1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

lịch sử văn học trung quốc

562 5,3K 53

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 562
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Các thể loại văn học đều nhờ sự thúcđẩy giúp đỡ của chính trị mà phát triển,như phú thịnh đời Hán, thơ thịnh đờiĐường, từ đời Tống, tuồng đời Nguyên,tiểu thuyết đời Minh - Thanh.... CÁC

Trang 2

LỊCH SỬ

VĂN HỌC TRUNG QUỐC

Tác giả: Trần Lê Hoa Tranh

Trang 3

LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC

A.1 CÁCH CHIA THỜI KÌ VĂN HỌC

Văn học Pháp chia làm nhiều thời

kỳ, mỗi thời kỳ tương ứng với một thế kỷ:như thế kỷ XVII là thời kỳ cổ điển, thế kỷXVIII là thời kỳ ánh sáng, thế kỷ XIX là lãngmạn

Văn học Anh vừa chia theo thế kỷ,như thế kỷ XVIII là thế kỷ xung đột giữa haiphái duy lý và kinh nghiệm, nhưng cũngchia theo từng triều đại, như có triều đạiElisabeth, tức thời kỳ văn học Phục hưng,triều đại Victoria, là thời kỳ văn học hiệnthực

Nhưng văn học Trung quốc thì ta

Phần A NHỮNG VẤN ĐỀ GIỚI THUYẾT

Trang 4

phải chia theo triều đại Các học giả TrungHoa từ xưa đến nay đều nhận rằng ở nước

họ, chính trị ảnh hưởng mật thiết đến vănhọc Các thể loại văn học đều nhờ sự thúcđẩy giúp đỡ của chính trị mà phát triển,như phú thịnh đời Hán, thơ thịnh đờiĐường, từ đời Tống, tuồng đời Nguyên,tiểu thuyết đời Minh - Thanh

Như vậy chúng tôi sẽ triển khai họcphần này theo hướng trên,

đi vào từng triều đại nên nét nổi bật thànhtựu văn học của triều đại đó triều đại nàokhông có gì nổi bật sẽ bỏ qua

Bố cục chung của mỗi phần sẽ là:

- Vài nét về tình hình chính trị - xãhội

- Tình hình văn học

Trang 5

- Các tác giả hoặc thể loại chínhcủa thời kỳ đó.

A.2 CÁC TRIỀU ĐẠI LỊCH SỬ TRUNG HOA

Khoảng 50 vạn năm trước, trên lưuvực sông Hoàng Hà đã có dấu vết của loàingười, tính từ khi có xã hội loài người thìlịch sử Trung Quốc đã tồn tại khoảng 5000năm Người ta chia lịch sử Trung Quốc làm

Trang 6

đến 1919

- Hiện đại: từ 1919-1949

- Đương đại: từ 1949 đến nay

Đó là cách phân chia lịch sử củacác nhà nghiên cứu Trung Quốc, còn đốivới các học giả phương Tây thì lịch sửTrung Quốc chỉ được xác định rõ ràng từnăm 1000 trước Công nguyên mà thôi.Theo họ, cuốn sách lịch sử cổ nhất là KinhThư của Khổng Tử (cuốn sách này chorằng lịch sử Trung Quốc được bắt đầu từnăm 2205 trước Công nguyên) là cuốnsách không đáng tin cậy vì không thể kiểmchứng được mức độ chân thực lịch sử từ

nó vì đây là một tác phẩm văn chương Họchỉ công nhận lịch sử Trung Hoa từ đờiChu trở đi (-1150)

Trang 7

Tương truyền rằng ông tổ của dântộc Trung Hoa là Bàn Cổ Rồi tới các đờiTam Hoàng (Thiên hoàng, Địa hoàng,Nhân hoàng), Hữu Sào, Toại Nhân, Phục

Hy, Thần Nông Lúc bấy giờ Trung Quốcgồm nhiều bộ lạc

Hoàng Đế (-2700 đến -2600) dẹpcác chư hầu và được tôn làm thiên tử,truyền ngôi được 5 đời

Sau đó đến Đường Nghiêu (-2359đến -2259) và Ngu Thuấn (-2256 đến-2208) Hai vua Nghiêu Thuấn đềunhường ngôi cho những người tài đứctrong thiên hạ Trung Quốc thời nay rấtthịnh trị và văn ninh đây là những triều đạiđược đời sau nhắc đến như một mẫu mựccủa sự thái bình, an lạc Vua Nghiêu,Thuấn được xem như những ông vua hiền,

Trang 8

tài giỏi.

