hoạt động ngoại khóa địa lí ởtrường phổ thông” giới thiệu một số hình thức hoạt động ngoại khóa và các nộidung có thể sử dụng trong dạy học ngoại khóa môn địa lí ở trường phổ thông
Trang 10- Ths Đào Thị Vân Anh với tham luận “Hoạt động ngoại khóa và vấn
đề đánh giá đạo đức của học sinh” bàn về việc thông qua việc tham gia cáchoạt động ngoại khóa để đánh giá hình thành hành vi, ứng xử nhân cách củahọc sinh
Tuy nhiên các nghiên cứu nói về việc thiết kế hoạt động giáo dục Mỹthuật hỗ trợ giờ ngoại khóa ở trường phổ thông nói chung và tiểu học riêngcòn rất hạn chế và hầu như không có
5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục Mỹ thuật và tổ chức hoạtđộng ngoại khóa cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học
6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nội dung một môn Mỹ thuật khối lớp 4
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Tiến hành thu thập, phân tích, xử lí các tài liệu có liên quan đến đề tàinhư: sách, báo, văn bản hướng dẫn, các đề tài nghiên cứu khoa học,
b Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Điều tra tình hình thiết kế hoạt động và tổ chức hoạt động ngoại khóa
có sự hỗ trợ của môn Mỹ thuật, trong một số trường Tiểu học trên địa bànTỉnh Thừa Thiên Huế
c Phương pháp phỏng vấn, quan sát
- Phỏng vấn một số giáo viên về các vấn đề liên quan đến đề tài
- Quan sát thái độ hoạt động học tập của học sinh trong quá trình tiếnhành thực nghiệm
d Phương pháp thống kê
- Tiến hành thống kê, xử lí những số liệu có liên quan thông qua phiếuđiều tra dành cho giáo viên và học sinh
e Phương pháp thực nghiệm, so sánh, đối chứng
- Ứng dụng để kiểm tra tính đúng đắn hợp lí và tính khả thi của đề tài
Trang 118 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm ba chương sau:
Chương I: Những vấn đề chung
Chương II: Thiết kế hoạt động giáo dục Mỹ thuật hỗ trợ tổ chức giờ
ngoại khóa cho học sinh lớp 4
Chương III: Thực nghiệm sư phạm – đề xuất ý kiến
Trang 12B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Vai trò và đặc điểm của hoạt động giáo dục Mỹ thuật.
Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao, do vậy việcđào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng
Hoạt động giáo dục Mỹ thuật là một trong những môn học đặc trưngnhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản để các em tiếp xúc và làmquen với cái đẹp, cảm thụ, yêu quý cái đẹp, biết vận dụng vảo trong cuộc sốnghàng ngày Hỗ trợ các em ở các môn học khác giúp các em phát triển toàndiện, lâu dài về Đức – Trí – Thể - Mỹ và các kỹ năng cơ bản góp phần hìnhthành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Hoạt động giáo dục Mỹ thuật là dạy học nghệ thuật, nó mang tính chấtđặc thù, thể hiện tính sáng tạo trong dạy và học, vì thế dạy học có thể tự chọn,không bắt buộc thực hiện theo chương trình hiện hành, căn cứ vào nội dunghoạt động giáo dục mà giáo viên có thể lựa chọn nội dung, hình thức, đềuchỉnh thời gian sao cho phù hợp với điều kiện thực tế từng trường, từng lớp,từng đối tượng học sinh khác nhau
Hoạt động giáo dục Mỹ thuật là sự kết hợp tổng hòa giữa nhiều yếu tố,vừa mang tính nghệ thuật vừa sư phạm, tạo tâm thế nhẹ nhàng cho người học,góp phần khơi dậy hứng thú, năng khiếu trong mỗi học sinh
Hoạt động giáo dục Mỹ thuật là một môn học độc lập, có mục tiêu,chương trình, sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học,giáo viên được đào tạo, kết quả học sinh được theo dõi, kiểm tra, đánh giá mộtcách nghiêm túc Sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi hoạt động giáo dục môn
Mỹ thuật được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau và ở nhiều phạm vi,quy mô khác nhau [5]
Trang 131.2 Mục tiêu hoạt động giáo dục lớp 4.
- Đối với hoạt động giáo dục lớp 4 chương trình Mỹ thuật lớp 4 nhằmcũng cố và nâng cao những kiến thức cơ bản ban đầu về Mỹ thuật (ở các lớp1,2,3) cho học sinh
- Thông qua thực hành để rèn luyện kỹ năng và nhận thức thẩm mỹ chohọc sinh
- Lấy giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là nhiệm vụ chính, giúp học sinhcảm nhận cái đẹp và vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào học tập, sinhhoạt hằng ngày
- Bước đầu hình thành quan điểm thẩm mỹ đúng đắn cho học sinh Tạođiều kiện giúp học sinh học tốt các môn khác
- Mỹ thuật lớp 4 là tiếp nối chương trình Mỹ thuật lớp 3 Cung cấpnhững nội dung chính và kiến thức cơ bản cho phân môn Mỹ Thuật, tạo điềukiện cho học sinh nâng cao kiến thức bộ môn, mở rộng khả năng ứng dụng.Học sinh không chỉ biết bài tập hoàn toàn trong chương trình, mà còn đượcrèn luyện kỹ năng thực hành ở mức độ cao hơn Tạo cơ sở tốt để thực hiện bàitập ở lớp sau [5]
1.3 Các chủ đề hoạt động giáo dục Mỹ thuật.
- Chủ đề 6: Gặp gỡ, giao lưu với họa sĩ, nghệ nhân
- Chủ đề 7: Các chất liệu hội họa
- Chủ đề 8: Trải nghiệm, giáo dục Mỹ thuật qua di sản văn hóa
- Chủ đề 9: Tư liệu tham khảo: Tranh họa sĩ, tranh thiếu nhi, tranh dân
gian Việt Nam.[2]
Trang 141.4 Phương thức sử dụng thời gian tăng thêm trong trường tiểu học dạy học cả ngày đối với hoạt động giáo dục Mỹ thuật.
- Thời gian tổ chức các hoạt động giáo dục Mỹ thuật được sử dụngtrong quỹ thời gian dành cho các hoạt động giáo dục Do vậy, khi xây dựngchương trình hoạt động, nhà trường cần đảm bảo sự cân bằng, linh hoạt, đanxen với các nội dung hoạt động giáo dục khác nhằm tạo hứng thú cho họcsinh Trên cơ sở đó nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường
- Nhà trường chủ động phân phối thời gian để tổ chức các hoạt động giáodục Mỹ thuật trên cơ sở phối hợp đồng bộ các hoạt động giáo dục khác [2]
- Dự kiến kế hoạch để tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh:
+ Tên hoạt động
+ Mục tiêu
+ Đối tượng tham gia
+ Địa điểm
+ Chuẩn bị (Tài liệu – Phương tiện)
+ Tiến trình hoạt động (Thứ tự các hoạt động)
+ Đánh giá
1.5 Cách thức sử dụng tài liệu.
- Hoạt động giáo dục Mỹ thuật khác với dạy học chương trình Mỹ thuậtphổ thông hiện hành ở Tiểu học, vì vậy việc xây dựng tài liệu này cũng khácvới biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác
Ví dụ sách giáo khoa được biên soạn theo tiết, còn tài liệu Hoạt động giáo dục
Mỹ thuật trong trường tiểu học dạy học cả ngày không biên soạn theo cách đó.
Tuy nhiên, tài liệu đã xây dựng một kế hoạch giáo dục Mỹ thuật theo hìnhthức tổ chức cho từng lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (Phần Phụ lục) để giáo viêntham khảo Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ chọn nội dung (Trong và ngoài tài liệu)
để xây dựng một kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục Mỹ thuật phù hợp vớitừng lớp, từng hình thức
Trang 15- Tài liệu nhắc lại, nhấn mạnh và mở rộng mục tiêu và phương phápthực hiện các chủ đề (nội dung) trên cơ sở chương trình hiện hành, bởi vì đây
là những vấn đề quen thuộc với giáo viên Mỹ thuật Riêng với các chủ đề:Câu lạc bộ Mỹ thuật, Thăm quan triển lãm, bảo tàng, Thăm quan các di sảnvăn hoá, Giao lưu với hoạ sỹ, nghệ nhân thường diễn ra bên ngoài nhà trường
và cần nhiều thời gian hơn cho nên giáo viên cần chủ động có kế hoạch vớinhà trường và phối hợp với các hoạt động của các môn học khác để tổ chứccác hoạt động này một cách có hiệu quả…
- Tài liệu hoạt động giáo dục Mỹ thuật trong trường tiểu học dạy học cả
ngày được được viết dưới dạng các modul và có nội dung mở, các nội dung
này có nhiệm vụ cũng cố các kiến thức đã học ở buổi một và phát triển, mởrộng hơn những nội dung kiến thức này, hướng tới mục tiêu giáo dục thẩm mĩmột cách tốt hơn, hiệu quả hơn
- Giáo viên hoàn toàn có thể điều chỉnh về nội dung, thời lượng và cách
sử dụng tài liệu sao cho phù hợp với năng lực của mình, năng lực và sở thíchcủa học sinh và các điều kiện dạy học thực tế của nhà trường… Sau mỗi nămhọc, giáo viên nên rút kinh nghiệm và đưa ra phương thức sử dụng tài liệu saocho phù hợp hiệu quả
- Việc sử dụng tài liệu phải có sự chọn lọc và cân nhắc kỹ càng, nghiêncứu các hoạt động để thấy được sự liên thông, mức độ nội dung cho từng lớp,từng bài, nắm được cái trọng tâm, chủ chốt của bài dạy, bài học
- Ngoài những tài liệu được cung cấp qua sách giáo viên, sách hướngdẫn, đối với hoạt động giáo dục Mỹ thuật giáo viên phải chủ động tìm kiếmthêm các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau phù hợp với từng chủ đề hoạtđộng, các tài liệu có thể là thông tin từ bài dạy, bài học, hay những cuộc traođổi, trò chuyện, các bài viết có liên quan tới nội dung môn học, để bài dạysinh động, phong phú hơn và sát với thực tế địa phương
- Nghiên cứu nội dung để có hình thức tổ chức cho học sinh học tậpthích hợp theo từng đặc điểm của các phân môn [2]
Trang 161.6 Hoạt động ngoại khóa ở Tiểu học.
1.6.1 Khái niệm
Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình họcchính khóa Hoạt động ngoại khóa liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa– thể thao – giải trí – xã hội ngoài giờ học trên lớp Đây là một trong nhữngsân chơi để học sinh tự nguyện tham gia theo nhu cầu, khả năng của bản thân.Hoạt động ngoại khóa là một mô hình hoạt động rất hữu ích Sau những giờhọc tập căng thẳng trên lớp, thời gian dành cho những hoạt động ngoại khóagiúp học sinh chủ động tham gia, vui vẻ, nâng cao được kĩ năng sống
Trong chương trình sách giáo khoa mới hoạt động ngoại khóa có thểxem tương đương với hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoạt động ngoài giờ lênlớp được quy định cụ thể tại Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyếtđịnh 51/2007/QĐBGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ GD – ĐT, tạiĐiều 26 đã chỉ rõ: “Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạtđộng ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồidưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lýlứa tuổi học sinh tiểu học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tiếnhành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn”
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường quản lí chỉ đạo, với
sự tham gia của các lực lượng xã hội Nó được tiến hành xen kẻ hoặc nối tiếphoạt động dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội Hoạtđộng này diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quátrình đào tạo, làm cho quá trình này được thực hiện mọi lúc, mọi nơi
Như vậy, có nhiều cách nói khác nhau về hoạt động ngoại khóa, nhưngchung quy lại các cách nói đó đều được hiểu hoạt động ngoại khóa là nhữnghoạt động ngoại ngoài giờ lên lớp, ngoài chương trình học tập và không bắtbuộc đối với thầy và trò nhưng phục vụ cho việc dạy học chính khóa, không
có cột điểm nào cho ngoại khóa
Trang 171.6.2 Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoại khóa.
Mục tiêu giáo dục tiểu học: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinhhình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạođức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục họctrung học cơ sở” (Trích Mục tiêu giáo dục tiểu học – Theo Nghị định số43/2001/QĐ – BGD – ĐT ngày 9 – 11 – 2001 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo)
Mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục được quán triệt và hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học như sau:
- Nhiệm vụ củng cố, tăng cường nhận thức góp phần phát triển năng
lực trí tuệ, năng lực tư duy và hình thành thế giới quan khoa học Thái độ,
tình cảm được hình thành dựa trên cơ sở, nền tảng của thế giới quan về niềmtin của con người Nhiệm vụ này thực hiện tốt sẽ có tác dụng tốt, có tính chấtquyết định đối với sự hình thành thái độ, tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ,tình cảm thẩm mĩ và hoạt động xã hội
Sự kết hợp giữa kiến thức, tình cảm, niềm tin, và biểu lộ ở thói quen vàhành vi lối sống của con người trong mọi mối quan hệ xã hội chính là thước
đo, là hiệu quả của hoạt động giáo dục
Tóm lại: Ba nhiệm vụ này có mối quan hệ hữu cơ, gắn kết, bổ sung lẫnnhau và làm tiền đề cho nhau
- Nhiệm vụ củng cố tăng cường nhận thức
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trước hết phải nhằm giúp học sinhtiểu học cũng cố các tri thức của các bộ môn đã học ở trên lớp Đồng thời bổsung thêm những tri thức về tự nhiên, xã hội, về con người mà trong bài họctrên lớp chưa có điều kiện mở rộng
- Nhiệm vụ bồi dưỡng thái độ, tình cảm
Tri thức là cơ sở, là nền tảng, là cội nguồn để hình thành niềm tin Trithức, thái độ và niềm tin là những thành phần cơ bản của ý thức con người nóichung và trẻ em tiểu học nói riêng Ý thức lại được tôi rèn trong hoạt động,chẳng hạn như việc tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ làm
Trang 18bộc lộ hứng thú, sở trường, năng lực của các em, đồng thời thể hiện lòng tựtin, tự trọng, tôn trọng bạn bè và mọi người kể cả các em nhỏ tuổi hơn mình.Bồi dưỡng thái độ, tình cảm cho trẻ em là một nhiệm vụ hết sức quan trọng vàphải thực hiện ngay từ lứa tuổi tiểu học Sự tham gia vào các loại hình hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần tạo nên sự thành công trong giáodục mà các nhà giáo đang mong đợi.
