1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu trong chương trình ngữ văn 12

19 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 192,5 KB

Nội dung

Đó là lí do tôi chọn đề tài sáng kiến “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu trong chương trình Ngữ văn 12”.. GI

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc đổi mới phương pháp dạy và học văn theo hướng tích cực đòi hỏi người giáo viên không ngừng tìm tòi suy ngẫm để định hướng bài giảng làm sao đạt hiệu quả tốt nhất nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tế Vấn đề dạy văn, học văn vẫn đang là đề tài nóng bỏng của dư luận xã hội Hàng năm sau mỗi kì thi tốt nghiệp THPT và ĐH-CĐ, ta lại bắt gặp những bài văn ngây ngô, hẹp nghĩa, ngôn từ chưa đúng với phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Đó là một thực trạng đau lòng khiến những nhà giáo, cụ thể là những giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn không khỏi suy nghĩ, trăn trở

Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu mở ra nhiều chiều suy ngẫm và nhận thức, nào là mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, nào là vấn đề dân số ở vùng sâu vùng xa, nào là nạn bạo hành nhức nhối trong các gia đình hiện nay, nào là luật pháp khô cứng với thực tế cuộc sống muôn màu,… Sự cam chịu nhẫn nhục với thái độ thản nhiên đến mức khó hiểu của nhân vật người đàn bà với những lời trần tình mộc mạc của người phụ nữ ấy nơi Tòa án huyện trong khi ai cũng tin rằng cuộc đời chị chắc chắn chẳng bao giờ có được một ngày vui, ấy mà: “Có chứ…vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no” (Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12 tập II, Nhà xuất bản giáo dục, trang 76) để rồi ánh mắt chị sáng lên khi nói câu đó thì ta lại cảm thấy xúc động

Từ những khám phá, phát hiện vẻ đẹp phẩm chất – thứ “chất ngọc tâm hồn” bên trong cái vẻ ngoài xù xì gai góc của các nhân vật trong tác phẩm, tôi đã đạt được một số hiệu quả nhất định khi giảng dạy truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài

xa của Nguyễn Minh Châu có vận dụng phương pháp dạy học tích cực, lấy học

sinh làm trung tâm Đó là lí do tôi chọn đề tài sáng kiến “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu trong chương trình Ngữ văn 12”

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lí luận của vấn đề

Trang 2

Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu lí luận văn học, phê bình văn học nhận định, trong đó có M Gor-ki:“Văn học là nhân học” Văn là người Vậy, dạy học văn đề làm gì? Câu hỏi tưởng như đơn giản ấy đã dày vò bao thế hệ thầy cô giáo dạy văn ở nhiều đất nước Trước đến nay trong nhận thức người ta dễ dàng trả lời là để giáo dục, để mở rộng tâm hồn học sinh, để mở rộng những nhận thức về xã hội và thực hiện những mục đíc này, mục đích khác của hoạt động chính trị, rồi nhận thức cái đẹp của con người, của chế độ,… Dạy học văn có mở rộng vốn từ phát triển ngôn ngữ nhưng không phải là mục đích chính Điều đáng chú ý là mọi chức năng phong phú và đa dạng của văn chương đều quay quanh và thông qua chức năng nhận thức cái đẹp Cái đẹp trong nghệ thuật được xây dựng chấm phá bằng chất liệu ngôn ngữ luôn luôn phát triển theo mỗi điều kiện của thời đại, khách quan, chủ quan của mỗi người đọc

Tác phẩm văn học là những gì gắn với với cuộc sống của con người, đặc biệt là thế giới tinh thần Từ thời phong kiến, Nguyễn Trãi - một anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nước ta thế kỉ XV đã bộc bạch với vua Lê Thái Tông khi nhà vua cử ông định ra lễ nhạc cho triều đình mà theo

“gốc của nhạc” chính là “làm sao cho muôn dân” tận nơi “trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu” Môn văn đã góp phần quan trọng hình thành trong tâm hồn người công dân trẻ những hình ảnh: dân tộc, đất nước, tiếng mẹ đẻ, lòng nhân ái, trí tuệ của nhân loại,…

Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, nhưng từ trước Cách mạng tháng Tám, trong truyện ngắn Giăng sáng ông đã khẳng định: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối… nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than…” Qua cái đẹp của nghệ thuật văn học, hình ảnh con người với tất cả mọi quyền sống của nó lung linh hấp dẫn, người đọc đi tới chiến đấu giữ gìn vẻ đẹp trong sáng của tâm linh và hình thể con người lao động, đấu tranh cho tự do, hòa bình, bình đẳng

Khi bàn về văn học, nhà thơ cách mạng Tố Hữu đã từng suy ngẫm: “Văn chương không chỉ là chuyện văn chương mà thực chất là cuộc đời Văn học sẽ

Trang 3

chẳng là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” Bởi thế quan niệm “Nghệ thuật vị nhân sinh” như sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử sáng tác của nền văn học dân tộc

Trong công cuộc đổi mới văn học sau 1975, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu càng thấm đẫm trang đời Giúp người

đọc hiểu được giá trị của nghệ thuật, giá trị của cuộc sống và qua đó trân trọng cuộc sống dù nó có nghiệt ngã, có phũ phàng

2 Thực trạng vấn đề

Khoa học hiện đại cho rằng “Đáp số của một bài toán là quan trọng Nhưng quan trọng hơn cả đáp số là những con đường đi tới đáp số” Để đi đến một sự kích thích có hiệu quả, để cho người đọc có khát vọng đi tìm “những con đường tới đáp số” người dạy học phải đặt học sinh vào trong sự tương tá của những quy luật xã hội và tự nhiên mà nó ra đời và đang tồn tại

Giảng dạy trong nhà trường phổ thông nói chung, môn Ngữ văn nói riêng, nhiệm vụ của người thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà thông qua những tác phẩm văn học còn dạy các em cách sống, quan điểm sống, kĩ năng sống, cách làm người Phải gắn việc giảng dạy tác phẩm trong nhà trường với thực tế đời sống thì việc học văn không còn là áp lực nặng nề, khô khan và sẽ giảm bớt tình trạng học sinh quay lưng lại với bộ môn Ngữ văn như thực trạng những năm gần đây

Để nâng cao chất lượng bộ môn, năm học 2013-2014 nhóm chuyên môn Văn - Sử trường THPT số 2 Bảo Yên đã tích sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học để tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả, đào sâu những đơn vị kiến thức mới, khó và tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả giúp học sinh hiểu bài, có hứng thú với môn học Chúng ta tìm đến tác phẩm văn chương là giúp học sinh thấy được các nhân vật cũng gần gũi, thân thuộc như hơi thở, như khí trời, như bản thân các em đã bắt gặp, đã nhìn thấy đâu đó ngay trong cuộc sống của chính mình Bởi vậy, dạy học phải gắn việc giảng dạy tác phẩm văn học trong nhà trường với thực tế đời sống vừa giúp học sinh tiếp cận bài học một cách nhẹ nhàng vừa khắc sâu được kiến thức để làm tốt bài văn nghị luận văn học Đồng

Trang 4

thời vừa bổ sung những thông tin cần thiết qua những ví dụ thực tế gọi là phương pháp tích hợp để giúp các em vận dụng kiến thức vào bài văn nghị luận văn học, nghị luận xã hội

Đối tượng chung của văn học là cuộc đời, trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm Các nhân vật - cụ thể là gia đình người đàn bà hàng chài trong truyện

ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là những con người như

thế Và thông qua các nhân vật của mình, nhà văn muốn đưa đến cho người đọc suy nghĩ chân thành mà hiện thực, cụ thể mà tinh tế Thông qua nhân vật, nhà văn muốn khẳng định vẻ đẹp của con người không phải ở vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch kia mà là ở bản chất bên trong tiềm ẩn ở mỗi người, chúng ta phải tìm hiểu, khám phá để thấy vẻ đẹp khuất lấp của con người ấy đặc biệt là người phụ nữ

3.1 Lí luận về phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực

PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động

Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt

Trang 5

động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động"

3.2 Một số phương pháp dạy học tích cực

3.2.1 Phương pháp gợi mở - vấn đáp

- Là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh được thực hiện qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định

- Giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để tìm ra kiến thức mới

- Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:

+ Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học

+ Vấn đáp giải thích – minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe – nhìn

- Ví dụ minh họa:

Khi dạy bài “Chiếc thuyền ngoài xa” (Tiết 1) để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tình huống truyện, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi như sau:

+ Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” xoay quanh những sự kiện nào?

+ Sự kiện ấy tác động đến tâm lí các nhân vật như thế nào?

+ Tại sao hình ảnh người phụ nữ bị chồng đánh kia lại là sự quan tâm đặc biệt của người nghệ sĩ Phùng?

+ Em nhận xét gì về tình huống truyện trong truyện ngắn?

Trang 6

+ Ý nghĩa của tình huống truyện trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”?

3.2.2 Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

- Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua

- Một vấn đề được đặc trưng bởi ba thành phần:

• Trạng thái xuất phát: không mong muốn

• Trạng thái đích: Trạng thái mong muốn

• Sự cản trở

- Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kỹ năng…) để giải quyết

- Ví dụ minh họa: Khi dạy bài “Chiếc thuyền ngoài xa”, giáo viên nêu vấn đề:

Theo em, nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn này đáng thương hay đáng trách? Vì sao?

Với câu hỏi này, học sinh dựa vào hiểu biết của mình trả lời theo ý hiểu, nêu được quan điểm của người viết về nhân vật và lí giải được vì sao

3.2.3 Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ

- Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau

- Quy trình thực hiện

Bước 1: Làm việc chung cả lớp:

- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức

- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm

- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm

Bước 2: Làm việc theo nhóm

Trang 7

- Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập.

- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm

- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm

Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp

- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả

- Thảo luận chung

- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo

- Ví dụ minh họa:

Khi dạy bài «Chiếc thuyền ngoài xa », giáo viên chia nhóm cho học sinh tìm hiểu hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài:

* Nhóm 1: Tìm hiểu hoàn cảnh, lai lịch của người đàn bà hàng chài

* Nhóm 2: Tìm hiểu số phận, tính cách của người đàn bàn hàng chài

* Nhóm 3: Tìm hiểu phẩm chất của người đàn bà hàng chài

* Nhóm 4: Tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

Mỗi nhóm một nhiệm vụ tìm hiểu, sau đó các nhóm ghi lại và cử đại diện báo cáo những nội dung vừa tìm hiểu Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung những nội dung còn thiếu và hoàn chỉnh thành dàn bài làm văn

3.2.4 Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy

a Khái niệm

Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra bản đồ tư duy thì bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển

b Phương thức tạo lập

- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang)

Trang 8

+ Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề Hình ảnh có thể thay thế cho cả ngàn từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình Sau đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng

+ Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh

+ Có thể dùng từ khóa, kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâu sắc về chủ đề

- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm

+ Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật

+ Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm

+ Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng

- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ

trợ

+ Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh

+ Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian

+ Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa

+ Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2… bằng đường kẻ Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn

+ Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn

+ Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn

Trang 9

- Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan

trọng thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn

3.3 Giáo án thực nghiệm

Minh họa giáo án Chiếc thuyền ngoài xa (tiết 1 và 2) như sau:

Ngày dạy: 14/2/2014

Tiết 70 +71:

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nguyễn Minh Châu

I Mục tiêu bài học:

1 Kiến thức:

- Nắm được những nét khái quát về tác giả, tác phẩm

- Hiểu sâu sắc nội dung và nghệ thuật tác phẩm:

+ Suy nghĩ của nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình: mâu thuẫn giữa vẻ đẹp nghệ thuật và hiện thực cuộc sống của một gia đình hàng chài

+ Nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc họa nhân vật

2 Kĩ năng:

- Cảm nhận, đánh giá về cuộc sống con người, về giá trị tác phẩm

- Phân tích nhân vật, phân tích các khía cạnh nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

3 Thái độ: Thấu hiểu được: Mỗi con người trong cuộc đời nhất là người nghệ sĩ

không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người

4 GD kĩ năng sống: Kĩ năng nhìn nhận thấu đáo vấn đề, không thể nhìn nhận,

đánh giá vấn đề một chiều

II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- GV: Tìm hiểu những sách tham khảo có liên quan đến tác phẩm

- HS: Chuẩn bị kĩ bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi sgk

III Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ: Tác phẩm những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi.

Trang 10

- Câu hỏi cho Hs yếu, Tb: Nêu ý nghĩa nhan đề truyện Những đứa con trong gia

đình?

- Câu hỏi cho Hs khá, giỏi: Truyền thống gia đình người nông dân Nam Bộ

trong tác phẩm được thể hiện như thế nào qua hai nhân vật Việt và Chiến?

3 Bài mới:

* Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung

- Mục tiêu: H nắm được những nét khái quát về tác giả và tác phẩm

- PPDH: Phương pháp gợi mở - vấn đáp

- Thời gian: 8p

GV: Yêu cầu học sinh dựa vào sgk tìm

ý trả lời các câu hỏi về tác giả:

CH1: Cuộc đời của Nguyễn Minh

Châu có những sự kiện chính nào?

Các tác phẩm chính của ông

CH2: Tư duy nghệ thuật của Nguyễn

Minh Châu trước và sau 1975 có gì

khác biệt?

-HS hoạt động cá nhân, tìm ý trả lời

1 Hs Tb trình bày -> Gv định hướng,

nhấn mạnh một số thông tin liên quan

đến tác giả, đồng thời ghi nhanh

những ý quan trọng trên bảng

GV : Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

được ra đời trong hoàn cảnh nào? Vị

trí của tác phẩm trong sự nghiệp của

tác giả?

Hs tìm ý nhanh, trả lời -> Gv chốt ý cơ

bản

I Tìm hiểu chung:

1 Tác giả

- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989) quê Quỳnh Lưu- Nghệ An

- 1950 ông gia nhập quân đội, từ đó ông chiến đấu và đóng góp nhiều cho nền văn nghệ quân đội

- Các tác phẩm chính:SGK

- Tư duy nghệ thuật: Trước 1975 tập trung vào đề tài người lính, sau 1975 ông khai thác sự thật đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự Ông được coi là một trong những cây bút tiên phong của Việt Nam thời kì đổi mới

- Năm 2000 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

2 Tác phẩm:

- Tác phẩm tiêu biểu cho những đổi mới của Nguyễn Minh Châu, mang đậm phong cách tự sự và triết lí

- Sáng tác 1983, kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời

* Hoạt động 2: Đọc văn bản:

- Mục tiêu: H tóm tắt được văn bản

- Thời gian: 15p

Ngày đăng: 12/12/2015, 18:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w