Đến vua Võ (nhà Hạ) (-2205 đến-1784) Trung Quốc bắt đầu là một nước có

tổ chức, ngôi báu lại là cha truyền con nốiđến vua Kiệt

Vua Thành Thang diệt vua Kiệt lập

ra nhà Thương (-1783 đến -1135), Ân làcuối Thương (thời Thánh Gióng ở ta), đếnđời vua Trụ lại bị nhà Chu diệt

Nhà Chu chia làm hai thời kỳ: thời

kỳ thứ nhất đóng đô ở đất Phong nên gọi

là Tây Chu (-1134 đến -770), đến đời UVương sợ rợ Tây Nhung nên dời đô đếnLạc Dương, gọi là Đông Chu (-770 đến -247) Từ khi nhà Chu dời sang Đông, vuasuy nhược, chư hầu lộng quyền, đánhnhau không ngớt, dân tình vô cùng khốnkhổ Đầu nhà Chu, chư hầu có đến trên

Trang 9

1000 thôn tính lẫn nhau sau còn độ 100.Những nước mạnh là: Tề, Sở, Tấn, Tần,

Lỗ, Tống Những nước này thay nhau làm

Bá là Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, TốngTương Công, Sở Trang Công, Tần MụcCông Khổng Tử chép thời loạn lạc ấytrong cuốn kinh Xuân Thu, vì thế người đờisau gọi thời này là thời Xuân Thu

Từ năm -403 đến -221, các chưhầu đánh nhau liên miên, đó là thời ChiếnQuốc, có 7 nước mạnh nhất là Tần, Sở,Yên, Tề, Triệu, Ngụy, Hàn Sau Tần diệtnhà Chu và 6 nước chư hầu kia, thốngnhất Trung guốc

Nhà Tần chỉ tồn tại được 15 năm.Lưu Bang và Hạng Võ lật đổ nhà Tần, rồiđánh nhau 10 năm (Hán Sở tranh hùng),cuối cùng Lưu Bang thắng lập nên nhà

Trang 10

Nhà Hán (-206-211) chia ra haithời: Tây Hán và Đông Hán Thời ĐôngHán, Trung Quốc là một đế quốc rộng lớn,hùng mạnh, chuyên đi thôn tính các nướckhác (Việt Nam thời Hai Bà Trưng) Cuốiđời Hán là loạn Tam quốc (Thục, Ngụy,Ngô) từ năm 211 đến 264

Ngụy thắng, lập nhà Ngụy đượchơn 40 năm, lại bị họ Tư Mã lật đổ lập nênnhà Tấn Nhà Tấn tồn tại 125 năm Cuốiđời Tấn, 5 tộc hồ ở phương Bắc vào uyhiếp nên dời đô về phương Nam (ĐôngTấn), tôi bị Tống cướp ngôi Từ đó TrungQuốc chia làm hai khu vực: Bắc và Nam.Lục triều thay nhau cai quản hơn 300năm loạn lạc Thời nay gọi là Ngụy - Tấn -Nam Bắc triều là vì vậy

Trang 11

Cuối thế kỷ 6, Tùy (họ Dương)thống nhất Trung Quốc về một mối nhưngchỉ tồn tại 37 năm, nhà Đường (họ Lý) lật

đổ và thay thế (618-905), đây là thời đạihoàng kim của chế độ phong kiến TrungQuốc

907- 960 là thời Ngũ Đại - ThậpQuốc: Ngũ đại là Hậu Lương Hậu Đường,Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu ở phía Bắc

Ở phía Nam là 9 nước Ngô, Nam Đường,Ngô Việt, Tiền Thục, Hậu Thục, Nam Hán,

Sỡ Mân, Nam Bình, cùng với Bắc Hán là

10 nước, sử gọi là Thập quốc

Triệu Khuông Dẫn thống nhấtTrung Quốc, lập ra nhà Tống (960-1212),đầu tiên gọi la Bắc Tống (960-1127), sau

rợ Kim tàn phá nên dời đô xuống phía Namgọi là Nam Tống

Trang 12

Thành Cát Tư Hãn (1162- 1227)xâm lược Trung Quốc, lập ra nhà Nguyên(1260-1368), chính quyền ngoại bang đầutiên.

Chu Nguyên Chương lãnh đạonông dân khởi nghĩa lật đổ nhà Nguyên,lập ra nhà Minh (1368-1644) Cuối đờiMinh triều đình suy yếu khởi nghĩa nôngdân nổ ra liên tục Lý Tự Thành lãnh đạokhởi nghĩa thành công nhưng Ngô TamQuế phản, mở cửa cho người Mãn Châuvào cướp đoạt thành quả khởi nghĩa, lập

ra nhà Thanh (1644- 1912) Chính quyềnngoại bang thứ hai Đây là triều đại phongkiến cuối cùng của Trung Hoa

Nhìn chung, lịch sử Trung Hoa cónhững đặc điểm sau:

- Trung Quốc là một trong những

Trang 13

cái nôi văn minh sớm nhất của nhân loại,nhiều phát minh thời cổ đại của nhân loạiphải ghi công người Trung Quốc Theonhận xét của một nhà khoa học người Mỹtrong cuốn China, Land of Discovery andInvention (Trung Quốc, xứ sở của phátkiến và phát minh) thì "Có lẽ tới hơn mộtnửa số phát ninh và phát kiến quan trọngđược lấy làm nền tảng cho sự phát triểncủa thế giới ngày nay đều xuất xứ từ TrungQuốc" đặc biệt là những phát kiến trongnông nghiệp như kỹ thuật trồng cây thànhluống, làm cỏ nhiều lượt, gieo hạt thẳnghàng, lưỡi cày sắt Ngoài ra người TrungQuốc còn có 3 phát minh lớn: giấy viết,nghề in, thuốc súng và la bàn nam châm.Thời Tấn đã xuất hiện hệ thống cân đo,thời Hán số pi đã được phát hiện

Trang 14

- Người Trung Quốc đi trước vềsau: đời Đường văn hóa Trung Quốc caonhất thế giới, nhưng sau đó thì phát triểnchậm chạp, đến thời cận đại thì trở nên lạchậu.

- Chế độ phong kiến kéo dài (21thế kỷ) đã kìm hãm sự phát triển của xãhội Đó là chế độ phong kiến kiểu tôngpháp thị tộc (theo chiều dọc của dòng họchứ không phải thành bang dân chủ nhưphương Tây) lại do Nho giáo thống trị (lấyđức làm đầu, đào tạo nền giả chứ khôngphải tự giả, chủ trương sĩ, nông, công,thương, trọng nông ức thương), tư tưởngkém giải phóng, khoa học thực nghiệmkém phát triển, vì thế sự lạc hậu, trì trệkéo dài

- Cách mạng tư sản nổ ra quá

Trang 15

muộn, lại non yếu, què quặt.

A.3 CÁC THỜI KỲ VĂN HỌC

Khó có thể tìm thấy nền văn họcnào có quá trình phát triển lâu dài mà liêntục như Trung Quốc

Lịch sử nền văn học ấy qua 25 thế

kỷ là một đại dương của vô số tác phẩm

mà nhiều nền văn học khác hợp lại cũngchưa thể sánh nổi

- Văn học tiên Tần:

+ Thơ: Kinh Thi, Sở Từ

+ Văn: Văn nghị luận của các triếtgia (tản văn chư tử)

+ Văn ký sự thời Xuân Thu (tảnvăn lịch sử)

- Văn học từ đời Tần- Tuỳ:

Trang 16

+ Thời Tần-Hán (chủ yếu là đờiHán vì Tần chỉ tồn tại 15 năm): Thơ caNhạc phủ: được xem là Kinh thi của đờiHán, là tập hợp thơ ca dân gian.

Sử ký Tư Mã Thiên, Phú Tư MãTương Như (đời Hán)

+Thời Ngụy:Thơ Kiến An thất tử và

ba cha con họ Tào

+ Thời Tấn: Văn chương hình thứcchủ nghĩa nhưng có một nhà thơ khác lạ:Đào Tiềm

+ Nam Bắc triều: Chiến tranh liênmiền nên văn học không phát triển, nhưng

lý luận phát triển: Lưu Hiệp, Chung Vinh

- Văn học đời Đường: tất cả cácthể loại đều phát triển, nổi bật nhất là thơĐường và tiểu thuyết truyền ký đời Đường

Trang 17

- Văn học đời Tống: Thơ Tô ĐôngPha, Lục Du Học “Đường(2)- Tống(6) bátđại gia", Từ.

- Văn học đời Nguyên: văn xuôikhông phát triển nhiều duy chỉ có một loại:

ca kịch Học tập kịch Quan Hán Khanh,Vương Thực Phủ

- Văn học đời Minh- Thanh: tiểuthuyết cổ điển, Tuồng Thang Hiển Tổ

- Văn học cận đai: Lương KhảiSiêu

- Văn học hiện đại: Lỗ Tấn, QuáchMạt Nhược, Tào Ngu, Mao Thuẫn

- Văn học đương đại: Trương HiềnLượng, Giả Bình Ao (Đại lục), Kim Dung(Hồng Kông), Quỳnh Dao (Đài Loan)

Trang 18

A.4 VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC NGUYÊN THỦY CỦA TRUNG QUỐC.

Văn học Trung guốc là một trongnhững nền văn học cổ nhất trên thế giới

Từ hơn 3000 năm trước đã xuất hiệnnhiều bài thơ ca ngắn, thần thoại vàtruyền thuyết Tuy vậy, cho đến nay chưa

có một công trình nào sưa tập đầy đủ và

có hệ thống mảng văn học dân gian củaTrung Quốc (giải thích: có nhiều lý do, có

lẽ là do ngày xưa xã hội Trung Quốc khôngcoi trọng mảng văn học truyền miệng, cho

là không có giá trị Hoặc là tầng lớp nhogia rất thực tế, cho thần thoại truyềnthuyết là tưởng tượng, không thực tế nênkhông sưu tầm, hay văn học Trung Quốcbắt nguồn từ phương Bắc, người phươngBắc thực tế, không thích lãng mạn, bay

Trang 19

bổng nên không đánh giá cao thần thoại)

1 Thơ ca: một số bài trong các

sách thời Chiến Quốc (-480 đến -221) nhưThượng Thư, Lã Thị Xuân Thu, Sử ký Tư

Mã Thiên Ba bài được xem là cổ nhất làKích nhưỡng ca, Khanh Vân ca và NamPhong ca, tuy vậy những bài thơ này dotruyền miệng nên có lẽ đã được người đờisau trau chuốt lại nên tình điệu rất giốngthơ Sở Từ

2.Thần thoai: một số truyện trong

bộ Sơn hải kinh, Trang tử, Liệt tử (Chiếnquốc), Hoài nam tử (Hán) Qua một sốtruyện như Tinh Vệ lấp biển, Khoa Phụđuổi theo mặt trời, Nữ Oa luyện đá vátrời Tuy ít nhưng thần thoại Trung quốccũng mang đầy đủ những đặc điểm củathần thoại: vừa thực tế (xuất phát từ hiện

Trang 20

thực, xã hội), vừa lãng mạn, bay bổng Nómang cái đẹp hồn nhiên, chất phác, mộcmạc của con người nguyên thủy, nói lênnhững nhận thức ấu trĩ của con người về

vũ trụ, tự nhiên, phản ánh ước mơ chinhphục và gần gũi với thiên nhiên Thầnthoại Trung Quốc thường ngắn, gọn, rõràng, ít hình ảnh, ít chi tiết, sức tưởngtượng như thần thoại phương Tây Nhânvật cũng không có nguồn gốc, phả hệ nhưthần thoại Hy Lạp Nói chung là chưa cósức hấp dẫn nghệ thuật cao, tuy vậy vẫn

là nguồn vốn quý giá cho các nhà sáng tácsau này (ví dụ: truyện Nữ Oa luyện đá vátrời: những viên đá của bà trải qua mấyngàn năm trở thành hòn đá sau là Giả BảoNgọc trong Hồng Lâu Mộng )

- Truyện Tinh Vệ lấp biển: Trên

Trang 21

ngọn núi Phát Cưu, cây cối mọc um tùmxanh tốt Có một con chim anh dạng tựagiống con quạ nhưng đâu có vằn, mỏtrắng, chân đỏ, gọi là chim Tinh Vệ vì nóthường kêu “tinh vệ!", “tinh vệ!" Chim nàyvốn là con gái nhỏ của Viêm đế tên Nữ Oa.

Nữ Oa đi chơi ở biển Đông gặp nước dâng

to, bị chết đuối không về được mới hóathành chim Tinh Vệ Ngày ngày, Tinh Vệbay lên ngọn núi phía Tây, nhặt từng viên

đá ngậm vào mỏ đem thả xuống như đểlấp kín biển Đông" -> niềm khát khao củacon người muốn chiến thắng nạn lũ lụt,chinh phục thiên nhiên Hình ảnh con chimmiệt mài lấp biển có lẽ muốn nói đến tinhthân kiên trì nhẫn nại của con người

- Truyện Khoa Phụ đuổi theo mặttrời Người nguyên thủy ở hang rất sợ

Trang 22

bóng tối, sợ lạnh giá, rắn rết Họ muốn níukéo mặt trời lại chiếu sáng và sưởi ấm họmãi mãi: “Trên ngọn núi Thành Đô có một

vị thần tên là Khoa Phụ, hình dáng kỳ lạ,hai tai đeo hai con rắn vàng, hai tay quấnhai con rắn vàng Khoa Phụ đuổi theo mặttrời đuổi mãi mà chẳng kịp Khát nước,uống một hơi cạn cả sông Hà sông Vị, vẫnchưa hết khát, lại uống khô cả đầm ĐạiTrạch Thế mà vẫn không kịp mặt trời.Cuối cùng Khoa Phụ khát quá ngã xuốngchết, cây gậy cầm tay quăng ra bỗng hóathành một vườn cây xanh tươi” Chi tiếtcuối cùng thật lãng mạn

3 Truyền thuyết: Thần thoại là

truyện hoàn toàn hư cấu và thiên về hiệntượng tự nhiên còn truyền thuyết là truyện

có một chút dấu vết lịch sử rồi gia cố thêm,

Trang 23

chủ yếu nói về hiện tượng xã hội Ví dụnhư truyện về Tam Hoàng, Ngũ Đế, vềPhục Hy, Thần Nông, về Đế Cốc, ĐếNghiêu, Thuấn, truyện nhường ngôi củaNghiên Thuần, truyện Nghiêu gả NgaHoàng và Nữ Anh cho Thuấn nhữngtruyền thuyết này phần nào mang ý nghĩa

dã sử

Created by AM Word2CHM

Trang 24

LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC

Chương 1 VĂN HỌC TIÊN TẦN-KHỞI NGUYÊN CỦA VĂN HỌC VIẾT TRUNG HOA

Chương 2 VĂN HỌC ĐỜI TẦN-HÁN

Chương 3 VĂN HỌC THỜI NGỤY TẤN VÀ NAM BắC TRIềU

Chương 4 VĂN HỌC ĐỜI ĐƯỜNG

Chương 5 VĂN HỌC ĐỜI TỐNG

Chương 6 VĂN HỌC ĐỜI NGUYÊN

Chương 7 VĂN HỌC THỜI MINH THANH.

Created by AM Word2CHM

Phần B CÁC THỜI KỲ VĂN HỌC

Trang 25

LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC à Phần B CÁC THỜI KỲ VĂN HỌC

Văn học tiên Tần là khởi nguồncủa dòng sông văn học Trung Hoa, làmóng nền vững chắc cho tòa nhà văn họcTrung Quốc Giai đoạn này rất quan trọng.Không phải sự mở đầu nào cũng non nớt,

ấu trĩ mà rất tiêu biểu, có ảnh hưởng đếncác giai đoạn sau và các nước trong khuvực

Ba thành tựu nổi bật:

1 Kinh thi (3 tiết)

2 Sở từ

3 Tản văn thời Chiến quốc

Chương 1 VĂN HỌC TIÊN TẦN-KHỞI NGUYÊN CỦA VĂN HỌC VIẾT TRUNG HOA

Trang 26

I BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI.

Cuối đời Ân Thương (-1100), bộtộc Chu nổi lên ở vùng lưu vực sông VịThủy (tỉnh Thiểm Tây), có thế mạnh vềnông nghiệp, dần dân phát triển hùngmạnh Đến giữa thế kỷ 11 trước Côngnguyên, Chu Vũ Vương lật Thương lập ranhà Chu, thay thế chế độ nô lệ bằng chế

độ phong kiến phân quyền, cải tiến quan

hệ sản xuất, thi hành chế độ tỉnh điền(chia đất ra 9 khu, hình chữ "tỉnh", mỗi nhàlãnh một khu chung quanh, và chung nhaucày cấy khu giữa cho nhà vua), đời sốngnhân dân được cải thiện, kinh tế nôngngiệp được đẩy mạnh, đồ đồng được sửdụng khá nhiều

Đến thời Đông Chu (-770), nhờphát minh ra đồ sắt, công cụ lao động

Trang 27

được cải tiến, sản xuất nông nghiệp càngphát triển Từ đó, thương nghiệp bắt đầuhình thành và ngày càng phát đạt.