- Nhiệm vụ hình thành hệ thống kĩ năng, hành vi
Hệ thống kĩ năng, hành vi là điều kiện quan trọng để thực hiện hoạtđộng có hiệu quả Nói tới hoạt động là nói tời hành vi, kĩ năng thực hiện hoạtđộng Vậy đối với học sinh tiểu học đó là những kĩ năng, hành vi nào?
Đó là những kĩ năng thực hiện các công việc lao động dơn giản, các kĩnăng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài thể dục, các môn thể thao, các tròchơi, các hành vi ứng xử với mọi người trong gia đình, trong nhà trường vàtrong xã hội Những kĩ năng tham gia hoạt động tập thể, kĩ năng tổ chứcnhững hoạt động chung cùng nhau, biết phối hợp chung với mọi người cùngthực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và kĩnăng giao tiếp với mọi người Dựa vào những kĩ năng, hành vi này để rènluyện những kĩ xảo, thói quen đạo đức bền vững và những kĩ năng tự quảntrong sinh hoạt tập thể Làm được như vậy chúng ta đã góp phần tích cực vàocông cuộc xây dựng chiến lược con người cho tương lai của đất nước [1]
1.6.3 Một số nguyên tắc và quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa.
Trang 19+ Tính kế hoạch: Mọi hoạt động đều cần có kế hoạch, đặc biệt kế hoạchhoạt động ngoài giờ lên lớp cần đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệthống, tính hướng đích, không gây sự xáo trộn, tùy tiện Trên cơ sở kế hoạch,nhà trường định ra cách thức tổ chức, chỉ đạo nội dung, phương tiện và quy
mô hoạt động
* Tính tự nguyện, tự giác
- Nếu học tập trên lớp là bắt buộc thì hoạt động ngoại khóa là tựnguyện Các em có quyền lựa chọn các hoạt động mà mình ưa thích Nguyêntắc này đảm bảo cho học sinh quyền lựa chọn tham gia các hoạt động phù hợpvới khả năng, hứng thú, sức khỏe, và điều kiện cụ thể của bản thân mỗi em.Chỉ có như vậy thì nhà trường, nhà giáo dục mới tạo được sự hứng thú, tựgiác, tích cực tham gia hoạt động, phát huy được thiên hướng, khả năng củamỗi học sinh
* Tính đến đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của học sinh
Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm sinh lý khác nhau, cá biệt có một số íthọc sinh có những biểu hiện khác biệt trong quá trình phát triển Nhà trường,thầy cô phải hiểu biết những nét đặc trưng của sự phát triển này để tổ chứchoạt động có nội dung và hình thức đáp ứng nhu cầu và phù hợp với khả năngphát triển của học sinh Vì vậy, thầy cô phải thường xuyên theo dõi học sinh,phát hiện những nét mới, những khả năng mới được hình thành ở các em đểkịp thời đề xuất và điều chỉnh các hình thức hoạt động phù hợp với sự pháttriển của các em trong từng giai đoạn
* Kết hợp sự lãnh đạo sư phạm của thầy với tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh
Ở lứa tuổi tiểu học, các em rất thích được hoạt động, tò mò, thích khámphá Đồng thời các em đã có sự phát triển về trí tuệ, cho phép các em khám phá
về thế giới xung quanh Đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên tổ chức các hoạtđộng ngoại khóa Tuy nhiên, do đặc điểm lứa tuổi, sự phát triển ở các em còn
Trang 20chưa hoàn thiện, các em chưa có đủ kinh nghiệm sống, vì vậy, cần có sự lãnhđạo, hướng dẫn sư phạm của thầy, cô một cách thường xuyên, phù hợp.
* Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Khi tiến hành bất cứ hoạt động nào cũng phải tính đến tính hiệu quả,đặc biệt hiệu quả giáo dục được đặt lên hàng đầu
Đồng thời kết hợp hiệu quả giáo dục với các hiệu quả khác như: kinh
tế, chính trị, xã hội trong đó lấy hiệu quả giáo dục để điều chỉnh các hiệuquả khác [1]
1.6.3.2 Quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động ngoại khóa.
* Quy trình chung
Để tổ chức hoạt động ngoại khóa có hiệu quả, người tổ chức phải thựchiện theo một quy trình đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ Chính vì vậy, quytrình tổ chức hoạt động ngoại khóa phải bao gồm các bước nhằm đảm bảo tínhlogic trong tư duy và đảm bảo tính thực tiễn trong việc phát triển hoạt động
Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa gồm các bước (khâu) liên hoànvới nhau:
Bước 1: Đặt tên cho hoạt động và xác định yêu cầu giáo dục
b) Xác định yêu cầu giáo dục
Sau khi lựa chọn tên cho hoạt động ngoại khóa, cần xác định rõ mụctiêu hoặc yêu cầu giáo dục của hoạt động ngoại khóa để chỉ đạo triển khai,định hướng hoạt động Cần chú ý vào ba yêu cầu giáo dục sau:
Trang 21- Yêu cầu giáo dục về nhận thức: Hoạt động ngoại khóa nhằm cung cấpcho học sinh những hiểu biết, những thông tin gì?
- Yêu cầu giáo dục về kĩ năng: Qua hoạt động ngoại khóa thực tế, cầnbồi dưỡng hình thành cho học sinh những kĩ năng gì?
- Yêu cầu giáo dục về thái độ: Qua đó giáo dục cho học sinh về mặttình cảm, thái độ gì?
Bước 2: Xây dựng nội dung và xác định hình thức tổ chức hoạt động a) Về nội dung
- Nội dung phải gắn liền với các nhiệm vụ, yêu cầu giáo dục đã đề ra
- Nội dung phải phù hợp với đặc điểm của học sinh
- Nội dung phải phù hợp với điều kiện thực tế
b) Về hình thức
- Lựa chọn hình thức thu hút, hấp dẫn học sinh
- Hình thức phải phù hợp với nội dung
- Nên thay đổi, sáng tạo các hình thức tổ chức, tránh lặp lại nhiều lầnmột hình thức
Bước 3: Chuẩn bị cho hoạt động
a) Ý nghĩa của việc chuẩn bị cho một giờ hoạt động ngoại khóa
Việc lập kế hoạch, chuẩn bị cho giờ hoạt động ngoại khóa có ý nghĩarất lớn đối với với hiệu quả của các giờ hoạt động ngoại khóa:
- Lên kế hoạch cụ thể giúp cho giáo viên hoạt động có mục đích cụ thể,không bị phân tán
- Chuẩn bị tốt giúp cho giáo viên tự tin hơn, ít căng thẳng hơn khi thựchiện nhiệm vụ của mình
- Khi lên kế hoạch rõ ràng, giáo viên sẽ chủ động hơn, bình tĩnh hơn đểgiải quyết những tình huống bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện
b) Những việc cần làm cho khâu chuẩn bị
Trang 22Lập kế hoạch chuẩn bị cho một hoạt động ngoại khóa đòi hỏi giáo viênphải vạch ra được tất cả các yếu tố, điều kiện cần chuẩn bị trước khi hoạtđộng, những công việc và phương thức thực hiện công việc, và ai là ngườiđảm nhận công việc đó Cụ thể là:
- Giáo viên cần xác định rõ và liệt kê những nội dung công việc dự định
+ Học sinh: Chủ động, tích cực tham gia chuẩn bị
+ Các lực lượng giáo dục khác: Quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện
Có 2 loại phân công:
+ Phân công theo từng cá nhân
+ Phân công theo nội dung công việc
- Phương tiện vật chất: Dự trù kinh phí, sân bãi, chuẩn bị những dụng
Trang 23Sau khi thực hiện giai đoạn chuẩn bị, bước tiếp theo là tiến hành hoạtđộng Những vến đề dự định trong bước chuẩn bị sẽ được cụ thể hóa tronggiai đoạn thực hiện.
Bước 4: Tiến hành hoạt động
a) Vì sao cần phải rèn luyện những kĩ năng tiến hành hoạt động ngoại khóa
Trong khi tiến hành hoạt động ngoại khóa, mặc dù đã có kế hoạch cụthể nhưng vẫn có những tình huống xảy ra ngoài dự kiến, vì thế giáo viên phảinhạy bén, linh hoạt, chủ động điều khiển và giải quyết kịp thời
Tiến hành hoạt động là dịp để học sinh rèn luyện khả năng tự điềuchỉnh, tự quản và điều khiển tập thể, vì thế giáo viên phải có khả năng quansát, hướng dẫn để theo dõi, và giúp đỡ các em khi cần thiết nhằm giảm bớt sựlúng túng của học sinh trong vai trò tự quản của mình Đồng thời phải có khảnăng điều khiển để hình thành khả năng này cho chính các em học sinh
Để thu hút gây hứng thú cho các em học sinh khi tham gia vào các hoạtđộng, giáo viên phải có khả năng tiếp cận, tạo mối quan hệ thân mật để cùngcác em tham gia hoạt động Bên cạnh đó giáo viên phải biết cách động viên,khích lệ các em tự giáo dục, tự rèn luyện
b) Những kĩ năng cần có của người giáo viên
Vì những lí do trên, việc rèn luyện những kĩ năng tiến hành hoạt độnghoạt động ngoại khóa là một việc làm không thể thiếu được trong quá trìnhrèn luyện nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên Để tổ chức một hoạt độngngoại khóa hay thực hiện khâu tiến hành hoạt động ngoại khóa, người giáoviên càn có một số kĩ năng sau:
- Kĩ năng tổ chức trò chơi
- Kĩ năng tổ chức trại
- Kĩ năng múa hát tập thể
- Kĩ năng giao tiếp
- Kĩ năng nói trước đám đông
Trang 24- Kĩ năng tiếp cận, huy động, phối hợp các lực lượng xã hội tham gia tổchức hoạt động ngoại khóa
+ Giáo viên sẽ trình bày những dự định của mình về việc tổ chức cáchoạt động ngoại khóa và khéo léo thu hút, lôi cuốn họ vào việc bàn bạc, đềxuất góp ý kiến bổ sung và tham gia hỗ trợ về nhân lực, tài lực, tạo điều kiệnnhằm thực hiện các hoạt động giáo dục tốt hơn
Muốn tiếp cận, huy động và phối hợp hoạt động với các lực lượng xãhội trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, người giáo viên phải rènluyện kĩ năng giao tiếp mềm dẻo và linh hoạt, phải có khả năng nắm bắtnhanh nhạy các thông tin, và hiểu được những đặc điểm, nhu cầu, nguyệnvọng, khả năng của các lực lượng xã hôi Bên cạnh đó còn phải là người có uytín đối với học sinh, phụ huynh, có lòng nhiệt tình, có tính công bằng và biếtcách thuyết phục quần chúng
d) Kĩ năng dẫn chương trình
+ Có một số kĩ năng phụ trợ như: Ca hát, kể chuyện, múa
- Rèn luyện trở thành người dẫn chương trình giỏi
+ Rèn luyện kĩ năng: Khả năng hiểu nhanh, chính xác, khả năng phánđoán, trí nhớ tốt, trí tưởng tượng phong phú
+ Trau dồi kiến thức bằng cách: Đọc sách báo, tham khảo nghiên cứucác tài liệu chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực, ghi chú lại để làm tư liệu
+ Rèn luyện cảm năng và làm chủ cảm xúc
Trang 25+ Rèn luyện khả năng nói trước đám đông
Bước 5: Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tiến hành hoạt động
a) Ý nghĩa của việc đánh giá và rút kinh nghiệm sau khi tiến hành hoạt động ngoại khóa
- Hoạt động đánh giá giúp giáo viên nhận biết được kết quả hoạt động
có phù hợp với mục tiêu đã đề ra hay không, những điều đã thực hiện tốt vànhững việc chưa đạt yêu cầu, đồng thời tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởngđến hiệu quả của giờ hoạt động ngoại khóa
- Việc đánh giá là cơ sở để giáo viên thực hiện bước kế tiếp là rút kinhnghiệm Nếu việc đánh giá đạt yêu cầu sẽ giúp giáo viên điều chỉnh, địnhhướng đúng đắn trong những giờ hoạt động ngoại khóa kế tiếp
b) Nội dung đánh giá và rút kinh nghiệm
- Nêu ra tất cả những công việc đã thực hiện tốt hoặc chưa đạt yêu cầu,những công việc chưa thực hiện được Khi nêu hiệu quả của công việc cầnnêu rõ ai là người thực hiện công việc đó để tiện cho việc tìm nguyên nhânảnh hưởng và khâu rút knh nghiệm tiếp theo Khi trình bày những thành tíchđạt được cần phải có dẫn chứng minh họa rõ ràng, cụ thể, chính xác và đầy đủ.Giáo viên cũng có thể sử dụng một số thang đánh giá về hiệu quả giáo dục đốivới các em học sinh để tham khảo khi đánh giá hiệu quả của giờ hoạt độngngoại khóa (Tuy nhiên cần phải thận trọng khi đưa ra chuẩn đánh giá)
- Tiếp theo giáo viên sẽ tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân(Chủ quan, khách quan), điều kiện ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạtđộng ngoại khóa
- Việc đánh giá rút kinh nghiệm thường được thực hiện khi kết thúchoạt động, nhưng cũng có thể thực hiện theo từng giai đoạn nếu thấy cần thiết
- Việc làm này có thể do các giáo viên thực hiện hoặc giáo viên tổ chứccho các em học sinh tự nhận xét và rút kinh nghiệm để phát huy tính tích cực,chủ động và tự quản của các em học sinh.[1]
