Cuộc sống người lính trở về sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai : KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

59 1.3K 8
Cuộc sống người lính trở về sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai : KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực hiện khóa luận. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Công Tho – thạc sĩ giảng dạy trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình làm khóa luận thầy đã luôn góp ý, định hướng, sửa chữa để giúp em không bị lạc lối trong biển kiến thức mênh mông. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong tổ bộ môn Ngữ Văn đã có những đóng góp bổ sung cho em trong quá trình thực hiện khóa luận. Thông qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận một cách hiệu quả. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những góp ý chân thành từ phía các thầy cô để khóa luận hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN DIỆU LINH CUỘC SỐNG NGƢỜI LÍNH TRỞ VỀ SAU CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ CỦA CHU LAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN DIỆU LINH CUỘC SỐNG NGƢỜI LÍNH TRỞ VỀ SAU CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ CỦA CHU LAI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Công Tho SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực hiện khóa luận. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Công Tho – thạc sĩ giảng dạy trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình làm khóa luận thầy đã luôn góp ý, định hướng, sửa chữa để giúp em không bị lạc lối trong biển kiến thức mênh mông. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong tổ bộ môn Ngữ Văn đã có những đóng góp bổ sung cho em trong quá trình thực hiện khóa luận. Thông qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận một cách hiệu quả. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những góp ý chân thành từ phía các thầy cô để khóa luận hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Diệu Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Đóng góp của khoá luận 7 7. Cấu trúc khoá luận 7 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 8 1.1. Những chuyển biến về xã hội, văn học từ năm 1975 8 1.1.1. Chuyển biến về mặt xã hội 8 1.1.2. Chuyển biến về mặt văn học 8 1.2 Nhà văn Chu Lai – cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. 12 1.2.1 Cuộc đời 12 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 14 CHƢƠNG 2. CUỘC SỐNG NGƢỜI LÍNH SAU CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ CỦA NHÀ VĂN CHU LAI 18 2.1. Người lính với những hoài niệm về quá khứ 18 2.2. Người lính tha hoá, biến chất, cô đơn, lạc lõng giữa cuộc sống mới 23 2.3. Người lính hoà nhập với cuộc sống mới 30 2.4. Những số phân người lính không gặp may mắn trong cuộc sống mới…….37 CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NGƢỜI LÍNH TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ CỦA CHU LAI 45 3.1. Xây dựng nhân vật đối lập 45 3.2. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại 46 3.3. Nghệ thuật trần thuật 49 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chiến tranh kết thúc đất nước ta bước vào một vận hội mới. Trước những chuyển biến của đất nước, văn học Việt Nam được đặt vào một tình thế mới đầy thử thách. Văn xuôi Việt Nam đã có những bước chuyển mình tương đối rõ nét và toàn diện. Đặc biệt tiểu thuyết về chiến tranh đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên bản sắc, diện mạo mới cho giai đoạn văn học này. Với sự đổi mới về đề tài, cách miêu tả hiện thực, quan niệm nghệ thuật về con người… thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết. Trong đó hình ảnh người lính thời hậu chiến như là một sự tiếp nối tự nhiên về đề tài chiến tranh và người lính, nó đã tạo nên một mạch chảy xuyên suốt hành trình văn học Việt Nam kể từ sau cách mạng tháng Tám. Sau cuộc chiến tranh, các nhà văn có điều kiện tích luỹ mọi mặt để có điều kiện tích luỹ mọi mặt để có thể tạo được sự đột phá của riêng mình. Tiểu