CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC * ** * * * * * * SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Kính gủi : - Hội đồng sáng kiến Trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức - Hội đồng sáng kiến Phò
Trang 1SƠ LƯỢC VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: Nguyễn Thị Huệ
2 Năm sinh: 1972
3 Năm, nữ: Nữ
4 Địa chỉ: A16, Cư xá Công An, P Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai
5 Điện thoại: 0988 18 38 48
6 E-mail : Thangba1972@yahoo Com VN
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP
- Năm nhận bằng: 2006
- Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Tiểu học
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy
- Số năm có kinh nghiệm: 18 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1 Vận dụng trò chơi vào dạy học
2 Vận dụng công nghệ thông tin vào một số tiết học
3 Làm sao giúp học sinh vui; học hiệu quả?
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC
* ** * * * * * * SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Kính gủi : - Hội đồng sáng kiến Trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức
- Hội đồng sáng kiến Phòng GD & ĐT thành phố Biên Hòa
Họ tên: Nguyễn Thị Huệ Năm sinh: 1972
Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm lớp 4/7
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm
Tên nội dung sáng kiến:
“LÀM SAO GIÚP HỌC SINH
VUI; HỌC HIỆU QUẢ?”
A MỞ ĐẦU
I Lí do chọn đề tài
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học niềm vui có tác dụng
vô cùng to lớn đối với đời sống con người Sự vui vẻ giúp con người điều hòa tâm trạng, tăng kháng thể, thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, kích thích vùng não, tăng hưng phấn, sáng tạo, minh mẫn,…
Chúng ta biết hiệu quả của niềm vui, tại sao phải chờ người khác mang niềm vui đến hãy mang niềm vui đến cho người khác.Với trẻ em niềm vui càng quan trọng, khi vui vẻ các em sẽ trở nên tự tin, mạnh dạn, hòa đồng, cởi mở, niềm vui giúp các em lại gần nhau hơn, gần gũi với người lớn, thầy
cô hơn Việc thầy cô mang niềm vui đến với học sinh trong mỗi tiết học, buổi học giúp người thầy nâng cao chất lượng dạy học Tạo môi trường học tập thân thiện , tạo hưng phấn, kích thích tư duy, nâng cao sức sáng tạo, linh
hoạt, nâng cao khả năng khám phá, khả năng ghi nhớ của học sinh Vậy tại
sao người thầy không thể mang dến cho các em niềm vui, dành cho các em
nụ cười?
II Mục đích nghiên cứu
Trang 31 Tìm hiểu tác dụng của niềm vui đối với việc học tập, sinh hoạt của trẻ bậc tiểu học
2 Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy
III Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Học sinh lứa tuổi tiểu học – Cụ thể học sinh lớp 4/7 trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức năm học 2011-2012
- GV nhiệt tình công tác, thích trẻ em và đã có một số kinh nghiệm trong giảng dạy
- Nhận được sự góp ý chân thành của Ban giám hiệu và các đồng nghiệp
- Một số phụ huynh chưa hiểu trẻ
- Phụ huynh đặt kì vọng vào con quá lớn (chưa dựa vào năng lực thực tế của các bé qua môi trường sinh hoạt, học tập tại trường) gây áp lực làm cho việc học của trẻ trở nên nặng nề thiêú hứng thú
IV Nhiệm vụ nghiên cứu
1 Tìm hiểu ý nghĩa tác dụng của niềm vui đối với việc học tập của trẻ lứa tuổi tiểu học
2 Tìm hiểu tâm sinh lí của học sinh lứa tuổi tiểu học
3 Phân tích tổng hợp và rút kinh nghiệm
V Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2 Phương pháp quan sát, điều tra
3 Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm
VI Kế hoạch nghiên cứu
Bắt đầu nghiên cứu thực hiện từ năm học 2010- 2011 và rút kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện cho các năm học sau
B NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I Nội dung nghiên cứu
Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, các em khác nhau về ngoại hình, tính cách,môi trường sống, khả năng nhận thức… Có những em rất thích được đến trường nhưng có những em lại sợ đến trường Là người thầy, chúng
ta nghĩ gì về điều này? Ai cũng biết: “GV đâu chỉ cung cấp kiến thức mà
còn giáo dục cho các em những kĩ năng cơ bản và vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào cuộc sống Vì vậy, để làm tốt nhiệm vụ, GV cần phải quan sát : Tâm trạng các em mỗi ngày” Niềm vui, nỗi buồn đều có tính lan tỏa “ Học
trò vui thì thầy cô vui và ngược lại” Để việc học của trẻ thực sự hiệu quả cần
phải giúp cho trẻ vui, muốn trẻ vui cần giúp trẻ gạt bỏ những gì khiến trẻ
Trang 4không vui.Từ đó, GV có thể tìm cách chia sẻ Trẻ không thoải mái, vui vẻ thì không có một lớp học sôi nổi Vì một lớp học sôi nổi, năng động là nguồn năng lượng, sự hưng phấn cho người thầy trong quá trình giảng dạy Có được điều đó một phần là nhờ người thầy mang niềm vui đến cho các em, làm sao việc đến trường là niềm vui mỗi ngày, làm sao trường học thật sự là ngôi nhà thứ hai của các em? Để “ GIÚP HỌC SINH VUI; HỌC HIỆU QUẢ” , giáo viên có thể làm như sau:
II Giải pháp thực hiện
1 Không đòi hỏi sự hoàn hảo của học sinh, giúp học sinh có khả năng
tự giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình
Mỗi học sinh có năng lực khác nhau, có tốc độ phát triển khác nhau nên không thể đòi hỏi mọi học sinh có kết quả học tập, rèn luyện giống nhau Giáo viên nên hết lòng giúp đỡ để học sinh tự đặt ra mục tiêu học tập cho mình cùng với những hành động cụ thể cho từng thời gian cụ thể, động viên khuyến khích trẻ đạt mục tiêu đã đề ra thay vì giáo viên đặt nặng mục tiêu cho trẻ Có thể việc giáo viên đặt ra mục tiêu sẽ làm cho các em sợ,các em cảm thấy thất bại khi không đạt được mong muốn mà giáo viên đã đề ra Bản
thân thường tự hỏi: Làm gì để giúp HS tự giác học tập? Thích thú học tập?
