1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LỊCH sử văn học TRUNG QUỐC

14 471 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 35,06 KB

Nội dung

Mã Trí Viễn, nhà viết tạp khúc nổi tiếng thời Nguyên, xứng danh “Khúc trạng nguyên” nhà viết Khúc đứng đầu.. Vương Thực Phủ, nhà viết tạp kịch kiệt xuất thời đầu nhà Ng

Trang 1

LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC (phân loại, tóm tắt)

  Tóm tắt

 Nền Văn học Trung Quốc phong phú đa dạng, phát triển liên tục bền bỉ suốt 5 ngàn năm Để

giúp độc giả nắm được các giá trị chủ yếu của nó, xin giới thiệu một cách phân loại dựa theo 5 yếu tố của văn học Công trình này trình bày sơ lược văn học viết Trung Quốc từ khởi thủy đến giai đoạn mở đầu cuộc Đổi mới văn học (khoảng từ 1976) Công trình chưa đề cập đến văn học đương đại (hai thập kỷ cuối thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI)

1 Trường phái, đoàn thể văn học

2 Tác gia giữ địa vị trong lịch sử văn học

3 Đặc điểm cơ bản của những tác phẩm chủ yếu

4 Tính chất thể loại  của những tác phẩm chủ yếu

5 Nội dung cơ bản của những tác phẩm chủ yếu       

6 Tác gia và nhà lý luận văn học

7 Tác phẩm lý luận văn học

Văn học sử Trung Quốc qui loại

中 中 中 中 中 中 中

(Phân loại văn học Trung Quốc theo 7 cách)

 1.  Trường phái, đoàn thể văn học

1 Học phái Nho gia, đại biểu là Khổng tử, Mạnh tử

2 Học phái  Đạo gia, đại biểu là Lão tử, Trang tử

3 Học phái Mặc gia, đại biểu là Mặc tử

4 Học phái Pháp gia, đại biểu là Hàn Phi tử

5 “Khuất – Tống”: thi hào Khuất Nguyên và Tống Ngọc thời Chiến quốc

Trang 2

6 “Dương- Mã”: Dương Hùng và Tư Mã Tương Như thời Tây Hán

7 “Tam Tào”: Táo Tháo, Tào Thực và Tào Phi

8 “Kiến An thất tử”: Khổng Dung, Vương Xán, Trần Lâm, Lưu Trinh, Từ Can, Nguyễn Vũ,  Ứng Dương

9 “Thẩm thi Nhậm bút”: Thẩm Ước và Nhậm Phưởng, thời Nam triều nước Tề, Lương

10 “Sơ Đường tứ kiệt”: Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương

11 “Trầm-Tống”: Trầm Toàn Kỳ và Tống Chi Vấn, thi nhân trứ danh trong cung thời Vũ hậu,

Sơ  Đường

12 “Đường đại thi nhân”: thuộc “Biên tắc thi phái”(phái thơ biên giới hiểm trở) có Vương Xương Linh, Sầm Tham, Cao  Thích, Vương Chi Hoán, Lí Kỳ

13 “Vương – Mạnh”: Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên thi nhân thời Đường, phái “sơn thủy điền viên”

14 “Lí – Đỗ”: Lí Bạch và Đỗ Phủ, Thịnh Đường, đại biểu phái “lãng mạn chủ nghĩa” và “hiện   thực chủ nghĩa”

15 “Trương -Vương nhạc phủ”: Trương Tịch, Vương Kiến sở trường về Nhạc phủ thi

16 “Giao hàn Đảo sấu”: Mạnh Giao chịu rét, Giả Đảo đói gầy: lời Tô Thức nói về Mạnh     Giao

và Giả Đảo – hai thi nhân sở trường về miêu tả hình tượng khái quát, thời Trung Đường

17 “Nguyên – Bạch”: Nguyên Chẩn và Bạch Cư Dị, thời Trung Đường

18 “Cổ văn vận động”: Hàn Dũ và Liễu Tông Nguyên phát động phong trào phục hưng Nho giáo

19 “Tiểu Lí – Đỗ”: chỉ Lí Thương Ẩn và Đỗ Mục, hai thi nhân trứ danh thời Vãn Đường

20 “Nam Đường nhị chủ”: thời Ngũ đại Nam Đường có hai vua cũng là hai thi nhân:  trung chủ

Lí  Cảnh và hậu chủ Lí Dục

21 “Tam Tô”: ba cha con Tô Thức, Tô Tuân, Tô Triệt.       

