So với các thể loại khác, trong chương trình Ngữ văn THPT, văn bản kịch chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn ở chương trình Ngữ văn lớp 11 học sinh được học hai trích đoạn trong hai vở kịch Rô-mê-ô
Trang 1HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIẾP CẬN ĐOẠN TRÍCH KỊCH HỒN TRƯƠNG
BA, DA HÀNG THỊT THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Vấn đề thể loại có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận tác phẩm văn chương
Việc dạy, học tác phẩm văn học từ góc nhìn thể loại đã được nói đến từ lâu nhưng
trong thực tế nguyên tắc này dường như đang bị bỏ qua, đặc biệt là giảng dạy các
trích đoạn kịch trong chương trình THPT Hệ quả của nó là đọc hiểu một văn bản kịch
dường như không có nhiều khác biệt với một văn bản truyện ngắn
1.2 Văn bản kịch là loại văn bản có những nét đặc thù riêng So với các thể
loại khác, trong chương trình Ngữ văn THPT, văn bản kịch chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn
(ở chương trình Ngữ văn lớp 11 học sinh được học hai trích đoạn trong hai vở kịch
Rô-mê-ô và Giu-li-ét của ếch-xpia; Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng, ở chương trình
Ngữ văn lớp12 học sinh được học một trích đoạn trong vở kịch Hồn Trương Ba, da
hàng thịt - Lưu Quang Vũ) Chúng ta giảng dạy kịch trên phương diện văn học, nhưng
kịch không đơn thuần giống như tự sự bởi nó là môn nghệ thuật tổng hợp, nó có mối
quan hệ với sân khấu như hình với bóng Do vậy, dạy học kịch bản văn học quả là
một việc làm không dễ đối với cả giáo viên và học sinh Việc tìm kiếm một hướng
tiếp cận tối ưu luôn là vấn đề đặt ra cho mỗi người dạy
1.3 Trong thực tế, việc dạy, học văn bản kịch nói chung, các trích đoạn kịch
trong trương THPT hiện nay đang gặp nhiều khó khăn hơn khi giảng dạy các thể loại
văn học khác Nhiều giáo viên và học sinh không thích các giờ dạy học kịch bản văn
học Đây là tâm lý ảnh hưởng lớn tới bài giảng và sự tiếp nhận của học sinh Dù thực
tế chúng ta phải thừa nhận rằng tác phẩm kịch được đưa vào giảng dạy trong chương
trình THPT đều là những tác phẩm hay, thiết thực
Có nhiều nguyên nhân như sự thiếu hụt tri thức về lí thuyết thể loại, phương
pháp dạy đọc – hiểu văn bản kịch, vì thế dạy học văn bản kịch nói chung, đoạn trích
kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt nói chung cho đến nay vẫn chưa có những định
hướng rõ ràng Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “HƯỚNG
DẪN HỌC SINH TIẾP CẬN ĐOẠN TRÍCH KỊCH HỒN TRƯƠNG BA, DA
HÀNG THỊT THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI” Chúng tôi hi vong giúp những
học sinh của mình có thể nhận thức được những đặc trưng của thể loại kịch để hình
thành kĩ năng khai thác các cái hay, cái đẹp của các tác phẩm cùng thể loại đạt hiệu
quả tối ưu nhất
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Vài nét về thể loại văn học và hướng tiếp cận tác phẩm văn học theo đặc
trưng thể loại
Vấn đề thể loại có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận tác phẩm văn chương
Việc nhận biết tác phẩm ở thể loại nào giúp người giáo viên bước đầu tìm hiểu và
hình thành những định hướng phân tích theo đặc trưng của của thể loại đó cho học
BM03- TMSKKN
Trang 2sinh Ở đây chúng tôi giới thiệu về thể loại kịch theo quan niệm phân loại văn học và
các hướng tiếp cận trong nhà trường THPT hiện nay Trong tài liệu Bồi dưỡng GV
thực hiện chương trình GK lớp 11 môn Ngữ văn - Nxb Giáo dục, 2007, từng nêu rõ:
“Khi giảng kịch, phải làm sao để học sinh cảm nhận được đặc trưng của thể loại, tránh
học kịch mà như học tiểu thuyết hay truyện ngắn ” [ tr.192] Và ở SGV Ngữ văn 11,
chương trình nâng cao, tập 1 - Nxb Giáo dục, 2007 cũng định hướng: Giáo viên “cần
chú ý đến đặc trưng của kịch trong quá trình hướng dẫn đọc - hiểu, nhất là trong
chương trình THP, kịch là thể loại văn học mà học sinh chưa có điều kiện để học
nhiều” [tr 201]
Như vậy, để giảng dạy văn bản văn học nói chung, văn bản kịch nói riêng đạt
hiệu quả cao thì trước hết người thầy cần cung cấp cho các em kiến thức lí luận về đặc
trưng thể loại
t v n đế th ết về ch
2.1 Khái niệm
Thuật ngữ kịch được d ng theo hai cấp độ
Thứ nhất, ở cấp độ oại h nh, kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn
học kịch,tự sự, trữ tình Kịch vừa thuộc sân khấ, vừa thuộc văn học Nó vừa để diễn
là chủ yếu, vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch ong nói
đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động,
c ch điệu bộ và bằng lời nói riêng kịch câm thì không diễn tả bằng lời)
Thứ hai, ở cấp độ thể oại, thuật ngữ kịch dram được d ng để ch một thể loại