Mục tiêu của em Trương Nguyễn Cát Anh
Giúp trẻ giải quyết vấn đề
Trang 5Giúp HS biết chịu trách nhiệm
2 Học sinh được lắng nghe, được tôn trọng, được sáng tạo và có cơ hội để bộc lộ khả năng của bản thân.
Giáo viên cần lắng nghe ý kiến của trẻ, tôn trọng sự sáng tạo của các
em Một trong những cách hay nhất và hiệu quả nhất để giúp trẻ phát huy năng khiếu là cho trẻ làm theo sở thích Nếu được quyền lựa chọn, trẻ sẽ nỗ lực để thực hiện mục tiêu mà chúng quyết định theo đuổi Giáo viên hướng
Trang 6học sinh vào khả năng mà các em nổi bật nhất để tránh sự mất tập trung của các em Khi giáo viên tạo cơ hội cho các em cũng là giúp các em tăng sự tự tin và giáo viên cũng hiểu các em hơn GV đánh giá kêt quả của các em dựa trên góc độ của các em cũng như theo góc độ của chính mình
HS cần được lắng nghe
HS tự lựa chọn cách giải thay vì GV đưa ra yêu cầu một cách cứng nhắc.
Bài giải của em Bùi Tuấn Kiệt
Trang 7Bài giải của em Vũ Đức Anh
Bài giải của em Trần Văn Đông Quân
3 Để học sinh cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ từ thầy
cô, bạn bè.
Nếu trẻ nhận được sự yêu thương, tin tưởng, tôn trọng, khuyến khích từ thầy cô, bạn bè, gia đình thì trẻ sẽ tiến bộ rất nhanh Chúng ta hãy cho trẻ thời
Trang 8gian, cũng như cho chính chúng ta thời gian để tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ chưa thành công? Không nên vội vàng la mắng trách móc trẻ Hãy giải
thích cho các em một cách rõ ràng: Tại sao chúng ta muốn trẻ ngoan, học
tập thật tốt? Trẻ cũng rất cần được nghỉ ngơi, thư giãn Sau thời gian nghỉ
ngơi, năng lượng của các em được phục hồi, các em sẽ cảm thấy tỉnh táo, khỏe mạnh, thoải mái, sảng khoái và sãn sàng bắt đầu với những thử thách
mới Giáo viên cần cho trẻ tự nhận thấy: Trẻ là một thành viên quan trọng
của lớp và mọi người luôn ở bên cạnh khi em có niềm vui hoặc gặp thât bại, khó khăn.
HS được chia sẻ
Trang 94 Học sinh nhận được sự che chở, trợ giúp.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ không có niềm vui học, không hứng thú đến trường: Nhẹ thì có thể ở trường trẻ bị các bạn chọc ghẹo, chỗ ngồi không hợp lí, cô giáo giảng bài quá nhanh, … Nặng thì trẻ bị ức hiếp, trấn lột, gia đình không hoà thuận, kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ không hiểu trẻ,… Giáo viên cần tìm hiểu kĩ càng giúp cho các em có một môi trường thuận lợi, thích hợp, để các em ham thích đến trường, để các em thấy được đến trường là một niềm vui
HS được trợ giúp
Trang 105 Phương pháp dạy học tích cực , kết hợp các trò chơi học tập, trò chơi thư giãn, hài hước, ứng dụng công nghệ thông tin …vào tiết học.
Nếu tiết học nào cũng diễn ra như nhau và lặp lại nhiều lần các thao tác như thế các em sẽ thấy mệt mỏi Giáo viên nên thay đổi các hình thức học tập, tạo ra không khí thi đua lành mạnh, lồng ghép trò chơi vào trong tiết học, lập sơ đồ tư duy cho bài học hoặc chỉ một câu nói dí dỏm, hài hước cũng tạo
ra tiếng cười hoặc cho các em xem những đoạn phim, nghe những bài hát phù hợp với nội dung của bài học
Sơ đồ tư duy của em Nguyễn Như Hảo
GV đã thay bài tập bằng bài hát
Trang 11HS tự tin khi học tập
Trang 126 Khen ngợi học sinh.
Khen ngợi cũng là một cách để động viên học sinh nhưng phải có
chừng mực vì các em sẽ không tin nếu lúc nào cũng nghe cô nói “giỏi lắm!”
Nếu lúc nào các em cũng được nghe cô nói như thế chúng sẽ nghĩ rằng: Cô thật sự không quan tâm tới sự tiến bộ của các em Vậy có thể nói thế nào? Chẳng hạn: Cô thích cách nói của em! Cô nhận thấy sự tiến bộ của em! Cách thể hiện của em rất tốt! Em có một ý tưởng thật hay!
7 Phần thưởng dành cho trẻ.
Không nên hứa sẽ thưởng cho các em nếu thi tốt vì như vậy đã vô tình tạo áp lực thi cử Chính kết quả thi tốt cùng với những lời nhận xét chân thành đã là phần thưởng cho các em rồi Thông thường, giáo viên thưởng tập
vở, sách giáo khoa cho các em Món quà này rất ít tác dụng với các em vì những đồ dùng đó gia đình đã mua đầy đủ Có thể phần thưởng là lời khen ngợi, khích lệ ghi trong phiếu liên lạc, là một cuốn truyện, hay hơn nữa là cho các em đi cắm trại,… Nhận được những phần thưởng như thế các em rất phấn khởi và phần thưởng ấy sẽ đọng mãi trong tâm trí các em
Trang 15III Kết quả nghiên cứu
- Niềm vui giúp học sinh có tinh thần ổn định, biết chịu trách nhiệm về chính mình, không đổ lỗi cho người khác
- Niềm vui giúp học sinh biết làm chủ cảm xúc, biết tạo và giữ niềm vui cho mình
- Niềm vui giúp học sinh có tinh thần sảng khoái, không bị áp lực trong học tập, rèn luyện
- Niềm vui giúp các em học tập tích cực, thích khám phá, phát hiện, tìm tòi
- Niềm vui giúp các em tăng khả năng quan sát, khả năng tư duy, khả năng thích nghi với môi trường
- Niềm vui giúp các em tăng khả năng điều chỉnh các hành vi của bản thân
và đặc biệt các em sẽ có cái nhìn lạc quan về cuộc sống
Sau đây là đánh giá của cá nhân trong quá trình vận dung sáng kiến kinh nghiệm
Trang 201 Bài học kinh nghiệm
- Đầu năm học, giáo viên cần kiểm tra, đánh giá sơ bộ khả năng tiếp thu,
mục tiêu học tập của các em
- Theo dõi việc thay đổi của học sinh, và điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho phù hợp năng lực của người dạy, năng lực sở thích, nhu cầu của người học
- Giáo viên tìm hiểu, theo dõi tâm sinh lí của từng học sinh qua các hoạt động học tập, rèn luyện
- Tổ chức các hoạt động nhằm phát triển được các phẩm chất đạo đức như: Đoàn kết, chia sẻ, trung thực, trách nhiệm… để gây hứng thú,niềm vui học tập
2 Kết luận-Kiến nghị
Để “ GIÚP HỌC SINH VUI, HỌC HIỆU QUẢ ” , bản thân giáo viên cần học
hỏi rất nhiều Cần trao đổi với đồng nghiệp các kinh nghiệm khi giảng dạy nhằm hoàn thiện cả nội dung và hình thức Với điều kiện của bản thân, cơ sở vật chất của nhà trường, sĩ số lớp như hiện nay, giáo viên cần tâm huyết, sáng tạo khi “GIÚP HỌC SINH VUI, HỌC HIỆU QUẢ ” Giáo viên cần xin ý kiến Ban
giám hiệu để có được sự chỉ đạo và góp ý kịp thời nhằm “ GIÚP HỌC SINH VUI, HỌC HIỆU QUẢ ” phát huy được tác dụng.
Trên đây là một số kinh nghiệm và kiến nghị nhỏ của bản thân trong việc
“GIÚP HỌC SINH VUI HỌC HIỆU QUẢ” Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung
của Hội đồng sáng kiến, để tôi thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ “ Trồng người”
D TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bàn tay nặn bột - Georger Charpak - Nhà xuất bản Giáo dục - 1999
2.Nhật kí chú bé nhút nhát - Jeff Kinney - Nhà xuất bản Văn học - 2010
3.Đắc nhân tâm - Dale Carnegie - Nhà xuất bản Trẻ - 2011
Biên Hòa, ngày 01 tháng 8 năm 2012
Nhận xét của Hội đồng sáng kiến Người viết
Nguyễn Thị Huệ