1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo kết quả nghiên cứu ứng dụng sáng kiến sử dụng và khai thác đồ dùng trực quan nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học lịch sử lớp 12

26 124 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 9,75 MB

Nội dung

Việc nhận thức lịch sử vừa phải tuân thủ quy luật nhận thứcnói chung, nhưng đồng thời còn có nét đặc thù riêng “ Học sinh không thể trực tiếp nhận thứctri giác các sự kiện lịch sử, vì lị

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Lời giới thiệu :

Trong xu thế hiện nay, vấn đề cập nhật thông tin và đổi mới luôn đặt lênhàng đầu trong tình hình đó việc giảng dạy bộ môn Lịch sử cần phải đổi mới, cầnphải có định hướng chung để học sinh tiếp xúc với nhiều tri thức, nhiều thông tin

và rèn luyện kỹ năng làm bài, kỹ năng thực hành

Như chúng ta biết lịch sử là một trong những nội dung vô cùng quan trọngthuộc kiến thức xã hội Việc nhận thức lịch sử vừa phải tuân thủ quy luật nhận thứcnói chung, nhưng đồng thời còn có nét đặc thù riêng “ Học sinh không thể trực tiếp

nhận thức(tri giác) các sự kiện lịch sử, vì lịch sử là cái đã qua không lặp lại nguyên

xi, không thể dựng lại hoàn toàn hay thí nghiệm như khoa học tự nhiên.Thông tin

về sự kiện lịch sử càng chính xác, chân thật, phong phú( Sinh động và vừa sức thì nhận thức lịch sử của học sinh càng sâu sắc bền vững lời nói hình ảnh cũng như các loại đồ dùng trực quan( hiện vật, tranh ảnh, bản đồ, băng đĩa, máy chiếu… )

là những phương tiện dạy học, có khả năng chứa hoặc truyền thông tin rất đa dạng

và phong phú Các phương tiện này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảmtính trực quan và tạo biểu tượng lịch sử chân thật cho học sinh

Chính vì điều đó trong quá trình giảng dạy môn lịch sử lớp 12, tôi xin traođổi một vài kinh nghiệm về vấn đề: Sử dụng và khai thác hiệu quả đồ dùng trực

quan trong dạy học lịch sử lớp 12, nhằm tạo ra môi trường tương tác đa dạng hấp

dẫn giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau đồng thời gây hứng thú,phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo ở học sinh

2 Tên sáng kiến:

Sử dụng và khai thác đồ dùng trực quan nhằm phát huy tính tích cực trong dạy

học lịch sử lớp 12

3 Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳnh Loan

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Liễn Sơn

- Số điện thoại: 0977.284.839

- Email: nguyenthiquynhloan.gvlienson@vinhphuc.edu.vn

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳnh Loan

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Liễn Sơn

- Số điện thoại: 0977.284.839

- Email: nguyenthiquynhloan.gvlienson@vinhphuc.edu.vn

Trang 2

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Áp dụng cho học sinh THPT lớp 12

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:

Ngày 6/9/2019 tới tháng 5/2020 áp dụng cho học sinh lớp 12 năm học

2019-2020 Và đang tiếp tục triển khai để áp dụng cho học sinh lớp 12 các năm học sau

7 Mô tả bản chất của sáng kiến:

nhận thức (tri giác) các sự kiện lịch sử, vì lịch sử là cái đã qua không lặp lại

nguyên xi, không thể dựng lại hoàn toàn hay thí nghiệm như khoa học tự nhiên Vì

lẽ đó dạy học lịch sử trước hết là một quá trình truyền thông tin, thu nhận và xử lýthông tin giữa giáo viên và học sinh qua các phương tiện dạy học Thông tin về sự

kiện lịch sử càng chính xác, chân thật, phong phú (Sinh động và vừa sức thì nhận thức lịch sử của học sinh càng sâu sắc bền vững lời nói hình ảnh cũng như các loại

đồ dùng trực quan (hiện vật, tranh ảnh, bản đồ, băng đĩa, máy chiếu….) là những

phương tiện dạy học, có khả năng chứa hoặc truyền thông tin rất đa dạng và phongphú Các phương tiện này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm tính trựcquan và tạo biểu tượng lịch sử chân thật cho học sinh

Chính vì điều đó trong quá trình giảng dạy môn lịch sử lớp 12, tôi xin trao

đổi một vài kinh nghiệm về vấn đề “Sử dụng và khai thác đồ dùng trực quan

nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học lịch sử lớp 12” nhằm tạo ra môi

trường tương tác đa dạng hấp dẫn giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh vớinhau đồng thời gây hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo ở họcsinh

Trang 3

Phần II: Nội dung

II.1 Cơ sở lí luận:

Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạyhọc, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ

sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật

Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểutượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch

sử của học sinh

Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, làphương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất,giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển của xã hội

Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểusâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vữngchắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan

Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử đồdùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngônngữ của học sinh Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng thíchnhận xét, phán đoán, hình dung, quá khứ lịch sử được phản ảnh, minh họa như thếnào? Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua

Ý nghĩa giáo dục tư tưởng,cảm xúc thẩm mỹ của đồ dùng trực quan cũng rất

lớn Ngắm nhìn một bức tranh diễn tả cuộc đấu tranh cách mạng như “Khởi nghĩa Nam Kỳ 1940” xem một cuốn phim tài liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ” hay “ vài hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh” xem xét một di vật lịch sử

… học sinh có những tình cảm mạnh mẽ về lòng yêu mến lãnh tụ, chiến sĩ cáchmạng Lòng quý trọng lao động và nhân dân lao động, lòng căm thù bọn xâm lược

II.2 Cơ sở thực tiễn:

Đã nhiều lần chúng ta bàn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan trongdạy học lịch sử coi đó là nguyên tắc trong dạy học,một phương pháp không thểthiếu được trong quá trình giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông Tuy nhiên sử dụngnhư thế nào để có hiệu quả dạy học nói chung,phát huy tính tích cực hoạt động độclập của học sinh nói riêng, trong dạy học lịch sử thì không đơn giản chưa có sựthống nhất mỗi người sử dụng một cách.Tình trạng sử dụng các phương tiện dạyhọc còn mang tính hình thức chưa phát huy được những ưu thế của các đồ dùng

Trang 4

trực quan trong dạy học lịch sử Trong bài viết này tôi không trình bày lại phươngpháp sử dụng đồ dùng trực quan trọng dạy học lịch sử nói chung mà chủ yếu đềxuất một số biện pháp sử dụng nhằm phát huy tính tích cực hoạt động độc lập củahọc sinh.

Trước tiên khẳng định hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quantrong dạy học lịch sử do nhiều yếu tố quyết định: như chất lượng đồ dùng trựcquan, hiện vật, bản đồ, tranh ảnh lịch sử … Phương pháp sử dụng, kỹ năng, nănglực sư phạm của giáo viên và đặc biệt là trình độ nhận thức của học sinh Đồ dùngtrực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan sẽkết hợp được hai hệ thống tín hiệu trong quá trình nhận thức: “Tai nghe – Mắtthấy.” Tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được mối quan hệ thần kinhtạm thời khá phong phú, phát huy ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú đặcbiệt là tính tích cực hoạt động độc lập Ngược lại nếu không sử dụng đúng mức mà

bị lạm dụng thì dễ làm cho học sinh phân tán xử lý, không tập trung vào các dấuhiệu cơ bản chủ yếu, thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy trừu tượng củahọc sinh

Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đã cho thấy: Không ít giáo viên đã coinhẹ việc sử dụng đồ dùng trực quan.Nếu có chăng phải sử dụng thì chủ yếu là minhhoạ một cách tẻ nhạt, cho học sinh xem qua loa mang tính hình thức, chứ khôngdùng trong khi giảng dạy Lý luận dạy học chỉ ra cho chúng ta thấy cần phải tăngcường sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy và học tập.Để đáp ứng yêu cầunày cũng như khắc phục tình trạng trước đây chúng ta cần phải biết kết hợp hài hoàgiữa lời dạy và hình ảnh cụ thể qua đồ dùng trực quan Tuy nhiên đối với mỗi loạichúng ta có những phương pháp sử dụng riêng phù hợp với nội dung từng loại bài

II 3 Nội dung nghiên cứu:

Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có nhiều loại, mỗi loại có cách sửdụng riêng Sau đây tôi xin giới thiệu một số cách sử dụng cơ bản đồ dùng trựcquan trong chương trình lịch sử lớp 12

II 3.1 Phương pháp sử dụng và khai thác tranh ảnh trong SGK:

Tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phương tiện trực quan tạo hình cótác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử, nó cung cấp cho học sinh hình ảnh về quákhứ một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực

Ví dụ: Bức ảnh của Nguyễn Ái Quốc tại đại hội của Đảng xã hội Pháp họp

ở Tua (hình 27), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ( hình 39),Biểu

tượng chiến thắng Điện Biên Phủ SGK lịch sử lớp 12, hay bức ảnh về “quân dânmiền Bắc bắn rơi máy bay Mỹ”, Quân ta tiến vào giải phóng cố đô Huế, Xe tăngquân ta tiến vào dinh độc lập(30/4/2975) v.v….Những tranh ảnh lịch sử này cógiá trị như một tư liệu lịch sử quý giá, giúp học sinh hiểu sâu sắc tính chất sựkiện lịch sử và tạo cho học sinh những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc về quá khứ

Ví như: Khi các em ngắm nhìn bức tranh cảnh làng quê đang vào mùa gặt hái với

Trang 5

những chiếc máy cày đang thay thế sức trâu hay những hình ảnh như: Thanh niên

xung phong tham gia khôi phục tuyến đường sắt Hà Nội-Mục Nam Quan (1957) (hình 60 ), toàn cảnh khu gang thép Thái Nguyên (hình 64), thanh niên miền Bắc

nô nức tham gia phong trào “ ba sẵng sàng ” ( hình 65 ) Qua các hình ảnh này

khắc họa cho học sinh sự phát triển của cách mạng miền Bắc trong thời kì chiếntranh, miền Bắc đảm nhiệm vai trò, vị trí của cách mạng cả nước

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp hướng dẫn các em quan sát cáctranh ảnh in trong sách giáo khoa.Học sinh thích xem tranh lịch sử nhưng ít biếtkhai thác nội dung của tranh để phục vụ bài học.Vì thế để sử dụng có hiệu quả,giáo viên hướng dẫn gợi mở giúp học sinh tự tìm ra nội dung bức tranh Sau đógiáo viên bổ sung, sửa chữa để các em hiểu bức tranh một cách đầy đủ, toàn diệnsâu sắc hơn

Ví như: Khi sử dụng bức tranh “Đội Việt Nam tuyên tryền giải phóng quân”

(hình 39 ) trong bài 16 “ Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1939-1945 ” SGK lịch sử 12.

Lễ thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944)

Giáo viên phải gợi mở để học sinh quan sát: Lá cờ biểu hiện điều gì?Ai làngười chỉ huy trực tiếp đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân khi mới thànhlập?Trang bị lúc đầu như thế nào?Tất cả những điều này cuối cùng giúp học sinhnắm được Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh ra và lãnh đạo lựclượng vũ trang đầu tiên của cách mạng Họ là những người du kích trong đội quân

“Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” và “Cứu quốc quân” (5/1945).Tuy số

Trang 6

lượng còn ít ỏi (chỉ có 34 người) vũ khí trang bị còn thô sơ nhưng đã tích cực hoạt

