Vai trò của công tác xử lý – cải tạo ao nuôi và kiểm soát chất lượng môi trường nước trong ngăn ngừa, giảm thiểu dịch bệnh thủy sản .... Vai trò của công tác xử lý – cải tạo ao nuôi và k
Trang 1Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổng cục Thủy sản Trung tâm Thông tin Thủy sản
Trang 2MỤC LỤC
1 Giới thiệu chung 1
1.1 Nuôi trồng thủy sản 1
1.2 Thiệt hại do dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản 1
1.3 Vai trò của công tác xử lý – cải tạo ao nuôi và kiểm soát chất lượng môi trường nước trong ngăn ngừa, giảm thiểu dịch bệnh thủy sản 1
2 Một số biện pháp xử lý – cải tạo ao nuôi thủy sản 2
2.1 Các biện pháp xử lý ao chung 2
2.1.1 Chuẩn bị ao nuôi 2
2.1.2 Xử lý nước 3
2.1.3 Sử dụng chế phẩm sinh học 4
2.1.4 Kỹ thuật cải tạo ao đầm sau lũ 4
2.2 Các biện pháp xử lý ao nuôi tôm 5
2.2.1 Cải tạo đáy ao 5
2.2.2 Xử lý nước trong ao nuôi tôm 5
2.2.2.1 Diệt tạp 5
2.2.2.2 Diệt trùng 5
2.2.2.3 Bón phân gây màu 6
2.2.3 Xử lý ao nuôi tôm bị bệnh .7
2.3 Các biện pháp xử lý ao nuôi cá 7
2.3.1 Cải tạo đáy ao 7
2.3.2 Xử lý nước 7
3 Một số biện pháp quản lý chất lượng nước trong ao nuôi thủy sản 8
3.1 Kiểm soát nguồn nước 8
3.2 Kiểm soát các loài tảo độc trong ao 8
3.2.1 Tảo giáp 10
3.2.2 Tảo khuê 10
3.2.3 Tảo lục 10
3.2.4 Tảo mắt 10
3.2.5 Tảo lam 11
3.3 Kiểm soát độ pH trong ao 13
3.4 Nồng độ Oxy trong nước 14
Trang 33.5 Đảm bảo nhiệt độ nước 15
3.6 Kiểm soát lượng thức ăn trong môi trường nước 15
3.7 Xử lý nước thải ao nuôi thủy sản 17
4 Kết luận 17
Danh mục tài liệu tham khảo 18
Trang 41 Giới thiệu chung
1.1 Nuôi trồng thủy sản
Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người Thực phẩm thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho sự phát triển của con người Không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng dân cư đặc biệt ở những vùng nông thôn và ven biển Không những là nguồn thực phẩm, thuỷ sản còn là nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận dân cư Theo ước tính có tới 150 triệu người trên thế giới sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào ngành thuỷ sản
Thuỷ sản là ngành xuất khẩu mạnh của Việt Nam Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản hàng năm đã mang về cho ngân sách nhà nước một khoản ngoại tệ lớn Các sản phẩm được xuất khẩu ra nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam nói chung và ngành thuỷ sản Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế
Nuôi trồng thuỷ sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước ta, hướng đến mục tiêu xây dựng các vùng sản xuất tập trung mang lại năng suất cao và giá trị lớn Các đối tượng có giá trị cao có khả năng xuất khẩu đã được tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển và mang lại hiệu quả tốt Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ phuy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng tạo trong doanh nghiệp và ngư dân mà nuôi trồng thủy sản còn góp phần hết sức quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp cũng như thực hiện xoá đói giảm nghèo ở các vùng miền của đất nước
1.2 Thiệt hại do dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản
Dịch bệnh là một trong những bài toán nan giải đối với tất cả các trang trại, các hộ nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới Chúng không chỉ tác động đến sức khỏe và sản lượng các loài thủy sản được nuôi mà nghiêm trọng hơn, dịch bệnh còn gây ra một khoản thiệt hại lớn về kinh tế, không chỉ cho các hộ nuôi mà còn ảnh hưởng tới ngân sách chính phủ khi phải khống chế và ngăn chặn dịch bệnh Do vậy, kiểm soát được dịch bệnh sẽ giúp người nuôi trồng thủy sản có được lợi thế cạnh tranh rất lớn khi đảm bảo được sản lượng và mức độ an toàn trong các sản phẩm nông sản của mình Nhờ những thay đổi đơn giản trong công tác quản lý, các trại nuôi có thể dễ dàng kiểm soát được sự bùng phát và lây lan dịch bệnh trên các ao nuôi của mình
1.3 Vai trò của công tác xử lý – cải tạo ao nuôi và kiểm soát chất lượng môi trường nước trong ngăn ngừa, giảm thiểu dịch bệnh thủy sản
Theo Tổng cục Thủy sản, mỗi năm, ngành thủy sản nước ta mất hàng nghìn tỷ đồng vì dịch bệnh Do vậy, công tác phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản là một khâu then chốt, góp phần quyết định sự thành bại của vụ nuôi Trong những năm vừa qua, dịch bệnh liên tục xảy ra ở một số vùng nuôi thủy sản tập trung ở nước ta Do đó, công tác phòng, chống dịch càng phải được quan tâm, chú ý Bên cạnh nguyên nhân chủ yếu do chất lượng con giống, môi trường nước trong ao nuôi thủy sản cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản
Các loài thủy sản hoàn toàn sống trong môi trường nước Do chúng hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường nước để thở, ăn, phát triển, bài tiết chất thải, nên việc duy trì sự cân bằng các yếu tố lý - hóa của nước là điều kiện rất quan trọng để nuôi trồng thủy sản thành công Nói cách khác, chất lượng nước ao nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự thành công hay thất bại của hoạt động nuôi trồng thủy sản
Trong những năm qua, việc phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình thâm canh đã mang lại thu nhập lớn cho bà con nông dân, song cũng làm suy giảm chất lượng
Trang 5nước, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Số liệu quan trắc ở các ao, đầm nuôi cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm như oxy sinh hóa (BOD5), oxy hóa học (COD), tổng lượng chất rắn
lơ lửng (TSS), đạm tổng số (TKN), H2S, NH3, tổng số Coliform, vượt xa mức cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam Nước ô nhiễm cũng đã dẫn đến sự gia tăng nguồn bệnh chính cho người
và thủy sản Vì vậy, việc xử lý nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa rất quan trọng
2 Một số biện pháp xử lý – cải tạo ao nuôi thủy sản
2.1 Các biện pháp xử lý ao chung
2.1.1.Chuẩn bị ao nuôi
Người nuôi có thể sử dụng ao mới đào hoặc tận dụng ao cũ với hệ thống cấp và thoát nước chủ động Bờ ao phải vững chắc tránh bị sạt lở và không bị ngập nước vào mùa lũ Đối với ao mới xây dựng đưa vào nuôi lần đầu, cần san bằng nền đáy, thay nước vài lần cho hết nước chua, dùng vôi (Ca(OH)2)để vệ sinh, khử chua nền đáy Đối với ao đã nuôi thủy sản, sau mỗi vụ nuôi, có nhiều chất thải tồn đọng ở đáy ao Do vậy, sau mỗi vụ nuôi, cần tháo cạn nước ao, nạo vét bớt lớp bùn đen ở đáy ao, chỉ để lại lớp bùn đáy dày từ 15 – 20cm, đồng thời gia cố, sửa chữa bờ ao; bón lót phân và vôi bột Vôi có tác dụng làm thay đổi tính lý, hoá học của ao Bón vôi còn có tác dụng diệt trùng, loại bỏ các mầm bệnh có sẵn trong ao Sau khi bón vôi, phơi nắng ao từ 2-3 ngày để khử phèn và diệt mầm bệnh Ao bị nhiễm phèn không nên phơi nắng lâu tránh hiện tượng nứt nẻ đất gây xì phèn đáy ao; bước cuối cùng là cho khoảng 50-60cm nước vào rồi bón phân gây màu nước Chú ý, với ao nuôi đã bị nhiễm bệnh
