1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cái huyền ảo trong tiểu thuyết toni morrison

198 713 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 2,93 MB

Nội dung

Đặt trong thực tế tình hình và yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy về nhà văn Toni Morrison nói riêng và văn học Mỹ nói chung, khảo sát tác phẩm của Morrison dưới góc độ văn chương huyền ảo,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐẶNG ANH ĐÀO

Hà Nội - 2015

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan

Mục lục

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 4

4 Đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn 5

5 Cấu trúc của luận án 6

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

1.1 Toni Morrison và những khuynh hướng tiếp cận 7

1.1.1 Trên thế giới 7

1.1.2 Ở Việt Nam 17

1.2 Cái huyền ảo và văn học huyền ảo 20

1.2.1 Đi tìm khái niệm “Cái huyền ảo” (the magical) 20

1.2.2 Cái huyền ảo (the magical) – phương thức sáng tác hay tư duy nghệ thuật 34

Chương 2 CỐT TRUYỆN VÀ CÁC MOTIF HUYỀN ẢO 42

2.1 Kiểu cốt truyện và những dấu vết huyền thoại 43

2.1.1 Huyền thoại gốc Monomyth 44

2.1.2 Truy tìm Chén Thánh 53

2.1.3 Huyền thoại chu kỳ 57

2.2 Các motif huyền ảo – Những cổ mẫu biến hình 61

2.2.1 Chết và Tái sinh 63

2.2.2 Hiến tế và Cứu chuộc 67

2.2.3 Mẹ và Con gái 72

Trang 4

Chương 3 NHÂN VẬT HUYỀN ẢO 77

3.1 Nhân vật huyễn hoặc 77

3.1.1 Hiện hữu ma ảo 77

3.1.2 Người – ma tái sinh 81

3.2 Nhân vật lưỡng phân 85

3.2.1 Sự chối từ thực tại 87

3.2.2 Ẩn ức và loạn tâm 90

3.3 Nhân vật huyền thuật 96

3.3.1 Sức mạnh tiên tri và trị liệu 97

3.3.2 Sứ mệnh trợ giúp và dẫn đường 102

Chương 4 DIỄN NGÔN HUYỀN ẢO – TỪ PHƯƠNG DIỆN NGƯỜI KỂ CHUYỆN 108

4.1 Người kể chuyện và diễn ngôn thực - ảo 111

4.1.1 Diễn ngôn người kể chuyện: lập lờ thực - ảo 111

4.1.2 Đặc điểm kiểu diễn ngôn thực - ảo 122

4.2 Người kể chuyện và diễn ngôn xoay vòng 125

4.2.1 Ngôn ngữ lặp và cấu trúc xoay vòng 126

4.2.2 Hiệu quả thẩm mỹ huyền ảo 131

4.3 Người kể chuyện và diễn ngôn âm nhạc 134

4.3.1 “Tên gọi của âm thanh và âm thanh của tên gọi” 136

4.3.2 Diễn ngôn Jazz – những mật ngữ 141

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

152

168

Trang 5

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan: Luận án này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Anh Đào

Những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Hà Nội, tháng 07 năm 2015

Tác giả luận án

Nguyễn Phương Khánh

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Có cảm giác rằng, khi con người ngậm ngùi một cách thê thiết về một thời đại

vắng Chúa và gào kêu rằng nền văn minh đã trở thành cõi hồng hoang trong lòng

người thì người ta lại càng tin tưởng một cách chân thành và sùng kính phía bờ kia

của thực tại, dâng hiến chân lý cho cái siêu thực, kỳ ảo Không còn đề cao lý tính,

con người “sục sạo” tận cõi sâu của cái tôi bí ẩn, lắng nghe cái vô thức, tiềm thức

chìm nổi và nhìn cuộc sống bằng con mắt đứa trẻ, vừa thơ ngây vừa mặc cảm, vừa

khao khát tìm kiếm lại đồng thời không biết đến ngày mai Vì thế, đọc văn chương

thời này, người ta như lạc lối trong những không gian vô số ngả rẽ và thời gian

xuôi ngược lúc nén chặt trong một tiếng thở dài, lúc kéo dài vô tận hàng thế hệ

Nhân vật và sự kiện trong đó có đầy đủ cơ sở để hiện diện, thậm chí cũng đầy đủ

“tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (K.Marx), nhưng cái khác biệt với tư duy văn

học truyền thống là ở chỗ, những cơ sở ấy lý giải kiểu gì cũng được, hoặc không

quan tâm vì sao “nó lại như thế” Đây cũng là biểu hiện của motif quy hồi (quá

trình quay về trung tâm được diễn đạt bằng đường xoắn ốc hướng vào tâm điểm)

trong biểu tượng văn hóa loài người Giống như chẳng ai băn khoăn làm sao mẹ

Thánh Gióng ướm vào dấu chân khổng lồ mà thụ thai được, thì bạn đọc cũng thấy

bình thường trước sự kiện mưa hoa trong đám tang Hose Accadio Buendya (Trăm

năm cô đơn) Con người từng gán cho các vị thần trên đỉnh Olympus những đặc

điểm của loài người theo tư duy nguyên thủy đầy tính thần thoại, thì giờ đây họ

cũng biến những con ma thành người, người thành quái vật, đường sá được quy

hoạch thành mê cung, mặt phẳng thành không gian đa chiều và trái đất xanh tươi

thành một hố đen đậm tính khải huyền

Văn chương huyền ảo (Magical Literature) có lẽ đã ra đời trên kiểu tư duy hiện

đại như thế Không đam mê phản ánh hiện thực nghiêm ngặt theo chủ nghĩa hiện

thực thế kỷ XIX, cũng không thấy tính nổi loạn và lãng mạn là hấp dẫn, thiên niên

kỷ mới đón nhận sự trở về của cổ mẫu huyền thoại Nếu văn học kỳ ảo (Fantastic

Literature) từng thịnh hành trong văn học Âu Mỹ cuối XIX, đầu XX đã mang lại

không khí Liêu Trai hiện đại, khiến con người sợ hãi và băn khoăn trước các yếu tố

siêu nhiên, dị thường thì văn học huyền ảo tô đậm cái thần kỳ, ma thuật trong một

cảm quan đầy chất thơ Chính vì vậy, văn chương huyền ảo đã mở đường cho sự tái

Trang 7

sinh của nhiều cổ mẫu, biểu tượng huyền thoại, chất folklore sống động và cả âm nhạc truyền thống được đan cài trong lối trần thuật biến hóa Bút pháp huyền ảo cũng sử dụng tất cả “hiệu ứng” kỹ thuật mà văn chương kỳ ảo đã tạo dựng, nhưng những chi tiết phi thực lại không đưa người đọc ra khỏi bờ hiện thực, mà ngược lại hiện thực lịch sử là phông nền cơ bản và đích nhắm đến của tất cả các phương tiện truyện kể Có thể quan niệm, văn học huyền ảo đã mở rộng biên giới của hiện thực

và khai phóng mọi khả năng sáng tạo

Nhà văn nữ da đen người Mỹ - Toni Morrison được xếp vào xu hướng sáng tác huyền ảo hiện đại Đọc tiểu thuyết Toni Morrison, người ta thấy những hồn ma tái sinh, những phận người bị hiến tế, cuộc truy tìm cội rễ dòng họ và bản sắc cá nhân… được chuyển tải bằng cốt truyện pha trộn màu sắc hiện thực và kỳ ảo, huyền thoại Lối viết của Morrison dẫn đến liên tưởng về cú bùng nổ với sức lan tỏa mạnh mẽ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh trong thế kỷ XX Tuy

nhiên, xét cho cùng, chỉ hiện thực đời sống đầy tính “huyền ảo” của người da đen

trên vùng đất của giấc mơ Mỹ là có sự gặp gỡ với đặc trưng lịch sử phong phú, chất chồng huyền thoại dân gian của các dân tộc Mỹ Latinh, sự lý giải còn lại phải nằm

ở cá tính sáng tạo của một nhà văn nữ tài năng uyên áo Bản thân huyền thoại đã là chất thơ của lịch sử, dưới ngòi bút tinh tế của Toni Morrison, huyền thoại từ xa xưa lại sống động trong đời thực, thấm đẫm giai điệu ngọt ngào của thơ ca dân gian, của nhạc Blues, Jazz của người Mỹ gốc Phi và chất nữ tính vốn đã làm nên sinh mệnh của một nhà văn tài năng trên bục giải thưởng Nobel

Toni Morrison là nhà văn nữ có vị trí đặc biệt trong dòng chảy văn học Bắc Mỹ đương đại Tuy nhiên, trong khi những cây bút cổ điển và hiện đại quen thuộc như Mark Twain, O’Henry, Jack London, đặc biệt là Ernest Hemingway, William Faulkner… vẫn tiếp tục được giới thiệu và nghiên cứu phổ biến ở Việt Nam thì những nhà văn đa sắc tộc khác ở Hoa Kỳ như Toni Morrison lại chưa được quan tâm một cách đầy đủ Xuất phát từ nhu cầu, mong muốn tìm hiểu và đánh giá toàn diện hơn nền văn học Bắc Mỹ cuối thế kỷ XX đến nay, đồng thời khám phá sâu

hơn dòng văn chương huyền ảo hiện đại, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Cái huyền ảo trong tiểu thuyết Toni Morrison” Đặt trong thực tế tình hình và yêu cầu nghiên

cứu, giảng dạy về nhà văn Toni Morrison nói riêng và văn học Mỹ nói chung, khảo sát tác phẩm của Morrison dưới góc độ văn chương huyền ảo, với chúng tôi, là một con đường cần thiết để tiếp cận những đặc trưng của văn học hiện đại Hoa Kỳ

Trang 8

2 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu các biểu hiện và hiệu quả thẩm mỹ của Cái huyền ảo (the

magical) trong tiểu thuyết Toni Morrison

Thông qua đó, luận án đi đến khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn Mỹ gốc Phi – một cá tính sáng tạo độc đáo với những đặc trưng trữ tình nữ tính, thâm trầm nhưng náo động nhạc Jazz và khốc liệt ám ảnh của hiện thực nô lệ trong khuôn hình nền văn hóa đa trị Mỹ đương đại

Bên cạnh đó, khái niệm Cái huyền ảo (the magical) cho đến nay vẫn chưa định

hình rõ nét trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam Do vậy, luận án cũng hướng đến việc tạo dựng một cơ sở khoa học cho việc xây dựng khái niệm và đề ra một hướng tiếp cận đối với tác phẩm của nữ văn sĩ da màu Toni Morrison từ góc độ của văn

chương huyền ảo

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung khảo sát thế giới nghệ thuật của Toni Morrison trong tiểu

thuyết trên các phương diện: cốt truyện và các motif huyền ảo; nhân vật huyền ảo;

diễn ngôn huyền ảo (giới hạn ở diễn ngôn người kể chuyện)

Chúng tôi xác định đây là những biểu hiện cơ bản và rõ nét nhất của tư duy huyền ảo trong văn chương Toni Morrison, bộc lộ nét riêng trên con đường sáng tạo của một nhà văn nữ da đen

2.3 Phạm vi nghiên cứu

Luận án đi vào tìm hiểu toàn bộ tiểu thuyết (gồm 10 cuốn, ra đời từ năm 1970 đến 2012) của Toni Morrison(1) Trong đó chúng tôi tập trung phân tích 4 tác phẩm tiêu biểu, khảo sát trên nguyên bản tiếng Anh, đó là:

 The Bluest Eye (1970) (Mắt biếc, Phan Quang Định dịch, NXB Trẻ TP

Hồ Chí Minh 1995);

 Song of Solomon (Bài ca Solomon, 1977);

 Beloved (1987) (Người yêu dấu, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thanh Tâm

dịch - NXB Văn học 2006);

 Jazz (Jazz, 1992)

(1) Toàn bộ tiểu thuyết của Toni Morrison đã được tác giả luận án giới thiệu, tóm tắt cốt truyện trong sách

tham khảo (viết riêng): Toni Morrison và tiểu thuyết, NXB Văn học 2012 Riêng tiểu thuyết mới nhất của Toni Morrison xuất bản năm 2015 mang tên God Help the Child thì chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận

Trang 9

Tiêu chí lựa chọn tác phẩm để khảo sát tập trung là: Thứ nhất, đây là những

cuốn tiểu thuyết giá trị, thành công, được đánh giá cao trong sự nghiệp sáng tác hơn 40 năm của Toni Morrison với 10 tiểu thuyết và vô số tác phẩm thuộc nhiều

thể loại Mắt biếc là tác phẩm đầu tay đưa người phụ nữ đã ngoài 30 tuổi đi qua đổ

vỡ hôn nhân đến với thế giới văn chương rộng lớn Với Mắt biếc, Toni Morrison

muốn viết một cuốn sách có chính mình trong đấy và đã nhận được sự đồng cảm của bạn đọc cũng như nhiều đánh giá cao của giới phê bình Cuốn tiểu thuyết thứ 3

là Bài ca Solomon đánh dấu sự trưởng thành của cây bút nữ tài hoa khi nhận được

liên tiếp nhiều giải thưởng (giải thưởng của Hiệp hội Phê bình sách quốc gia

thường niên - The National Book Critic’s Circle Award; giải thưởng của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn chương Mỹ - The American Academy and Institute of Arts

and Letters Award) Người yêu dấu ra đời năm 1987, lập tức trở thành bestseller và

giành luôn giải thưởng Pulitzer trong năm đó Cho đến nay, Người yêu dấu vẫn là

tác phẩm thu hút nhiều tình cảm và sự quan tâm của độc giả cũng như giới nghiên cứu, là “cuốn sách hay nhất nước Mỹ trong vòng 25 năm qua” theo bình chọn của

tạp chí New York Times năm 2006 Jazz là tiểu thuyết tiếp sau Người yêu dấu trong

thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp văn chương Toni Morrison, góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật độc đáo của nhà văn da màu, để rồi ngay năm sau đó (1993), giải

thưởng Nobel danh giá đã được trao tặng cho bà

Thứ hai, những tác phẩm kể trên đều chứa đựng các yếu tố huyền ảo và thi pháp

huyền ảo mang phong cách Toni Morrison với nhiều hình thức, mức độ khai thác đậm nhạt khác nhau Qua đó, có thể thấy tư duy nghệ thuật cùng với phương thức sáng tác huyền ảo theo lối riêng được thể hiện khá nhất quán, xuyên suốt trong thế

giới văn chương của nhà văn Đặt trong quan niệm về cái huyền ảo như đã nêu

trên, chúng tôi định hướng khai thác nghiêng về biểu hiện của cái “ảo” nhiều hơn là chỉ ra các yếu tố hiện thực lịch sử in đậm trong tác phẩm Toni Morrison

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cố gắng liên hệ, so sánh đối chiếu với các tác phẩm của nhiều nhà văn khác được xếp vào dòng văn chương huyền ảo hiện đại (như Gabriel Garcia Marquez, Ben Okri, Murakami Haruki, …)

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thi pháp học lịch sử: Đây là phương pháp chủ đạo khi chúng tôi

nghiên cứu các tác phẩm của Toni Morrison để tìm ra đặc trưng bút pháp huyền ảo

Trang 10

của nhà văn thông qua việc khảo sát cốt truyện, motif, nhân vật…

- Phương pháp loại hình: Chúng tôi xếp Toni Morrison vào khuynh hướng sáng

tác huyền ảo hiện đại; vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn cố gắng phát hiện các yếu tố nghệ thuật dưới góc độ nghiên cứu loại hình

- Phương pháp xã hội học: tiếp cận từ góc độ văn hóa – xã hội của người Mỹ

gốc Phi, tiểu sử nhà văn để giải mã thêm các tầng ý nghĩa của văn bản cũng như hiệu quả thẩm mỹ của cái huyền ảo trong văn chương Toni Morrison

- Phương pháp phê bình huyền thoại: được sử dụng để tìm hiểu các yếu tố

huyền thoại, cổ mẫu mà nhà văn khảm chìm trong tác phẩm (đặc biệt phương pháp này được vận dụng chủ đạo khi tiến hành chương 2)

Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhưng ở

mức độ thao tác để làm rõ hơn đề tài như phương pháp so sánh (vận dụng khi liên

hệ so sánh, đối chiếu với bút pháp huyền ảo của một số nhà văn khác), phương

pháp tâm lý học (vận dụng phương pháp phê bình phân tâm học Freud và Jung khi

phân tích một số khía cạnh của hình tượng nhân vật cũng như yếu tố huyền thoại, folklore mang dấu ấn vô thức tập thể được sử dụng trong tiểu thuyết Toni

Morrison); vận dụng lý thuyết của mỹ học tiếp nhận (khác với lối viết của nhiều tác

giả khác, tác phẩm của Toni Morrison và hướng nghiên cứu của đề tài đòi hỏi phải triển khai theo hướng tiếp cận từ lý thuyết tiếp nhận để làm sáng tỏ thêm khía cạnh mối quan hệ người kể chuyện – nhân vật – độc giả)

4 ĐÓNG GÓP VỀ MẶT KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

4.1 Luận án đi vào khám phá sâu nghệ thuật tiểu thuyết của Toni Morrison, tập trung vào đặc điểm huyền ảo như là khía cạnh đặc sắc nhất trong bút pháp của nhà văn nữ da đen Đây là điểm trọng tâm có thể đóng góp cho việc nghiên cứu văn học

Mỹ nói chung và các tác giả lớn đạt giải Nobel nói riêng Ngoài 2 cuốn tiểu thuyết của Toni Morrison đã được dịch sang tiếng Việt và một số nghiên cứu tìm hiểu của một số tác giả khác (dưới hình thức các bài báo khoa học, công trình luận văn, luận án), tình hình tiếp nhận Toni Morrison trong nước còn khá mờ nhạt Chúng tôi mang đến những tiếp cận mới (ở góc độ văn học huyền ảo) đối với các tác phẩm khác của nhà văn hiện nay vẫn chưa được dịch và tìm hiểu nhiều ở Việt Nam (như

Bài ca Solomon hay Jazz)

4.2 Luận án xây dựng một quan niệm cụ thể và đầy đủ hơn về khái niệm Cái

huyền ảo, hướng tới việc khẳng định sự tồn tại và xu hướng phát triển của văn học

Trang 11

huyền ảo thời hiện đại Thông qua việc khảo sát biểu hiện và giá trị thẩm mỹ của bút pháp huyền ảo trong một hiện tượng văn học tiêu biểu – nhà văn Toni Morrison, luận án đóng góp một số kết quả cho việc nghiên cứu văn chương bằng

lý thuyết hiện đại

4.3 Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ mang lại thêm những kiến thức cần thiết

bổ sung cho việc dạy và học văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học Mỹ, ở bậc Đại học (và có thể ở các bậc khác) Hiện nay, ở bậc Đại học, văn học Mỹ được đưa vào tất cả chương trình với dung lượng không nhỏ (khoảng 30 - 45 tiết) Trong khi đó văn học Mỹ chủ yếu quen thuộc với độc giả và những nhà nghiên cứu Việt Nam qua các tên tuổi Mark Twain, O’Henry, Jack London, Ernest Hemingway, William Faulkner… Tuy nhiên, những thành tựu văn chương Mỹ hiện đại và hậu hiện đại (cuối thế kỷ XX đến nay) vẫn chưa thật sự được quan tâm một cách đầy đủ, đặc biệt đối với văn học của các nhà văn Mỹ gốc Phi, Mỹ da đỏ, Mỹ gốc châu Á Vì thế, về mặt thực tiễn, luận án mong muốn đóng góp những kết quả thiết thực cho bản thân trong nghề nghiệp và những người bạn đồng hành

5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương với cấu trúc như sau:

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Chương 2 CỐT TRUYỆN VÀ CÁC MOTIF HUYỀN ẢO

Chương 3 NHÂN VẬT HUYỀN ẢO

Chương 4 DIỄN NGÔN HUYỀN ẢO – TỪ PHƯƠNG DIỆN NGƯỜI KỂ CHUYỆN

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Toni Morrison và những khuynh hướng tiếp cận

1.1.1 Trên thế giới

Toni Morrison đem đến một kiểu văn chương huyền ảo tràn trề trí tưởng tượng mãnh liệt và thấm đẫm chất thơ, khả năng khám phá và tái tạo hiện thực sắc sảo, đặc biệt là việc sử dụng hòa trộn nhiều chất liệu lịch sử, huyền thoại, folklore của văn hóa da đen để khắc họa hiện thực khốc liệt, đau thương của người Mỹ gốc Phi Những tác phẩm của Toni Morrison đã đặt ra rất nhiều vấn đề liên quan đến hiện thực lịch sử, văn hóa của người Mỹ gốc Phi, vấn đề nữ quyền, tâm lý cộng đồng…

và qua đó hướng đến những giá trị cao đẹp của tình người, tình yêu, đề cao phẩm chất của người phụ nữ, khát vọng gìn giữ cá tính văn hóa truyền thống của người

da đen, đòi hỏi sự công bằng và phê phán sự phân biệt chủng tộc, giới tính, giai cấp… Sáng tác của bà thật sự để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và được đánh giá cao qua hàng loạt giải thưởng danh giá Chính vì vậy, những khám phá về tác phẩm Toni Morrison cho đến nay vô cùng phong phú Qua lược khảo nhiều tài liệu nghiên cứu về Toni Morrison trên thế giới, có thể thấy rằng các học giả tiếp cận sáng tác của nhà văn da màu này dưới nhiều góc độ, rõ nhất là 4 khuynh hướng mà chúng tôi sẽ liệt kê dưới đây

Thứ nhất, khuynh hướng khai thác các khía cạnh nội dung liên quan đến vấn đề

chủng tộc, giới tính, cộng đồng, bản sắc, dấu ấn nô lệ, tình trạng bạo lực, tình mẫu tử… Nhìn chung, những công trình đi sâu phân tích các chủ đề nổi bật trên đã chạm đến giá trị cốt lõi mà Toni Morrison muốn hướng đến và đã khắc họa thật tinh tế, thấm đẫm ngọt ngào lẫn cay đắng trong những câu chuyện đầy bi kịch nhân thế Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phê bình tiểu sử, xã hội học, văn hóa học, phương pháp thực chứng… để soi sáng các tác phẩm nổi bật

Chẳng hạn, nhà nghiên cứu Peter Conn (với cuốn sách Văn học châu Mỹ- Lịch

sử được minh họa, 1989) đã tìm hiểu tính chất có thực, yếu tố lịch sử trong hàng

loạt tiểu thuyết Mỹ, trong đó có tiểu thuyết của các nhà văn da màu như Toni

Morrison, Alice Waker… Về tiểu thuyết Người yêu dấu, tác giả nhận định: “Với

việc chọc thủng bức tường tưởng như vô cùng rắn chắc chia cắt sự thực và cái kỳ

Trang 13

ảo, tiểu thuyết của Morrison tạo một điểm tựa để đi đến tận cùng mà ở đó có thể xem xét bao quát và làm chủ được lịch sử “ [122,515]

Viết về sự phát triển của dòng văn học Mỹ da đen, những gốc rễ từ truyền

thống và những sáng tạo mới, cuốn Tiểu thuyết của người Mỹ gốc Phi và những

truyền thống (1989) của Bernard W Bell đã cung cấp nhiều thông tin có ý nghĩa

trong việc tìm hiểu bản sắc Phi châu trong tác phẩm của khá nhiều nhà văn da màu

Mỹ Phân tích tiểu thuyết Mỹ da đen đương đại, tác giả phân ra 2 mục là Chủ nghĩa

hiện thực mới (Neorealism) và Chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại (Modernism and

Postmodernism) Trong mục Neorealism có hẳn một phần cho tác giả Toni Morrison mà tác giả đánh giá là tiêu biểu cho “chủ nghĩa hiện thực thi vị” (Poetic

Realism) và truyện ngụ ngôn theo kiểu Gothic (the Gothic Fable) [107,269]

Barbara Hill Rigney với bài viết “Một câu chuyện để lan truyền: Ma quái và sự

biểu đạt lịch sử trong tiểu thuyết Người yêu dấu của nhà văn Toni Morrison” trong cuốn Ám ảnh của tiểu thuyết: Những phương diện nữ quyền trong truyện ma của

các nhà văn nữ người Mỹ (Lynette Carpentier & Wendy K Kolman, 1991) tìm

hiểu nhiều hơn về khía cạnh lịch sử xác thực trong tiểu thuyết Người yêu dấu Bà

giải thích ý nghĩa của tính lịch sử trong tác phẩm chính là hiện thực của người nô

lệ Nỗ lực phục hồi ký ức (rememories) đã đưa đến bản liệt kê tổng quát tình trạng bạo lực (a gross catalogue of atrocities), sự xâm hại giới tính (gross sexual

indignities), sự phủ nhận nhân quyền (a denial of human rights) trên nhiều phương

diện [119,229-235]

Nhiều bài nghiên cứu trong cuốn Tìm hiểu tác phẩm Người yêu dấu và Sula:

Tuyển tập tiểu luận và phê bình tác phẩm của các nhà văn đoạt giải Nobel [151]

cũng đã chỉ ra các khía cạnh nội dung trong tiểu thuyết Toni Morrison khi quan tâm đến vấn đề màu da, chủng tộc, giới tính, lịch sử người Mỹ gốc Phi, tình trạng bạo

lực… và gọi tác phẩm của Morrison là truyện kể nô lệ (slavery narrative) hoặc tiểu thuyết lịch sử (historical novel)

Lorraine Liscio với bài viết Truyện kể của Beloved: Viết về dòng sữa mẹ [161]

đề cập đến tính nữ, tình mẹ gắn với vấn đề chủng tộc trong tác phẩm Người yêu

dấu của Toni Morrison Còn Barbara Schapiro trong Xiềng xích của tình yêu và ranh giới của cái Tôi trong tiểu thuyết ‘Người yêu dấu’ của Toni Morrison [202]

thì đi vào nỗi đau nô lệ, tình yêu và bản thể của người phụ nữ da đen đau khổ trong

tác phẩm tiêu biểu Người yêu dấu George Shulman với cuốn Lời tiên tri của người

Trang 14

Mỹ: Vấn đề chủng tộc và Sự cứu chuộc trong nền văn hóa chính trị Mỹ (2008)

[206] lại phân tích Người yêu dấu và phản ánh điểm nhìn của Toni Morrison trong

sáng tác liên quan đến vấn đề chính trị, văn hóa, sắc tộc

Thứ hai, phê bình tác phẩm Toni Morrison dưới góc độ nữ quyền cũng là một

cách thức tiếp cận khá phổ biến Cuốn Những giọng nói của Toni Morrison

(Barbara Hill Rigney, 1991) [195] đã soi chiếu tác phẩm của Morrison dưới góc nhìn của chủ nghĩa nữ quyền hiện đại để diễn giải lịch sử, ngôn ngữ, bản sắc, khát vọng thiên tính nữ… Tác giả của cuốn sách đặt tiểu thuyết Morrison trong mỹ học

nữ quyền da đen (black feminine/ feminist aesthetics) và nhấn mạnh tính đối kháng

mạnh mẽ khi Toni Morrison khắc họa phẩm chất của màu da và giới tính: “black”

và “female” trong bối cảnh nền văn hóa đa trị Mỹ hiện đại

Ngoài ra, các bài viết khác như: Thế giới đảo nghịch trong ‘Mắt biếc’ và ‘Sula’

của Toni Morrison (Jacqueline de Weever, 1979) [220]; Những thất bại của tình yêu, sự khởi đầu của giới nữ trong tiểu thuyết của Toni Morrison (J.S Bakerman,

1981) [102]; Thay đổi lịch sử thông qua viễn cảnh về giới: Việc đọc tiểu thuyết

‘Người yêu dấu’ của Toni Morrison dưới góc độ chủ nghĩa nữ quyền hậu hiện đại

(Barbara Frey Waxman, 1993) [222]; Tiểu thuyết ‘Người yêu dấu’ của Toni

Morrison: Những cái xác tái sinh, cuộc thăm viếng của Chủ nghĩa hiện đại

(Cynthia Dobbs, 1998) [127]… cũng hướng đến cái nhìn của nữ văn sĩ đối với vấn

đề phụ nữ, tình trạng áp bức, bạo lực về giới trong xã hội Mỹ và đặt ra những khát vọng nữ quyền trước thời đại

Thứ ba, khai thác tiểu thuyết Toni Morrison dưới góc nhìn phân tâm học là

hướng nghiên cứu thu hút khá nhiều học giả Việc vận dụng lý thuyết phân tâm học

về cái libido, ẩn ức cá nhân của Freud, cái vô thức tập thể của Carl Jung và phân

tâm học cấu trúc của Lacan dẫn tới khá nhiều kết quả thú vị Theo khảo sát của chúng tôi, các học giả trên thế giới đều nhận thấy dấu ấn sâu nặng của những chấn thương tinh thần đã khoét mòn tâm hồn, thể xác của từng nhân vật Chính vì thế, đào sâu vào thế giới nội tâm đầy dồn nén với đa tầng vô thức, tiềm thức ám ảnh giúp lý giải nhiều hơn những góc khuất bên trong mỗi nhân vật và thẩm mỹ của

nhà văn Emma Parker (2001) với bài Hội chứng “Hystery” mới: Lịch sử và chứng

cuồng loạn trong tiểu thuyết ‘Người yêu dấu’ cuả Toni Morrison [185] tìm hiểu

chứng Hysteria theo biện giải của nhà phân tâm học người Áo S.Freud, cho rằng trong cuốn Người yêu dấu, nhân vật Sethe và Beloved đã mắc hội chứng này Theo