Trang 26CHƯƠNG II: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MỸ THUẬT
HỖ TRỢ TỔ CHỨC GIỜ NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH LỚP 4
2.1 Các chủ đề hoạt động giáo dục Mỹ thuật.
2.1.1 Chủ đề 1: Vẽ trang trí
*) Mục đích:
Phân môn Vẽ trang trí rèn cho học sinh cách quan sát, khả năng tìm tòi,
tư duy, sáng tạo theo ngẫu hứng, theo ý thích như: Vẽ bông hoa, con bướm,chiếc lá Qua sự hướng dẫn và phương pháp rèn luyện của giáo viên, các em
vẽ đẹp hơn, vẽ mạnh dạn và tự tin hơn, có ý thích lựa chọn màu sắc thích hợp,sắp đặt màu phù hợp, có màu đậm, có màu nhạt, không lạm dụng màu quánhiều Biết phối hợp nhiều mảng họa tiết hài hòa, sinh động
- Phân biệt bài trang trí thuộc loại nào bài trang trí cơ bản hay trang tríứng dụng bằng màu có sẵn Khi thực hiện bài trang trí cơ bản thì bố cục, họatiết, màu sắc luôn có sự tìm tòi để có một bài vẽ trang trí có bố cục đẹp, hàihòa Còn nếu là bài trang trí ứng dụng thì phải lưu ý đến tính thực tiễn khi sửdụng như: họa tiết, màu sắc, bố cục phù hợp với nội dung yêu cầu sử dụng
- Dạy học sinh cách sáng tạo trong trang trí để các em có thế trang tríphục vụ cho học tập và sinh hoạt như: Trang trí sách vở, góc học tập
- Vẽ trang trí cần chú trọng:
+ Hiểu biết thêm về màu sắc
+ Họa tiết
Trang 27+ Bài 13: Trang trí đường diềm + Bài 17: Trang trí hình vuông + Bài 21: Trang trí hình tròn + Bài 24: Tìm hiểu về kiểu chữ nét đều + Bài 28: Trang trí lọ hoa
+ Bài 32: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh
Đối với hoạt động giáo dục Mỹ thuật, phân môn vẽ trang trí gồm có:
+ Vẽ họa tiết trang trí từ hoa, lá (02 - 04 tiết)+ Vẽ trang trí đồ vật có dạng hình tròn (02 - 04 tiết)+ Vẽ trang trí đường diềm một đồ vật quen thuộc (02 - 04 tiết)+ Vẽ tạo dáng và trang trí Lọ hoa (02 - 04 tiết)
*) Phương pháp:
- Đối với người học: Khi học có phương tiện để học và thể hiện làm bàitrang trí như: bút chì, tẩy, thước kẻ, compa, sáp màu, giấy Nắm được nộidung vẽ trang trí khác với vẽ theo mẫu Mỗi bài học vẽ trang trí đều có sựkhác nhau về mức độ, yêu cầu
+ Thông qua bài giảng học sinh biết cách làm một bài trang trí theođúng phương pháp (tìm và sắp xếp các mảng hình chính, phụ, tìm chọn và sắpxếp họa tiết, tìm đậm, nhạt và tìm màu) Học vẽ trang trí học sinh cần có một
tư duy sáng tạo và say mê, tìm tòi đề bài vẽ có hiệu quả cao Học sinh cần
Trang 28nắm vững một số thể thức chính áp dụng trong bố cục trang trí như: Đăng đối,nhắc lại, xen kẽ…
*) Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Có bài trang trí mẫu, vật thật, ảnh chụp, biểu bảng để giới thiệu kháiniệm, để minh họa gợi ý các bước tiến hành, một số bài có hòa sắc nóng hoặchòa sắc lạnh
- Khi dạy các bài vẽ trang trí việc chuẩn bị tranh mẫu là rất cần thiết,tranh mẫu cũng là một thực tế sinh động giúp trẻ rất nhiều trong việc tư duyhình tượng liên quan tới bài học
- Ngoài việc sử dụng sách giáo khoa, giáo viên chủ động tìm kiếm, sưutầm các bài trang trí khác nhau để phục vụ cho việc giảng dạy từng bài, nên sửdụng các bài làm của học sinh để làm mẫu đối chứng Ví dụ sử dụng các bàimẫu do giáo viên thực hiện, hoặc các bài trang trí đẹp do học sinh khóa trước
để học sinh có tham khảo và rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình
- Khi sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên cần cân nhắc, chọn lọc và sửdụng tối đa hiệu quả của chúng
*) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và chọn họa tiết trang trí
- Khi sử dụng các họa tiết đưa vào trang trí, giáo viên cần lưu ý họcsinh phải lựa chọn họa tiết đơn giản, đẹp và phù hợp để đưa vào bài, tránh đưavào bài những họa tiết rườm rà, phức tạp hoặc quá sơ lược
- Đối với học sinh khá, giỏi có thể yêu cầu các em không sao chép mà
tự sáng tạo các họa tiết theo suy nghĩ cả bản thân, làm cho bài vẽ trở nên sinhđộng, sáng tạo hơn
Trang 29*) Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp họa tiết trang trí
- Tùy theo nội dung từng bài học cũng như họa tiết được lựa chọn màgiáo vên hướng dẫn học sinh cách sắp xếp họa tiết cho phù hợp Có thể sắpxếp họa tiết theo nhiều cách như: đối xứng, xen kẽ, nhắc lại
- Không yêu cầu quá cao ở học sinh về kĩ năng vẽ hay sắp xếp các họa tiết
*) Hướng dẫn học sinh hiểu cách tô màu vào bài trang trí
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng màu sắc sao chohợp lí và hài hòa Có thể sử dụng hòa sắc nóng hay hòa sắc lạnh, sử dụng cácgam màu trầm hay gam màu sáng
- Khi thực hành làm bài trang trí có thể gợi ý để học sinh tô màu theo ýthích hay cảm xúc riêng, nhưng không phải tô màu một cách tùy tiện
- Yêu cầu học sinh tránh sử dụng quá nhiều màu sắc trong một bàitrang trí dễ dẫn đến sự rườm rà, kém thẩm mỹ (Chỉ nên sử dụng từ 3 - 4 màu)
*) Nhận xét – đánh giá kết quả của học sinh
- Việc đánh giá kết quả bài học cần được tính ngay từ khi xác định mụctiêu và thiết kế bài học nhằm giúp học sinh và giáo viên kịp thời nắm đượcthông tin liên hệ ngược chiều để điều chỉnh hoạt động dạy và học
- Cuối tiết học cần dành thời gian để nhận xét, đánh giá bài làm củahọc sinh
Trang 30- Yêu cầu học sinh cùng tham gia nhận xét bài vẽ của các bạn
- Cần hướng dẫn học sinh nhận xét theo các nội dung:
+ Cách chọn, cách vẽ họa tiết
+ Cách sắp xếp họa tiết
+ Cách vẽ màu
+ Sự sáng tạo trong bài vẽ
- Giáo viên cần lưu ý động viên, khích lệ là chủ yếu, không chê nhữnghọc sinh vẽ yếu trước lớp Chú ý yêu cầu học sinh cần vẽ thêm ở nhà