thuyết giai đoạn này đã khắc phục được phần thiếu hụt, phần hạn chế mà ngay trong chiến tranh các tác giả cưa làm được. Sau năm 1975, mặc dù không còn chiếm vị trí độc tôn như trong giai đoạn 1945 – 1975 nhưng đề tài chiến tranh vẫn được các nhà văn mặc áo lính chú ý khai thác và đã để lại dấu ấn sau sắc trong lòng độc giả. Chu Lai là một tác giả đứng ở địa vị từng là một người lính, ông có một bề dày thực tế phong phú và sự chiêm nghiệm sâu sắc từ hiện thực chiến tranh, ông không bằng lòng với những gì đã có. Với ông, chiến tranh không chỉ là chuyện sống chết mà cao hơn là giá trị nhân văn, giá trị hiện thực. Chu Lai, bằng sự nhạy cảm của một tài năng văn học, bằng sự trải nghiệm của người lính trở về sau chiến tranh hoà chung vào tinh thần đổi mới văn học, ông đã phát hiện ra vấn đề. Một trong những vấn đề đó là giá trị đạo đức, là nhân cách là nhân phẩm con người trong chiến tranh và hậu chiến. Với cuốn tiểu thuyết Phố và các tác phẩm khác đã đưa Chu Lai trở thành một trong những nhà văn hàng đầu về đề tài chiến tranh ở Việt Nam năm 1975. 2 Tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai đã được coi là tiểu thuyết dặc sắc nhất viết về cuộc sống người lính thời hậu chiến và đã chuyển thể thành bộ phim truyền hình Người Hà Nội phát trên Đài Truyền hình Việt Nam. Trong cuộc sống hôm nay, do sự tác động nhiều mặt của đời sống, nhiều thế hệ trẻ chưa hiểu hết được ý nghĩa cuộc chiến vĩ đại của dân tộc và chưa biết trân trọng biết ơn những gì mình được thừa hưởng tù những con người đã hy sinh vì màu cờ của Tổ quốc chịu mất mát một phần máu thịt cho họ có cuộc sống như ngày hôm nay. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn góp một cái nhìn mới về hình tượng người lính trở về sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai. Qua đó đem lại những giá trị tinh thần to lớn để cuộc sống hôm nay ngày càng tốt đẹp hơn. Đó là lý do khiến chúng tôi chọn đề tài: “Cuộc sống người lính trở về sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai”. 2. Lịch sử vấn đề Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đã kéo dài suốt ba mươi năm, đề tài chiến tranh đã góp phần quan trọng làm nên diện mạo của nền văn học Việt Nam. Sau năm 1975, với độ lùi của thời gian và độ chín của tài năng, cho phép các nhà văn có thể bao quát toàn cảnh cuộc kháng chiến, miêu tả chiến tranh một cách toàn diện và sâu sắc hơn, không chỉ tập chung vào những thắng lợi vĩ đại mà trong đó còn có cả những mất mát hi sinh.Trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học, đã có nhiều bài viết và công trình đề cập đến những sáng tác của Chu Lai ở năm vấn đề: đề tài chiến tranh, người lính; số phận người lính thời hậu chiến; quan niệm hiện thực, con người; đổi mới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai và một số tồn tại trong tiểu thuyết Chu Lai. Trong các bài viết, các công trình nghiên cứu đều tập trung đi sâu vào đề tài xuyên suốt và bao trùm trong các sáng tác của Chu Lai là đề tài chiến tranh và hình tượng trung tâm là người lính. Chiến tranh và người lính trong sáng tác của Chu Lai được phản ánh dưới nhiều góc độ khác nhau bằng cái nhìn sử thi và thế sự. Bùi Việt Thắng trong Tạp chí tác phẩm mới chỉ ra rằng : “ Viết về chiến tranh còn có nghĩa là viết về hậu quả của nó – bởi vì một cuộc chiến tranh ba 3 chục năm đánh bại mấy nước đế quốc lớn, dù chiến thắng lẫy lừng, to lớn nhưng hậu quả của nó chắc phải dai dẳng và phức tạp. Vòng tròn bội bạc của Chu Lai… xoáy vào những vết thương chiến tranh trong lòng người và cách thức con người chữa trị những vết thương đó”[8] Ở một bài viết khác, khi nhìn nhận ở góc độ Những biến đổi trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết sau 1975, tác giả Bùi Việt Thắng nhận thấy ở hai tác phẩm Thân phận tình yêu của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai: “ Các nhà điện ảnh sẽ rất thuận lợi khi dựa vào tác phẩm văn học này để xây dựng những kịch bản điện ảnh tốt”[3, 231]. Tác giả bài viết còn nhấn mạnh Ăn mày dĩ vãng là “ nhịp điệu của khách bộ hành tìm về mảng