1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn sử dụng và thiết kế đồ dùng trực quan kết hợp câu hỏi nhận thức trong dạy học bài 12, SGK lịch sử 12, chương trình chuẩn)

32 860 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 419 KB

Nội dung

Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan kết hợp với câu hỏi nhận thức,góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phụctình trạng hiện đại hóa lịc

Trang 2

cầu tất yếu Nền giáo dục nước ta đang thực hiện một sự đổi mới mạnh mẽ, toàn diện

nhằm thực hiện “bốn cột trụ một nền giáo dục” ở thế kỷ XXI mà UNESCO nêu ra, đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”[10, tr 70]

Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan kết hợp với câu hỏi nhận thức,góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phụctình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh trong quá trình dạy học, cùng với lời giảngsinh động của giáo viên, phương tiện cơ bản để tạo ra cơ sở của “ trực quan sinh động”giáo viên cần đưa ra một cách hợp lý những tài liệu trực quan nói chung, và đồ dùngtrực quan nói riêng Mục đích của việc làm là để cho bài giảng sinh động, hấp dẫn hơn,nhưng chủ yếu là để huy động thật nhiều giác quan của học sinh vào việc nhận thứcbài giảng, vào việc phát huy tư duy của các em

1.2 Trong thời đại ngày nay, bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông có vai trò rấtquan trọng trong việc đào tạo những con người đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xãhội Nhưng việc học tập lịch sử ở các trường phổ thông lại đang tồn tại những vấn đềbất cập bởi thực tế cho thấy rằng Lịch sử là môn học ít được học sinh yêu thích; chấtlượng môn Lịch sử đang giảm sút đó là do quan niệm đây là môn phụ, là môn khôkhan với những con số sự kiện khó nhớ Quan niệm trên xuất phát một phần do cáchdạy học lịch sử phổ thông hiện nay đó là vẫn tồn tại tình trạng “đọc, chép” khiến chohọc sinh nhàm chán, đây là tình trạng đáng báo động Mặt khác còn do giáo viên chưachú trọng việc rèn luyện việc xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước cho họcsinh kết hợp với các câu hỏi nhận thức

Thực tiễn dạy học ở một số trường phổ thông cho thấy, với sự hỗ trợ củaĐDTQƯ và việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS qua mỗi giờ học lịch sử đã gâyđược hứng thú học tập của học sinh và nâng cao hiệu quả của giờ học

Điều đó không những góp phần hoàn thành mục tiêu kiến thức và bồi dưỡng tưtưởng tình cảm mà còn có ý nghĩa quan trọng để phát triển kĩ năng quan sát, tưởngtượng, tư duy, ngôn ngữ và khả năng thực hành của học sinh

Xuất phát từ định hướng về đổi mới phương pháp học nội dung, chương trình SGK,vai trò và ý nghĩa của ĐDTQQƯ và đặc biệt là từ thực tiễn sinh động của việc dạy học lịch

sử ở trường THPT, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Sử dụng và thiết kế đồ dùng trực quan

kết hợp câu hỏi nhận thức trong dạy học bài 12, SGK Lịch sử 12, Chương trình

Trang 3

Chuẩn)” làm đề tài nghiên cứu.

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lý luận.

Vấn đề kĩ năng, và sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp câu hỏi nhận thức trongdạy học đã được các nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà sử học, quản lý giáo dục, cácnhà khoa học quan tâm nghiên cứu Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công

bố góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy dạy học nói chung và dạy học lịch sử nóiriêng

* Ở nước ngoài:

Trong cuốn “ Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” N.G Đai-ri có đề cập đến

biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan Ông cho rằng: “hơn tất cả các cách thức khác, cách hỏi bằng phương pháp cho lập bảng giúp học so sánh và trên cơ sở đó mà đánh giá các biên số, các quá trình, các hình thái kinh tế xã hội” “Việc hỏi và cách cho lập sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước cho phép tái hiện sự hiểu biết vấn đề tốt hơn là hỏi cách khác” [4,

Tìm hiểu các công trình trên, từ đó phân tích, tổng hợp những vấn đề liên quan tới

đồ dùng trực quan, câu hỏi nhận thức và phát huy tính tích cực của HS làm cơ sở quantrọng để chúng tôi khái quát và xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” đã nêu lên những vấn đề cơ bản về kĩnăng và việc rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành sư phạm Lịchsử

3

Trang 4

Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1978), trong cuốn “Giáo dục học”, NXB Giáo dục,