22 “Đường Tống bát đại gia”: Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên, Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tăng Củng, Tô Thức, Tô Tuân, Tô Triệt

23 “Tống đại từ nhân”: Tô Thức, Tân Khí Tật  viết “Từ” trong “phái hào phóng”

Trang 3

24 “Tống đại từ nhân”: Lưu Vĩnh và nữ sĩ Lí Thanh Chiếu viết Từ trong phái “uyển ước” (đẹp đẽ chừng mực)

25 “Nguyên khúc tứ đại gia”: Quan Hán Khanh, Trịnh Quang Tổ, Bạch Phác, Mã Trí Viễn.  

26 “Minh đại hậu thất tử”:  Tông Thần, Lí Phàn Long, Vương Thế Trinh, Tạ  Trăn, Lương Hữu

Dự, Đồ Trung Hành, Ngô Quốc Luân (7 cây bút sau thời Minh)           

27 “Đường tông phái”:Vương Thận Chi, Đường Thuận Chi, Qui Hữu Quang thuộc “phái phản đối nhóm 7 cây bút sau thời Minh”

 28 “Công an phái tam Viên”: Viên Tông Đạo, Viên Hoành Đạo, Viên Trung Đạo theo phái

“công an”    

 29 “Minh mạt Thanh sơ tam đại tư tưởng gia”: chỉ Cố Viêm Võ, Hoàng Tông Nghĩa, Vương Phu Chi (cuối Minh đầu Thanh)      

30 “Nam Thi Bắc Tống”: hai thi nhân trứ danh Thi Nhuận Trương, Tống Uyển, đại biểu ưu tú hai miền Nam, Bắc, đầu thời Thanh

31 “Tống thi phái”: tức  “Đồng quang thể”, đại biểu Trần Tam Lập và Trần Diễn, thời

Thanh        

32 “Triết tây từ phái”: lấy Chu Di Tôn viết Từ người Triết Giang là đại biểu, đầu thời Thanh

33 “Dương Tiễn từ phái”: Trần Duy Tung người Nghi Hưng, Giang Tô là đại biểu, đầu thời  Thanh

34 “Thường Châu từ phái” hoặc Thanh trung diệp từ phái: đại biểu Trương Huệ Ngôn

35 “Đồng Thành phái”, Thanh trung diệp tản văn, trứ danh nhất là Phương Bao, Diêu Nãi 

36 “Tô Châu tác gia hí khúc quần”:  đại biểu có Lí Ngọc, Chu Tố Thần, Chu Tá Triêu, đầu thời Thanh

37 “Nam Hồng bắc Khổng”, đầu Thanh: nhà hí kịch Hồng Dị, Khổng Thượng Nhậm

38 “Nam xã”: thành lập năm1909, phát khởi do Trần Khứ Bệnh, Cao Húc và Liễu Á Tử  

39 “Văn học nghiên cứu hội”: thành lập ở Bắc Kinh tháng 1.1921, do Thẩm Nhạn Băng, Trịnh Chấn Phong, Diệp Thiệu Quân, Hứa Địa Sơn và 12 người phát khởi các tập san thường kỳ như

“Tiểu thuyết nguyệt báo”,“Văn học tuần san”, “Thi nguyệt san”

40 “Sáng tạo xã”: tháng 7.1921 thành lập tại Nhật Bản, phát khởi do Quách Mạt  Nhược, Úc Đạt  Phu, Thành Phảng Ngô, Điền Hán, xuất bản tập san “Sáng tạo”, “Sáng tạo chu báo” (tuần báo), “Sáng tạo nhật báo”

Trang 4

41 “Trung Quốc tả dực”(cánh tả): Liên minh nhà văn thành lập tháng 3 năm 1930.