văn học – sân khấu có vị trí tương đương với i ịch à hài ịch Với ý nghĩa này, kịch
c n gọi là chính ịch hoặc kịch dram ũng giống như hài kịch, kịch tái hiện đời
sống riêng của con người bình thương nhưng mục đích chính không phải là cười
nhạo, chế nhạo các thói hư tật ấu mà là mô tả cá nhân trong các mối quan hệ chứa
đựng kịch tính đối với ã hội Và cũng giống với bi kịch, kịch chú trọng tái hiện
những mâu thuẫn gay gắt, song những ung đột của nó không căng th ng đến tột độ,
không mang tính chất vĩnh hằng và nguyên tắc có thể giải quyết được ổn thỏa
Đặc trưng của của k ch bản văn học
Theo cuốn giáo trình “Lí luận văn học” tập II, nhà xuất bản Giáo dục (1996),
kịch bản văn học có những đặc trưng cơ bản sau:
2.2.1 X ng đ t k ch
Xung đột kịch (conflict) là thành phần cấu thành tình tiết kịch, là quá trình và
kết quả tác động tương hỗ giữa các lực lượng đối kháng, là hình thức thể hiện cao
nhất, sắc nhọn nhất và tập trung nhất của kịch tính, là đặc trưng thẩm mĩ cơ bản nhất
của văn học kịch Kịch bắt đầu từ ung đột Phađêép kh ng định: “Xung đột là cơ
sở của kịch” Hiểu theo nghĩa hẹp, ung đột trong tác phẩm kịch là sự phát triển cao
nhất sự mâu thuẫn của hai hay nhiều lực lượng đối lập thông qua một sự kiện hay một
diễn biến tâm lí cụ thể được thể hiện trong mỗi màn, mỗi hồi kịch Xung đột là biểu
hiện cao nhất sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực lượng, các cá tính trong vở kịch tạo
nên kịch tính, thúc đẩy sự phát triển hành động kịch, bộc lộ tính cách nhân vật
Trang 3Có nhiều loại ung đột khác nhau ó ung đột biểu hiện của sự đè nén, giằng
co, chống đối giữa các lực lượng, có ung đột được biểu hiện qua sự đấu tranh nội
tâm của một nhân vật, có ung đột là sự đấu trí căng th ng và lí lẽ để thuyết phục đối
phương giữa hai lực lượng Ở những thời đại khác nhau có những ung đột khác
nhau Do tính chất sân khấu quy định cho nên trong khi phản ánh hiện thực, tác giả
kịch bản buộc phải bước vào những mâu thuẫn trong cuộc sống đã phát triển đến chỗ
ung đột, đ i hỏi phải được giải quyết bằng cách này hay cách khác Vì vậy, có thể
nói, ung đột là đặc điểm cơ bản của kịch
2.2.2 Nhân vật k ch
Nhân vật kịch là một phương thức chiếm lĩnh hiện thực bằng nghệ thuật độc
đáo Tác phẩm kịch được viết ra chủ yếu là để diễn trên sân khấu, bị hạn chế bởi
không gian và thời gian nên số lượng nhân vật không thể quá nhiều và cũng không
được khắc họa t m , nhiều mặt như trong các tác phẩm tự sự Kịch là nghệ thuật thể
hiện hình tượng con người một cách sống động nhất ho nên hình tượng con người
trong kịch cũng thuộc loại hình tượng mang tính ước lệ cao nhất Nó là nhân vật của
trò diễn mà diễn viên là người đóng vai các nhân vật ấy trên sân khấu Nhân vật của
kịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm Tính cách của nhân vật kịch
được khắc họa thông qua ngôn ngữ và hành động Nhân vật kịch hình thành là do
những lời lẽ của họ Nghĩa là, tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ
không bằng ngôn ngữ miêu tả Nhân vật kịch chủ yếu là nhân vật loại hình Qua lời
đối thoại, độc thoại, nhân vật kịch tự bộc lộ nội tâm bí mật của mình
2.2.3 Hành đ ng k ch
Hành động kịch là sự tổ chức các tình tiết, sự kiện, biến cố trong cốt truyện
theo một trình tự logic, chặt chẽ, chủ yếu theo quy luật nhân quả Hành động miêu tả
căng th ng, gấp gáp (Hết hành động này đến hành động khác, ngay cả khi thực hiện
những hành động suy tư, ngẫm nghĩ cũng diễn ra rất nhanh)
Hành động là đặc trưng của kịch Hêghen cho rằng: “Nội dung chủ yếu của tự
sự là sự kiện, của trữ tình là tâm trạng và của kịch là hành động” Trong kịch, nếu
ung đột được coi là điều kiện cần thiết làm nảy sinh tác phẩm, thì hành động lại là
yếu tố duy trì sự vận hành của tác phẩm Hành động là sự thể hiện trực tiếp nội dung
của ung đột kịch Vì vậy, hành động là yếu tố đặc trưng không thể thiếu đối với bất
kì một kịch bản văn học nào Hành động kịch được thể hiện qua suy nghĩ, hành vi,
động tác, ngôn ngữ của nhân vật Hành động kịch thường phát triển theo hướng thuận
chiều với ung đột kịch Xung đột càng căng th ng thì hành động càng trở nên quyết
liệt Như vậy, hành động kịch không phải là những hành động đơn lẻ, ngắt quãng mà
là một chuỗi hành động liên tục xoay quanh trục ung đột Hành động kịch ở đây
chính là cốt truyện kịch được tổ chức một cách thống nhất, chặt chẽ trong khuôn khổ
của một ch nh thể nghệ thuật
2.2.4 Ngôn ngữ k ch
Đối với một tác phẩm kịch tất cả mọi vấn đề oay quanh hình tượng đều nằm
trong ngôn ngữ nhân vật Đó chính là hình thái tồn tại duy nhất của ngôn ngữ kịch
Trang 4Các nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ Qua ngôn ngữ hội thoại mà
cốt truyện được thể hiện và phát triển
Ngôn ngữ kịch rất giàu tính hành động, được cá tính hóa và giàu ẩn ý Ngôn
ngữ kịch chủ yếu là ngôn ngữ nhân vật, rất ít ngôn ngữ của người trần thuật, toàn bộ
nội dung cơ bản của kịch đều dựa trên sự hoàn thành ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ
kịch biểu hiện đặc điểm, tính cách, phẩm chất của nhân vật, mang tính hành động và
gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày (Có 3 loại ngôn ngữ: Ngôn ngữ đối thoại, ngôn
ngữ độc và ngôn ngữ bàng thoại)
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
Qua các tiết dự giờ một số đồng nghiệp trong trường chúng tôi nhận thấy dù
giáo viên đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong việc khai thác nội dung văn bản trong giờ
dạy, nhưng trên thực tế trong dạy học tác phẩm văn chương thuộc thể loại kịch ở nhà
trường phổ thông thời gian qua, giáo viên chưa thực sự đặt văn bản trong hệ thống đặc
trưng thể loại mà hầu như bám vào những câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo
khoa Nhiều giáo viên chưa chú ý đến việc giúp học sinh phân biệt các nét riêng của
kiểu loại văn bản này mà giảng dạy như với các văn bản truyện ngắn khác Cũng có
những giáo viên đã đưa một số đặc trưng của kịch vào bài dạy khi dạy về thể loại này
nhưng chưa chú trọng, chưa ý thức sâu sắc về việc dạy tác phẩm theo thể loại
Có thể thấy một hạn chế lớn trong dạy học kịch bản văn học ở nhà trường phổ
thông hiện nay là các giáo viên đều nặng về truyền thụ nội dung văn bản Vì chưa bám
sát vào đặc trưng thể loại kịch khi giảng dạy nên đa phần các tiết học chưa khai
thác được những thành công về giá trị nghệ thuật văn bản do đó học sinh sẽ không
nhận thấy hết được giá trị tư tưởng của các vở kịch
Từ việc tìm hiểu thực trạng dạy học Ngữ văn ở trường THPT nói chung và việc
vận dụng phương pháp giảng dạy tác phẩm theo đặc trưng thể loại nói riêng tôi xin trao
đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu
Quang Vũ c ng các đồng nghiệp để chúng ta có thể hướng dẫn HS hứng thú với bài
học, tiếp cận và khai thác tác phẩm hiệu quả hơn
1 M t s yêu cầ đ i với giáo viên
Người thầy phải nghiên cứu kỹ chương trình, nội dung bài dạy, trên cơ sở đó để
thu thập, lựa chọn tài liệu cho từng tiết học, phương pháp, phương tiện dạy học và
những hình thức dạy học thích hợp Trong giờ học giáo viên là người giữ vai trò
hướng dẫn, tổ chức giúp học sinh tự tim kiếm, khám phá những tri thức theo kiểu
tranh luận, hội thảo theo nhóm Người thầy thay vì diễn giảng, phô diễn, giờ đây như
là một trọng tài, cố vấn, điều khiến tiến trình giờ dạy Vận dụng phương pháp đàm
thoại, phát vấn, diễn giảng giúp HS tiếp cận những thông điệp quan trọng của văn
bản, giáo viên trực tiếp đưa ra những vấn đề, tình huống kích thích tính hứng thú suy
nghĩ ở học sinh, khêu gợi trí tượng tượng và đ i hỏi “cái tôi” ở học sinh và đồng thời
cũng là người phân x các ý kiến đối lập của các em Như vậy học sinh là nhân vật
trung tâm - chủ thể cảm thụ tác phẩm văn chương
Giáo viên cần ư ý hi ê cầ học inh đọc k ch bản văn học
Trang 5- Phải đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn để nắm được một số tri thức cần thiết
giúp các em có những hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm, thời đại tác
phẩm
ra đời, vị trí đoạn trích trong tác phẩm
- Trong kịch bản, lời thoại của các nhân vật cần được đặc biệt chú ý vì lời
thoại của nhân vật vừa bộc lộ tính cách, phẩm chất, những ý nghĩ thầm kín
bên trong của nhân vật vừa là yếu tố thúc đẩy mâu thuẫn, ung đột (giáo
viên
phân vai để học sinh đọc văn bản)
- Đằng sau những mâu thuẫn, ung đột bao giờ cũng là những vấn đề lớn về
xã hội, về số phận con người Cần chú ý tìm hiểu tư tưởng, thái độ của tác
giả đối với thời đại mình được biểu hiện qua ung đột, mâu thuẫn trong tác
phẩm
2 Các giải pháp của đề tài
2.1 Nghiên cứu kĩ bài dạy, xây dựng hệ th ng câu hỏi tìm hiểu về tác
giả, tác phẩm, đoạn trích
Hướng triển hai phương pháp giảng dạ đoạn trích Hồn Trương
Ba, da hàng thịt theo đặc trưng thể loại
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nắm được khái quát các thể loại văn
học cơ bản đã học ở lớp 11, lưu ý thể loại kịch
Bước 2: Khái quát nội dung vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng th t và đoạn
trích ở SGK
Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã ây dựng lại thành một vở kịch nói
hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người
* Theo truyện cổ dân gian
Ngày ưa, có một người tên là Trương Ba, người còn trẻ tuổi nhưng đánh cờ
tướng rất giỏi Nước cờ của anh dễ thường thiên hạ không có người nào địch nổi
Bao nhiêu giải cờ trong những hội hè mùa uân đều về tay anh Tiếng đồn vang khắp
nước, sang đến tận Giang Nam Buổi ấy, ở Trung Quốc, có ông Kỵ Như cũng nổi
tiếng cao cờ Khi nghe tiếng Trương Ba, Kỵ Như liền khăn gói sang Nam tìm đến
nhà địch thủ Hai người đọ tài nhau trong mấy ván vẫn không phân thua được
Nhưng đến ván thứ ba, Trương Ba dồn Kỵ Như vào thế bí Thấy đối phương v
đầu suy nghĩ, Trương Ba kiêu hãnh bảo:
- Nước cờ này d có Đế Thích xuống đây cũng không thể gỡ nổi
Bấy giờ Đế Thích là thần cờ ở thiên đình, bỗng nghe câu nói hỗn ược của
Trương Ba úc phạm đến mình, liền cưỡi mây xuống trần định cho y biết tay
Trương Ba và Kỵ Như đang đánh, chợt có một ông cụ già đến ngồi bên cạnh bàn cờ
Ông cụ thủng th nh mách cho Kỵ Như mấy nước Tự nhiên, bên Kỵ Như cờ bại
thành thắng Trương Ba cau có, trong bụng tức giận ông già ở đâu đến làm cho mình
lâm vào thế bí Nhưng nhìn thấy ông cụ râu tóc trắng xóa, mặt mũi không có vẻ là
người trần tục, chợt hiểu, liền sụp xuống lạy mà rằng: “Ngài h n là thần Đế Thích
đây rồi, tôi người trần mắt thịt không biết, xin thứ lỗi” Đế Thích cười bảo: “Ta
Trang 6nghe như nhà ngươi tự phụ là cao cờ nên xuống xem cho biết” Trương Ba liền giữ
Đế Thích lại mua rượu, giết gà, khoản đãi rất chu tất Đế Thích tuy mới gặp cũng rất
yêu mến Trương Ba Thấy anh khẩn khoản muốn học nước cờ của mình, Đế Thích
bảo anh: “Ta thấy nhà ngươi có bụng chân thành, vậy ta cho một bó hương này, mỗi
lần cần đến ta thì thắp lên một cây, ta sẽ xuống” Nói đoạn, cưỡi mây bay lên trời Từ
đó, Trương Ba th nh thoảng lại dọn cờ mời thầy Đế Thích xuống chơi Hai bên rất
tương đắc Nhưng một hôm, Trương Ba bị cái chết mang đi một cách đột ngột Sau
khi chôn cất chồng, người vợ dọn dẹp nhà c a, thấy có nén hương giắt ở mái nhà, chị
ta vô tình lấy xuống đốt lên cắm trước bàn thờ chồng
Ở thiên đình, thần Đế Thích nhận được tin bằng m i hương liền xuống ngay
Thấy vắng mặt Trương Ba, Đế Thích ngạc nhiên: “Trương Ba đâu?” Vợ Trương Ba
sụt sịt: “Nhà tôi chết đã gần một tháng nay rồi!" “ hết rồi! Sao lúc mới tắt thở
không gọi ta xuống ngay, để đến bây giờ còn làm thế nào được nữa?” uy nghĩ một
chút, Đế Thích lại hỏi thêm: “Trong óm hiện nay có ai mới chết không?” Vợ
Trương Ba đáp: “ ó một người hàng thịt mới chết tối hôm qua” Thần Đế Thích bảo
chị ta dẫn mình đến nhà người hàng thịt mà bảo: “Ta sẽ kiếm cách làm cho chồng
nhà ngươi sống lại” Nói ong, thần hóa phép rồi trở về trời Trong nhà người hàng
thịt lúc đó, mọi người đang úm quanh linh sàng khóc lóc kể lể thì tự nhiên thấy
người chết ngồi nhỏm dậy Hắn ta vứt tất cả mọi đồ khâm liệm rồi ch ng nói ch ng
rằng đi th ng một mạch về nhà Trương Ba Vợ Trương Ba thấy người hàng thịt, biết
là thần Đế Thích đã làm cho chồng mình sống lại, mừng rỡ đón vào Giữa lúc đó,
thì vợ con người hàng thịt cũng chạy theo níu lấy chồng nhưng không những bị vợ
Trương Ba giằng lại, mà ngay chính chồng mình cũng nhất định không chịu về Đôi
bên cãi cọ nhau, cuối cùng biến thành cuộc đấu khẩu rất kịch liệt Xóm làng không
biết phân x ra sao, đành đem việc đó lên quan Quan cho đ i các nhà hàng óm tới
hỏi cung thì ai cũng bảo người sống lại đó là anh Hàng thịt Nhưng ch có vợ Trương
Ba thì nhất định nhận ra là chồng mình” Quan hỏi rằng: "Chồng chị ngày thường
hay làm gì?” Đáp: “chồng tôi ch thạo đánh cờ mà thôi” Quan lại hỏi vợ
người Hàng thịt: “chồng chị ngày thường hay làm nghề gì?” Đáp: “chồng tôi ch
thạo nghề mổ lợn” Nghe đoạn, quan sai đem một con lợn vào công đường cho anh
Hàng thịt mổ, nhưng anh ta lúng túng không biết làm thế nào cả Quan lại sai mấy
người giỏi cờ vào t thí với người Hàng thịt thì không ngờ, con người đó đi những
nước cờ rất cao không ai địch nổi Quan bèn phán cho về nhà Trương Ba
* Vở k ch của Lư Q ang Vũ
Nam Tào, Bắc Đẩu đang ngồi chấm người phải chết trong ngày Đế Thích đến
tỏ ý muốn xuống hạ giới để tìm người cao cờ đánh cho vui Vì vội đi dự tiệc ở bên
dinh Thái thượng nên Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba Trương Ba đang chăm
vườn và trò chuyện cùng vợ, cháu gái nội, con trai, con dâu thì Trưởng Hoạt đến chơi
cờ Đế Thích xuất hiện, giúp Trưởng Hoạt gỡ thế cờ Đế Thích cho Trương Ba mấy
nén hương và bảo nếu cần thì thắp một nén là Đế Thích xuống, thắp ba nén thì có
thể lên thiên đình gặp Đế Thích au đó, Trương Ba thấy trong người khó chịu và
chết Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích đang tr chuyện thì vợ Trương Ba lên bà ta vô
Trang 7tình thắp ba nén hương cho chồng Bà đ i trả mạng sống cho chồng Nhân có anh
hàng thịt mới chết, thân ác chưa tan rữa, Nam Tào, Bắc Đẩu cho hồn Trương Ba
nhập vào xác hàng thịt để sống lại Gia đình người hàng thịt đang ngồi bên quan tài
thì người hàng thịt đội nắp quan tài lên, đ i về nhà Trương Ba, không chịu ở lại nhà
hàng thịt Vợ Trương Ba đến xem phép mầu nghiệm ứng để đón chồng Lúc đầu, mọi
người đều ngỡ ngàng nhưng hồn Trương Ba đã nói được những điều ch có Trương
Ba ưa mới biết, nên vợ Trương Ba nhận chồng, Trưởng Hoạt nhận bạn Hồn Trương
Ba (trong xác anh hàng thịt) về nhà Trương Ba Nhưng bà vợ băn khoăn vì thân ác
chồng khác ưa nhiều quá Bà cũng thắc mắc về việc chồng phải sang giúp chị Hàng
thịt mổ lợn mặc dù vụng về Anh con trai thì hy vọng với sức vóc mới, bố có thể
c ng đi buôn lậu với mình Hồn Trương Ba đã tát con với sức mạnh của cánh tay anh
Hàng thịt Lý trưởng vào bắt hồn Trương Ba phải về nhà Hàng thịt Anh con trai
Trương Ba hối lộ, Lý trưởng x : ban ngày ở nhà Trương Ba, đêm về nhà Hàng thịt
Anh con trai lại có lời, Lý trưởng cho phép Trương Ba ch phải ở nhà Hàng thịt đến
n a đêm thì được về Trời đã khuya, hồn Trương Ba giúp chị Hàng thịt mổ lợn xong,
chuẩn bị về thì chị ta giữ lại mời rượu rồi mời ở lại Hồn Trương Ba lúc đầu định
xuôi theo nhưng đã đấu tranh tư tưởng, gỡ tay chị ta, về nhà Trưởng Hoạt sang
phê phán Trương Ba bắt đầu đổi tính: uống rượu, đ i ăn ngon, nước cờ đi cũng khác
Lý trưởng lại đến sách nhiễu Cháu gái không nhận ông, người con dâu cũng than
phiền bố chồng thay đổi Một cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và ác người Hàng
thịt diễn ra; qua đó, ác người Hàng thịt kh ng định thế lấn tới của y đối với hồn
Trương Ba Hồn Trương Ba đốt một nén hương gọi Đế Thích xuống giải thoát cho
mình Lúc đó, cu Tỵ nhà hàng xóm bị ốm nặng, sắp chết Đế Thích bảo hồn Trương
Ba nhập vào xác cu Tỵ Trương Ba từ chối, xin cho cu Tỵ sống, còn mình xin trả lại
ác cho người Hàng thịt và chấp nhận cái chết Hồn Trương Ba nhập vào màu xanh
cây vườn trò chuyện với vợ
Như vậy tác giả Lưu quang Vũ đã ây dụng tình huống kịch bắt đầu từ chỗ kết
thúc của truyện dân gian
* Tr ch đoạn ''Hồn Trương Ba, da hàng th t"đưa vào dạy trong SGK
Trích đoạn "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" trong SGK 12 là một phần thuộc Cảnh
VII - cảnh cuối của vở kịch và đoạn kết Trọng tâm của lớp kịch là cuộc đối thoại
giữa Hồn và ác Trương Ba Do đó lời thoại ở đây vừa có thể coi là độc thoại vừa có
thể coi là đối thoại Nó là một lời thoại đặc biệt, vừa chứa đựng mâu thuẫn vừa mang
tính hành động, thúc đẩy tình huống kịch phát triển đến mức cao nhất Cuộc đối thoại
giữa Hồn và Xác là đ nh cao tư tưởng triết lý của vở kịch Đoạn trích đã thể hiện
những mâu thuẫn dồn nén, phát triển tới đ nh điểm các ung đột bên trong và bên
ngoài theo nguyên tắc của thể loại kịch qua các đối thoại Cụ thể là những cuộc đối
thoại: đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt; đối thoại giữa Trương Ba và
những người thân; đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích và Màn kết Vở kịch nói
chung và cảnh VII, đoạn cuối vở kịch nói riêng đem đến cho người đọc nhiều vấn đề
tư tưởng sâu sắc
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích kịch
Trang 8- Cho HS tìm hiểu phần tác giả, vị trí đoạn trích
- Phân vai cho học sinh đọc đoạn trích theo hệ thống các nhân vật
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi và phân công các nhóm thảo luận
Bước 4: Giáo viên c đại diện các nhóm trả lời câu hỏi và nhận ét, đánh giá, đưa ra
câu trả lời đúng để các em khắc sâu kiến thức
3 Hướng dẫn học sinh tiếp cận đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt theo
đặc trưng thể loại
2.3.1- Tìm hiểu về tác giả
Em hãy trình bày những nét chính về tác giả Lưu Quang Vũ?
- Lưu Quang Vũ (1948-1988) quê gốc ở Đà Nẵng, sinh ở Phú Thọ trong một
gia đình trí thức Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu
luận… nhưng kịch là lĩnh vực thành công nhất
- Ông trở thành một hiện tượng đặc biệt của kịch trường những năm tám mươi
của thế k XX với những vở kịch đặc sắc như: Lời thề thứ 9, Lời nói dối cuối cùng,
Nàng Xi-ta, Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba, da hàng thịt…Ông là một trong những
nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại
- Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
2.3.2- Tìm hiểu về tác phẩm
- GV dựa vào tiểu dẫn ở văn bản và một số tài liệu H đã đọc ở nhà, cho HS tìm hiểu
chung tác phẩm qua một số câu hỏi về hoàn cảnh ra đời và tóm tắt tác phẩm?
* Hoàn cảnh ra đời
Hồn Trương Ba ,da hàng thịt được Lưu Quang Vũ viết năm 1981 nhưng đến
năm 1984 mới công diễn và gây được ấn tượng mạnh đối với công chúng trong và
ngoài nước Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã ây dựng thành một vở
kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn
sâu sắc
Thể loại: kịch nói phán ánh cuộc sống bằng việc khám phá, phát hiện những
mâu thuẫn, ung đột trong đời sống, diễn đạt bằng hành động và ngôn ngữ đối thoại
Quá trính vận động gốm 4 giai đoạn: Thắt nút -> phát triển -> Cao trào -> mở nút
* Tóm tắt tác phẩm: (SGK)
* Kết c u tác phẩm: Vở k ch gồm 7 cảnh và đoạn kết
Cảnh I: Cảnh trên thiên đình Nam táo, bắc Đẩu đang chấm người phải chết trong
ngày Vì vội đi dự tiệc ở dinh Thái thượng nên Nam Tào gạch bừa tên trương Ba
Cảnh II: Ở hạ giới tại nhà Trương Ba, Trưởng hoạt và Trương Ba đang chơi cờ Đế
Thích trên thiên đình xuống giúp Trưởng Hoạt gỡ thế cờ Đế Thích cho Trương Ba
mấy nén hương bảo khi cần giúp đỡ thì đốt hương lên au đó Trương Ba chết đột
ngột
Cảnh III: Trở lại cảnh thiên đình, vợ Tương Ba vô tình đốt 3 nén hương cho chồng
hương của Đế Thích cho bà được lên thiên đình đ i sự sống cho chồng Đế Thích
cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt vừa chết để Trương Ba sống lại
Cảnh IV: Ở nhà người hàng thịt, anh hàng thịt đội nắp quan tài lên đ i về nhà Trương
Ba Cảnh giành giật chồng của hai người vợ
Trang 9Cảnh V: Tại nhà hàng thịt, Hồn Trương Ba chịu sự chi phối của thân xác hàng thịt,
suýt nữa thì ngả vào vòng tay vợ anh hàng thịt
Cảnh VI: Hồn Trương Ba ban ngày ở nhà vợ hàng thịt mổ lợn được ăn uống no say,
vợ hàng thịt ve vãn, Trương Ba giật mình, đau khổ
Cảnh VII: Tại nhà Trương Ba với các lớp kịch: Trương Ba tranh luận với xác hàng
thịt: Trương Ba đau đớn khi bị người thân a lánh; Trương Ba gọi Đế Thích xuống kể
về nỗi khổ của mình cũng như bày tỏ quan niệm sống và in được chết h n chứ không
nhập vào xác ai nữa
Đoạn kết vở kịch: Hồn Trương Ba nhập vào cây cỏ trong vườn vẫn nhìn thấy vợ con
2.3.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiể đoạn trích
Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các
câu hỏi tìm hiểu chung về đoạn trích như sau:
Nêu vị trí đoạn trích và tóm tắt diễn biến tình huống kịch trong đoạn trích?
* V tr đoạn trích
Văn bản được trích từ cảnh VII và phần kết của vở kịch (thuộc phần cao trào
và mở nút trong quá trình vận động) diễn tả sự đau khổ dằn vặt và quyết định cuối
c ng vô c ng cao thượng của Trương Ba sau mấy tháng hồn trú nhờ vào thể xác hàng
thịt và gặp rất nhiều phiền toái …
* Tóm tắt diễn biến tình hu ng k ch
Xung đột trung tâm của vở kịch (hồn Trương Ba và ác hàng thịt lên đến đ nh
điểm Sau mấy tháng trú ngụ trong thể xác anh hàng thịt, Trương Ba ngày càng trở nên
xa lạ với bạn bè, người thân và ông cũng chán ghét chính mình.Từ đó dẫn đến cuộc đối
thoại mang tâm trạng đau đớn, trăn trở của nhân vật: đối thoại với chính mình độc
thoại đan xen với các cuộc đối thoại khác đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng
thịt, với người vợ hiền, với con dâu, với cháu gái và với Đế Thích)
- Độc thoại: thể hiện sự “chán cái chỗ ở không phải của tôi”, muốn thoát ra khỏi thể xác
kềnh càng
- Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác với sự hả hê châm chích của Xác và sự khổ đau bế
tắc của hồn
- Cuộc đối thoại với những người thân (vợ, cháu gái, con dâu) làm cho Hồn Trương Ba
càng đau khổ, tuyệt vọng và đi đến quyết định giải thoát
- Đối thoại với Đế Thích và kiên quyết giải thoát
2.3.3.1 Tìm hiểu n i dung
Giáo viên phân vai cho các em đọc theo lời thoại các nhân vật để làm rõ nội
dung, ý nghĩa các lời thoại nhất là của nhân vật chính Trương Ba từ đó thấy được ý
nghĩa tư tưởng, giá trị nghệ thuật của văn bản Với đoạn trích này giáo viên hướng dẫn
các em trả lời những câu hỏi sau:
Hoàn cảnh trớ trêu của nhân vật Hồn Trương Ba?
Tình huống kịch ở đây như thế nào?
Đoạn trích tập trung thể hiện lời thoại cuả các nhân vật nào? Nhận xét và nêu ý nghĩa
các lời thoại đó? ch , hành động của các nhân vật?
Ý nghĩa tư tưởng của văn bản và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?
Trang 10Từ việc học sinh trả lời các câu hỏi trên giáo viên dẫn dắt các em đi đến việc phân
tích tình huống kịch qua các đối thoại Sau khi phân vai để các em đọc văn bản, giáo
viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi để tìm hiểu đoạn trích, cụ thể
là:
Nhóm 1: Nêu ý nghĩa nhan đề Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Tìm hiểu về độc thoại của
Hồn Trương Ba Hành động, trạng thái tâm lí, lời độc thoại, …
Nhóm 2: Tìm hiểu về màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với xác hàng thịt (nhận xét
về lời lẽ, c ch , mục đích, thái độ, vị thế trong lời đối thoại của Hồn Trương Ba và
xác hàng thịt? Qua đoạn đối thoại này, em hãy tìm hàm ý mà tác giả g i gắm? nhận
xét về nghệ thuật tạo ung đột của kịch Lưu Quang Vũ?)
Nhóm 3: Tìm hiểu về màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân:
Với những đối thoại giữa Hồn Trương Ba và gia đình vợ, cháu gái và con
dâu), anh chị thấy nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả
chính Trương Ba phải rơi vào bất ổn, đau khổ? Trương Ba có thái độ như thế nào
trước những rắc rối đó? o với màn đối thoại với xác hàng thịt thì lần này tâm trạng
của Trương ba có gì khác? Qua lời nói, hành động của Hồn Trương Ba và lời nói của
người thân, trình bày suy nghĩ về sự phát triển của ung đột kịch?
Nhóm 4: Tìm hiểu về màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích và đoạn kết
vở kịch: Đế Thích có quan niệm về sự sống khác với hồn Trương Ba ra sao? Qua màn
đối thoại đó tác giả cho ta thấy được điều gì?
Ở đoạn kết khung cảnh và sự xuất hiện của Trương Ba cũng như lời Trương Ba
với vợ, và đối thoại của cái Gái với cu Tị có ý nghĩa gì?
Giáo viên cho các nhóm cử đại diện trả lời a đó nhật xét phần trình bày
của các em và ch t ý
Nhóm 1:
* Nhan đề Hồn Trương Ba, da hàng thịt ngầm chứa đựng một nghịch cảnh trớ
trêu, một nghịch lí mang ý vị nhân sinh sâu sắc Nội dung này được nhà văn thể hiện
trong văn bản
* Độc thoại Hồn Trương Ba, yêu cầu các em trả lời được các ý cơ bản sau:
+ Hành động: ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy
Hành động biểu hiện: on người đang ở trạng thái u uất, bế tắc, không lối thoát (ôm
đầu); đau khổ, dằn vặt, quẫn bách đến cùng cực, không thể chịu đựng dày v hơn
được nữa (vụt đứng dậy)
+ Lời độc thoại trước khi Xác xuất hiện:
- Phủ định: không, không muốn sống
- Tâm trạng: Chán cái chỗ ở không phải của tôi lắm rồi; sợ, muốn rời xa cái thân thể
kềnh càng thô lỗ “tức khắc”; khao khát “tách ra cái ác này, d ch một lát”
+ Lời độc thoại sau màn đối thoại với Xác:
- Ý thức, công nhận sự thắng thế của Xác
- Tự vấn: “Lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?”
- Phản lại lí luận của Xác: “ ó thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời
sống do mày mang lại! Không cần” => Thái độ kiên quyết, dũng cảm
Trang 11 Nhận xét:
Trong lời thoại, các câu cảm thán ngắn, lời văn dồn dập, hối thúc thể hiện
trạng thái căng th ng, bức bách Nếu độc thoại ở màn đầu tiên, Trương Ba hiện lên
trong trạng thái dằn vặt đau khổ thì ở màn độc thoại ở đoạn cuối, nỗi đau càng a ót
nhưng nhân vật không c n trăn trở về tình trạng Hồn – Xác bất nhất mà đã có một thái
độ chủ động dứt khoát
Nhóm 2:
Đối thoại Hồn - Xác, Đây là màn đối thoại giàu tính triết lí, thể hiện cuộc đấu
tranh dai d ng giữa hai mặt tồn tại trong một con người, Hồn Trương Ba càng lúc
càng rơi vào thế tuyệt vọng, bất lực Yêu cầu các em trả lời được các ý chính sau:
* Lời lẽ, c ch , mục đích, thái độ, vị thế của Hồn và Xác khi đối thoại:
- Xác: xoáy vào hiện thực bi kịch của Hồn: “linh hồn mờ nhạt”, “không tách ra khỏi
tôi được đâu”
Hồn: ngạc nhiên vì thể xác cũng có tiếng nói “mày không có tiếng nói, mà ch là xác
thịt âm u đui m ”
- Xác: “ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến”, “sức
mạnh ghê gớm, lấn át cả linh hồn cao khiết”
Hồn: bất lực, phủ định tiếng nói của Xác: “ch là vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa gì hết,
không có tư tưởng, không có cảm úc”
- Xác: hỏi lại đầy thách thức: “ ó thật thế không?”
Hồn: ch n và đuối lí, buộc phải dần đồng tình, xác nhận sự ảnh hưởng của Xác “nếu
có, thì ch là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được”
- Xác: nhận thức sự lợi lí của mình, tiếp tục châm chọc: “Khi ông ở bên nhà tôi… Khi
ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại… Đêm
hôm đó, suýt nữa thì…” => nhắc lại sinh động, tường tận dục vọng vật chất bồi thêm
nỗi dằn vặt vì sự thật nhỡn tiền, phũ phàng - Hồn đang uôi theo Xác, bị Xác sai
khiến Hồn: kiên quyết phủ định: “là mày chứ, chân tay mày, hơi thở mày”
- Xác: đồng tình nhưng cũng đồng thời hỏi xoáy lại: “ h ng lẽ ông không xao
xuyến”, “Để thỏa mãn tôi, ch ng nhẽ ông không tham dự chút đ nh gì?” Xác dẫn dắt
Hồn vào sự thật không thể phủ nhận – Hồn ít nhiều đã bị vấy bẩn, tha hóa bởi dục
vọng của thân xác Thực tế, lí lẽ của Xác khơi trúng điểm đen mà lâu nay vì trú ngụ
trong Xác hàng thịt, Hồn Trương Ba trong khiết đã hóa màu
Hồn: bất lực: “Ta… ta đã bảo mày im đi”: Những lời văn ngập ngừng như lí lẽ bị hụt
hơi cho thấy Hồn bị dồn vào chân tường để buộc phải công nhận sự chế ngự của thể
xác
- Xác: xác nhận lại thái độ của Hồn “không dám trả lời”, kh ng định một lần nữa “Hai
ta đã h a làm một rồi” Đây là việc nhấn vào sự thật đau đớn mà Hồn đang muốn trốn
chạy, muốn phủ nhận, đẩy tình huống kịch lên cao trào
Hồn: Cố gắng cứu vãn: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, th ng
thắn…”
- Xác: m a mai “Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đ i hỏi của tôi, mà còn
nhận là nguyên vẹn, trong sạch, th ng thắn!
Trang 12Hồn: “bịt tai lại” là cách bộc lộ sự nỗ lực chối bỏ tuyệt vọng
- Xác: tiếp tục dùng lời lẽ hiểm hóc sắc lẹm như dao mổ, phanh trần nỗi đau đang tấy
mủ trong Hồn: sức mạnh của Xác đã giúp Hồn thêm để làm việc vũ phu “tát thằng
con ông tóe máu mồm máu mũi”
Hồn: chối bỏ “sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo”
- Xác: biện minh cho mình bằng những lí lẽ: “là hoàn cảnh” buộc Hồn phải qui phục,
“cũng đáng được quí trọng”, không có tội
Hồn: phản ứng yếu ớt: “Nhưng Nhưng”
- Xác: “tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn”
Hồn hỏi: “ hiều chuộng”?
- Xác: đưa ra giao kèo thỏa hiệp để chung sống: Xác sẽ “ve vuốt” Hồn bằng cách
thông cảm với “những tr chơi tâm hồn”, nhận hết mọi điều xấu miễn là Hồn vẫn
“làm đủ mọi việc để thỏa mãn thèm khát” của Xác
Hồn: nhận thức “lí lẽ ti tiện” của Xác
- Xác: kh ng định sự thắng thế của mình
Hồn than bất lực
- Xác: an ủi, kết thúc cuộc đối thoại
- Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí
bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận Như
vậy trước những "lí lẽ ti tiện" của xác thịt, Trương Ba đã nổi giận, đã khinh b , đã
mắng mỏ xác thịt hèn hạ nhưng đồng thời cũng ngậm ngùi thấm thía nghịch cảnh mà
mình đã lâm vào, đành nhập trở lại vào xác thịt trong tuyệt vọng
Nhận xét:
- Tương quan lượt lời: Xác: dài, dày đặc, Hồn: ngắn, thưa thớt thể hiện sự đuối lí, bất
lực Ở tình thế này Hồn bị đẩy vào đường cùng, buộc phải xuôi theo những sự thật và
lí lẽ hiển nhiên mà Xác ch ra Còn Xác tung ra những lí lẽ sắc bén, giàu tính triết lí
trong sự thắng thế, lấn át
- Xung đột kịch được đẩy lên cao trào
Nhóm 3:
Tìm hiểu về màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân: với vợ, với
cháu (cái Gái) và với con dâu
* Với vợ:
- Vợ: ó ý định đi biệt để Trương Ba được thảnh thơi, “ n hơn là thế này”; ch ra:
“ông đâu c n là ông, đâu c n là Trương Ba làm vườn ngày ưa” Người vợ vị tha,
nhẫn nhịn, hết mực yêu thương chồng giờ đây mang tâm trạng đau khổ tột cùng vì
chứng kiến sự đổi thay của chồng Nỗi đau hiện tại còn kinh khủng hơn giây phút bà
tiễn thân xác chồng khỏi thế gian
- Hồn Trương Ba: Lời thoại ngắn, toàn câu hỏi biểu hiện: sự ngơ ngác, thảng thốt và
trạng thái thẫn thờ, tê ót Hành động: ngồi xuống, tay ôm đầu cho thấy Trương Ba
đau khổ, dằn vặt, tuyệt vọng
* Với Cái Gái:
Trang 13- ái Gái: Yêu thương gắn bó với ông hết mực: đêm nào cũng khóc, nâng niu từng
chút k niệm của ông vì thế mà khi Trương Ba trú ngụ trong xác hàng thịt và có nhiều
thay đổi cái Gái đã phản ứng dữ dội: Lời lẽ tàn nhẫn, phũ phàng để chối bỏ, ua đuổi
Hồn Trương Ba Đây là phản ứng quyết liệt của một đứa trẻ kiên quyết không chấp
nhận cái xấu, cái ác
- Trương Ba: run rẩy bởi những lời nói của cháu nhỏ thêm một lần nữa xoáy sâu vào
nỗi đau thăm th m của ông, để ông cảm nhận thấm thía bi kịch bị chính những người
thân yêu chối bỏ
* Với con dâu:
- Con dâu: Thấu hiểu và cảm thông: “thầy khổ hơn ưa nhiều lắm”, “thương hơn”;
nhận thức một sự thật đau đớn: “làm sao để giữ thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành
như thầy của chúng con ưa kia”
- Trương Ba: Trước những lời lẽ chân thực của con dâu ông đã “lạnh ngắt như tảng
đá”, hoàn toàn tuyệt vọng
Nhận xét:
Qua ba lượt đối thoại với người thân đẩy bi kịch của Hồn Trương Ba lên tới
chót đ nh Những người thân thiết nhất cũng không chấp nhận nổi tình trạng hồn xác
bất nhất của chồng, cha, ông mình Trương Ba cảm nhận mình đã mất tất cả, rơi vào
trạng thái đơn độc, chống chếnh
Đối thoại với những người thân mới cho nhân vật nhận cảm thấm thía tình
trạng của bản thân, để đi đến hành động giải thoát quyết liệt Tác giả không đưa ra đối
thoại với người con trai lúc này đã bị đồng tiền cám dỗ, sinh ra thói con buôn vụ lợi)
vào mà để Hồn Trương Ba đối thoại với vợ, cháu gái, con dâu – những người yêu
thương, gắn bó với Trương Ba nhất để dẫn dắt Trương Ba đến nhận thức sâu sắc về
tình trạng tuyệt vọng không lối thoát của bản thân mình
Nhóm 4:
* Tìm hiểu về màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích và đoạn kết vở kịch:
+ Đế Thích:
- Đưa ra đề xuất để Trương Ba được sống: nhập xác Cu Tị để được tồn tại
- Kh ng định một hiện thực không phân biệt trần gian hay thượng giới: không ai được
toàn vẹn cả
- Không hiểu được những suy nghĩ của Trương Ba “con người trần giới các ông thật
kì lạ”
Đế Thích là vị thần tiên quyền phép biến hóa, yêu mến Trương Ba nhưng rốt
cuộc vẫn mang tầm nhìn, điểm nhìn xa lạ, không thể thấu hiểu những suy nghĩ trần
thế
+ Hồn Trương Ba: Th ng thắn, rõ ràng: phủ nhận cuộc sống hồn này, xác kia, cuộc
sống ch có ý nghĩa thực sự khi hòa hợp và toàn vẹn giữa Hồn và Xác
- “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được Tôi muốn được là tôi toàn
vẹn” Đây là quan niệm: Hồn và Xác luôn thống nhất hài hòa trong một con người
Không thể có linh hồn thanh khiết trong một thể xác dung tục, tội lỗi Khi con người
bị vấy bẩn bởi những dục vọng bản năng thì đừng ch đổ lỗi cho xác thân, tự vỗ về,