động góp phần rất quan trọng vào thắng lợi của các mạng.Đồng thời đây là mầmmống đầu tiên của lực lượng vũ trang Việt Nam sau này

Tranh ảnh trong SGK, là một phần của đồ dùng trực quan trong quá trìnhdạy học.Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn kiến thức có tác dụnggiáo dục tính cách, mà còn phát triển tư duy học sinh, sử dụng tốt loại phương tiệntrực quan này sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo ra sự hứng thú trongquá trình nhận thức Từ việc quan sát học sinh sẽ đi tới công việc tư duy trừutượng.Bản thân tranh ảnh không thể gây ra sự quan sát tích cực của học sinh nếunhư nó không được quan sát trong tình huống có vấn đề Mặt khác thông qua quansát, miêu tả tranh ảnh học sinh rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ của các emngày càng phong phú trong sáng Vì vậy trong dạy học lịch sử chúng ta cần phảikhai thác triệt để nội dung lịch sử được biểu hiện qua tranh ảnh, hình vẽ trongSGK.Đồng thời khi sử dụng cần kết hợp sử dụng câu hỏi, miêu tả hoặc tường thuậtkiến thức lịch sử biểu hiện trong đồ dùng trực quan Sau khi quan sát học sinh cầnnêu lên suy nghĩ của mình, phát biểu của các em dù đúng, sai nông cạn hay sâu sắcđều là cơ sở để giáo viên đánh giá trình độ của học sinh để uốn nắn, hướng dẫnnhận thức của các em Trong những điều kiện có thể cần gợi ý cần tạo ra các cuộcthảo luận, tranh luận của các em khi quan sát một bức tranh hay một hình vẽ nàođó

Ví dụ: Khi dạy bài 15 “ Phong trào dân chủ 1936 – 1939” SGK Lịch sử 12

trang 98, phần 2 nhỏ những phong trào đấu tranh tiêu biểu, mục a nhỏ: Đấu tranh

đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ giáo viên cho học sinh xem hình 34 “ Cuộc mít

ting kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5/1938 tại khu Đấu Xảo”.

Giáo viên giới thiệu và phát vấn học sinh “Các em hãy quan sát bức tranh vàrút ra nhận xét?” Sau khi đã có một đến hai học sinh trả lời, giáo viên mới giảithích bức tranh với học sinh

CUỘC MÍT TINH Ở ĐẤU XẢO – HÀ NỘI

Trang 7

Lần đầu tiên ngày Quốc tế lao động, các cuộc mít tinh được tổ chức công khai ở Hà Nội và nhiều nới khác, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

Mít tinh kỉ niệm Ngày Quốc tế Lao Động 1.5.1938

Tại khu Đấu Xảo (Hà Nội)

SGK hiện nay kênh hình tương đối đầy đủ và phong phú, do vậy việc sửdụng hình vẽ tranh ảnh để giới thiệu khắc sâu bài học lịch sử cho học sinh nhằmphát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh hiệu quả nhất

II 3.2 Sử dụng các ảnh chân dung của các nhân vật lịch sử:

Chân dung các nhân vật lịch sử có tác dụng tạo biểu tượng về đặc điểm cácgiai cấp, tầng lớp trong xã hội, của các nhà cách mạng v.v…giáo viên sử dụng đểgiảng dạy nhằm tăng cường, cụ thể hóa về hình ảnh cũng như đặc điểm tính cách tàiđức của các nhân vật lịch sử Khi sử dụng giáo viên không nên miêu tả quá nhiều vềhình dáng bên ngoài của nhân vật mà chủ yếu là làm nổi bật những nét tính cách, tàiđức, lập trường, quan điểm và nội tâm của nhân vật để cho học sinh hiểu nhân vậtmột cách trọn vẹn, sâu sắc.Chẳng hạn như khi dạy về “Luận cương chính trị năm1930” Học sinh không thể không biết đến Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên củaĐảng- người cộng sản trung kiên đã khởi thảo ra bản luận cương của Đảng Để họcsinh hiểu rỏ về Trần Phú, giáo viên không thể không cho các em xem hình ảnh qua

bức chân dung (hình 5) mà còn phải tiềm đọc tiểu sử của Trần Phú để nêu thêm

những nét tiêu biểu nhằm giúp học sinh có ấn tượng sâu sắc về nhà cách mạng trẻtuổi này