42 “Thương hận văn học”: văn học cảm thương, uất hận về tổn thất oan uổng trong Cách mạng

văn hóa vô sản (trước đây báo chí Việt Nam từng dịch là “văn học vết thương”, ăn bớt chữ

“hận”) “Phản tư văn học”: suy nghĩ về những ấu trĩ, sai lầm của cách mạng.“Tầm căn văn học”: tìm nguyên nhân thống khổ, tổn thất, sai lầm.“Hương thổ văn học”: viết về cảnh sống khổ cực làng quê và tâm tình nông dân “Tham tác văn học”: bàn thêm về công việc sáng tác văn chương

“Kỉ thực văn học”: đi tìm sự thực, chứng minh… Đó là các tư trào văn học đương đại (sau khi xóa bỏ “Cách mạng văn hóa vô sản”), sáng tác rất mạnh mẽ nhất là từ sau 1980

  2  Tác gia  giữ vai trò, địa vị trong lịch sử văn học Trung Quốc

1 Khổng tử, nhà tư tưởng và nhà giáo dục vĩ đại thời cổ đại, sáng lập học phái Nho gia 

2 Mạnh tử, đại biểu chủ yếu kế thừa Khổng tử trong học phái Nho gia

3 Trang tử, đại biểu chủ yếu kế thừa Lão tử trong học phái Đạo gia

4 Khuất Nguyên, thi nhân ái quốc vĩ  đại bậc nhất thời cổ đại

5 Tuân Húc, người tổng kết tư tưởng Nho gia cuối thời Chiến quốc

6 Hàn Phi, đại biểu trứ danh hoàn thành tư tưởng Pháp gia cuối thời Chiến quốc

7 Lí Tư, đại biểu thể tản văn thời nhà Tần

8 Tào Tháo lãnh đạo văn đàn Kiến An, mở phong cách, ảnh hưởng nền thơ một thời

9 Tào Thực (con trai út Tào Tháo), thi nhân nổi danh thời cực thịnh của phong trào Kiến An

10 Đào Uyên Minh, cây bút đầu tiên lấy sinh hoạt điền viên của mình làm nội dung sáng tác

11 Bão Chiếu, thi nhân có thành tựu cao nhất thời Nam triều đến Tống, chịu nhiều ảnh hưởng  Nhạc phủ thi thời Đường

12 Vương Duy, tác gia tiêu biểu thi phái “sơn thủy điền viên” thời Thịnh Đường

13 Lí Bạch, nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa vĩ đại, kế tiếp Khuất Nguyên

14 Đỗ Phủ, thi nhân vĩ đại nhất của dòng hiện thực chủ nghĩa

15 Sầm Tham, phái biên tái, thi nhân trứ danh thời Thịnh Đường      

Trang 5

16 Bạch Cư Dị, thi nhân hiện thực chủ nghĩa kiệt xuất thời Trung Đường, nhà xướng đạo vận động Tân nhạc phủ và là đại biểu chủ yếu      

 17 Hàn Dũ, người khởi xướng và lãnh đạo cuộc vận động cổ văn thời Đường, được đời sau tôn là đứng đầu “Đường Tống bát đại gia” (8 nhà văn lớn nhất thời Đường, Tống)

18 Lí Thương Ẩn, thi nhân nổi tiếng thời Vãn Đường

19 Âu Dương Tu, lãnh tụ cuộc vận động đổi mới thơ Bắc Tống

20 Vương An Thạch, nhà văn, nhà chính trị nổi tiếng Bắc Tống, được coi là nhà cải cách chính trị sau 11 thế kỉ Trung Quốc

21 Tô Thức, đệ nhất nhà văn sáng tác văn học nghệ thuật toàn diện thời Tống, người khai sáng phái “hào phóng”

22 Lưu Vĩnh, nhà văn đệ nhất Bắc Tống chuyên viết Từ, cũng là đại biểu “uyển ước từ phái” (phái viết Từ đẹp đẽ chừng mực)