Hà Nội, đã nêu lên ý nghĩa và việc sử dụng một số biện pháp nhằm phát huy tính tích

cực học tập của HS như: Sử dụng đồ dùng trực quan, dạy học nêu vấn đề ; Bùi Văn Huệ (2000) trong cuốn Tâm lí học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội đã nêu lên sự lĩnh

hội trí thức của học sinh là quá trình hiểu biết bản chất sự vật hiện tượng và vận dụngtri thức vào những tình huống khác nhau, trong đó ông nhấn mạnh đến việc dạy học

lấy HS làm trung tâm; Thái Duy Tuyên (2001) trong cuốn Giáo dục học hiện đại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội; Hồ Ngọc Đại (1985), trong cuốn “Bài học là gì”, NXB Giáo dục, đều đã đề cập đến các nguyên tắc gây hứng thú, tạo nên tích cực, tự giác trong học tập của HS Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn

đề có tính chất lý luận về phương pháp dạy học tích cực và bước đầu xây dựng các quytrình, thiết kế bài học theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong dạy học các bộmôn nói chung

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến vấn đề kĩ năng, rènluyện kĩ năng một cách chung nhất, chưa có một công trình nào nghiên cứu về quytrình, biện pháp rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng ĐDTQQƯ kết hợp với câu hỏi

nhận thức cho học sinh trong dạy học lịch sử nói chung, bài 12 “Phong trào dân tộc

dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925”, SGK Lịch sử 12, Chương trình Chuẩn)” nóiriêng Đó là nhiệm vụ trọng tâm mà đề tài cần giải quyết

lệ thi tốt nghiệp THPT và Cao đẳng – Đại học luôn cao Trong các kỳ thi chọn họcsinh giỏi tỉnh thì trường luôn thuộc tốp đầu trong các trường THPT, ngoài ra còn cónhiều em đạt danh hiệu học sinh giỏi quốc gia

Trang 5

Về phương pháp: Các thầy cô trong tổ có trình độ chuyên môn cao, đầy nhiệthuyết với lòng yêu nghề và luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học: rất chú trọngdạy học theo phương pháp mới - lấy học sinh làm trung tâm, phát triển tư duy chohọc sinh

Về thái độ học tập của học sinh: Các em nhiệt tình tham gia hoạt động trên lớp học, đối với các câu hỏi khó, cần yêu cầu tư duy thì các em đều chịu khó tìm hiểu

và chủ động phát biểu Trong các hoạt động giao việc về nhà sưu tầm tài liệu, làm bài

thuyết trình trước lớp cũng được các em tích cực hưởng ứng

Về cơ sở vật chất: Trường có hệ thống cơ sở vật chất thuộc loại tốt và luôn được trang bị hoàn thiện hơn qua các năm học Hiện tại nhà trường có đầy đủ phòng chức năng, phòng nghe nhìn Đặc biệt ở mỗi lớp (thuộc khối 10, 11, 12) được trang bị

1 tivi hiện đại với nhiều chức năng ưu việt

Tất cả những yếu tố trên đã tạo một điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt đề tài này

- Khó khăn: Đa số học sinh đều chọn thi khối A, khối A1, khối B và khối D, sốhọc sinh chọn khối C rất ít nên dường như các em còn rất lơ là với bộ môn Sử vì chorằng môn Sử sự kiện nhiều lại khó nhớ, có nhớ cũng không nhớ được lâu nên cần phảitạo được sự hứng thú học tập lịch sử cho các em, phát huy được tính tích cực của bộmôn Muốn vậy, giáo viên phải tự tìm tòi, nâng cao chuyên môn, đổi mới phương phápdạy học Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo là một khâu quan trọng trong dạy học lịchsử; tuy vậy, hiện nay một số giờ giảng của giáo viên trên lớp vẫn còn mang tính độcdiễn, thầy giáo truyền thụ một chiều Cũng còn có trường hợp, bài giảng của giáo viênchỉ là bản tóm tắt SGK mà không chú ý sử dụng các ĐDTQ cần thiết làm cho giờ họctrở nên khô khan và kết quả là HS không hứng thú đối với việc học môn Lịch sử Cũng như việc học các bộ môn khác ở nhà trường phổ thông, học tập lịch sử làmột quá trình nhận thức, mỗi cá nhân phải chủ động thực hiện cùng với sự giúp đỡ,hướng dẫn, điều chỉnh của thầy giáo Học tập lịch sử, HS không chỉ dừng ở việc ghinhớ các sự kiện, điều quan trọng là phải hiểu bản chất sự kiện, quá trình lịch sử, rút raquy luật, tìm kiếm bài học từ quá khứ phục vụ cho hiện tại Vì vậy, dạy học lịch sử cầnphát huy tính tích cực, sáng tạo từ phía học sinh

Chính vì vậy, đề tài tập trung đề xuất các nguyên tắc, biện pháp của việc sửdụng và thiết kế đồ dùng trực quan kết hợp câu hỏi nhận thức trong DHLS ở trường

5

Trang 6

THPT, cụ thể là bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925”, SGK Lịch sử 12 (Chương trình Chuẩn) Đây là giải pháp thay thế một

phần giải pháp đã có; chưa từng áp dụng tại đơn vị và đã thực hiện có hiệu quả cao

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:

1 Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước kết hợp với câu hỏi, bài tập cho HS trong quá trình hình thành kiến thức mới.