từ vụ trước, cần giữ nước trong ao và xử lý bằng chlorine, formol và benzalkonium chloride hoặc sử dụng thuốc thành phẩm có bán trên thị trường dùng để chuyên diệt vi khuẩn, virus, nấm và một số ngoại ký sinh trùng, bào tử trước khi xả nước và nạo vét đáy ao
Đối với ao nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, công tác dọn tẩy ao nuôi có thể được thực hiện theo 2 phương pháp: dọn tẩy khô và dọn tẩy ướt Trong phương pháp dọn tẩy khô, lớp bùn đáy sau khi được phơi khô sẽ được dọn bỏ bằng cơ giới hay bằng tay Phương pháp dọn tẩy ướt được thực hiện bằng cách dùng máy bơm nước áp lực mạnh để rửa trôi lớp bùn đáy còn ướt
Phương pháp dọn tẩy khô Phương pháp dọn tẩy ướt
Thời gian dọn tẩy Lâu và không làm được trong mùa mưa Nhanh chóng và làm được mọi lúc Hiệu qủa dọn bỏ chất
Thu gom chất thải Cần có chổ đổ Cần có ao lắng bùn
Đối với ao nuôi dạng mương trảng, vật chất hữu cơ thường lắng tụ nhiều trong mương bao nên việc dọn tẩy đáy ao được thực hiện bằng cách sên vét bùn đáy mương bao và phơi trảng kết hợp với bón vôi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân huỷ hữu cơ tự nhiên trên trảng
Trang 6Nên hạn chế lượng vôi bón vào giai đoạn chuẩn bị ao bởi vì vôi sẽ được bón thêm trong quá trình nuôi Việc bón vôi quá liều gây nên hiện tượng pH cao kéo dài trong quá trình nuôi và rất khó điều chỉnh trong ao nuôi ít thay nước Bón vôi nhiều trong quá trình cải tạo ao
sẽ làm giảm tác dụng của Chlorin khi khử trùng nước ao hoặc làm tăng độ độc của sản phẩm tạo thành từ thuốc tím (dioxyt mangan MnO2) đối với vật nuôi trong ao nếu sử dụng thuốc tím (KMnO4) để khử trùng nước
2.1.2 Xử lý nước
Yếu tố quyết định thành công trong nuôi thủy sản phải kể trước tiên đó là nguồn nước Nhiều yếu tố hóa học và môi trường tiêu cực liên quan trực tiếp tới nguồn nước sử dụng trong nuôi thủy sản Các nguồn nước được sử dụng phổ biến nhất cho nuôi trồng thủy sản là nước giếng, nước suối, sông, hồ, nước ngầm và nước sinh hoạt Trong số những nguồn nước kể trên, nguồn nước an toàn nhất cho nuôi trồng thủy sản chính là nước bơm trực tiếp từ giếng hoặc suối vào trong ao nuôi Nước đã qua xử lý từ các ao nuôi khác ít có khả năng gây ra những dịch bệnh mới, song lại tiềm ẩn mầm bệnh đã xảy ra ở các ao nuôi trước đó do cá hoặc các loài vật chủ trung gian tồn tại trong nguồn nước được tái sử dụng Nước sông là nguồn nước không phù hợp nhất cho nuôi trồng thủy sản bởi nó tiềm ẩn nhiều dịch bệnh lạ, chưa xuất hiện ở các ao nuôi thủy sản trước đó Nếu buộc phải sử dụng nước sông, người nuôi nên
xử lý nước thật kỹ, sau đó đưa nước vào ao ít nhất là 21 ngày trước khi tiến hành thả nuôi Cách này sẽ giúp tiêu diệt các sinh vật mang mầm bệnh còn tồn tại trong nước (làm gián đoạn chu kỳ sống của vi khuẩn do không có sinh vật chủ sinh sống trong một khoảng thời gian) Có thể sử dụng các thiết bị xử lý nước chuyên dụng như sử dụng ozone và khử trùng tia cực tím
để xử lý nước sông trước khi nuôi thủy sản Tuy nhiên, công nghệ này có giá thành cao và chỉ mang lại hiệu quả kinh tế khả thi khi áp dụng cho các mặt hàng có giá trị cao
Nước được lấy vào ao qua hệ thống túi lọc mịn làm bằng vải để ngăn chặn ấu trùng và con non của các sinh vật khác xâm nhập vào ao nuôi Chúng có thể là những vật chủ trung gian mang mầm bệnh hoặc cạnh tranh thức ăn với các đối tượng nuôi trong ao Nếu việc ngăn chặn sinh vật khác bằng túi lọc không thực hiện được, bắt buộc phải dùng hoá chất để tiêu diệt chúng Hoá chất dùng phổ biến nhất là Chlorin do ưu điểm của nó là tiêu diệt được cả động vật có xương sống và không xương sống
Nước dùng trong nuôi trồng thủy sản hiện nay thường chứa nhiều tác nhân gây bệnh Chính vì vậy, việc xử lý và quản lý nguồn nước được người nuôi đặt lên hàng đầu Để xử lý nước trước khi đưa vào nuôi trồng thủy sản, có thể áp dụng một trong số các biện pháp sau:
Phương pháp cơ học: Đưa nước vào ao chứa để lắng lọc (có thể sử dụng lục bình, rau
muống; bèo tây, thả một ít cá ăn lọc ) hay cho nước chảy qua các bể lọc xuôi hoặc ngược (sử dụng than hoạt tính, cát, đá nhỏ), để loại bỏ các chất hữu cơ lơ lửng có trong nước Đây là hình thức lọc thô, chủ yếu là lọc làm trong nước, mà thường bám trên các chất hữu cơ lơ lửng
đó có nhiều tác nhân khác nhau như vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật, cho nên muốn tiêu diệt các loại tác nhân gây bệnh này phải kết hợp với các phương pháp khác
Phương pháp vật lý: Dùng đèn cực tím để sát trùng nước Dùng đèn cực tím để kìm
hãm vi khuẩn và nấm tốt hơn so với dùng các loại hóa chất diệt khuẩn và diệt nấm Hiệu quả tiệt trùng của tia cực tím trong nước phụ thuộc rất lớn vào các hạt vật chất hữu cơ lơ lửng có trong nước và màu sắc tự nhiên của nước biển Người ta khuyến cáo rằng có thể dùng phương pháp lọc cơ học trước khi sát trùng nước bằng đèn cực tím thì hiệu quả sẽ cao hơn
Phương pháp hóa học: Đây là phương pháp dùng các loại thuốc sát trùng khác nhau
cho vào nguồn nước để tiêu diệt mầm bệnh thông qua các phản ứng oxy hóa - khử, như dùng Iodine, chlorine, thuốc tím, formol Phương pháp này có tác dụng diệt trùng khá tốt nhưng
dư lượng của hóa chất có thể ảnh hưởng xấu tới điều kiện môi trường và sức khỏe vật nuôi Ngoài ra, các chất diệt trùng có thể tiêu diệt luôn cả hệ vi sinh vật có lợi trong nguồn nước và
Trang 7quan trọng là ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người, đặc biệt là người đang làm việc trực tiếp trong nuôi trồng thủy sản
Phương pháp sinh học: Phương pháp này thường áp dụng trong các hệ thống nuôi
tuần hoàn và bán tuần hoàn Nước đã sử dụng có thể được làm sạch nhờ sự tồn tại và phát triển của một số vi sinh vật (thường là vi khuẩn) có lợi như Nitrobacter có khả năng sử dụng nitơ thừa và cạnh tranh chỗ, chúng kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong môi trường nước trước khi nguồn nước này được tái sử dụng
Phương pháp sinh thái: Dựa vào nhu cầu sinh thái của từng loại tác nhân gây bệnh mà
có thể sử dụng phương pháp sinh thái để tiêu diệt chúng Ví dụ, trong trại sản xuất tôm sú giống, để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh phát sáng (vibrrio harvyei, V.parahaemolyticus ) có thể giảm độ mặn xuống <20%o bắt đầu vào cuối giai đoạn mysis, đầu giai đoạn postlarvae Ở độ mặn thấp, một số loài vi khuẩn gây bệnh phát sáng có thể bị kìm hãm phát triển, nên khi mật độ vi khuẩn thấp, bệnh sẽ không xảy ra Trong các ao chứa nước dùng cho nuôi tôm sú thương phẩm, nếu ta dùng hóa chất diệt hết giáp xác tự nhiên là các sinh vật mang virus gây bệnh đốm trắng (WSBV) của tôm sú, sau 4 - 5 ngày người nuôi