Trang 15

đó, Hysteria xuất phát từ những chấn thương mang tính lịch sử - xã hội (social –

historical trauma) mà nhân vật đã trải qua, chịu đựng Căn bệnh cuồng loạn còn

liên quan đến phức cảm nổi tiếng trong lý thuyết của Freud, đó là phức cảm

Oedipus (Oedipal complex) Tuy nhiên, Emma Parker cho rằng, đây phải là phức cảm “tiền – Oedipus” (pre - Oedipal), gắn với tình trạng thiếu vắng người đàn ông

trong cuộc đời nhân vật (người cha Halle) và “khát vọng tình dục đồng giới”

(homosexual desire) đối với người mẹ mới là phẩm chất đặc trưng của chứng bệnh

này Quan điểm của Emma Parker cũng tương tự như Barbara Frey Waxman trong

bài viết Thay đổi lịch sử thông qua viễn cảnh về giới: Việc đọc tiểu thuyết ‘Người

yêu dấu’ của Toni Morrison dưới góc độ chủ nghĩa nữ quyền hậu hiện đại [222]

khi nói đến mối quan hệ giữa mẹ và con gái với lý thuyết về homosexual Barbara Christian (1993) với bài viết Ấn định hệ phương pháp: tiểu thuyết ‘Người yêu dấu’ [120] cũng đề cập đến khái niệm pre-Oedipal complex trong liên hệ hình tượng mẹ

và con gái trong tác phẩm Người yêu dấu

Eleanor Branch (1995) cũng áp dụng phân tâm học Freud khi nghiên cứu Bài ca

Solomon và xem nhân vật chính Milkman như một hiện tượng rõ nét của phức cảm

Oedipus trong bài viết Xuyên qua mê lộ của Oedipus: Cuộc tìm kiếm bản thể của

Milkman trong tiểu thuyết ‘Bài ca Solomon’ [114]

Phân tâm học cấu trúc của Lacan được vận dụng để khám phá tác phẩm của

Toni Morrison như Jennifer S Conway (2007) với luận văn Thạc sĩ Cuộc tìm kiếm

bản sắc văn hóa: Khám phá thế giới nghệ thuật của Toni Morrison (University of

North Texas) Trong đó, khi phân tích cấu trúc của bản sắc Mỹ gốc Phi, tác giả đã

sử dụng lý thuyết của Lacan và dành riêng một chương để trình bày về vấn đề “Sự phủ nhận của Toni Morrison đối với lý thuyết về chủ thể của Lacan” [124]

Đi vào cụ thể những cuốn tiểu thuyết khác nhau của nữ văn sĩ, các nhà nghiên cứu cũng sử dụng phân tâm học cấu trúc như phương pháp chính để giải mã tác

phẩm Chẳng hạn Jean Wyatt (1993) trong bài Trao hữu thể cho ngôn từ: Biểu

tượng về tình mẫu tử trong tiểu thuyết ‘Người yêu dấu’ của Toni Morrison [227] đã

tìm thấy ở hình tượng đứa trẻ bị cắt cổ và hồi sinh dưới hình hài cô gái trẻ chính là

“bản sắc cộng đồng” (a collective identity), tác phẩm như một “cuộc truy tầm tính

nữ một cách rõ ràng” (speciafically female quest) và thuộc thể loại truyện ma (ghost story) Cũng thông qua lý thuyết này, Evelyn Jaffe Schreiber (1996) tìm hiểu

Người đọc, văn bản và cái chủ thể: Tiểu thuyết ‘Người yêu dấu’ của Toni Morrison

Trang 16

với tư cách là đối tượng nghiên cứu của Lacan [203] Soheila Poorali Mansour

Kandi (2011) thì sử dụng phân tâm học Lacan để khám phá cuốn Mắt biếc (Cuộc

tìm kiếm chủ thể nữ trong tiểu thuyết ‘Mắt biếc’ của Toni Morrison) [153]

Thứ tư là khuynh hướng tiếp cận tác phẩm của Toni Morrison dưới góc độ

folklore, nghi lễ, thi pháp huyền thoại, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Đây là phần chúng tôi tập trung khảo sát kỹ nhất, và nhận thấy rằng các nghiên cứu đã chỉ ra

(với mức độ khác nhau) các yếu tố huyền ảo (magical), kỳ ảo (fantastic), huyền thoại (myth) hòa lẫn trong thế giới hiện thực (reality)

Đầu tiên có thể thấy, trong những công trình nghiên cứu này, các tác giả đều công nhận và khẳng định sự tồn tại của các phương diện kỳ ảo, huyền ảo, huyền thoại trong thế giới nghệ thuật của nhà văn Toni Morrison Marilyn Sanders

Mobley (1991) tìm hiểu chức năng văn hóa (cultural function) của truyện kể và

khám phá gốc rễ folklore, huyền thoại trong tiểu thuyết Sarah Orne Jewett và Toni

Morrison (Những gốc rễ dân gian và đôi cánh huyền thoại trong văn chương của

Sarah Orne Jewett và Toni Morrison) Tác giả chỉ ra rằng: “suối nguồn văn hóa có

gốc rễ trong huyền thoại và văn hóa dân gian mà cả hai cùng đưa đến những hiểu biết và biến đổi nhận thức của người đọc” [166, 2-3] Tính chất ma thuật, huyền ảo

(magic) của Toni Morrison cũng được quan niệm “có nguồn gốc từ thế giới thực”

[166, 20-21]

Philip Page (1992) với bài viết Sự xoay vòng trong tiểu thuyết ‘Người yêu dấu’

của Toni Morrison [184] cũng đề cập đến các yếu tố như huyền ảo thần kỳ (magic),

giấc mơ (dreams), điềm báo (omens) và sự mê tín (superstitions) tồn tại nổi bật

trong tác phẩm và có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn bộ cấu trúc truyện kể

Các bài viết như Văn chương hư cấu và văn hóa dân gian: Tiểu thuyết của Toni

Morrison (Trudier Harris, 1991) [145] hay “Câu chuyện tiếp tục được lan truyền”: Cái kỳ ảo, nghệ thuật tự sự và liên văn bản trong tiểu thuyết ‘Người yêu dấu’ và

‘Jazz’ của Toni Morrison (Martha J Cutter, 2000) [125] cũng chỉ ra tính chất

folklore, kỳ ảo, liên văn bản, đường biên giữa hiện thực và hư cấu, giữa tính xác thực và huyền thoại vốn hiện diện đầy ắp trong thế giới nghệ thuật Toni Morrison

Geoff Ward (1997) trong cuốn Văn chương Mỹ [218] đề cập đến nhà văn Toni

Morrison như một trong những đại diện tiêu biểu cho phong cách văn chương Mỹ thập niên 80 của thế kỷ XX Trong đó tác giả nhận định Toni Morrison đã sử dụng

Trang 17

huyền thoại và chất thơ trong cốt truyện mang tính dồn nén và mặc dù với chất liệu

cơ bản là hiện thực lịch sử và phương pháp hiện thực xã hội, tiểu thuyết của bà đã vượt ra khỏi ranh giới của thể loại Tác giả còn cho rằng tác phẩm của Morrison

làm sống lại không khí Gothic với những biểu tượng và yếu tố kỳ ảo như là phương

tiện chuyển tải các vấn đề bạo lực và bản sắc Mỹ

Bài giới thiệu Toni Morrison trong cuốn The Oxford Encyclopedia of American

Literature (volume 3, Oxford University Press 2004) cho rằng một đặc điểm quan

trọng trong tiểu thuyết Toni Morrison là việc sử dụng những yếu tố siêu nhiên

(supernatural elements), những khía cạnh kinh dị (horror respects)… và “xây dựng

một thế giới mà khả năng ngoại cảm là quá bình thường, ma quái là có thực, và không gian chứa đầy những năng lực mãnh liệt tiềm tàng” [186,176]

Những đánh giá tương tự như thế cho thấy đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết giàu tính huyền ảo Mỹ gốc Phi và những nhận thức mang tính hậu hiện đại của Toni Morrison về vấn đề thuộc cá nhân và cộng đồng Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã xếp Toni Morrison vào khuynh hướng sáng tác huyền thoại hiện đại, hoặc chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

Ở khuynh hướng thứ nhất, A Leslie Harris (1980) trong bài Huyền thoại như là

cấu trúc trong tiểu thuyết ‘Bài ca Solomon’ của Toni Morrison [144] đề cập đến

vấn đề huyền thoại và cách thức sử dụng huyền thoại trong nghệ thuật kể chuyện

của Toni Morrison Karla F.C Holloway (1990) với bài viết ‘Người yêu dấu’: Bài

thánh ca(2) [149] đánh giá Toni Morrison là người tạo dựng huyền thoại maker), tác phẩm của bà đầy ắp huyền thoại, ngân vang lên từ một thứ văn xuôi

(myth-giàu nhạc điệu Tác giả cũng nhận thấy hiện thực mà Morrison phản ánh trong tiểu

thuyết là một thứ hiện hữu đan trộn tính sử và ma ảo (the ghostly/historical

presence) Kathleen Elizabeth Morelock (1996) xếp Toni Morrison vào dòng văn

chương huyền thoại thế kỷ XX (mà tác giả gọi là mythopoetic novels) cùng với

nhiều nhà văn châu Mỹ khác như Jose Maria Arguedas, Leslie Marmon Silko, Wilson Harris, Gabriel Garcia Marquez, và Walker Percy [168] Hoặc Rudee Devon Boan (2000) thông qua khảo sát văn học Mỹ gốc Phi với 5 nhà văn tiêu biểu

là Henry Dumas, Jean Toomer, Darryl Pinkney, Toni Morrison và August Wilson

đã phân loại 4 dạng (types) văn chương dưới ánh sáng lý thuyết tương tác giữa tác

(2)Tên bài viết là Beloved: A Spiritual A Spiritual cũng như Negro spiritual, là dân ca tôn giáo do những

người nô lệ da đen ở châu Mỹ hát trước tiên

Trang 18

giả và độc giả (nhưng ở đây Rudee Devon Boan lại dùng khái niệm khán giả -

audience) Bốn dạng đề xuất trong bài viết gồm có:

- The literature of inversion (1) – Văn chương của phép nghịch đảo

- The literature of subversion (2) – Văn chương của sự lật đổ

- The literature of vivification (3) - Văn chương của sự hồi sinh

- The literature of mythification (4) – Văn chương của huyền thoại hóa [113]

Và tác phẩm Beloved của Toni Morrison được xếp vào dạng thứ 4

Năm 2002, Larry Schwartz cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác khi tìm hiểu Toni Morrison thường đặt cái nhìn so sánh với bậc tiền bối William Faulkner, đại văn hào Mỹ đã nhận giải Nobel trước Toni Morrison nửa thế kỷ Tuy nhiên Larry Schwartz khẳng định được những tiến bộ và đóng góp mới của Morrison so với bậc thầy văn chương dòng ý thức Faulkner Trong bài viết, một điểm quan trọng đáng

chú ý là Schwartz cũng mệnh danh nữ văn sĩ là myth-maker, hoặc Griot (tức những

nhạc sĩ rong ở Tây Phi, có khả năng sáng tác, kể chuyện, ca hát, là kho văn chương

truyền khẩu của dân tộc) và folklorist (nhà nghiên cứu văn hóa dân gian) “Thế giới

nghệ thuật của Morrison là những truyện kể phức tạp đầy ắp huyền thoại, truyền thuyết về những con người bình thường đã sống sót và phát triển mạnh mẽ trong sự phi thường và gần như diệu kỳ bên trong cơn lốc xoáy của tình trạng phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính ở Mỹ”; “Nói một cách ngắn gọn, tác phẩm của bà

là sự kết nối với thế giới thực trong khi vẫn đang vượt lên trên nó – huyền thoại

(mythic) là cách thức văn chương xứng đáng dành cho chúng” [204]

Trong khi đó, theo khuynh hướng thứ hai, hàng loạt công trình nghiên cứu khác lại xác lập Toni Morrison như là một đại diện cho chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

(magical realism), một dòng chảy văn chương phát triển mạnh mẽ và đạt được

nhiều thành tựu trong thế kỷ XX ở châu Mỹ, đặc biệt Mỹ Latinh

Cuốn sách về lịch sử nền tiểu thuyết Mỹ của Đại học Columbia ấn hành năm

1991, The Columbia History of the American Novel [130], trình bày xu hướng văn

học hiện thực huyền ảo ở châu Mỹ mà đại diện là các nhà văn Alejo Carpentier, Carlos Fuentes, Gabriel Garcia Marquez, Manuel Puig và tiếp đến là Isabel Allende, cùng với những ảnh hưởng tới những nhà văn da màu của văn học Mỹ đương đại như: Toni Morrison, Arturo Islas, Maxine Hong Kingston, Helena Maria, Roberto Rios… Như vậy, theo tác giả, nhà văn Toni Morrison cũng nằm trong số các nhà văn có những đặc trưng của trào lưu văn học hiện thực huyền ảo đã phát triển đỉnh

Trang 19

cao ở châu Mỹ Latinh, nhưng theo sự dịch chuyển của thời gian và không gian, tất nhiên, màu sắc hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết của các nhà văn Mỹ này cũng

có những cách thức thể hiện độc đáo riêng biệt

Cuốn The Toni Morrison Encyclopedia (2003) cung cấp tất cả mục từ liên quan

đến Toni Morrison và các tiểu thuyết của bà Trong đó cuốn sách khẳng định sự tồn tại chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và các huyền thoại trong các tác phẩm Huyền

thoại được xem như một “phông nền quan trọng” (important backdrop) của tác

phẩm, giúp người đọc tiếp cận với những giá trị văn hóa và lịch sử dân tộc [106,1] Thực tế, Toni Morrison chưa bao giờ thừa nhận mình là một nhà văn hiện thực huyền ảo, nhưng bà vẫn chấp nhận quan điểm đánh giá cho rằng tác phẩm của bà

sử dụng phổ biến các yếu tố siêu nhiên, huyền thoại, kỳ ảo tồn tại thản nhiên giữa các sự kiện đời thường, hiện thực Chính vì vậy, Christopher Warnes (2005) vẫn

xếp Toni Morrison và đặc biệt là cuốn sách Người yêu dấu vào dòng chảy văn học

hiện thực huyền ảo cùng với rất nhiều những tác giả tiêu biểu khác như G.Marquez

với tiểu thuyết Trăm năm cô đơn, Isabel Allende và Ngôi nhà của những hồn ma, Salman Rushdie với Những đứa trẻ lúc nửa đêm, Angela Carter và Nửa đêm ở rạp

xiếc, hay Ben Okri với Con đường đói khổ Trong đó, tác giả đề cập đến đặc điểm

cơ bản của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là cách thức trần thuật “cố gắng bình thường hóa cái siêu nhiên” [220], và cho rằng đây là tư duy trần thuật hậu hiện đại

Jessica Jorgenson (bài Cụ già với đôi cánh khổng lồ: Một cách dạy về Chủ

nghĩa hiện thực huyền ảo thông qua Gabriel Garcia Marquez [152]) tập trung

nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của Marquez nhưng cũng đề cập đến Toni Morrison như một đại diện của các nhà văn Mỹ có sử dụng lối viết này Tác giả cho rằng Morrison vận dụng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo để thể hiện sức mạnh tinh thần của người phụ nữ, bởi đặc trưng của trào lưu này là khai thác các yếu tố huyền ảo để tô đậm những khía cạnh gai góc phức tạp nhất trong đời sống hiện thực mỗi dân tộc

Encyclopaedia Britannica giới thiệu Toni Morrison như một nhà văn có vị trí

nổi bật trong nền văn học Mỹ đương đại Tác phẩm của bà đi vào thế giới người

Mỹ da đen với cuộc đấu tranh để tìm kiếm chính mình và bản sắc văn hoá dân tộc

mình Trong các tác phẩm Mắt biếc, Sula, Bài ca Solomon, Người yêu dấu, Jazz,

“Morrison đã tạo nên loại tiểu thuyết cực kỳ độc đáo thể hiện những điểm khác nhau từ những hồi ức đầy chất trữ tình đến chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” [133]

Trang 20

Như vậy, Encyclopaedia Britannica cũng nhìn nhận tác phẩm của Morrison đi theo

khuynh hướng sáng tác hiện thực huyền ảo vốn rất đình đám trong thế kỷ XX Nói đến chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn chương Toni Morrison không thể không liên hệ so sánh với các nhà văn nổi tiếng của khuynh hướng này ở Mỹ

Latinh Vì thế, hai bài viết Những câu chuyện chép trên quá khứ: Lịch sử và hiện

thực huyền ảo, Morrison và Allende của P.Gabrielle Foreman (1992) [136] và Ký

ức và cuộc tìm kiếm lịch sử dòng họ trong Trăm năm cô đơn và Bài ca Solomon

(Susana Vega-González, 2001) đã hướng vào việc khám phá những nét gặp gỡ giữa

Toni Morrison qua tiểu thuyết Bài ca Solomon với Isabel Allende trong Ngôi nhà

của những hồn ma và Garcia Marquez trong Trăm năm cô đơn Hai bài viết đều nói

đến vấn đề “viết lại lịch sử” (rewriting history), ký ức dòng tộc và bản thể cá nhân;

đồng thời cho rằng thực tại trong các tác phẩm trên là một thực tại huyền ảo

(magically real) dưới sự ám ảnh của bóng ma chế độ nô lệ, hoặc thực dân, độc tài,

thuộc địa Chính vì vậy cấu trúc trần thuật phá vỡ trật tự tuyến tính bằng cách “chất chồng những ký ức quá vãng”, “niềm tin vào cái siêu nhiên và chấp nhận tính lai ghép” [214]

Một số bài viết khác đi vào phân tích khá kỹ các đặc trưng huyền ảo trong bút

pháp sáng tạo của Toni Morrison như: bài Tiểu thuyết ‘Bài ca Solomon’ của Toni

Morrison: Khắc họa kinh nghiệm nhận thức như là kỹ thuật của chủ nghĩa hiện

thực huyền ảo của David Pendery [187] khám phá những kỹ thuật văn chương của

chủ nghĩa hiện thực huyền ảo được Toni Morrison sử dụng trong tiểu thuyết Bài ca

Solomon Trong đó tác giả khẳng định tiểu thuyết Bài ca Solomon là một trong

những cuốn sách điển hình nằm trong dòng chảy của văn chương hiện thực huyền

ảo, một nhánh chính của chủ nghĩa hiện thực Tiểu thuyết của Morrison đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng và chấp nhận những điều vượt ra ngoài, vượt lên trên hiện thực bình thường Và như thế, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo cũng kêu gọi người đọc nhìn nhận các yếu tố siêu nhiên như một phần của “hiện

thực dung tục” (prosaic reality)

Bài viết khác đáng chú ý là của Jakub Ženíšek (2007) cho rằng tính chất hiện thực huyền ảo của Toni Morrison đi trên lằn ranh giữa hiện thực đầy ma thuật

(magic reality) và chất folklore nhuốm màu huyền thoại (mythical folklore) Trong

nghiên cứu này, Jakub Ženíšek nói đến cái huyền ảo của Toni Morrison (mà tác giả đặt cho một cách nói khác là “woodoo”) có đặc điểm như sau: “mọi thứ gần như là

Trang 21

ma thuật đen, y học cơ bản, lòng tin tà thuật, ma thuật cây cối, sùng bái cây cối, các

thầy tư tế thời cổ đại (druid), nhưng tất cả đều được đặt trong bối cảnh hiện thực”

[231] Cụ thể hơn, Ženíšek liệt kê 5 đặc điểm nổi bật của bút pháp hiện thực huyền

ảo Toni Morrison:

 phát triển truyện từ sự xuất hiện của cái chết hoặc như là ma quái;

 khả năng chữa trị phi thường;

 sự hỗ trợ, người giúp đỡ thần thánh, siêu nhiên;

 những điều kỳ quái không giải thích được;

 sự kết hợp các yếu tố dân gian và huyền thoại [231]

Nhà nghiên cứu Carl.D.Malngren với bài viết “Sự hoà trộn các thể loại và logic

của tình trạng nô lệ trong tiểu thuyết Người yêu dấu của Toni Morrison” trong cuốn

Tìm hiểu tác phẩm ‘Người yêu dấu’ và ‘Sula’: Tuyển tập tiểu luận và phê bình tác phẩm của các nhà văn đoạt giải Nobel [151], thì đánh giá về kỹ thuật tự sự thuộc

chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của Toni Morrison trong tiểu thuyết Người yêu dấu

như sau: “Trong bản thể tự sự của tiểu thuyết, người ta phải thừa nhận sự tồn tại

của hồn ma Thực tế thì cuốn Người yêu dấu là ví dụ cụ thể cho lý thuyết về văn

học kỳ ảo của Torodov, một hình thức tự sự gọi mời và hợp thức hoá cả cách đọc

về cái tự nhiên và siêu nhiên, những hiện tượng phi thường” [151,194] Tác giả

cũng cho rằng cuốn Người yêu dấu là sự hoà trộn cả truyện ma (ghost story) và tiểu thuyết lịch sử (historical novel)

Ngoài những hướng tiếp cận trên, tiểu thuyết Toni Morrison cũng gọi mời nhiều khả năng nghiên cứu khác, chẳng hạn vận dụng góc nhìn của chủ nghĩa hậu hiện đại

để phân tích kỹ thuật viết mang tính mảnh vỡ, liên văn bản, dòng ý thức của Morrison; hoặc chủ nghĩa giải cấu trúc (sử dụng lý thuyết của Foucault, Derrida hay Kristeva).v.v để làm rõ thi pháp sáng tác độc đáo của nhà văn Đặc biệt là sự phát hiện nhạc tính, chất Jazz có cội rễ từ văn hóa Mỹ gốc Phi trong văn phong tràn trề

nữ tính của nhà văn cũng góp phần khẳng định đây chính là nét cá tính sáng tạo độc đáo của Toni Morrison trong mạch nguồn văn hóa đẫm dân tộc tính và giới tính Chúng tôi cũng khảo sát được khá nhiều tài liệu cung cấp thông tin về cuộc đời,

sự nghiệp cũng như một số khía cạnh thi pháp tiểu thuyết Toni Morrison Chẳng

hạn: Những tiếng nói đa văn hóa: Nhà văn Mỹ gốc Phi [207] là cuốn sách nằm

trong bộ sách viết về những cây bút Mỹ có nguồn gốc thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau (như người Mỹ gốc châu Á, Mỹ gốc Ả Rập và người Hồi giáo, người

Trang 22

Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Hispanic – Tây Ban Nha) Trong tác phẩm này, tác giả

đã giới thiệu 8 tác giả người Mỹ da đen, đó là: Maya Angelou, Toni Morrison, Ernest J.Gaines, Walter Dean Myers, Alice Walker, August Wilson, Charles Johnson và Gloria Naylor Hầu hết những tên tuổi này đều xa lạ đối với độc giả Việt Nam, trừ Toni Morrison

Cuốn Phác thảo văn học Mỹ của Kathryn Vanspanckeren giới thiệu nhà văn Toni Morrison và đề cập tới tiểu thuyết Người yêu dấu với nhận định sơ lược:

“Cuốn tiểu thuyết sử dụng những kỹ thuật như trong một giấc mơ của chủ nghĩa hiện thực huyền bí trong việc phác hoạ một nhân vật huyễn hoặc, Beloved, cô gái trở lại sống với người mẹ đã cắt cổ mình” [92,280]

Bài nghiên cứu Giới thiệu tiểu thuyết hậu hiện đại Hoa Kỳ (dịch giả: Phan Tấn

Hải, 1998) nhiều lần đề cập và trích dẫn tác giả Toni Morrison Tác giả phân tích

về việc sử dụng một tiếng nói khác để thể hiện các vấn đề trong tác phẩm hậu hiện

đại (như tiểu thuyết Người yêu dấu sử dụng tiếng nói của hồn ma trẻ em để kể lại

lịch sử chế độ nô lệ) Bài viết còn tìm hiểu về “kỹ thuật dòng ý thức và thay đổi

điểm nhìn của Beloved”, việc kết hợp nhân vật và sự kiện lịch sử vào tác phẩm, sự

hoà trộn hiện thực trong những cách tân mới mẻ về hình thức nghệ thuật trong

Beloved… [34]

Luận án tiến sĩ của Alyce R Baker với đề tài “Sự hiện diện, vai trò và chức năng của cái nghịch dị trong tiểu thuyết Toni Morrison” [101] tại Đại học Indiana University of Pennsylvania tháng 5 năm 2009 cũng đáng chú ý Trong luận án của

mình, Baker tập trung phân tích tính grotesque (nghịch dị) trong tiểu thuyết của

Toni Morrison, cách thức sử dụng cái nghịch dị như là yếu tố có tính thẩm mỹ xã hội và chính trị của nhà văn

1.1.2 Ở Việt Nam

Ở trong nước, tình hình nghiên cứu về Toni Morrison còn khá rải rác Hầu hết đều dừng lại ở việc giới thiệu tên tuổi, tác phẩm hoặc có đề cập ở mức độ sơ giản đặc điểm thi pháp, yếu tố huyền thoại, huyền ảo trong tiểu thuyết của nhà văn da màu này Có công trình nghiên cứu chuyên sâu (như luận văn, luận án) thì chọn góc

độ khảo sát là bút pháp mảnh vỡ (góc nhìn hậu hiện đại) hoặc chỉ khai thác 1 tác

phẩm đã dịch của Toni Morrison (cuốn Người yêu dấu)

Hồ sơ văn hoá Mỹ của Hữu Ngọc – cuộc dạo chơi vườn văn Mỹ - dành một

phần để giới thiệu tác giả Toni Morrison, nhà văn nữ da đen đầu tiên được giải

Trang 23

Nobel, có vị trí nổi bật trong nền văn học Mỹ Bài viết Di sản văn hoá da đen: nhà

văn nữ Toni Morrison có nhắc đến chất trữ tình và tính huyền thoại trên nền hiện

thực của các tiểu thuyết Toni Morrison: “Chất người xuyên qua những tiểu thuyết trữ tình lớn ấy bay bổng trên những bể khơi và lục địa, đắm chìm trong những truyền thuyết và hiện thực của tâm hồn da đen Mỹ…” [62,612]

Bài viết Đối kháng giai cấp trong văn xuôi Mỹ da đen đương đại (Nicole King) trong cuốn Tiếp cận đương đại văn hoá Mỹ [47,127] có đề cập đến nhà văn Toni Morrison và cuốn Người yêu dấu của bà Song tác giả chỉ khai thác tác phẩm về

vấn đề đẳng cấp trong nội bộ chủng tộc và nói chung chưa phân tích gì ở góc độ nghệ thuật tiểu thuyết

Nguyễn Liên với công trình nghiên cứu về Văn học Mỹ: Nhà văn, tác phẩm, thi

pháp và kỹ thuật đã giới thiệu nhà văn nữ da màu này như một đại diện tiêu biểu

cho những xu hướng nghệ thuật nổi bật trong nền văn học Mỹ nửa sau thế kỷ XX

Tác giả đã phân tích tiểu thuyết Thiên đường, cho đây là tác phẩm mẫu mực của

chủ nghĩa hiện thực mới

Những cuốn sách mang tính giáo trình, làm tư liệu quan trọng cho nghiên cứu

và giảng dạy văn học Mỹ như Văn học Mỹ - quá khứ và hiện tại của Viện Khoa học

Xã hội, Văn học Mỹ của Lê Huy Bắc, Lịch sử văn học Mỹ, Tác giả văn học Mỹ (thế

kỷ XVIII-XX) của Lê Đình Cúc đều chưa thấy đề cập, giới thiệu tên tuổi của Toni

Morrison Gần đây có công trình dày dặn của Lê Huy Bắc, Lịch sử văn học Hoa

Kỳ, khắc họa diện mạo văn học Mỹ qua các thời kỳ phát triển và giới thiệu 30

gương mặt tiêu biểu của nền văn học Mỹ, trong đó có Toni Morrison

Giáo sư Lê Huy Bắc gần như là người đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tác phẩm của nhà văn Mỹ Latinh nổi tiếng – Garcia Marquez và nhiều nhà văn khác có sáng tác biểu hiện theo khuynh

hướng này như Toni Morrison,… Công trình Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và

Gabriel Garcia Marquez tuy trọng tâm nghiên cứu là nhà văn Columbia nhưng

cũng dành một dung lượng đáng kể cho việc tìm hiểu tác giả Toni Morrison (gần

20 trang) trong hệ thống luận điểm khảo sát một số tác giả tiêu biểu viết theo xu hướng huyền ảo trong văn học thế giới thế kỷ XX

Tạp chí Văn học số 9 ra tháng 9/2003 có bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hiếu

Thiện về: Toni Morrison - nhà văn của người Mỹ da đen Bài viết nói chung mang

tính chất cung cấp thông tin về tiểu sử và tác phẩm nổi bật của Toni Morrison

Trang 24

Trong đó tác giả có nhấn mạnh đến các vấn đề chủng tộc, giai cấp, người nô lệ, người da đen trong các sáng tác của Morrison Tác phẩm Toni Morrison được xếp

vào trường phái hiện đại (Mắt biếc, Sula, Bài ca Solomon) và hậu hiện đại (Tar

Baby, Người yêu dấu, Jazz)

Bài giới thiệu Toni Morrison của Phạm Văn Tuấn có những nhận xét liên quan đến vấn đề chúng tôi quan tâm như: “…tác giả đã khéo léo pha trộn hai loại hiện

thực và siêu thực để khám phá ra những yếu tố ma thuật (magical elements) của đời sống hằng ngày”; “…sử dụng các yếu tố siêu nhiên (supernatural elements) trong

một số câu chuyện kể về nhiều gia đình da đen và độc giả được chia sẻ với tác giả

cách ý thức kép (double-consciousness) trong hành trình đi tìm kiếm tầm hiểu biết

và sự thật…” [90] Riêng về tiểu thuyết Người yêu dấu, tác giả đánh giá: “Tác

phẩm khai thác nhiều chủ đề phức tạp (…) và tác giả đã dùng tới nhiều khung thời

gian (timeframes) và các đột biến, chứng tỏ tài năng kể chuyện độc đáo của tác giả,

khiến cho độc giả phải chấp nhận cái bất thường là hiện thực” [90]

Luận văn Thạc sĩ với đề tài Con đường tới tự do của người Mỹ da đen trong

nghệ thuật tiểu thuyết Toni Morrison (năm 2003) [80] của Nguyễn Thị Hiếu Thiện

đi sâu vào những vấn đề nội dung theo cái nhìn văn hoá, xã hội mà chưa đề cập nhiều đến kỹ thuật tiểu thuyết, phong cách của tác giả Một luận văn Thạc sĩ khác

là Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại [87], tác giả Đường Thùy Trâm cho rằng cuốn Người yêu dấu được sáng tác theo khuynh

hướng huyền thoại hóa, vì vậy nội dung luận văn đi vào nghiên cứu “yếu tố huyền thoại” trong tiểu thuyết này như tìm kiếm các cổ mẫu, các motif huyền thoại, bàn

về “nguyên lý tính Mẫu”… Luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về Toni Morrison là

Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết Toni Morrison (2014) của Nguyễn Thị Minh

Thảo Luận án tập trung tìm hiểu thế giới nghệ thuật của Toni Morrison dưới góc nhìn lý luận của chủ nghĩa hậu hiện đại, trọng tâm là cách biểu đạt, cách cắt nghĩa

thế giới bằng hình tượng ngôn từ Từ việc xác lập khái niệm ngôn ngữ mảnh vỡ, luận án khảo sát ngôn ngữ mảnh vỡ trong 3 cuốn tiểu thuyết (Người yêu dấu, Mắt

biếc và Bài ca Solomon) ở các phương diện cơ bản là lớp ngôn từ mảnh vỡ và lớp

nhân vật mảnh vỡ [79]

* Như vậy, các bài viết trong nước ít nhiều đã đề cập đến đặc trưng huyền ảo trong tiểu thuyết Toni Morrison nhưng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra sự có mặt của các lớp yếu tố kỳ ảo, huyền ảo hay huyền thoại nhưng còn tóm lược, chưa hệ thống và

Trang 25

chủ yếu mới nhắc đến các tác phẩm đã được dịch Trong khi đó, ở góc độ này, các công trình ở nước ngoài (trên tài liệu tiếng Anh) có thể thấy đa dạng hơn, có quan điểm cho rằng Toni Morrison sáng tác theo thi pháp huyền thoại, phổ biến hơn thì cho rằng Toni Morrison là một nhà văn hiện thực huyền ảo chủ nghĩa Tuy nhiên nhìn chung, các nghiên cứu trên thường chỉ tập trung khai thác trên một hoặc một vài tác phẩm và dưới một số góc độ riêng lẻ, chưa thấy xâu chuỗi để đi đến khẳng định đặc trưng huyền ảo trong toàn bộ thế giới văn chương của Toni Morrison Đây

là mảnh đất màu mỡ để tác giả luận án tiếp tục “cày xới”

1.2 Cái huyền ảo và văn học huyền ảo

1.2.1 Đi tìm khái niệm “Cái huyền ảo” (The magical)

1.2.1.1 Trên tài liệu tiếng Anh

Magic hay Magical hiếm khi xuất hiện đơn lẻ với tư cách là một khái niệm độc

lập Hẳn vì nội hàm của Magic khá rộng, bao trùm các quan niệm về tư duy và văn hóa từ giai đoạn cổ đến hiện đại Về mặt từ nguyên, magic xuất hiện từ thế kỷ XIV, vào thời Trung cổ châu Âu, và bắt nguồn từ tiếng Latinh là magice Từ này được

hiểu nhiều nghĩa, cơ bản là chỉ một khả năng, một sức mạnh ma thuật hoặc nghệ thuật sử dụng sự khéo léo ma thuật của bàn tay để tạo ra những ảo giác Phổ biến

thì magic thường gắn với các vấn đề magic/magical practice (thực hành ma thuật), hoặc magic/magical thinking (tư duy ma thuật) Trong văn học, magic hay

magical thường được xem là một yếu tố (an element) trong thế giới hư cấu, tưởng

tượng hoặc đi kèm trong cụm từ chỉ trào lưu sáng tác: Magical Realism (Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo) (Chúng tôi còn thấy sự hiện diện của cụm từ Magical

Surrealism - Chủ nghĩa siêu thực huyền ảo - trong nghiên cứu phê bình khuynh

hướng hội họa hiện đại)

Ngoài điều này ra, trong số tài liệu chúng tôi khảo sát được, chưa thấy một quan

niệm nào rõ nét về the magical hay Magicalism (nếu có thể nâng lên thành Chủ

nghĩa huyền ảo như vậy) Có chăng là những luận điểm trong các công trình nghiên

cứu khoa học về cái kỳ ảo, huyền thoại và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo có đề cập

đến các yếu tố magic, hoặc tư duy magic, cội rễ của yếu tố magic được sử dụng trong sáng tác văn học Nói chung, hoặc khái niệm magic/ magical trong văn

chương (chưa đề cập đến lĩnh vực văn hóa, nghi lễ ) được xem như một phẩm chất, đặc trưng của thể loại văn học hư cấu đầy tính chất tưởng tượng hoang đường,

gắn với cái ảo fantasy, nhân vật anh hùng đầy sức mạnh siêu nhiên hay những phù

Trang 26

thủy ma thuật (kiểu như Harry Porter của J.K.Rowling); hoặc magic/ magical sử

dụng gắn liền với tư duy nghệ thuật hiện đại – hậu hiện đại, trở thành một bút pháp, một phương pháp sáng tác đặc thù của một số nhà văn trên thế giới mà nổi bật tập trung nhất ở khu vực Mỹ Latinh Cụ thể chính là trào lưu chủ nghĩa hiện thực

huyền ảo (Magical Realism) Tuy nhiên, việc đặt tên như vậy cho khuynh hướng

sáng tác này rõ ràng đã gây sự chú ý đáng kể Bởi một chủ nghĩa hiện thực “vô bờ

bến” đã được gắn với khái niệm huyền ảo (magical) Không phải là cái kỳ ảo -

fantastic hay huyền thoại - mythic, mà là magical có thể gắn với khái niệm Realism

(chủ nghĩa hiện thực) Phải chăng hình ảnh một nhà giả kim hay phù thủy cưỡi chổi bay vun vút không còn là nhận thức thơ ngây về những năng lực siêu phàm bí ẩn của con người hay niềm tin siêu hình về mối quan hệ nhân quả giữa suy nghĩ của con người và những hiện tượng kỳ bí trong hiện thực? Một khi tất cả đã thản nhiên một cách mỉa mai trước hiện tượng ông già có cánh biết bay hay một chàng trai khỏe mạnh biến thành bọ , thì những niềm tin ma thuật đã tồn tại hàng thế kỷ trong tâm thức loài người càng trỗi dậy mãnh liệt trong thời đại khoa học càng đi sâu càng choáng ngợp trước sự vô tận của những bí ẩn nhân sinh

Ở đây, chúng tôi tạm tách biệt khái niệm magic/ magical trong quan niệm thuần

túy ma thuật hay thuật giả kim gắn với thời cổ - trung đại trong văn hóa nhiều dân tộc với nhận thức và tư duy mang tính huyền ảo trong nghệ thuật văn chương

Trước hết, chúng tôi tìm kiếm khái niệm magic/ magical trong xu hướng sáng tác gắn liền, đó là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Cụm từ Magical Realism có lẽ đã

không còn mới mẻ nữa Hình ảnh ngôi làng Macondo đã trở thành “thánh địa” trong văn học Mỹ Latinh thế kỷ XX và lan rộng nhanh chóng khắp thế giới Theo

N.Lindstrom trong cuốn Văn học châu Mỹ viết bằng tiếng Tây Ban Nha thế kỷ XX, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là “kỹ thuật tự sự xoá nhoà khoảng cách giữa cái

huyễn hoặc và hiện thực Nó đặc trưng ở việc thừa nhận cái bình thường và cái khác thường là như nhau Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo hoà trộn lối viết trữ tình và

kỳ ảo với việc tìm hiểu đặc tính sự tồn tại của con người và sự phê phán xã hội một cách ngầm ẩn, đặc biệt là với những kẻ cầm quyền” [160] Như thế huyền ảo ở đây

có đặc điểm là bình thường hóa cái siêu nhiên, khác thường và có tính chất phê phán ngầm ẩn

Cuốn Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo: Lý thuyết, lịch sử, trường phái [230] tập

hợp những bài tiểu luận, nghiên cứu của các nhà văn, nghệ sỹ, nhà lý luận phê bình

Trang 27

về sự hình thành, phát triển và giá trị của trào lưu văn học hiện thực huyền ảo Trong đó có thể thấy khá nhiều quan niệm về định nghĩa, đặc điểm, bút pháp của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Chẳng hạn như nhận định: “Trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chúng ta tìm thấy sự chuyển hóa cái bình thường và hằng ngày thành cái đáng sợ và phi thực Nó chủ yếu là nghệ thuật gây kinh ngạc Thời gian tồn tại trong trạng thái lỏng lẻo và cái không có thực xảy ra như một phần của hiện thực Một khi người đọc chấp nhận “cái đã rồi” thì phần còn lại tiếp tục một cách

logic rõ ràng” (Angel Flores, Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết của

người Mỹ gốc Tây Ban Nha) [230] Tiểu thuyết hiện thực huyền ảo được hiểu theo

những quan niệm khác nhau nhưng một số yếu tố lặp lại được công nhận như: “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một cách thức phù hợp để khám phá - và vượt qua- bất

cứ những giới hạn thuộc bản thể học, chính trị, địa lý, nhân chủng Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo thường dễ dàng hợp nhất, hoặc dung hòa thế giới hiện thực, những không gian, những hệ thống vốn không thể nhân nhượng với nhau trong những cách thức khác của tiểu thuyết (…) Tâm trí và thân thể, tinh thần và vật chất, sự sống và cái chết, hiện thực và tưởng tượng, bản thân và tha nhân, giới tính nam và nữ: tất cả ranh giới có thể bị xóa bỏ, vi phạm, mờ hóa, nhóm họp, hay được tái tạo

về cơ bản trong những tác phẩm hiện thực huyền ảo” [230]

Cuốn sách về lịch sử nền tiểu thuyết Mỹ của Đại học Columbia ấn hành năm

1991, The Columbia History of the American Novel [130], đã phân tích khá rõ tính

hiện thực, sự phản ánh lịch sử và những yếu tố kỳ ảo, phi thực tồn tại trong văn học hậu hiện đại Tác giả cuốn sách trình bày xu hướng văn học hiện thực huyền ảo ở châu Mỹ mà đại diện là các nhà văn Alejo Carpentier, Carlos Fuentes, Gabriel Garcia Marquez, Manuel Puig và tiếp đến là Isabel Allende, cùng với những ảnh hưởng tới những nhà văn da màu của văn học Mỹ đương đại như: Toni Morrison, Arturo Islas, Maxine Hong Kingston, Helena Maria, Roberto Rios… Tác giả nêu ra rằng khái

niệm “Magic Realism” xuất hiện trong 3 xu hướng khác nhau của thế kỷ XX Đầu

tiên là Franz Roh với khái niệm hiện thực huyền ảo đặt trong chủ nghĩa hậu ấn

tượng của hội họa: Post-Expressionism: Magic Realism (1925) Tiếp theo là trào lưu văn học những năm 1940 Thuật ngữ Magic Realism từ châu Âu đã thâm nhập

vào châu Mỹ và được nhà văn Mỹ Latinh Alejo Carpentier sử dụng để thể hiện phẩm chất, đặc trưng riêng biệt của thực tại châu Mỹ Latinh (thực tại kỳ diệu:

Marvelous Real) Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ 1955 khi Angel Flores xuất bản tập

Trang 28

tiểu luận Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Mỹ Latinh Giai đoạn này

tiếp tục phát triển qua những năm 1960 và sau đó tiếp nối là các thế hệ nhà văn như Toni Morrison, Arturo Islas, Maxine Hong Kingston…

David Pendery trong bài viết ‘Bài ca Solomon’ của Toni Morrison: Mô tả kinh

nghiệm nhận thức như là kỹ thuật của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo sau khi khảo

sát rất nhiều quan niệm khác nhau về Magical Realism đã tổng kết rằng: chủ nghĩa

hiện thực huyền ảo không chỉ là cách mô tả chân xác về con người và xã hội mà còn là tập hợp những kinh nghiệm, nhận thức đa dạng về:

- Những nền văn hóa trên thế giới với vô vàn những yếu tố biến ảo

(kaleidoscopic elements);

- Những hình ảnh và chuyện kể về tôn giáo, tâm linh, truyền thống duy tâm;

- Những đối lập rõ nét tạo nên tính chất tương phản mãnh liệt;

- Những truyền thống và truyện kể huyền thoại, truyện kể dân gian, truyện

kể ma thuật huyền ảo;

- Sự mô tả thế giới tự nhiên một cách chi tiết, hoa mỹ ;

- Sự nhận thức, tưởng tượng và những giấc mơ;

- Những kinh nghiệm mang tính chất ảo giác;

- Những hình thức nghệ thuật mang tính thực nghiệm, phi truyền thống, chẳng hạn chủ nghĩa siêu thực và tiếp cận lối viết phi tuyến tính [187,3]

Jesssica Jorgenson so sánh chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và chủ nghĩa siêu thực, thấy rằng chủ nghĩa siêu thực đề cao những nhận thức phi lý tính, đường đi của tiềm thức xuyên qua những giấc mơ, có gốc gác từ chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa Đa đa Pháp từ thập niên 20, 30 của thế kỷ XX; trong khi đó, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo tồn tại xung quanh nhiều nền văn hóa và bối cảnh khác nhau, có thể tìm thấy trong văn học của người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Phi và Mỹ Latinh Đối với mỗi nền văn hóa khác nhau, người đọc lại nhận ra những lối đi riêng, những đặc tính riêng bởi sự khác biệt của phông nền văn hóa, lịch sử Jesssica

Jorgenson dẫn một định nghĩa từ Từ điển thuật ngữ văn học và phê bình Bedford:

“[chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là] hình thức nghệ thuật gần như chủ nghĩa siêu thực hòa trộn các yếu tố kỳ ảo và hiện thực Các chi tiết thực tế và những hiểu biết cá nhân bện vào nhau trong chuỗi nối tiếp đầy huyền ảo, sự luân phiên tuần tự

bị rời rạc và cốt truyện đầy phức tạp, rối rắm Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo cũng