Hình thành kiến thức mới là yếu tố chủ yếu của quá trình dạy học ở trường phổthông Trong quá trình hình thành kiến thức mới cho HS, GV nên kết hợp lời nói vớicác phương tiện trực quan và các nguồn kiến thức khác để giúp HS nhớ nhanh, nhớ lâukiến thức của bài, đặc biệt cần đặt câu hỏi và hướng dẫn HS trả lời, thảo luận ĐểRLKN xây dựng và sử dụng ĐDTQ kết hợp câu hỏi nhận thức cho HS trong quá trìnhnghiên cứu kiến thức mới, GV phải kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau như kếthợp với miêu tả, tường thuật, kết hợp với các đồ dùng trực quan khác, đặc biệt là sửdụng câu hỏi, bài tập nhận thức cùng với hệ thống câu hỏi gợi mở

- Cách thức tiến hành

+ GV xác định nội dung bài học hoặc một phần của bài học có kiến thức liênquan tới ĐDTQQƯ đang được GV sử dụng để rèn luyện cho HS, lựa chọn các phươngpháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học thích hợp

+ GV nghiên cứu các câu hỏi, bài tập có trong SGK hoặc tiến hành xây dựngcâu hỏi, bài tập phục vụ cho việc RLKN Đồng thời xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mởhoặc các phương án giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong quá trình HS thựchiện yêu cầu của câu hỏi, bài tập Những câu hỏi, bài tập dùng trong khi nghiên cứukiến thức mới phải cụ thể, chi tiết hoặc những câu hỏi khái quát ở mức độ vừa phải,phù hợp

+ Đặt câu hỏi hoặc yêu cầu trước lớp, GV cần diễn đạt câu hỏi bằng ngôn ngữsao cho đạt hiệu quả cao nhất

+ Hướng dẫn HS trả lời Việc hướng dẫn HS xử lí câu hỏi trong những trườnghợp này cần được GV gợi ý chi tiết và cụ thể bằng hệ thống câu hỏi gợi mở giúp HSthực hiện các thao tác và khai thác kiến thức được thể hiện trên ĐDTQQƯ và rút rađược những nhận xét, kết luận về bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử

+ Xử lí câu trả lời và kết luận kiến thức, kĩ năng Việc xử lí câu trả lời của HS

Trang 7

và các thao tác của HS cần được quan tâm trong mọi trường hợp, mục đích là để vừatôn trọng ý kiến vừa khuyến khích tinh thần của các em trong những lần làm việc tiếptheo.

Ví dụ: Khi dạy bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 – 1925”, mục II 3 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, Giáo viên sử dụng lược đồ “Hành

trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1911 – 1941” (xem phụ lục 5).

Và đặt câu hỏi: “Qua các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925,

em hãy cho biết công lao đầu tiên của Nguyễn Ái quốc với cách mạng Việt Nam?”

Việc hướng dẫn HS xử lí câu hỏi trong những trường hợp này cần được GV gợi ýchi tiết và cụ thể bằng hệ thống câu hỏi gợi mở giúp các em khai thác kiến thức Sửdụng bản đồ kết hợp với câu hỏi nhận thức vừa rèn luyện được kĩ năng thực hành, pháttriển kĩ năng tư duy (phân tích, khái quát, nhận xét ) vừa giúp các em nắm kiến thứcmột cách vững chắc

+ Cuối cùng, GV dùng lược đồ để nhận xét các câu trả lời của HS, bổ sung và kết luận kiến thức: Qua những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 – 1925 thể

hiện vai trò to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam Người đã tìm ra conđường giải phóng dân tộc đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại, chuẩn bị về tưtưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Rõ ràng, bằng cách sử dụng câu hỏi, bài tập gắn liền với bản đồ như vậy, GVvừa hướng dẫn HS khai thác kiến thức, khai thác các mối liên hệ Đây là hình thức dạyhọc có sự tham gia tích cực của HS, tránh được kiểu dạy học cung cấp thông tin mộtcách tẻ nhạt, gây chán nản, việc tiếp thu kiến thức sẽ hời hợt và không rèn luyện được

- Trong kiểm tra bài cũ:

Khi tiến hành kiểm tra bài cũ, GV có thể sử dụng nhiều hình thức câu hỏi khác

7

Trang 8

nhau Có thể kiểm tra cùng lúc 1 – 2 em dùng hình thức hỏi đáp bằng miệng kết hợpvới kĩ năng thực hành.

Việc sử dụng ĐDTQ kết hợp câu hỏi nhận thức để kiểm tra bài cũ của HS cótác dụng thúc đẩy và luôn nêu cao ý thức làm bài tập và ôn bài của HS, tạo thói quen

tự học; từ đó, giúp các em rèn luyện kĩ năng và nhớ bài học một cách vững chắc hơn.Đồng thời, giúp GV nắm bắt được tình hình thực tế việc RLKN xây dựng và sử dụngĐDTQQƯ cho HS để có biện pháp xử lí, điều chỉnh kịp thời những thiếu sót hoặc saisót của HS nhằm hoàn thiện các kĩ năng cho các em

Việc kiểm tra bài cũ là một yêu cầu bắt buộc, GV có thể tiến hành linh hoạttrong quá trình thực hiện tiết dạy Tuy nhiên, do thời gian kiểm tra thường diễn ra ngắnnên việc đưa ra các câu hỏi, bài tập gắn liền với ĐDTQQƯ để kiểm tra bài cũ cần chúý:

+ Chọn những ĐDTQQƯ và kĩ năng mà HS đã được học trong những bài trước.+ GV nêu câu hỏi kiểm tra phù hợp với nội dung kiến thức và phần kĩ năng đãhọc dựa trên những ĐDTQQƯ có trong bài tập, đồng thời phải chú ý về mặt thời gian.Nội dung thể hiện ĐDTQQƯ và nội dung câu hỏi, bài tập kiểm tra phải phù hợp và cómối quan hệ với nhau

+ Đối với những kĩ năng mới hình thành hoặc ĐDTQQƯ tương đối khó thì GVnên đưa ra những câu hỏi, bài tập ở mức độ vừa phải hoặc GV gợi ý cho HS cách trảlời Cần chú ý tới việc tái hiện, nhắc lại các thao tác làm việc với kĩ năng xây dựng và

+ Ra câu hỏi nhỏ hoặc yêu cầu HS thực hiện bài tập trong SGK

+ Sử dụng các câu hỏi trong SGK sau mỗi bài học để kiểm tra HS

+ Thiết kế câu hỏi, bài tập yêu cầu HS xây dựng hoặc quan sát ĐDTQQƯ để trảlời

Trang 9

Trong quá trình thực hiện những cách thức này, ở những bài đầu chỉ là nhữngyêu cầu tương đối đơn giản, sau đó sẽ tăng dần về mức độ khó Trong quá trình HS trảlời, GV yêu cầu cả lớp lắng nghe và quan sát ĐDTQQƯ để có thể trả lời bổ sung Saukhi HS trả lời, GV nhận xét hoặc gọi HS khác nhận xét về bài làm và câu trả lời củabạn Sau đó, GV đánh giá và thông báo điểm Riêng đối với bản đồ (lược đồ), vì thờigian kiểm tra bài cũ có hạn nên thường kiểm tra kĩ năng sử dụng, còn kĩ năng vẽthường là kiểm tra sản phẩm của HS sau khi các em đã thực hiện ở nhà mà không trựctiếp thực hiện ở khâu kiểm tra bài cũ.

Ví dụ: Để kiểm tra và củng cố kĩ năng sử dụng bản đồ (lược đồ) của HS, trước

khi đi vào dạy học phần mới: II, Bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925”, GV có thể sử dụng lược đồ: “Nguồn lợi tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần hai” (xem phụ lục 4) để kiểm tra bài cũ GV sử dụng câu

hỏi: “Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tác động đến nền kinh tế ViệtNam như thế nào?” và yêu cầu HS dựa vào lược đồ để trả lời Có thể hướng dẫn các emnắm các kí hiệu, chú giải, gợi ý bằng các câu hỏi gợi mở như sau:

- Trong nông nghiệp, để kiếm lời, thực dân Pháp đã làm gì, tập trung ở đâu?

- Trong công nghiệp, thực dân Pháp đã làm gì, tập trung ở những nơi nào?

- Trong thương nghiệp, thực dân Pháp đã làm gì để kiếm lời?

+ HS phải huy động các kĩ năng sử dụng lược đồ và các kiến thức lịch sử đãđược học như:

+ Nhận biết được các kí hiệu, biểu tượng về các sơ đồ khai thác, khu chế biến,diện tích trồng trọt, đồn điền

+ Trên cơ sở đó, cùng với các kiến thức lịch sử đã được học về chính sách khaithác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam,

HS phải trình bày được:

• Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, toàn quyền mới của Pháp ở ĐôngDương vạch ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai nhằm mục đích: tận lực vơvét, bóc lột, khai thác thuộc địa một cách toàn diện và triệt để, tăng cường đầu tư vốnvào các ngành kinh tế (tăng gấp 6 lần so với lần thứ nhất)

• Về nông nghiệp, tư bản Pháp mở rộng đáng kể diện tích đồn điền trồng cácloại cây công nghiệp có giá trị như cao su, chè, cà phê, mía, bông, lúa gạo

• Về công nghiệp, qua các kí hiệu trên bản đồ thể hiện khá rõ sự ưu tiên đầu tiên

9

Trang 10

của Pháp vào các cơ sở khai thác, đặc biệt là ở Bắc Kì, như khai thác than ở ĐôngTriều, Hòn Gai, Cẩm Phả , khai thác kim loại màu ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn.Bên cạnh đó là các cơ sở công nghiệp chế biến (xay xát gạo, nấu rượu) và một số cơ sởsửa chữa cơ khí ở các trung tâm như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh và Sài Gòn.

• Về giao thông, thương mại, thực dân Pháp đã cho xây dựng các đường giaothông, các cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, đường sắt xuyên Việt để phục vụ cho việcvận chuyển tài nguyên Bên cạnh đó, Pháp còn tăng cường thủ đoạn bóc lột, vơ véttiền của nhân dân ta bằng cách đánh thuế nặng Nhờ vậy, nguồn ngân sách thu được ởĐông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng đã tăng lên gấp nhiều lần

Trong chương trình khai thác lần thứ hai, thực dân Pháp đẩy mạnh bao chiếmđất đai, thành lập các đồn điền với các quy mô lớn ở Nam Kỳ để khai thác triệt để điềukiện tự nhiên và bóc lột nhân công rẻ mạt Đồng thời, chúng tăng về quy mô và tốc độngành công nghiệp khai khoáng (than và kim loại), trong đó, tập trung chủ yếu ở miềnBắc Mặt khác, chúng đã phát triển các nhà máy chế biến công nghiệp nhẹ nhằm tậptrung nguyên liệu và nhân công dồi dào để đem lại cho tư bản ở thuộc địa nhữngnguồn lợi kích xù trên xương máu của người lao động

Sau khi HS trả lời, GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung Cuối cùng GV nhận xét,chốt ý và cho điểm

3 Sử dụng ĐDTQ kết hợp câu hỏi nhận thức cho HS trong bài tập về nhà.

Việc ra bài tập về nhà gắn liền với ĐDTQ, giúp HS hiểu rõ hơn kiến thức, rènluyện được kĩ năng mới học và biết cách vận dụng trí thức đã có, tạo thói quen học tập

ở nhà với ĐDTQ, dựa vào ĐDTQ để củng cố kiến thức đã học ở trên lớp Đồng thời,

nó rèn luyện cho người học năng lực chủ động, tích cực vận dụng các thao tác tư duy(phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa) Tùy theo nội dung lịch sử và đốitượng học sinh mà GV lựa chọn bài tập cho phù hợp nhưng phải đảm bảo tính vừa sứccho HS, không đòi hỏi HS phải bỏ một khối lượng lao động quá nhiều vào đó

- Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ mà GV giao cho HS trong các câu hỏi, bài tập về nhà thường nhằm

để củng cố, nâng cao bài vừa học và sự chuẩn bị bài học sau:

Có nhiều loại bài tập để RLKN xây dựng và sử dụng ĐDTQQƯ cho HS khi học

ở nhà như loại bài tập để HS hệ thống kiến thức và nắm kiến thức cơ bản, loại bài tậptường thuật, miêu tả về những sự kiện đã qua: loại bài tập giải thích sự kiện, loại bài

Trang 11

tập thực hành Sau khi giao nhiệm vụ, GV phải hướng dẫn các em những kiến thức

và kĩ năng cần đạt của bài tập được giao

Hiệu quả và ý nghĩa của bài tập về nhà được phát huy tốt nhất khi nó gắn liềnvới kiểm tra đánh giá (trong kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kì, cuốinăm ) để khuyến khích, kích thích hứng thú tự học ở nhà của các em

Ví dụ: Sau khi dạy học xong mục III: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, bài 12

“Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925”, ở khâu ra bàitập về nhà nhằm củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng cho HS, GV có thể đặt câuhỏi, bài tập như sau: “Lập niên biểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến

1925 theo những nội dung sau: thời gian, nội dung hoạt động, ý nghĩa”

