1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học sinh học THPT

59 834 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 331 KB

Nội dung

Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học sinh học THPT

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌCTÍCH HỢP CỦA GIÁO VIÊN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC THPT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học sinh học

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Phúc Chỉnh

Thái nguyên, năm 2015

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Phúc Chỉnh Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong công các công trình khác

Thái nguyên, tháng 3 năm 2015 Tác giả

Xác nhận của trưởng khoa Xác nhận của GV hướng dẫn

Trang 4

Mục lục

Trang bìa phụ

Lời cam đoan :

Lời cám ơn :

Mục lục :

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt :

Danh mục các bảng :

Mở đầu :

1.Lý do chọn đề tài:

2 Mục đích nghiên cứu:

3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

4 Nội dung nghiên cứu :

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

6 Gỉa thuyết khoa học:

7 Phương pháp nghiên cứu:

8 Những điểm mới của đề tài:

9 Cấu trúc của luận văn:

Chương 1 Cơ sở khoa học của dạy học tích hợp

1.1.Tổng quan về dạy học tích hợp:

1.1.1 Trên thế giới:

1.1.2 Ở Việt Nam:

1.2 Cơ sở lý luận của dạy học tích hợp:

1.2.1.Khái niệm TH:

1.2.2.Các mức độ TH:

1.3 Dạy học TH:

1.3.1 Định nghĩa:

1.3.2 Quan điểm về sự tích hợp các môn học :

1.3.3 Nguyên tắc tích hợp các môn :

Trang 5

1.3.4 Những thuận lợi và khó khăn khi thưc hiện các dạng TH :

Chương 2 : Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học sinh học THPT

2.1 Cấu trúc chương trình sinh học THPT :

2.2 Một số nội dung tích hợp trong dạy học sinh học THPT :

2.2.1 Tích hợp giáo dục môi trường :

2.2.2 Tích hợp giáo dục ATVSTP:

2.2.3 Tích hợp giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản:

2.2.4 Tích hợp giáo dục hướng nghiệp:

3 Quy trình xây dựng bộ tiêu chuẩn :

3.1 Xây dựng hồ sơ năng lực:

3.1.1 Các căn cứ xây dựng:

3.1.2 Căn cứ pháp lý:

3.1.3 Căn cứ vào đặc điểm lao động của GV:

3.2 Bộ hồ sơ năng lực dạy học tích hợp:

3.3 Bộ tiêu chuẩn:

3.4 Đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn:

Tài liệu tham khảo:

Phụ lục:

Trang 6

Danh mục các bảng

Bảng 1.1 Nội dung GDMT trong chương trình sinh học 10

Bảng 1.2 Nội dung GDMT trong chương trình sinh học 11

Bảng 1.3 Nội dung GDMT trong chương trình sinh học 12

Bảng 1.4 Nội dung GD ATVSTP trong dạy học VSV học 10

Bảng 1.5 Nội dung GD DS- SKSS trong dạy học sinh học 10

Bảng 1.6 Nội dung GD DS- SKSS trong dạy học sinh học 11

Bảng 1.7 Nội dung GDHN trong dạy học sinh học 10 Bảng 1.8 Nội dung GDHN trong dạy học sinh học 12

Trang 7

Các từ viết tắt trong đề tài

Trang 8

ta là vô cùng cần thiết nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định

“ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới cơ bản , toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa , hiện đại hóa , xã hội hóa , dân chủ hóa và hội nhập quốc tế , trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục , phát triển đội ngũ giáo ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt , tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo , coi trọng giáo dục đạo đức ,lối sống , năng lực sáng tạo , kỹ năng thực hành, kỹ năng lập nghiệp , đổi mới cơ chế taì chính giáo dục thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo ở tất cả các bậc học.thực hiện kiểm dục lành mạnh , kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và xã hội”

1.2 Ưu điểm cuả phương pháp dạy học tích hợp.

Việc dạy học ở nước ta mang nặng tính “hàn lâm, lý thuyết”.Dạy học chỉ chú trọng truyền thụ hệ thống kiến thức trong chương trình mà không chú trọngđến chủ thể người học cũng như khả năng ứng dụng tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống, hệ quả là những tri thức đó ngày một lỗi thời , lạc hậu không còn phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay Vì vậy phương dạy học tích hợp ra đời

để khắc phuc tình trạng trên “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ ,có hệ

Trang 9

thống các kiến thức , kỹ nằng thuộc các môn học khác nhau thành một nội dungthống nhất , dựa trên các mối quan hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó” Ưu điểm của phương pháp dạy học tích hợp là giúp học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức , kĩ năng , phương pháp của tri thức một cách hài hòa , hợp lý trong giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống bên cạnh đó việc tích hợp nội dung một số môn học sẽ giúp cho học sinh khôngquá tải , tăng hứng thú trong học tập.

1.3 Xuất phát từ đặc điểm môn sinh học ở trường THPT

Chương trình sinh học 10 là tổng kết chiều hướng tiến hóa chung của toàn

bộ sinh giới thông qua các hình thức tổ chức cơ thể , các phương thức trao đổi chất, quá trình sinh trưởng và phát triển , sinh sản cùng các hình thức cảm ứng dựa trên các kiến thức sinh học mà học sinh đã học ở cấp THPT, đồng thời bổ sung và nâng cao hiểu biết của học sinh về cấu trúc tổ chức sống, và cơ chế củamột số hiện tượng , quá trình cơ bản của sự sống mà chương trình sinh học ở cấp dưới chỉ mới đề cập đến một cách sơ lược,theo tinh thần hiện đại hóa nội dung kiến thức phù thức với yêu cầu của bậc học

Chương trình sinh học 11 nội dung bao gồm các kiến thức về hình

thái ,giải phẩu trong mối liên hệ với chức nằng sinh lý ở cấp độ cơ thể thông qua các hệ cơ quan quan trọng , được trình bày theo hướng hệ thống hóa kiến thức dựa trên nhưng hiểu biết đại cương

Chương trình sinh học 12 tiếp tục sinh học 10 và 11 về thế giới sống ở cấp

độ cao hơn là quần thể , quần xã , hệ sinh thái cùng với những hiện tượng tác động là di truyền , tiến hóa, cũng như tương tác cuả hệ với môi trường sống sinh học 12 giúp học sinh củng cố niềm tin vào sinh học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật cuả các hiện tượng sinh học , vận dụng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên , bảo vệ môi trường sống , có thái

Trang 10

độ hành vi đúng đắn đối với chính sách cuả Đảng và Nhà nước về dân số, SKSS, phòng chống HIV/AIDS.

1.4 Xuất phát từ yêu cầu về rèn luyện năng lực DHTH cuả giáo viên

Ngày nay với sự phát triển như vũ bão cuả KH, KT và CN, tri thức của loài người đang tăng lên một cách nhanh chóng , không những thông tin mà với

sự phát triển của các phương tiện CNTT, ngày càng có nhiều cơ hội đề mọi người dễ dàng tiếp cận với những thông tin mới nhất, trước tình hình trên đòi hỏi GV phải biết dạy tích hơp các môn học, daỵ cho học sinh cách thu thập , chọn lọc , xử lý các thông tin, biết vận dụng những kiến thức đã học vào các tình huống của đời sống thực tiễn.Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hóa sâu , song song với tích hợp liên môn, liên nghành ngày càng rộng Việc giảng dạy các môn trong nhà trường phải ánh sự phát triển hiện đại của khoa học , bởi vậy không thể cứ tiếp tuc giảng dạy các khoa học như là những linh vực riêng rẽ Mặt khác tri thức khoa học đang tăng lên một cách nhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà trường lại có hạn , do đó phải chuyển từ dạy các môn học riêng rẽ sang dạy các môn học tích hợp

Xuất phát tư những lý do trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài” XÂY DỰNG BỘ

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG DẠY SINH HỌC CỦA GIÁO VIÊN THPT”.

2.Mục đích nghiên cứu

Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực DHTH nhằm giúp giáo viên tự đánh giá và các nhà quản lý đánh giá năng lực DHTH của giáo viên , góp phần nâng cao chất lượng dạy học

3.Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nêu các vấn đề về DHTH

Trang 11

- Tìm hiểu về thực trạng dạy học tích hợp trong dạy học sinh học ở trường THPT

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực DHTH của giáo viên trong dạy học sinh học ở trường THPT

- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiêụ quả bộ tiêu chuẩnđánh gía năng lực DHTH của giáo viên trong dạy học sinh học ở trường THPT

4.Nội dung nghiên cứu

- Điều tra thực trạng năng lực DHTH của giáo viên phổ thông để xác địnhcác năng lực cần thiết ở người giáo viên

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh gía năng lưc DHTH của giáo viên trong dạy học ở trường THPT

5.Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : bộ tiêu chuẩn đánh gía năng lực DHTH của giáo viên trong dạy học sinh học ở trường THPT

- Khách thể nghiên cưú: Quá trình dạy học sinh học ở trường THPT

6 Gỉa thuyết khoa học

- Nếu xây dựng được bộ tiêu chuẩn đánh giá lực DHTH của giáo viên trong dạy học sinh học ở trường THPT thì sẽ giúp giáo viên tự đánh giá năng lực và các nhà quản lý đánh giá năng lực giáo viên từ đó góp phần nâng cao chất lượng DHTH, hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới chương trình SGK sau năm 2015

7 Phương pháp nghiên cứu

Trang 12

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở lý luận của DHTH , PPTH trong SGK, SGV,chuẩn kiến thức ,kĩ năng,bài

báo ,luận văn ,luận án có liên quan đến DHTH

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra phỏng vấn : Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra và thăm dò tình trạng về DHTH môn sinh học trên đối tượng giáo viên THPT, dự giờ , quan sát , phỏng vấn trực tiếp giáo viên về năng lực DHTH

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm : Tổ chức sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực DHTH của giáo viên trong dạy học sinh học ở trường THPT

- Phương pháp thống kê số liệu bằng thống kê toán học

8.Những điểm mới của đề tài.

- Giúp GV sinh học có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về DHTH Từ đó hình thành năng lực DHTH trong dạy học sinh học

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực DHTH của GV trong dạy học sinh học

9.Cấu trúc của đề tài.

Ngoài phần mở đầu và kết thúc, nội dung của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học của DHTH

Chương2: Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực DHTH của GV trongdạy học sinh học ở trường THPT

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 13

Tích hợp đã trở thành môt trào lưu sư phạm hiện đại bên cạnh các tràolưu sư phạm theo mục tiêu, giải quyết vấn đề, phân hóa tương tác …trào lưu sưphạm tích hợp xuất phát từ quan niệm về quá trình học tập, trong đó toàn thểcác quá trình học tập, trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hìnhthành ở người học những năng lực rõ ràng, có những dự tính nhưng hoạt độngtích hợp trong đó người học học cách sử dụng phối hợp các kiến thức, kỹ năng

và thao tác đa lĩnh hội một cách riêng rẽ

Cách tiếp cận tích hợp trong xây dựng tích hợp trong xây dựng chươngtrình GD bắt đầu được đề cao ở Mỹ và các nước Châu Âu từ những năm 1960của thế kỉ XX Gần một thập kỷ sau đó vấn đề này mới được quan tâm ở Châu

Trang 14

lập để cung cấp các thông tin về các chương trình môn tích hợp nhằm thúc đẩyviệc áp dụng quan điểm tích hợp trong việc thiết kế các môn học trên thế giới.

1.1.2 Ở Việt Nam

Từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn học tíchhợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thửnghiệm vầ áp dụng vào nhà trường phổ thông , chủ yếu ở bậc học tiểu học vaTHCS Trước đó , tinh thần giảng dạy tích hợp chỉ mới được thực hiện ở nhứngmức độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến thức , kỹ năng theo các môn họchay theo phân môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề giảng dạy

Cách tiếp cận tích hợp trong việc xây dựng chương trình GD phổ thông ởnước ta được bắt đầu từ cuộc cải cách GD lần thứ 3 Một ví dụ điển hình chocách tiếp cận trên là lần đầu tiên trong chương trình , các kiến thức về khoa họcvới tên gọi là Tự nhiên và Xã hội được học từ lớp 1 tới lớp 5 Môn học Tựnhiên và Xã hội trong chương trình cải cách giai đoạn I được cấu trúc gồm 7chủ đề : Gia đình, Trường học, Quê hương, thực vật, động vật , cơ thể người,trái đất Giai đoạn II gồm 3 phân môn: Khoa học, Địa lý, Lịch sử Phân mônkhoa học gồm các kiến thức thuộc các khoa học tự nhiên như: Sinh học, Hóahọc, Địa lý Như vậy, trong chương trình cải cách, tích hợp chủ yếu ở giai đoạn

I và phân môn khoa học ở giai đoạn II, còn các phân môn địa lý và Lịch sử vẫntồn tại một cách độc lập

Chương trình tiểu học mới, môn Tự nhiên và Xã hội trong chương trìnhcải cách giâi đoạn I trước đây cấu trúc gồm 7 chủ đề, nay được rút gọn thành 3chủ đề Số chủ đề trong môn khoa học ở giai đoạn II cũng được rút gọn từ 12chủ đề trước đây, nay thành 4 chủ đề được xây dựng theo kiểu đồng tâm Ngoaì

ra , tính tích hợp còn được biểu hiện rõ hơn trong chương trình mới do việc kếthợp của môn GD sức khỏe vào 2 môn Tự nhiên và Xã hội và môn khoa học, sựkết hợp 2 phân môn Địa lý và Lịch sử cũng dựa trên cơ sở tính tích hợp của 2lĩnh vực kiến thức này Sự tích hợp 2 phân môn Địa lý và Lịch sử tuy khôngđược thể hiện rõ nét trong chương trình và SGK, nhưng phần hướng dẫn thực

Trang 15

hiện chương trình đã yêu cầu giáo viên tích hợp hay liên hệ với các kiến thúcĐịa lý khi dạy Lịch sử và ngược lại

Như vạy, nếu xét về sự thay đổi số lượng và tên gọi của các môn học thìxem xét về cấu trúc bên trong của các môn học thì sẽ thấy tính tích hợp trongchương trính mới được thể hiện rõ nét hơn nhiều so với chương trình cải cách

Ví dụ trên cho rõ tư tưởng tiếp cận tích hợp trong việc xây dựng chương trinh

GD phổ thông ở nước ta đẫ được quán triệt, tính tích hợp ngày càng được đềcao trong dạy và học

Hiện nay, Bộ GD&ĐT có chủ trương lồng ghép một số nội dung GD mớivào các môn học đã có trong chương trình hoặc tích hợp một số nội dung trùnglặp ở các môn nhàm giảm taỉ về mặt thời lượng học tập của HS

Xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và ápdụng vào đổi mới chương trình và SGK THPT.Bộ Giáo Dục và dào tạo cũngbắt đầu triển khai các nghiên cứu để xây dựng một chương trình GD phổ thôngmới, sẽ triển khai sau năm 2015 Chương trình này được đổi mới một cách cơbản theo hướng tích hợp các môn học, tạo cơ hộ lựa chọn nội dung học tậpnhiều hơn và tăng cường hoạt động xã hội Như vậy, dạy học tích hợp đượcxem như một hướng chủ yếu trong đổi mới chương trình , nội dung GD ở nướcta

Xu hướng tích hợp không chỉ nhằm rút gọn thời lượng trình bày tri thứccuả nhiều môn học, mà quan trọng hơn là tập dượt cho HS cách vận dụng tổnghợp các tri thức vào thực tiễn cuộc sống, vì để giải quyết một vấn đề thực tiễnthường phải huy động tri thức cuả nhiều môn học – dạy từng môn học riêng rẽ

sẽ đem lại những tri thức hàn lâm có hệ thống, nó khó vận dụng vào thực tiễn

Hiện nay, vấn đề cần hay không cần tích hợp các môn học khác nhaukhông đặt ra nữa câu trả lời là khẳng định : cần phải tích hợp các môn học.những nhu cầu của xã hội đòi hỏi chúng ta phải hướng tới quan điểm liên môn

và xuyên môn Quan điểm liên môn Trong đó chúng ta phối hợp sự đóng góp

Trang 16

của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống Quan điểmxuyên môn , trong đó chúng ta tìm cách phát triển ở HS những kỹ năng xuyênmôn, nghĩa là những kỹ nang có thể áp dụng rộng rãi ở mọi nơi.

1.2.Cơ sở lý luận của dạy học tích hợp

1.2.1.Khái niệm tích hợp

Quan điểm tích hợp cho phép xem xét sự việc, hiện tượng trong một cáchnhìn tổng thể đang trở thành xu hướng tất yếu trong GD ngày nay Các môn,các ngành học ứng dụng tiếp cận tích hợp ở nhiều mặt khác nhau Trong đó,tích hợp kiến thức và tích hợp dạy học là cơ bản nhất Tích hợp kiến thức là sựliên kết, kết hợp, lồng ghép tri thức của các khoa học khác nhau thành một tậphợp kiến thức thống nhất Tích hợp day học là quá trình trong đó có sự lồngghép, liên hệ những tri thức khoa học, những quy luật chung gần gũi với nhau,qua đó người học không chỉ lĩnh hội được những tri thức khoa học của môn họcchính mà cả những tri thức khoa học được tích hợp, từ đó hình thành cho ngườihọc cách nhìn khái quát hơn đối với các khoa học có cùng đối tượng nghiêncứu, đồng thời có được phương pháp xem xét vấn đề một cách logic, biệnchứng

Khi đề cập tới câu hỏi thế nào là khoa học tích hợp, chúng ta thường tậpchung vào tính từ “ Tích hợp” Tiến sĩ A.V.Baez nguyên chủ tịch của tổ chứcIUNC, cho rằng các khoa học trở thành “ tích hợp “ khi chúng không còn bịphân chia nữa Tồn tại của sự vật , sự vật vốn đã là một thực thể toàn vẹn Conngười nghĩ ra cách phân chia chúng đẻ mở rộng gần phạm vi hiểu biết chomình Nnhư vậy, sự “ phân chia” đó chỉ là về mặt hình thức, không phải là bảnchất của sự tồn tại.Vì vậy, mọi tranh luận của chúng ta về mức độ và “cáchthức” tích hợp chỉ nên coi là cách diễn tả ý muốn sửa chữa các hậu quả của việcphân chia không thể tránh được

Tuy nhiên, cần phân biệt xu hướng tích hợp các khoa học trong tiến trìnhphát triển với xu hướng tích hợp các môn học trong quá trình dạy học, chúng

Trang 17

khác nhau về cả nguyên nhân và nội dung Xu hướng tích hợp các môn học khinghiên cứu đối tượng đều tuân theo quy luật nhận thức về toàn thể- bộ phậntheo nhiều tầng bậc xoáy ốc Ngày nay, khoa học tiếp tục phân hóa sâu songsong với tích hợp liên môn.Đặc biệt do hình thái khoa học ở thế kỷ XX đãchuyển từ phân tích – cấu trúc lên tổng hợp – hệ thống làm xuất hiện các gianngành, liên nghành với tốc độ phát triển ngày càng nhanh Trong khi đó, dạyhọc phản ánh sự phát triển của khoa học, và vì thời gian học tập trong nhàtrường không thể kéo dài nên xuất hiện xu hướng phai dạy từ các môn họcriêng rẽ sang dạy tích hợp các khoa học.

Như vây, “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiếnthức , khái niệm thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất,dựa trên cơ sở các môn liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong cácmôn học đó”

Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp Nội hàm khoahọc khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sựnhất thể hóa đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên nhữngnét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phépcộng đơn giản những thuộc tính của các thành phần ấy Hiểu như vậy, tích hợp

có hai tính chất cơ bản , liên hệ mật thiết vơí nhau, quy định lẫn nhau, là tínhliên kết và tính toàn vẹn Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn ven Khôngcòn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp Tính toàn vẹn dựa trên sự thốngnhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải là sự sắp đặt các thànhphần bên cạnh nhau Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kỹ năng chỉđược thụ đắc , tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết,phối hợp vớinhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình uống

1.2.2.Các mức độ tích hợp kiến thức trong dạy học

Theo Nguyễn Minh Phương và Cao Thị Đặng việc tích hợp chia làm bamức độ

Trang 18

Mức độ 1: tích hợp toàn phần: nội dung được tích hợp trùng phần lớnhay hoàn toàn với nội dung bài học.

Mức độ 2- tích hợp bộ phận: một đơn vị kiến thức của nội dung cấn tíchhợp được đưa vào nội dung bài học và trở thành một bộ phận hữu cơ của bàihọc, được thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn trong bài học

Mức độ 3- mức độ liên hệ : bổ sung vấn đề cần tích hợp vào bài học saocho nội dung bài học và nội dung cần tích hợp có sự tích hợp logic Các kiếnthức cần được TH không được nêu rõ trong nội dung bài học, nhưng dựa vàokiến thức bài học, gv bổ sung, liên hệ các kiến thức cần được TH vào bài giảng

Theo PGS.TS Dương Tiến Sỹ cũng phân chia TH thành 3 mức độ Tácgiả cho rằng thường nội dung nào TH được thì đều có thể kết hợp, lồng ghép vàliên hệ được

Tích hợp : chương trình môn học được giữ nguyên Tích hợp là sự kếthợp một cách có hệ thống các kiến thức GD và kiến thức môn học thành mộtnội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên các mối quân hệ về líluận và thực tiễn được đề cập trong bài học trong mức độ này một số nội dungcủa bài học có sự trùng hợp với nội dung GD

Kết hợp hay còn gọi là tổng ghép GD trong nội dung môn học chươngtrinh môn học được giữ nguyên, các vấn đề GD được lựa chọn rồi lồng ghépvào chương trình môn học ở chỗ TH sau mỗi bài, mỗi chương, hay hình thànhmột chương riêng, trong mức độ này, một số nội dung của bài học hay mộtphần nhất định của nội dug bài học có liên quan trực tiếp với nội dung GD

Liên hệ: chương trình môn học được giữ nguyên ở hình thức này, cáckiến thức GD không được nêu rõ trong SGK, nhưng dựa vào kiến thức bài học

ở chỗ thuận lợi, GV có thể bổ sung các kiến thức đó bằng cách liên hệ với nộidung nào đó cuả GD hướng nghiệp vào bài giảng trên lớp dưới hình thức các ví

dụ khi phân tích một cách hợp lý

1.3.Dạy học tích hợp

Trang 19

1.3.1 Định nghĩa

Theo định nghĩa của UNESCO, dạy học tích hợp là: một cách trình bàycác khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ báncủa tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa cáclĩnh vực khoa học khác nhau

Còn theo hội nghị tại Maryland thì khái niệm tích hợp các khoa học cònbao gồm cả việc dạy tích hợp các khoa học với công nghệ học Định nghĩa nàynhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hiểu biết khái niệm và nguyên lý khoahọc với ứng dụng thực tiễn

Ngày nay tích hợp được hiểu là: tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ,

có hệ thống các kiến thức, khái niệm thuộc các môn học khác nhau thành mộtnội dung thống nhất, dựa trên mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cậptrong các môn học

1.3.2 Quan điểm về sự tích hợp các môn học

Theo D.hainaut có 4 quan điểm tích hợp khác nhau đối với các môn học:-Quan điểm “trong nội bộ môn học”, trong đó chúng ta ưu tiên nội dungcủa môn học, nhằm duy trì các môn học riêng rẽ

-Quan điểm “đa môn”, trong đó chúng ta đề nghị các tính huống, “đề tài”

có thể được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau

Quan điểm “liên môn” trong đó chúng ta đề xuất những tình huống chỉ

có thể được tiếp cận một cách hợp lý qua sự soi sáng của nhiều môn học

Quan điểm tích hợp “xuyên môn”, trong đó chúng ta chủ yếu phát triểnnhững kỹ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất

cả các tình huống, đó là những kỹ năng xuyên môn

1.3.3 Nguyên tắc tích hợp các môn

- Những môn học đủ gần nhau về bản chất và mục tiêu hoặc nhữngmôn học có nội dung bổ sung cho nhau

Trang 20

- Đối tượng môn học và phương pháp nghiên cứu giống hoặc gần nhau.

- Nội dung các môn học được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và quy luậtchung

- Nội dung các môn học này làm cơ sở để hiểu nội dung các môn họckhác và ngược lại

1.3.4 Nhũng khó khăn và thuận lợi khi thực hiện các dạng tích hợp

 Những thuận lợi

- Làm giảm số đầu môn học làm giảm số đấu SGK

- Giảm nhẹ chế độ kiểm tra, thi

- Bớt phức tạp trong sử dụng, đào tạo giaó viên

- Thuận lợi cho vận dụng kiến thức kỹ năng vào thực tiễn

Trang 21

Chương2 XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CỦA GIÁO VIÊN TRONG DẠY SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT

2.1 Phân tích cấu trúc nội dung chương trình sinh học ở trường THPT.

Phần I giới thiệu chung về thế giới sống: phần này giới thiệu một cáchkhái quát các cấp tổ chức sống trong sinh giới từ thấp đến cao và những đặcđiểm chung của các cấp tổ chức sống.Qua đó học sinh có thể hình dung đượctoàn bộ chương trình và hình thành phương pháp học hợp lý đối với môn sinhhọc.Chương gồm có 2 bài đó là: Các cấp cấp tổ chức của thế giới sống và sựphân chia sinh giới

Phần II Được bắt đầu bằng việc giới thiệu về thành phần hóa học và cấutrúc của tế bào (chương I và chương II), tiếp đến là sự chuyển hóa vật chất vànăng lượng xảy ra bên trong tế bào(chương III), cuối cùng là sự phân chia tếbào(chươngIV).Gồm 4 chương và 19 bài

Phần III Giới thiệu các quá trình sinh học cơ bản đặc trưng của cấp cơthể, nhưng dành riêng cho những sinh vật có kích thước nhỏ bé mà chủ yếu là

vi khuẩn, vi nấm , cùng những ứng dụng của chúng(chươngI,II) Ngoài ra, phần

3 còn giới thiệu về virut, tuy chúng chưa được xem là một cơ thể sinh vật hoànchỉnh nhưng có vai trò đặc biệt trong thế giới sống nói chung và đối với conngười nói riêng Gồm 3 chương và 11 bài

Chương I chuyển hóa vật chat và năng lượng: giới thiệu về sự chuyểnhóa vật chất và năng lượng của thực vật và động vật,gồm 2 phần:

Trang 22

- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật gồm các bài có liênquan như: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và cân bằng nội môi.

- Chuyển hóa vật chất năng lượng ở thực vật ở: trao đổi chất, traođổi khoáng, quang hợp, hô hấp và ảnh hưởng của nó đến con người và sinh vật

Chương II Cảm ứng: gồm 2 phần

- Cảm ứng thực vật: vận động định hướng và vận động cảm ứng

- Cảm ứng động vât: giới thiệu về cảm ứng, điện thế nghỉ, điện thếhoạt động, xinap,tập tính động vật

Chương III Sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật

- Chương này cho chúng ta biết các hình thức sinh sản của thực vật

và động vật, cơ chế sinh sản, nhân giống vô tính

chươngIV Chương sinh sản

chương này giới thiệu các hình thức sinh sản ở thực vật và động vật: gômsinh sản vôt tính và sinh sản hữu tính

Chương 1: cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị

Chương này cho thấy bản chất của hiện tượng di truyền và biến dị là sựvận động của các cấu trúc vật chất trong tế bào Đó là những NST trong nhân,phân tử ADN trong NST và các gen trên ADN Các cấu trúc này vận động theonhững cơ chế xác định, tác động với nhau và với các cấu trúc khác trong tế bào

Trang 23

trong những mối liên hệ thống nhất và chính trong quá trình vận động, tác độngqua lại đó, chúng biểu hiện chức năng của chúng trong hệ thống di truyền, cấutrúc và chức năng là thống nhất bởi vì vận động là thuộc tính gắn liền với vậtchất.

chương2: tính quy luật của hiện tượng di truyền

Chương này cho thấy sự di truyền của các tính trạng qua các thế hệ củaloài diễn ra theo những xu thế tất yếu mà người ta đã phát hiện được bằngphương pháp thực nghiệm Nhờ những kiến thức ở chương 1 về cơ sở vật chất

và cơ chế của di truyền và biến dị mà HS có cơ sở để hiểu những mối quan hệnhân quả đã chi phối tính quy luật tất yếu của hiện tượng di truyền và biến dị.Chính sự nhân đôi của ADN đã là cơ sở cho sự nhân đôi của NST, đồng thời sựphân li và tổ hợp của NST theo những cơ chế xác định đã làm cho sự di truyềnqua nhân diễn ra theo những quy luật chặt chẽ

Chương 3: Di truyền học quần thể

Chương này cho thấy các đặc trưng di truyền của một quần thể như tần

số alen, thành phần kiểu gen có xu hướng biến đổi ra sao qua các thế hệ, đồngthời cũng giới thiệu quy luật Hacđi – Vanbec về sự cân bằng của tần số alen vàthành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối

Chương 4: ứng dụng di truyên học

Chương này cho thấy việc vận dung các kiến thức về tái tổ hợp di truyềnnhờ lai giống, gây đột biến nhân tạo và kỹ thuật di truyền mà con người đã tạođược các giống vi sinh vật, thực vật và động vật có năng suất cao phục vụ đờisống của mình

Chương 5: di truyền học người

Chương này giới thiệu các đặc điểm và các phương pháp nghiên cứu ditruyền ở người, đồng thời vạch ra nguyên nhân và cơ chế gây bệnh di truyền ởngười, đồng thời chỉ ra loài người cung đang gánh chịu một gánh nặng di

Trang 24

truyền và cần phải có biện pháp để giảm bớt các gánh nặng đó cũng như một sốvấn đề xã hội của di truyền học.

Mạch nội dung trong Di truyền học được thể hiện khái quát như sau: Cơchế của hiện tượng di truyền và biến dị → Tính quy luật của hiện tượng ditruyền → Ứng dụng của Di truyền học

Các mạch nội dung cụ thể đi theo các hướng sau:

- Sự vận động của vật chất di truyền → Tính quy luật của hiện tượng ditruyền → Ứng dụng thực tiễn

- ADN (gen) → NST → Tế bào → Cơ thể → Quần thể

Phần 6: Tiến hóa gồm 3 chương

Chương 1: Bằng chứng tiến hóa

Giới thiệu các loại bằng chứng tiến hóa bao gồm bằng chứng giải phẫu

so sánh, phôi sinh học so sánh, tế bào học và sinh học phân từ, bằng chứng địa

lý sinh vật học để chứng minh sự tồn tại của quá trình tiến hóa của các loài sinhvật trên trái đất

Chương 2: Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa

Giới thiệu các học thuyết tiến hóa cổ điển và hiện đại, đồng thời đi sâuphân tích các quan niệm hiện đại về các nhân tố tiến hóa, nguyên nhân và cơchế tiến hóa của các loài và sự hình thành các nhóm phân loại trên loài

Chương 3: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất

Giới thiệu sự phát sinh sự sống qua các giai đoạn tiến hóa hóa học và tiếnhóa tiền sinh học, sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất và sự phát sinhloài người

Mạch nội dung trong phần tiến hóa được thể hiện:

- Bằng chứng tiến hóa → Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa → Sự phátsinh và phát triển của sự sống trên Trái đất

Trang 25

- Chất vô cơ → chất hữu cơ → Tế bào nguyên thủy → Thể đơn bào nhân

sơ → Thể đơn bào nhân thực → Thể đa bào → Con người

- Các quy luật vô cơ → Các quy luật sinh học → Các quy luật xã hội.Phần 7 Phần Sinh thái học gồm 4 chương:

Mạch nội dung trong phần Sinh thái học được thể hiện khái quát: Cáccấp độ tổ chức sống và môi trường → các hệ sống → ứng dụng thực tiễn

Các mạch nội dung cụ thể đi theo các hướng sau:

- Các cấp độ tổ chức sống từ cá thể → quần thể → quần xã trong mốiquan hệ với môi trường tạo nên các hệ sống

- Các hệ sinh thái từ nhỏ đến lớn: các hệ sinh thái nhỏ → các khu sinhhọc → sinh quyển

- Kiến thức sinh thái học cơ bản → Ứng dụng

2.2 Một số nội dung tích hợp trong dạy học sinh hoc THPT.

2.2.1.Tích hợp giáo dục môi trường.

Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sốngcủa loài người Theo các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và toàn cầucho thấy: môi trường nước, không khí, đất đai, môi trường làng nghề, môitrường các khu công nghiệp, bị ô nhiễm nghiêm trọng; các hiện tượng biến đổikhí hậu toàn cầu, thiên tai, bão lũ, hạn hán, diễn ra bất thường và rất nặng nề;các nguồn TNTN bị khai thác quá mức, thiếu quy hoạch, Chính vì vậy BVMT

là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và toàn cầu Nguyên nhân cơ bản gây suythoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.GDBVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tínhbền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bềnvững đất nước.Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bịkiến thức về môi trường, ý thức BVMT, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đềmôi trường Trong đó giáo dục ý thức BVMT cho học sinh là vấn đề quan trọng

Trang 26

nhiệm BVMT sống cho chính bản thân mình cũng như toàn nhân loại Trongcông tác này, các thầy cô giáo có vai trò vô cùng quan trọng khi triển khai côngtác GDBVMT sao cho không chỉ phù hợp với điều kiện của nhà trường và địaphương mà còn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh

Dưới đây là một số nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ mội trương trongchương trình sinh học THPT

Bảng1.1.nội dung GDMT trong chương trình sinh học 10

B

Bài

TH2

Sinh sản của VSV - Vai trò của VSV trong công tác chống

ô nhiễm môi trường

Trang 27

GV giao duc học sinh khôngđược hái hoa, bẻ cành, cắtngọn…….

Liên hệ

3 Thoát hơi nước Thực vật thoát hơi nước không

chỉ giúp chúng tồn tại và phattriển mà còn làm giảm nhiệt

độ môi trường góp phần điềuhòa khí hậu, giảm hiệu ứngnhà kính, môi trường sốn củacon ngưoif trong lành, mátmẻ…

Tròng cây trong chậu : tiêk

Liên hệ

Trang 28

nhiễm nguôn nước, đất…

8 Quang hợp ở

thực vật

Trong quá trình quang hợpthực vật hấp thụ CO2 giảiphong O2 giúp cho con người

và mọi sinh vật tồn tại

Điều hòa khí hậu, giảm hiệuứng nhà kính

Giữ cho môi trường sốngtrong lành để cho quá trình hôhaaps của động vật và conngười diễn ra thuân lợi

Liên hệ

31,32 Tập tính động

vật

Nắm được tập tính của chung

để tăng hiệu quả sinh sản, theomục đich sử dụng của conngười, bảo vệ sự đa dạng sinhhọc

Lên án các hành vi săn bắt cácđộng vật trái phép

Tưới nước, bón phân hợp lý,tránh gây ô nhiễm môi trường

Liên hệ

Trang 29

35 Hoocmon thực

vật

Sử dụng các hoocmon kíchthích hoặc kìm hãm sự sinhtrưởng của sinh vật theo mụcđích của con người

Sử dụng hoocmon một cáchhợp lý tránh ô nhiễm môitrường nước, không khí, đất…

và sinh trứng vì vậy cần bảo

vệ môi trường trong sạch,không ô nhiễm môi trường

Liên hệ

Bảng 1.3 Nội dung GDMT trong dạy học sinh học lớp 12.

35 môi trường và các

nhân tố sinh thái

giáo dục cho học sinh nhận thứcđược ảnh hưởng của các nhân tố vôsinh và hữu sinh tới sự sinh trưởng

và phát triển của SV, con người Từ

đó có các biên pháp bảo vệ nguồnnước, không khí,… tránh gây ônhiễm môi trường

liên hệ

Ngày đăng: 15/07/2016, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w