1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THCS thị trấn Cát Bà

50 4K 56

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 317 KB

Nội dung

Qua đó học sinh có khả năng thực hành với những yêu cầu đòi hỏi thựchiện một cách chủ động ở tất cả các bộ môn và cũng nhờ đó mà học sinh có điềukiện phát triển tư duy, rèn phương pháp s

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT

I TÁC GIẢ:

Họ và tên: Phạm Thị Tám

Ngày tháng năm sinh: 25/5/1964

Chức vụ: Phó hiệu trưởng (phụ trách chuyên môn- phổ cập)

Đơn vị công tác: Trường THCS TT Cát Bà

ĐT: 0313688351; Di động: 0989 560 126

2 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

“ Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THCS thị trấn Cát Bà năm học 2012-2013”.

3 CAM KẾT :

Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi Nếu

có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ nội dung đề tài - SKKN, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này

Cát Bà, ngày 24 tháng 02 năm 2013 Người cam kết Phạm Thị Tám

Trang 2

PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài.

Trong nhà trường hiện nay, mục tiêu giáo dục được xây dựng tương đối phùhợp với xu thế phát triển của thời đại bao gồm cả thái độ năng lực, kĩ năng, kiếnthức, cách học, cách làm, cách sống nhằm đào tạo con người tự chủ, năng động

và sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra, lo được việc làm, lậpnghiệp trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ văn minh

Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung vàtrường THCS nói riêng phải có nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệncho thế hệ trẻ về đạo đức và trí tuệ, về thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bảnphát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách conngười Việt Nam XHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cao phục vụ

sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn vàtruyền thống Việt Nam, tiêp cận trình độ giáo dục phát triển của các nước trongkhu vực và trên thế giới trước xu thế hội nhập toàn cầu

Trường THCS TT Cát Bà là một trường học trong hệ thống giáo dục của huyệnđảo Cát Hải đã hoàn thành xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai, đã hoàn thànhcông tác kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 với tiêu chí về chất lượng dạyhọc là vô cùng quan trọng mà trong đó các hoạt động chuyên môn đóng vai tròthen chốt Vì vậy, để góp phần duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diêntrong nhà trường nói chung và chất lượng dạy học nói riêng, giữ vững tiêu chítrường chuẩn quốc gia và chất lượng giáo dục cấp độ 3, tôi tiếp tục đi sâu nghiên

cứu đề tài: “Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao

chất lượng dạy - học ở trường THCS TT Cát Bà năm học 2012-2013”.

2.Mục đích nghiên cứu:

Đưa một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn cụ thể nhằm nâng caochất lượng dạy- học trong trường THCS TT Cát Bà năm học 2012-2013

3.Kết quả cần đạt được:

Trang 3

- Xác định cơ sở khoa học của hoạt động dạy và học trong nhà trường.

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn hiệu quả, phù hợpvới điều kiện thực tế nhà trường nhằm từng bước duy trì và nâng cao chất lượngdạy học trong nhà trường

4.Phạm vi, đối tương và kế hoạch nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu: Việc chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học trong nhàtrường là một nội dung lớn liên quan đến nhiều vấn đề: Từ nhận thức của giáoviên, phụ huynh, học sinh đến công tác bồi dưỡng đội ngũ về trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, CSVC …Tuy nhiên với đề tài này tôi chỉ đisâu nghiên cứu một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng caochất lượng dạy - học tại trường THCS TT Cát Bà

- Đối tựơng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn vàchất lượng hoạt động dạy- học của giáo viên- học sinh trường THCS thị trấn CátBà

- Kế hoạch nghiên cứu:

+ Nghiên cứu các tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục, Điều lệtrường trung học, Quyết định 06/2006/QĐ- BNV về đánh giá xếp loại giáo viên,nhiêm vụ năm học, thông tư 58/2011/BGD ĐT về đánh giá xếp loại học sinh + Thời gian: 01 năm học (năm học 2012-2013)

Trên cơ sở các biện pháp đã thực hiện và kết quả đạt được của năm trước, nămhọc 2012-2013 tôi tiếp tục rút kinh nghiệm, đi sâu quản lý các hoạt động chuyênmôn đặc biệt là đổi mới quản lý hoạt động của giáo viên, đổi mới phương phápday học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng, đổi mới phương pháphọc tập của học sinh…, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý của cánhân mình và thực hiện trong những năm tiếp theo

PHẦN II NỘI DUNG

I Cơ sở lí luận:

Trong nhà trường, dạy- học là nhiệm vụ trọng tâm, là hoạt động giáo dục cơ bản, then chốt, được coi là là hoạt động có tính chất đặc thù Họat động dạy học

Trang 4

bao gồm sự chuyển hóa kiến thức khoa học đã được tích lũy của nhân loại đến ười học Hai đối tượng trong quá trình đó là người dạy (thầy, cô giáo ) và người học (học trò) Quá trình đó gồm nội dung kiến thức và phương pháp tác động từ thầy đến trò Với mục đích đó, trong giờ dạy giáo viên phải là người tổ chức điều khiển quá trình dạy học để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức; trò phải tích cực, độc lập suy nghĩ, chủ động và tự giác, ham hiểu biết để biến kiến thức của sách vở thành kiến thức của mình.

Dạy là hoạt động của giáo viên nhằm định hướng tổ chức, điều khiển giúpngười học tự tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng và hình thành hoặc biến đổinhững tình cảm, thái độ

Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách chọn nhập

và xử lý thông tin lấy từ môi trường xung quanh

Việc dạy- học trong một nhà trường chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Nócung cấp cho học sinh kỹ năng ban đầu và từng bứơc đi sâu vào kỹ năng thựchành Qua đó học sinh có khả năng thực hành với những yêu cầu đòi hỏi thựchiện một cách chủ động ở tất cả các bộ môn và cũng nhờ đó mà học sinh có điềukiện phát triển tư duy, rèn phương pháp suy luận và bồi dưỡng phẩm chất trongthời đại CNH-HĐH, năng động sáng tạo trong mọi lĩnh vực, đáp ứng yêu cầungày càng cao của xã hội Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy- học phải có độingũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vữngvàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về đào tạo đồng thời nhàtrường phải là một môi trường giáo dục thuận lợi để họ phát huy cao nhất nănglực của mình, không ngừng tự học tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên mônnghiệp vụ, thường xuyên cập nhập thông tin, tích cực đổi mới phương pháp vàứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, yêu nghề mến trẻ, dám nghĩ dámlàm và dám chịu trách nhiệm để có bước đột phá đổi mới phương pháp giảngdạy, nâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngành giáo dục,đào tạo nguồn nhân lực cao cho xã hội Nhà giáo không ngừng học tập rèn luyệnnêu gương tốt cho học sinh (Điều 14- Luật giáo dục) Và người quản lý phải xácđịnh rõ vị trí trọng tâm của mình trong việc chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy và

Trang 5

học - Đó là khâu xây dựng kế hoạch và quản lý các hoạt động chuyên môn,nghiệp vụ theo quy định của Bộ giáo dục, ngành chủ quản có nghĩa là quản lýviệc lập kế hoạch và hoạt động của các tổ – nhóm chuyên môn, việc thực hiệnquy chế chuyên môn của giáo viên, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá họcsinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng, đổi mới phương pháp học tập của học sinh…

để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường

Vấn đề cơ bản là làm thế nào để tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn

đó đạt hiệu quả cao Điều này đòi hỏi có sự quan tâm chỉ đạo hợp lý của các nhàquản lý giáo dục: quản lý thế nào để thầy dạy tốt và trò học tốt Với sự chỉ đạo đóngười cán bộ quản lý phải tìm cách tác động tích cực đến đội ngũ giáo viên, họcsinh để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học Trong những năm học quacông tác chuyên môn được trường THCS TT Cát Bà thực hiện một cách nghiêmtúc, có kế hoạch trong từng năm học, học kỳ, các tháng và không ngừng cải tiếnlàm cho hoạt động chuyên môn càng phong phú, hiệu quả ngày một cao Đâythực sự là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với trường THCS TT Cát Bàtrong giai đoạn duy trì chất lượng trường chuẩn Quốc gia và giữ vững chất lượnggiáo dục cấp độ 3

II Thực trạng trường THCS TT Cát Bà :

1.Về đội ngũ giáo viên : Năm học 2012-2013

Nhà trường có 34 giáo viên hầu hết là nữ; độ tuổi trên 50 tuổi: 4 đ/c; độ tuổi

từ 35 đến 50 tuổi: 09đ/c; độ tuổi dưới 35 là 21 đ/c; Đảng viên 17 đồng chí

Trình độ đào tạo ĐH: 21 đ/c; CĐ: 13 đ/c trong đó về chuyên môn: Toán: 7,Lý: 1, Hoá: 2, Công nghệ: 2, Thể dục: 2, Văn: 8, Sinh: 1, Sử: 1, Địa: 1, Côngdân: 1, Anh: 4, Nhạc: 1, MT: 1.Tin: 1, TLGD: 1

Cơ cấu tổ chức: biên chế 02 tổ chuyên môn với 5 nhóm chuyên môn:

- Tổ KHTN:16 đồng chí với 2 nhóm: Toán - Lí- CN-Tin và Hoá-Sinh- TD

- Tổ KHXH:18 đồng chí với 3 nhóm:Văn; Sử - Địa - CD và nhóm Năngkhiếu (Tiếng Anh- ÂN- MT)

Qua nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy: Đa số các giáo viên có ý thức trách

Trang 6

nhiệm, tâm huyết với nghề, thực hiện tốt các quy định của chuyên môn, có đủ cácloại hồ sơ sổ sách và ghi chép đúng quy định Một số giáo viên có trình độchuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm trong quản lí và giáo dục họcsinh, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tự học tự bồi dưỡng để nâng caonăng lực của mình, thường xuyên cập nhật thông tin, ứng dụng CNTT trong soạngiảng, sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học… từng bước nâng cao chất lượng bộmôn mình phụ trách đặc biệt số lương giáo viên trẻ chiếm đa số nên thuận lợi chocông tác thi đua: tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động vàứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy…

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết vớinghề, thiếu kinh nghiệm giảng dạy, chưa đầu tư sâu cho bài giảng, vận dụng cácphương pháp dạy học chưa linh hoạt, chưa thực sự phù hợp đối tượng học sinh,đổi mới phương pháp giảng dạy chưa đồng bộ, còn phụ thuộc vào sách giáo khoa,đôi khi chưa thật chủ động tổ chức đánh giá học sinh theo định hướng tích cựchoá việc học tập của học sinh, sử dụng ĐDDH đôi khi chưa hiệu quả, việc ápdụng phiếu học tập, bảng phụ và một số thiết bị phụ trợ khác tuy có hiệu quảsong vẫn còn mang tính hình thức, còn để có tiết học trầm, chưa gây được hứngthú học tập cho học sinh Quản lí tổ chức học sinh học tập còn hạn chế: bao quát,quán xuyến chậm, đôi khi chưa chú ý xây dựng được phong trào và phương pháphọc tập bộ môn cho học sinh

2.Về học sinh:

Năm học 2012-2013 (Tính đến tháng 2/2013 ): 604 học sinh - 18 lớp.

(07 học sinh học hoà nhập)

Khối 6: 4 lớp - 157 học sinh; Khối 7: 5 lớp - 169 học sinh

Khối 8: 4 lớp - 127 học sinh; Khối 9: 5 lớp - 151 học sinh

Qua điều tra, nghiên cứu tôi thấy: Đa số các học sinh có mục đích, động cơ họctập đúng đắn, có ý thức học tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài, thực hiện tốtcác quy định của nhà trường, có đủ sách vở và ghi chép đúng quy định Một sốhọc sinh tiếp thu nhanh, có tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập và rènluyện, tích cực, tự học để bổ sung và nâng cao kiến thức, thường xuyên cập nhật

Trang 7

thông tin, là những cánh chim đầu đàn trong phong trào thi đua, đạt thành tíchcao trong học tập và rèn luyện Song vẫn còn một số học sinh không xác định được rõ động cơ, mục đích của việc học tập, không yêu thích và hứng thú học tậpcác môn văn hoá nên còn mải chơi, hổng kiến thức, chưa chăm chỉ, chưa chú ýhọc tập, được nhắc nhở nhiều nhưng chưa tiến bộ, sa đà vào các trò chơi ngoài xãhội; một số học sinh không có hoặc không đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tâp vàcòn có em do năng lực tiếp thu chậm, chưa thực sự cố gắng, cầu tiến.

Ngoài ra một vấn đề nữa cũng đáng quan tâm trong khi nghiên cứu về đề tàinày là: Một bộ phận phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm việc giáo dục con

em, phó mặc cho nhà trường, chưa nắm bắt kịp thời diễn biến tâm sinh lý và kếtquả học tập của con em, chưa phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việcgiáo dục học sinh Quá trình hội nhập mở … mặt trái của cơ chế thị trường đãảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục học sinh của các nhà trường (dịch vụ:ka-ra-o-ke, trò chơi điện tử, vũ trường….) đồng thời sự kết hợp vào cuộc của các tổchức xã hội chưa đều tay, chưa động bộ, địa phương vẫn còn tồn tại những môitrường chưa thực sự lành mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của cácem: dịch vụ- tụ điểm chơi điện tử

3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS TT Cát Bà năm học 2012-2013

Với thực trạng về đội ngũ giáo viên, nề nếp các hoạt động chuyên môn, nề nếpdạy và học của giáo viên và học sinh nhà trường, trên cơ sở các kết quả đạt đượckhi thực hiện các biện pháp quản lý các hoạt động chuyên môn nhằm nâng caochất lượng dạy- học trong những năm qua tôi thấy việc nâng cao chất lương dạy-học là một vấn đề nan giải đòi hỏi phải có đầu tư, phải kiên trì và quyết liệt Đểchất lượng dạy học trong nhà trường được duy trì và từng bước được nâng caođòi hỏi cán bộ quản lý, mỗi giáo viên và từng học sinh đều phải có sự cố gắngcao, đồng tâm nhất trí, tự giác thực hiện tốt các giải pháp để nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện nói chung và chất lượng dạy- học trong nhà trường THCS TTCát Bà nói riêng Tôi chỉ xin nêu một số biện pháp mà tôi đã có điều kiện quản

lý, bước đầu có hiệu quả trong quá trình công tác của mình năm học 2012-2013

Trang 8

Đó là:

1.Tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn

2.Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiếnthức kỹ năng

3.Chỉ đạo đổi mới phương pháp học tập tích cực của học sinh

4.Đổi mới kiểm tra đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn, hoạt động sưphạm của giáo viên

III Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng day-học ở trường THCS TT Cát Bà

1 Tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn

1.1 Đổi mới phân công chuyên môn- xây dựng thời khóa biểu

* Phân công chuyên môn

Phân công công tác giảng dạy và chủ nhiệm cho đội ngũ giáo viên một cáchhợp lý, đúng năng lực, sở trường, cá tính và có tính đến các yếu tố phù trợ, phùhợp với tình hình thực tế của nhà trường sẽ góp phần quyết định nâng cao chấtlượng giảng dạy, giáo dục toàn diện Phân công hợp lý sẽ thúc đẩy tinh thần làmviệc và củng cố lòng tin của giáo viên, giảm thiểu áp lực trong công việc.Phâncông giảng dạy phải xuất phát từ yêu cầu của việc giảng dạy và quyền lợi học tậpcủa toàn thể học sinh Phân công chuyên môn trước hết phải vì sự tiến bộ của cảtập thể sư phạm, tạo điều kiện người giỏi kèm cặp người chưa có kinh nghiệm,người còn yếu đồng thời chú ý đúng mức đến khả năng tiếp thu kiến thức của họcsinh.để đảm bảo các yêu cầu đó, tôi đã căn cứ vào các tiêu chuẩn để phân công vềyêu cầu của việc dạy, năng lực và sở trường của giáo viên, thâm niên nghềnghiệp, hoàn cảnh gia đình và nguyện vọng cá nhân của giáo viên trên cơ sở đóđưa ra hình thức phân công phù hợp như dạy môn/ khối và theo lớp, kết hợp đểgiáo viên có cơ hội và điều kiện để trao đổi và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.Đồng thời cùng với Hiệu trưởng xem xét và biên chế sĩ số lớp hợp lý, đều cả vềhọc lực hạnh kiểm và sự phân bố trên địa bàn thị trấn Cát Bà, chọn giải pháp tối

ưu để xếp lớp đầu cấp, các lớp khác thường giữ nguyên sĩ số và giáo viên chủ

Trang 9

nhiệm theo lớp lên trong cả khóa để có điều kiện nắm bắt tình hình học tập rènluyện của học sinh, những biến đổi tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình …để có biệnpháp tác động tích cực, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm ổn định tổ chức lớp bầu cán

sự lớp, biên chế các tổ- nhóm học sinh học tập, cố vấn cho học sinh bầu ban chỉhuy chi đội

Với nhận thức về tầm quan trọng của phân công chuyên môn và chủ nhiệm, tôi

đã thực hiện theo các bước sau:

Bước1: Cùng với đồng chí Hiệu trưởng thống nhất các yêu cầu của việc phân

công, chuẩn phân công ( đạt hiệu quả chuyên môn cao nhất, bồi dưỡng đội ngũthiết thực nhất, đảm bảo giờ công lao động và có thể tham gia các hoạt động giáodục khác…)

Bước2: Phổ biến mục đích yêu cầu, chuẩn, dự kiến phương hướng phân công,

quy trình phân công trong hội đồng sư phạm để giáo viên đăng ký nguyện vọng

cá nhân

Bước 3: Dự kiến trước việc phân công căn cứ vào thực lực đội ngũ và yêu cầu

thực tế của nhà trường, nguyện vọng của giáo viên

Bước 4: Thảo luận dự kiến phân công tại hội nghị liên tịch mở rộng đến các tổ

trưởng chuyên môn Hướng dẫn các tổ trưởng chuyên môn tổ chức thảo luậntrong tổ, giải thích thuyết phục giáo viên Các tổ trưởng chuyên môn thông báokết quả thảo luận, nhà trường điều chỉnh nếu có thay đổi

Bước 5: Ra quyết định phân công chuyên môn Bên cạnh việc phân công giảng

dạy các lớp cần kết hợp phân công các mặt hoạt động khác để giáo viên biết rõkhối lượng công việc của từng người và điều chỉnh nếu cần

Với cách làm như trên việc phân công chuyên môn, chủ nhiệm của nhàtrường luôn tạo được sự đồng thuận, phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường đểđạt kết quả tốt Phân công chuyên môn công bằng, khách quan như vậy đã có tácdụng thúc đẩy động lực làm việc, khả năng phát triển và nhu cầu cống hiến củagiáo viên Khi phân công chuyên môn tôi không chỉ căn cứ vào thâm niên chuyênmôn, trình độ đào tạo mà đã tính đến sự kế thừa giữa các thế hệ giáo viên đồngthời chú trọng đến việc trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi của người học, sự

Trang 10

đồng đều giữa các khối lớp trên nguyên tắc khối nào cũng có giáo viên cốt cán vàchế độ lao động đã quy định Do đội ngũ giáo viên có nhiều biến động (Giáo viênnghỉ thai sản rải rác từ tháng 8/2012 đến hết tháng 5/2013) nên việc điều chỉnhphân công chuyên môn diễn ra thường xuyên hàng tháng Trong học kỳ vừa quatrong quá trình hoạt động chuyên môn không có vướng mắc gì bởi khi có đề xuấtcủa giáo viên, sau khi thống nhất với đồng chí Hiệu trưởng, tôi đã trực tiếp gặp

gỡ, trao đổi và động viên giáo viên nên ai cũng nhận nhiệm vụ một cách tích cực(dù có thể phải dạy trái ban trong một thời gian khi có giáo viên nghỉ thai sản) vàhoàn thành nhiệm vụ được giao

* Xếp và quản lý thời khóa biểu

Xây dựng thời khoá biểu hợp lý, vừa đảm bảo tính khoa học, vừa có ý nghĩathực tiễn tại trường; qua đó kế hoạch hoá việc theo dõi nề nếp dạy - học của giáoviên và học sinh; kịp thời giải quyết các giờ trống và các tình huống sảy ra trongquá trình thực hiện Khi xây dựng thời khóa biểu tôi đặc biệt đến tính ổn địnhcủa thời khóa biểu, chính điều này làm cho nhịp độ hoạt động trong nhà trườngđược đảm bảo Thời khóa biểu không ổn định sẽ gây rối loạn trong công việc củagiáo viên và học tập của học sinh Cùng với việc phân công chuyên môn trên cơ

sở đảm bảo quyền lợi tối đa của người học và phát huy tối đa năng lực sở trườngcủa giáo viên thì thời khóa biểu của nhà trường đã góp phần tạo thuận lợi choviệc thực hiện cũng như điều kiện về sức khỏe, địa bàn công tác của mỗi người;đánh giá đúng trình độ năng lực của giáo viên, phản ánh tình hình dạy học củanhà trường một cách công bằng, minh bạch; đồng thời phát huy phong trào đổimới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng, khuyếnkhích ứng dụng CNTT, khai thác tối đa cơ sở vật chất trang thiết bị thí nghiệm,phòng học bộ môn vào dạy- học, từng bước nâng cao chất lượng toàn diện củanhà trường Một thời khóa biểu tốt phải được xây dựng trên các đặc điểm sưphạm và vệ sinh học đường như: Sắp xếp các giờ học phù hợp với lứa tuổi họcsinh, bố trí phù hợp các lớp học theo ca chính, ca 2, các môn khó được xen kẽ vàrải trong cả tuần và giờ giải lao giữa các tiết …

Để làm được điều này bản thân tôi- hiệu phó phụ trách chuyên môn nghiên

Trang 11

cứu và nắm vững kế hoạch dạy học, bảng phân phối chương trình các môn học,danh sách phân công giáo viên theo môn, theo lớp và nguyện vọng của giáo viên

và số lượng phòng học bộ môn, thiết bị dạy học Và trực tiếp xếp thời khóa biểutheo các bước:

Bước 1: Tập hợp tư liệu về chuyên môn, các nguyện vọng của giáo viên, trên cơ

sở đề xuất của tổ chuyên môn

Bước 2: Căn cứ vào chương trình, số lớp biên chế hiện có, yêu cầu cụ thể của

từng khối lớp, số tiết đã được phân công giảng dạy cho từng giáo viên

Bước 3: Trình Hiệu trưởng duyệt

Bước 4: Phụ trách chuyên môn quản lý trực tiếp thời khóa biểu và triển khai tới

giáo viên, học sinh thực hiện Tổ chuyên môn nhận thời khóa biểu để theo dõi,quản lý trực tiếp giáo viên trong tổ và bố trí dạy thay, dạy bù khi có giáo viênvắng Các giáo viên chép thời khóa biểu để thực hiện công tác giảng dạy và chủnhiệm và thông báo công khai đến phụ huynh học sinh thông qua sổ liên lạc đểkết phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc quản lý giờ giấc học tập vàhoạt động của học sinh tại trường Các thay đổi so với của thời khóa biểu phảiđược thông báo đến phụ trách chuyên môn để quản lý và theo dõi trong quá trìnhthực hiện

Trong học kỳ 1 vừa qua với sự biến động liên tục của đội ngũ giáo viên nghỉthai sản trở lại làm việc, thời khóa biểu đã điều chỉnh, đáp ứng yêu cầu về thayđổi về giáo viên, về chương trình các môn học kỳ 1 và 2, nề nếp làm việc và nhịp

độ hoạt động của nhà trường luôn được duy trì ổn định Có được kết quả đó là có

sự cố gắng của cả đội ngũ cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường trong vấn đềthực hiện và giải quyết kịp thời các tình huống thực tế trong các hoạt động củanhà trường

1.2 Xây dựng kế hoạch chuyên môn

Kế hoạch chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhàtrường trong đó gồm các mục tiêu có liên quan chặt chẽ, thống nhất với nhau bởimục tiêu chung và hệ thống các biện pháp được xây dựng trước một giai đoạnnhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã được xác định Kế hoạch chuyên

Trang 12

môn là chương trình hành động của tập thể giáo viên được xây dựng trên cơ sởnhững nhiệm vụ chung của nhà trường.

Để làm được điều đó bản thân tôi phải tiến hành điều tra cơ bản, nắm bắtchính xác, khách quan và xác định tình hình đầu năm, phân tích và xác định mụctiêu hoạt động chuyên môn cho năm học mới thông qua các văn bản hướng dẫn,triển khai nhiệm vụ năm học của cấp trên và tình hình thực tế nhà trường để viết

dự thảo báo cáo, tổ chức thảo luận góp ý dự thảo kế hoạch từ các tổ chuyên môn,trên cơ sở các kế hoạch của từng cá nhân, đăng ký chỉ tiêu chất lượng và biệnpháp nâng cao chất lượng từng nhóm bộ môn rồi hoàn chỉnh kế hoạch trình Hiệutrưởng duyệt Kế hoạch hoạt động chuyên môn phù hợp với năng lực của độ ngũgiáo viên, yêu cầu nâng cao chất lượng, không gây áp lực nặng nề cho giáo viên Đối với chuyên môn, việc xây dựng kịp thời, sát thực tế và quản lý theo kếhoạch một cách khoa học giúp cho hoạt động chuyên môn nhà trường đi vào nềnếp Ngoài kế hoạch dạy học ( kế hoạch chuyên môn) thì bộ phận chuyên môncòn xây dựng các kế hoạch hoạt động theo năm học, kỳ học như: Kế hoạch dạy

tự chọn, kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, kế hoạch bồi dưỡng học sinh, kế hoạchdạy thêm học thêm, kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp, kế hoạch kiểm trahoạt động sư phạm của giáo viên trung học, kế hoạch xây dựng”nguồn học liệumở”… cùng các kế hoạch chuyên đề như: Kế hoạch khảo sát chất lượng đầunăm, kế hoạch thi Toán qua mạng, Olympic Tiếng Anh qua mạng, kế hoạch thigiáo viên giỏi, kế hoạch thi học sinh giỏi, kế hoạch kiểm tra toàn diện hồ sơchuyên môn, kế hoạch kiểm tra học kỳ 1, kế hoạch lên chuyên đề…

Với các kế hoạch hoạt động chuyên môn được xây dựng bao giờ tôi cũng chú ýđến tính khả thi, tính thực tiễn, tính hiệu quả của kế hoạch, xác định rõ nhiệm vụtrọng tâm( phù hợp với kế hoạch chung của nhà trường), nhiệm vụ cụ thể và đềxuất các giải pháp thực hiện hiệu quả, đồng bộ đồng thời có phân công nhiệm vụ

rõ ràng, nguồn lực cần có (người thực hiện, người hỗ trợ), thời gian cụ thể, yêucầu cần đạt để các tổ chuyên môn, các giáo viên căn cứ vào đó để thực hiện mộtcách nghiêm túc, tự giác Trong quá trình thực hiện tôi luôn đi sâu đi sát để địnhhướng, tạo điều kiện về mọi mặt, tư vấn và kiểm tra đánh giá chính xác khách

Trang 13

quan, có nhận xét cụ thể rõ ràng minh bach và tạo cơ hội để tổ chuyên môn cũngnhư mỗi giáo viên tự hoàn thiện và rút kinh nghiệm cho bản thân Chính vì vậy

mà trong học kỳ 1 vừa qua các hoạt động chuyên môn của nhà trường được các

tổ chuyên môn, các giáo viên tích cực hưởng ứng và thực hiện đạt hiệu quả, hồ sơchuyên môn được lưu đầy đủ, khoa học

1.3 Theo dõi thực hiện quy chế và nhiệm vụ chuyên môn:

Quản lý các hoạt động chuyên môn cũng có nghĩa là quản lý tốt việc thựchiện quy chế và nhiệm vụ chuyên môn một cách tự giác của mỗi giáo viên mỗitổ- nhóm chuyên môn Đó là: Theo dõi thời gian làm việc của giáo viên theophân công chuyên môn và thời khóa biểu; việc thực hiện chương trình các bộmôn; Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất hồ sơ chuyên môn cùng việc tham giacác hoạt động chuyên môn khác Trên cơ sở đó tổng hợp việc thực hiện quy chế,nhiệm vụ chuyên môn, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chuyên môn và có biệnpháp nhắc nhở, rút kinh nghiệm và tư vấn kịp thời để hoàn thiện các nội dungtheo yêu cầu, báo cáo Hiệu trưởng kết quả thực hiện quy chế, nhiệm vụ chuyênmôn trong từng tháng, học kỳ, cả năm Để làm tốt nhiệm vụ này bản thân tôi xácđịnh phải chú trọng việc đổi mới xây dựng nề nếp chuyên môn một cách thiếtthực và hiệu quả

Trên cơ sở kết quả của năm học trước, tiếp tục làm cho mọi thành viên tronghội đồng nhà trường thấm nhuần đường lối, quan điểm giáo dục, chính sách củaĐảng và nhà nước thông qua việc cho giáo viên học tập các chỉ thị nghị quyết,thông tư về chất lượng, giải pháp mục tiêu giáo dục đào tạo đối với cấp THCS từ

đó xác định và giúp cho mọi thành viên trong nhà trường hiểu rõ trách nhiệm vàquyền hạn của mình trong quá trình công tác; Có kế hoạch bồi dưỡng cả về tưtưởng chính trị, phẩm chất, nhân cách, cả về năng lực sư phạm cho giáo viên.Xây dựng cho đội ngũ CBGV - CNV nhà trường ý thức thực hiện 6 điểm tư cáchcủa người cán bộ - giáo viên thành phố Hải Phòng

Đầu năm học nhà trường đã tổ chức cho giáo viên học tập quy chế chuyênmôn, Nhiệm vụ năm học, Quy chế dân chủ trong trường học, tổ chức cho giáoviên nghiên cứu các tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục, Điều lệ trường

Trang 14

trung học, Thông tư 58/2011/BGD ĐT về đánh giá xếp loại học sinh, Quyết định06/2006/QĐ- BNV về đánh giá xếp loại giáo viên, Quyết định của UBND thànhphố Hải Phòng về kế hoạch thời gian năm học 2012-2013, Thực hiên phân phốichương trình các môn học, Quyết định số 633/ QĐ- GDĐT- GDTrH V/v banhành hướng dẫn giảng dạy các môn học GD trung học, quyết định 673/QĐ- SGDĐT- GDTrH v/v ban hành phiếu đánh giá tiết dạy Giáo dục trung học,… thốngnhất các quy định của nhà trường về hồ sơ sổ sách và công tác; quán triệt ý thứcthực hiện các cuộc vận động qua việc xây dựng chương trình hành động vớinhững giải pháp cụ thể, thảo luận trong hoạt động và cam kết thực hiện Các chỉthị nghị quyết, thông tư của cấp trên đều được nhà trường thông qua, được triểnkhai trên cơ sở dân chủ bàn bạc, thống nhất xây dựng thành nghị quyết của Hộiđồng giáo dục và thực hiện nghiêm túc.

-Từng bước duy trì nề nếp, kỷ cương, ý thức tự học, tự bồi dưỡng thườngxuyên Khuyến khích và tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho cán bộ giáoviên- nhân viên tham gia các lớp học tập bồi dưỡng để đạt chuẩn, trên chuẩn vềđào tạo

- Xây dựng quy định, nội quy quy chế cơ quan cho các tổ chức, các bộ phậntrong nhà trường thông qua quy chế dân chủ: cán bộ giáo viên được thảo luận,góp ý xây dựng cho các quy định thống nhất chung của nhà trường: các tiêu chíthi đua của giáo viên và học sinh, cách đánh giá tiết học trong sổ đầu bài …

- Thống nhất các loại sổ sách quy định chung cho các tổ- nhóm chuyên môn, cánhân giáo viên và các yêu cầu về từng loại sổ sách này; đặc biệt quan tâm đếngiáo án: Việc thiết kế giáo án theo tinh thần dạy- học, kiểm tra đánh giá theochuẩn kiến thức kỹ năng, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, thể hiện đượchoạt động của thầy và trò, chú trọng việc sử dụng đồ dùng Khuyến khích ứngdụng công nghệ thông tin vào soạn, giảng và quản lí học sinh hiệu quả

- Quản lý chặt chẽ sổ đầu bài, sổ điểm cá nhân và sổ điểm lớn, coi trọng côngtác quản lý điểm; việc ra đề, kiểm tra chấm, chữa và trả bài, vào điểm của giáoviên theo đúng quy định

- Có kế hoạch và các hình thức kiểm tra hồ sơ, sổ sách trong giáo viên Tổ chức

Trang 15

thi hồ sơ, đồ dùng dạy học của giáo viên và vở sạch chữ đẹp trong học sinh

1.4 Đổi mới hoạt động của tổ- nhóm CM

* Về tổ chuyên môn:

Tổ chuyên môn được xây dựng theo đúng điều lệ trường trung học, quản lítrực tiếp về mội mặt hoạt động của các thành viên trong tổ Tổ chuyên môn phảixây dựng kế hoạch hoạt động của tổ trong từng tuần, từng tháng, kì, năm phù hợpvới đặc trưng và biên chế của tổ mình theo kế hoạch chỉ đạo của chuyên môn vàcác tổ chức khác trong nhà trường Tổ chuyên môn hướng dẫn xây dựng và quản

lí kế hoạch cá nhân của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình mônhọc của Bộ và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ, tham gia đánh giá xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của bộgiáo dục đồng thời đề xuất khen thưởng kỉ luật đối với giáo viên

Trong trường THCS, hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn là một hoạtđộng thiết yếu, chủ lực cho tất cả hoạt động giáo dục Vai trò quản lý của tổ tr-ưởng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục Mọi hoạt độngcủa tổ chuyên môn được bàn bạc, thống nhất và thực hiện đều phải qua các sinhhoạt định kỳ(hoặc đột xuất) giữa các thành viên trong tổ nhằm đảm bảo tính hiệuquả, tính dân chủ đúng theo kế hoạch đã được xây dựng về các nội dung như:

- Biện pháp quản lý chất lượng: Tổ chuyên môn chỉ đạo các giáo viên lập kếhoạch chuyên môn cá nhân (giảng dạy và chủ nhiệm), đăng kí chỉ tiêu chất lượng

bộ môn trên cơ sở nắm bắt tình hình nhà trường, kết quả khảo sát chất lượng đầunăm, chỉ tiêu trường chuẩn quốc gia mà trường đã đạt và đề xuất các giải phápnâng cao chất lượng bộ môn mình phụ trách để có hướng phấn đấu vì chất lượngchung của nhà trường

- Công tác thi đua: Tổ chuyên môn động viên, khích lệ giáo viên hăng hái thiđua dạy tốt, yêu nghề mến trẻ, động viên giáo viên đăng ký thi đua, thi giáo viêngiỏi các cấp, bình xét thi đua kịp thời, công khai minh bạch trên cơ sở theo dõisát sao trong từng tháng Đây chính là động lực thúc đấy sử cố gắng phấn đấuvươn lên để hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên trong các tổ chuyên môn

- Tổ chuyên môn còn hỗ trợ tốt giáo viên trong việc làm đồ dùng dạy học và

Trang 16

khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiếnthức kỹ năng kết hợp với các phương tiện hiện đại và rút kinh nghiệm cho từngtiết dạy, từng phân môn, từng khối lớp và nhân điển hình những tiết dạy tốt đểtháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện áp dụng phương pháp phát huytính tích cực học sinh trong học tập…

- Biện pháp hạn chế học sinh yếu: Sau khảo sát chất lương đầu năm, giáo viên

bộ môn lập danh sách học sinh yếu kém và báo về phụ trách chuyên môn Nhàtrường xây dựng và triển khai kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém thông qua kếhoạch bồi dưỡng học sinh và kế hoạch dạy thêm học thêm Ngoài việc theo dõithống kê của từng bài kiểm tra với những lưu ý cụ thể, sau những tiết dự giờ tôiluôn yêu cầu giáo viên phải nắm rõ các mặt còn hạn chế của học sinh yếu kémnhằm giúp giáo viên từng bước khắc phục và nâng cao chất lượng bộ môn Đồngthời hàng tháng giáo viên bộ môn có báo cáo về chuyên môn tình hình học sinhyếu kém bộ môn các giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn, có theo dõi độngviên kịp thời tạo điều kiện đẻ các em cố gắng vươn lên Trong học kì 1 vừa qua

số học sinh yếu giảm và không có học sinh xếp loại học lực kém

- Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi Sau khảo sát chất lượng đầu năm, giáoviên bộ môn viên luôn tìm những học sinh giỏi, yêu thích bộ môn để lập danhsách học sinh giỏi bộ môn Nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch bồidưỡng, phân công giáo viên có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong côngtác giảng dạy và tổ chức thi học sinh giỏi cấp trương và tham gia thi học sinh giỏicấp trên(nếu có)

- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Tổ chuyên môn đã tích cực bồi dưỡng độingũ thông qua các hoạt động chuyên môn như: dự giờ thăm lớp, sinh hoạt nhómchuyên môn, tham gia các chuyên đề, tham gia dạy tốt và thao giảng và thi giáoviên giỏi các cấp đặc biệt là công tác tự hoc tự bồi dưỡng của giáo viên theo quyđịnh Các tổ chuyên môn đã chú ý đến việc giúp đỡ các đồng chí giáo viên mới ratrường hoặc yếu từng mặt, có tư vấn trực tiếp và kịp thời Mỗi hoạt động này tổ -nhóm chuyên môn đều có đánh giá, rút kinh nghiệm, tư vấn và tạo có hội chogiáo viên tự khẳng định mình Đồng thời cũng qua các hoạt động chuyên môn tôi

Trang 17

đã mạnh dạn giao việc để phát huy tính dân chủ, tính tích cực chủ động sáng tạocủa giáo viên, theo dõi giúp đỡ để bồi dưỡng giáo viên đầu đàn và bồi dưỡng cốtcán bộ môn trong đó các đồng chí tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và các đồng chínhóm trưởng các nhóm chuyên môn đều là những cốt cán vững vàng về nghiệp

vụ, có tay nghề chuyên môn vững trong giảng dạy, trực tiếp soạn bài- lên lớp, vàtrực tiếp chỉ đạo hoạt động của các tổ- nhóm chuyên môn nên mọi nề nếp chuyênmôn trong nhà trường được giữ vững, khả năng giảng dạy tiếp cận và đổi mớiphương pháp dạy học được nâng lên rõ rệt, từng bước đổi mới sinh hoạt tổ- nhómchuyên môn với những hoạt động mang tính sáng tạo và hiệu quả

- Kiểm tra đánh giá giáo viên: Tổ chuyên môn, cốt cán bộ môn kiểm tra đánhgiá xếp loại giáo viên trung học và theo dõi quản lý trong suốt năm học một cáchkhách quan, công bằng

- Quản lý các hoạt động của giáo viên: Giáo viên được tổ chuyên môn quản lýtrực tiếp và toàn diện về mọi mặt từ việc thực hiện chương trình, việc thực hiệnthời khóa biểu, ngày giờ công, quản lý hồ sơ sổ sách …đến chất lượng bộ môn.Khi trong tổ có giáo viên nghỉ việc riêng, ốm đau hoặc đi công tác tổ chuyên môn

có trách nhiệm báo cáo việc sắp xếp chuyên môn trong phạm vi tổ, để phụ tráchchuyên môn quản lí theo dõi và sắp chuyên môn liên quan đến các tổ khác đểtránh làm ảnh hưởng đến nề nếp chung

-Tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt- học tốt: Từ đầu năm học chuyên môncùng với công đoàn nhà trường liên tục phát động các đợt thi đua dạy tốt- học tốtchào mừng ngày 20/10; 20/11; 8/3 thi giáo viên giỏi cấp cụm, thi giáo viên dạygiỏi cấp huyện Giáo viên lên lớp thể hiện chuyên đề đổi mới phương pháp,chuyên đề bài khó, sử dụng phương tiện hiện đại (Bài giảng điện tử.), Sử dụnghiệu quả phương pháp dạy học mới “Sử dụng bản đồ tư duy” và bước đầu vậndụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”… Học sinh đăng kí ngày học tốt tuần họctốt, thi đua giành điểm tốt, tích cực tham gia hội thảo đổi mới phương pháp họctập tại lớp/ bộ môn; tại trường và tại cụm, tiếp cận và đáp ứng yêu cầu đổi mớiphương pháp dạy học của thầy Đây là hoạt động thiết thực cho việc tự học, tựbồi dưỡng của giáo viên trong các tổ chuyên môn và thi đua học tập - rèn luyện

Trang 18

của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường Với tinh thần

ấy trong học kỳ 1 có 100% giáo viên đã tích cực tham gia đăng kí và thể hiệnkhá thành công các tiết đã đăng kí với tinh thần thi đua và ý thức tập thể cao vàhọc sinh thi đua học tốt với nhiều ngày học tốt, tuần học tốt và ngàn hoa điểm tốt

- Thực hiện chế độ hội họp, báo cáo đúng quy định Hàng tháng các tổ chuyênmôn họp từ 1-2 lần để đánh giá rút kinh nghiệm các hoạt động và bình xét thi đuatheo tiêu chí đã được thảo luận và thống nhất ngay từ đầu năm và triển khai kếhoạch hoạt động trong tháng tiếp theo- đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượnghoạt động so với tháng vừa qua

Từ đầu năm học, các nhóm chuyên môn sinh hoạt đầy đủ đã thực hiện khá tốtcác nội dung quy định, có sư đầu tư và đổi mới hình thức sinh hoạt nên đã cóhiêu quả rõ rệt Ngoài ra các nhóm đã xây dựng quỹ đề kiểm tra chung cho toàntrường từ 45 phút trở lên theo đúng quy trình và quy định về các yêu cầu của đềkiểm tra Đã có sự đầu tư cho việc xây dựng “nguồn học liệu mở” một cách tíchcực, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin- bài giảng điện tử trong qua trìnhgiảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn

Điều đáng nói ở đây là cũng với các nội dung, các nhiệm vụ quy định nhưngvới tinh thần đổi mới trong quản lý, trong tổ chức sinh hoạt tổ- nhóm chuyên

Trang 19

môn học kỳ 1 vừa qua, nội dung và hình thức sinh hoạt tổ- nhóm chuyên mônkhá phong phú, hiệu quả, giáo viên không còn cảm thấy gò bó, áp lực mà hănghái thi đua dạy tốt và tham gia các phong trào khác, thực hiện tốt các cuộc vậnđộng của ngành và đạt hiệu quả cao và một trong những thành tích là nâng caochất lượng dạy học

2 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng

Như chúng ta đã biết sự tồn tại của phương pháp dạy học là cụ thể Bởi thếmọi chủ trương, quan điểm, mọi lý thuyết về đổi mới phương pháp sẽ vẫn chỉ là

“màu xám” nếu nó không được chuyển hoá thành ý thức và tình cảm, tri thức và

kỹ năng của người giáo viên với tư cách là một nhà sư phạm cụ thể, ở một nhàtrường cụ thể, trên cơ sở những bài học cụ thể, giữa bối cảnh một giờ lên lớp,một đối tượng học sinh…Bao nhiêu cái cụ thể ấy ràng buộc, chi phối và đặt rabấy nhiêu yêu cầu cho người giáo viên phải quan tâm suy nghĩ và thể hiện trongquá trình đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức

kỹ năng Vì vậy để đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theochuẩn kiến thức kỹ năng hiệu quả thì bên cạnh vấn đề tư tưởng, nhận thức, vấn đềnăng lực chuyên môn nghiệp vụ của người giáo viên thì việc tổ chức quản lý,chỉ đạo của nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng

2.1 Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt

hiệu quả các phương pháp dạy học mới theo chuẩn kiến thức kỹ năng:

Đây là yếu tố quyết định cơ bản và trực tiếp, là động lực để nâng cao chấtlượng và hiệu quả dạy học

Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổthông là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vàohoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫnthích hợp của giáo viên nhằm phát huy tư duy độc lập, sáng tao góp phần hìnhthành phương pháp và nhu cầu, khả năg tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạoniềm tin và niềm vui trong học tập, tận dụng các ưu điểm của phương pháptruyền thống và dần dần làm quen với những phương pháp dạy học mới

Trang 20

Đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng luôn luôn đặttrong mối quan hệ với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, đổi mới cở sở vật chất

và thiết bị dạy học; đổi mới các hình thức tổ chức dạy học để phù hợp giữa dạyhọc cá nhân và các nhóm nhỏ hoặc cả lớp, giữa dạy học ở trong phòng học vàngoài hiện trường; đổi mới môi trường giáo dục để học tập gắn với thực hành vàvận dụng; đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh qua đổi mới nội dung,hình thức kiểm tra xây dựng bộ công cụ đánh giá, phối hợp kiểu đánh giá truyềnthống với các trắc nghiệm khách quan, đảm bảo đánh giá khách quan, trung thựcmức độ đạt được mục tiêu giáo dục của từng học sinh nhất là triển khai và nhânrộng số giáo vien sử dụng phương pháp dạy học mới như “Sử dụng bản đồ tưduy”, “Bàn tay nặn bột”, chủ động tổ chức lên chuyên đề, kết hợp với tổ chức hộithảo đổi mới phương pháp học tập của học sinh nhằm rút kinh nghiệm trong việcphối hợp đổi mới phương pháp dạy học của thầy và phương pháp học tập hiệuquả của trò đẻ nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường

Là hiệu phó phụ trách chuyên môn tôi xác định được việc chỉ đạo đổi mớiPPDH gồm:

Thứ nhất: Triển khai toàn bộ các công văn chỉ đạo của nghành về việc thực

hiện nhiệm vụ năm học về chuyên môn

Thứ hai: Tổ chức thực hiện các biện pháp chuyên môn trong đó:

- Chỉ đạo cho các tổ chuyên môn đổi mới về nội dung sinh hoạt tổ, xây dựng kếhoạch hoạt động toàn diện theo năm học, học kỳ, tháng, tuần

- Xây dựng các chuyên đề thiết thực phục vụ cho việc đổi mới các PPDH, đổimới kiểm tra đánh giá để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

- Chỉ đạo việc tự học tự bồi dưỡng của giáo viên, thúc đẩy giáo viên tích cựcthăm lớp dự giờ học hỏi đồng nghiệp có kinh nghiệm, cùng trao đổi tháo gỡnhững vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

- Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyênmôn (nâng chuẩn) và tập huấn lớp chuyên đề cho ngành tổ chức

- Tổ chức cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm về đổi mới PPDH và đổi mớikiểm tra đánh giá với các đơn vị bạn thông qua cac đợt sinh hoạt cụm chuyên

Trang 21

- Chú trọng đến công tác chỉ đạo việc sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả trongcác giờ học đặc biệt là những giờ thực hành thí nghiệm

- Đổi mới về cách ra đề kiểm tra phải thể hiện một cách đa dạng các kiến thức

và kỹ năng phải khuyến khích được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh

và đồng thời cũng phải đánh giá được chuẩn kiến thức bộ môn

Để chỉ đạo đổi mới PPDH theo chuẩn kiến thức kỹ năng có hiệu quả tôi tiếnhành các bước sau:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theochuẩn kiến thức kỹ năng (trình Hiệu trưởng duyệt)

- Tổ chức triển khai kế hoạch tới các tổ- nhóm chuyên môn

- Đôn đốc kiểm tra thực hiện kế hoạch (lưu biên bản kiểm tra)

- Đánh giá tổng kết và rút kinh nghiệm về công tác này

Để chỉ đạo chỉ đạo đổi mới PPDH theo chuẩn kiến thức kỹ năng có hiệu quả tôi

đã làm những việc sau:

- Triển khai các hướng dẫn của các cấp quản lý, giáo dục về phương hướng vềnhững việc cần làm để đổi mới PPDH không để giáo viên phải đơn độc trongviệc đổi mới PPDH nhất là sử dụng các phương pháp dạy học mới

- Hoạt động đổi mới PPDH của giáo viên có sự hỗ trợ thường xuyên của đồngnghiệp thông qua dự giờ thăm lớp và cùng rút kinh nghiệm

- Trong quá trình chỉ đạo đổi mới phương pháp đã tổ chức hợp lý việc lấy ý kiếncủa học sinh về PPDH của thầy với tinh thần xây dựng

- Quá trình thực hiện đổi mới PPDH là quá trình hoạt động tự giác của bản thângiáo viên và phù hợp yêu cầu, thực tế nhà trường

- Trường tổ chức phong trào thi đua và có động viên khen thưởng nhằm độngviên kịp thời đối với các cá nhân tích cực và đạt hiệu quả trong hoạt động đổimới phương pháp dạy học, tổ chức nhân rộng các điển hình trong phong trào đổimới PPDH nhất là với các phương pháp dạy học mới triển khai trong năm họcnày

Ngay từ đầu năm học, trường luôn tạo điều kiện để giáo viên tham gia các lớp

Trang 22

bồi dưỡng, hội thảo tại Sở, Phòng Giáo dục - Đào tạo Cát Hải về chuyên môn,CNTT… đồng thời chú trọng đến việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học Bồidưỡng kĩ năng thực hành thí nghiệm, khuyến khích giáo viên say mê nghiên cứutìm tòi Động viên những giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có kinhnghiệm giảng dạy thể hiện các chuyên đề đã được thảo luận thống nhất để nângcao dần chất lượng công tác tự học, tự bồi dưỡng.

- Đẩy mạnh công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức

kỹ năng, nắm vững và vận dụng các yêu cầu trong chỉ đạo đổi mới phương phápđặc biệt là các phương pháp dạy học mới Việc đổi mới phương pháp gắn vớikhai thác sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học trên cơ sở bám sát yêu cầu chuẩn vềkiến thức, kĩ năng của từng bộ môn và tài liệu điều chỉnh nội dung chương trìnhcác môn học

- Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh trên cơ sở chuẩn kiếnthức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS do Bộ GD_ĐTbiên soạn kết hợp với tài liệu điều chỉnh nội dung chương trình Thiết kế bàigiảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệthống câu hỏi khoa học, tập trung vào trọng tâm tránh nặng nề quá tải(nhất là vớicác bài dài, khó, nhiều kiến thức mới có thể đề xuất phương án giãn tiết); bồi d-ưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh ghinhớ máy móc, không năm vững bản chất; thực hiện các tài liệu hỗ trợ công tácdạy và học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng một cách nghiêm túc,hiệu quả

- Giáo viên sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạngyêu cầu học sinh ghi chép quá nhiều, không dạy học theo lối đọc - chép; chútrọng phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủđạo của giáo viên trong quá trình tổ chức quá trình dạy học

- Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tácphong thân thiện, khuyến khích động viên học sinh học tập, chú trọng tổ chứchợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và hợp tác theo nhóm, rèn luyện kỹ năng tựhọc, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham

Trang 23

- Tăng cường sử dụng hợp lý CNTT trong các bài giảng, khai thác tối đa tínhnăng các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn, coi trọngthực hành thí nghiệm, chú trọng liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nộidung từng bài học

- Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kỹnăng thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và dự giờ thăm lớp của giáo viên, tổchức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ CM, hội thảo cấp trường, cụm trường,hội thi giáo viên giỏi các cấp

- Chú trọng tổ chức cho giáo viên nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sángkiến cải tiến, quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán trong mỗi bộ môn.Tăng cường hoạt động của hội đồng bộ môn, nâng cao chất lượng, hiệu quả cácSKKN

Ban giám hiệu, tổ chuyên môn đã thường xuyên dự giờ thăm lớp và rút kinhnghiệm cho giáo viên về việc về việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng hiệuquả đồ dùng dạy học, cách quản lí và tổ chức cho học sinh học tập tích cực trongcác giờ lên lớp, cách xây dựng nề nếp và phương pháp học tập bộ môn đặc biệttập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạyhọc hiệu quả qua ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Động viên và tạo điều kiện cho giáo viên đăng kí và viết sáng kiến kinhnghiệm, thực hiện chuyên đề đổi mới về công tác giảng dạy và giáo dục học sinh,

tổ chức đánh giá cấp tổ- trường và các chuyên đề sáng kiến đó được nhân rộng,

áp dụng và có hiệu quả cao trong phạm vi nhà trường đặc biệt là các sáng kiến, ýtưởng mới về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theochuẩn kiến thức kỹ năng

Thực tế khách quan cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học là một xu thếtất yếu, một vấn đề mang tính thời sự và cấp bách đối với nhà trường hiện nay.Mọi giáo viên đều khẳng định dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt độnghọc tập của học sinh là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất giúp họcsinh phát huy cao độ khả năng tự giác học tập, chiếm lĩnh tri thức góp phần nâng

Trang 24

co chất lượng dạy và học trong nhà trường

2.2 Tích cực đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng

Đầu năm học chuyên môn chỉ đạo các tổ- nhóm chuyên môn căn cứ vào phânphối chương trình và hướng dẫn giảng dạy bộ môn… giáo viên bộ môn chủ độngđăng ký lịch kiểm tra định kỳ, các nhóm chuyên môn chủ động ra đề kiểm trađịnh kỳ, học kỳ theo đúng quy định, có duyệt đề nôp về chuyên môn theo kếhoạch để quản lý và tổ chức kiểm tra theo đúng tiến độ chương trình, kiểm trađịnh kỳ đề chung theo khối vào ca 2:

- Đổi mới về cách ra đề kiểm tra phải thể hiện một cách đa dạng các kiến thức

và kỹ năng phải khuyến khích được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh

và đồng thời cũng phải đánh giá được chuẩn kiến thức bộ môn

- Việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học sinh hạn chế sai sót trong chấmchữa bài kiểm tra, góp phần nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho giáo viên- chốngtiêu cực và bệnh thành tích trong thi cử

- BGH đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc công tác thi, kiểmtra ở tất cả các khâu ra đề, coi chấm thi và nhận xét đánh giá Kết hợp một cáchhợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan dựa trên chuẩnkiến thức kỹ năng, hướng dẫn học sinh từng bước biết tự đánh giá năng lực củamình

- Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS do Bộban hành, tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm trahọc kì cả lý thuyết và thực hành

- Đối với các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân coi trọng đổimới kiểm tra đánh giá theo hướng hạn chế yêu cầu học sinh ghi nhớ máy móc,không nắm vững kiến thức kỹ năng môn học Trong quá trình dạy học cần từngbước đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi học sinh phảivận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân

- Tăng cường bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bàithi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm theo chuẩn kiến thức kỹ năngcủa chương trình với các cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo với các bài

Trang 25

kiểm tra cuối kỳ, cuối năm dành tối thiểu 50% làm bài cho các nội dung: thônghiểu, vận dụng sáng tạo Các bài kiểm tra từ 15 phút trở lên nhất thiết phải xâydựng ma trận Khi trả bài kiểm tra, học sinh được tự tham gia đánh giá kết quảhọc tập của mình, của bạn, nhất trí hay không nhất trí với đánh giá của giáo viên

bộ môn Điều này càng yêu cầu các giáo viên bộ môn chấm sát biểu điểm, chấmchính xác và khách quan vô tư, càng hạn chế sai sót có thể sảy ra khi chấm bàihoặc khi có sai sót được học sinh phản hồi đã kịp thời điều chỉnh Các bài kiểmtra đó được lưu tại phòng chuyên môn ( bài định kì, học kì) và lưu tại tổ chuyênmôn (bài 15 phút)

- Giáo viên đã tích cực tham gia xây dựng “Nguồn học liêu mở “ câu hỏi bàitập, đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo có chất lượng trên Website của Sở, PhòngGD-ĐT và trường để giáo viên và học sinh tham khảo và đã hoàn thành giai đoạn1- Các bài giảng điện tử của giáo viên, đề kiểm tra định kì các bộ môn văn hoá,

đề KSCL đầu năm, các tư tiệu giảng dạy các bộ môn đã được lưu vào đĩa CD vàmáy tính, tạo các thư mục- thư viện điện tử trong nhà trường thường xuyên vàhiệu quả

2.3.Tăng cường quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng:

đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng là công việc phải làm thừơng xuyên liêntục trong cả năm học và trong hè Trong quá trình thực hiện cần phát huy tối đavai trò của tổ nhóm chuyên môn trong chỉ đạo đổi mới phương pháp học tập vàtính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong đổi mới phương pháp học tậpđồng thời tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học, tập huấn tin học và sử dụngthiết bị cho giáo viên

- Tổ chức triển khai và đánh giá việc thực hiện chủ trương “ Mỗi giáo viên, cán

bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quảnlý”

Ngay đầu năm học, trường xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể về đổi mớiphương pháp dạy học, phấn đấu xây dựng mô hình nhà trường đổi mới phương

Ngày đăng: 28/03/2015, 14:45

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w