Để khắc phục lối học tập thụ động, lệ thuộc quá mức vào các tài liệu tràn lan trên thị trường, ỷ lại vào hoạt động của giáo viên, chờ đợi những kết quả mà người khác cảm nghĩ hộ ở HS; ph
Trang 1sự, là nỗi băn khoăn, trăn trở cho người dạy và người học dù nó đã được phổ biến trong nhà trường suốt những năm gần đây Cốt lõi của việc đổi mới dạy học Văn là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS); bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú khám phá kho tàng tri thức cho người học
Môn Ngữ Văn có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà trường nhưng dạy Văn không giống bất kỳ một môn học nào khác Nếu như dạy Lịch sử cần quan tâm đến sự kiện và con số, dạy Địa lý quan tâm đến các yếu tố tự nhiên và xã hội, dạy toán chú ý đến các con số…thì dạy Văn không chỉ cần đến kiến thức là
đủ mà còn đòi hỏi nhu cầu cảm xúc, tình cảm, sự rung động của con tim, cái xuất thần của tâm hồn, cần đến cái không khí văn, chất văn trong lớp học, trong mỗi cá nhân thầy và trò Chính vì vậy, đòi hỏi ở mỗi người giáo viên Văn luôn phải có sự sáng tạo, đổi mới trong phương pháp giảng dạy đặc biệt là chú trọng đến mục đích truyền thụ cảm hứng văn chương Với đặc trưng là một bộ môn khoa học nghệ thuật- nhạy cảm, đổi mới phương pháp dạy học Văn đòi hỏi giáo viên (GV) phải kích thích sự tìm tòi phát hiện, hướng dẫn cách cảm thụ và lối tư duy cho HS để từ những hình tượng nghệ thuật trong Văn học; HS khám phá ra giá trị của Chân, Thiện, Mĩ; góp phần hoàn thiện phẩm chất và nhân cách ở các
em Chính vì thế, nhiều phương pháp dạy học mới đã được đưa ra và áp dụng trong việc đọc – hiểu tác phẩm văn học Để khắc phục lối học tập thụ động, lệ thuộc quá mức vào các tài liệu tràn lan trên thị trường, ỷ lại vào hoạt động của giáo viên, chờ đợi những kết quả mà người khác cảm nghĩ hộ ở HS; phương pháp dạy học gợi mở thông qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy đọc – hiểu tác phẩm văn học có vai trò rất quan trọng Nó chính là quá trình tác động vào tư duy, phương pháp chìa khóa mở cửa tâm hồn các em, giúp các
em có khả năng tự mình thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương để nói lên những cảm nhận, rung động của chính bộ óc, con tim mình bằng chính lời lẽ của mình
Cái đẹp của văn chương không chỉ thể hiện ở bề mặt ngôn từ mà còn chìm sâu vào nhiều tầng lớp nghĩa của văn bản, của thế giới hình tượng, bởi vậy đòi hỏi người dạy văn phải biết cách gợi mở vấn đề để HS cảm nhận được chiều sâu
Trang 2của vấn đề Cả hai quá trình truyền thụ và lĩnh hội kiến thức, việc xây dựng và giải quyết các câu hỏi gợi mở để mở được cánh cửa tri thức thực sự là vô cùng quan trọng Nó đóng vai trò tiên quyết trong việc tạo cơ sở nền tảng cho hành trình khám phá và chinh phục kiến thức Vì thế, nghiên cứu để xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở trong mỗi tác phẩm Văn học là kỹ năng và thao tác cần làm của người GV đối với bộ môn Ngữ Văn
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
Một thực tế có thể dễ dàng nhận thấy trong chương trình Ngữ văn 12 có nhiều văn bản có dung lượng lớn nhưng thời lượng cho tiết dạy lại ít nên chúng
ta thường phải dạy chạy bài nếu không muốn "cháy giáo án" Thế nên nhiều tiết
dạy đã không đạt được yêu cầu như mong muốn Những trăn trở trên thật đáng trân trọng bởi đối với GV Ngữ văn, tôi thiết nghĩ, không có một mục đích nào khác là mong muốn cho HS tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm một cách trọn vẹn
Và cũng chính bởi tâm huyết ấy mà không ít người thầy đã cố gắng cung cấp cho HS thật nhiều thông tin về tác giả, tác phẩm và lẽ dĩ nhiên như thế thì đã thiếu giờ lại càng trở nên cháy giờ hơn Trong không khí chung của công cuộc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, một trong những điều mà mọi người đang quan tâm đó là làm thế nào để khơi dậy tiềm lực nội tại của mỗi HS trong quá trình học tập, tạo điều kiện tích cực nhất để các em có thể tự học, tự tiếp cận tri thức một cách chủ động nhất Đây là xu hướng giáo dục tích cực đang được đặc biệt chú trọng Vậy nên, trong quá trình giảng dạy, yêu cầu chuẩn bị bài một cách nghiêm túc đã trở thành một công việc thật sự cần thiết và hữu ích cho quá trình học tập của mỗi HS Với môn Ngữ văn, yêu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn bởi lẽ để tiếp cận một tác phẩm văn học cần phải hội tụ nhiều kỹ năng, phải
có sự tiếp cận bề mặt văn bản trên cơ sở đó cảm nhận những giá trị thẫm mỹ ẩn chứa sau từng con chữ Việc HS chuẩn bị tốt bài ở nhà làcông đoạn hết sức quan
trọng giúp việc tiếp cận tốt bề mặt văn bản Đây có thể nói là yếu tố "nền" để khi
lên lớp kết hợp với những tri thức của GV cung cấp, HS sẽ có một cái nhìn tương đối trọn vẹn về tác phẩm văn học
Qua thực tế bài dạy ở trên lớp, tôi nhận thấy những câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa có tính chất định hướng tìm hiểu kiến thức chính, song còn chung chung, nhiều câu hỏi khó, dài, chứa dung lượng kiến thức nhiều, chưa phân hóa đối tượng người học, HS chưa thể cảm nhận sâu sắc văn bản Mặt khác, một thực trạng chung là học viên thường chép lại sách học tốt soạn theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa Vì thế, việc xây dựng hệ thống câu hỏi hợp
lí, khoa học, mang tính nghệ thuật và sư phạm của GV có hiệu quả lớn trong hướng dẫn, định hướng học viên đọc hiểu tốt tác phẩm văn học trong mỗi giờ
học Văn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là truyện ngắn hiện đại,
xoay quanh những vấn đề thế sự, cuộc sống gia đình, đặc biệt là những hoàn cảnh trớ trêu, kém may mắn vì thế khá nhạy cảm đối với lứa tuổi học trò Đồng thời, hướng tiếp cận khai thác cốt truyện cũng có nhiều phương thức khác nhau Sức hấp dẫn của tác phẩm này chính là giá trị nhân đạo, là vẻ đẹp tiềm ẩn bên
Trang 3trong người phũ nữ hàng chài có dáng hình đối lập với tấm lòng quảng đại bao dung Vậy làm sao để HS cảm nhận được điều mới mẻ ở loại truyện ngắn xã hội thiên về đời sống thực, khám phá được sự tinh tế trong bút pháp và những nét đặc sắc trong tư tưởng của nhà văn cũng là cả quá trình nỗ lực và chọn lọc của người Thầy trong giảng dạy
Sau tám năm trực tiếp giảng dạy chương trình sách giáo khoa lớp 12 đổi mới kể từ năm 2006, tôi rút ra được một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, cách thiết kế bài học, cách thức và trình tự lên lớp tác phẩm Chính vì vậy
mà tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở trong đọc – hiểu
tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu” (Sách Ngữ văn
12-cơ bản) với hy vọng nhỏ góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng của việc đổi mới dạy văn – học văn trong chương trình dạy học Ngữ văn của chúng ta
2 NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
- Lịch sử của vấn đề: Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một truyện ngắn
đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu Tác phẩm này đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường nhiều năm nay và được giới thiệu trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12 mới ở cả hai bộ sách: Cơ bản và Nâng cao Vì là một tác phẩm hay, được tiếp cận qua thời gian nên đã có rất nhiều bài viết bàn luận về vấn đề này Cụ thể như: Sáng kiến kinh nghiệm
“Hướng dẫn học sinh tiếp cận Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu qua phương thức nêu vấn đề” – Nguyễn Thị Mai Lan “Chiếc thuyền ngoài xa
và thông điệp niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu” - Đoàn Đức Phương
“Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa” “Sự đổi mới trong nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Minh Châu”- Nguyễn Thế Lượng.“Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu”- Chế
Diễm Châu, Báo Văn nghệ Quân đội Trong đổi mới dạy học văn, khi lấy HS làm trung tâm của hoạt động, để các em đối diện với văn bản và xem đó là khung trời rộng mở để phát huy mọi cá tính, sở thích, hình dung tưởng tượng của cá nhân thì việc xây dựng hệ thống câu hỏi khoa học, sáng tạo, hệ thống trong đọc hiểu tác phẩm văn học đã được rất nhiều người qua tâm và bàn luận:
TS Phạm Hưng Bình (2004), Phương pháp dạy học tác phẩm văn học, ĐHSP
Đà Nẵng Trần Đình Sử (2007), Đọc hiểu văn bản là thế nào?, Tạp chí Văn học
và tuổi trẻ, số tháng 11, Hà Nội Trên đây là những bài viết có sự phân tích khá
sâu về việc cảm nhận tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và là những bài viết có sự
đầu tư trong nghiên cứu vấn đề xây dựng hệ thống câu hỏi trong đọc hiểu tác phẩm văn học Tuy nhiên, những bài viết đó chưa làm nổi bật cách thức tổ chức
triển khai, xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở trong đọc hiểu tác phẩm này theo
đúng tinh thần một bài đọc hiểu trong chương trình phổ thông Trên cơ sở tiếp thu những ưu điểm của các tài liệu nói trên và kinh nghiệm của bản thân qua quá trình áp dụng thực tiễn giảng dạy, đề tài này sẽ đi sâu vào cách thức xây dựng hệ
thống câu hỏi gợi mở trong đọc hiểu truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
Trang 4- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng một
số phương pháp sau:
Phương pháp tiếp cận có hệ thống
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp thống kê, phân loại
- Nôi dung: Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích hiệu quả của việc xây dựng hệ
thống câu hỏi gợi mở trong đọc- hiểu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu, một truyện ngắn hiện đại
2.1 PHƯƠNG PHÁP GỢI MỞ VÀ VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI GỢI MỞ TRONG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC
2.1.1 Phương pháp gợi mở
- Khái niệm: Phương pháp gợi mở (hay đàm thoại gợi mở) là cách thức hoạt
động song phương của thầy và trò bằng con đường hoạt động trực tiếp với tác phẩm nhằm tạo không khí tự do tư tưởng, tự do bộc lộ để từng bước dẫn dắt HS chiếm lĩnh tác phẩm văn học một cách sâu sắc về cả tâm hồn lẫn trí tuệ
- Nội dung: Gợi mở là một phương pháp dạy học lấy sự cảm nhận của HS trong
giờ học làm hoạt động trung tâm của giờ dạy học Trung tâm của quá trình không phải là tác phẩm văn học mà là tâm trí của học sinh khi gặp gỡ cuốn sách
(Alain Richard Beach) HS là chủ thể, thầy giáo là chủ đạo của quá trình tiếp nhận Thầy làm nhiệm vụ thiết kế, trò thi công
Phương pháp này thể nghiệm hai tính chất cơ bản trong cảm nhận tác
phẩm văn học: gợi mở và gợi tìm
- Gợi tiềm năng vốn có trong văn bản, trong tư duy, tình cảm HS
- Tìm tòi phát hiện cái mới trong cách tiếp nhận tác phẩm và trong cách tư duy, lĩnh hội của người học
- Mục đích của việc xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở:
- Tích cực hóa hoạt động tích cực của HS: chủ động, tích cực, sáng tạo
- Giúp GV nắm vững trình độ HS và biết cách điều tiết quá trình truyền thụ kiến thức của mình sao cho ngày một hoàn thiện
2.1.2 Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở trong đọc- hiểu tác phẩm văn học
- Căn cứ khoa học
Lấy lí luận dạy học làm xuất phát điểm
+ HS là trung tâm của quá trình dạy học, GV chỉ tổ chức hướng dẫn
+ Phát huy vai trò tích cực chủ động của HS, HS là chủ thể
Lấy thành tựu tâm lí học hiện đại làm căn cứ
+ Xuất phát từ quan điểm chủ yếu của tâm lí học hiện đại: Tâm lí của con người chỉ hình thành trong quá trình hoạt động
+ Phát huy hết sức mạnh sáng tạo của các hoạt động tâm lí: tưởng tượng, liên tưởng, suy tưởng phù hợp với lứa tuổi HS
Lấy đặc trưng văn học, hoạt động tiếp nhận, phương pháp tiếp cận là căn cứ cho
hệ thống câu hỏi
+ Đặc trưng khoa học và nghệ thuật
Trang 5+ Vai trò người đọc trong tiếp nhận hiện đại
+ Phương pháp tiếp cận đồng bộ
Lấy nội dung các loại câu hỏi phân tích cảm thụ làm căn cứ
Lấy mục tiêu của bài dạy, trọng tâm kiến thức kĩ năng của bài đọc văn làm căn
cứ
2.1.3 Yêu cầu của hệ thống câu hỏi gợi mở
- Phát huy hoạt động song phương của thầy và trò để từng bước đi vào tác phẩm
- Phải chính xác, rõ ràng, khoa học, linh hoạt, sáng tạo, mang tính sư phạm và tính nghệ thuật
- Vừa sức HS, đúng lúc, phù hợp khuôn khổ giờ dạy, có khả năng nêu vấn đề, khơi gợi HS suy nghĩ, tìm tòi, khám phá nhằm rèn luyện kĩ năng cảm thụ và tư duy lôgic
- Hướng trọng tâm vào khai thác những giá trị nội dung, nghệ thuật độc đáo, thể hiện được những đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn học
- Phải xây dựng thành một hệ thống chặt chẽ từng bước giúp HS đi sâu vào tác phẩm như một chỉnh thể Kết hợp giữa câu hỏi cụ thể, câu hỏi tổng hợp, khái quát, câu hỏi diễn dịch, quy nạp giúp HS nắm chắc hệ thống kiến thức
phân chia thành các loại nhỏ theo bảng phân loại sau đây:
BẢNG PHÂN LOẠI HỆ THỐNG CÂU HỎI GỢI MỞ TRONG ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC
Loại câu hỏi Mục đích Dạng, mô hình
đã biết
- Thường được sử dụng trong phần tìm hiểu tiểu dẫn, tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
2 Câu hỏi về ấn
- HS tự bộc lộ trực cảm, cảm xúc
- Cảm nhận ban đầu (chung) về ?
- Cảm nhận ban đầu của em về
Trang 6tượng thẩm mĩ chung, ấn tượng
chung về toàn bộ thế giới hình tượng của tác phẩm như một chính thể
- Tuy là nhận thức bằng trực cảm nhưng đóng vai trò chỉ đạo, định hướng cho những bước tiếp theo
- Ấn tượng của em về ?
- Đọc tác phẩm này, em có cảm nhận chung như thế nào?
truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?
- Đọc từ đầu đến cuối truyện ngắn,
em ấn tượng nhất với những chi tiết nào, hình ảnh nào?