Trang 29

thường kết hợp cả truyện thần tiên và huyền thoại trong trong các tác phẩm của mình” [152,154]

Đi theo quan điểm trên, Jesssica Jorgenson nhận thấy trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo một khả năng bao trùm nhiều thể loại và xu hướng sáng tác khác nhau, trong đó yếu tố kỳ ảo, huyền ảo có thể mang cội rễ từ truyện thần tiên, huyền thoại, giấc mơ, ảo giác, siêu thực và từ phong tục văn hóa của các dân tộc Đề cập đến người Mỹ gốc Phi xuất hiện tại khu vực châu Mỹ bằng con đường nô lệ cưỡng bức, tác giả có nói rằng người da đen châu Phi là kiểu người giàu tưởng tượng với truyền thống độc đáo, họ đã mang theo những nghi lễ, niềm tin ma thuật, siêu thực đến một miền đất mới cũng đầy huyền thoại Sự kết hợp này đã khiến cho đặc tính huyền ảo trong văn chương Mỹ gốc Phi có những nét khác biệt đáng chú ý

Từ điển The Oxford Companion to English Literature 6th Ed cho rằng “Tiểu

thuyết và truyện ngắn hiện thực huyền ảo có đặc trưng là diễn tiến trần thuật dồn dập, trong đó hiện thực có thể nhận diện lại trộn lẫn với cái kinh ngạc và không thể giải thích được, những yếu tố của giấc mơ, truyện thần tiên hoặc huyền thoại kết hợp với cái thường ngày, thường được khảm vào tác phẩm hoặc được khúc xạ và tái hiện qua lăng kính vạn hoa” [146]

Từ điển bách khoa Britannica nhấn mạnh tính chất huyền ảo nằm trong

“Khuynh hướng tự sự chủ yếu của Mỹ Latinh đặc trưng bởi sự kết hợp những sự

kiện có thật (the matter-of-fact) với những yếu tố kỳ ảo hoặc huyền thoại (fantastic

or mythical elements) trong loại tiểu thuyết dường như là hiện thực (seemingly realistic fiction)” [133]

Từ điển Encarta: “Cái huyễn hoặc (fantasy) kết hợp với chủ nghĩa hiện thực

(realism): một phong cách nghệ thuật hoặc văn học mô tả những đề tài kỳ ảo hoặc

huyền thoại theo cách thức hiện thực” [132]

Nói chung, thông qua những tài liệu khảo sát được, chúng tôi nhận thấy rằng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo theo một số quan niệm là sự phát triển của chủ nghĩa

hiện thực, là một nhánh chính nổi bật của văn học hiện thực (the major branch of

literary realism) [như David Pendery] và là động lực cho bước tiến của chủ nghĩa

hiện thực trong thời hiện đại Nhưng cũng nhiều công trình nghiên cứu lại cho rằng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một dòng chảy tiếp nối của văn chương huyền thoại, kỳ ảo, huyễn ảo Đối với các nhà nghiên cứu phương Tây, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo có sự hiện diện rộng rãi trong văn học khu vực châu Mỹ, liên quan

Trang 30

đến những nền văn hóa có tính chất “đặc biệt” trong lịch sử (chẳng hạn truyền thống ma thuật, lịch sử bị áp bức, dồn nén và những niềm tin tự nhiên về bản chất

bí ẩn, thần kỳ của tự nhiên ) Theo đó, khi phân tích đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, các nghiên cứu đều nghiêng về việc tìm hiểu cái huyền ảo, phương thức phản ánh đầy huyền ảo để nhấn mạnh một nỗ lực riêng trên con đường phản ánh một hiện thực mà bản chất đã khác thường, kỳ dị

Từ những đánh giá trên, dù theo hướng nào, chúng tôi đã tìm được một số nét

phác thảo trong hạt nhân quan niệm về cái magical như sau:

The magic hay The magical theo ý kiến của Jakub Ženíšek gắn bó chặt chẽ với

truyền thống ma thuật, mà cốt lõi khác biệt của nó so với thời cổ trung đại là tư duy

ma thuật ấy được đặt trong nhận thức khoa học sâu sắc, và các yếu tố ma thuật tồn tại trong một bối cảnh vô cùng hiện thực, không phải giả tưởng hoang đường

Marilyn Sanders Mobley với cuốn Những gốc rễ dân gian và đôi cánh huyền

thoại trong văn chương của Sarah Orne Jewett và Toni Morrison (1991) thì cho

rằng cái Magic có gốc rễ từ thế giới thực, nhưng có mối dây liên hệ chặt chẽ với

huyền thoại và văn hóa Trong đó các yếu tố “giấc mơ, tưởng tượng, nghi lễ và huyền thoại” được chuyển hóa vào tiềm thức con người [166,3] Tuy nhiên, tác giả

thật sự không tách bạch khái niệm myth và magic mà chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh huyền thoại myth được sử dụng trong tác phẩm của hai nhà văn nữ

Christopher Warnes nói khá rõ hơn về cái magic/magical Tác giả cho rằng:

“Cái huyền ảo (the magic) ở tác phẩm hiện thực huyền ảo, trong trào lưu hậu hiện

đại, có thể là kết quả từ việc vạch trần hiện thực, phô bày những đòi hỏi của nó với

sự thật trong sự nhất quán giữa tính tạm thời và ngẫu nhiên Hoặc, cái huyền ảo

(the magical) có thể cố tìm cách trở thành một phần của hiện thực, và bằng cách đó

chia sẻ đòi hỏi chính đáng của thứ ngôn ngữ của chủ nghĩa hiện thực để biểu đạt

thế giới” [220,9] Như vậy, một là cái huyền ảo thể hiện tính chất bất kính (irreverence) đối với hiện thực, hai là nó cũng chính là hiện thực, là sự tin cậy,

niềm tin (faith) Theo đấy, cái huyền ảo có thể mở rộng (hoặc phá vỡ) các diễn

ngôn của chủ nghĩa hiện thực để tạo dựng không gian cho cái siêu nhiên, cái kỳ ảo

và cho thấy những phương diện văn hóa, tâm linh khác ngoài những chân lý toàn trị

mà phương Tây đã gây dựng Trong bài viết này, Christopher Warnes đã sử dụng tác phẩm của Toni Morrison, Garcia Marquez, Salman Rushdie và Ben Okri để minh chứng cho các luận điểm đã nêu

Trang 31

1.2.1.2 Trên tài liệu tiếng Việt

Trong khi tài liệu tiếng Anh chưa tìm được nhiều định nghĩa hoặc quan niệm

đầy đủ, rõ nét về cái huyền ảo, thì ở nghiên cứu trong nước đã xuất hiện một số ý

kiến ủng hộ cho sự tồn tại của thuật ngữ này cũng như căn cứ khoa học để khẳng

định văn chương huyền ảo, và thậm chí tiến tới là Chủ nghĩa huyền ảo (Magicalism)

Có thể nói, xuất hiện ở trong nước từ sớm là các tài liệu lý luận của nhà nghiên

cứu Nguyễn Văn Dân từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, bàn về cái huyễn tưởng/

kỳ ảo, trong đó có liên quan đến cái huyền ảo Một loạt bài khảo cứu như: Huyễn tưởng văn học – một hình thái nhận thức thẩm mỹ (1982), Về loại hình văn xuôi huyễn tưởng (1984), Triển vọng của thể loại huyễn tưởng khoa học (1984), Huyễn tưởng văn học và truyện kinh dị (2002) đã thể hiện quan niệm của Nguyễn Văn

Dân về cái huyễn tưởng (fantastic – mà sau này nhiều người dịch là cái kỳ ảo) Tác giả cho rằng cái huyễn tưởng là một phạm trù mỹ học quan trọng trong văn học thế giới, nó bao trùm các phạm trù liên quan khác, trong đó có cái huyền ảo, cái kỳ

diệu, cái huyền thoại, cái kinh dị Nguyễn Văn Dân cho rằng trong đó trọng tâm

của cái huyễn tưởng là “hư và thực kết hợp”, gây “hiệu ứng tâm lý tắt ngang” [23,

126]; văn học huyễn tưởng là “những truyện hay tiểu thuyết viết về cái lạ lùng, cái

ly kỳ, gây hồi hộp và có sức hấp dẫn cao” [22,61] Theo tác giả, việc kết hợp các yếu tố hư ảo và hiện thực ở mức độ khác nhau tạo nên những biểu hiện khác nhau

cho cái huyễn tưởng, như là chủ nghĩa hiện thực huyễn tưởng, chủ nghĩa lãng mạn

huyễn tưởng, văn học hiện thực huyền ảo [25,105]

Bài viết của Lê Huy Bắc: Cái kỳ ảo và văn học huyễn ảo (2006) quan niệm khác hơn về Cái huyền ảo (the magical) Bài nghiên cứu nêu và lý giải các vấn đề liên quan đến văn học kỳ ảo, đồng thời đưa ra khái niệm văn học huyễn ảo để chỉ chung

các loại văn học thần ma, gothic, kinh dị, ma quỷ, phi thường, siêu nhiên, kỳ ảo,

thần thoại Trong đó, tác giả xác định các giai đoạn của sự phát triển văn học huyễn

ảo gồm:

- Cổ đại - thế kỷ XIII: Cái huyễn tưởng (the mythical)

- Thế kỷ XIV - XIX: Cái kỳ ảo (the fantastic)

- Thế kỷ XX - nay: Cái huyền ảo (the magical)

Như vậy, Lê Huy Bắc xem cái huyền ảo là khái niệm độc lập, xuất hiện ở thời hiện đại, sau cái kỳ ảo

Trang 32

Tiếp tục quan điểm này, trong chuyên luận Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và

Gabriel Garcia Marquez (2009), Lê Huy Bắc nêu và phân biệt các khái niệm gần

gũi, lâu nay nhiều khi vẫn được sử dụng một cách lẫn lộn là cái kỳ ảo, cái huyền ảo,

văn học kỳ ảo, văn học huyễn ảo, văn học huyền ảo… Cái huyền ảo được tác giả xem

như một phương thức sáng tác nổi bật của văn học thế kỷ XX khi “dòng vận động của cái siêu nhiên, sản phẩm của trí tưởng tượng kỳ diệu của con người trải qua thời

gian đã có sự khác nhau về chất” [10,21] Cái huyền ảo mà “bản chất của nó là có thể

biến những điều hết sức bình thường trong cuộc sống (chẳng hạn như nạn độc tài, thói quan liêu, tham nhũng), những điều chẳng có gì siêu nhiên cả bỗng chốc trở thành cái lạ thường, trở thành thứ quyền lực quái đản chà đạp lên quyền sống chính đáng của con người” [10,21] là đặc trưng bút pháp của nhiều tên tuổi lớn như Franz Kafka của Cộng hòa Séc, Jorge Luis Borges của Argentina…, và Toni Morrison – hạt ngọc đen của nền văn học Mỹ gốc Phi Cuốn sách về nỗi đau da đen – nô lệ của

bà (Người yêu dấu) được tác giả chuyên luận nhìn nhận như một tác phẩm tiêu biểu

cho khuynh hướng sáng tác hậu hiện đại với sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố huyền ảo, siêu nhiên, huyền thoại trong một bối cảnh hiện thực lịch sử đầy khốc liệt của người Mỹ da đen trên vùng “đất hứa” Hoa Kỳ

Trên tinh thần này, Lê Huy Bắc đề xuất khái niệm Magicalism để khẳng định tính

độc lập của khuynh hướng sáng tác này Tác giả cho rằng: “Bình thường hóa những điều kỳ lạ và xóa bỏ khoảng cách giữa bình thường và dị biệt, dị biệt và dị biệt là một trong những nguyên tắc thẩm mỹ chính của chủ nghĩa huyền ảo hậu hiện đại” [13,27] Thêm vào đó, một đặc trưng nữa của chủ nghĩa huyền ảo là lối viết “theo cảm hứng thơ với những tiếp nối, liên tưởng bất chợt không theo quy luật tư duy lôgich và lý trí” [13,27]

Đồng quan điểm với Lê Huy Bắc là tác giả Phan Tuấn Anh với bài viết Cái

huyền ảo trong văn học Mỹ Latin Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả khẳng

định giá trị của khái niệm Cái huyền ảo (the magical) Theo đó, “huyền ảo: vừa sợ

vừa không sợ, mang tính giễu nhại” [4,313] ấy có những đặc điểm cơ bản như sau:

 Hiện lên tự nhiên bằng giọng kể bình thản;  Thực tại không – thời gian bị xóa nhòa;  Người đọc bình thản đón nhận;  Ngôi kể thường là ngôi thứ 3, giọng trung tính;  Sự phân bố cái huyền ảo luôn đồng đều, đồng đẳng chứ không tiệm tiến như cái kỳ ảo;  Huyền ảo gần với thơ ca Đề cao ngôn ngữ Như vậy trung tâm

thẩm mỹ của cái huyền ảo là cái Đẹp, ngược với cái kỳ ảo (fantastic) là “cái sợ hãi”;

Trang 33

 Hướng tới những đề tài mang tính hiện thực đậm nét;  Nhân vật là người bình thường nhưng có phẩm chất kỳ lạ, huyền ảo Đặc biệt đề cao nhục cảm

Về cơ bản, nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam vẫn thường sử dụng khái niệm cái

kỳ ảo fantastic cho tất cả những vấn đề trên, khiến ta thật khó phân biệt rạch ròi các đặc trưng của mỗi phương thức sáng tác Chẳng hạn, Phùng Văn Tửu trong Tiểu

thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật (NXB Tri Thức, 2010) [91], chương 12 –

“Những hướng đổi mới của văn học kỳ ảo”, cho rằng phạm vi của cái kỳ ảo rất rộng Do vậy, kiểu nhân vật như ông già có đôi cánh khổng lồ của Marquez, người

đi xuyên tường hay anh thanh niên biến dạng thành gián của Kafka sẽ xếp cùng dạng với con tim mách bảo tội ác của Edgar Allan Poe, quyển sách cát của Borges Tác giả phân biệt văn học kỳ ảo truyền thống và đổi mới, trong đó xu hướng hiện thực huyền ảo (chủ yếu dành cho sáng tác của các nhà văn Mỹ Latinh) hay huyền thoại kiểu Kafka, Borges được xem là một lối đi khác của văn chương

kỳ ảo vô tận Và trong hướng đi mới của cái kỳ ảo như thế, sự “đột nhập” của cái siêu nhiên, lạ thường vào đời sống hiện thực không còn gây bất ngờ, sợ hãi, lưỡng

lự như trước mà nhà văn thản nhiên, người đọc cũng xác định tính chất giả tưởng, giọng kể cũng bình thản như tất cả mọi chuyện bình thường, như thể cái gì cũng có khả năng xảy ra trong thế giới này Như vậy, theo chúng tôi hiểu, Phùng Văn Tửu

(cũng như Nguyễn Văn Dân) quan niệm cái kỳ ảo (fantastic – mà Nguyễn Văn Dân dịch là cái huyễn tưởng) rất rộng và không bàn đến cái huyền ảo, nhưng khi xếp cả

tác phẩm của Marquez vào văn chương kỳ ảo, phần nào đã cho thấy ý đồ của nhà nghiên cứu có thể là muốn đẩy cả hai khái niệm vào trong một phạm trù bao trùm rộng lớn hơn, đó là văn chương kỳ ảo

Hoặc chính trong kỷ yếu Hội thảo khoa học Yếu tố kỳ ảo và huyền thoại trong

văn học, trường Đại học Khoa học Huế tháng 5/2013, nhiều bài nghiên cứu vẫn sử

dụng chung khái niệm kỳ ảo cho tất cả những sáng tác có xuất hiện yếu tố hoang

đường, quái dị, siêu nhiên, kỳ bí

Ở mảng tài liệu dịch, chúng tôi chưa tìm thấy khái niệm the magical được đưa ra độc lập Trong cuốn sách Dẫn giải ý tưởng văn chương của Henri Benac (Dịch giả: Nguyễn Thế Công), cái fantastic (tiếng Pháp: fantastique) lại được dịch là huyền ảo [14,319], nhập nhằng với phần trình bày văn học huyền ảo trong mục từ Merveilleux (tiếng Anh: Marverlous - Huyền diệu) Merveilleux (mà có nhiều cách dịch là kỳ

diệu, thần diệu, thần kỳ) được Henri Benac giải thích là: “thuật ngữ chỉ ra cung bậc

Trang 34

hòa trộn của cái siêu tự nhiên với hiện thực để làm độc giả vui sướng thích thú”

[14,510] (như vậy đã khác với cái fantastic là sự đan xen cái tự nhiên và lạ thường, gây lo lắng, hoài nghi, do dự cho độc giả) Trong mục từ Merveilleux, tác giả phân ra

hai loại: truyền thống (gồm thể loại huyền diệu Cơ đốc giáo và thể loại huyền diệu đa thần) và biến đổi cung bậc Ở mục “biến đổi cung bậc” này, tác giả có gợi ý là:  thể loại huyền ảo: cách giải thích của Henri Benac ở phần này khiến chúng tôi nghĩ đến

khái niệm fantastic như Todorov lý giải [14,513], do vậy, một lần nữa, chúng tôi cho rằng định nghĩa về the magical như mong muốn tìm kiếm ở đây là bất thành  cách

nhìn nhận của Victor Hugo: nói đến khía cạnh ảo giác khiến bản thân đời sống thực tại đã bị chính tác giả biến đổi  thể loại huyền diệu siêu thực: phần này chúng tôi

cho rằng rất gần với tư duy ma thuật magic thinking, bởi tác giả nói rằng thể loại này

xuất phát từ việc chúng ta tước bỏ cách nhìn nhận quen thuộc đối với các vật thể tự nhiên và nhìn chúng như nhìn những đồ vật kỳ quái, từ đó thức tỉnh trí tưởng tượng

và tiếng gọi vô thức Điều này biến những cái bình thường trở thành có sức mạnh, hòa với những bí ẩn sâu xa trong chính con người Tư duy này theo chúng tôi có thể vận dụng vào quan niệm về cái huyền ảo  thể loại huyền diệu hiện đại: chính cuộc sống nhàm chán thường ngày làm xuất hiện cái bất thường, cần thiết phải kết hợp các huyền thoại có nguồn gốc từ nhiều xứ sở khác nhau để tái cấu tạo một thể loại mới, đẩy cái huyền diệu về phía truyện dành cho trẻ con và chỉ còn cái huyền ảo hiện đại

để giải quyết những vấn đề người lớn

Trong khi đó, trong xu hướng quan tâm mạnh mẽ đến vấn đề huyền thoại hóa

trong văn học thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng xếp Magical

realism vào dòng văn chương huyền thoại Điển hình là E.M Meletinsky với công

trình Thi pháp của huyền thoại Thi pháp huyền thoại “sử dụng sự lặp lại nghi lễ -

huyền thoại có tính chu kỳ để thể hiện các nguyên mẫu phổ quát và để kiến tạo chính cách trần thuật cũng như sử dụng quan niệm về các vai trò xã hội dễ thay đổi (mặt nạ), các vai trò nhấn mạnh sự thay thế lẫn nhau, “tính lưu chuyển” của các nhân vật Thi pháp của sự huyền thoại hoá – đó là một trong những phương pháp tổ chức tự sự sau khi đập vỡ hay phá huỷ mạnh mẽ cấu trúc của tiểu thuyết cổ điển thế

kỷ XIX thoạt đầu thông qua các song chiếu và các biểu tượng, chúng giúp cho việc sắp xếp chất liệu cuộc sống hiện đại và cấu trúc hành động nội tâm (vi tâm lý), rồi sau đó bằng cách sáng tạo cốt truyện “huyền thoại” độc lập để thiết kế ý thức tập thể đồng thời với lịch sử phổ quát” [55,464]

Trang 35

Theo nhà nghiên cứu người Nga E.M Meletinsky, thi pháp huyền thoại đã xâm nhập vào văn học của “thế giới thứ ba” những năm 50, 60 của thế kỷ XX Nhưng tác giả cũng khẳng định “mọi ảnh hưởng đều có cơ sở nội tại bản địa” [55,500] Trong các tiểu thuyết Á - Phi và Mỹ Latinh “những truyền thống folklore cổ sơ và

ý thức huyền thoại - folklore dù dưới dạng tàn dư, vẫn có thể tồn tại bên cạnh chủ nghĩa trí tuệ hiện đại thuần tuý kiểu châu Âu” [55,500], vậy nên “tình huống văn hoá - lịch sử độc đáo này tạo khả năng cùng tồn tại và thâm nhập lẫn nhau, đôi khi đạt tới một sự tổng hợp hữu cơ các thành tố của chủ nghĩa lịch sử và chủ nghĩa huyền thoại, chủ nghĩa hiện thực xã hội và tính folklore đích thực mà việc giải thích nó dao động giữa sự ca ngợi đầy lãng mạn tính độc đáo dân tộc và những kiếm tìm các nguyên mẫu lặp lại theo quan điểm hiện đại chủ nghĩa” [55,500] Như vậy, E.M Meletinsky nhìn nhận chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh là sự xâm nhập và tiếp nối của thi pháp huyền thoại hoá trong chủ nghĩa hiện đại Tây Âu

(Ông cho rằng cuốn Trăm năm cô đơn đáng lẽ nên gọi là “tiểu thuyết - huyền

thoại”) Tuy nhiên, Meletinsky cũng chỉ ra nét nổi bật mà thi pháp huyền thoại hoá của các nhà văn Á - Phi, Mỹ Latinh khác biệt với huyền thoại hoá trong tiểu thuyết Tây Âu, đó là “sự cân bằng độc đáo của bình diện huyền thoại và bình diện lịch sử” [55,504], kết hợp yếu tố thi pháp huyền thoại hoá hiện đại chủ nghĩa với “sự tiếp xúc mang sắc thái lãng mạn mới đối với folklore và lịch sử dân tộc, thậm chí với cả

hệ vấn đề mang tính chất chính trị cách mạng” [55,507]

Tất nhiên, không cần phải băn khoăn về sự tồn tại cũng như nội hàm của cái kỳ

ảo fantastic, huyền thoại mythic nữa Bởi thuật ngữ này đã được xác lập từ lâu, có

vị trí trong từ điển thuật ngữ văn học khắp thế giới, và nhiều công trình nghiên cứu

bao quát, chẳng hạn điển hình nhất là cuốn Dẫn luận văn chương kỳ ảo của Todorov và Thi pháp của huyền thoại (E.M Meletinsky) Tuy nhiên, trên hành trình tìm kiếm lịch sử vấn đề về cái huyền ảo magical, chúng tôi không bắt đầu tìm

từ cái kỳ ảo hay huyền thoại rồi tìm ngả rẽ, mà từ chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, nơi hiện diện rõ ràng khái niệm the magical Rồi sau đó, chúng tôi cố gắng trở lại

để tìm những nét cắt với fantastic, mythic trong tư duy nghệ thuật cũng như bút

pháp sáng tác của các nhà văn tiêu biểu

Vì vậy, trước hết là trở lại với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong sự tiếp cận của các học giả Việt Nam Nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và phương thức huyền ảo trong văn học nước ngoài, đặc biệt là Mỹ Latinh, các nhà nghiên cứu

Trang 36

trong nước đã phân tích thấu đáo và chỉ ra những đặc điểm kỹ thuật bút pháp đồng thời nhận định những yếu tố cội nguồn chi phối sự hình thành và phát triển của xu hướng sáng tác này như đặc điểm địa lý, chủng tộc, lịch sử, xã hội và văn hoá… Có

thể kể bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Nam với tiêu đề: Một khuynh

hướng trong tiểu thuyết hiện thực tiến bộ ngày nay ở Châu Mỹ Latinh: Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Bài viết nêu lên quá trình phát triển của nền văn học châu Mỹ

Latinh từ sau Chiến tranh thế giới II và sự hình thành, nguồn gốc, đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học ở lục địa này Tác giả phân tích tác phẩm

Trăm năm cô đơn của G Marquez như một cuốn sách tiêu biểu của chủ nghĩa hiện

thực huyền ảo Tác giả đã nhận định: sự kiện lịch sử, chính trị và xã hội với những chi tiết chân thực trong tác phẩm đã đưa vào “một hệ thống thẩm mỹ trong đó chúng hiện ra dưới trạng thái những câu chuyện phác hoạ, thông thường là biếm hoạ, đôi khi phóng đại đến mức kệch cỡm […], có sự đảo lộn của các giá trị thông thường: cái lớn biến thành cái nhỏ và ngược lại; cái hư và cái thực liền kề nhau, lẫn lộn với nhau, ranh giới giữa quá khứ và hiện tại bị xoá nhoà” [61,116], “yếu tố thần thoại dân gian không xa lạ với tư duy phân tích, với chủ nghĩa trí tuệ”, “những điều kỳ ảo biến thành biểu tượng…, những chuyện thực cũng đóng vai trò biểu tượng…” [61,117] Những phân tích của tác giả Nguyễn Đức Nam đã gợi ý một số đặc điểm

về cái huyền ảo để chúng tôi liên hệ với đề tài luận án

Chuyên đề Văn học Mỹ Latin của Viện Thông tin Khoa học Xã hội cung cấp

một số thông tin về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Mỹ Latinh Bài

Vẻ đặc thù nghệ thuật của tiểu thuyết Mỹ Latin qua sự đánh giá của giới phê bình văn học [44,101] của nhà nghiên cứu A.F Kofma đã tổng thuật một cách hệ thống

những quan niệm, đánh giá của các nhà phê bình văn học về đặc trưng tiểu thuyết

châu Mỹ Latinh, tính baroque và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Bài viết còn trình

bày 3 khuynh hướng nghiên cứu, lý giải chủ nghĩa hiện thực huyền ảo: nhóm thứ nhất quan niệm chủ nghĩa hiện thực huyền ảo phát triển trực tiếp từ Chủ nghĩa siêu thực của Pháp Nhóm thứ hai áp dụng thuật ngữ đó chỉ riêng đối với tiểu thuyết Mỹ Latinh Nhóm thứ ba sử dụng cách tiếp cận dân tộc học cho rằng chính những tầng văn hóa tồn tại ở châu lục này là cơ sở cho văn học hiện thực huyền ảo

Có thể kể thêm những nghiên cứu của dịch giả Nguyễn Trung Đức về nhà văn hiện thực huyền ảo nổi tiếng của châu Mỹ Latinh G Marquez, ở đó tác giả có đề cập đến kỹ thuật mà các nhà hiện thực huyền ảo sử dụng Chẳng hạn như:

Trang 37

- Đưa vào tác phẩm những hiện tượng thuộc đời sống ý thức ở trình độ trực quan, tiền logic của dân chúng bao gồm truyền thuyết, huyền thoại, niềm tin tôn giáo và cả những hiện tượng mang màu sắc thần giao cách cảm;

- Kết hợp cảm quan của người nghệ sỹ với sức tưởng tượng và rung cảm của người đọc;

- Kết hợp không - thời gian thực tại với không - thời gian tâm lý tạo thành không- thời gian đa tuyến làm cơ sở cho kỹ thuật tự sự nhiều người kể và cấu trúc nhiều tầng lớp của tác phẩm [39,282]

Những bài viết có giá trị trên mạng về vấn đề này hiện nay còn khá ít ỏi Trong

đó quan trọng có thể kể chuyên đề về chủ nghĩa hiện thực thần kỳ trên trang web

www.tienve.org Chuyên đề tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu nước ngoài

được dịch sang tiếng Việt như: Về chủ nghĩa hiện thực thần kỳ và việc dịch thuật

văn chương Châu Mỹ Latinh (Gunter W.Lorens phỏng vấn Miguel Angel Asturias),

Thực ra chủ nghĩa hiện thực thần kỳ là gì? (Bruce Holland Rogers), Nàng Remedious xinh đẹp còn sống và khoẻ mạnh (William Kennedy) và Nơi có những thiên thần bay lượn trong buổi rạng đông (Isabel Allenda) Nhóm chủ trương trang

web đã thuyết minh về việc dịch thuật ngữ Magical Realism thành Chủ nghĩa hiện

thực thần kỳ mà không phải là Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo như các cách dịch

phổ biến, vì theo dịch giả như vậy đúng với tinh thần của trào lưu này hơn Ở đây chúng tôi chưa bàn đến vấn đề dịch thuật ngữ mà chỉ lấy từ chuyên đề này một số vấn đề cần thiết liên quan đến đề tài của mình Chẳng hạn, tác giả Bruce H Rogers cho rằng chủ nghĩa hiện thực thần kỳ là một nhánh của văn chương hư cấu, nó cũng phản ánh hiện thực nhưng cho thấy “thế giới này qua đôi mắt khác” Theo Rogers,

có ba hiệu ứng chủ yếu mà nhờ đó chủ nghĩa hiện thực thần kỳ được thể hiện, đó là: Thời gian không theo mô hình đường thẳng; Các mối liên hệ nhân quả luôn mang tính chủ quan; Cái thần kỳ và cái bình thường đều như nhau [73]

Một bài viết công phu khác cũng trên trang web www.tienve.org là: Cái mới của

tiểu thuyết thế kỷ XX của nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn Bài viết có đề cập đến

chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (mà tác giả vẫn gọi là chủ nghĩa hiện thực thần kỳ) như một khuynh hướng sáng tác quan trọng của các tiểu thuyết gia thế kỷ XX Nó thể hiện khát vọng nóng bỏng đổi mới văn chương của những cây bút Mỹ Latinh Trong

các tác phẩm hiện thực thần kỳ nổi danh (như Trăm năm cô đơn ), những hình ảnh

phản hiện thực “được mô tả một cách rành mạch và thản nhiên đến độ chúng trở nên

Trang 38

“thực” hơn mọi hình ảnh có thực Chúng ta không thể quên chúng, vì qua đó, chúng

ta thoáng thấy những bí mật kỳ dị nằm ngay trong bản chất của cuộc sống - những bí mật không thể tìm thấy trong văn chương hiện thực” [89] Theo Hoàng Ngọc Tuấn,