23 Lục Du, nhà thơ yêu nước vĩ đại thời Nam Tống

24 Lí Thanh Chiếu, nữ từ nhân hiếm có trong nền văn học cổ điển

25 Quan Hán Khanh, người gây dựng thể tạp kịch thời Nguyên

26 Mã Trí Viễn, nhà viết tạp khúc nổi tiếng thời Nguyên, xứng danh “Khúc trạng nguyên” (nhà viết Khúc đứng đầu)

27 Vương Thực Phủ, nhà viết tạp kịch kiệt xuất thời đầu nhà Nguyên, viết Tây sương ký.

28 Trương Dưỡng Hạo, nhà viết tản khúc nổi tiếng thời Nguyên

29 Vu Khiêm, nhà thơ nổi tiếng thời Minh

30 Thang Hiền Tổ, nhà viết kịch có thành tích cao nhất thời Minh

31 Phùng Mộng Long, nhà văn lớn nhất viết văn học thông tục cuối thời Minh

32 Vương Phu Chi, nhà lý luận văn chương nổi tiếng đầu thời Thanh

33 Lí Ngư, kịch tác gia và nhà lý luận hí kịch kiệt xuất đầu thời Thanh

34 Tào Tuyết Cần, nhà văn hiện thực chủ nghĩa vĩ đại thời Thanh

35 Lương Khải Siêu, nhà văn đề xướng tiêu chuẩn viết tiểu thuyết và bình giá tiểu thuyết sớm nhất thời hiện đại

Trang 6

36 Hoàng Tuân Hiến, được coi là ngọn cờ thơ cách mạng.

37 Cung Tự Trân, tư tưởng gia và văn học gia, người đề cao phong khí (phong cách) đổi mới trong lịch sử hiện đại

38/38 Lỗ Tấn, nhà giáo dục, nhà văn hàng đầu, cũng là nhà sáng lập nền văn học hiện đại

  3 Đặc điểm cơ bản trong sáng tác văn học

1 “Luận ngữ” có đặc sắc nghệ thuật sau:

1.1 Đơn giản rõ ràng, tinh gọn, giàu tính triết lý

        1.2  Hình tượng nhân vật biểu hiện ra trong đối thoại giản đơn

2 “Mặc tử” có đặc sắc nghệ thuật sau:

        2.1 Chất phác, thiếu tính hùng biện, ít logic nhưng rất mạnh mẽ

        2.2 Giỏi đưa ra ví dụ cụ thể sinh động dẫn tới lý thuyết, theo tranh luận từng vấn đề cụ thể dẫn tới khái quát, nhà văn hùng biện thuyết lý của thời đại

3 “Mạnh tử” tản văn có đặc điểm nghệ thuật sau:

        3.1 Khí thế sung phái (tràn đầy mạnh mẽ), bút lực phong phú mênh mang, giàu tính cổ động tung hoành bao quát, chất hùng biện khí khái

        3.2 Thường dùng kiểu ngụ ngôn và ví dụ xảo diệu kể chuyện cổ ngắn gọn nói về đạo lý,

rõ nét trong sáng, sinh động mà có sức thuyết phục

4 “Trang tử” tản văn có đặc điểm nghệ thuật sau:

        4.1 Tưởng tượng kỳ ảo, cấu tứ đặc biệt, rất giàu màu sắc lãng mạn chủ nghĩa

        4.2 Ưa dùng các loại ngụ ngôn và so sánh biểu hiện đạo lý trong sáng, gửi khái niệm trừu tượng

        4.3 Hành văn rộng sâu phóng túng, biến hóa ra vạn mối

5 “Tuân tử” có những đặc sắc nghệ thuật sau: Tầng lớp hoàn chỉnh, trường thiên đại luận, luận điểm minh xác, luận chứng nghiêm mật, thí dụ tinh xảo uyên bác, câu thức chỉnh tề. 

6 “Hàn phi tử”: nghị luận thấu đáo, quan điểm hiển minh, đánh dấu một bước phát triển văn lí luận thời Tiên Tần

7 “Chiến quốc sách” có những đặc sắc nghệ thuật sau:

Trang 7

 7.1 Tự sự, thuyết lý phô bày, ấn tượng mạnh, tung hoành phóng khoáng

7.2 Giỏi dùng ngụ ngôn chuyện cổ và so sánh

7.3 Khắc họa nhân vật sinh động tươi sáng rõ ràng

8 “Li Tao” có những đặc sắc nghệ thuật:

        8.1 Thơ trữ tình dài nhất văn học cổ điển, gồm 273 câu, trên 2400 từ

8.2 Sáng tạo được hình tượng chủ thể của nhà yêu nước- thi nhân vĩ đại

        8.3 Chung đúc với truyền thuyết thần thoại, tưởng tượng bay bổng, sáng tạo xuất thần, tạo cột mốc về những cảnh đẹp hùng vĩ do lấy nhiệt tình biểu hiện lý tưởng, bày tỏ màu sắc lãng  mạn chủ nghĩa nồng nàn uất ức

        8.4 Kế thừa và phát triển được thủ pháp tỉ- hứng của Kinh Thi Người đẹp hoa cỏ, ngụ ý  thâm thúy phiêu diêu

 9.  “Lã thị Xuân Thu” là một hệ thống tập hợp nhiều chương đơn lẻ văn thuyết lý, tầng lớp sâu

xa, rất giàu chi tiết, thí dụ bằng ngụ ngôn cố sự, giàu tính hình tượng

 10 “Sử kí” có những đặc sắc nghệ thuật sau:

       10.1 Sáng tạo được một hệ thống hình tượng nhân vật với tính cách rõ nét tươi tắn, đa dạng

   10.2 Giỏi bố cục chương phần, khéo miêu tả tâm lý, thành thạo lựa chọn, cắt xén và tập    trung sử liệu, ưa dùng “hỗ kiến pháp”(hỗ trợ lẫn nhau), ưa tả đại sự và bình diện rộng lớn khẩn trương, phối hợp lấy chi tiết để khắc họa nhân vật

        10.3 Gửi lời khen chê trong khi tự sự, có tính trữ tình mãnh liệt

        10.4 Ngôn ngữ sinh động, chuẩn xác, linh hoạt.      

  11 “Khổng tước đông nam phi” (Chim công bay về phía đông nam) có đặc sắc nghệ thuật:             11.1 Thơ tự sự dài nhất thời cổ đại, đại biểu cho thơ Hán nhạc phủ có thành tích cao nhất         11.2 Thành công của Lưu Lan Chi, Tiêu Trọng Khanh – một số hình tựợng nhân vật rõ nét

        11.3 Tình tiết khúc chiết, kết cấu hoàn chỉnh, phần kết giàu sắc thái lãng mạn chủ nghĩa

  12 “Tào Tháo thi ca” có những đặc sắc nghệ thuật sau:

Trang 8

        12.1.Hầu hết dùng chủ đề cũ của Nhạc phủ để biểu hiện nội dung mới.

        12.2 Phong cách thương lương (tàn tạ, lạnh lẽo) bi tráng

  13 “Thế thuyết tân ngữ” (Lời nói mới bàn chuyện đời) có các đặc sắc nghệ thuật sau:

        13.1 Giỏi trong việc xây dựng tính cách nhân vật với những tình tiết chọn, cắt tỉ mỉ nổi lên tính đặc trưng và diện mạo tinh thần, khiến cho nó tươi sống như thật

        13.2 Ghi việc và chép lời kết hợp chặt chẽ

            13.3 Ngữ ngôn tinh luyện hàm súc, sâu xa tế nhị, truyền thần

  14 Đào Uyên Minh, thơ điền viên có đặc sắc

        14.1 Phong cách hoàn chỉnh, ý cảnh sâu xa

14.2 Ngữ ngôn bình dị, trong sáng, thanh đạm tự nhiên, giàu vần điệu, ý vị

        14.3 Nhắm vào cảnh điền viên, giữ gìn tình yêu chân thực thân thiết, tình và cảnh hòa hợp

  15 “Nhạc phủ dân ca” thời Nam triều có một số đặc sắc nghệ thuật:

        15.1 Thể tài ngắn gọn, nhiều câu ngũ ngôn tứ cú

        15.2 Ngôn ngữ thanh tân tự nhiên

        15.3 Lối nói chơi phóng khoáng, vận dụng ngôn ngữ “song quan” (hai cửa)

    16 “Nhạc phủ dân ca” thời Bắc triều:

        16.1 Thể tài thi đua (hát đối) rộng rãi thoải mái, lấy ngũ ngôn tứ cú làm chủ

        16.2 Ngôn ngữ chất phác, phong cách hào phóng, cứng rắn khỏe mạnh, là phong cách hiện thực chủ nghĩa

     17 “Sưu thần kí”: ghi chép chuyện thần linh ma quái

        17.1 Hành văn giản dị chất phác, đặc trưng lối hành văn của sử gia thời Ngụy Tấn         17.2 Một số truyện có kết cấu hoàn chỉnh, tình tiết phân bố phong phú, như qui mô truyện ngắn, hình tượng nhân vật được so sánh rõ nét

    18 Vương Duy thi ca có những nét đặc sắc nghệ thuật:

Trang 9

        18.1 Chứa đựng tình thơ, ý họa trong một văn bản

        18.2 Phong cách thanh tân, đạm nhã, ý tứ u buồn, cảnh vật xa vời

     19 Thi ca Lí Bạch có phong cách phiêu dật, bôn phóng, hùng hồn kì lạ, tráng lệ

     20 Đỗ Phủ thi ca có phong cách nồng uất, sắp xếp rời rạc

     21 Sầm Tham thi ca có đặc điểm phong cách: cảm tình chân thực, khí thế bàng

       bạc,  tưởng tượng tân kì,  cách điệu, kích động vượt bậc

     22 Bạch Cư Dị thi ca có một số đặc điểm là:

22.1 Thông tục, dễ hiểu, kết hợp được nhã và tục

22.2 Thường dùng biện pháp đối tỷ

22.3 Chú trọng miêu tả nhân vật

     23 Lí Thương Ẩn thi ca có một số đặc sắc:

        23.1 Phong cách thơ hùng hồn, bi tráng

        23.2 Lời Từ vừa hào phóng lại giỏi mềm mại khéo đẹp (uyển ước)

     24 Lưu Vĩnh từ nhân có đặc điểm:

24.1 Tả nhiều cảnh tượng phồn hoa đô thị đến sinh hoạt thanh lâu ca kĩ

24.2 Thành thạo miêu tả cảnh khổ của phu phen tạp dịch bị trói buộc hành hạ

24.3 Nhiều từ ngữ phóng túng được chế tác

       24.4 Giỏi lấy trình bày kể lể để bày tỏ

     25 Tân Khí Tật sáng tác Từ với đặc sắc nghệ thuật:  lấy hào phóng, bi tráng làm chủ đạo, khảng khái tung hoành, “nhưng không thể khí khái cả đời”

    26 “Tam quốc diễn nghĩa” đặc sắc nghệ thuật:

        26.1 Giỏi khắc họa hình tượng nhân vật

        26.2 Ngôn ngữ truyền thần, sinh động, chuẩn xác

    27 “Thủy hử truyện” đặc sắc nghệ thuật:

Trang 10

        27.1 Xây dựng được hình tượng anh hùng có cá tính rõ nét, “có da có thịt”.

        27.2 Nghệ thuật kết cấu hoàn chỉnh đến mức phi thường

        27.3 Lấy ngôn ngữ đương thời của nhân dân làm cơ sở sáng tạo được ngôn ngữ văn chương thông tục phong phú

   28 “Tây du kí” có đặc sắc nghệ thuật:

        28.1 Biến đổi màu sắc trong phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa Phát huy đầy đủ đặc điểm tiểu thuyết huyễn tưởng, sáng tạo tươi sáng, sinh động hình tượng anh hùng lý tưởng hóa

        28.2 Tác giả thông qua dùng chuyện cổ mà miêu tả nhân vật cũng như vui vẻ dùng cách đối chiếu (tương phản), các thủ pháp khắc hoạ nhân vật

        28.3 U mặc và khôi hài Đặc điểm ngôn ngữ sinh động, rõ ràng, hoạt bát

      29 “Liêu trai chí dị” đặc điểm nghệ thuật:

        29.1 Có tài đem cái khu vực huyễn ảo hòa với hiện thực, hư cấu hòa với chân thực kết hợp bước đầu xây dựng nhân vật

        29.2 Ngôn ngữ là loại văn ngôn rèn luyện thực tế, nhưng lại hấp thu khẩu ngữ tinh luyện,  hơi văn cổ, thanh nhã và mới mẻ hoạt bát

      30 “Hồng lâu mộng” với đặc sắc nghệ thuật là

        30.1 Nơi thành công trong việc sáng tạo ra hình tượng nhân vật có cá tính tươi sáng rõ nét, đa tính cách

        30.2 Kết cấu hùng vĩ, nghiêm mật

        30.3 Ngôn ngữ giản dị, thanh khiết, chuẩn xác mà truyền được thần, mộc         mạc mà giàu màu sắc

 4 Tính chất thể loại văn của các tác phẩm chính

1 Luận ngữ là tập tản văn “ngữ lục trọn bộ” thời kì Tiên Tần (ngữ lục: ghi chép lời nói)

2 Xuân thu kinh: cuốn biên niên sử của nước Lỗ

3 Chiến quốc sách là một bộ sử thi hỗn tạp, cũng là tổng tập tản văn ưu tú trọn bộ

4 Quốc ngữ: là  một bộ sách sử khác

Ngày đăng: 01/06/2018, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w