ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

89 2.3K 29
ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo dục và đào tạo với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thức đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 3. Mục đích nghiên cứu 10 4. Câu hỏi nghiên cứu 11 5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 11 6. Phạm vi và thời gian khảo sát 12 7. Cấu trúc của luận văn 12 Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 13 1.1. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài 13 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 17 1 .2.1. Khái niệm năng lực 17 1. 2.2. Năng lực giảng dạy 18 1.2.3. Khái niệm dạy học 21 1.2.4. Khái niệm đ ánh giá 22 1.2.4.1. Đánh giá định hình 24 1.2.4.2. Đánh giá tổng kết 25 1.3. Thực tiễn công tác đánh giá giảng viên trong trường đại học 26 1.3.1. Thực tiễn công tác đánh giá giảng viên trong trường đại học trên Thế giới 26 1.3.1.1. Lịch sử phát triển của đánh giá giảng viên 26 1.3.1.2. Một số tiêu chí đánh giá giảng viên hiện nay 28 1.3.1.3. Các phương pháp đánh giá giảng viên hiện hành 33 1.4. Thực tiễn công tác đánh giá giảng viên trong trường đại học ở Việt Nam 33 2 1.4.1. Thực trạng đội ngũ nhà giáo 33 1.4.2. Việc đánh giá giảng viên đại học 36 1.4.2.1. Đánh giá của SV 37 1.4.2.2. Tự đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên 39 Chương 2: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN 50 2.1. Hình thành bộ tiêu chí 50 2.1.1. Các phương pháp và cách tiếp cận đánh giá 50 2.1.2. Nội dung các tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên 50 2.1.3. Phương pháp thu thập thông tin 52 2.1.3.1. Phiếu hỏi và thang đo 53 2.1.3.2. Thử nghiệm và hoàn thiện phiếu hỏi 53 2.1.3.3. Chọn mẫu 61 2.2. Kết quả điều tra nghiên cứu 61 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 72 1. Kết luận. 72 2. Khuyến nghị 73 Tài liệu tham khảo 76 Phụ lục. 79 3 Lời cảm ơn Trước hết em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền thụ, trang bị những kiến thức cao học chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục cho em trong suốt quá trình học tập tại Viện. Đặc biệt, Em xin bày tỏ sự cảm ơn tới Phó giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Quyết hiện đang công tác tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn cơ quan nơi tôi công tác, đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ và dành thời gian cho tôi học tập và hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do điều kiện chủ quan và khách quan nên luận văn này không tránh khỏi được những hạn chế, kính mong các Thầy, Cô giáo, bạn bè đồng nghiệp góp ý để luận văn được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn. Học viên Nguyễn Văn Thủy 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện, các số liệu, kết luận nghiên cứu này chưa hề công bố ở nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Văn Thuỷ 5 Những cụm từ viết tắt được sử dụng trong luận văn - ĐG Đánh giá - ĐH Đại học - GV Giảng viên - NG&CBQLGD Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục - NL Năng lực - SV Sinh viên 6 Danh mục bảng biểu Trang Sơ đồ 1.1 Chu trình đánh giá. 23 Bảng 2.1 Đề xuất các tiêu chíchỉ số đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên. 51 Bảng 2.2 Các tiêu chíchỉ số đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên (sau khi chỉnh sửa). 60 Bảng 2.3 Tần suất trả lời phiếu hỏi của giáo viên. 62 Bảng 2.4 Số liệu trung bình chung và độ lệch chuẩn về trả lời phiếu hỏi của giáo viên. 63 Bảng 2.5 Tần suất trả lời phiếu hỏi của sinh viên. 64 Bảng 2.6 Số liệu trung bình chung và độ lệch chuẩn về trả lời phiếu hỏi của sinh viên. 65 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để tạo ra và phát huy lợi thế cạnh tranh quốc tế của Việt Nam về nguồn lực con người trong quá trình toàn cầu hoá. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, của hệ thống chính trị xã hội, của toàn dân, trong đó các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (NG&CBQLGD) là những người trực tiếp thực hiện và vì vậy họ giữ vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng và sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân. Tổ chức Văn hoá và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đã khuyến cáo: “Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt đầu từ người giáo viên”. Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo và phần lớn có phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này cơ bản đã đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một mặt phải tiếp tục phát huy hiệu quả hơn những ưu điểm, mặt khác phải được phát triển và nâng cao chất lượng, khắc phục nhanh chóng và kiên quyết những hạn chế, yếu kém. Sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (NG&CBQLGD) thể hiện trong việc những năm gần đây đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Nghị định, Quyết định quan trọng liên quan đến chủ trương xây dựng đội ngũ NG&CBQLGD và các chính sách đối với NG&CBQLGD như: 8 - Kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 Khoá IX đã chỉ ra một trong 5 giải pháp để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII là: “Xây dựng đội ngũ NG&CBQLGD một cách toàn diện”; - Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư; - Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về :"Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục"; - Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ NG&CBQLGD của hệ thống giáo dục quốc dân; - Nghị định số 35/2001/NĐ-CP về chế độ chính sách đối với NG&CBQLGD công tác ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được thay thế bằng Nghị định 61/2006/NĐ-CP; - Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP góp phần quan trọng trong việc sắp xếp đội ngũ, giải quyết giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ phát triển mới, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh thế thế giới với nhiều thời cơ, vận hội nhưng cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn và thách thức. Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán về tư tưởng, chủ trương hành động là coi “con người là vốn quý nhất”. Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ được coi là “quốc sách hàng đầu”. Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thức đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Mục tiêu của giáo dục nước ta là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng 9 lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [26] Ngày nay, việc đảm bảo chất lượng đào tạo, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo đại học là một trong những mục tiêu chiến lược của nhà nước và của các trường đại học, một trong những điều kiện để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại học mà các trường đại học đang sử dụng là công tác kiểm định đánh giá tất cả các khâu của quá trình giáo dục như: đánh giá chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất .Tôi nhận thấy việc xây dựng tiêu chí đánh giá các khâu của quá trình giáo dục là cần thiết, trong phạm vi tiếp cận của một luận văn thạc sỹ việc xây dựng các tiêu chí đánh giá cán bộ giảng dạy trong trường đại học là một trong những công việc quan trọng và là cơ sở cho việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học hiện nay. Ngành giáo dục, bằng những chủ trương và biện pháp cụ thể, đang phấn đấu cho một nền giáo dục có chất lượng tốt nhằm đạt được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và để chất lượng các loại hình đào tạo của ngành đạt kết quả cao thì vai trò của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (NG&CBQLGD) nói chung và vai trò của đội ngũ NG&CBQLGD trong các trường đại học nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình từng bước nâng cao và đảm bảo chất lượng đào tạo ở bậc đại học. Do vậy, việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ giảng dạy trong trường đại học là một trong những việc làm cần thiết. Trên cơ sở đó, là cán bộ đang công tác tại trường đại học tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ giảng dạy trong trường đại học”. Đề tài này, tác giả mong muốn bước đầu tìm hiểu và đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ giảng dạy trong trường đại học. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 2.1. Đối tượng nghiên cứu Hình thành và mô tả bộ tiêu chí đánh giá cán bộ giảng dạy trong trường đại học, tác động của nó với việc nâng cao và đảm bảo chất lượng đào tạo. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ giảng dạy trong trường đại học có nhiều cách tiếp cận, khía cạnh để nghiên cứu. Trong đó, năng lực và nhiệm vụ trọng tâm của cán bộ trong trường đại học là giảng dạyđể làm tốt công tác này các năng lực, nhiệm vụ khác như nghiên cứu khoa học, tổ chức, hiểu sinh viên…có nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy đạt kết quả cao. Do vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của một luận văn thạc sỹ và để nghiên cứu đạt kết quả cao chúng tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất của cán bộ giảng dạynăng lực giảng dạy của giảng viên, từ đây chúng tôi tập trung vào nghiên cứu và đề xuất: “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên trong trường đại học”. Phạm vi về không gian và thời gian: Nghiên cứu này tập trung áp dụng thử nghiệm tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Phạm vi về loại hình đánh giá: Nghiên cứu này tập trung vào hai loại hình đánh giá chính đó là: - Tự đánh giá của giảng viên. - Sinh viên đánh giá giảng viên. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Hình thành cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên trong trường đại học. - Mô tả nội dung bộ tiêu chí đánh giá - Kiểm chứng độ tin cậy của bộ tiêu chí đánh giá. [...]... nghiên cứu của đề tài: - Bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên trong trường đại học cần được xây dựng như thế nào? Dựa trên cơ sở nào? - Dựa trên cách thức nào để đánh giá độ tin cậy của bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên trong trường đại học? 5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục,... chưa có những đề tài nghiên cứu cụ thể về xây dựng bộ tiêu chí ĐG năng lực giảng dạy của giảng viên (GV) trong trường đại học (ĐH) Trên cơ sở đó tác giả mạnh dạn đề xuất hướng nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên trong trường đại học mục đích nằm bước đầu đề xuất cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc xây dựng bộ tiêu chí Ngoài ra, những năm gần đây còn có hàng loạt... Chương 2: Đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên trong trường đại học Kết luận và khuyến nghị 1 Kết luận 2 Khuyến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 12 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộtiêu chuẩn để đánh giá (ĐG), xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ lãnh đạo,... đến đề tài - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các 11 chuyên gia có kinh nghiệm trong giáo dục đại học - Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS và phần mềm Quest 5.3 Mô tả mẫu nghiên cứu Sau khi nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí có thể áp dụng thử nghiệm: - Chọn ngẫu nhiên 220 cán bộ giảng dạy để phát phiếu tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên - Chọn ngẫu nhiên 250 sinh viên. .. Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc” ở đề tài này tác giả đã xây dựng được một 16 Qua các nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy rằng các nghiên cứu đều tập trung hướng về đội ngũ nhà giáo và cán bộ giáo dục được triển khai nghiên cứu ở nhiều bình diện khác nhau Song chưa có những đề tài nghiên cứu cụ thể về xây dựng. .. thành tố của năng lực linh hoạt, dễ chuyển hoá khi môi trường và yêu cầu hoạt động thay đổi NL được ĐG thông qua việc theo dõi toàn bộ tiến trình hoạt động của cá nhân ở nhiều thời điểm khác nhau Đây chính là cách các nhà quản lý dùng để ĐG năng lực nhân viên của mình nói chung và của các nhà quản lý giáo dục trong các sở giáo dục đại học sử dụng để ĐG năng lực của GV nói riêng 1.2.2 Năng lực giảng dạy. .. diễn giải vấn đề của GV Tuy nhiên qua phân tích thống kê các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận các 27 hệ số tương quan giữa SV đánh giá và đồng nghiệp đánh giá và chủ nhiệm khoa ĐG đạt mức chấp nhận được 1.3.1.2 Một số tiêu chí đánh giá giảng viên hiện nay Từ khi xuất hiện hoạt động đánh giá GV thì công việc đánh giá GV là một vấn đề nhạy cảm và đã được học giả Miller và các đồng nghiệp của ông (2000)... ĐG: SV đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, chủ nhiệm khoa đánh giá và bảng tự đánh giá của cá nhân GV Các kết quả nghiên cứu đã đúc kết thông in thu thập từ bảng ĐG của SV có thể có những yếu tố thiên lệch do những cá tính hoặc tính cách của GV, sĩ số trong lớp học, tải trọng và độ khó của chương trình học, phương pháp giảng dạy, lĩnh vực giảng dạy, sự hứng thú của SV trước khi vào học, và khả năng diễn... mục tiêu đào tạo (đại học hay sau đại học, chuyên môn hay nghiệp vụ, ) mà chọn chủ điểm hay trọng tâm về dạy nhận thức, dạynăng hay dạy cảm nhận cho phù hợp [13] Tính nghệ thuật của việc giảng dạy đại học thể hiện ở năng lực truyền đạt của người dạy làm sao cho khơi dậy được tiềm năng tiếp thu, phát triển và sáng tạo của SV để nhận thức, để cảm nhận và để có kĩ năng cao 1.2.4 Khái niệm đánh giá. .. chọn đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục làm đề tài tốt nghiệp Các tác giả nghiên cứu về vấn đề phát triển ĐNCBQL chủ yếu đề cập tới đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp Chẳng hạn tác giả Nguyễn Văn Thêm đề xuất các “Biện pháp quản lý của phòng giáo dục trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phổ thông huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang” đề tài . 1.4.2.1. Đánh giá của SV 37 1.4.2.2. Tự đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên 39 Chương 2: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY. trình đánh giá. 23 Bảng 2.1 Đề xuất các tiêu chí và chỉ số đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên. 51 Bảng 2.2 Các tiêu chí và chỉ số đánh giá năng

Ngày đăng: 16/04/2013, 19:20

Hình ảnh liên quan

Danh mục bảng biểu Trang - ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

anh.

mục bảng biểu Trang Xem tại trang 6 của tài liệu.
- Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra - đánh giá quá trình nhận thức của người học.  - ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

a.

dạng hoá các hình thức kiểm tra - đánh giá quá trình nhận thức của người học. Xem tại trang 52 của tài liệu.
- Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra - đánh giá quá trình nhận thức của người học.  - ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

a.

dạng hoá các hình thức kiểm tra - đánh giá quá trình nhận thức của người học. Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 2.3. Tần suất trả lời phiếu hỏi của giảng viên. - ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

Bảng 2.3..

Tần suất trả lời phiếu hỏi của giảng viên Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 2.5. Tần suất trả lời phiếu hỏi của sinh viên. - ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

Bảng 2.5..

Tần suất trả lời phiếu hỏi của sinh viên Xem tại trang 64 của tài liệu.
9 Giảng viên thực hiện các thí nghiệm/thực nghiệm/ - ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

9.

Giảng viên thực hiện các thí nghiệm/thực nghiệm/ Xem tại trang 86 của tài liệu.
11 Giảng viên luôn có hình thức kiểm tra - đánh giá khả - ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

11.

Giảng viên luôn có hình thức kiểm tra - đánh giá khả Xem tại trang 86 của tài liệu.
11 Giảng viên luôn có hình thức kiểm tra - đánh giá khả - ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

11.

Giảng viên luôn có hình thức kiểm tra - đánh giá khả Xem tại trang 88 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan