Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Một phần của tài liệu Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 41)

5. Bố cục luận văn

1.2.1.Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

- Tại sao phải nghiên cứu nguồn nhân lực khu vực nông thôn.

- Thực trạng số lƣợng, chất lƣợng nguồn nhân lực và sử dụng lao động hiện nay ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

- Xu hƣớng chuyển dịch lao động, các yếu tố ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực nông thôn.

- Các giải pháp nào để phát huy tốt vai trò nguồn nhân lực nông thôn.

1.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Cơ sở phương pháp luận

Nghiên cứu đánh giá nguồn nhân lực một cách toàn diện không thể sử dụng một hoặc một số phƣơng pháp đơn lẻ mà phải có đƣợc một phƣơng pháp luận tổng

hợp và đồng bộ. Phƣơng pháp nghiên cứu trong đề tài dựa trên khung lý thuyết hệ thống các khái niệm có liên quan và thông qua một số chỉ tiêu cơ bản nhằm đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu.

Nghiên cứu định lƣợng về hiện trạng và tình hình sử dụng nguồn nhân lực tại địa bàn nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính về các đặc trƣng và xu hƣớng vận động, đánh giá các chính sách tác động.

1.2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Phƣơng pháp thu thập thông tin:

+ Thông tin thứ cấp: Thu thập tham khảo báo cáo, tài liệu, số liệu các cuộc điều tra có liên quan.

+ Thông tin sơ cấp: Thông qua phiếu khảo sát điều tra một số nội dung nghiên cứu về nguồn nhân lực và hiện trạng sử dụng trong khu vực nông thôn. Điều tra phỏng vấn trực tiếp các thông tin về lao động trong độ tuổi lao động, thông tin về việc làm của hộ, thông tin về y tế, giáo dục, thông tin liên lạc…

Điều tra tại 180 hộ gia đình đại diện cho khu vực nông thôn và chia theo 3 vùng (vùng cao - trung du - vùng thấp) thuộc tỉnh Thái Nguyên. Đại diện mỗi vùng chọn ngẫu nhiên 02 xã, mỗi xã chọn 30 hộ. Sau đó lấy tổng số hộ của xã chia cho số mẫu (30 hộ) đƣợc hệ số k. Số hộ điều tra sẽ là các hộ có số thứ tự: 01, 1+k, 1+2k, 1+3k, … 1+29k trong danh sách sổ quản lý hộ khẩu của xã.

Mẫu phiếu phỏng vấn gồm 2 mục chính là thông tin chung về hộ và thông tin của lao động trong hộ.

+ Quan sát thực tế: Trong quá trình tiến hành điều tra, đã khảo sát phỏng vấn, trao đổi với ngƣời dân về các thông tin định tính...

- Phƣơng pháp tổng hợp số liệu: Sử dụng phần mền tính toán Excel . - Phƣơng pháp phân tích số liệu:

1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chất lƣợng nguồn lao động: Trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, tình hình chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất…

- Số lƣợng: Lực lƣợng lao động, lao động tham gia hoạt động kinh tế, lao động chia theo khu vực, giới tính, độ tuổi...

- Sử dụng nguồn nhân lực: Lao động làm việc trong và ngoài hộ, năng suất lao động, tiền lƣơng thu nhập của lao động. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân, lao động tham gia các thành phần kinh tế, tỷ lệ lao động làm công ăn lƣơng, đặc trƣng của lao động thiếu việc làm...

- Chỉ số HDI: Là một chỉ số tổng hợp dùng để đo lƣờng sự phát triển toàn diện của một quốc gia, một địa phƣơng dựa trên 3 yếu tố cơ bản nhất của sự phát triển con ngƣời, bao gồm:

Sức khỏe: Thông qua kỳ vọng sống hay còn gọi là tuổi thọ bình quân.

Giáo dục, học vấn: Thông qua tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ và tỷ lệ đi học chung. Mức sống: Thông qua tổng sản phẩm quốc nội bình quân trên đầu ngƣời tính theo tỷ giá sức mua tƣơng đƣơng.

Từ năm 1990, chƣơng trình phát triển của Liên hiệp quốc đã đƣa ra và hoàn thiện phƣơng pháp tính HDI, phƣơng pháp tính gồm 02 bƣớc nhƣ sau:

Bƣớc 1: Tính 3 chỉ số phát triển thành phần về sức khỏe, học vấn và mức sống, trong đó:

Về sức khỏe: Theo quy luật chung nếu con ngƣời khỏe mạnh thì cuộc sống sẽ trƣờng thọ và ngƣợc lại. Vì vậy, sức khỏe đƣợc lƣợng hóa thông qua chỉ tiêu tuổi thọ, ký hiệu là X1. Tính tuổi thọ bình quân của dân cƣ một địa phƣơng là một công việc phức tạp. Phƣơng pháp truyền thống đƣợc sử dụng để tính chỉ số thành phần này là xây dựng bảng sống. Do tính tuổi thọ bình quân là công việc phức tạp đòi hỏi phải có số liệu thống kê chi tiết dân số theo nhóm tuổi (từ 1 - 4 ; 5 - 9; … 75 - 79; trên 80 tuổi) và tƣơng ứng với dân số chết theo từng nhóm tuổi này trong năm. Hiện

nay để đơn giản cách tính, một số nhà nghiên cứu đƣa ra công thức tính xấp xỉ tuổi thọ bình quân nhƣ sau:

Tuổi thọ bình quân (X1) = 73,1 – 194 x IMR + 70 X G

Trong đó: IMR là tỷ suất (0/00) trẻ sơ sinh chết dƣới 1 tuổi, G là tỷ lệ (0/00) ngƣời từ 65 tuổi trở lên trong tổng dân số. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về học vấn: Chỉ tiêu đánh giá về thành tựu giáo dục hay học vấn ký hiệu là X2, đƣợc đo bằng tổng tỷ lệ biết chữ với trọng số 2/3 và tỷ lệ đi học chung với trọng số 1/3. Tỷ lệ ngƣời biết chữ ký hiệu là E1 là tỷ lệ những ngƣời từ đủ 15 tuổi trở lên biết đọc và viết đƣợc một đoạn văn ngắn. Tỷ lệ đi học chung ký hiệu là E2 là tỷ số giữa tổng số ngƣời ở mọi độ tuổi đang học ở tất cả các bậc phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và sau đại học với tổng dân số từ 5 đến 24 tuổi.

Học vấn (X2) = 2/3E1 + 1/3E2

Về mức sống: ký hiệu là X3, đo lƣờng bằng GDP bình quân đầu ngƣời và tính theo công thức: X3 = Log (GDP bình quân đầu ngƣời).

Các chỉ tiêu trên đƣợc chuyển đổi thành chỉ số thành phần theo công thức chung nhƣ sau:

Xi - Xmin

Li =

Xmax - Xmin

Theo quy ƣớc của Liên hiệp quốc, giá trị lớn nhất (max) và nhỏ nhất (min) của các chỉ tiêu nói trên nhƣ sau:

Max Min

- Tuổi thọ bình quân (năm) 85 25 - Tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ (%) 100 0 - Tỷ lệ đi học chung (%) 100 0 - GDP bình quân đầu ngƣời

(USD)

Bƣớc 2: Tính chỉ số phát triển con ngƣời HDI.

Ba chỉ số thành phần có giá trị nhƣ nhau đối với sự phát triển con ngƣời nên trọng số của các chỉ số thành phần đều bằng 1/3 và công thức tính là:

HDI = 1/3 x (L1 + L2 + L3).

HDI là chỉ báo tổng hợp quan trọng để đánh giá thực trạng phát triển con ngƣời và từ đó có kế hoạch, chiến lƣợc phát triển toàn diện con ngƣời trong tƣơng lai. HDI đƣợc sử dụng để so sánh sự phát triển mang tính bền vững và còn đƣợc sử dụng để so sánh sự phân hóa, phát triển không đều giữa các quốc gia, địa phƣơng, dân tộc cũng nhƣ các nhóm kinh tế xã hội khác nhau trong cùng một khu vực. Từ đó các nhà hoạch định chính sách có cơ sở để đánh giá đƣợc tính cấp thiết của việc thúc đẩy phát triển y tế, giáo dục thay vì chỉ tính đến sự tăng trƣởng kinh tế.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.541km2, chiếm 1,08 % diện tích cả nƣớc. Về mặt hành chính Thái Nguyên có 7 huyện, một thành phố và một thị xã với tổng số 180 xã, phƣờng và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng.

Tỉnh Thái Nguyên giáp Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Với vị trí địa lý nhƣ vậy, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi Bắc Bộ với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lƣu này đƣợc thực hiện thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mối. Đƣờng quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Cạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Quán Triều, Lƣu Xá - Kép - Đông Triều nối với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng miền núi Bắc Bộ, nhất là sau khi tuyến đƣờng cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội đƣợc xây dựng.

Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hƣớng Bắc Nam, thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh castơ tạo thành nhiều hang động, thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài hai dãy núi kể trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai tạo nên vùng ít mƣa và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa Đông Bắc.

- Địa hình: Thái Nguyên có bốn nhóm cảnh quan hình thái địa hình với đặc trƣng khác nhau:

+ Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ có diện tích không lớn phân bố ở phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc hai huyện Phú Bình, Phổ Yên với độ cao địa hình 10 - 15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20 - 30m và phân bố dọc hai con sông lớn là sông Cầu và sông Công thuộc huyện Phổ Yên và Phú Bình.

+ Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi đƣợc chia thành ba kiểu gồm kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp với độ cao tuyệt đối 50 - 70m phân bố ở Phú Bình, Phổ Yên. Kiểu cảnh quan đồi cao đỉnh bằng hẹp, chủ yếu phân bố ở phía Bắc của tỉnh kéo dài từ Đại Từ đến Định Hóa. Kiểu địa hình đồi cao sƣờn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy độ cao phổ biến từ 100 - 150m phân bố ở phía Bắc của tỉnh trong lƣu vực sông Cầu, từ Đồng Hỷ, Phú Lƣơng đến Định Hóa. + Nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp chiếm tỷ lệ lớn, hầu nhƣ chiếm trọn vùng đông bắc của tỉnh. Nhóm cảnh quan địa hình núi thấp, phân bố dọc ranh giới Thái Nguyên với các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc. Trƣớc đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhƣng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm.

+ Nhóm cảnh quan hình thái địa hình nhân tạo ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân tạo, trong đó các hồ lớn là hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh, Cây Si, Ghềnh Chè... Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng trên 200 hồ

chứa các loại với tổng diện tích mặt nƣớc gần 6.000ha. Đây là điều kiện thuận lợi lớn cho tỉnh trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nƣớc ngọt. Một số hồ lớn là những địa điểm hấp dẫn đối với phát triển du lịch sinh thái.

Nhƣ vậy, có thể thấy cảnh quan hình thái địa hình Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, muốn khai thác sử dụng tốt lãnh thổ phải tính đến đặc tính của từng kiểu cảnh quan, đặc biệt là các kiểu cảnh quan đồi núi chiếm phần lớn diện tích của tỉnh. Mặc dù là một tỉnh trung du miền núi nhƣng địa hình tỉnh Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Đây cũng là một thuận lợi của tỉnh trong việc canh tác nông, lâm nghiệp, phát triển kinh tế xã hội nói chung mà nhiều tỉnh trung du miền núi khác không có.

- Địa chất: Mặc dù có diện tích lãnh thổ không lớn nhƣng cấu trúc địa tầng của Thái Nguyên khá phức tạp, có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tính phong phú của các giới hệ tầng quyết định rất lớn đến chất lƣợng đất và sự phong phú của các loại khoáng sản của Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong bản chú giải bản đồ địa chất và khoáng sản đã liệt kê tới 28 hệ tầng, phức hệ địa chất với nhiều loại đá khác nhau. Các hệ tầng này phần lớn có dạng tuyến và phân bố theo nhiều hƣớng khác nhau. Phần lớn các hệ tầng nằm ở phía Bắc của tỉnh có hƣớng thiên về Đông Bắc – Tây Nam, trong khi các hệ tầng ở phía Nam tỉnh lại thiên về hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Các hệ tầng có chứa đá vôi tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc của tỉnh, không thành khối liên tục mà xen kẽ với các tầng khác nhau. Vùng Tây Bắc của tỉnh có hệ tầng Phố Ngữ, chiếm tỷ lệ diện tích lớn với các loại đá phổ biến là phiến sét, sét, sét silic, cát bột kết... Vùng phía Nam là hệ tầng Tam Đảo, hệ tầng Nà Khuất, hệ tầng Hà Cối với nhiều loại đá khác nhau.

2.1.1.2. Thời tiết khí hậu

Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu của Tổng cục Khí tƣợng Thuỷ văn, lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.500mm. Nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất với tháng lạnh nhất là 13,70C. Tổng tích nhiệt độ vƣợt 7.5000C, thời kỳ lạnh nhiệt độ trung bình tháng dƣới 180C và kéo dài trong 3 tháng.

Với lƣợng mƣa khá lớn, trung bình 1.500 - 2.500mm, tổng lƣợng nƣớc mƣa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, lƣợng mƣa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Theo không gian lƣợng mƣa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại huyện Võ Nhai, Phú Lƣơng lƣợng mƣa tập trung ít hơn. Theo thời gian, lƣợng mƣa tập trung khoảng 87% vào mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10.

Do địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam nên khí hậu của tỉnh vào mùa đông đƣợc chia thành ba vùng:

- Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai.

- Vùng lạnh vừa gồm huyện Định Hóa, Phú Lƣơng và phía Nam huyện Võ Nhai. - Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu thuỷ văn của tỉnh Thái Nguyên tƣơng đối thuận lợi để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp nói chung. Tuy vậy, vào mùa mƣa với lƣợng mƣa tập trung lớn thƣờng xảy ra tai biến về sụt lở, trƣợt đất, lũ quét ở một số triền đồi núi và lũ lụt ở khu vực dọc theo lƣu vực sông Cầu và sông Công.

2.1.1.3. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 354.150ha.

+ Đất núi chiếm 43,83% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, hình thành

Một phần của tài liệu Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 41)