1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển vốn từ qua phân môn tập đọc kể chuyện cho học sinh lớp 3

78 644 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 24,79 MB

Nội dung

Lịch sử vấn đềPhát triển vốn từ cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nóiriêng thông qua phân môn Tập đọc-Kể chuyện nhìn chung đã được rất nhiềunhà giáo quan tâm, vì nó đang

Trang 1

Lời cám ơn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo – thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Thanh đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.

Tôi cũng xin chân thành cám ơn quý thầy cô giáo trường tiểu học Trần Quốc Toản, tập thể lớp K37 GDTH cùng gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.

Dù có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi thiếu sót, tôi mong nhận được sự góp ý, bổ sung để khóa luận này được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Nhung

Trang 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của đề tài 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1 Cơ sở lí luận 6 1.1.1 Lí thuyết về từ tiếng Việt 6

1.1.1.1 Từ là gì? 6 1.1.1.2 Đọc là gì? 6 1.1.1.3 Kể chuyện là gì? 7 1.12 Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc-Kể chuyện trong chương trình

Tiếng Việt 3 8 1.1.2.1 Tập đọc 8 1.1.2.2 Kể chuyện 9 1.1.3 Vai trò của từ trong phân môn Tập đọc-Kể chuyện lớp 3 9 1.1.4 Mục tiêu của việc phát triển vốn từ cho học sinh 9 1.1.5 Nội dung chương trình Tập đọc-Kể chuyện lớp 3 10

1.1.5.1 Mục tiêu dạy Tập đọc-Kể chuyện 10 1.1.5.2 Nội dung chương trình dạy học Tập đọc-Kể chuyện lớp 3 10 1.1.6 Cấu trúc và đặc điểm của bài Tập đọc-Kể chuyện lớp 3 17

1.1.6.1 Cấu trúc 17 1.1.6.2 Đặc điểm của Tập đọc lớp 3 17 1.1.6.3 Đặc điểm của Kể chuyện lớp 3 18

Trang 3

1.1.7 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 3 liên quan đến hoạt động phát

triển vốn từ qua phân môn Tập đọc-Kể chuyện 19 1.1.8 Quy trình dạy bài Tập đọc-Kể chuyện lớp 3 21

1.2 Cơ sở thực tiễn 22 1.2.1 Thực trạng dạy học Tập đọc và Kể chuyện trong nhà trường 24

1.2.1.1 Đôi nét về trường tiểu học Trần Quốc Toản 24 1.2.1.2 Nhận thức của giáo viên trong dạy học phát triển vốn từ cho học

sinh 26 1.2.1.3 Thực trạng của học sinh lớp 3 trong việc phát triển vốn từ khi học

Tập đọc-Kể chuyện 28 1.2.2 Nguyên nhân của thực trạng 30

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN 33

VỐN TỪ QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN 33

CHO HỌC SINH LỚP 3 33

2.1 Tổ chức hoạt động nhóm trong tiết Tập đọc-Kể chuyện 33

2.2 Tổ chức các trò chơi để phát triển vốn từ trong tiết Tập đọc-Kể chuyện 35

2.2.1 Trò chơi: “TÌM NHANH TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM” 35

2.2.2 Trò chơi: “ TIẾP SỨC” 36 2.2.3 Trò chơi: “XẾP TỪ THEO NHÓM” 37 2.2.4 Trò chơi: “HỎI ĐỂ ĐOÁN TỪ” 37 2.2.5 Trò chơi: “NHANH TRÍ” 38 2.3 Cung cấp từ mới và giải nghĩa từ mới cho học sinh trong tiết Tập đọc-Kể

chuyện 39 2.4 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học 39 2.5 Áp dụng công nghệ thông tin và các phần mềm vào trong dạy học 40

CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 42

3.1 Mục đích, yêu cầu thử nghiệm 42

3.1.1 Mục đích 42 3.1.2 Yêu cầu 42 3.2 Tổ chức thử nghiệm 42 3.3 Nội dung thử nghiệm 42

Trang 4

3.3.1 Nội dung thử nghiệm 42 3.3.2 Thời gian thử nghiệm 43 3.4 Giáo án thử nghiệm 43 3.4.1 Giáo án ứng công nghệ thông tin 43 3.4.2 Giáo án truyền thống 56 3.5 Một số kết quả bước đầu 65 3.6 Kết luận về thử nghiệm 65 3.7 Bài học kinh nghiệm qua việc tìm hiểu các phương pháp nhằm phát triển vốn

từ cho học sinh qua phân môn Tập đọc-Kể chuyện 66

3.8 Ý kiến đề xuất 67 3.8.1 Về phía nhà trường 67 3.8.2 Về phía giáo viên 67 3.8.3 Về phía học sinh 67 3.8.4 Về phía phụ huynh học sinh 68

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHỤ LỤC 1

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho hệ thốnggiáo dục phổ thông Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, phát triển nhân tài Đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoahọc tự chủ, sáng tạo, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, phát triển giáodục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước Mỗi môn học ở Tiểu học có vị trí và vai trò quan trọng trongviệc hình thành nhân cách học sinh

Môn Tiếng Việt được lồng ghép các phân môn: Tập đọc, Luyện từ vàcâu, Chính tả, Tập làm văn và Kể chuyện Kể chuyện ở Tiểu học ngoài mụcđích giải trí, kích thích hứng thú học tập, bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi vốnsống còn nhằm phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh Đồng thời mở rộngtích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy, nâng cao hiểu biết về đời sống gópphần hình thành nhân cách con người mới Với tư cách là một phân môn đặcbiệt quan trọng trong môn Tiếng Việt, Tập đọc không những để các em pháttriển kĩ năng đọc mà còn đem lại cho các em những câu chuyện hay, nhữngbài học quý và đặc biệt là những từ ngữ mới để các em có thể tích lũy trongvốn từ của mình

Đối với học sinh tiểu học, việc làm thế nào để phát triển vốn từ củamình là rất quan trọng Vì tâm hồn và trí khôn của các em như một túi vảitrống rỗng, các em phải từng ngày tích góp, tích góp cho bản thân những kinhnghiệm quý báu để túi vải đó trở nên đầy hơn cho cuộc sống của các em Màbản thân các em lại là một con dân của người Việt Nam, người Việt Nam phảibiết tiếng nói của người Việt Nam, vì vậy điều mà các em cần nhất là nóiđược, nói thành thạo thứ tiếng của mình Để làm được điều đó đòi hỏi ở ngườihọc sinh phải biết thu thập và rèn luyện vốn từ của mình trong mọi vấn đề,

Trang 6

mọi hành động và mọi việc làm ngay từ bây giờ Và khi còn đang ngồi trênghế nhà trường, là môi trường mà hầu hết thời gian là các em sống ở đây các

em phải biết tận dụng môi trường đó để tích góp cho mình Vì nhà trường,trường học luôn là điều kiện tốt nhất để cho học sinh bồi dưỡng tri thức, nănglực và ngôn ngữ Đây là giai đoạn mà các em nên thu thập cho mình nhữngvốn từ cần thiết để có thể sử dụng sau này, vì vốn từ càng nhiều thì các emcàng có nhiều cơ hội tiếp thu và trâu dồi vốn hiểu biết của mình Vì vậy pháttriển vồn từ là điều thật sự cần thiết cho các em

Nhưng, làm thế nào để phát triển vốn từ cho các em? Làm thế nào đểcác em có thể tự làm cho vốn từ của mình được phát triển thêm? Theo điều tracho thấy, để phát triển vốn từ cho các em nên cho các em giao tiếp nhiều vớithầy cô, bạn bè Đặc biệt là cho các em có cơ hội đứng trên bảng để thể hiệnmình, để tạo sự tự tin cho các em và để các em có thể trao đổi vốn từ chonhau Đồng thời để các em tự thân tìm tòi và khám phá vẻ đẹp trong tiếng nóicủa dân tộc mình Vì tự học giúp các em nhớ lâu, rèn cho các em kĩ năng tựlập, tự đứng vững trên đôi chân của mình Đó là đức tính quý của mỗi conngười Và trong tất cả các môn học, tôi thấy môn tiếng Việt, cụ thể hơn làtrong phân môn Tập đọc-Kể chuyện là một trong những phân môn có khảnăng tạo cho các em có điều kiện để phát triển vốn từ của mình Nhưng giáoviên phải làm thế nào để cho các em phát triển vốn từ của mình trong phânmôn Tập đọc-Kể chuyện? Làm thế nào để gây hướng thú đối với các em?Làm thế nào để học sinh lớp 3 phát triển vốn từ của mình? Đó là một vấn đềquan trọng mà bản thân mỗi người, đặc biệt là các nhà giáo dục phải quantâm Là một giáo viên tương lai của cấp học Giáo dục tiểu học, bản thân tôirất lo lắng cho việc phát triển vốn từ của các em, vì từ ngữ như là chiếc chìakhóa để các em mở ra cánh cửa tri thức, đặc biệt là cánh cửa tương lai của các

em Từ ngữ là một phương tiện để dẫn đưa các em tiến tới vẻ đẹp và tinh hoavăn hóa của nhân loại Tôi cũng như các nhà giáo khác cũng muốn cho học

sinh của mình thành công Và đó cũng là lí do mà tôi chọn đề tài này: “Phát

triển vốn từ qua phân môn Tập đọc-Kể chuyện cho học sinh lớp 3”

Trang 7

2 Lịch sử vấn đề

Phát triển vốn từ cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nóiriêng thông qua phân môn Tập đọc-Kể chuyện nhìn chung đã được rất nhiềunhà giáo quan tâm, vì nó đang là vấn đề nóng bỏng trong tình trạng giáo dụchiện nay cũng như để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa Nhưng vấn đề này từxưa đến nay chỉ được các nhà giáo nghiên cứu, tìm hiểu chung chung, chưa đisâu vào cụ thể: “Phát triển vốn từ cho học sinh qua phân môn kể chuyện”,

“Phát triển từ ngữ cho học sinh lớp 3 qua phân môn luyện từ và câu”… đốivới việc nghiên cứu sự phát triển vốn từ cho học sinh cách chi tiết còn ít vàchưa đi sâu vào nội dung của nó, và chưa có một nhà giáo nào đã nghiên cứuvấn đề này trên phân môn Tập đọc-Kể chuyện lớp 3 Vì vậy, tôi mạnh dạnmuốn đi tìm hiểu kĩ vấn đề này một cách sâu hơn, chi tiết hơn dựa trên những

gì mà các nhà giáo đã nghiên cứu trên phân môn Tập đọc-Kể chuyện trongmôn Tiếng Việt

- Đem lại cho các em nhiều lợi ích trong các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết

- Hình thành kĩ năng đọc, kể chuyện cho các em Giúp các em diễn đạt

tư tưởng tình cảm một cách rõ ràng, chính xác Đó cũng là cơ sở để các emhọc tốt các môn học khác và bồi dưỡng những tình cảm đạo đức tốt đẹp

Trang 8

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến việc phát triển vốn

từ cho học sinh lớp 3 trong phân môn Tập đọc-Kể chuyện

- Tìm hiểu nội dung, chương trình phân môn Tập đọc-Kể chuyện trongsách Tiếng Việt lớp 3

- Nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn từ trong phân môn Tập đọc-Kểchuyện cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Trần Quốc Toản-Thành phố Huế

- Tìm hiểu nguyên nhân khiến học sinh lớp 3 không phát triển vốn từcủa mình trong phân môn Tập đọc-Kể chuyện

- Đề xuất một số giải pháp có hiệu quả để phát triển vồn từ cho họcsinh lớp 3 trong phân môn Tập đọc-Kể chuyện

- Giúp học sinh nhận thấy vai trò Tập đọc-Kể chuyện để phát triển vốn

từ cho bản thân để các em tự giác rèn luyện có như vậy mới đạt hiệu quả cao

- Thiết kế một số bài dạy thử nghiệm và tổ chức dạy thử nghiệm ở một

số lớp

5 Đối tượng nghiên cứu

- Lấy quá trình dạy học Tập đọc-Kể chuyện làm đối tượng nghiên cứu,trong đó, hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh lớp 3 làm trọngtâm Do điều kiện khó khăn nên tôi chọn lớp 3 trường tiểu học Trần quốnToản, là nơi tôi đang tiến hành thực tập sư phạm năm 3 làm đối tượng nghiên

cứu và điều tra cho vấn đề: “Phát triển vốn từ trong phân môn Tập đọc-Kể

chuyện cho học sinh lớp 3”.

- Các biện pháp phát triển vốn từ qua phân môn Tập đọc-Kể chuyệncho học sinh lớp 3

6 Phạm vi nghiên cứu

Chương trình phân môn Tập đọc-Kể chuyện lớp 3

7 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài này, tôi sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp để nghiêncứu và hoàn thành như:

Trang 9

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp tài liệu để thu thập tàiliệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài: Nghiên cứu chương trình sáchgiáo khoa (SGK) lớp 3, Các tài liệu liên quan: sách giáo viên, giáo trình, báogiáo dục, các khóa luận khác…

- Phương pháp quan sát nhằm bảo đảm tính tự nhiên, sinh động vàphong phú Trong quá trình quan sát, chúng ta có thể biết được tình hình họctập, lời nói, biểu hiện, thái độ, sự phát triển vốn từ của học sinh lớp 3 trongphân môn Tập đọc-Kể chuyện như thế nào

- Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn nhằm nắm bắt được thựctrạng học tập của học sinh cũng như những biện pháp giáo viên đã áp dụngnhằm phát triển vốn từ

- Phương pháp đàm thoại trò chuyện

- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu để tổng kết đánh giá để cóthể đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm phát triển vốn từ cho học sinh tiểuhọc và cho học sinh lớp 3

- Phương pháp thử nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khảo cấutrúc khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho học sinh lớp 3 trongphân môn Tập đọc-Kể chuyện

Chương 3: Thử nghiệm sư phạm

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Từ là đơn vị ngôn ngữ sẵn có, vốn tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ vàtồn tại trong tiềm năng ngôn ngữ của mỗi người ở trạng thái tĩnh với các tiềmnăng nhất định Từ có chức năng cấu tạo câu, từ có nhiều loại: từ đơn, từphức, từ ghép Từ giúp cho tiếng Việt phong phú và đa dạng hơn

1.1.1.2 Đọc là gì?

Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thứcchữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với các hình thức đọcthành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn

vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm) (MR Lovop- Cẩm nang dạyhọc tiếng Nga)

Đọc không chỉ là công việc giải bộ mã gồm hai phần chữ viết và phát

âm, nghĩa là nó không phải chỉ là sự đánh vần lên thành tiếng theo đúng nhưcác kí hiệu chữ mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểunhững gì được đọc

Đọc bao gồm các yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của các cơquan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được đọc Nếumột cá nhân nào biết kết hợp thuần thạo các mặt riêng lẻ trên thì khả năng đọccàng hoàn thiện, càng chuẩn xác, càng biểu cảm bấy nhiêu

Trang 11

1.1.1.3 Kể chuyện là gì?

Kể là một động từ biểu thị hoạt động nói Trong từ điển tiếng Việt(Trần Văn Việt chủ biên) giải thích kể là nói rõ đầu đuôi: Kể chuyện cổ tích;Nói ra từng sự việc, Đọc to và ngâm nga…Khi ở vị trí một thuật ngữ, kểchuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau:

Chỉ loại hình tự sự trong văn học-còn gọi là truyện, tiểu thuyết: Văn kểchuyện là văn trong truyện hoặc văn tiểu thuyết Do đó, đặc điểm của văn kểchuyện cũng là đặc điểm của văn kể chuyện Đặc trưng của văn kể chuyện làtình tiết, tức là có sự việc đang xảy ra, đang diễn tiến, có nhân vật với ngônngữ, tâm trạng tính cách riêng

Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng: Kể chuyện là mộtphương pháp trực quan sinh động bằng lời nói Khi cần thay đổi hình thứcdiễn giảng nhằm thu hút sự chú ý của người nghe, người ta cũng xen kẽphương pháp kể chuyện Với các môn khoa học tự nhiên, kể chuyện thườngđược dùng trong phần kể về tiểu sử tác giả, miêu tả quá trình phát minh, sángchế, quá trình phản ứng hóa học

Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn tập làm văn

Chỉ tên một phân môn được học ở các lớp trong trường tiểu học

Chuyện là các sự việc được nói ra bao gồm cuộc sống của người nàyngười khác với phẩm chất tính cách cảnh ngộ cụ thể Qua đó cho ta thấy đượccái hay cái dở của đời sống Thái độ của người kể đối với cái hay cái dở đó.Như vậy, chuyện là chuyện của con người, là sự biểu hiện của cuộc sống.Trong câu chuyện, nhân vật có thật hay không, không quan trọng, nhưng quantrọng nhất là nội dung câu chuyện mang ý nghĩa gì

Kể là một động từ biểu thị hoạt động nói Trong từ điển Tiếng Việt(Trần Văn Việt chủ biên) giải thích kể là nói rõ đầu đuôi: Kể chuyện cổ tích;Nói ra từng sự việc, Đọc to và ngâm nga…Kể trong tiếng Việt là nói có đầu

có đuôi cho người khác biết, ví dụ kể lại những câu chuyện đã chứng kiến, kểlại những câu chuyện đã biết…

Trang 12

Đứng về mặt giao tiếp thì kể chuyện là hoạt động giao tiếp mà ở đó cóngười phát người nhận Nội dung thông tin là toàn bộ sự việc xảy ra trong đờisống con người

Đứng về mặt sáng tác, yếu tố kể chuyện có mặt hầu hết các thể loạinhư: thơ, văn, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch…và dường như là một yếu tố bắtbuộc

1.12 Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc-Kể chuyện trong chương trình Tiếng Việt 3

1.1.2.1 Tập đọc

Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng nhất trong chương trìnhTiếng Việt nói chung và chương trình Tiếng Việt lớp 3 nói riêng Nó có ảnhhưởng và tác động to lớn đến các phân môn còn lại

Tập đọc là một phân môn thực hành nên nhiệm vụ quan trọng nhất của

nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh với bốn kĩ năng: đọc đúng, đọcnhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm Sự hoàn thiện kĩ năng này là tiền đềhình thành cho việc phát triển kĩ năng khác Ví dụ, đọc đúng là tiền đề cho kĩnăng đọc nhanh và cho phép thông hiểu văn bản…Vì vậy, trong dạy đọckhông thể xem nhẹ yếu tố nào

Nhiệm vụ thứ hai là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phươngpháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách Nói cách khác,thông qua việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích thú đọc và thấy được khảnăng đọc là có lợi cho các em trong cả cuộc đời, thấy được đó là một conđường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển

Ngoài hai nhiệm vụ trên, Tập đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức

về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh, phát triển vốn từ và

tư duy cho học sinh, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩcho học sinh và còn rất nhiều nhiệm vụ khác nữa

Trang 13

1.1.2.2 Kể chuyện

Cũng như Tập đọc, Kể chuyện có vị trí đặc biệt trong dạy học tiếng mẹ

đẻ, trước hết hành động kể là một hành động nói đặc biệt trong giao tiếp Kểchuyện vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu bết về đời sống và tạo điều kiện

để học sinh rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ năng tiếng Việt như nghe nóiđọc trong giao tiếp

Vì truyện là một tác phẩm văn học nên kể chuyện có được sức mạnhcủa tác phẩm văn học Truyện có khả năng bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ Sựhiểu biết về cuộc sống, tâm hồn con người, tình cảm của các em sẽ nghèo đibiết bao nếu không có phân môn Kể chuyện trong trường học nói chung vàcho học sinh lớp 3 nói riêng

Kể chuyện có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu được nghe kể chuyện, pháttriển ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng nghe nói, đồng thời phát triển tư duy và bồidưỡng tâm hồn, làm giàu vốn sống và vốn văn học cho học sinh

1.1.3 Vai trò của từ trong phân môn Tập đọc-Kể chuyện lớp 3

Khi nói đến ngôn ngữ, điều quan trọng và là điều kiện thiết yếu để tạonên ngôn ngữ chính là từ Đối với phân môn Tập đọc-Kể chuyện (Là hai phânmôn hình thành nên tiếng Việt), từ ngữ có vai trò rất quan trọng để hình thànhkiến thức, kĩ năng và nhân cách cho học sinh Là một bộ phận không thểthiếu, là tế bào của từng bài học, là công cụ cũng như phương tiện để các emhọc sinh có thể thông hiểu bài học… Từ ngữ có vai trò hết sức đặc biệt trongphân môn Tập đọc-Kể chuyện

1.1.4 Mục tiêu của việc phát triển vốn từ cho học sinh

Từ ngữ là một công cụ rất đắc lực cho học sinh tiểu học nói chung vàcho mỗi người dân Việt Nam nói riêng Đối với mỗi quốc gia, biết từ ngữ làbiết ngôn ngữ của quốc gia đó, biết văn hóa của quốc gia đó Chúng ta tiếpxúc với các quốc gia, với các tinh hoa văn hóa của nhân loại chỉ qua một công

cụ duy nhất và chủ yếu nhất đó là từ ngữ Mà những kinh nghiệm của đờisống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ

Trang 14

trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữviết, chính là từ ngữ Vì vậy, mục tiêu của việc phát triển vốn từ cho học sinhtrước hết là giúp cho học sinh tăng thêm vốn từ, nói được thứ tiếng mẹ đẻ củamình cách thành thạo, biết được văn hóa của nước nhà, biết được tổ quốc ta.Ngoài ra, xây dựng vốn từ nhằm giúp cho học sinh có được kiến thức, xâydựng kĩ năng và phát triển nhân cách cho mình Có từ ngữ, có vốn từ là cóđược tất cả.

1.1.5 Nội dung chương trình Tập đọc-Kể chuyện lớp 3

1.1.5.1 Mục tiêu dạy Tập đọc-Kể chuyện

Mục tiêu của dạy học Tập đọc ở lớp 3 nhằm giúp học sinh:

- Hình thành năng lực đọc cho học sinh

- Giáo dục lòng ham đọc sách, phương pháp làm việc với sách chohọc sinh

- Làm giàu kiến thức cho học sinh, phát triển vốn từ, ngôn ngữ và tưduy, giáo dục tư tưởng, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh

Mục tiêu của dạy học Kể chuyện ở lớp 3 nhằm giúp học sinh:

- Phát triển các kĩ năng cho học sinh

- Phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩ

- Tích lũy vốn sống, vốn văn học cho học sinh

1.1.5.2 Nội dung chương trình dạy học Tập đọc-Kể chuyện lớp 3

Nội dung của phân môn Tập đọc trong chương trình tiếng Việt lớp 3

MĂNG NON

1 Cậu bé thông

minh

- Hai bàn tayem

- Đơn xin vàoĐội Khi mẹvắng nhà

- Cô giáo tí hon2

Ai có lỗi?

MÁI ẤM 3 Chiếc áo len - Quạt cho bà

4 Người mẹ

Trang 15

- Chú sẻ vàbông hoa bằnglăng

- Mẹ vắng nhàngày bão

- Ngày khaitrường

- Nhớ lại buổiđầu đi học6

Các em nhỏ và cụgià

Đất quý đất yêu

Nắng phươngNam

- Cảnh đẹp nonsong

- Luôn nghĩ đếnmiền Nam

- Vàm Cỏ Đông

13 Người con của

Tây Nguyên

Trang 16

- Nhà bố ở

- Nhà Rông ởTây Nguyên15

Hũ bạc của ngườicha

- Chú ở bên BácHồ

- Trên đườngmòn Hồ ChíMinh

- Cái cầu

- Chiếc máybơm

22

Nhà bác học và

bà cụ

NGHỆ THUẬT 23 Nhà ảo thuật - Em vẽ Bác Hồ

24 Đối đáp với vua

Trang 17

- Chương trìnhxiếc đặc sắc

- Đi hội ChùaHương

- Rước đèn ôngsao

26

Sự tích lễ hộiChữ Đồng Tử

- Lời kêu gọitoàn dân tậpthể dục

- Ngọn lửa lim-pích

Ô Bài hát trồngcây

- Con cò

- Mè hoa lượnsóng

Trang 18

- Mưa

- Trên con tàu

vũ trụ34

Sự tích chú cuộicung trăng

Nội dung của phân môn Kể chuyện trong chương trình tiếng việt lớp 3

MĂNG NON

1

Cậu bé thông minh Dựa vào các tranh,

kể lại từng đoạn củacâu chuyện

2

Ai có lỗi? Dựa vào các tranh,

kể lại từng đoạn củacâu chuyện bằng lờicủa em

MÁI ẤM

3

Chiếc áo len Dựa vào các gợi ý,

kể lại từng đoạn câuchuyện theo lời củaLan

4 Người mẹ Phân vai, dựng lại

Bài tập làm văn Sắp xếp các tranh, kể

lại một đoạn câuchuyện bằng lời củaem

CỘNG ĐỒNG 7 Trận bóng dưới

lòng đường

Kể lại một đoạn củacâu chuyện theo lời

Trang 19

kể của nhân vật

8

Các em nhỏ và cụgià

Kể lại câu chuyệntheo lời kể của bạnnhỏ

QUÊ HƯƠNG

10 Giọng quê hương Dựa vào tranh kể lại

câu chuyện

11

Đất quý đất yêu Săp xếp lại các tranh,

dựa vào tranh kể lạitoàn bộ câu chuyện

BẮC-TRUNG-NAM

12

Nắng phương Nam Dựa theo ý tóm tắt,

kể lại từng đoạn củacâu chuyện

13 Người con của Tây

14 Người liên lạc nhỏ Dụa vào tranh kể lại

toàn bộ câu chuyện

15

Hũ bạc của ngườicha

Sắp xếp các tranh, kểlại toàn bộ câuchuyện

THÀNH THỊ VÀ

NÔNG THÔN

16 Đôi bạn Dựa vào gợi ý, kể lại

toàn bộ câu chuyện

17 Mồ Côi xử kiện Dựa vào tranh kể lại

toàn bộ câu chuyện

BẢO VỆ TỔ

QUỐC

19

Hai Bà Trưng Dựa vào tranh, kể lại

từng đoạn của câuchuyện

20 ở lại với chiến khu Dựa vào câu hỏi gợi

ý, kể lại câu chuyệnSÁNG TẠO

21

Ông tổ nghề thêu Đặt tên cho từng

đoạn của câuchuyện, kể lại mộtđoạn của câu chuyện

22 Nhà bác học và bà Phân vai, dựng lại

Trang 20

cụ câu chuyện

NGHỆ THUẬT

23

Nhà ảo thuật Dựa vào tranh, kể lại

câu chuyện bằng lờicủa nhân vật Xôphihoặc Mác

24

Đối đáp với vua Sắp xếp lại các tranh,

kể lại toàn bộ câuchuyện

LỄ HỘI

25 Hội vật Dựa vào gợi ý, kể lại

toàn bộ câu chuyện

26

Sự tích lễ hội ChữĐồng Tử

Đặt tên và kể lạitừng đoạn của câuchuyện

29

Buổi học thể dục Kể lại câu chuyện

bằng lời của mộtnhân vật

NGÔI NHÀ

CHUNG

30

Gặp gỡ ở bua

luc-xam-Dựa vào gợi ý, kể lạicâu chuyện bằng lờicủa em

31

Bác sĩ Y-ec-xanh Dụa vào tranh, kể lại

câu chuyện bằng lờicủa bag khách

BẦU TRỜI VÀ

MẶT ĐẤT 33

Cóc kiện trời Dựa vào tranh, kể lại

một đoạn theo lờinhân vật

34 Sự tích chú cuội

cung trăng

Dựa vào gợi ý, kể lạitừng đoạn của câu

Trang 21

1.1.6.2 Đặc điểm của Tập đọc lớp 3

Ở lớp 3, các bài tập đọc vây quanh 15 chủ đề rất phong phú và đa dạng:

măng non, mái ấm, tới trường, cộng đồng, quê hương, bắc trung nam, anh em một nhà, thành thị và nông thôn, bảo vệ tổ quốc, sáng tạo, nghệ thuật, lễ hội, thể thao, ngôi nhà chung, bầu trời và mặt đất các bài tập đọc này được xây

dựng với thể loại là văn bản, bao gồm các văn bản thông thường như tự thuật,thời khóa biểu, tin nhắn, nội quy, thư từ, văn bản khoa học và các văn bảnnghệ thuật như thơ, truyện, miêu tả, kịch

Các bài tập đọc được tổ chức với các dạng bài tập tập đọc sau:

- Bài tập luyện đọc thành tiếng

+ Bài tập luyện chính âm gồm các dạng:

• GV đọc mẫu những từ ngữ, câu có chứa tiếng trong đó có âm họcsinh hay lẫn, yêu cầu học sinh đọc theo

• Bài tập yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ, câu chứa nhiều tiếng dễ

bị phát âm sai và đọc lên

+ Bài tập luyện đọc đúng ngữ điệu: đọc đúng, đọc diễn cảm

Trang 22

- Bài tập luyện đọc hiểu

1.1.6.3 Đặc điểm của Kể chuyện lớp 3

Kể chuyện là một dạng bài thực hành, tổ chức dạy bài kể chuyện thựcchất là tổ chức thực hành các bài tập kể chuyện Kể chuyện ở lớp 3 chỉ chiếmnữa tiết học bao gồm các dạng bài tập kể chuyện

- Kể chuyện theo tranh

Kể chuyện theo tranh là dạng bài tập dựa vào điểm tựa để kể có kèmtheo tranh vẽ Căn cứ vào trật tự các tranh được đưa ra để kể, dạng bài nàyđược chia thành 2 kiểu:

+ Kể theo đúng thứ tự các tranh (Dựa vào tranh sau kể lại câu chuyện

Mồ côi xử kiện, TV3-T1)

+ Sắp xếp lại các tranh đã bị đảo lộn thứ tự cho đúng với nội dung câuchuyện, sau đó kể lại (Ví dụ: Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu

chuyện Hũ bạc của người cha, sau đó kể lại TV3-T1)

- Kể theo lời gợi ý: Đây là loại bài tập mà điểm tựa để kể là dàn ý hoặccâu hỏi

Ví dụ: Dựa vào những gợi ý sau, kể lại từng đoạn của câu chuyện Sự

tích chú Cuội cung trăng TV3-T2

a) Đoạn 1: Cây thuốc quý

c) Đoạn 3: Lên cung trăng

+ Theo cây thuốc lên trời

+ Chú Cuội ngồi bên gốc cây

Trang 23

- Dựa vào dung lượng của lời kể, các bài tập được chia thành 2 kiểu:

Kể từng đoạn và kể lại toàn bộ câu chuyện

- Kể theo vai: Dựa vào vai người kể chuyện, các bài tập được chiathành 3 kiểu: Kể theo lời tác giả, thay lời tác giả bằng lời của mình, kể theolời một nhân vật trong truyện

- Kể một chi tiết trong truyện theo tưởng tượng: Đây là loại bài tập đòihỏi tính sáng tạo cao

- Phân vai dựng lại câu chuyện: Đây là loại bài tập mà mỗi học sinh đượcphân vai bằng một nhân vật trong câu chuyện để nói lời hội thoại của mình

1.1.7 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 3 liên quan đến hoạt động phát triển vốn từ qua phân môn Tập đọc-Kể chuyện

Tri giác: tri giác của học sinh lớp 3 mang tính đại thể, ít đi sâu vào các

chi tiết và nặng nề về tính không chủ định, các em phân biệt các đối tượngcòn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm có khi còn lẫn lộn Học sinh lớp 3 tri giáccòn yếu nên thường thâu tóm sự vật về toàn bộ, về đại thể để tri giác, khi trigiác thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn của bản thân Những

gì phù hợp với các em, những gì các em thường gặp trong cuộc sống và gắnvới hoạt động của bản thân, những gì được giáo viên chỉ dẫn thì mới được các

em tri giác Đối với việc phát triển vốn từ, các em chỉ học hay tri giác vớinhững từ ngữ mà giáo viên cung cấp, vì vậy mà giáo viên phải biết làm thếnào để học sinh của mình chủ động tích cực hơn trong học tập

Khi học sinh tri giác thì cảm xúc của các em thể hiện rõ, Điều mà họcsinh tiểu học tri giác đầu tiên từ sự vật là những dấu hiệu, những dấu hiệu nàotrực tiếp gây cho các em xúc cảm Tri giác của các em không tự nó phát triển

Đối với các em lớp 3, khi đang ở lứa tuổi đã biết nhìn nhận các sự vậthiện tượng ở một mức độ khác, mức độ sâu hơn thì nhu cầu cầm nắm sờ mócủa các em có phần ít đi, nhưng so với các lớp khác thì hoạt động nhận thứccủa các em vẫn còn phụ thuộc vào tri giác Vì vậy, khi muốn phát triển vốn từcho học sinh tiểu học, việc trước tiên là cho các em tiếp xúc nhiều với từ ngữ,

Trang 24

không chỉ trong phân môn Tập đọc-Kể chuyện, mà còn cả trong các phânmôn khác.

Chú ý: chú ý có chủ định của học sinh còn thiếu, khả năng điều chỉnhchú ý một cách có ý chí chưa mạnh Học sinh lớp 3 thường chỉ chú ý khi cóđộng cơ gần (như được điểm cao, được giáo viên khen…) Sự chú ý có chủđịnh của học sinh trở nên mạnh mẽ khi các em được sử dụng đồ dùng dạy họctrực quan đẹp, lạ mắt Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh tiểu học chỉduy trì sự chú ý của mình trong khoảng từ 30 đến 35 phút Vì vậy, trong phânmôn Tập đọc-Kể chuyện lớp 3, mỗi tiết học giáo viên cần tổ chức trong vòng

30 đến 35 phút và phải biết sử dụng các đồ vật trực quan cũng như cácphương pháp dạy học tích cực để lôi cuốn sự chú ý của các em

Trí nhớ: Học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan-hình tượng phát triển

chiếm ưu thế hơn so với từ ngữ-vì ở lứa tuổi này, hoạt động của hệ thống tínhiệu thứ nhất của các em tương đối chiếm ưu thế Trong lớp 3, việc ghi nhớ

có chủ định đang được hình thành Hiểu được mục đích ghi nhớ và tạo đượctâm thế thích hợp là điều rất quan trọng để học sinh ghi nhớ tài liệu học tập,đặc biệt là các từ ngữ mới mà các em được học

Tưởng tượng: Đây là quá trình nhận thức quan trọng của học sinh tiểu

học, đặc biệt là học sinh lớp 3 Nếu tượng tượng của học sinh yếu thì các em

sẽ gặp khó khăn trong hoạt động học tập Giả sử trong phân môn Kể chuyện,tưởng tượng giúp các em hình dung ra bối cảnh của câu chuyện để có thểnhập vai cho đúng và để cho tiết kể chuyện trở nên sinh động hơn Trong tiếttập đọc cũng vậy, tưởng tượng cũng giúp cho các em hình dung ra được hoàncảnh, khung cảnh của câu chuyện, học sinh dễ nắm bắt được bài học

Tư duy: Tư duy của các em đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những

đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể Sử dụng hình ảnh trựcquan nhằm làm cho các em bước đầu hiểu về vẻ bên ngoài và dần dần cho đếnbản chất bên trong của chúng Đối với học sinh lớp 3, hoạt động tư duy chưathật sự phát triển, vì các em vẫn còn phụ thuộc vào hình ảnh trực quan và

Trang 25

nhận biết những dấu chỉ bên ngoài Đây là một trong những khó khăn choviệc dẫn dắt các em nhận biết một số từ ngữ mới.

1.1.8 Quy trình dạy bài Tập đọc-Kể chuyện lớp 3.

Quy trình dạy bài Tập đọc lớp 3

a) Kiểm tra bài cũ

- Mục tiêu: Kiểm tra cả việc đọc thành tiếng và việc hiểu nội dung củabài đã học

- Hình thức thực hiện: Yêu cầu học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài, trảlời câu hỏi hoặc làm bài tập về nội dung đoạn đã đọc

b) Bài mới

Bước 1: Vào bài

- Mục đích: kích thích học sinh ham thích đọc bài tập đọc

- Hình thức thực hiện: Dùng tranh ảnh hoặc giới thiệu bằng cách đặtbài tập đọc trong hệ thống chủ đề, yêu cầu tìm nét khác biệt, đặt trong sự đốilập bút pháp…để gợi tò mò, hứng thú cho học sinh, hoặc đưa ra câu hỏi nêuvấn đề nhằm kích thích học sinh tiến hành đọc để đi tìm lời giải đáp

Bước 2: Đọc mẫu

- Mục tiêu: Đưa ra mẫu về đọc thành tiếng

- Hình thức thực hiện: Giáo viên hoặc học sinh (khá, giỏi) đọc mẫu.Bước 3: Luyện đọc và tìm hiểu bài (luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu)

Trang 26

• Hình thức thực hiện: Cho học sinh đọc cá nhân, trả lời câu hỏi, làmbài tập.

Quy trình dạy bài Kể chuyện lớp 3

Ở lớp 3, do thời lượng học kể chuyện chỉ có nữa tiết nên bài kể chuyện

có thể bắt đầu từ bước hướng dẫn kể chuyện

a) Kiểm tra bài cũ

Nội dung kiểm tra thường là giáo viên mời 2 học sinh tiếp nối nhau kể lạimột đoạn của câu chuyện đã học ở tiết trước theo yêu cầu trong sách học sinh

b) Dạy bài mới

- Giới thiệu bài mới

Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học hoặc nêu tình huống đểgợi dẫn câu chuyện được kể trong tiết học

- Hướng dẫn kể chuyện

Giáo viên hướng dẫn học sinh:

+ Thực hiện lần lượt từng bài luyện tập về kể chuyện (độc thoại) theoSGK; khuyến khích học sinh kể bằng lời của mình; nghe để kể nối tiếp đượcchuyện hoặc nhận xét lời kể của bạn

+ Hướng dẫn học sinh phân vai dựng lại câu chuyện hoặc kể có sáng tạo

- Củng cố, dặn dò (Lưu ý về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, về cách kểchuyện; nêu yêu cầu thực hành kể chuyện ở nhà)

1.2 Cơ sở thực tiễn

Trang 27

Để hiểu rõ hơn về thực trạng dạy học Tiếng Việt theo hướng phát triểnvốn từ cho học sinh lớp 3 Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiếncủa học sinh và giáo viên khối 3 trường tiểu học Trần Quốc Toản Để thuậntiện cho việc tính toán trong quá trình điều tra, chúng tôi đã sử dụng 3 phiếuđiều tra dành cho giáo viên và 100 phiếu điều tra đối với học sinh khối 3.

Để phục vụ quá trình điều tra, chúng tôi sử dụng chủ yếu là phươngpháp khảo sát bằng anket, bên cạnh đó sử dụng phương pháp phỏng vấn, phântích, tổng hợp số liệu

Trang 28

1.2.1 Thực trạng dạy học Tập đọc và Kể chuyện trong nhà trường

1.2.1.1 Đôi nét về trường tiểu học Trần Quốc Toản

Trường Tiểu học Trần Quốc Toản tọa lạc trên 7.288m2 thuộc phườngThuận Thành – Thành phố Huế Trước năm 1975, tên trường là Trần QuốcToản Từ sau năm 1975, trường được đổi tên thành trường phổ thông cơ sởThuận Thành A Đến năm 1989 trường lại được đổi tên thành Trường phổthông cơ sở Trần Quốc Toản Để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ giáodục, trường được đổi tên thành trường Tiểu học Trần Quốc Toản theo quyếtđịnh số 4781/TC-CB 24/7/1996 của Sở Giáo Dục – Đào Tạo Thừa Thiên Huế

Trường được UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận trường đạt chuẩnQuốc gia mức độ 2 vào tháng 8/2008, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huânchương Lao động hạng Nhì vào tháng 4/2013, được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

tặng bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua

xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”.

Trường có truyền thống Dạy tốt – Học tốt Có nhiều giáo viên dạy giỏi

cấp Thành phố, cấp Tỉnh, cấp Quốc gia Có nhiều học sinh đạt giải cao quacác kỳ thi của các môn ở cấp Thành phố, cấp Tỉnh và cấp Quốc gia

Trường là đơn vị đầu tiên được Sở Giáo dục và Đào tạo chọn làm đơn vịđiển hình về dạy và học ngoại ngữ của Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2015-2020

Về số lượng học sinh: Trường có 30 lớp với tổng số 1.229 (605 nữ )

Đội ngũ giáo viên: Có 65 cán bộ giáo viên biên chế (47 nữ)

+ Ban giám hiệu: 3 người (Hiệu trưởng và 2 Phó hiệu trưởng)

+ Giáo viên: 45 người

Trang 29

+ Nhân viên: 06 người

+ Bảo vệ: 02 người

+ Trình độ đào tạo: 100% số giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo,trong đó Thạc sĩ: 01 người (1,8%), Đại học: 35 người (62,5%), Cao đẳng: 14người (25%), Trung cấp: 4 người (7,1%) Trên chuẩn: 89,3%

+ Giáo viên đặc thù: Giáo viên Thể dục: 3 (1 Đại học, 2 Cao đẳng),giáo viên âm nhạc: 2 (1 Đại học, 1 Cao đẳng), giáo viên Anh văn: 5 (1 Thạc

sĩ, 4 Đại học), giáo viên Tin học: 1 (1 Đại học)

+ Nhân viên văn phòng: 06 (1 Đại học, 1 Cao đẳng, 4 Trung cấp) và 2nhân viên bảo vệ

+ Có đủ giáo viên theo biên chế: Tỉ lệ giáo viên trên lớp 1,86% Có đủgiáo viên dạy Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Tiếng anh và Tin học Có giáoviên Tổng phụ trách Đội chuyên trách

Về cơ sở vật chất:

a) Khuôn viên sân chơi bãi tập:

- Diện tích khuôn viên nhà trường: 7.288m2 Bình quân 5.9m2/1 học sinh

- Diện tích sân chơi bãi tập 4.938m2 đạt 4m2/1 học sinh

- Diện tích khu TDTT, nhà đa năng: 295m2

b) Thư viện :

- Có thư viện đạt chuẩn theo quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ

thông ban hành theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 2/1/2003 vàQuyết định số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/1/2004 của Bộ trưởng BộGiáo dục & Đào Tạo

- Diện tích phòng thư viện: 80m2

c) Phòng học :

- Có đủ 30 phòng cho 30 lớp học 2 buổi/ ngày, có 5 phòng bộ môn (Mỹ

thuật, Âm nhạc, Tin học, 2 phòng thực hành Tiếng Anh) Diện tích phòng học51m2 đạt 1,3m2/1 học sinh, diện tích phòng thực hành Tiếng Anh 75m2

Trang 30

đ) Bếp, phòng ăn bán trú:

- Diện tích bếp ăn 150m2, có 2 phòng ăn bán trú dành cho học sinh lớp

1 và lớp 2

e) Phương tiện, thiết bị giáo dục:

- Trong phòng học có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh đúng quyđịnh (loại bàn học sinh 2 chỗ ngồi), bảng học 100% là loại bảng chống lóa

Có hệ thống quạt, điện chiếu sáng trang trí phòng học đúng quy cách Cácphòng học đều được trang bị tủ đựng hồ sơ, đồ dùng dạy học cho giáo viên vàhọc sinh, giá treo tranh, tủ sách măng non

- Trường có trang bị 1 số loại máy văn phòng hiện đại phục vụ cho cáchoạt động của nhà trường như: máy tính, máy in photo, máy projecter…

- Có 20 đàn Organ và 1 đàn Piano kỹ thuật số cho giáo viên dạy và họcsinh học Đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm được tăng cường và sử dụng

có hiệu quả cao

- Trường đã phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học của giáoviên, hằng năm có tổ chức thi chọn những đồ dùng có giá trị bổ sung cho thiết

bị dạy học của nhà trường

1.2.1.2 Nhận thức của giáo viên trong dạy học phát triển vốn từ cho học sinh

Với việc tiến hành hỏi ý kiến của 3 giáo viên tại trường tiểu học nóitrên, chúng tôi đã thu được kết quả 100% giáo viên đều có chung quan điểm

về việc phát triển vốn từ cho học sinh là “rất cần thiết” (sử dụng câu hỏi 3,phụ lục) Kết quả trên là một dấu hiệu khả quan vì giáo viên đã nhận thứcđược tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ đối với học sinh lớp 3 qua

Trang 31

phân môn: Tập đọc-Kể chuyện Đây là cơ sở để giáo viên tích cực áp dụngcác biện pháp phát triển vốn từ cho học sinh, nâng cao giờ dạy, tăng thêm vốn

từ và sự hứng thú cho các em trong tiết dạy Vậy, theo giáo viên thì “Phân

môn tập đọc và kể chuyện có khả năng phát triển vốn từ cho học sinh lớp 3 không?” (Chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 4, phụ lục) và thu được kết quả sau:

Bảng1: Khả năng phát triển vốn từ cho học sinh lớp 3 qua phân môn

Tập đọc-Kể chuyện Đặc điểm

Vậy giáo viên đã và đang sử dụng những biện pháp nào để phát triểnvốn từ cho học sinh trong quá trình dạy học Tập đọc-Kể chuyện? Để trả lời

cho câu hỏi trên chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 5 (phụ lục) “Những biện pháp

nào làm phát triển vốn từ cho học sinh qua phân môn Tập đọc-Kể chuyện?”,

cùng với phiếu khảo sát và quan sát thực tế dạy học, chúng tôi thu được kết

quả:100% giáo viên đều cùng sử dụng chung biện pháp “Tổ chức trò chơi học

tập” nhằm gây hứng thú cho các em Nắm bắt tốt đặc điểm của học sinh là

thích được vui chơi nên các giáo viên điều áp dụng phương pháp này, là một

Trang 32

trong những phương pháp tuy truyền thống nhưng đạt kết qủa rất cao, hiệnnay có rất nhiều trò chơi học tập mới, sáng tạo để phát triển vốn từ cho họcsinh Ngoài ra, giáo viên đã biết tận dụng đặc điểm tâm sinh lí của các em là

thích những điều mới lạ, hấp dẫn trong việc “Ứng dụng công nghệ thông tin

và phương tiện trực quan” Tuy nhiên, việc vận dụng linh hoạt, đa dạng các

hình thức dạy học cũng như việc thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá còn bịhạn chế và ít được giáo viên sử dụng Qua việc khảo sát thực trạng trên, mặc

dù giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc phát triểnvốn từ cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập đọc-Kể chuyện, nhưng việc tiếnhành và hiệu quả vẫn chưa được khai thác triệt để, một phần do giáo viênchưa có những phương pháp phù hợp để vận dụng trong tiết dạy Chính điềunày đã dẫn đến hạn chế trong việc phát triển vốn từ và sự hứng thú cho các

em – một yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy

1.2.1.3 Thực trạng của học sinh lớp 3 trong việc phát triển vốn từ khi học Tập đọc-Kể chuyện

Để có sự khả quan trong việc đánh giá mức độ phát triển vốn từ của

học sinh lớp 3, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục) “Em có thích học

Tập đọc không?”, “Em có thích học Kể chuyện không?” Kết quả chúng tôi

đã thu được như sau:

Trang 33

độ chênh lệch là không cao Đây là một dấu hiệu đáng mừng và là chỗ dựa đểgiáo viên có thể thuận lợi hơn trong việc phát triển vốn từ cho các em Tuynhiên, ngoài bộ phận học sinh rất thích và thích thì có một bộ phận ít học sinh

chưa có thái độ tích cực, “Không thích” phân môn này Tỉ lệ này chiếm 2%

tương ứng với 2 phiếu trong tổng số phiếu điều tra (100 phiếu) đối với phânmôn Tập đọc 4% tương ứng với 4 học sinh không thích học tiết Kể chuyện.Điều này cho chúng ta thấy phân môn Tập đọc-Kể chuyện chưa thật sự có sứchút để lôi cuốn toàn bộ học sinh Muốn phát triển vốn từ, trước tiên phải tạocho học sinh sự hứng thú trong tiết học Vậy làm thế nào để bộ phận nhỏ họcsinh này cũng yêu thích và hứng thú với giờ học Tập đọc và Kể chuyện? Đâychính là nhiệm vụ của giáo viên trong việc sử dụng các biện pháp nhằm kíchthích và phát huy hứng thú cho các em

Nhằm xác định khả năng tiếp thu của học sinh như thế nào trong giờ

học Tập đọc-Kể chuyện, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 2 (phụ lục): “Tiết học

Tập đọc-Kể chuyện mang lại cho em điều gì?”, kết quả chúng tôi thu được:

100% học sinh điều tự đánh giá rằng, tiết học Tập đọc-Kể chuyện giúp họcsinh rèn luyện kĩ năng đọc, kĩ năng kể chuyện và đặc biệt là hết 78% số phiếucho rằng qua hai phân môn trên giúp cho các em mở rộng vốn từ của mình.Ngoài ra, để điều tra xem vốn từ của học sinh hiện tại như thế nào, tôi đã sử

dụng câu hỏi 3 (phụ lục): “Vốn từ của em hiện tại như thế nào?” Kết quả là

63% điều nhận thấy rằng, vốn từ của các em ít, không đủ dùng 7 % số phiếu

là có lượng từ phong phú và đa dạng, còn lại là đủ dùng

Nhận xét: Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng đangcòn ở trong giai đoạn đầu của sự tìm tòi, tìm kiếm, học hỏi nên lượng từ củacác em chưa nhiều Nhiều lúc trong quá trình nói, các em muốn diễn đạt ý củamình bằng một từ ngữ nào đó, nhưng các em không thể vì thiếu từ ngữ Hiệnnay, tuy một số học sinh có số lượng từ lớn nhưng các em chủ yếu dùngnhững từ ngữ “ngoài đời”, thiếu tôn trọng, không hợp với lứa tuổi của các em.Ngược lại, các em ít sử dụng những từ ngữ phổ thông, lịch sự Đây cũng

Trang 34

chính là vấn đề nan giải cho mỗi giáo viên, đòi hỏi mỗi người giáo viên phảichủ động tích cực ngăn ngừa tình trạng này.

Ngoài ra, để xem nhu cầu của các em như thế nào trong việc phát triển

vốn từ, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 4, câu hỏi 3 (phụ lục): Em có muốn vốn

từ của mình được mở rộng thêm không? Kết quả là 100% học sinh điều mong

muốn vốn từ của mình được mở rộng thêm Đồng thời để cho các em có cơhội được bày tỏ ý kiến của mình, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi câu 5 và câu

hỏi 4 (phụ lục): “Em có ý kiến, đề xuất gì đối với nhà trường và giáo viên để

phát triển vốn từ của mình?” Kết quả là các em rất hứng thú bày tỏ ý kiến

của mình là muốn vốn từ của mình được phát triển, mở rộng thêm Đó cũng lànhiệm vụ đòi hỏi người giáo viên trong việc sử dụng các phương pháp dạyhọc phù hợp để giúp đớ các em

1.2.2 Nguyên nhân của thực trạng

Chúng ta thấy nguyên nhân giúp học sinh phát triển vốn từ cũng nhưnguyên nhân khiến học sinh không phát triển vốn từ đều xuất phát từ cả haiphía: Chủ quan và khách quan, tức cả từ phía giáo viên và cả học sinh Tuynhiên, theo thống kê, nguyên nhân từ phía giáo viên là chiếm tỉ lệ lớn nhất

Từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của giáo viên có ảnh hưởng như thếnào đến sự phát triển vốn từ cho học sinh qua phân môn Tập đọc-Kể chuyện

Khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn, một giáo viên cho rằng: Việc tạo hứng thú

học sinh và phát triển vốn từ, chủ yếu là phụ thuộc vào năng lực, khả năng thu hút của người giáo viên đứng lớp Nếu như giáo viên biết cách phát phát triển vốn từ cho các em, cộng với việc sử dụng các biện pháp hay và sáng tạo thì học sinh không thể nào không phát triển vốn từ của mình qua hai phân môn đó được Nhận thức được vấn đề nhưng để thực hiện nó thì đòi hỏi phải

có những biện pháp thật sự hữu hiệu.

Về phía học sinh

Trang 35

Các em chưa biết tiếp thu những tri thức, những kinh nghiệm cho bảnthân mình, chưa biết sửa đổi bản thân.

Các em chủ yếu là người thành phố, thường xuyên tiếp xúc với các máymóc hiện đại chỉ vì mục đích là chơi “game”, không chịu đọc sách, tiếp thunhững tinh hoa văn hóa của nhân loại qua báo chí cũng như sách vở, đây là lí

do thật sự quan trọng dẫn đến vốn từ của các em còn hạn chế

Các em còn thụ động, nói là làm, không nói là không làm Ngồi lì trongtiết học…

Về phía giáo viên

Giáo viên chưa tạo cơ hội để cho các em có thể bộc lộ hết khả năng củamình, chưa tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người giáo viên và học sinh cũngnhư với gia đình học sinh

Ngoài ra, trong quá trình dạy, giáo viên thật sự chưa sửa lỗi phát âmcho các em cũng như chữa lỗi sai về cách sử dụng từ, nhiều lúc còn bỏ quadẫn đến các em đã sai lại còn sai thêm Giáo viên chưa đặt tình yêu của mìnhvào trong tiết dạy, chưa đem hết kinh nghiệm cũng như tri thức của mình màcung cấp cho các em Và đặc biệt, giáo viên chưa tạo mọi điều kiện để họcsinh của mình phát triển vốn từ, đặc biệt qua phân môn Tập đọc-Kể chuyện

Giáo viên chưa biết áp dụng các phương tiện kĩ thuật, các đồ dùng họctập một cách sáng tạo vào trong tiết dạy

Giáo viên còn thụ động, dạy một cách đối phó, chuẩn bị chưa chu đáotrong tiết dạy

Giáo viên chưa biết chỉnh sửa cho các em khi các em nói những từ ngữkhông đúng lứa tuổi của mình

Chưa nhiệt tâm với nghề của mình

Chưa biết nâng cao hiểu biết, kĩ năng sư phạm, kĩ năng dạy học, sử dụngcác loại phương tiện hiện đại, sáng tạo… để có thể cung cấp cho học sinhnhững kiến thức hay, mới lạ nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh

Trang 36

Chưa linh hoạt, sáng tạo sử dụng các biện pháp, hình thức dạy học theohướng phát triển vốn từ cho học sinh.

Thiếu khuyến khích, động viên cho các em tiếp tục phát triển vốn từcủa mình

Về phía phụ huynh học sinh

Gia đình chưa biết quan tâm đến các em, chỉ gặp gỡ giáo viên chủnhiệm trong những dịp họp phụ huynh nên ít có cơ hội để nắm bắt tình hìnhhọc tập của các em

Cha mẹ học sinh chủ yếu là cán bộ, nhân viên của các công ty, nhàmáy, xí nghiệp Kết hợp với việc nhà trường có chế độ bán trú cho học sinhnên phụ huynh ít có thời gian để gặp con cái của họ, hầu hết thời gian các em

là ở trường Vì vậy mà họ không có thời gian để quan tâm chăm sóc con cái

đủ, chưa đối thoại được với các em

Phụ huynh nói những từ ngữ không đứng và không lịch sự trước mặt con

em mình, làm các em tiếp thu những từ không đúng với lứa tuổi của mình

Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân làm cho vốn từ của học sinh khôngthể mở rộng thêm hay làm cho học sinh tiếp thu những từ ngữ không phù hợpvới lứa tuổi của các em Trên đây chỉ là một số nguyên nhân chỉ mang tínhchất của riêng cá nhân, và tôi tin chắc rằng còn rất nhiều nguyên nhân khácnữa đối với vấn đề này

Với thực trạng trên, sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm giúpcho người giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc-Kể chuyện Đồng thời giúp chohọc sinh lớp 3 phát triển vốn từ của mình trong phân môn Tập đọc-Kể chuyện

Trang 37

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN

VỐN TỪ QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN

CHO HỌC SINH LỚP 3

2.1 Tổ chức hoạt động nhóm trong tiết Tập đọc-Kể chuyện

Hoạt động nhóm là một trong những phương pháp tuy là truyền thốngnhưng đem lại kết quả rất cao Hầu hết tất cả các môn học nói chung và cácphân môn trong Tiếng Việt nói riêng đều sử dụng phương pháp này Nhưngphương pháp này có đạt kết quả cao hay không là do sự tổ chức cũng nhưcách vận dụng của người giáo viên Đối với phân môn Tập đọc-Kể chuyện,phương pháp làm nhóm luôn chiếm phần quan trọng, tạo nên hứng thú cũngnhư tinh thần làm việc cho các em Tuy trong đề tài này không nghiên cứu môhình dạy học VNEN nhưng mô hình này chủ yếu là cho học sinh tự tìm lấykiến thức và giáo viên chỉ là người hướng dẫn và định hướng cho các em, và

đó được gọi là hội đồng tự quản, hầu hết các em phải làm việc nhóm vì vậy

mà phương pháp làm nhóm là một trong những phương pháo chủ đạo trong

mô hình VNEN Nhưng cho dù mô hình nào đi nữa, môn học nào đi nữa,phân môn nào đi nữa thì phương pháp nhóm luôn là vị thế quan trọng trongdạy và học ở tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng

Đối với phân môn Tập đọc lớp 3, việc làm nhóm được vận dụng hầuhết các hoạt động trong tiết học, phần đọc thành tiếng, phần đọc hiểu, phầntìm hiểu nội dung câu chuyện, phần tìm hiểu từ mới,…

Đây là một ví dụ về việc vận dụng phương pháp làm nhóm trong một

hoạt động của tiết học Tập đọc (bài: Cuộc chạy đua trong rừng, phần 2: đọc

và tìm hiểu từ mới)

Trang 38

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Tìm hiểu từ mới

-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4:

+Giải thích các từ mới trong sách giáo

khoa: móng, nguyệt quế, chủ quan…

+ Tìm và giải thích các từ mới có trong

bài cho cả nhóm cùng nghe

-Cho HS tiến hành thảo luận trong

Đối với phân môn Kể chuyện, do cấu trúc của phân môn Kể chuyện cónhiều dạng khác nhau (kể theo tranh, kể không tranh, kể theo câu hỏi gợi ý…)nên các em không thể kể một mình một câu chuyện dài được, và nếu như kểđược thì trong một tiết học chỉ có một hoặc vài em là được kể Nên việc ápdụng phương pháp làm nhóm là một phương pháp đúng đắn nhất cho phânmôn này, để tất cả các em được có thể kể như nhau, có kiến thức như nhau

Việc vận dụng phương pháp làm nhóm làm cho tiết học trở nên phongphú hơn, sinh động hơn, giúp cho các em biết trau dồi kiến thức, chia sẻ kiếnthức, tiếp thu kiến thức cùng nhau Như vậy, trong một tiết học tập đọc tất cảcác em đều có thể biết thêm cho mình một số vốn từ, nhờ đó vốn từ của các

em được tăng thêm nhiều hơn so với vốn từ ban đầu Ngoài ra, phương phápnhóm còn có tác dụng thay đổi cách tổ chức, giúp cho học sinh hứng thú vàhấp dẫn hơn

Trang 39

2.2 Tổ chức các trò chơi để phát triển vốn từ trong tiết Tập đọc-Kể chuyện

Đối với các em tiểu học, tư duy của các em là tư duy trực quan vì vậy

mà việc tổ chức trò chơi học tập luôn là động lực, niềm vui và tạo được hứngthú cho các em học sinh Để phát triển vốn từ cũng vậy, phải biết tổ chức cáctrò chơi mang tính hài hước, vui vẻ nhưng đồng thời không quên nhiệm vụcủa việc học tập là hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ và vốn từ cho các

em học sinh

“Học mà chơi - chơi mà học” là một trong những phương pháp giúpcho học sinh tích cực tham gia vào hoạt động thực hành rèn luyện kiến thức,đồng thời tiếp thu kiến thức một cách tự giác và hứng thú Thông qua trò chơihọc tập học sinh được phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách, giúp choviệc học tập nhẹ nhàng hơn Đồng thời đáp ứng được hai nhu cầu đó là “nhucầu vui chơi và nhu cầu học tập” đây là một hình thức đang được xã hội quantâm Vì học sinh Tiểu học là “Tiềm năng phát triển” nên người giáo viên phảibiết sáng tạo, sử dụng phù hợp các phương pháp khác nhau để giúp học sinhlĩnh hội kiến thức vào thực tế, tức là phát triển ở học sinh khả năng giải quyếtnhững vấn đề do cuộc sống đặt ra

Sau đây là một số trò chơi học tập (có tính chất tham khảo) để pháttriển vốn từ cho các em thông qua phân môn Tập đọc-Kể chuyện lớp 3

2.2.1 Trò chơi: “TÌM NHANH TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM”

* Mục đích

- Nhận biết nhanh các từ chỉ đặc điểm

- Luyện trí thông minh nhanh tay, nhanh mắt

* Chuẩn bị

- 2 tờ giấy khổ to chép sẵn đoạn thơ có các từ ngữ chỉ đặc điểm

*Cách tổ chức

Ví dụ : Bài tập đọc: Vẽ quê hương /Tuần 11

Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau:

Ngày đăng: 26/07/2016, 13:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Lân (1998), Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, NXB TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Từ và ngữ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: NXB TP Hồ Chí Minh
Năm: 1998
3. Lê Quang Long (1998), Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả
Tác giả: Lê Quang Long
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1998
4. Vĩnh Lộc, Bảo Đoan, Ngọc Hạnh (2000), Từ điển tiếng Việt, NXB Tài Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Vĩnh Lộc, Bảo Đoan, Ngọc Hạnh
Nhà XB: NXB TàiNguyên
Năm: 2000
5. Phan Duy Nghĩa (2013), Xây dựng lớp học thân thiện trong các trường tiểu học, Tạp chí GD số 308, trang 57 – 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng lớp học thân thiện trong các trường tiểuhọc
Tác giả: Phan Duy Nghĩa
Năm: 2013
6. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển Tâm lí học, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tâm lí học
Tác giả: Nguyễn Khắc Viện
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2001
10. Phương pháp dạy học tiếng việt do chủ biên: Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán, NXB GD, H, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tiếng việt do chủ biên
Nhà XB: NXB GD
11. Khóa luận 144, 154 Trường CĐSP TT Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa luận 144, 154
12. Giáo trình Tâm lí học lứa tuổi Tiểu học của Bùi Văn Huệ 13. Các trang wed:- http://www.cmard2.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lí học lứa tuổi Tiểu học
1. Nguyễn Văn Bắc và Nguyễn Bá Phu (2012), Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm Tiểu Học Khác
8. Sách giáo viên Tiếng Việt 3 tập 1, tập 2 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w