“tiểu thuyết Mỹ Latinh đã sáng tạo bút pháp hiện thực thần kỳ như cách riêng của mình để đánh ngã những dạng văn chương hiện thực kiểu cũ, và kể được điều không thể kể ” và một trong những lý do là “tính cách thần kỳ đã nằm sẵn trong các phong tục sinh hoạt và suy nghĩ của thổ dân da đỏ và người nô lệ da đen” [89]

Trong các từ điển văn học cũng cung cấp mục từ “chủ nghĩa hiện thực huyền

ảo”, chẳng hạn: Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi, NXB GD 2006) nói rằng “Nguyên tắc sáng tác của nhà văn là “biến hiện thực thành hoang đường mà không đánh mất tính chân thực” Để gây hiệu quả hoang đường, các tác giả thường sử dụng hình tượng biểu trưng, ngụ ý, liên tưởng,

ám thị, phóng đại, khoa trương, người và hồn ma bất phân, trật tự thời gian bị xáo trộn, thực và ảo hòa quyện” [36,76]

Từ điển văn học (bộ mới): “…cách tân thi pháp tiểu thuyết mà cốt lõi của nó là

vấn đề sử dụng thời gian đa tuyến bao gồm cả thời gian cốt truyện (thời gian trong

đó cốt truyện được thực hiện, nó mang tính chất biên niên sử, diễn biến từ đầu cho tới cuối) và thời gian ngoài cốt truyện (thời gian tâm lý gắn với những hồi ức, ký ức của nhân vật hay của người kể chuyện) (…) Từ đó nảy sinh cấu trúc nhiều tầng của tác phẩm Việc sử dụng thời gian đa tuyến đòi hỏi một kỹ thuật tự sự thích hợp Đó

là kỹ thuật tự sự đa chủ thể ” [39,215]

Như vậy, những nghiên cứu, dịch thuật về văn học hiện thực huyền ảo ở nước ta cho đến thời điểm này là khá phong phú, cùng với những quan tâm đáng kể đến văn học kỳ ảo và văn học huyền thoại Tuy nhiên, khám phá trênchỉ đang đi vào những vấn đề khái quát, trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ của các dòng văn xuôi huyền thoại, văn xuôi kỳ ảo, văn học huyễn tưởng ngày càng đa dạng, nhưng lại dễ nhầm lẫn các khái niệm tương đối gần gũi giữa các thể loại này Cho đến nay, với tất cả các bài viết, công trình đề cập đến chủ nghĩa hiện thực huyền ảo ở Việt Nam

cơ bản tập trung các tác giả khu vực Mỹ Latinh, có mở rộng đến một số tên tuổi nổi tiếng khác, đặc biệt là văn học của người Mỹ da đỏ và Mỹ gốc Phi Các nghiên cứu

kể trên đều nhấn mạnh sự kết hợp, xâm nhập của yếu tố huyền ảo, ma thuật, huyền thoại và đời sống hiện thực mà bản chất đã “thần kỳ, khác biệt”, nhưng chúng tôi chưa thấy chỉ rõ phẩm chất đặc trưng của yếu tố huyền ảo đó là gì, được cấu thành

Trang 39

từ cội rễ tư duy, quan niệm như thế nào ở từng nhà văn, mà cốt yếu là cách thức các

nghệ sỹ sử dụng như thế nào trong lối viết của mình Vậy cái huyền ảo có thể được

khai thác dưới góc độ tư duy nghệ thuật? Hay chỉ là bút pháp, là phương thức sáng tạo của các nhà văn? Tuy vậy, hầu hết các nghiên cứu đã gắn kết chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với các đặc trưng huyền ảo trong văn học hiện đại, từ đó một số ý

kiến còn đề xuất khái niệm the magical và cả Magicalism Điều này mở ra một

triển vọng cho hướng nghiên cứu của đề tài và những cơ sở khoa học cho việc tìm

kiếm cũng như tạm thời định nghĩa cho thuật ngữ cái huyền ảo

1.2.2 Cái huyền ảo (the magical) - phương thức sáng tác hay tư duy nghệ thuật?

Như đã nói ban đầu, chúng tôi đề cập đến khái niệm cái huyền ảo (the magical) với việc sử dụng từ nguyên tách ra từ cụm Magical Realism Cơ sở cho việc làm này đó là: thứ nhất, bản thân các yếu tố huyền ảo hiện diện trong các tác phẩm hiện

thực huyền ảo đã mang những phẩm chất đặc biệt (đó là các huyền thoại dân gian, truyện kể ma thuật, niềm tin thần bí, các hiện tượng kỳ ảo gắn bó chặt chẽ với

văn hóa – lịch sử - chính trị đặc biệt của các dân tộc), khác với cái fantastic trong văn học cổ đến hiện đại; thứ hai, chúng tôi muốn tách biệt các khái niệm gần gũi để

tìm ra một con đường tiếp cận đặc trưng thi pháp, trước hết của một nhà văn nữ da

đen, sau đó đưa tới khả năng ứng dụng tìm hiểu Cái huyền ảo như là bút pháp đồng

thời là tư duy nghệ thuật của một dòng tiểu thuyết hiện đại

Mặc dù trong tiếng Anh không phân biệt về nghĩa đối với từ magic và magical, song trong luận án này, chúng tôi chọn dùng magical để nhất quán thuật ngữ, mặt khác để tạm phân biệt với cái magic tương đương với khái niệm Sorcery – phép phù thủy, yêu thuật – trong một số nội dung nhất định Magic trong nghĩa này liên

quan đến lĩnh vực nghi lễ, biểu tượng, những ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, âm nhạc gắn với hoạt động nỗ lực kết nối với phía siêu nhiên thần bí qua lĩnh vực tinh thần Niềm tin và việc thực hành ma thuật vốn đã tồn tại từ rất sớm trong lịch sử loài người và cho đến nay vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo, y học của nhiều nền văn hóa khác nhau

Bên cạnh đó, chúng tôi đồng quan điểm với một số nhà nghiên cứu cho rằng

magical khác với cái kỳ ảo fantastic, mà nói như Todorov, đặc trưng ở tính lưỡng

lự giữa những cách giải thích sự tồn tại của cái siêu nhiên, bất thường Theo Todorov, sự phân vân ấy được thể hiện trong tác phẩm và “trở thành một đề tài của

Trang 40

tác phẩm” Tuy nhiên, độc giả sẽ có “một thái độ nhất định đối với văn bản: họ sẽ khước từ lối diễn giải ngụ ngôn cũng như diễn giải theo lối thơ” [85,43] Nghĩa là

cái kỳ ảo luôn khiến người đọc hoang mang, không thể lý giải hoàn toàn dưới góc

độ khoa học, hoặc diễn giải như một ẩn dụ, một cách đọc đối với thơ ca Kỳ ảo ám

ảnh người đọc bằng nỗi sợ hãi của con người bé nhỏ, hữu hạn, càng đi sâu càng

thấy ngợp giữa cuộc đời vô tận bí ẩn Trong khi đó, cái huyền ảo (the magical) lại

sắp sẵn tâm thế chấp nhận thản nhiên mọi điều huyền diệu, xem chính cuộc đời mới là kỳ diệu bởi nó là hố thẳm thinh không, là sự chất chồng các siêu văn bản văn hóa, lịch sử, tâm linh, là sự hòa trộn bất phân giữa quá khứ và hiện tại, giấc mộng và tỉnh thức, cái đẹp gần gũi và cái cao cả khó chiếm lĩnh, ước mộng hão huyền và những tranh đấu sẽ thành hiện thực Trong dòng chảy văn học hiện đại,

dường như cái huyền ảo đã dần chiếm lĩnh bởi tư duy của con người hiện đại là

một tư duy tỉnh táo nhưng cũng đầy mơ mộng của một lớp người đã đi theo cái

nghịch lý cuối kết mà Milan Kundera đã nhắc đến Và cái huyền ảo có thể đơn giản

chỉ là một phiêu lưu, ngông cuồng nhưng bay bổng, trong một hiện thực luôn bị níu kéo bởi lý trí cuồng tín, tham vọng Vì thế, đặt trong sự chọn lựa quan niệm về văn học kỳ ảo có tính chất bao trùm, chúng tôi thấy rằng phẩm chất của các yếu tố

huyền ảo mang cá tính riêng, đặc biệt như trong ấn tượng về cái magic ma thuật vốn dĩ đầy quyền năng, cái huyền ảo magical cũng nghiêng về hướng tư duy kiểu

này, cũng có lúc giải thiêng như nhà giả kim đến làng Macondo của Marquez nhưng đa phần lại hiển nhiên như bản chất cuộc đời vốn dĩ khi nhìn người đẹp hóa bướm và máu chảy dài vô tận về đến cửa nhà để báo tin Vì thế, vấn đề đó phải là

magical mà không phải fantastic

Khi chuyển dịch tiếng Việt khái niệm the magical, chúng tôi vẫn đi theo cách dịch phổ biến, được chấp nhận nhiều nhất là cái huyền ảo Theo Từ điển Tiếng Việt

(Hoàng Phê chủ biên): “Huyền ảo Có vẻ vừa như thật, vừa như hư, như trong giấc

mơ, thường tạo nên vẻ đẹp kỳ lạ và bí ẩn” [69, 454] Mặc dù với cách hiểu trong tư duy tiếng Việt như vậy không sát với nội hàm quan niệm chúng tôi muốn đặt ra, nhưng có thể nhấn mạnh khía cạnh “huyền” của cái “ảo” (không phải là “kỳ”) của

từ này Bởi nó thiên về ấn tượng sâu thẳm huyền hoặc, như dark theme (chủ đề đen) của gothic, như hố đen của vũ trụ, như một ám ảnh khải huyền, như vô thức

tập thể và ẩn ức cá nhân chìm sâu trong tầng tầng lớp lớp thời gian nhưng vẫn mãnh liệt, phi thường, bất chấp sự bôi xóa của thiên kiến và dã man của nền văn

Ngày đăng: 13/07/2016, 10:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Allende I. (1987), Ngôi nhà của những hồn ma, 2 tập, Mạnh Tứ và Đoàn Đình Ca dịch, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôi nhà của những hồn ma
Tác giả: Allende I
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1987
2. Allende I. (2006), Nơi có những thiên thần bay lượn trong buổi rạng đông, Hoàng Tân Nhân & Hoàng Tân Dân dịch, www.tienve.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nơi có những thiên thần bay lượn trong buổi rạng đông", Hoàng Tân Nhân & Hoàng Tân Dân dịch
Tác giả: Allende I
Năm: 2006
3. Phan Tuấn Anh (2013), “Đặc trưng yếu tố huyền ảo hậu hiện đại trong văn xuôi G.G. Marquez”, Văn học hậu hiện đại – Lý thuyết và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.253 – 266 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng yếu tố huyền ảo hậu hiện đại trong văn xuôi G.G. Marquez”, "Văn học hậu hiện đại – Lý thuyết và thực tiễn
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2013
4. Phan Tuấn Anh (2013), “Cái huyền ảo trong văn học Mỹ Latin”, Kỷ yếu hội thảo Khoa học Yếu tố kỳ ảo và huyền thoại trong văn học, Đại học Khoa học Huế, tr.312-337 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái huyền ảo trong văn học Mỹ Latin”, Kỷ yếu hội thảo Khoa học "Yếu tố kỳ ảo và huyền thoại trong văn học
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2013
5. Asturias M.Á (2007), Về chủ nghĩa hiện thực thần kỳ, Lê Huy Oanh dịch, www.tienve.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chủ nghĩa hiện thực thần kỳ", Lê Huy Oanh dịch
Tác giả: Asturias M.Á
Năm: 2007
6. Bakhtin M. (1993), Những vấn đề thi pháp tiểu thuyết Đôxtôiepxki, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, NXB Giáo dục H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp tiểu thuyết Đôxtôiepxki
Tác giả: Bakhtin M
Nhà XB: NXB Giáo dục H
Năm: 1993
7. Barthes R. (2008), Những huyền thoại, Phùng Văn Tửu dịch, NXB Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những huyền thoại
Tác giả: Barthes R
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 2008
8. Bataille G. (2013), Văn học và cái ác, Ngân Xuyên dịch và giới thiệu, NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và cái ác
Tác giả: Bataille G
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2013
9. Lê Huy Bắc (2006), “Cái kỳ ảo và văn học huyễn ảo”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (8), tr.33-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái kỳ ảo và văn học huyễn ảo”, Tạp chí "Nghiên cứu văn học
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 2006
10. Lê Huy Bắc (2009), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Marquez, NXB Giáo dục, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Marquez
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
11. Lê Huy Bắc (2010), Lịch sử văn học Hoa Kỳ, NXB Giáo dục, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Hoa Kỳ
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
12. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại – Lý thuyết và tiếp nhận, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại – Lý thuyết và tiếp nhận
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2012
13. Lê Huy Bắc (2013), “Chủ nghĩa huyền ảo trong truyện ngắn hậu hiện đại Hoa Kỳ”, Kỷ yếu hội thảo Khoa học Yếu tố kỳ ảo và huyền thoại trong văn học, Đại học Khoa học Huế, tr.26-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa huyền ảo trong truyện ngắn hậu hiện đại Hoa Kỳ”, Kỷ yếu hội thảo Khoa học "Yếu tố kỳ ảo và huyền thoại trong văn học
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 2013
14. Benac H. (2005), Dẫn giải ý tưởng văn chương, Nguyễn Thế Công dịch, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn giải ý tưởng văn chương
Tác giả: Benac H
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
15. Bennet E.A. (2002), Jung đã thực sự nói gì, NXB Văn hóa thông tin, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jung đã thực sự nói gì
Tác giả: Bennet E.A
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2002
16. Brooklyn A. (1998), “Thiên đường của Toni Morrison”, Thục Trinh dịch, Báo Văn nghệ (21), tr.9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên đường" của Toni Morrison”, Thục Trinh dịch, "Báo Văn nghệ
Tác giả: Brooklyn A
Năm: 1998
17. Lê Nguyên Cẩn (2003), Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2003
18. Chevalier J., Gheerbrant A. (2002), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, NXB Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới
Tác giả: Chevalier J., Gheerbrant A
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2002
19. Đào Ngọc Chương (2015), “Những trình diễn ma thuật trong Mắt biếc của Toni Morrison”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (4), tr.139-149 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những trình diễn ma thuật trong "Mắt biếc "của Toni Morrison”, Tạp chí "Nghiên cứu văn học
Tác giả: Đào Ngọc Chương
Năm: 2015
20. Clark D.S. (1998), Freud đã thực sự nói gì, Lê Văn Luyện và Huyền Giang dịch, NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Freud đã thực sự nói gì
Tác giả: Clark D.S
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 1998

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w