- Tìm những chi tiết, hình ảnh ?
- Phát hiện biện pháp nghệ thuật ?
- Nhận xét về ?
- Tìm những hình ảnh mang tính biểu tượng trong đoạn đầu bài thơ
Đàn ghi ta của Lorca của Thanh
Thảo? Nhận xét về
ý nghĩa của các hình ảnh biểu tượng đó?
4 Câu hỏi phân
tích nêu vấn đề
- Giúp HS khám phá vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thông qua thao tác phân tích những chi tiết
có vai trò đầu mối của chỉnh thể
- Đặt ra tình huống mới có vấn đề, kích thích sự sáng tạo,
tư duy của HS để giải quyêt vấn đề bằng một phương thức, có lời giải mới
+ Theo em câu thơ nào là độc đáo, hiện đại nhất? Vì sao?
- Chí Phèo- Nam
Cao:
Vì sao Chí Phèo
Trang 7Kiến, giết Bá Kiến
và tự sát?
- Chữ người tủ tù -
Nguyễn Tuân: Theo em, Huấn Cao tặng viên quản ngục chữ gì?
- Cảm nhận cái đặc sắc, riêng biệt ở từng văn bản, từng tác giả làm cho việc tiếp thu kiến thức vừa sâu sắc, vừa có hệ thống
- Tạo trường liên tưởng phong phú
để trí tưởng tượng các em phát huy, nhập hồn vào tác phẩm
- So sánh (đối chiếu) A với B?
+ A, B: các yếu tố nội dung, nghệ thuật trong cùng một tác phẩm hoặc trong các tác phẩm khác nhau
- gợi em liên tưởng đến hình ảnh, chi tiết, nhân vật, câu thơ nào
đã học?
=
- So sánh hai đám tang trong hai tác phẩm: Đoạn trích
Hạnh phúc của một tang gia (Số
đỏ - Vũ Trọng Phụng) với đoạn
trích Đám tang lão Gôrio ( Lão Gôrio
- So sánh câu thơ
cuối bài Tràng giang của Huy
Cận với ý thơ của Thôi Hiệu?
6 Câu hỏi khái
quát, tổng hợp
- HS tự bộc lộ những cảm nhận, những nhận thức riêng của mình và
tự nói lên những thu hoạch khái quát của mình về văn bản
-Thể hiện sự chuyển hóa của văn bản vào sự tiếp nhận tinh thần của
- Đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm?
- Nhận định, đánh giá khái quát ?
- Nhận xét chung ?
- Khái quát về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của
bài thơ Bài ca ngất ngưỡng của
Nguyễn Công Trứ?
Trang 82.2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI GỢI MỞ TRONG ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
2.2.1 Phương pháp giảng dạy, hướng khai thác truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
- Dự kiến thời gian lên lớp
7 Câu hỏi liên
hệ, ứng dụng
- Phát huy khả năng liên hệ qua lại với những gì đọc hiểu được với bản thân HS
- Phát triển trường hiểu biết và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn
đề trong tác phẩm em có suy nghĩ gì?
- Liên hệ cuộc sống bản thân em?
- Rút ra bài học, ý nghĩa ?
- Sau khi đọc hiểu
truyện ngắn Chí Phèo của Nam
Cao em có suy nghĩ gì về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám?
- Từ văn bản
Chiếu cầu hiền
của Ngô Thì Nhậm, trình bày suy nghĩ của em
về vai trò của người hiền tài trong thời đại hiện nay? Ý thức trách nhiệm của em như thế nào trước vấn
đề này?
Trang 9Tiết 2: Hướng dẫn HS đọc – tìm ý đoạn 1 và 2, tìm hiểu ý nghĩa nhan đề và tình
huống truyện thông qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
Tiết 3: Hướng dẫn HS đọc – hiểu đoạn còn lại, tìm hiểu câu chuyện của người
đàn bà ở tòa án huyện và bài học về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống Hướng dẫn HS hiểu được chân dung và ý nghĩa của các nhân vật trong truyện Mỗi nhân vật là một giá trị nội dung
Hướng dẫn HS tổng kết nghệ thuật và nội dung, rút ra ý nghĩa và bài học nhận thức từ văn bản
- Hướng khai thác tác phẩm: Trong cấu tạo chương trình Ngữ văn 12, Chiếc
thuyền ngoài xa được phân bố trong cụm thể loại truyện ngắn, liền sau các truyện
ngắn thuộc giai đoạn văn học 1945 - 1975 và được phân phối ở tiết 72,73,74
(chương trình cơ bản) Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời
sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai Cái nhìn hiện thực
đa chiều đã giúp ông nhận ra đời sống con người bao gồm cả những quy luật tất yếu lẫn những ngẫu nhiên may rủi khó bề lường hết Ông day dứt về việc con người phải chấp nhận những nghịch lý không đáng có Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên đôi vai cặp vợ chồng hàng chài, giam hãm họ trong cảnh tăm tối, đói khổ, bấp bênh Người chồng tha hóa trở thành kẻ vũ phu, thô bạo Người vợ vì thương con nên chịu sự ngược đãi của chồng mà không biết rằng đã làm tổn thương tâm hồn đứa con thơ dại Đứa bé yêu mẹ, bênh vực mẹ thành ra thù địch với cha và ai biết liệu trong tương lai cậu có thể sống khác cha mình? Phía sau câu chuyện buồn này, trái tim nhân hậu của Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin yêu, trân trọng trước vẻ đẹp tuổi thơ, tình mẫu tử, sự can đảm và bao dung của người phụ nữ Đó không phải kiểu vẻ đẹp chói sáng, hào hùng mà là những hạt ngọc lẩn khuất trong cái lấm láp, lam lũ của đời thường Theo ông, tình
yêu ở người nghệ sĩ “vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những
người xung quanh mình” Có lẽ vì thế, Chiếc thuyền ngoài xa là kiểu truyện
Trang 10ngắn mở ra tình huống nhận thức, được tổ chức xung quanh một tình huống hết
sức đặc biệt mà ở đó hai nhân vật Phùng và Đẩu đã trải qua biết bao những thăng trầm trong tư duy và cảm xúc Từ hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh ở bãi biển đến câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện là cả quá trình nhận thức của con người về cách nhìn cuộc sống, về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời Dẫn dắt để thâm nhập tác phẩm: Năm 1983, khi Chiếc thuyền ngoài xa ra đời, đất nước vẫn chưa thoát khỏi dư chấn của chiến tranh, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn Số phận cá nhân nằm im dưới lớp băng hà của “giấc mơ đại tự sự” Với những dự cảm thời cuộc sắc bén và tài năng nghệ thuật của mình, Nguyễn Minh Châu đã giúp lớp băng hà kia có những vết nứt cần thiết Là truyện ngắn in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu Với ngôn từ dung
dị đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời Bằng tài năng của một
cây bút giàu bản lĩnh cùng với trái tim nhân hậu, qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện tình yêu tha thiết đối với những cảnh
đời, với những thân phận trớ trêu của con người và gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời; người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách giản đơn, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thờ kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là hình ảnh con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách
Có thể thấy cảm hứng chủ đạo bao trùm trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu trước năm 1975 là cảm hứng anh hùng cách mạng, còn sau năm 1975 là
cảm hứng về nhân cách con người, là hành trình “khám phá con người bên trong con người” (Bakhtin) Chiếc thuyền ngoài xa được viết theo xu hướng chung của
văn học thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường Theo mạch cảm hứng ấy, năm 1982 Nguyễn Minh
Trang 11Châu viết truyện ngắn Bức tranh; trong ý nghĩ tự phán xét, nhân vật hoạ sĩ đã vẽ một bức chân dung tự hoạ nhằm thể hiện “khuôn mặt bên trong của chính mình” Đáng lưu ý là, nếu trong truyện Bức tranh, Nguyễn Minh Châu hướng cái nhìn nghệ thuật vào thế giới nội tâm thì trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu lại hướng cái nhìn nghệ thuật ra thế giới bên ngoài, ra cuộc sống đời thường Nếu truyện Bức tranh là sự “Tự nhận thức, tự phê phán” của con người dưới ánh sáng của lương tâm, đạo đức, thì truyện Chiếc thuyền ngoài xa là
sự nhận thức và phê phán cái xấu, cái ác trong cuộc sống thường ngày Cả hai tác phẩm đều được viết dưới sự chỉ đạo của quan điểm nghệ thuật: chỉ ra mặt xấu, mặt tối để góp phần hoàn thiện nhân cách con người, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn Đặc biệt, truyện Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng, thật
đúng như Nguyễn Minh Châu từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn
sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”
Từ cảm hứng nghệ thuật, cần xác định bố cục của truyện ngắn một cách rõ ràng, lô gic để làm rõ sự chuyển biến hai phát hiện của Phùng từ chiếc thuyền ngoài xa cho đến chiếc thuyền khi lại gần Từ đó, tạo tiền đề cho học sinh đi sâu khám phá nhằm chiếm lĩnh nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tiếp theo, hướng dẫn HS đọc – hiểu theo đặc trưng của một truyện ngắn hiện đại mang đậm dấu ấn phong cách Nguyễn Minh châu (tính chân thực, đời thường, nghệ thuật miêu tả, phân tích diễn biến tâm lý và sự chuyển biến tâm lý phức tạp của nhân vật trước những phức tạp của cuộc sống Câu chuyện vừa đậm đà yếu tố hiện thực
ở đoạn chính và cuối truyện lại vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ ở đầu truyện ) Cùng với thao tác đọc phát hiện, GV hướng dẫn HS đọc kĩ từng cảnh theo bố cục đã tìm được, cố gắng phát hiện, gạch chân chân các cứ liệu mà các em cho là tiêu biểu, quan trọng Từ đó, GV cần hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa của văn
Trang 12bản sau khi tổng kết nghệ thuật và nội dung Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc Đó cũng là bài học nhân sinh về cách nhìn nhận cuộc sống vốn phức tạp này Qua đó, Nguyễn Minh Châu gửi gắm thông điệp quý báu: hãy nhìn cuộc đời bằng cái nhìn đa diện nhiều chiều để phát hieenh đúng bản chất vốn có của sự vật, hiện tượng cũng như con người
2 2.2 Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở trong đọc – hiểu tác phẩm
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
2.2.2.1 Hệ thống câu hỏi theo trình tự bài đọc hiểu: Với truyện ngắn
Chiếc thuyền ngoài xa thì có thể nói có rất nhiều cách đọc– hiểu, phân tích nhưng
dễ rơi vụn vặt, rườm rà, thiếu lôgic vì đây là loại truyện đương đại, rất gần với cuộc sống của con người nhưng lại cũng dễ gây ra những nhận thức lệch hướng Trên cơ sở cảm nhận tác phẩm này trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, tôi đề
xuất hệ thống câu hỏi gợi mở nhằm đọc - hiểu có hiệu quả truyện Chiếc thuyền ngoài xa và phát huy tốt tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên như sau:
Hệ thống câu hỏi gợi mở Dàn ý nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1
TÌM HIỂU TIỂU DẪN
Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả
GV hướng dẫn HS tìm hiểu, khai
thác những nội dung khái quát về
tác phẩm để tạo tiền đề cho tiết
dạy
1 Trình bày những nét chính về
cuộc đời của nhà văn Nguyễn
Minh Châu?
2 Trình bày về đặc điểm nổi bật
trong sáng tác của nhà văn? Giới
- Sự nghiệp thơ văn
- Cảm hứng truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
Trang 133 Cảm hứng của truyện ngắn
Chiếc thuyền ngoài xa xuất phát từ
đâu?