2.1.2 Chủ đề 2: Vẽ tranh.
*) Mục đích
- Vẽ tranh theo đề tài là hình thức rèn luyện cho học sinh tập sáng tạokhi vẽ tranh, đưa các em tiếp cận với cái đẹp, tạo điều kiện cho năng khiếuthẩm mỹ của các em phát triển Vẽ tranh theo đề tài là tổng hợp kiến thức giữacác phân môn, nó kích thích cho học sinh thói quen quan sát, tìm tòi và khámphá tính chất, quy luật phát triển của đời sống xã hội Qua đó làm giàu thêmkiến thức, phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, rèn luyện cho học sinh có thóiquen làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, say mê và giáo dục các em yêu sản phẩmlao động của mình
- Đề tài Lễ hội (Ngày lễ hội truyền thống, ngày tết, ngày kỉ niệm…)
- Đề tài Chân dung (Vẽ chân dung người thân, bạn bè)
- Đề tài Môi trường (Các hoạt động chăm sóc, bảo vệ môi trường)
Trang 31- Đề tài An toàn giao thông (Các hoạt động thực hiện hoặc tuyêntruyên chấp hành luậtgiao thông)
- Đề tài vẽ con vật quen thuộc (Vẽ các con vật gần gũi, quen thuộcnhư: Mèo, trâu, bò, lợn, gà…)
- Đề tài Tự do (Chọn nội dung để vẽ theo ý thích)
Ở lớp 4
Đối với chương trình Mỹ thuật hiện hành, phân môn vẽ tranh gồm có 9tiết: [7]
+ Bài 3: Đề tài Các con vật quen thuộc
+ Bài 7: Đề tài Phong cảnh quê hương
+ Bài 12: Đề tài sinh hoạt
+ Bài 15: Vẽ chân dung
+ Bài 20: Đề tài Ngày hội quê em
+ Bài 25: Đề tài Trường em
+ Bài 29: Đề tài An toàn giao thông
+ Bài 33: Đề tài Vui chơi mùa hè
+ Bài 34: Đề tài tự do
Đối với hoạt động giáo dục Mỹ thuật, phân môn vẽ tranh gồm:
+ Vẽ tranh đề tài Cảnh đẹp Quê hương (02-04 tiết)
+ Vẽ tranh đề tài Mái trường thân yêu (02-04 tiết)
+ Vẽ tranh đề tài An toàn giao thông, (02-04 tiết)
+ Vẽ đề tài Tự do (02-04 tiết)
*) Phương pháp:
- Đối với học sinh:
+ Đọc và tham khảo trước bài học để nắm bắt thông tin
+ Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học
+ Thường xuyên quan sát sự vật, sự việc diễn ra hàng ngày xung quanhcuộc sống
+ Chuẩn bị tốt dụng cụ học tập phục vụ môn học
Trang 32+ Học sinh tự tìm hiểu (thảo luận nhóm) về nội dung đề tài, tự tìm chọnnội dung cách vẽ hình, cách sắp xếp hình vẽ, cách vẽ màu, phối màu Quaxem tranh và gợi ý của giáo viên.
+ Học sinh thực hành vẽ cá nhân (vẽ theo nhóm khi có nội dung phùhợp), giáo viên luôn nhắc nhở học sinh cần có sự sáng tạo trong khi thể hiệnbài vẽ
+ Học sinh vận dụng kiến thức đã học được ở lớp, về nhà dành thờigian vẽ thêm bài khác
- Đối với giáo viên:
+ Cần chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học như: tranh, ảnh, hình minh họa liênquan đến bài học
+ Kết hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy Phương pháp chủ yếu làquan sát, thực hành
+ Phương pháp phối hợp: trực quan, vấn đáp, giảng dạy, phân tích tổnghợp, minh họa, tổ chức trò chơi, đánh giá nhóm
+ Chú ý hướng dẫn học sinh quan sát thực tế xung quanh
- Ngoài đồ dùng giáo viên sưu tầm thêm tranh vẽ của học sinh Tranhcho học sinh xem cần đa dạng về đề tài, về cách vẽ, bao gồm:
+ Tranh vẽ về các thể loại để các em nhận ra khái niệm, cách thể hiện
đề tài định vẽ
Trang 33+ Tranh minh họa về đề tài sẽ vẽ, cần có 2-3 tranh có cách vẽ khácnhau về bố cục, về hình tượng, về màu sắc.
+ Tranh vẽ của học sinh năm trước về đề tài sẽ vẽ để động viên, khích
lệ các em vẽ đẹp hơn
+ Biều đồ minh họa các bước tiến hành vẽ tranh
+ Có thể cho học sinh xem thêm cảnh đẹp: Phong cảnh chùa, các convật để các em nhận ra bố cục, hình dáng và màu sắc của tổng thể
- Các tranh mẫu này phải được chọn lọc và có nét đặc biệt, điển hình,
có thể giúp giáo viên khai thác phục vụ tốt cho bài dạy Giúp các em học tậpkinh nghiệm của các bạn và biến nó thành kinh nghiệm của bản thân
- Trước khi sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên cần xem xét kĩ, suy nghĩ,tìm hiểu từng nội dung tranh để khi lên lớp sử dụng hiệu quả từng bức tranh
- Tránh sử dụng tranh mẫu một cách qua loa, tắc trách hay quá thamlam, ôm đồm
*) Hướng dẫn học sinh tìm chọn nội dung đề tài
- Đề tài vẽ tranh rất rộng như: Vẽ trường học, vẽ chân dung, vẽ quêhương, vẽ con vật
- Đề tài có nhiều chủ đề khác nhau, có hiểu được nội dung chủ đề, họcsinh mới nhớ lại, tưởng tượng được những hình ảnh liên quan đến nội dungbài vẽ
- Ở phần này tốt nhất giáo viên nên chuẩn bị hệ thống câu hỏi cụ thể từ
dễ đến khó có liên quan trực tiếp tới nội dung chủ đề để giúp các em tiếp cậnnội dung bài học
- Tránh đưa ra những câu hỏi khó, câu hỏi vô nghĩa (nên dùng phươngpháp gợi mở gây hứng thú để lôi cuốn học sinh trả lời câu hỏi)
*) Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp bố cục tranh
- Bố cục tranh thực chất là sắp xếp hình tượng, hình mảng, màu sắcđậm nhạt, mảng trống sao cho có chính, có phụ hợp lí
Trang 34+ Hình mảng: Hình mảng của tranh là cái cốt nó góp phần rất lớnvào giải quyết bố cục và tư tưởng chủ đề - hình mảng chính thường có vị tríquan trọng trong tranh, thu hút sự chú ý của người xem Hình mảng phụ cónhiệm vụ hỗ trợ làm phong phú nội dung bức tranh.
+ Hình tượng: Hình tượng của tranh là hình dáng của chi tiết như:các nhân vật, cây cỏ, nhà cửa Hình tượng phải có tính điển hình phù hợp vớinội dung chủ đề, biểu hiện được cái động, cái tĩnh
+ Sắp xếp đường nét, hình mảng, hình tượng: Trong tranh có cácđường nét, hình mảng, hình tượng nằm ngang hay thẳng đứng quá nhiều sẽlàm cho tranh đồng điệu, khô khan, buồn tẻ và không đẹp
+ Đường tầm mắt trong tranh: Đường tầm mắt trong tranh có ýnghĩa đến bố cục chung của tranh và thể hiện nội dung chủ đề
*) Hướng dẫn học sinh các vẽ màu
- Khi hướng dẫn học sinh vẽ màu giáo viên lưu ý hướng dẫn kĩ thuật sửdụng các chất liệu màu (Màu sáp, màu nước, màu bột…) bằng cách thông quaviệc giới thiệu các bức tranh cụ thể và thực hành vẽ mẫu của giáo viên Cùngvới việc hướng dẫn kĩ thuật và hướng dẫn tô màu và phối hợp màu cho phùhợp với bố cục và nội dung của bức tranh
- Để các em vẽ màu theo ý thích chắc chắn các em phát huy được nănglực của bản thân và bộc lộ rõ mình Song nếu không có sự quan tâm, giúp đỡcủa giáo viên nhiều học sinh sẽ lúng túng vẽ màu quá lòe loẹt hoặc tối xỉnkhông ăn nhập với nhau
- Ở những địa phương còn khó khăn, học sinh chưa có màu vẽ hoặcchưa đủ, giáo viên cần có biện pháp khắc phục, tạo mọi điều kiện để học sinhđược tiếp xúc với màu và vẽ màu, tránh tình trạng chỉ để học sinh vẽ bằng bútchì đen
*) Hướng dẫn học sinh thực hành
Trang 35- Hướng dẫn học sinh vẽ tranh đề tài theo quy trình chung đó là phácthảo mảng chính, phụ trên mặt trang giấy trước, sau đó dựa vào các mảng để
vẽ hình, cuối cùng là tô màu Đó là cách nhìn, cách nghĩ và cách làm việckhoa học Song trên thực tế học sinh tiểu học thường “bỏ qua” phác mảnghình chính, phụ mà vẽ hình ngay Ở tiểu học chúng ta có thể châm chướcđược vì đó là đặc điểm của các em
*) Nhận xét và đánh giá kết quả bài vẽ
- Nhận xét và đánh giá bài vẽ của học sinh cũng là một bước quan trọng
và cần thiết trong các dạy vẽ tranh đề tài Nên treo những bài vẽ lên bảng đểcác em có thể dễ dàng quan sát Đồng thời cho học sinh cùng tham gia nhậnxét bài làm của bạn
- Khi đánh giá bài vẽ của học sinh, giáo viên cần dựa vào một số tiêuchí sau đây:
+ Cách chọn nội dung
+ Cách chọn và sắp xếp hình ảnh chính, phụ
+ Cách vẽ màu
+ Sự sáng tạo trong nội dung bài vẽ
- Khi nhận xét chung giáo viên nên lấy khen ngợi để khích lệ, độngviên học sinh là chính, tránh chê trách học sinh ngay giữa lớp học
- Tổ chức triển lãm những bức tranh vẽ của học sinh để khuấy độngphong trào học tập
- Không đánh giá ngay đối với những học sinh chưa hoàn thành bài vẽ,tạo mọi điều kiện để em đó vẽ lại cho đến khi đạt yêu cầu
2.1.3 Chủ đề 3: Thường thức Mỹ thuật.
*) Mục đích:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của vạn vật trong thiên nhiên, vẻđẹp của con người thông qua những bức tranh của các họa sĩ và của thiếu nhitrong nội dung chương trình dạy học
Trang 36- Giúp học sinh được tăng cường làm quen, tăng cường tiếp xúc với cácbức tranh đẹp thông qua ngôn ngữ nghệ thuật: Đường nét, hình mảng, màu sắc
- Thông qua việc tiếp xúc này nhằm giúp các em có thêm những kiếnthức sơ đẳng nhất về xem tranh, bước đầu hình thành cho các em tình cảm, thịhiếu thẩm mỹ tốt và cảm nhận đúng đắn về cái đẹp trong tranh thiếu nhi vàtranh của họa sĩ
- Bên cạnh đó bước đầu học sinh còn thể hiện được những cảm nhận,những tình cảm cá nhân của mình trước các bức tranh, phân biệt được đâu làtranh đẹp và tranh chưa đẹp khi xem tranh
- Dẫn dắt học sinh bước vào thế giới cái đẹp với một thị hiếu thẩm mỹđúng đắn lành mạnh, đồng thời giúp các em có thể thưởng thức được cái đẹptrong cuộc sống và trong nghệ thuật để biết yêu quý và trân trọng cái đẹp
*) Nội dung
- Xem tranh thiếu nhi (các tranh có nội dung gần gủi với học tập, sinhhoạt của học sinh)
- Xem tranh phong cảnh (các tranh vẽ cảnh đẹp của quê hương đất nước)
- Xem tranh Dân gian Việt Nam (Các tranh chọn lọc đại diện cho cácdòng tranh Dân gian Việt Nam)
- Xem tranh của họa sĩ Việt Nam (tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh,tranh tĩnh vật, tranh chân dung…)
- Xem tranh của họa sĩ thế giới (tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh,tranh tĩnh vật, tranh chân dung )
Ở lớp 4
Đối với chương trình mỹ thuật hiện hành, phân môn Thường thức mỹthuật gồm có 4 tiết: [7]
+ Bài 5: Xem tranh phong cảnh
+ Bài 11: Xem tranh của họa sĩ
+ Bài 19: Xem tranh dân gian Việt Nam
+ Bài 26: Xem tranh thiếu nhi
Trang 37Đối với hoạt động giáo dục mỹ thuật, phân môn Thường thức mỹ thuậtgồm có:
+ Tranh thiếu nhi đề tài: Phong cảnh (01 - 02 tiết)
+ Tranh của họa sĩ đề tài: Chân dung (01 - 02 tiết)
+ Tranh thiếu nhi đề tài: An toàn giao thông, (01 - 02 tiết)
+ Tranh thiếu nhi đề tài: Lễ hội, (01 - 02 tiết)
*) Phương pháp:
- Trong giờ học phân môn thường thức mỹ thuật giáo viên nên cho họcsinh tự tìm hiểu (thảo luận nhóm) về nội dung bức tranh, cách vẽ hình, cáchsắp xếp hình vẽ, cách vẽ màu, phối màu cho bức tranh Thông qua việc xemtranh và câu hỏi gợi ý của giáo viên
- Học sinh thực hành nhận xét tranh, nêu cảm nhận cá nhân về cácbức tranh
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học được ở lớp, về nhà dành thời gianxem và nhận xét thêm các bức tranh khác
*) Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Trong sách giáo khoa chỉ giới thiệu một tác phẩm, do đó giáo viên cầnnghiên cứu nội dung để có kế hoạch cùng học sinh sưu tầm thêm tranh để bàidạy phong phú hơn Có thể xem chương trình học của lớp và chuẩn bị dần khi
có điều kiện Cụ thể cần sưu tầm các loại tranh sau đây:
+ Tranh của họa sĩ ở các thể loại như: tranh sinh hoạt, tranh chân dung,tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh
+ Tranh vẽ của thiếu nhi (đã in ấn) và của học sinh về các thể loại.+ Sau khi sưu tầm được cần phân loại tranh để có kế hoạch sử dụng chotừng bài
- Giáo viên có thể sử dụng tranh có sẵn trong sách giáo khoa, nhưngkhuôn khổ các tranh này nhỏ và chất lượng in chưa cao nên hiệu quả sử dụng
Trang 38rất hạn chế Khắc phục tình trạng này giáo viên nên sưu tầm thêm các phiênbản tranh mẫu cỡ lớn để học sinh dễ quan sát.
- Giáo viên cần chuẩn bị thêm các tranh khác có liên quan đến tranhmẫu để so sánh đối chứng nhằm làm phong phú thêm cho tiết dạy và mở rộngkiến thức cho học sinh
- Cần khai thác các tư liệu tranh của thiếu nhi, tranh của họa sĩ để minhhọa cho việc giảng dạy phân môn này
*) Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
- Đối với phân môn thường thức mỹ thuật giáo viên cần chuẩn bị trướcphần tranh và hệ thống câu hỏi ngắn gọn, sức tích xoay quanh nội dung bứctranh để dẫn dắt học sinh tiếp cận với nội dung, yêu cầu bài học
- Tránh những câu hỏi lòng vòng, dài dòng, vô nghĩa hoặc những câuhỏi quá khó không gắn với nội dung bài học, những câu hỏi gợi ý cho học sinhcần làm rõ những nội dung:
+ Màu sắc và cách phối hợp màu sắc trên tranh
+ Cảm nhận của cá nhân về bức tranh
+ Trong tranh họa sĩ đã vẽ những gì? Vẽ ở đâu? (học sinh quan sát, kểtên các hình vẽ và vị trí của chúng) Thực ra câu hỏi này nhằm giúp học sinhthấy được các hình ảnh chính cần thiết của đề tài (vẽ những gì ở tranh này), vẽ
ở chỗ nào Vừa làm rõ nội dung, vừa làm cho tranh đẹp
+ Hình ảnh trong tranh vẽ như thế nào? (học sinh quan sát và tả theocách vẽ của họa sĩ: vẽ to hay nhỏ, đứng hay nghiêng, chạy hay đi đó là các
Trang 39dáng, thế động tĩnh của các hình) Vì sao vẽ như vậy? (học sinh trả lời theocách nghĩ và cảm xúc của mình).
+ Những màu nào có trong tranh, vì sao vẽ những màu đó? (vì mùaxuân hay nóng bức, vì là ngày lễ hội ) Những câu hỏi như trên nhằm hướnghọc sinh đến tìm hiểu tranh qua bố cục (cách sắp xếp hình tượng), qua cáchình ảnh chính, qua màu sắc Đó là ngôn ngữ của tranh Và chính nhờ nhữngngôn ngữ đó mà tranh “nói” được những gì họa sĩ muốn biểu đạt, người xemcần “cảm” được những gì họa sĩ muốn “nói”
- Sau mỗi câu trả lời của học sinh, giáo viên cần bổ sung, giảng giảithêm cho đầy đủ, tránh nói dài và đi sâu và phân tích cụ thể từng nội dung,như vậy giáo viên dễ mắc sai lầm dễ sa đà, và dễ đi chệch ra ngoài nội dungbài dạy
- Trước khi cho học sinh trả lời các câu hỏi giáo viên nên yêu cầu họcsinh xem kĩ tranh trong sách giáo khoa hoặc quan sát kĩ tranh mẫu của giáoviên đã chuẩn bị Khi học sinh xem tranh có thể cho các em trao đổi, thảo luậntheo bàn, theo nhóm hoặc theo tổ
*) Hướng dẫn học sinh thực hành
- Xem tranh là hình thức cảm thụ vẽ đẹp của tác phẩm Do vậy học sinhphải quan sát trực tiếp để tìm ra vẻ đẹp của tác phẩm Giáo viên cần hướng dẫnhọc sinh cách xem tranh sao cho phù hợp để cảm thu được vẻ đẹp của bức tranh:
+ Quan sát từ bao quát đến bộ phận, rồi từ các bộ phận lại nêu bật được
ý nghĩa tổng quát của tranh
+ Lúc ngắm từ xa, khi nhìn gần để tìm ra những ý tưởng mà người vẽ tạodựng bằng các hình tượng, bằng màu sắc để học sinh tự tìm ra vẻ đẹp của tranh
- Phần hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét tranh để tra lời các câuhỏi xoay quanh nội dung bức tranh, giáo viên nên sắp xếp từ 20 đến 25 phút,thời gian còn lai có thể tổ chức cho học sinh xem thêm các bức tranh khác
- Đối với học sinh tiểu học nên tổ chức các hoạt động như: trò chơi, đồvui có nội dung liên quan đến bài học, hoặc cho học sinh thực hành bằnghình thức viết ra giấy mô tả ngắn gọn nội dung bức tranh và nêu những nhận
Trang 40xét, cảm nhận của cá nhân mình về bức tranh đã được xem sau đó trình bày cánhân hoặc đại diện nhóm trình bày.
*) Nhận xét đánh giá
- Giáo viên dành 2 - 3 phút để nhận xét chung tiết học
- Nhấn mạnh các yêu cầu cần ghi nhớ khi xem tranh
+ Tìm và mô tả các hình ảnh chính, phụ trên tranh
là tổng hợp kiến thức giữa các phân môn, nó kích thích cho học sinh thói quenquan sát, tìm tòi và khám phá cuộc sống xung quanh
- Thông qua cách nặn tạo dáng, cách sắp xếp sản phẩm theo chủ đềnhằm giúp cho các em có được kiến thức sơ đẳng nhất về ngôn ngữ điêu khắc,bước đầu hình thành cho các em những cảm nhận về cái đẹp của ngôn ngữđiêu khắc
- Tập nặn tạo dáng nhằm tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với hìnhkhối Tập sáng tạo ra các đồ vật bằng đất, chất dẻo hoặc các phế liệu Thôngqua tập nặn và tạo dáng nhằm phát triển tư duy nghệ thuật và tư duy sáng tạo.Học sinh có năng lực cảm thụ được cái đẹp trong nghệ thuật điêu khắc và làmquen với nghệ thuật ứng dụng công nghiệp
- Tập nặn tạo dáng cũng bước đầu hình thành cho các em về rèn luyệnđôi tay khéo léo, yêu thích cái đẹp và ham thích môn học, biết quan tâm tới bạn
bè, biết phối hợp với bạn bè trong công việc, biết cách nặn một số sản phẩm
*) Nội dung