đất năm xưa từng gắn bó với số phận mình”[3,232] Trần Quốc Huấn trong Người chiến sĩ hôm nay – đội ngũ kế tục những nhà văn chiến sĩ, khẳng định phẩm chất người lính trong chiến tranh: “Trong truyện Chu Lai, cái vốn tri thức văn hoá, trí tuệ sáng suốt của người lính trẻ đã thấm nhuyễn một cách tự nhiên vào từng chi tiết nhỏ của truyện, trong từng phán đoán nhạy bén, quả quyết, để dẫn tới chiến thắng cuối cùng ở nhân vật”[5] Trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tháng 2/1993, trong bài Một đề tài không cạn kiệt, Bùi Việt Thắng viết: “Nhân vật Chu Lai được thể hiện như những con người tâm linh. Họ sống bởi những ám ảnh của ảo giác, hối thúc của sự sám hối, luôn tìm kiếm sự giải thoát. Đó là những con người trở về sau chiến tranh bị mất thăng bằng, khó tìm được sự yên ổn trong tâm hồn. Họ sống trong cảm giác không bình yên… đi vào ngõ ngách đời sống tâm linh con người. Chu Lai làm người đọc bất ngờ vì những khám phá nghệ thuật của mình: Nhân vật Chu Lai thường tự soi tỏ mình, khám phá mình, khám phá một bản ngã hay là một con người trong con người”[9,104] Hồng Diệu nhận xét: “Chu Lai là nhà văn chung thuỷ với đề tài chiến tranh, anh có nhiều tác phẩm viết về đề tài người lính trên cả ba mặt trận: Văn học – Sân khấu - Điện ảnh”[2, 6] Viết về người lính sau hoà bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời kì đổi mới, Nguyễn Hương Giang cho rằng: “Sự thật về chiến tranh hôm nay được nhìn lại 4 là một sự thật trải qua những năm tháng đầy day dứt, trăn trở trong tâm hồn nhà văn Chu Lai, hơn thế nó thực sự là những nếm trải của người “ chịu trận”, người trong cuộc”[4] Lý Hoài Thu cũng khẳng định: “ Dù trực tiếp viết về dĩ vãng mịt mù bom đạn hay chuyển dịch sang tiếp cận những “kênh”, thông tin mới xô bồ của thời hiện tại, bao giờ Chu Lai cũng nghiền ngẫm, suy tư về hiện thực với sự nhiệt tâm và lòng trung thực của người lính”. Trong tập truyện ngắn Phố nhà binh, Lý Hoài Thu viết: “Nếu như trước kia, các nhân vật của anh được mô tả chủ yếu ở cốt cách anh hùng trận mạc thì hiện nay (…) Chu Lai tập chung khai thác quãng đời thứ hai: quãng đời phía sau chiến trận của người lính”[11] Nguyễn Thanh Tú trong bài Cuộc đời dài lắm – Một tiểu thuyết có sức hấp dẫn in trong Văn nghệ Quân đội, tháng 01/2002, đặt sự đổi mới vào những sáng tác của Chu Lai về đề tài người lính: “Ngòi bút tiểu thuyết Chu Lai vẫn cách xây dựng nhân vật đẩy đến tận cùng của bi kịch, con người của những mâu thuẫn, có khi thật quyết liệt dữ dội, có số phận tận cùng ngang trái, có nhân cách vô cùng cao thượng, lại có loại người tận cùng của sự gian xảo”. Đáng chú ý hơn, Nguyễn Thanh Tú nhấn mạnh: Nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai là kiểu nhân vật vừa có chiều sâu lại vừa có cá tính và dường như thân phận của các nhân vật đó ngoài đời vốn cũng đã đầy những bi kịch. Tác giả cũng khẳng định: “Cuộc đời dài lắm là một tiểu thuyết hay của Chu Lai. Nhưng thành công hơn cả là ở cách kể chuyện tuy không mới lạ nhưng khá hấp dẫn”[103] Ý kiến của Hồng Diệu: “Tiểu thuyết Chu Lai đề cập đến nhiều vấn đề nhưng bao trùm lên tất cả là những người lính sau chiến tranh, rồi chiến trường trở về, người thì tha hoá, người thì bước vào cuộc chiến đấu mới. Cuộc chiến đấu của những người lương thiện chống kẻ bất lương, mà thật trớ trêu thay: Có những người trước kia là đồng đội của nhau giờ đứng trên hai mặt trận đối lập nhau” [13] Nguyễn Hương Giang nhận xét: “Phố của Chu Lai là cuốn tiểu thuyết trong tiểu thuyết: Một cuốn về gia đình Thảo – Nam với sự phá vỡ và làm tan nát những giá trị truyền thống, một cuốn khác về cuộc đời Lãm, một người lính từ 5 hai bàn tay trắng đi lên, bảo vệ và tha thiết giữ gìn những giá trị ấy. Cái chết thương tâm của Thảo , Lãm ở cuối tác phẩm đẩy suy nghĩ của người đọc về hai hướng khác nhau nhưng đều thấm đượm nỗi buồn cao cả”. [4,10]. Về phương diện nghệ thuật: Có ý kiến của Phan Cự Đệ: “Tiểu thuyết Chu Lai không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà có trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm “dòng ý thức”, nghệ thuật đồng hiện và có những thành công nhất định”[3, 18]. Hay đánh giá của Hồng Diệu: “Ông đánh giá cao nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách tạo tình huống, những xung đột đặc biệt là cái nhìn khá mạnh dạn của Chu Lai. Ông nói rằng: “Vòng tròn bội bạc của Chu Lai có những trang hấp dẫn, người đọc đã cầm đến sách là phải đuổi theo câu chuyện đến cùng” [1, 9] Bích Thu trong bài viết Những nỗ lực sáng tạo của tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi mới cũng khẳng định: “Với Ăn mày dĩ vãng, nhà văn Chu Lai muốn gửi đến bạn đọc thông điệp đừng lãng quên quá khứ. Nhân vật Hai Hùng với tư cách người kể chuyện xưng tôi trong tác phẩm để từ một sự việc cụ thể của hiện tại gợi lại trong ký ức của anh những kỷ niệm đã qua. Nhân vật chìm trong hồi tưởng. Trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng bất chợt như những dòng chảy, thay thế nhau, đan xen nhau một cách lạ lùng, phi lôgic. Đó là dòng chảy tự nhiên của ý thức con người, trong dòng chảy đó bộc lộ những bí mật của nội tâm nhân vật” [2, 590 -591] . Ở một chỗ khác, Bích Thu lại đề cập đến một khía cạnh của thi pháp tiểu thuyết sau 1975 và trong tiểu thuyết Chu Lai sau những năm đổi mới đến nay đã sử dụng mô tuýp giấc mơ, giấc mơ chiêm bao như một ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giả mã thể giới vô thức của con người. Thủ pháp này thể hiện rõ trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai. Nhìn chung, hình tượng người lính trở về sau chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu với những ý kiến khác nhau, phong phú và cũng có những ý kiến sâu sắc. Tuy nhiên chưa có công trình nào đặt vấn đề tìm hiểu về cuộc sống người lính trở về sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố một cách tập chung và có hệ thống. 6 Với Chu Lai, như tôi đã nói ở trên, ông vẫn còn là một nhà văn “mới” sau 1975, sáng tác của ông những năm 80 của thế kỉ XX cũng khá dày dặn và bề thế. Sáng tác của ông ở chặng đường này còn ít được nghiên cứu. Như vậy, có thể nói nghiên cứu về hình tượng người lính sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố Chu Lai còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ ở những goá độ riêng tư nhất. Ý kiến của những người đi trước là những gợi ý, những tư liệu quý giúp chúng tôi đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề người lính trong tiểu thuyết Chu Lai với một cái nhìn tập trung và hệ thống nhất. 3. Đối tƣợng, mục đích và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu về cuộc sống của những người lính sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai. Do khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp Đại học nên tôi chỉ tập trung đề cập đến tiểu thuyết Phố của Chu Lai 3.2 Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu trào lưu văn thời kì đầu đổi mới, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và đi sâu tìm hiểu tác phẩm cụ thể của Chu Lai, khoá luận hướng tới làm rõ cuộc sống người lính thời hậu chiến và những thành công trên phương diện nội dung và nghệ thuật của nhân vật người lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai. 3.3 Phạm vi nghiên cứu Khoá luận tập trung nghiên cứu bình diện con người, các mối quan hệ trong tiểu thuyết và những thành công trong việc xây dựng tâm lí, nội tâm nhân vật. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cuộc sống của người lính sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Xuất phát từ lịch sử đề tài và nhiệm vụ của khóa luận, tôi vận dụng các phương pháp chủ yếu sau: [...]... Bắc trong việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy các sáng tác của Chu Lai 7 Cấu trúc khoá luận Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, khoá luận được triển khai trong 3 chương Chương 1 Những vấn đề chung Chương 2 Cuộc sống người lính sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai Chương 3 Nghệ thuật xây dựng hình tượng người lính trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai 7 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG... không có được cuộc sống bình yên Các nhà tiểu thuyết nghiêm túc nhìn nhận lại cuộc chiến đã qua và đồng cảm sâu sắc với tâm tư của người lính hôm nay Đó là những giá trị thẩm mỹ cần được khẳng định 17 CHƢƠNG 2 CUỘC SỐNG NGƢỜI LÍNH SAU CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ CỦA NHÀ VĂN CHU LAI 2.1 Ngƣời lính với những hoài niệm về quá khứ Chiến tranh đã qua hơn ba mươi năm, cuộc sống đang trong cơn lốc cựa... phận con người nhất là số phận người lính Mặc dù trong quá khứ họ là những anh hùng đánh giặc thì khi trở về với cuộc sống hoà bình họ vẫn là người không may mắn, thua thiệt Nhưng nếu chỉ phản ánh một mặt như vậy có lẽ chân dung người lính kém đi phần phong phú, đa dạng trong các sáng tác của Chu Lai. Có lẽ niềm an ủi, vệt sáng của những số phận người lính sau chiến tranh trong tiểu thuyết của Chu Lai là... rõ ràng của nhiều anh hùng trận mạc 1.2.2.3.Sáng tác của Chu Lai giai đoạn đổi mới (1986 – đến nay) Giai đoạn từ 1986 đến nay, ngói bút Chu Lai đã thực sự đổi mới toàn diện và mạnh mẽ Cùng với những bức xúc và day dứt xung quanh vấn đề người lính trở về sau chiến tranh, Chu Lai đã cho ra mắt bạn đọc một loạt tiểu thuyết dài hơn tạo thành “ dòng tiểu thuyết chiến tranh và người lính của Chu Lai góp... người lính thời 16 bình, mối quan hệ đa chiều của họ trong các lĩnh vực phức tạp của cuộc sống hiện nay, Chu Lai là một trong những người ở vị trí hàng đầu của dòng chảy văn học Việt Nam đương đại ở đề tài người lính thời hậu chiến Các tiểu thuyết của Chu Lai tuy tập chung ở một đề tài, song, thông qua đó, rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống được khai thác và phản ánh khá sâu sắc mà hình tượng người lính. .. mới của công chúng ngày nay Số phận con người được quan tâm ở nhiều góc độ, đặc biệt là hình ảnh người lính trở về sau chiến tranh đã trở thành vấn đề nhức nhối với một quá khứ ám ảnh mang nặng kí ức chiến tranh họ sẽ như thế nào trong cuộc sống hiện đại thời bình? Đó chính là cảm hứng bao trùm lên các sáng tác của Chu Lai 1.2.2.4 Đề tài ngƣời lính trong các sáng tác của Chu Lai Với mười một tiểu thuyết. .. tượng những người lính thời hậu chiến, Chu Lai đã thể hiện cho người đọc thấy rằng: người lính không chỉ sống với chiến tranh, chỉ 30 biết cầm súng chiến đấu, bỡ ngỡ với tất cả mọi thứ mà người lính của chúng ta cũng nhạy bén, linh hoạt, hòa nhập với cuộc sống mới Và họ đã bước dầu đạt được một số thành công trên thương trường làm rạng rỡ bức tranh làng lính sau chiến tranh Rất nhiều cựu chiến binh... tâm điểm Tiểu thuyết viết về người lính thời hậu chiến đã có được thành tựu rất đáng ghi nhận Người lính giữa lòng đời thường với bao bộn bề trăn trở chính là mối quan tâm của các nhà văn Những day dứt âm thầm về quá khứ như là một “căn bệnh” cố hữu của người lính hôm nay Trong tâm tưởng những người đã từng đi qua nặng nề của chiến tranh, mặt trái của cơ chế thị trường đã làm cho người lính hậu chiến. .. nhiều người lính trở về sau chiến tranh Đó là Chiến trong Vòng tròn bội bạc, Hai Tính trong Ba lần và một lần, Tuấn trong Ăn mày dĩ vãng, Lãm trong Phố Chúng ta phải nhìn nhận có không ít những người lính họ đã thành công trong hiện thực mới, cuộc sống mới bằng chính năng lực và phẩm chất của họ Họ có thể là giám đốc, ông chủ sánh ngang cùng các triệu phú, tỷ phú trong lĩnh vực kinh tế Trong tiểu thuyết. .. lính Khi viết về mảng đề tài này, Chu Lai “nói ra được nhiều điều cần nói về những năm tháng chiến tranh hôm nào mà anh là người trong cuộc Nhà văn biết vượt qua khỏi sự mô tả hiện thực thông thường, vượt lên trên những ràng buộc của thời sự và tuyên truyền để đi sâu khám phá chiều sâu hiện thực và thế giới nội tâm người lính Chu Lai, tác giả 14 của hàng loạt tiểu thuyết về chiến tranh: Phố; Ăn mày . thúc, để rồi những tác phẩm chắt lọc từ cuộc chiến đấu được bỏ vào thùng đạn đại liên đem giấu xuống đáy sông Sài Gòn. Có lẽ những năm tháng vào sinh ra tử ở những vùng ven đô Sài Gòn đã để

Ngày đăng: 31/10/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan