1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHỆ THUẬT kể CHUYỆN của CONAN DOYLE TRONG tác PHẨM NHỮNG vụ kỳ án của SHERLOCK HOLMES3

66 2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 400 KB

Nội dung

KHOA NGỮ VĂNLÊ CÔNG HIỆP NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CỦA CONAN DOYLE TRONG TÁC PHẨM NHỮNG VỤ KỲ ÁN CỦA SHERLOCK HOLMES KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHÓA K36NGÀNH: VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Ths

Trang 1

KHOA NGỮ VĂN

LÊ CÔNG HIỆP

NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CỦA CONAN DOYLE TRONG

TÁC PHẨM NHỮNG VỤ KỲ ÁN CỦA SHERLOCK HOLMES3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHÓA K36NGÀNH: VĂN HỌC

Huế 2016

Trang 2

KHOA NGỮ VĂN

LÊ CÔNG HIỆP

NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CỦA CONAN DOYLE

TRONG TÁC PHẨM NHỮNG VỤ KỲ ÁN

CỦA SHERLOCK HOLMES

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHÓA K36NGÀNH: VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Ths ĐẬU TUẤN NGỌC

Huế 2016

Trang 3

Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô giáo khóa Ngữ Văn trường Đại học Khoa Học đã cung cấp tri thức

và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện và hoàn thành khóa khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến những người bạn

đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này cách tốt đẹp.

Cách đặc biệt, xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy giáo Thạc sĩ Đậu Tuấn Ngọc - người đã hướng dẫn tận tình chu đáo, giúp tôi hoàn thành khóa luận này.

Sinh viên thực hiện

Lê Công Hiệp

Trang 4

Trang 5

Trang 6

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Đóng góp của nghiên cứu 4

6 Bố cục khóa luận 4

B PHẦN NỘI DUNG 5

Chương 1: ATHUR CONAN DOLEY - NHÀ TIỂU THUYẾT TRINH THÁM VÀ NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TỪ GÓC NHÌN LÍ LUẬN 5

1.1 Vài nét về tiểu sử - văn nghiệp của Conan Doley 5

1.1.1 Tiểu sử 5

1.1.2 Văn nghiệp 7

1.2 Nghệ thuật kể chuyện 8

1.2.1 Nhân vật người kể chuyện 9

1.2.2 Những phương diện của nghệ thuật kể chuyện 12

1.2.2.1 Kết cấu 12

1.2.2.2 Điểm nhìn 13

1.2.2.3 Cốt truyện 14

Chương 2: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG NHỮNG VỤ KỲ ÁN CỦA SHERLOCK HOLMES, NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CỐT TRUYỆN, ĐIỂM NHÌN, KẾT CẤU VÀ TÌNH HUỐNG TRUYỆN 16

Trang 7

2.1.2 Cốt truyện đơn tuyến 20

2.1.3 Mở đầu - kết thúc 22

2.1.3.1 Phần mở đầu 22

2.1.3.2 Phần kết thúc 24

2.2 Điểm nhìn 26

2.2.1 Điểm nhìn: vận động, luân phiên 26

2.2.2 Điểm nhìn trần thuật khách quan 29

2.3 Kết cấu 31

2.3.1 Kết cấu ẩn chi tiết 31

2.3.2 Kết cấu theo mạch tâm lý của người kể chuyện 33

2.3.3 Kết cấu truyện lồng truyện 36

2.4 Tình huống truyện 37

2.4.1 Tình huống “khởi động” vụ án 37

2.4.2 Yếu tố bất ngờ của vụ án 40

Chương 3: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG NHỮNG VỤ KỲ ÁN CỦA SHERLOCK HOLMES, NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN 44

3.1 Không gian nghệ thuật 44

3.1.1 Không gian động và có xu hướng mở rộng biên độ 44

3.1.2 Không gian nghệ thuật của vụ án 46

3.2 Thời gian nghệ thuật 49

3.2.1 Trục thời gian tuyến tính 49

3.2.2 Thời gian của từng vụ án 52

C PHẦN KẾT LUẬN 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 9

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Chắc hẳn những độc giả yêu thích truyện thám tử và thể loại tiểu thuyếttrinh thám sẽ không mấy xa lạ với những cái tên như: Edgar Allan Poe,Conan Doyle, Agatha Christie, Mickey Spillane, Megan Abbott, DaphneDuMaurier, Tana French, Erle Stanley Gardner, Georges Simenon, AlexandraMarinina, Dan Brown, Di Li,… Đây là những tên tuổi lớn, tiêu biểu của nềnvăn học trinh thám xưa cũng như nay Khi nhắc đến Edgar Allan Poe người ta

sẽ nghĩ ngay đến người đặt nền móng cho thể loại trinh thám, hay AgathaChristie - nữ hoàng truyện trinh thám, Mickey Spillane - ông vua thể loại tiểuthuyết trinh thám Với Conan Doyle, ông không được gọi tên như những tácgiả kia, nhưng độc giả biết đến ông như một người đưa truyện trinh thám đếntầm cao mới, người đưa truyện trinh thám đến gần với độc giả ngay từ nhữngbuổi đầu xuất hiện của thể loại này

Theo cùng tên tuổi của ông, một kiệt tác đã được định hình và khẳngđịnh giá trị theo thời gian, đó chính là tác phẩm Sherlock Holmes - một kiệttác văn chương hiện đại Nhiều người nhận định rằng, Sherlock Holme có

“tuổi thọ” gần gấp đôi Arthur Conan Doyle

Lần đầu tiên được xuất hiện vào năm 1887 trong truyện dài “Study in Scarlet” (chiếc nhẫn tình cờ), thám tử Sherlock Holmes bắt đầu chuyến đi

vinh quang của mình lúc đầu là khắp Vương quốc Anh, sau đó đi khắp thếgiới Nhưng ít ai biết rằng, để có thể đưa nhân vật của mình đến với sự yêuquý, khâm phục của độc giả, ngoài những nội dung gay cấn, hấp dẫn, SirConan Doyle còn “tích hợp” trong đó một lối kể chuyện linh hoạt, sắc bén.Hầu hết những tác phẩm của Sir Conan Doyle đều mang đến cho độc giả sựlôi cuốn, hứng thú ngay từ lúc bắt đầu đến kết thúc Một phần quan trọng góp

Trang 10

phần tạo nên sự thành công ấy, đó chính là nghệ thuật kể chuyện của ông.Chính vì thế, khóa luận này sẽ đi tìm và “giải mã” nghệ thuật kể chuyện củaConan Doyle sử dụng trong từng vụ án của Sherlock Holmes.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Khách quan mà nói, đề tài về Sherlock Holmes không phải là một đề tài

xa lạ với giới nghiên cứu và phê bình văn học Sherlock Holmes được đánhgiá là nhân vật văn học có sức sống lâu bền, nhân vật này có một lượng lớnngười hâm mộ trên khắp thế giới Mặc dù Conan Doyle không trực tiếp đềcập đến tiểu sử hay gốc tích của nhận vật Sherlock Holmes nhưng nhữngngười hâm mộ đã tập hợp những thông tin rời rạc trong những mẫu chuyệnkhác nhau để viết nên tiểu sử một cách cụ thể và chi tiết về Sherlock Holmes

Đó là một quá trình dài sưu tập lắp ghép các chi tiết lại với nhau, qua đó thấyđược sự quan tâm đặc biệt của người đọc đối với nhân vật hư cấu này

Hiện nay, có những bài nghiên cứu về Sherlock Holmes trên những

phương diện khác nhau như: Đi tìm nguyên mẫu Sherlock Holmes ngoài đời thực, rằng Conan Doyle đã xây dựng nhân vật của mình từ nguyên mẫu nào?

Hay có những nhận định của một vài tờ báo lại cho rằng Conan Doyle ghétnhân vật của mình, bằng chứng là ông đã “bức ép” nhân vật của mình chếttrong vụ đánh nhau với giáo sư Moriarty ở thác nước Reeichenbach Đây lànhững bài báo thiếu tính chuyên sâu, thiếu tính lập luận và độ tin cậy

Hay trong từ điển thuật ngữ văn học chúng tôi tìm thấy đoạn viết vềnghệ thuật kể chuyện trong các tác phẩm viết về Sherlock Holmes của ConanDoyle: “Chẳng hạn khi đọc tiểu thuyết của Co - nan Đoi lơ, cái thế giới màngười đọc hiểu, không phải là thế giới của bác sĩ Oen - xơ, mà là thế giới củaSai - lốc Hôm, những hiểu lầm, những thắc mắc của người trần thuật Oen - xơđược tạo ra do thủ pháp trần thuật đều đã được loại bỏ.” [5, tr 224]

Trang 11

Ở cấp phương diện nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống, chúng tôi

tìm được bài nghiên cứu về Sherlock Holmes đó là khóa luận với đề tài: Nhân vật Sherlock Holmes của Conan Doyle, và cuốn sách Mastermind: How to think like Sherlock Holmes (tạm dịch: làm thế nào để suy nghĩ như Sherlock

Holmes) của nữ tác giả Maria Konnikova

Tuy nhiên những tác phẩm hay những bài viết chúng tôi tìm được ởtrên, đa phần nghiên cứu, viết về nội dung của truyện chứ chưa đi sâu phântích nghệ thuật kể chuyện của nhà văn trong mỗi câu chuyện Cho nên, chúngtôi mạnh dạn khai thác khía cạnh nghệ thuật kể chuyện của Arthur Conan

Doyle trong tác phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes, với hy vọng góp

phần giải mã khía cạnh còn khá mới mẻ này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của đề tài chính là tác phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes, của nhà văn Arthur Conan Doyle, của nhóm dịch giả: Lê Khánh, Đỗ

Tư Nghĩa, Vương Thảo, Ngô Văn Quý, Lê Nhân, NXB Văn học, 2015

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: với đề tài này, chúng tôi đi sâu và tậptrung nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện của Arthur Conan Doyle trong tác

phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi cố gắng sử dụng nhữngvốn tri thức đã được học, đọc về thi pháp học và lý thuyết về nghệ thuật kểchuyện Đồng thời, kết hợp các phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp khảo sát

Phương pháp tổng hợp

Phương pháp phân tích

Trang 12

Phương pháp so sánh - đối chiếu.

5 Đóng góp của nghiên cứu

Đã hơn 100 năm kể từ ngày đầy tiên nhân vật Sherlock Holmes xuấthiện trên văn đàn (1887 - 2016) nhưng sức hút của nó vẫn còn rất lớn đối vớiđộc giả Mới đây, một cuộc bầu chọn 100 tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại dotrang điện tử NPR tổ chức, Sherlock Holmes cũng góp mặt ở vị trí thứ 10, qua

đó cho thấy sức sống mãnh liệt của những tác phẩm viết về nhân vật này

Từ trước đến nay, những bài nghiên cứu về Sherlock Holmes không phải

là ít hay nói chính xác hơn là rất nhiều Đây là một thách thức cho chúng tôikhi thực hiện đề tài này Nhưng trong số những đề tài nghiên cứu về SherlockHolmes chúng tôi lại tìm thấy rất ít những đề tài nghiên cứu về mảng nghệthuật trong tác phẩm, mà nếu có cũng thiếu tính chuyên sâu Trên tinh thần đó,chúng tôi thực hiện đề tài: Nghệ thuật kể chuyện của Conan Doyle trong tác

phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes Hy vọng với đề tài này, sẽ cung

cấp cho mọi người cái nhìn rõ nét hơn về nghệ thuật kể chuyện của ConanDoyle.Qua đó, tiếp cận gần hơn và đầy đủ hơn với tác phẩm

Trang 13

B PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: ATHUR CONAN DOLEY - NHÀ TIỂU THUYẾT

TRINH THÁM VÀ NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN

Arthur Conan Doyle sinh ngày 22 tháng 5 năm 1859 tại Edinburgh,trong một gia đình Ireland, bố là Charles Altamont Doyle và mẹ là MaryDoyle Ông đã được gửi tới trường dự bị Dòng TênCơ đốc giáo Saint MarysHall, Stonyhurst khi lên chín Ông học ngành y tại Đại học Edinburgh Saukhi học tại trường, ông trở thành bác sĩ trên một con tàu tới bờ biển Tây Phi,

và sau đó vào năm 1882 ông lập một phòng khám tại Plymouth Ông hoànthành luận án tiến sĩ về Tabes Dorsalis năm 1885

Phòng khám của ông không thành công lắm: trong khi chờ bệnh nhân,ông bắt đầu viết truyện Tiểu thuyết đầu tiên của ông được đăng trên

tờ Chambers's Edinburgh Journal khi ông chưa tới 20 tuổi (một số trang báomạng như trang điện tử vnexpress.net lại cho rằng, Conan Doyle bắt đầu viếttruyện ngắn từ năm 6 tuổi.)

Chỉ sau khi dời phòng khám về Portsmouth, Doyle mới bắt đầu theođuổi văn học một cách đúng nghĩa hơn Tác phẩm đáng chú ý đầu tiên của

Trang 14

ông là A Study in Scarlet (Một cuộc nghiên cứu về Màu đỏ hay Chiếc nhẫn tình cờ ), xuất hiện trong cuốn Beeton's Christmas Annual năm 1887 và lần

đầu tiên nhân vật Sherlock Holmes xuất hiện Ông có niềm đam mê với nhiềumôn thể thao như: hockey, cricket, bơi lội, quyền anh và đặc biệt là bóng đá,ông đã từng giúp thành lập câu lạc bộ bóng đá Portsmouth AFC

Arthur Conan Doyle có hai mối tình đơm hoa kết trái với hai người phụ

nữ Năm 1885 ông cưới Louise Hawkins, được gọi là "Touie", người bị bệnhlao và mất năm 1906 Sau đó, Ông tái hôn với Jean Leckie năm 1907, năm

1897 ông gặp bà và yêu bà từ lúc đó, nhưng vẫn duy trì quan hệ thuầnkhiết với bà vì chung thuỷ với người vợ đầu tiên Conan Doyle có năm con,hai người với vợ đầu là: Mary và Kingsley, và ba người với vợ sau là: Jean,Denis và Adrian

Conan Doyle được tìm thấy đang ôm chặt ngực trong vườn nhà ngày 7tháng 7 năm 1930 Ông mất một thời gian ngắn sau đó vì nhồi máu cơ tim ởtuổi 71, và được chôn trong Vườn Nhà thờ tại Minstead ở New Forest,Hampshire, Anh

Có lẽ, chính cuộc đời đầy những bước ngoặt của Arthur Conan Doyle,cũng như vốn sống phong phú mà ông đã có được trong những chuyến phiêulưu, đã hỗ trợ ông trong công việc “chế tác” ra nhân vật Sherlock Holmes,những vụ án gay cấn cũng như những cách gỡ rối tài ba mà nhân vật của ông

đã làm để “mở khóa” những vụ án hóc búa Có thể nói rằng, với 40 năm viếtvăn của mình, Sir Arthur Conan Doyle đã làm việc nghiêm túc và cống hiếnhết mình cho văn học cũng như độc giả

Hiện nay, có một trang mạng điện tử tên arthurconandoyle.com liên tụccung cấp những thông xoay quanh nhà văn Arthur Conan Doyle và tác phẩmlừng danh Sherlock Holmes Cùng với đó là sự xuất hiện ngày càng nhiềunhững bài viết, bài nghiên cứu về ông và Sherlock Holmes Đặc biệt ở một số

Trang 15

nước, còn cho dựng tượng Arthur Conan Doyle cũng như Sherlock Holmes ởnhững quảng trường Đồng thời, tên của Holmes còn được dùng để đặt têncho một đại lộ ở Anh Đây có thể nói là những việc mà nhân loại tưởng nhớđến ông và những đóng góp của ông cho văn hóa thế giới.

1.1.2 Văn nghiệp

Những đóng góp mà Sir Arthur Conan Doyle đã để laị cho văn học làkhông thể chối bỏ Suốt gần 40 năm, những giá trị mà Conan Doyle cống hiếncho văn học nói chung và thể loại trinh thám nói riêng là vô cùng quý giá.Bác sĩ Conan Doyle được biết đến như một trong số những nhà văn gắn liềntên tuổi của mình với một hình mẫu nhân vật đó là viên thám tử tài ba và “lậpdị” Sherlock Holmes Các tác phẩm của Conan Doyle hầu như đều viết vềSherlock Holmes Tuy nhiên, theo một số tờ báo cho rằng, Conan Doyle lại

có một “mối quan hệ phức tạp” với chính nhân vật của mình Conan Doyletừng nói: "Tôi sẽ bị chỉ trích nhiều lắm nếu “xuống tay” với quý ông lịch lãmnày Nhưng đó không phải là một vụ giết người, đó là hành động tự vệ Bởinếu tôi không giết hắn ta Hắn ta trước sau gì cũng giết tôi".Theo đó, ArthurConan Doyle chưa từng nghĩ mình sẽ thành danh với thể loại văn học này.Thay vào đó, ông thích viết thể loại tiểu thuyết lịch sử hơn Chính vì thế,trong sự nghiệp sáng tác của mình, ngoài những tác phẩm viết về SherlockHolmes Conan Doyle, còn thấy xuất hiện một số tác phẩm khác

Bắt đầu viết truyện trong những ngày nhàn rỗi tại phòng mạch, ý địnhđầu tiên của Conan Doyle là viết về Sherlock Holmes, tuy nhiên những diễnbiến cũng như sự mong đợi của độc giả vượt xa khỏi những dự liệu của ông

Để rồi nhân vật của ông trở nên bất hủ, nhân vật của ông nổi tiếng đến mứcngười Nga phải dựng tượng của Sherlock Holmes ở quảng trường Tên tuổi củaSherlock Holmes luôn gắn liền với những hoạt động văn hóa tinh thần ở Anh

Trang 16

Sự nghiệp mà Sir Arthur Conan Doyle để lại trước lúc qua đời có thểphân loại thành hai mảng: mảng viết về Sherlock Holmes mảng truyện giảtưởng và tiểu thuyết lịch sử.

Mảng truyện viết về Sherlock Holmes gồm hai phần đó chính là đoảntiểu thuyết và truyện ngắn:

Đoản tiểu thuyết viết về Sherlock Holmes có 4 tiểu thuyết được sắp xếp

theo thứ tự xuất hiện như sau:A Study in Scarlet (tạm dịch Chiếc nhẫn tình cờ) (1887), The Sign of the Four (tạm dịch truy tìmDấu bộ tứ) (1890), The Hound of the Baskervilles (tạm dịch Con chó dòng họ Baskervilles) (1902), The Valley of Fear (tạm dịch Thung lũng khủng khiếp ) (1904).

Cùng với đó là 56 truyện ngắn viết về Sherlock Holmes bắt đầu từ

truyện: A Scandal in Bohemia (tạm dịch Vụ tai tiếng xứ Bohemia), được viết năm 1891 cho đến truyện The Case Book of Sherlock Holmes (tạm dịch Tàng thư Sherlock Holmes) được viết năm 1927.

Mảng tiểu thuyết lịch sử và giả tưởng gồm: Những hầm mộ mới, Vị giáo sư của trường Lea House, Sự việc đã xảy ra như thế nào?, Hồn ma hiện lên từ đáy biển, Sự khủng khiếp giữa trời cao, Vụ án B.24, Tên tử tù bất

tử, Câu chuyện về Sannox phu nhân, Lô số 249, Cuộc thí nghiệm ly kỳ tại Keinplatz, Chiếc nhẫn giải thoát, Hang Blue John, Cái thang máy, Chiếc phễu bằng da, Bàn tay nâu, Con mèo Brasil, Chơi với lửa…Đây là những tác

phẩm tuy không viết về Sherlock Holmes nhưng cũng nổi tiếng của Sir ArthurConan Doyle

40 năm hoạt động văn chương, Conan Doyle đã làm việc và cống hiếnhết sức mình cho độc giả Những thành quả ông đã đạt được thực sự là nhờvào quá trình hoạt động tích cực này

1.2 Nghệ thuật kể chuyện

Khái niệm Narratology (tiếng Anh) Narratologie (tiếng Pháp) được

Trang 17

dịch là nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật tự sự Đây làkhái niệm thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình vănhọc Nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật trần thuật hay nghệ thuật tự sự đề làphương thức tái hiện đời sống.

Trần thuật là biện pháp nghệ thuật cơ bản nhất để tạo thành văn bảnvăn học Về bản chất, trần thuật là hành vi ngôn ngữ nhằm kể, thuật, miêu tả,cung cấp thông tin về sự kiện nhân vật, theo một thứ tự nhất định trong khôngian, thời gian và về ý nghĩa Trần thuật có nhiệm vụ cho người đọc biết ai,xuất hiện ở đâu, khi nào, làm việc gì, trong tình huống nào,…

1.2.1 Nhân vật người kể chuyện

Người kể chuyện là một nhân tố quan trọng trong một văn bản nghệthuật, nó tạo nên sức ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một tácphẩm Người kể chuyện chính là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm Thôngqua nhân vật người kể chuyện, tác giả muốn gửi gắm những suy tư của mìnhvào đó và vì vậy, nhân vật người kể chuyện lại là trung gian chuyển thể Từnhững lý do trên, có thể khẳng định, việc nghiên cứu về nhân vật người kểchuyện là hết sức cần thiết

Người kể chuyện là yếu tố thuộc thế giới miêu tả Đó là một người donhà văn tạo ra để thay thế chính nhà văn thực hiện hành vi trần thuật Người

kể chuyện trong tác phẩm ẩn mình trong dòng chữ người kể chuyện ấy có thểđược kể bằng ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai Một tác phẩm có thể

có một hoặc nhiều người kể chuyện Hình tượng người kể chuyện đem lại chotác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệphay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo conngười và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh

Đối chiếu vào tác phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes, dễ nhận

thấy rằng nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm không phải là tác giả mà

Trang 18

là một nhân vật hư cấu trong truyện Sở dĩ gọi đó là nhân vật hư cấu bởi vìtrong truyện nhân vật ấy được tác giả xây dựng nên chứ không phải là mộtnhân vật ngoài đời thực Nhân vật bác sĩ Watson, chính là nhân vật người kể

chuyện trong tác phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes Nhiều tờ báo

nghiên cứu cho rằng, Watson là hình mẫu của Arthur Conan Doyle trong tácphẩm, nhưng ở đây, chúng tôi không truy xét đến vấn đề nguyên mẫu củanhân vật mà đi tìm mối tương quan giữa người kể chuyện với tác giả ConanDoyle đã hóa thân thành một nhân vật trong truyện để rồi qua đó kể lại câuchuyện, đó chính là bác sĩ Watson

Hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuấthiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm Đó

có thể là hình tượng của tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn vớitác giả ngoài đời; có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả tạo ra; có thể làmột người biết một câu chuyện nào đó Bác sĩ Watson thực sự là người kểchuyện trong truyện Người kể chuyện xưng tôi, cho nên, truyện được kể theongôi thứ nhất Những vụ án được Watson kể lại là những vụ án chính mắt anhtrông thấy Chính việc lựa chọn ngôi kể là ngôi thứ nhất đã giúp tác phẩm trởnên đáng tin cậy hơn Giả sử như, tác giả lựa chọn ngôi kể là ngôi thứ ba thìsao? Như thế sẽ tiện cho tác giả trong việc miêu tả câu chuyện Nhưng nhânvật người kể chuyện là nhân vật toàn tri, biết thấu hết mọi việc, vậy thì khá làkhó khăn cho tác giả khi trình bày những vụ án Nó sẽ bớt những bất ngờ,kịch tính, vì thực sự người kể chuyện đã biết hết mọi chuyện, biết hết mọi ngõngách trong tâm hồn mỗi nhân vật, biết hết toàn bộ mọi sự việc đã xảy ra.Hơn nữa, với ngôi kể là ngôi thứ ba độ tin cậy của người kể chuyện sẽ thấphơn so với ngôi thứ nhất Vì với ngôi thứ nhất, nhân vật kể chuyện là mộtnhân vật xuất hiện và tồn tại trong tác phẩm, nhân vật ấy có thể chứng kiếnhết toàn bộ mọi việc Nhưng với ngôi kể thứ ba, tác phẩm sẽ không xuất hiện

Trang 19

nhân vật kể chuyện Dĩ nhiên với một nhân vật chứng kiến toàn bộ mọi việc

kể lại diễn biến của nó sự việc thì độ tin cậy chắc chắn phải cao hơn Tuynhiên, phải nhìn nhận rằng, với ngôi kể thứ nhất hay ngôi kể thứ ba, đằng saunhững nhân vật kể chuyện điều là hình bóng tác giả Tuy nhiên, hiệu ứng màhai ngôi kể mang lại là hoàn toàn khác nhau Tuy cùng một ý đồ thể hiệnnhưng độ tin cậy và công tác triển khai câu chuyện ở hai ngôi kể là hoàn toànkhác nhau

Cần nhấn mạnh lại rằng, với tuyển tập Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes, việc lựa chọn ngôi kể là ngôi thứ nhất và nhân vật kể là bác sĩ

Watson là hoàn toàn hợp lý Sự lựa chọn đó hợp lý bởi những lẽ này: thứnhất, Watson là một người bạn thân thiệt, đồng thời là cộng sự đắc lực củaSherlock Holmes trong mọi vụ án Watson dường như theo sát SherlockHolmes ở những vụ án và thường xuyện được Sherlock Holmes trao đổi ýkiến chuyên môn Chính vì vậy, Watson dường như biết tường tận về mọi vụ

án cùng những chi tiết những điểm li kỳ của từng vụ án Thứ đến, việc để mộtnhât vật trong truyện kể lại toàn bộ câu chuyện là hết sức hợp lý và đáng tincậy Cuối cùng, Conan Doyle xây dựng nhân vật của mình với một lối kểchuyện không giống ai Conan Doyle muốn nhân vật của mình kể lại câuchuyện theo mạch diễn biến tâm trạng và suy nghĩ của mình chứ không phảitheo trật tự vụ án Nghĩa là, khi đã kết thúc vụ án, chắc chắn bác sĩ Watson đãhiểu tường tận từng chi tiết xuất hiện trong vụ án để rồi có thể kể lại toàn bộcâu chuyện theo trình tự thời gian nó xảy ra Thế nhưng không, Conan Doylemuốn Watson kể lại toàn bộ câu chuyện theo tâm trạng của chính nhân vật từlúc bắt đầu vụ án, diễn biến và kết thúc vụ án như thế nào

Việc để cho nhân vật kể chuyện kể thuật lại từng vụ án là một điểmthường thấy ở những tác phẩm trinh thám Thuật lại toàn bộ vụ án theo diễntiến của nó là một ưu điểm, bởi vì như thế sẽ giúp cho độc giả dễ “hòa mình

Trang 20

vào bối cảnh truyện” hóa thân thành vật trong tác phẩm, cũng quan sát, cũngsuy luận và điều tra như chính nhân vật Sherlock Holmes trong truyện Qua

đó, làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn, kịch tính hơn trong mắt độc giả Chắc

hẳn rằng, với những ai đã đọc Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes cũng đã

từng thử “nhập vai” làm Sherlock Holmes, cũng từng thử tài phán đoán củamình, cũng từng mường tưởng ra cái kết và thủ phạm của từng vụ án Tất cảnhững điều đó chính là hiệu quả của việc lựa chọn ngôi kể và phương thức kể

1.2.2 Những phương diện của nghệ thuật kể chuyện

Nghệ thuật kể chuyện làm một đề tài rộng lớn và có tính bao quát rộng,

ở đó không chỉ xuất hiện yếu tố người kể chuyện mà thôi Bao quanh nó còntồn tại những yếu tố kết cấu, điểm nhìn, cốt truyện,… đây là những yếu tố cầnđược đi sâu, phân tích nhiều

Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp hơn Tổchức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quanbên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bêntrong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm Bố cục là mộtphương diện của kết cấu Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: tổ chức hệthống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm;nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệthuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện,… sao cho toàn bộ tác phẩmthực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật

Trang 21

Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định Kết cấu làphương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật Kết cấu đảm nhiệmcác chức năng rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng của tác phẩm: triểnkhai, trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách; tổ chứcđiểm nhìn trần thuật của tác giả: tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là mộthiện tượng thẩm mỹ.

Nếu nhũng yếu tố kỹ thuật, thủ pháp là có giới hạn thì kết cấu là vôhạn, vì mỗi tác phẩm là một “sinh mệnh”, một “cơ thể sống” nên kết cấu tácphẩm là một kiến trúc, một tổ chức cụ thể, phù hợp với nội dung cụ thể củatác phẩm Kết cấu bộc lộ nhận thức, tài năng và phong cách của nhà văn

1.2.2.2 Điểm nhìn

Điểm nhìn nghệ thuật có thể hiểu là điểm rơi của cái nhìn vào kháchthể.Trong trường hợp này hệ thống các chi tiết, sự phân bố và kết nối thưa,dày, sự thay thế loại chi tiết này bằng loại chi tiết khác lại là biểu hiện củađiểm nhìn nghệ thuật

Theo M Bakhtin, điểm nhìn mang nội dung tư tưởng, ý thức hệ Lại cóđiểm nhìn tư tưởng và ý thức hệ, tuyên bố quan điểm đánh giá một chiều màkhông cần giải thích

Điểm nhìn (tiếng Nga: khudojestvennaya tochka zreniya; tiếng Anh:point of view) là vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trongtác phẩm Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện

sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệthuật Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại chongười thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống Sự thay đổi của nghệthuật bắt đầu từ sự thay đổi điểm nhìn

Điểm nhìn trần thuật gắn bó mật thiết với ngôi kể, nhưng rộng hơn ngôi

kể Bởi vì, nhiều khi chuyện kể theo ngôi thứ ba, nhưng có khi ngôi thứ ba kết

Trang 22

hợp với điểm nhìn của nhân vật.

Điểm nhìn nghệ thuật có thể được phân chia thành điểm nhìn khônggian và điểm nhìn thời gian Nhìn xa, gần, trên, dưới, lệch, thẳng,… là điểmnhìn không gian Nhìn từ hiện tại, quá khứ hay tương lai là điểm nhìn thờigian Có điểm nhìn tâm lý khi người trần thuật nhìn theo tầm mắt của nhânvật có đặc điểm giới tính, lứa tuổi hoặc quan hệ thân, sơ; bên trong hay bênngoài Có điểm nhìn quang học, hoàn toàn khách quan Có điểm nhìn theomột mô hình văn hóa nào đó Chẳng hạn trong thơ cổ Việt Nam thịnh hànhđiểm nhìn siêu cá thể Nhà thơ tự nhìn mình như một ai ở ngoài mình nhìnvào mình Có điểm nhìn theo một hệ tư tưởng nhất định với lập trường, quanniệm có tính giai cấp, xã hội rõ rệt

Đến lượt mình điểm nhìn nghệ thuật biểu hiện qua các phương tiệnnghệ thuật, ngôi kể, các xưng gọi sự vật, cách dung từ ngữ, kiểu câu,…Điểmnhìn nghệ thuật cung cấp một phương diện để người đọc nhìn sâu vào cấu tạonghệ thuật và nhận ra đặc điểm phong cách ở trong đó

Cốt truyện là một phương diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện, nhà vănthể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật; mặt khác, cốt truyệncòn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội

Cốt truyện là một hiện tượng phức tạp Trong thực tế văn học, cốttruyện các tác phẩm hết sức đa dạng, kết tinh truyền thống dân tộc, phản ánh

Trang 23

những thành tựu văn học của mỗi thời kì lịch sử, thể hiện phong cách, tàinăng nghệ thuật của nhà văn.

Về phương diện kết cấu và quy mô của nội dung, nhìn chung có thể chiacốt truyện thành hai loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến Trongcốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng và thường

là đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách

Abraham Lincoln tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ đã từng nói, “Nếu chotôi sáu giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành bốn tiếng để mài cái rìu.”[12] Thậtvậy, công tác chuẩn bị là một trong những thao tác quan trọng để công việcđạt hiệu quả, để công việc nghiên cứu đạt thành quả tốt, chúng ta phải nắmvững hệ thống lý luận Chính vì vậy, việc đưa những phương diện của nghệthuật kể chuyện vào bài viết nhằm xây dựng cho bài viết một hệ thống lý luậncũng như tăng thêm độ tin cậy, tính chính xác cho bài viết Dựa vào hệ thống

lý luận trên, chúng tôi tiến hành khai thác những khía cạnh thuộc phạm trù

nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes.

Trang 24

Chương 2: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG NHỮNG VỤ KỲ ÁN

CỦA SHERLOCK HOLMES, NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN

CỐT TRUYỆN, ĐIỂM NHÌN, KẾT CẤU VÀ TÌNH HUỐNG TRUYỆN

2.1 Cốt truyện

Cốt truyện là một phương diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện, nhà vănthể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật; mặt khác, cốt truyệncòn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội

Cốt truyện là một hiện tượng phức tạp trong thực tế văn học, cốttruyện các tác phẩm hết sức đa dạng, kết tinh truyền thống dân tộc, phản ánhnhững thành tựu văn học của mỗi thời kì lịch sử, thể hiện phong cách, tàinăng nghệ thuật của nhà văn

Về phương diện kết cấu và quy mô của nội dung, nhìn chung có thể chiacốt truyện thành hai loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến trong cốttruyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng và thường làđơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Cốt truyện (tiếng Anh: plot, tiếngNga: siujet, tiếng Pháp: sujet) là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêucầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhấttrong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch.”

2.1.1 Cốt truyện độc lập

Cốt truyện được gọi là bộ khung của một văn bản.Cũng như một cơ thểmuốn tồn tại được phải có xương sống, đối với một văn bản nghệ thuật cốttruyện chính là bộ xương sống ấy.Để có những phân tích đánh giá toàn diện

về một tác phẩm, không thể bỏ sót yếu tố cốt truyện

Cốt truyện là một đối tượng thuộc phạm trù nghệ thuật.Cốt truyện làchuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch, nằm dưới lớp

Trang 25

lời trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm.

Cốt truyện trong một văn bản, một tác phẩm có hai tính chất cơbản.Một là, các sự kiện trong chuỗi có mối quan hệ nhân quả hoặc quan hệbộc lộ ý nghĩa, có mở đầu và kết thúc.Hai là, cốt truyện có tính liên tục vềthời gian

Đối chiếu và tác phẩm Những vụ kì án của Sherlock Holmes ta thấy

một điều rằng, trong từng vụ án đều có một cốt truyện rõ ràng Tuy nhiên,nhìn từ góc độ logic của cốt truyện, chúng ta không thể hợp những cốt truyện

ấy lại thành một cốt truyện lớn hơn như là một seri truyện liên hoàn được.Giữa chúng dường như không ăn khớp với nhau về mặt sự kiện hay về mặtthời gian Khảo sát phần “khởi động” 10 vụ án đầu tiên trong tác phẩm

Những vụ kì án của Sherlock Holmes, sẽ thấy những chuỗi vụ án được sắp

xếp không theo thứ tự thời gian

Bảng 1: Bảng liệt kê thời gian của từng vụ án

1 Nhà quý tộc độc thân Trước ngày cưới của Watson vài tuần

2 Năm hạt cam khô Hạ tuần tháng chín năm 1887

3 Người đàn ông môi trề Một đêm tháng sáu của năm 1889

4 Ngón tay cái của người kỹ sư Mùa hè năm 1889

5 Chiếc vương miện nạm ngọc Không đề cập đến thời gian

7 Vụ tai tiếng sứ Bohemia Đêm 20 tháng 3 năm 1888

8 Dải băng lốm đốm Đầu tháng tư năm 1883

9 Viên ngọc màu xanh Ngày thứ ba của lễ Phục Sinh

10 Cô gái đi xe đạp Ngày 23 tháng 4 năm 1894

Qua bảng liệt kê trên, chúng ta nhận thấy, các vụ án được sắp xếpkhông tuân theo trình tự thời gian Nghĩa là, logic của tác phẩm không phải làlogic thời gian tuyến tính Có nghĩa là cốt truyện của tác phẩm không phảiphát triển theo mạch tịnh tiến của thời gian, hay chính xác hơn, tác phẩm

Trang 26

không bao gồm một cốt truyện tổng thể Vậy nếu cốt truyện ấy không pháttriển theo thời gian thì nó sẽ phát triển theo hướng nào? Nội tâm hay dòng suytưởng của người kể chuyện.

Nếu cốt truyện tổng thể của tác phẩm được “dệt” nên từ dòng suytưởng hay dòng kí ức của người kể chuyện, thì hẳn nó phải có sự logic về mặt

sự kiện hoặc diễn biến của vụ án Thế nhưng, trong tác phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes, ta thấy dường như người kể chuyện - bác sĩ Watson chỉ

kể lại chi tiết từng vụ án mà ông và Sherlock Holmes đã cộng tác cùng nhau

để phá án Và một điểm quan trong đó chính là sự độc lập của từng truyện,các truyện không mang tính liên tục, hay nối tiếp Chính xác hơn, đây khôngphải là những truyện liên hoàn, vụ án này kết thúc sẽ mở đầu cho vụ án kia

Một điểm đặc biệt để có thể chứng minh yếu tố độc lập của những cốt

truyện trong tác phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes đó chính là,

những vụ án xuất trong tác phẩm có thể đứng riêng biệt với nhau Mỗi vụ ánnhư một tác phẩm hoàn chỉnh; ngoài ra có thể đảo vị trí của từng vụ án trong

tác phẩm ngoại trừ hai trường hợp (Công việc sau cùng của Holmes và ngôi nhà trống không) Trong mỗi một vụ án, có đủ các yếu tố để định hình thành

một cốt truyện hoàn chỉnh như: có phần trình bày, phần thắt nút, phần pháttriển, phần cao trào và phần mở nút Nó giống như sơ đồ sau:

Câu chuyện trước

vụ án của Holmes

và Watson

Nạn nhân hay người thân của nạn nhân đến trình bày vụ việc

Holmes và Watson đến hiện trường xem xét

Phần suy luận của Watson hoặc phần kết của vụ án

Holmes bắt đầu suy luận, phá án

Trang 27

Sơ đồ 1: Sơ đồ kết cấu chung của từng vụ án

Khởi đầu một vụ án, chúng ta luôn thấy người kể chuyện đề cập đếnthời gian đồng thời không gian xung quanh hai nhân vật Watson và SherlockHolmes Đôi lúc, lại trình bày tâm trạng của hai nhân vật này Ví dụ, trong vụ

án Cái kính kẹp mũi bằng vàng bắt đầu bằng: “Những ngày cuối tháng mười

một năm 1894, buổi tối thật buồn Holmes đang dùng kính lúp để cố đọcnhững gì còn sót lại của một câu văn viết trên da cừu, trong lúc này tôi say mêđọc một cuốn chuyên về phẫu thuật Bên ngoài gió gào rú, mưa dông mạnh.”[1; tr 318] Đây rõ ràng là phần trình bày sơ lược về không gian, thời gian vàhoàn cảnh trước lúc vụ án được bắt đầu Nếu để ý, người đọc dễ dàng nhậnthấy trong mỗi vụ án, phần nhiều luôn có một nhân vật đến “tìm gặp” (qua

thư từ hoặc trức tiếp) Holmes để được gỡ rối, trong vụ án Chàng quý tộc độc thân đó là Robert St Simon; trong vụ án Năm hạt cam khô đó là John Openshaw; trong vụ án Vụ tai tiếng ở xứ Bohemia đó là vị vua xứ Bohemia;

… Đấy cũng chính là lúc vụ án được bắt đầu

Ngoài ra, có một điểm đặc biệt khiến tác phẩm của Conan Doyle ngay

từ lúc xuất bản đã được công chúng quan tâm đón đọc đó chính là, người đọckhông phải quan tâm theo dõi từng vụ án để biết được tường tận mọi việc.Các tác phẩm của ông luôn để nhân vật xuất hiện liên tục nhưng lại dứt điểmcác vụ việc ngay trong từng vụ án, nên bạn đọc có bỏ sót một truyện nào cũngkhông hề bị gián đoạn việc đọc

Qua đó, có thể kết luận rằng, những vụ án tác phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes có cốt truyện độc lập với nhau Tuy nhiên, sự độc lập ấy

không làm cho tác phẩm rời rạc hay manh mún Ngược lại, chính sự độc lập

đó tạo nên sự độc đáo và thành công cho tác phẩm

Trang 28

2.1.2 Cốt truyện đơn tuyến

Cốt truyện là một hình thức tổ chức sơ đẳng nhất của truyện, là cái lõidiễn biến của truyện từ khi xảy ra cho đến khi kết thúc Một cốt truyện có sứclôi cuốn, hấp dẫn sẽ góp phần tạo nên sức thuyết phục cho chủ đề và tư tưởngtác phẩm Ngược lại những cốt truyện quá sơ lược, nhạt nhẽo sẽ làm cho giátrị tư tưởng của tác phẩm trở nên lý thuyết suông

Các nhà lí luận hiện đại tách cốt truyện làm hai tuyến: tuyến nhân quảtheo trình tự thời gian tự nhiên (biên niên) và tuyến trật tự kể trước sau theodụng ý nghệ thuật, và xem tuyến trật tự kể trước sau có thể theo dõi được trongtrần thuật mới có giá trị nghệ thuật Tuy nhiên, nhìn tổng thể, cốt truyện đượcphân ra thành nhiều loại như: cốt truyện phân đoạn (Episodic plot), cốt truyệnliền mạch (Chrono-logical plot), cốt truyện huyền ảo (Supernature plot), cốttruyện ghép mảnh (Fragment plot), cốt truyện tuyến tính (Linear plot), cốttruyện siêu văn bản, cốt truyện khung (Frame plot), cốt truyện tuyến tính, cốttruyện đơn tuyến (Simple plot), cốt truyện đa tuyến (Complex plot),… Mỗimột tác phẩm ứng với một hay nhiều loại cốt truyện, tùy thuộc vào độ dài hayngắn của tác phẩm và quan trọng là cách kể chuyện của tác giả

Với đặc thù dung lượng truyền tải không lớn số lượng nhân vật, sự kiện

ít, các vụ án (một số sách gọi là truyện ngắn) rất thích hợp với cốt truyện đơntuyến Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiên được tác giả gói gọn vàthường đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cáchcủa một và nhân vật chính Vì vậy, cốt truyện đơn tuyến thường có dunglượng nhỏ hoặc vừa và khá phù hợp với thể loại truyện ngắn

Trong từng vụ án của Sherlock Holmes, dễ dàng nhận thấy, số lượngnhân vật xuất hiện thường không nhiều, thường dao động từ 5 đến 10 nhânvật trong mỗi vụ án Cùng với đó là hệ thống sự kiện, hệ thống sự kiện diễn rachỉ xoay quanh vụ án, ngoài ra những sự kiện không liên quan đến vụ án ít

Trang 29

thấy nhà văn đề cập Đơn cử vụ án Người đàn ông môi trề, số lượng nhân vật

xuất hiện trong vụ án là 10, trong đó có: Watson và vợ của mình, hai vợchồng chị Kate, Sherlock Holmes, ông bà St Clair, tên vô lại Lascar, thanhtra Barton, thanh tra Bradstreet Tiếp xúc với những án của Conan Doyle,dường như ta cảm giác, lượng nhân vật xuất hiện và vừa đủ, không thừa cũngchẳng thiếu Cách mà ông dẫn để nhân vật mình xuất hiện thật ngẫu nhiên mà

đầy hợp lý Cũng trong vụ án Người đàn ông môi trề, sự xuất hiện của chị

Kate ở đầu vụ án nó chẳng ăn nhập gì với diễn biến câu chuyện, thế nhưngđấy là cách mà Conan Doyle để Watson bắt gặp Holmes và biết được tườngtận sự việc xảy ra

Một số người nhận định, cốt truyện đơn tuyến thường là cốt truyện đơngiản, ít sự kiện, ít nhân vật dễ gây cho độc giả sự nhàm chán, nó thiếu đi sựđối lập, tính nhiều mặt của cuộc sống Thế nhưng, nhận định ấy, có thể đã sai

lầm với tác phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes Cũng với cốt truyện

đơn tuyến, với dung lượng không lớn, số lượng sự kiện lẫn nhân vật khôngnhiều, thế nhưng những vụ án của Sherlock Holmes lại có một sức hút kỳ lạđối với độc giả Chính dung lượng không lớn cùng hệ thống nhân vật và sựkiện ít đã làm cho tác phẩm trở nên ít rối rắm và dễ dàng tiếp thụ hơn

Tuy nhiên, tiếp xúc với những vụ án trong tác phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes chúng ta lại thấy, nó không hề đơn giản, không hề nhàm

chán ngược lại nó rất lôi cuốn Có thể, việc Conan Doyle lựa chọn cốttruyện đơn tuyến ít nhiều bị chi phối bởi việc những tác phẩm của ông đượctrên báo (tờ Beeton's Christmas Annual năm 1887 và tờ Lippincott's MonthlyMagazine năm 1890) Đây là một thách thức không nhỏ dành cho ConanDoyle Ông phải là sao để tác phẩm của mình đơn giản nhưng lôi cuốn, ngắngọn nhưng súc tích, lôi cuốn được người đọc nhưng không được dài dòng

Với từng vụ án trong tác phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes,

Trang 30

chúng ta luôn luôn suy luận, luôn luôn phán đoán cái kết của nó, cũng như ai

là hung thủ, thế nhưng cái kết của nó luôn khiến ta bất ngờ Có thể nói, vớitừng vụ án, Conan Doyle như dẫn ta vào một trò chơi mà chính ta cũng chẳng

hề hay biết Đó chính là năng lực, đó chính là tài năng, sự khác biệt giữa mộtngười phi thường và một người bình thường đó chính là biến những cái tưởngnhư đơn giản,bình thường thành những điều phi thường và đặc biệt

Lựa chọn cốt truyện đơn tuyến cho tác phẩm của mình là một sự mạohiểm Sự mạo hiểm ấy cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng với sự bất tửcủa nhân vật Sherlock Holmes và sự thành công của những tác phẩm viết vềSherlock Holmes

2.1.3 Mở đầu - kết thúc

2.1.3.1 Phần mở đầu

Với mỗi một câu chuyện trong tác phẩm, Conan Doyle luôn biết cách

để đưa người đọc đến với câu chuyện Có thể thấy, Conan Doyle xây dựngmột cốt truyện xuyên suốt, liền mạch từ đầu đến cuối tác phẩm Ở đây, chúng

ta đi phân tích những câu chuyện của Conan Doyle dưới hai khía cạnh là phần

mở đầu câu chuyện và phần kết thúc câu chuyện Để rồi qua đó, tìm thấyđược nét độc đáo trong những lời kể của Conan Doyle, đó là cách dẫn nhậpcâu chuyện, là cách mà ông giải quyết từng mâu thuẫn trong mỗi vụ án

Đến với phần mở đầu, thường Conan Doyle miêu tả đến những côngviệc thường nhật của Sherlock Holmes và bác sĩ Watson - người cộng sự thântính của Holmes Kèm theo đó là những câu văn miêu tả thời tiết, thời gian,không gian Người ta thường nói: “trước ngày dông bão, bầu trời luôn bìnhyên” Có thể, câu nói này trùng với ý đồ của tác giả khi triển khai câu chuyện.Trước những vụ án hóc búa, Conan Doyle thường đề cập đến những chi tiếtrất đỗi bình dị xung quanh Holmes Có thể đó là bước chuẩn bị của nhà văn

để đưa độc giả đến với câu chuyện của mình Nếu thực sự như vậy, Conan

Trang 31

Doyle thực sự là một nhà tâm lý đại tài Ông biết cách dẫn dắt người đọc đếnvào câu chuyện với một tâm thế hết sức nhẹ nhàng, bởi ngay từ đầu, ông đãkhông để những chi tiết hóc búa hay vụ án “lộ diện” Dưới đây là đoạn mở

đầu thường trong vụ án Người đàn ông môi trề:

Câu chuyện xảy ra trước ngày cưới của tôi một vài tuần, vào nhữngngày tôi còn ở chung với Holmes tại phố Baker Một hôm sau lần đi dạo buổichiều trở về nhà, anh thấy một lá thư trên bàn Hôm ấy tôi ở lì trong phòngsuốt ngày vì trời bỗng đổ mưa đột ngột với những cơn gió lớn Ngồi thu mìnhtrong ghế bành, với đống nhật báo vây quanh, tôi đọc miết tờ này sang tờkhác Đọc mãi cũng chán, tôi bèn ném chúng sang một bên và nằm ườn ra,quan sát cái phong bì nằm trên bàn rồi tự hỏi, không biết người đàn ông quýtộc gửi thư cho Holmes là ai? [1, tr 5]

Ở đoạn mở đầu trên, ta thấy có mốc thời gian rõ ràng, Conan Doylecũng dành những câu văn miêu tả về thời tiết cũng như tâm lý của nhân vật.Nhưng mãi đến gần cuối đoạn, ta mới thấy, tác giả dẫn vào câu chuyện Điều

đó chứng tỏ rằng, Conan Doyle như muốn người đọc từ từ vào vụ án chứchúng ta không hề thấy một dấu hiệu nào của sự gấp gáp, vội vàng Nhà vănđưa người đọc vào những vụ án hết sức nhẹ nhàng và tinh tế

Tuy nhiên, ở đây, cần phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm phần mởđầu câu chuyện với yếu tố khởi động vụ án Vì chúng hoàn toàn khác xanhau Phần mở đầu, là phần đầu của câu chuyện, phần mà tác giả sử dụng đểđưa người đọc vào câu chuyện Với yếu tố khởi động vụ án, nó là nơi mà vụ

án được bắt đầu, là nguyên cớ để vụ án xuất hiện trong câu chuyện Ví dụ như

trong vụ án Người đàn ông môi trề, phần mở đầu là câu chuyện của vợ chồng

chị Kate, nhưng yếu tố khởi động vụ án lại là cuộc gặp gỡ giữa Holmes vàWatson Đấy là hai chi tiết hoàn toàn khác nhau Nhưng cái tài tình củaConan Doyle đó chính là giữa hai cái tưởng từng như chẳng liên quan đến

Trang 32

nhau ấy, ông lại biết cách liên kết chúng lại thành một chỉnh thống nhất.

Vậy phần mở đầu có ý nghĩa gì đối với vụ án? Việc xây dựng phần mởđầu là một trong những quá trình xây dựng cốt truyện Nó chính là cánh cửađưa người đọc đến với tác phẩm Phần mở đầu trong những vụ án của ConanDoyle còn làm được nhiều hơn thế, nó biết cách tạo cho người đọc một sự

“chuẩn bị tâm lý” để vào tác phẩm Và hơn thế nữa, phần mở đầu trongnhững vụ án là một phần quan trọng tạo nên sức hút của tác phẩm Bởi vì, vớilối dẫn nhập thông minh, tinh tế của mình, nhà văn đã tạo cho độc giả mộtcảm giác không dồn dập, ồ ạt ngay từ đầu, trái lại đó là một sự dẫn nhập nhẹnhàng, và tự nhiên

2.1.3.2 Phần kết thúc

Hầu hết những vụ án mà Sherlock Holmes điều tra, thường có kết quả

rõ ràng, bí mật luôn được phơi bày ra ánh sáng Từ những vụ đơn giản đếnnhững “ca” khó tưởng chừng như không thể phá nổi, Sherlock Holmes luôn

có cách để đưa sự thật ra ánh sáng Thế nhưng, không phải lúc nào cái kết của

vụ án kẻ tội phạm cũng đều phải đeo gông xiềng xích Cũng có những vụ án

mà Sherlock Holmes hòa giải một cách êm đẹp và đầy tình người Đơn cử

như vụ án Chiếc vương miện nạm ngọc, hai cha con cuối cùng cũng hiểu nhau

và kết thúc là người cha nhận ra lỗi sai của mình và sự tha thứ của người con

Hay trong vụ án Ba sinh viên, cuối cùng kẻ đã ăn cắp đề cũng ra đầu thú vì

lương tâm ray rứt và kỳ thi vẫn được tiến hành

Có thể người ta sẽ nghĩ, những cuốn sách viết về đề tài trinh thám luônluôn có một cái kết là kẻ gieo ác tức phải vào tù, kẻ oan sẽ được thanh minh

và nạn nhân sẽ được thấy sự “quả báo” của kẻ phạm tội Như hai tên gian phi

trong vụ án Hội tóc đỏ, như đại tá Mora trong vụ án Ngôi nhà trống không Đây hướng giải quyết vẫn xuất hiện trong Những vụ án kỳ án Sherlock Holmes Thế nhưng với những câu chuyện mà Watson kể, ta thấy những cái

Trang 33

kết muôn hình muôn vẻ không cái nào giống cái nào, duy chỉ có một điều đóchính là sự thật luôn được đưa ra ánh sáng Tuy nhiên, Conan Doyle lại tinh tế

ở việc xử lý những cái kết này Ông không nhất nhất bắt buộc hay dồn nhânvật của mình vào tù, trái lại luôn có một lối thoát Lối thoát ở đây không phải

là sự lỏng lẻo của pháp luật mà đó là một cách xử lý để thấy được cuộc sốngmuôn màu có tốt và có xấu Cuộc sống luôn cho ta một cơ hội để sửa sai, để

làm lại từ đầu như cái kết trong vụ án Người đàn ông môi trề, hay Bí ấn lâu đài Shoscombe chẳng hạn Họ điều có cơ hội để làm lại cuộc đời, St Clair

quyết tâm chừa bỏ công việc lừa dối người khác; vị bá tước có được một sốvốn làm ăn sau khi mất lâu đài.Đó có thể nói là một cái kết mở (mở ra mộtchân trời mới cho kẻ xấu), một cái kết đầy nhân ái

Thế nhưng, Conan Doyle sẵn sàng “trừng phạt” những tội ác dã man,

tàn độc mất nhân tính Như vụ án Ngón tay cái của người kỹ sư, Conan Doyle

đưa kẻ gây tội ác đến cái chết, một cái kết đầy công bằng; không ai ra tay giết

họ mà chính họ tự chuốc lấy cái chết cho mình “Sáng sớm hôm đó, mộtngười nông dân bắt gặp một cỗ xe ngựa, bên trong có chở một vài người vànhững chiếc hòm rất cồng kềnh lao nhanh về hướng Reading, nhưng đến đóthì mọi dấu vết của những kẻ chạy trốn đều biến mất” [1, tr.77] Hay trong vụ

án Cô gái đi xe đạp, nhưng kẻ với âm mưu tàn độc, nham hiểm, xảo trả đã bị

trừng trị thích đáng

Cần khẳng định rằng, những cái kết trong từng vụ án mà Conan Doyle

không phải kết thúc theo một motip (tiếng Pháp motif) có sẵn Nhưng ở đó,

tinh thần nhân văn được bộc lộ sâu sắc thường ít thấy trong các tác phẩm trinhthám vô nặng về tư duy logic và suy luận khoa học Đây cũng là một điểmcộng để độc giả yêu mến và say mê những tác phẩm của Conan Doyle

2.2 Điểm nhìn

Trong 5 giác quan của con người: khứu giác, xúc giác, thính giác, vị

Ngày đăng: 26/07/2016, 12:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Athur Conan Doyle, Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes, nhóm dịch giả Lê Khanh, Đỗ Tư Nghĩa, Vương Thảo, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes
Nhà XB: NXB Văn học
3. Phạm Tấn Xuân Cao, bài nghiên cứu: Lí thuyết giả lập về hư cấucủa Thomasson, Tạp chí Sông Hương,http://www.tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c7/n20461/Ly-thuyet-gia-lap-ve-hu-cau-cua-Thomasson.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí thuyết giả lập về hư cấu"của Thomasson
4. Vũ Minh Đức, bài nghiên cứu:Lí luận chung về không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận chung về không gian nghệthuật trong tác phẩm văn học
5. Lê Bá Hán (2011), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam, Long An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán
Nhà XB: NXB Giáo dục ViệtNam
Năm: 2011
7. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Đà Nẵng - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: NXB Đà Nẵng - Trung tâmTừ điển học
Năm: 2003
8. Trần Đình Sử (2012), Lí luận văn học (tập 2), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học (tập 2)
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm
Năm: 2012
9. Trần Đình Sử (2011), Lí luận văn học (tập 3), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học (tập 3)
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm
Năm: 2011
2. Arthur Conan Doyle (2013), Sherlock Holmes (trọn bộ 3 tập).nhiều người dịch, NXB Văn học, Tp HCM Khác
6. Lotman. Iu, không gian nghệ thuật trong văn xuôi Gogol, trong sách: trong trường học ngôn ngữ thơ Puskin, Lermantov, Gogol, M. NXB Prosveshnue, 1988 Khác
10. Việt Tân và nhóm cộng tác (2001), Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Đồng Tháp Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w