Về chính trị thời Tây Chu Vua Chu

tự xưng là thiên tử Thiên tử phong đất chochư hầu Giai đoạn đầu, chế độ đẳng cấp

và tông pháp còn được duy trì, về sau,vương triều nhà Chu suy yếu, khôngkhống chế được các nước chư hầu, nhiềunước lớn thôn tính nước nhỏ dẫn đến tìnhtrạng chiến tranh liên miên không dứt.Thời Xuân Thu 242 năm có đến 483 cuộcchiến tranh lớn nhỏ Thời Tây Chu cóhàng ngàn nước, đến Xuân Thu còn hơn

100, đến Chiến Quốc còn 7 nước lớn làTần, Tề, Sở, Yên, Ngụy, Triệu, Hàn Chiếntranh càng khắc nghiệt, mâu thuẫn cànggay gắt, đời sống nhân dân khốn khổ hơn

Trang 28

Về tư tưởng và văn hóa, xã hộihình thành một giai tầng mới- sĩ tạo thànhlực lượng quan trọng của hoạt động vănhóa xã hội đương thời Đây là những trithức có học vấn uyên bác, có người giỏi

về chính trị, ngoại giao, có thể thao túngchính trị các nước, có người giỏi thiên văn,địa lý, tướng số (khoa học và mê tín lẫnlộn) Nhiều kẻ sĩ đã vận dụng tài năng, ócquan sát để ghi chép lại các chủ trươngnhững biện pháp giải quyết tình hình xãhội, những quan điểm triết lý cao siêu Từ

đó nổi lên không khí "bách gia tranh minh"rất sôi nổi Các học thuyết, học phái cũngxuất hiện: Phái Nho gia của Khổng- Mạnhchủ trương khôi phục chế độ chính trị thờiTây Chu, đề cao chế độ đẳng cấp (tưtưởng của tầng lớp quý tộc sa sút nhưngtích cực); phái Đạo gia của Lão-Trang

Trang 29

phản đối văn minh tiến bộ, chủ trương vềvới thiên nhiên thuần phục đơn giản (quýtộc sa sút nhưng tiêu cực); Phái Mặc giacủa Mặc Tử phản đối xa hoa, chủ trươnghòa bình, kiêm ái (chủ trương của tầng lớpnông dân và thương nghiệp thủ công);phái Pháp gia của Thương Ửng, Hàn Phichủ trương cai trị bằng pháp luật (giai cấpđịa chủ mới lên)… Hoạt động của tầng lớp

Sĩ có tác dụng tích cực thúc đẩy nền vănhóa và văn học đương thời

Trang 30

cũng chụp một vòng hoa vào đầu thi nhânrỏi đuổi ra khỏi thành phố (lấy ý từ câu nóicủa), còn người Trung Quốc thì ai cũnglàm thơ, họ dùng thơ để lựa nhân tài, nóinhư Lâm Ngữ Đường: thơ là tôn giáo củangười Trung Hoa thì Kinh thi là thánh điểncủa nền tôn giáo ấy

- Kinh thi là thành tựu văn học đầutiên đánh dấu sự chuyển tiếp từ văn họctruyền miệng sang văn học viết của TrungQuốc Đây là tuyển tập thơ cổ gồm 305 bàiđược sáng tác cách dây 2500 năm vàokhoảng thế kỷ 6 trước Công nguyên trongkhoảng thời gian hơn 500 năm từ đầu TâyChu (- 1100) đến giữa Xuân Thu (-600),đây là giai đoạn cuối nô lệ đầu phong kiến,chủ yếu là áp bức bóc lột kiểu nô lệ, lễgiáo phong kiến chưa ăn sâu như sau này

Trang 31

Nó là sáng tác của tầng lớp nhân dân laođộng, một số ít của tầng lớp quý tộc và sĩđại phu Kinh Thi tiêu biểu cho nền vănhóa phương Bắc (cùng với triết họcKhổng-Mạnh; Sở từ cho nền văn hóaphương Nam cùng với triết học Lão-Trang).