có thể yên tâm là trong nguồn nước cấp vào ao nuôi sẽ không có virus đốm trắng, vì ở trạng thái tự do WSBV không tồn tại được lâu
2.1.4 Kỹ thuật cải tạo ao đầm sau lũ
Mưa lũ không chỉ cuốn trôi tôm cá mà còn để lại hậu quả xấu đối với môi trường ao nuôi Cải tạo ao đầm sau bão lũ đúng kỹ thuật sẽ giúp việc tái sản xuất được thuận lợi hơn Do
bị ngập trong nước lũ nên ao đầm nuôi cá tôm sẽ bị đọng lại lớp bùn dày đặc, nước trong ao đầm sẽ bị ngọt hóa Đây là hai vấn đề cần phải giải quyết triệt để trong quá trình chuẩn bị ao cho vụ nuôi mới
Đầu tiên cần vớt hết rác, bèo nổi trên mặt ao Dùng bơm bơm cạn nước ao Khi ao đã được bơm cạn tiến hành hút bùn loãng và sên vét đáy ao cho sạch Lớp bùn này là nơi chứa nhiều chất độc hại, chất thải, thậm chí là nơi ẩn chứa mầm bệnh Sau khi sên vét, đáy ao cần được phơi nắng 5 - 7 ngày để giúp đáy ao được khoáng hóa, phân hủy các chất độc còn tồn đọng Dùng vôi (CaO, Ca(OH)2) rải đáy và bờ ao để diệt tạp và mầm bệnh, trung hòa độ pH Nếu đáy ao có nhiều mùi hôi, bùn đen thì có thể dùng Cloramin để diệt khuẩn, sau đó thau rửa
ao nhiều lần Đối với những ao tôm lót bạt thì cần kiểm tra và xử lý những chỗ bạt rách, bạt phồng Cọ rửa vệ sinh bạt trước khi cấp nước vào ao
Sau mưa lũ, cá nuôi cũng thường hay mắc một số loại bệnh nên người nuôi cũng cần phải phải chủ động phòng trị bệnh cho cá: Cá nuôi ở những vùng bị ngập lụt thường mắc các bệnh như: xuất huyết do nhiễm virus, đốm đỏ do vi khuẩn gây hại, trùng bánh xe, sán lá gan
Do vậy, trong quá trình nuôi, cần chủ động phòng ngừa Ngoài ra, trong các ao nuôi cá sau ngập lụt thường xuất hiện nhiều loại cá tạp từ nơi khác đến, đồng thời cá nuôi cũng bị cuốn trôi đi nơi khác Số cá còn lại sống trong môi trường nước bị ô nhiễm, thiếu thức ăn, nguy cơ đối diện với dịch bệnh Vì vậy, cần kiểm tra, tuyển chọn lại đàn cá và bổ sung cá giống Đối với cá được chọn để nuôi lại, nhất thiết phải tẩy trùng trước khi thả sang ao khác Đối với cá giống thả bổ sung, chọn cá không bị nhiễm bệnh, khỏe mạnh, bảo đảm kích cỡ
Trang 82.2 Các biện pháp xử lý ao nuôi tôm
2.2.1 Cải tạo đáy ao
Ao nuôi tôm sau mỗi vụ cần cải tạo theo các bước sau: Vét bớt lớp bùn trong ao; Sử dụng oxy già (H2O2) pha với nước ao (xả bớt nước, chỉ để lại khoảng 30 – 40 cm) để loại bỏ các chất hữu cơ Sau đó xả hết nước trong ao, tiếp tục lấy nước vào ao khoảng 30 – 40 cm để
sử dụng chế phẩm sinh học phân hủy nốt các chất hữu cơ còn lại Rải vôi khắp đáy ao và bờ
ao, liều lượng 20 - 50 kg/1000m2
(Tùy thuộc vào độ pH và độ phèn của ao bón cho phù hợp) Sau khi dọn sạch chất thải trong ao, dùng vôi tăng độ kiềm, khử phèn trong đất và nước, diệt tạp, sát khuẩn bờ ao, đáy ao, làm trong nước, giảm CO2, phân hủy mùn bã đáy ao, tạo môi trường kiềm giúp tôm cứng vỏ
Vôi bao gồm các loại:
- Vôi nông nghiệp CaCO3: Là dạng đá vôi, vỏ sò, san hô được xay nhuyễn thành bột Vôi nông nghiệp làm tăng pH đất nhưng ít tăng pH nước nên dùng tốt trong cải tạo ao
- Vôi tôi Ca(OH)2: Dùng cải tạo ao, tăng pH đất và có ảnh hưởng lớn đến pH nước nên sử dụng chủ yếu để cải tạo ao, nhất là khi pH đất < 5
- Đá vôi, vôi sống CaO: Có tác dụng tăng pH mạnh nên chỉ dùng cải tạo ao, không dùng cho ao đang nuôi tôm
- Vôi đen Dolomite CaMg(CO3)2: Nguồn gốc từ đá vôi đen Dolomite có khoảng 4% magiê nên có tác dụng tăng hệ đệm trong ao nuôi tôm mà ít ảnh hưởng đến pH của môi trường, thường được sử dụng đối với những ao có độ kiềm thấp Tuy nhiên, do giá thành cao nên loại vôi này ít được sử dụng Liều lượng sử dụng thường là 200 kg/ha Rải vôi đều khắp đáy ao và bờ ao, rải nhiều hơn ở những chỗ còn nước hoặc còn vết bùn đen (Tùy thuộc vào từng loại vôi và pH đất, môi trường đáy ao mà có liều lượng sử dụng phù hợp) Sau khi cải tạo ao, cần xử lý hóa chất bằng cách: Lấy nước vào ngâm 1 - 2 ngày, mực nước 1,2m sục khí để trứng cá, trứng tôm nở, một số nơi bà con thường sử dụng nước giếng ngầm, trong nước có kim loại nặng nên xử lý EDTA liều lượng 3 - 5 ppm Xử lý Chlorin (ngày thứ 3) liều lượng 25 - 30 ppm, pH thấp hiệu quả tốt Chlorin không cho hiệu quả cao trong môi trường nước đục, nhiều chất hữu cơ lơ lửng Nếu muốn gây màu nước sớm và an toàn cho tôm giống thả, sau 24h xử lý cần loại bỏ Chlorin tự do dư thừa bằng ThioSunfat (Na2S2O3.5H2O) liều lượng 10 - 15 ppm, hòa tan rải đều chạy quạt nước Xử lý Saponin (ngày thứ 5) liều lượng 10 - 15 kg/1000m3 Gây nuôi động vật phù du, màu nước (ngày thứ 7) Sinh vật phù du phát triển sẽ giảm các chất có hại trong ao, không gây sốc cho tôm Đến ngày thứ 9, ổn định môi trường nuôi Sau khi kiểm tra tổng thể các yếu tố môi trường và xử lý vi sinh, có thể thả tôm kể từ ngày thứ 15 trở đi
2.2.2 Xử lý nước trong ao nuôi tôm
Sau khi lấy nước vào ao đủ yêu cầu, cần xử lý nước trước khi thả giống với các loại hoá chất và phân bón sau:
2.2.2.1 Diệt tạp:
Saponin: Có nhiều trong bã hạt trà, là chất độc đối với cá nhưng không gây tác hại trên các loài giáp xác nên được dùng để diệt cá tạp trong ao nuôi tôm Saponin sẽ giảm độc tính nhanh trong điều kiện ánh sáng mạnh hoặc trời nắng và độc tính của saponin sẽ tỷ lệ nghịch với độ mặn của nước trong ao nuôi tôm Cách dùng: Trước khi sử dụng, ngâm saponin vào nước 12-24 giờ sau đó rải đều vào ao Sử dụng vào buổi sáng (8-10 giờ) khi thời tiết tốt Liều lượng từ 70-100 kg/ha (nếu độ mặn >200/00) và 100-170 kg/ha (nếu độ mặn <200/00)
2.2.2.2 Diệt trùng:
Sử dụng một trong các loại hoá chất sau:
Trang 9- Thuốc tím (KMnO4): Là một trong những hóa chất được sử dụng khá phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, có khả năng oxy hóa chất hữu cơ, vô cơ và diệt vi khuẩn nên được dùng nhiều trong cải tạo ao nuôi tôm Ngoài ra thuốc tím còn có tác dụng tăng hàm lượng oxy trong nước, giảm chất hữu cơ trong ao nuôi Cách dùng: Khi cải tạo ao sử dụng từ 20 - 50kg/ha, tạt đều khắp ao và để ít nhất sau 24 giờ mới tiến hành gây màu nước
- Formol: Là hóa chất khử trùng mạnh Bằng cách làm đông cứng protein formol có tác dụng diệt khuẩn với hầu hết các loại sinh vật như nấm, vi khuẩn, ngoại ký sinh trùng nên được dùng diệt khuẩn trong quá trình cải tạo ao Cách dùng: Tạt đều xuống ao với liều lượng khoảng 300 lít/ha
- BKC (Benzalkonium Chlorinde): Là chất độc đối với vi khuẩn, virus, nấm và một số ngoại ký sinh trùng, hiệu quả nhanh hơn Formol BKC cũng có thể diệt được các bào tử Cách dùng: Liều lượng sử dụng khi cải tạo ao là 3-5 ppm (30-50 kg/ha)
- Chlorine: Là hợp chất oxy hóa mạnh, có tính độc đối với tất cả các sinh vật, có thể diệt tất cả các vi khuẩn, virút, tảo, phiêu sinh động vật trong môi trường nước Trong môi trường nước mặn, lợ Chlorine hiện diện dưới hai dạng HOCl và OCl- ; HOCl độc đối với sinh vật gấp một trăm lần OCl- Khi pH môi trường thấp, dạng HOCl chiếm ưu thế, ngược lại khi pH môi trường cao, OCl- chiếm ưu thế Vì thế, trong môi trường có pH thấp Chlorine có hiệu quả cao hơn môi trường có pH cao Cách dùng: Liều lượng từ 20 - 30 ppm (200 - 300 lít/ha) Khi sử dụng, hoà Chlorine vào nước ngọt, lọc qua lưới rồi té đều khắp ao
- Iodine: Iodine giống Chlorine là một chất oxy hóa mạnh có thể diệt các sinh vật, vi khuẩn Tuy nhiên, dung dịch Polyvinyl Pyrrolidone Iodide 10% vẫn có tác dụng diệt khuẩn khi trong môi trường có nhiều chất hữu cơ (không bị bất hoạt) Cách dùng: Iodine là chất khử trùng được sử với liều lượng 1-5g/m3 nước
Lưu ý: Chỉ sử dụng một trong các loại hoá chất trên (hoặc thuốc tím, hoặc Formol hoặc Chlorine, hoặc BKC, hoặc Iodine) và nếu sử dụng Chlorine để diệt trùng thì trước đó mấy ngày không nên sử dụng vôi vì vôi làm tăng pH, giảm khả năng diệt trùng của Chlorine
2.2.2.3 Bón phân gây màu:
- Phân vô cơ (như urê, NPK, DAP, lân) để gây màu nước cho ao, tạo nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu cho tôm và hạn chế sự phát triển của rong đáy Hoà tan phân vô cơ vào nước rồi tạt đều khắp ao vào buổi sáng (8-10 giờ sáng) Loại phân urê (45: 0: 0), liều lượng 20kg/ha; NPK (20: 20: 0) liều lượng 20kg/ha; DAP liều lượng 10-15kg/ha bón 1 lần/ngày
và liên tục đến khi gây được màu nước tốt Trong trường hợp ao nuôi bị lên phèn, nghèo dinh dưỡng, tảo khó gây màu, có thể dùng thêm lân với liều lượng 0,8ppm (8kg/ha)
- Phân hữu cơ: Có nhiều loại phân hữu cơ có thể dùng để gây màu nước hiệu quả như phân bò, phân gà, cám sống, bột cá, bột đậu nành…Các loại phân chuồng phải ủ hoai, ngâm trong nước qua đêm rồi tạt đều khắp đáy ao với liều lượng 200-300kg/ha Tuy nhiên hiện nay, dùng các loại phân chuồng gây màu nước thường không an toàn, dễ mang theo vi khuẩn gây bệnh cho ao nuôi tôm nên phương pháp này ít được sử dụng
- Chế phẩm sinh học: Sử dụng chế phẩm sinh học như MD BIO CAPGA, MD BIO PROTEIN, BLUEMIX, gây màu nước, nuôi các phiêu sinh là đặc dụng nhất, vì nó chủ động đưa vào nước ao nuôi một hệ vi sinh vật có lợi, nhằm giúp các loại tảo có ích phát triển và hạn chế các loại tảo có hại Liều lượng sử dụng theo yêu cầu của nhà sản xuất Lưu ý: Không được sử dụng chế phẩm sinh học cùng một lúc với các loại hoá chất có tính diệt khuẩn như BKC, thuốc tím, Chlorine, Iodine, kháng sinh
Trang 102.2.3 Xử lý ao nuôi tôm bị bệnh
Trong quá trình nuôi tôm thương phẩm khi gặp trường hợp tôm nuôi bị bệnh, nhất là những loại bệnh nguy hiểm như Bệnh Hoại tử gan tụy hoặc Bệnh đốm trắng Để hạn chế phát tán, lây lan mầm bệnh ra môi trường xung quanh người nuôi cần làm tốt các khâu kỹ thuật xử
lý ao nuôi như sau:
Nếu tôm mắc bệnh Hoại tử gan tụy, có thể thu hoạch nếu tôm lớn và còn tươi sống Ngược lại nếu tôm còn nhỏ và chết nhiều có thể ngưng cho ăn, ngưng quạt nước hoặc thổi khí, dùng hoá chất sát khuẩn mạnh (như Formol, GDA, BKC…) để sát khuẩn ao nuôi, có thể
2 – 3 ngày lặp lại 1 lần, ít nhất sau 15 ngày mới rút nước khỏi ao chứa và ao chứa nước thải Vớt sạch tôm chết ra khỏi ao để tiêu huỷ, tiến hành cải tạo đáy ao và bón vôi nung (CaO) hoặc vôi tôi Ca(OH)2 với liều 50 – 70kg/1.000m2, sau đó tiến hành phơi ao khoảng 1 tháng Dùng hoá chất để tiêu diệt mầm bệnh còn lại trong ao như formol với hàm lượng 100 ppm phun đều khắp ao và phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối Việc phun hoá chất có thể lặp lại 2 – 3 lần trong thời gian phơi ao Sau quá trình cải tạo, cách ly ít nhất 1 tháng có thể tiến hành thả nuôi trở lại Chú ý cần ngâm rửa đáy ao cho đến khi độ PH ổn định trước khi lấy nước vào ao
Trường hợp ao nuôi bị Bệnh đốm trắng: Dùng chlorin để xử lý ao nuôi với hàm lượng 30ppm (với chlorin có hàm lượng 70%), ít nhất sau 15 ngày mới rút nước khỏi ao chứa vào ao chứa nước thải Vớt sạch tôm chết ra khỏi ao để tiêu huỷ, sau đó tiến hành cải tạo đáy ao và phơi ao, thời gian 1 tháng Dùng hoá chất để tiêu diệt mầm bệnh còn lại trong ao như formol với hàm lượng 100 ppm phun đều khắp ao và phun sáng sớm hoặc chiều tối, hoặc phun chlorin với hàm lượng 50 ppm phun đều khắp ao vào sáng sớm hoặc chiều tối Việc phun hoá chất lặp lại như đối với xử lý ao tôm bị bệnh gan tuỵ
Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng các chất diệt giáp xác có nguồn gốc là thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trong quá trình cải tạo ao, xử lý nước Không nên lấy nước trực tiếp vào ao nuôi để xử lý Chỉ nên lấy vào ao lắng xử lý xong mới cấp qua ao nuôi để tránh tình trạng kim loại nặng, hóa chất độc hại tích tụ dưới đáy ao nuôi Không xả nước thải, bùn lắng
ra môi trường khi chưa được xử lý; Không nuôi thả con giống khi chưa được kiểm nghiệm chất lượng; Phải có ao lắng trong nuôi tôm thâm canh và khu vực ao lắng xử lý nguồn nước cấp; Có qui chuẩn thực hành nuôi thủy sản tốt
Đối với tôm đang nuôi, người nuôi cần thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, môi trường, tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý ao nuôi phù hợp, bổ sung một số khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi, đặc biệt thương xuyên theo dõi kết quả quan trắc môi trường để có biện pháp quản lý ao nuôi cho tốt Có thể thả cá rô phi, nuôi hàu hoặc trồng rong cỏ trong ao thay thế hóa chất xử lý
2.3 Các biện pháp xử lý ao nuôi cá
2.3.1 Cải tạo đáy ao
Trong quá trình nuôi hoặc chuẩn bị ao nuôi cá nước ngọt thường gặp một số hiện tượng như nước ao đục, ô nhiễm, thả cá vào bị chết hoặc nước ao có màu sẫm, cá chậm lớn… Khi ao nuôi cá có hiện tượng nước bị đục và xuất hiện váng, cần rửa đáy ao (rửa chua) từ 2 -
3 lần, mỗi lần rửa chua cần bón vôi nung (CaO) với liều lượng 3.000 - 5.000 kg/ha hoặc 1.000
- 1.500 kg/mẫu Để tiến hành rửa đáy ao, cần tát cạn đáy ao, giữ lại từ 5 - 10cm, tiếp tục bón vôi và ngâm ao từ 7 - 10 ngày, tháo nước sau đó lặp lại 3 lần như trên Sau khi thau rửa ao, cấp nước vào ao đủ mức yêu cầu (gây màu nước nếu cần thiết), kiểm tra độ pH, nếu độ pH đạt
từ 7 - 7,5 là có thể thả cá được
2.3.2 Xử lý nước
Với những ao nuôi bị ô nhiễm, cá bị nhiễm độc, thiếu ôxy, nổi đầu chết thì phải dùng máy quạt nước, hóa chất làm tăng ôxy để làm tăng lượng ôxy hòa tan và đẩy các khí độc ra