Thao tác 2: Tìm hiểu tác phẩm
4 Trình bày xuất xứ của truyện
ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?
5 Tình huống nhận thức của nhân
vật Phùng được sắp xếp theo trình
tự như thế nào? Hãy chia bố cục
truyện theo trình tự đó và cho biết
nội dung mỗi đoạn là gì?
nhẹ nhàng nhưng có giá trị gợi,
thiên về cảm nhận chung của HS:
6 Tiếp cận với truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa, đọng lại cảm xúc
trong em như thế nào?
II Đọc – hiểu văn bản
- Định hướng khai thác:
Thao tác 1: GV hướng dẫn HS
nắm được ý nghĩa nhan đề và
thâu tóm được tình huống
truyện thông qua hai phát hiện
của người nghệ sĩ
7 Quan phần đọc, hãy cho biết ý
nghĩa nhan đề của tác phẩm?
8 Ở truyện ngắn này, tình huống
1 Ý nghĩa nhan đề
2 Tình huống truyện
a Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng
Trang 14truyện xoay quanh hai phát hiện
trên bãi biển của người nghệ sĩ
nhiếp ảnh Phùng Vậy phát hiện
thứ nhất là gì?
9 Cảm nhận của người nghệ sĩ
trước bức tranh đẹp toàn bích ấy
như thế nào?
10 Phát hiện thứ hai của Phùng
được nảy sinh trong hoàn cảnh như
thế nào? Đó là phát hiện gì về cuộc
12 Sự đối lập giữa “cái đẹp
tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” mà
phóng viên Phùng vừa thu vào
ống kính với hiện thực cuộc
sống nhọc nhằn, cơ cực của
người dân chài nói lên điều gì về
mối quan hệ giữa nghệ thuật và
cuộc đời?
13 Em có nhận xét gì về hai bức
tranh: bức tranh chiếc thuyền
ngoài khơi xa và bức tranh cuộc
sống của gia đình làng chài khi
chiếc thuyền vào bờ ?
- Từ khung cảnh, ánh sáng, đường nét đều hài hoà => Là một bức tranh nghệ thuật toàn bích
- Anh cảm thấy: Ngỡ ngàng, bối rối, tim bị bóp thắt, tâm hồn được thanh lọc => niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là sự khám phá và sáng tạo cái đẹp
a Phát hiện thứ hai của nghệ sĩ Phùng: tình huống nhận thức
- Từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ bước ra: + Một lão đàn ông thô kệch, độc dữ đánh vợ
dã man để giải tỏa những uất ức và khổ đau + Người đàn bà cam chịu nhẫn nhục, không kêu ca, không chống trả
+ Đứa con đánh lại cha để che chở cho mẹ + Trên dưới mười con người nheo nhóc trên thuyền => Cảnh bạo lực gia đình
- Phản ứng của người nghệ sĩ: kinh ngạc, hụt hẫng cực độ => những cảm xúc thăng hoa của người nghệ sĩ đã bị tan biến
=> Ý nghĩa, bài học nhận thức về nghệ thuật trong mối quan hệ với cuộc sống
Trang 1514 Như vậy, đặt hai cảnh tượng
trái ngược liền kề nhau, tác giả
đa diện nhiều chiều
Thao tác 2
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về
câu chuyện ở tòa án
15 Theo lời kể của người đàn bà
hàng chài thì nguyên nhân nào
dẫn đến việc người chồng thường
xuyên đánh vợ?
16 Câu chuyện của người đàn bà
ở toà án huyện diễn ra như thế
về nạn bạo lực gia đình trong xã
hội hiện nay? Theo em, ngăn chặn
được nạn BLGĐ sẽ mang lại
những ý nghĩa gì cho cuộc sống?
19 Vậy người đàn bà có chấp
thuận bỏ chồng để giải thoát khổ
đau cho bản thân hay không?