Với sự định hướng của câu hỏi, bài tập và những kĩ năng lập niên biểu đã đượcrèn luyện, HS phải dựa trên các thao tác tư duy để lựa chọn kiến thức cơ bản, khái quáthóa, hệ thống hóa kiến thức mới hoàn thành được bài tập Quá trình đó giúp cho kiếnthức và các kĩ năng về bản đồ, niên biểu của các em được củng cố và nâng cao hơn.Các em sẽ hiểu hơn về ý nghĩa trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn ÁiQuốc để thấy được công lao to lớn Người để HS càng cảm thấy tự hào và khắc sâulòng yêu nước hơn

4 Thiết kế đồ dùng trực quan quy ước ở dạng mở để từ đó đặt câu hỏi nhận thức buộc học sinh phải huy động nhiều thao tác tư duy khi nhận thức nội dung lịch sử

Đồ dùng trực quan quy ước dạng mở ở đây có nghĩa là những sơ đồ, bản đồ, niênbiểu…có sẵn hay do GV thiết kế nhưng nội dung của nó chưa được thể hiện hết ở trên

đồ dùng trực quan quy ước Để hiểu được toàn bộ nội dung của nó, đòi hỏi HS phải tưduy Tư duy này sẽ có hiệu quả hơn khi GV biết sử dụng câu hỏi nhận thức từ chính đồdùng trực quan đó Làm được như vậy sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phát huy khảnăng tư duy độc lập, sáng tạo của HS

Ví dụ khi dạy mục I “Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hoá, xãhội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất” Để giúp HS chủ động tiếp thu kiến

thức, GV sử dụng câu hỏi nhận thức: “ Tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đối với tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam

Trang 12

Nhìn vào sơ đồ trên, HS biết có bốn sự chuyển biến kinh tế nhưng chưa hiểu nộidung Nếu HS vẫn chưa trả lời được câu hỏi nhận thức thì GV phải đặt những câu hỏigợi mở để giúp HS tìm ra những nội dung còn thiếu trên sơ đồ Có thể nêu câu hỏi gợi

mở: “Thực dân Pháp du nhập vào Việt Nam nền kinh tế gì?Cơ cấu kinh tế Việt Nam

có chuyển biến hay không?Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu là nền kinh tế gì?Kinh tế việt Nam có chuyển biến như thế nào?

HS thông qua tư duy cộng với căn cứ vào các kiến thức đã học và kiến thức mớithể hiện ở sơ đồ để trả lời Cuối cùng GV nhận xét và kết luận những tác động về kinhtế:

(1) Thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa trongmột chừng mực nhất định đan xen với quan hệ sản xuất phong kiến

(2) Các ngành kinh tế - kĩ thuật của tư bản Pháp ở Việt Nam phát triển hơn trước songchỉ mang tính chất cục bộ trong khuôn khổ của nền kinh tế thuộc địa

(3) Kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu ngày càng bị cộtchặt vào kinh tế chính quốc, trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp

(4) Sự biến đổi về kinh tế dẫn đến sự biến đổi về xã hội Kinh tế VN có những biến đổinằm ngoài ý muốn của thực dân Pháp, làm xuất hiện 1 số ngành kinh tế hiện đại

Trang 13

Những tác động về xã hội thì GV có thể đặt câu hỏi gợi ý “ Dưới tác động cuộckhai thác thuộc địa của Pháp thì xã hội VN phân hóa thành mấy giai cấp? Thái độchính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp đó?”

Cuối cùng GV nhận xét và kết luận những tác động về xã hội:

(1) Giai cấp địa chủ - phong kiến bị phân hoá: Đại địa chủ: phản động Một bộ phận

không nhỏ tiểu địa chủ và trung địa chủ tham gia phong trào dân chủ chống thực dânPháp và tay sai

(2) Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số, bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột, bị bần cùng hóa Vì vậy giai cấp nông dân việt Nam là lực lượng to lớn của dân tộc

(3) Giai cấp tiểu tư sản: có tinh thần dân tộc, chống Pháp và tay sai Hăng hái tham gia

các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc

(4) Giai cấp tư sản: phần lớn là nhà thầu cung nguyên liệu, hàng hóa cho Pháp, thế

lực yếu quá trình phát triển phân hoá thành hai bộ phận: Tư sản mại bản, Tư sản dân tộc

(5) Giai cấp công nhân Việt Nam: chịu 2 tầng áp bức đời sống khó khăn, sớm tiếp

thu chủ nghĩa Mác trở thành lực lượng chính trị độc lập và đảm nhận vai trò lãnh đạocách mạng Việt Nam

Qua đó chúng ta thấy: Việc sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy

ước dạng mở có ý nghĩa rất lớn trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của HStrong học tập, giúp HS ghi nhớ kiến thức lâu hơn, hiểu rõ vấn đề hơn

5 Sử dụng ĐDTQ kết hợp câu hỏi nhận thức để củng cố, khái quát và khắc sâu kiến thức cho học sinh

Việc củng cố kiến thức thường diễn ra sau khi HS học xong một nội dung trongbài hay kết thúc bài học Công việc này có tác dụng giúp HS củng cố, vận dụng và hệthống hóa kiến thức và kĩ năng đã được học nhằm làm cho nó trở nên vững chắc hơn

và có cơ sở để hiểu những kiến thức khác

Một trong những biện pháp có hiệu quả để khắc sâu kiến thức và củng cố các kĩnăng được học là việc dùng câu hỏi, bài tập để kiểm tra hoạt động nhận thức của HS

Sử dụng câu hỏi, bài tập gắn liền với ĐDTQQƯ để ôn tập, củng cố giúp GV nắm đượcmức độ lĩnh hội tài liệu nghiên cứu, trình độ hiểu biết kiến thức và kết quả hoạt độngnhận thức độc lập và kĩ năng của HS; giúp HS củng cố, vận dụng và hệ thống hóa làmcho nó trở nên vững chắc hơn Đồng thời, GV đánh giá được phần nào mức độ tiếp thukiến thức, khả năng nắm bắt và thực hành với các kĩ năng xây dựng và sử dụng ĐDTQ

13

Trang 14

để có biện pháp uốn nắn, sửa chữa kịp thời Nội dung các câu hỏi, bài tập để kiểm tra

có thể là những câu hỏi đã đặt ra ở đầu giờ học hoặc có thể đưa ra một số câu hỏi, bàitập mới thể hiện nội dung cơ bản của bài gắn liền với ĐDTQ Nếu HS hoàn thành tốtcác câu hỏi, bài tập này thì chứng tỏ kế hoạch sư phạm của GV trong giờ học đã đạtkết quả

Nếu coi việc củng cố bao hàm cả việc nắm, nhớ kiến thức, kĩ năng và cả việcbiết hoàn thiện, biết vận dụng kiến thức, phát triển kĩ năng để giúp HS tiếp tục suynghĩ thì GV đặt câu hỏi, ra các bài tập nhỏ liên quan đến đồ dùng trực quan quy ướcmang tính chất khái quát HS phải huy động những kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hộiđược vừa phải tổng hợp, khái quát chúng dưới sự theo dõi, gợi ý, điều chỉnh, uốn nắncủa GV để hoàn thiện nhiệm vụ được giao Với cách thức này, HS có điều kiện pháthuy khả năng học tập độc lập, sáng tạo, kiến thức và kĩ năng sẽ được củng cố và tồn tạibền vững hơn

Ví dụ sau khi học xong bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919đến 1925” Trên cơ sở các kiến thức HS đã lĩnh hội được, dưới sự hướng dẫn của GV,

HS có thể lựa chọn các kiến thức để lập bảng hệ thống kiến thức vể phong trào dân tộcdân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 Qua đó trả lời câu hỏi của GV “ Hãy nêu nhậnxét về phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trongnhững năm 1919-1925”

Để trả lời câu hỏi này, HS phải huy động những kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hộiđược vừa phải tổng hợp, khái quát lại phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trongnhững năm 1919-1925 GV có thể gợi ý cho HS lập bảng niên biểu như sau:

Tư sản

Tiểu tư sản

IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:

Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, việc xây sử dụng và thiết kế ĐDTQ

Trang 15

kết hợp với câu hỏi nhận thức cho HS đóng vai trò rất quan trọng Nó là cơ sở để giúp

HS hiểu sâu sắc, chân thực hiện thực khách quan và tính chân lí của kiến thức lịch sử,giúp HS trong việc tạo biểu tượng cụ thể, sinh động về bức tranh quá khứ, là chiếc cầunối giữa “quá khứ” và “hiện tại” Chính vì vậy mà việc RLKN xây dựng và sử dụngĐDTQ kết hợp câu hỏi nhận thức cho HS trong dạy học lịch sử là rất quan trọng gópphần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lịch sử

Việc đổi mới phương pháp dạy học phải được tiến hành ở nhiều khâu, nhiềucông đoạn của quá trình dạy học, trong đó đặc biệt quan trọng là việc trang bị đầy đủ