Trang 8

mẹ mất sớm.Đến bước đường cùng anh em Trần Phú phải về Quảng Trị tìm nơi họhàng nương tựa.nhờ bà con giúp đở, Trần Phú vào học ở trường Quốc học Huế.Anhhọc rất giỏi và nuôi trong lòng một hoài bảo lớn Rồi sau đó Trần Phú đi theo cáchmạng, trở thành người chiến sĩ trung kiên chiến đấu vì độc lập tự do.Thánh 10/1930anh tham gia trong Ban chấp hành trung ương Đảng và được cử làm Tổng bíthư.Trần Phú được cử thảo ra Luận cương chính trị Để viết luận cương anh đã dựavào Chính cương, điều lệ vắn tắt của Bác viết; đi vào tìm hiểu thực tế phong tràocông nhân ở Hải Phòng, lên Hà Nội dựa vào anh em bồi bếp làm cho tên công chứccao cấp thực dân Pháp ở số nhà 90, phố Hàng Bông, hàng Nhuộm.Tại đây Trần Phú

đã bí mật thảo Luận cương chính trị của Đảng ngay dưới hầm của tên thực dân Phápđó

Sau một thời gian hoạt động vì sự phản bội của Ngô Đức Trì, ngày 19/4/1931Trần Phú bị bắt tại số nhà 66, đường Săm bơ nhơ (sài gòn) Những tên mật thám

khét tiếng đã điên cuồng tra tấn Trần Phú (bắt ngồi ở nước bẩn rồi cho dòng điện chạy qua, đến thủ đoạn treo ngược lên xà nhà, cắt gân bàn chân rồi cho xăng đốt

).Cuối cùng phải lắc đầu trước tinh thần gang thép của người chiến sĩ trẻ tuổi Trước

Trang 9

khi chết Trần Phú đã nhắc lại các đồng chí của mình “Hãy giữ vững chí khí chiếnđấu ”.Câu nói của anh đã trở thành vũ khí chiến đấu của mỗi người Việt Nam đi vàotrận đánh.Trần phú chết đi giữa lúc 27 tuổi đời, tuổi thanh niên rất tươi đẹp”

Cách giới thiệu bức chân dung kết hợp với một vài nét chấm phá về tiểu sửnhân vật sẽ khắc vào trái tim các em lòng yêu mến, kính phục người chiến sĩ cáchmạng đã hi sinh vì độc lập tự do của tổ Quốc

Nói tóm lại, sử dụng tốt kênh hình đã in sẵn trong sách giáo khoa có tác dụngrất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử Bởi vì hình ảnh rỏ ràng, cụ thểcủa kênh hình không thể giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức mà còn nảy sinhnhững cảm xúc lịch sử trong tâm hồn các em.Đặc biệt các ảnh chân dung còn tạođiều kiện giáo dục thẩm mĩ cho các em.Và điều chủ yếu nhất là với tính hình ảnh,

cụ thể đó sẽ nâng cao hứng thú đối với bộ môn lịch sử, làm cho kiến thức thêmphong phú, sinh động và sâu sắc và giúp các em có khả năng liên hệ thực tế tốt hơn

II.3.3 Phương pháp sử dụng bản đồ, bảng niên biểu.

Bản đồ, sơ đồ, niên biểu, là những đồ dung trực quan quy ước không thểthiếu được trong dạy học lịch sử Nhờ có bản đồ lịch sử mà học sinh có biểu tượngđúng đắn về hình ảnh địa lý, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử Chúng ta đều biết rằngmỗi một sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với một không gian và thời gian nhấtđịnh Tách sự kiện khỏi không gian và thời gian chúng ta sẽ không hiểu được nộidung ý nghĩa của sự kiện đó Nắm được địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử sẽ khôngphải chỉ là biết tên địa điểm xảy ra sự kiện mà quan trọng hơn gắn liền với mỗi địadanh đó là các yếu tố, địa hình phạm vi không gian cũng như đặc điểm điều kiện tựnhiên của địa điểm đó

Trong khi sử dụng bản đồ giáo viên luôn chú ý đến sự thu nhận của học sinh,giúp học sinh phân tích nêu kết luận khái quát về sự kiện được phản ánh trên bản

đồ chứ không nên cho học sinh tiếp thu một cách thụ động ví như: Khi giảng về “

Chương trình khai thác lần 2 của thực dân Pháp ” trong bài 12 “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam tư 1919 đến 1925 ” Giáo viên sử dụng bản đồ của trường,

nếu không có thì giáo viên tự vẽ hoặc cho học sinh vẽ Tác dụng của việc sử dụngbản đồ này là nhằm cụ thể hóa kiến thức giúp học sinh thấy rõ mục đích quy môcủa cuộc khai thác cũng như hậu quả của cuôc khai thác đối với Việt Nam, qua đócác em hiểu sâu hơn bản chất và những thủ đoạn tàn bạo trắng trợn của thực dânPháp Sau khi đã chuẩn bị bản đồ trong tiến trình giảng dạy giáo viên thực hiện cácbước sau

Sau khi đã phân tích rõ nguyên nhân mục đích của cuộc khai thác thuộc địalần hai của thực dân Pháp Giáo viên treo bản đồ lên tường (Nơi mà học sinh có thểnhìn rõ).Để lần lược trình bày quá trình khai thác của thực dân Pháp về mục đích,quy mô, hậu quả v.v…

Trang 10

Lược đồ các nguồn lợi của Pháp ở Việt Nam

Kết hợp với lời giảng giáo viên chỉ rõ cho các em những vị trí, địa điểm củathực dân Pháp khai thác, khai thác những nguồn lợi gì, ở đâu?Tại sao lại khai thácnhững nguồn lợi này?Nó có tác dụng gì? v.v Sau đó yêu cầu các em nhận xétvàrút ra kết luận khái quát, mục đích của Pháp

Trang 12

Việc giảng dạy kết hợp với việc sử dụng bản đồ, niên biểu thực tế đã cho những kếtquả tốt hầu hết các em đã chăm chú lắng nghe, dể hiểu và nắm được bài ngay trênlớp Không những thế còn làm nảy sinh những xúc cảm lịch sử của các em Đó làthái độ căm phẫn trước những hành động vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp, là lòngxót xa sự uất ức đối với người dân Việt Nam sống trong cảnh nước mất nhà tan.

Ví dụ trong bài 20 “ Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp kết thúc 1953 –

1954 ” SGK Lịch Sử 12 giáo viên kết hợp sử dụng bản đồ, niên biểu trình bày diễnbiến chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, sau đó lập niên biểu cho học sinh xem:

Thời gian Sự kiện lịch sử

12/1953 Bộ đội chủ lực của ta tấn công Thị xã Lai Châu

Đầu tháng 12/1953 Liên quân Lào – Việt tấn công địch ở Trung Lào

Tháng 1/1954 Liên quân Lào – Việt tấn công địch ở Thượng Lào

Tháng 2/1954 Quân ta tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên

Hay khi dạy về bài “ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời,” giáo viên có thể xây dựng

và sử dụng bảng niên biểu so sánh: Cương lĩnh chính trị ( tháng 2 năm 1930 ) của

Nguyễn Ái Quốc với luận cương chính trị của Trần Phú tháng 10/1930 như sau:

Trang 13

Mục tiêu

Đánh đổ đế quốc, phong kiến,

Tư sản phản Cách mạng

Đánh đổ phong kiến, cách bóc lột tiền TB, thực hiện CM thổ địatriệt để

Giai cấp lãnh

đạo

GC Vô sản ( Nhân tố quyết đinh thắng lợi CM là sự lãnh đạo của ĐCSVN )

Giai cấp vô sản ( Nhân tố quyết đinh thắng lợi CM là sự lãnh đạocủa ĐCSĐD )

Nhiệm vụ

Tịch thu tài sản ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày

Đánh đổ đế quốc Pháp, lật đổ phong kiến

Lực lượng

cách mạng

Liên minh công nông chặt chẽ bên cạnh đó phải biết đoàn kết với TSDT, TTS trí thức, thành phần trung nông

Liên minh công nông chặt chẽ

Vị trí CM Việt Nam là một bộ phận của CM Thế giới CM Việt Nam là một bộ phận của CM Thế giới Như vậy với việc sử dụng bản đồ, sơ đồ, niên biểu, trong quá trình giảng dạylàm cho tiết học trở nên sôi nổi gây được sự chú ý tập trung của học sinh, phát huykhả năng độc lập tư duy.Cũng như việc khái quát tổng kết kiến thức lịch sử của họcsinh.Với giờ dạy sử dụng các loại đồ dùng trực quan này chất lượng cao hơn nhiều

so với giờ dạy không sử dụng các loại đồ dùng trực quan nêu trên

Chính vì lẽ đó, trong các giờ dạy lịch sử nếu có điều kiện cho phép giáo viênnên tích cực sử dụng có hiệu quả các loại đồ dùng trực quan này

II 3.4 Đồ dùng trực quan do giáo viên học sinh tự làm, hoặc tự sưu tầm:

Hiện nay kênh hình trong SGK đã phong phú hoặc các loại đồ dùng dạy học

đã có ở nhà trường, phần nào đã có sức hấp dẫn đối với học sinh Song do hạn chế

về số trang nên các bản đồ, sơ đồ, niên biểu, tranh minh họa thì lại thiếu hẳn đôi lúckhông có Chính vì lẽ đó để khắc phục tồn tại này trong quá trình giảng dạy giáoviên và học sinh cần phải sưu tầm, bổ sung nhằm tăng tính hình ảnh, tính cụ thểcho các sự kiện trong SGK Giúp cho việc tiếp thu kiến thức của các em có hiệuquả

Ví dụ: trong bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”, khi dạy phần 2: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, giáo viên và học sinh có thể tự tổ chức đắp mô hình sa bàn Điện Biên Phủ (Tất nhiên có sự hỗ trợ kinh phí của nhà trường) Trước hết cần làm nổi bật cho học sinh thấy: “Đây là

một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, một pháo đài không thể công phá

(như lời nhận xét của bọn Mỹ ) Có 3 phân khu: phân khu Bắc gồm (độc lập, bản kéo, him lam) – phân khu Trung Tâm ( có sân bay chính Mường Thanh ) – phân khu Nam ( có sân bay phụ Hồng Cúm ), có 49 cứ điểm, Các cứ điểm qua trọng đó

là các đồi A1, C1, E1, D1 Đặc biệt cần kết hợp với khâu thiết bị để xây dựng một

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Tâm lí học đại cương - Năm 2001- Nhà xuất bản giáo dục Khác
3. Những mẩu chuyện lịch sử - Năm 2001.Nhà xuất bản giáo dục Khác
4. Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3 – Năm 2003.Nhà xuất bản giáo dục Khác
5. Sách giáo khoa Lịch sử 12 – Cơ bản - Năm 2008- Nhà xuất bản giáo dục Khác
6. Sách giáo viên Lịch sử 12 – Nâng cao - Năm 2008- Nhà xuất bản giáo dục Khác
7. Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông - Năm 2006- Nhà xuất bản Đại học sư phạm Khác
8. Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông tập I Năm 2000- Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w