- Kinh thi là gì? Chữ Kinh có hainghĩa: kinh điển, nghĩa là chuẩn mực, Kinhthi là chuẩn mực của thơ ca; nghĩa thứ hai

là đạo thường, đạo muôn đời, bất biến

Về sau, các sách vở nho gia dùng

để dạy học trò đều được suy tôn là Kinh:Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu (về sauthêm Dịch là lục kinh) Như vậy Kinh thi làtên gọi do các nhà nho đặt ra, gọi thế vìthói quen chứ không có nghĩa khẳng định

nó như kinh điển nho gia

Trang 32

- Biên soạn: có ba thuyết:

+ Do Không Tử biên soạn: trongsách Sử kỷ Tư Mã Thiên viết: từ 3000 bàiKinh thi, Khổng Tử soạn lại thành 300 bài

để dạy học trò Không đúng, vì trướcKhông Tử đã có quyển Kinh thi 305 bài.Nhưng Không Tử có san định và giải thích.Sách Luận ngữ có nhiều chỗ ghi lại nhữngcâu nói chứng tỏ ông rất coi trọng thơ,Kinh thi trước đấy chỉ dùng cho mục đíchgiải trí, trong các nghi lễ hoặc trình bàyquan niệm xã hội, chính trị, về sau nhờKhổng Tử đề cao mà trở thành tài liệu vănhọc, giáo dục của tầng lớp quí tộc, ônggắn nó với "tam cương": Thi khả dĩ hưng,khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán, nhĩchi sự phụ, viễn chi sự quân, đa thức ưđiểu thú, thảo mộc chi danh" (thơ có thể

Trang 33

làm phấn khởi ý chí, có thể xem xét việchay dở, có thể hoà hợp mọi người, bày tỏnỗi sầu oán, gần thì thờ cha, xa thì thờvua, lại biết được nhiều tên chim muông,cây cỏ) "Bất học thi, dĩ vô ngôn" (Khônghọc thơ thì không ăn nói được)

+ Do các quan “thái thi” (thu nhặtthơ ca) đời Chu chọn lựa để dâng vua Cómột phần nhưng không phải tất cả

+ Công lao chính là của các nhạcquan (quan coi âm nhạc) thu thập âmnhạc Công lao chính là của nhiều thế hệlưu truyền

Đến đời Tần, Kinh thi bị thiêu hủycùng nhiều sách vở khác trong vụ “đốtsách chôn nho” của Tần Thủy Hoàng, đếnđời Hán được sưu tập lại và truyền dạychính thức cho đệ tử nho gia Có nhiều dị

Trang 34

bản Kinh thi được lưu truyền như Lỗ thi doThần Bồi nước Lỗ truyền, Tề thi do Viêm

Cố nước Tề, Hàn thi do Hàn Anh nướcYên Mao thi do Mao Hanh nước Triệu),trong đó bản Mao thi được công nhận làtương đối chính xác và lưu truyền đến nay

Ba bản kia đến đời Tùy là mất hẳn

- Phân loại:Tiêu chuẩn phân loại lànhạc điệu (vì đời Chu thơ thường gắn liềnvới nhạc), thường chia làm 3 bộ phận:

+ Phong: còn gọi là Quốc Phonggồm 160 bài, là các bài dân ca của các địaphương và nước chư hầu và phần giá trịnhất trong Kinh thi chủ yếu là thơ ca dângian, phản ánh cuộc sống hiện thực củanhân dân lao động

+ Nhã: gồm Tiểu Nhã (nhạc khúccủa quí tộc, sĩ đại phu gồm 80 bài, nội

Trang 35

dung gần với Phong) và Đại Nhã (nhạckhúc triều đình gồm 25 bài, là sáng táccủa quí tộc nhằm ca ngợi trời đất, vuachúa…

+ Tụng: 40 bài, tán tụng thượng

đế, thần inh, dùng trong các cuộc tế lễ

Cách chia trên không hoàn toànchính xác vì trong nhã cũng có nhiều bàitheo nhạc phong, trong phong lại cũng cóbài của quí tộc mà lại không nói lênđược nội dung tác phẩm

Người ta thường theo cách chiamới: thơ ca quí tộc và thơ ca dân gian.Dân gian bao gồm hầu hết Phong, mộtphần Tiểu Nhã Chúng ta chủ yếu họcphần thơ ca dân gian

b) Nội dung.

Trang 36

* Cuộc sống áp bức bóc lột và tinhthần phản kháng của nhân dân lao động.

- Kinh thi là bức tranh nguyên vẹncuộc sống của nhân dân bị áp bức dướichế độ nô lệ, trong khi chủ nô thì ăn sungmặc sướng Những bài thơ nói về nội dungnày là Thất nguyệt (tháng bảy: tuy mangdáng dấp một bài ca “nông gia lịch” (côngviệc nhà nông mỗi tháng) nhưng thể hiệncuộc sống đầu tắt mặt tối, khốn khổ quanhnăm Cái hay của bài là ở sự chiến thắngcủa nhân sinh quan người lao động, nhưcông việc đã lôi cuốn họ, làm họ quên hếtmọi khổ cực bất công, và trong thái độ laođộng hồ hởi của họ, ta thấy rõ sự lạc quan(“văn học dân gian hoàn toàn xa lạ với chủnghĩa bi quan”- Gorky)

- Phu phen tạp dịch: hai phương

Trang 37

thức bóc lột phong kiến cơ bản là địa tô vàlao dịch Người lao động thời kỳ tiền phongkiến này phải đi phu, làm tạp dịch cho lãnhchúa: Bảo vũ, quân tử vu dịch, Thức mị,Thỏ viên, Cát lũy miêu tả cảnh cơ cực,nỗi đắng cay, lòng oán giận của nhân dân.

- Tinh thần phản kháng: Nếu trongThất nguyệt người lao động còn an phậnthủ thường thì trong hai bài Phạt đàn vàThạc thử lòng oán hận đã bùng nổ Ngườilao động đã chất vấn thẳng vào mặt bọnbóc lột, họ ý thức được nguyên nhân gâynên cảnh sống cực khổ của anh

Phạt đàn: bài thơ có 3 đoạn, đầumỗi đoạn đều miêu tả cảnh lao động vất

vả của những người nông nô theo mức độtăng tiến dần Trong cảnh sống không lốithoát đó, họ bắt đầu hoài nghi (hoài nghi

Trang 38

là đầu mối của sự phản kháng), tác giảthét lên phẫn nộ:

Tai to mặt lớn ai ơi

Bỏ ngay cái thói ngồi rồi ăn không

Đó là sự bùng nổ tất yếu của logic

sự việc: tự việc tái hiện khung cảnh laođộng khổ sai, đến hoài nghi về cảnh bấtcông ngang trái rồi chất vấn cảnh cáo bọnthống trị Bài thơ láy đi láy lại 3 lần lời cảnhcáo bọn bóc lột, lòng căm thù như dồn nénlại, ý chí phản kháng hun đúc thêm Điểmđáng nói là ở đây sự phản kháng đã bắntrúng đích: bản chất bọn thống trị là ngồimát ăn bát vàng Bài thơ là biểu hiện mạnh

mẽ tinh thần phản kháng của quần chúnglao động thời cổ

Về nghệ thuật, bài thơ có ưu điểm:

Trang 39

thể hiện lối trùng chương điệp cú của Kinhthi để nhấn mạnh trọng tâm: cuộc sốngcực khổ của người nô lệ và tâm tư phẫnuất.

Thạc thử cũng giống như Phạt đànnhưng không cỏn là ẩn dụ mà là minh dụ.Bọn chủ nô ở đây không được gọi là quân

tử một cách mỉa mai mà gọi thẳng là conchuột Về tư tưởng Thạc thử trội hơn, dứtkhoát, mạnh mẽ hơn (không than vắn thởdài mà tỏ ý đoạn tuyệt muốn bỏ đi-đây làchỗ tiến bộ mà cũng là điểm hạn chế, ảotưởng: ở đâu không có chuột? Tuy vậy, tưtưởng của họ không thể vượt quá thời đạibấy giờ sự phản kháng cao nhất của họ là

bỏ trốn) Về hình thức cũng tận dụng lốitrùng chương điệp cú

Đây là hai bài thơ tiêu biểu cho chủ

Trang 40

đề chống áp bức bóc lột trong Kinh thi, thểhiện tinh thần chống đối mạnh mẽ, lịch sửđang bước những bước chân chậm chạp.

Họ chưa tìm ra được phương thức đấutranh, mãi đến 9 thế kỷ sau mới có cuộcnổi dậy của nô lệ đưa đến sự thành lậpnhà Tần Tinh thần phản kháng và đấutranh của họ là động lực thúc đẩy lịch sửtiến tới

* Phản đối chiến tranh phi nghĩa

Từ Tây Chu đến giữa Xuân Thutrong vòng 500 năm có hàng nghìn cuộcchiến tranh (Xuân Thu vô nghĩa chiến-Mạnh Tử), có 3 loại chiến tranh: chiếntranh bành trướng xâm lược, chiến tranhtranh giành đất đai giữa các lãnh chúa,chiến tranh chống sự xâm lược của ngoạitộc Nhiều bãi thơ trong Kinh thi đã phản

Ngày đăng: 14/07/2016, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w