đồ dùng, phương tiện dạy học Thực tiễn dạy học lịch sử hiện nay, chúng tôi nhận thấyqua điều tra khảo sát, một số GV vẫn chưa có nhận thức đúng về chức năng củaĐDTQ và câu hỏi nhận thức, việc sử dụng ĐDTQ chưa thường xuyên và còn lúng túngtrong việc xác định các biện pháp xây dựng và sử dụng ĐDTQ cho HS Thực trạngtrên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạyhọc và nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT Điều này đòi hỏi ngay ởbản thân các trường, tổ chuyên môn và các GV phải tích cực chủ động trong việc xâydựng các loại ĐDTQQƯ trong dạy học là rất cần thiết

Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1925 là một thời kỳ quan trọng trong tiến trìnhphát triển của lịch sử dân tộc Là thời kỳ mà Nguyễn Ái Quốc sau bao nhiêu năm bôn

ba khắp năm châu bốn bể, từ một con người yêu nước đã sớm đến với chủ nghĩa Mác Lênin và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, sự kiện này đã chấm dứt

-sự khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam kéo dài từ cuối thế kỷXIX đến đầu thế kỷ XX Để tái tạo cho học sinh nội dung lịch sử giai đoạn này mộtcách cụ thể, sinh động, đúng như nó đã diễn ra thì trong quá trình dạy học, giáo viênkhông chỉ cho học sinh tiếp thu kiến thức bằng thính giác mà cả thị giác và để làmđược điều này thì một trong những biện pháp có ý nghĩa lớn đó chính là sử dụng vàthiết kế đồ dùng trực quan kết hợp câu hỏi nhận thức Việc sử dụng và thiết kế đồ dùngtrực quan kết hợp câu hỏi nhận thức có vai trò quan trọng trong việc phát huy tính tíchcực, độc lập của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông

Để việc sử dụng sử dụng và thiết kế đồ dùng trực quan kết hợp câu hỏi nhậnthức trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có hiệu quả, luận văn đã đề xuất một sốbiện pháp cụ thể và được thực nghiệm sư phạm, tuy nhiên trong quá trình dạy học giáoviên phải sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học khác, kết hợp với cácphương tiện dạy học hiện đại Không có biện pháp nào là tuyệt đối, do vậy việc sử

15

Trang 16

dụng hài hòa, hợp lý giữa các biện pháp sẽ là một yếu tố quan trọng góp phần nâng caohiệu quả bài học.

Để thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và biện pháp sư phạm nêu trên, đòi hỏigiáo viên phải có tinh thần trách nhiệm, không ngừng học hỏi, bồi dưỡng trình độchuyên môn nghiệp vụ và cố gắng trong công tác giảng dạy của mình

V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài, với mong muốn gópphần nâng cao việc sử dụng sử dụng và thiết kế đồ dùng trực quan kết hợp câu hỏinhận thức trong dạy học lịch sử chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau đây:

Đối với giáo viên:

+ Khi sử dụng và thiết kế ĐDTQ kết hợp với câu hỏi nhận thức để dạy họclịch sử trong trường THPT cần quán triệt tinh thần xuyên suốt trong tất cả các khâu củaquá trình sư phạm là làm thế nào phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS;làm cho HS hứng thú, yêu thích học tập bộ môn Lịch sử và có ý thức vận dụng nhữngkiến thức lịch sử đã học để góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra tronghọc tập cũng như trong cuộc sống

+ Để thực hiện tốt biện pháp này, mỗi GV phải chịu khó học hỏi, sưu tầm vàthiết kế ĐDTQ kết hợp với câu hỏi nhận thức, đồng thời phải nắm bắt và sử dụngthành thạo các thiết bị dạy học Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hàngnăm, thường xuyên cập nhật thông tin có liên quan đến nghiệp vụ sư phạm nói chung

và các chuyên đề về sử dụng ĐDTQ trong DHLS nói riêng để không ngừng nâng caotrình độ Quan tâm, tổ chức cho HS sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, tham quan bảo tàng,khu di tích lịch sử, tham gia các buổi ngoại khóa do tổ bộ môn và nhà trường tổ chức

- Đối với các cấp quản lý giáo dục

+ Chúng tôi đề nghị cần quan tâm đầu tư thích đáng cho hệ thống thư viện,trang bị cho thư viện các bộ sưu tập tranh ảnh, băng hình lịch sử vớí chất lượng in ấnđẹp để sử dụng đi kèm với các thiết bị dạy học tương ứng

+ Xây dựng và sử dụng có hiệu quả phòng học bộ môn Lịch sử của trườngnhằm phát huy tối đa hiệu quả của các thiết bị và đồ dùng dạy học

Cùng với những môn học khác, nhiệm vụ cao cả của bộ môn Lịch sử trong nhà trườngphổ thông là góp phần to lớn giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

VI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:

Ngày đăng: 24/07/2016, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w