Xây dựng nhân vật đối lập

Một phần của tài liệu Cuộc sống người lính trở về sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai : KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Trang 49 - 50)

7. Cấu trúc khoá luận

3.1. Xây dựng nhân vật đối lập

Tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai miêu tả tái hiện cuộc chiến tranh và hình tượng những người lính ở độ sâu, đầy đủ góc cạnh nhất. Ông thể hiện cốt truyện theo nhân vật chính là Nam, Thảo, Lãm. Nhân vật của ông được khắc họa có những nét riêng biệt chứ không chung chung như kiểu nhân vật trong ba mươi năm chiến tranh và mười lăm năm sau chiến tranh. Ông xây dựng nên một hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú, thiện có, ác có và thậm chí kiểu nhân vật giao tranh giữa ác và thiện. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Chu Lai phải nhắc đến đầu tiên đó là việc miêu tả những cặp nhân vật đối lập, bài xích nhau. Từ sự trái ngược đó dẫn đến sự va quệt vào nhau đưa đến tình huống truyện và chính nó cũng là mấu chốt giải quyết câu chuyện. Xây dựng nên một Lãm mạnh mẽ, tốt bụng, anh hùng, dũng cảm và Dũng xảo quyệt, lọc lõi, hống hách, hách dịch. Chu Lai đã thể hiện Nam và Hùng là cặp nhân vật đối lập nhau từ ngoại hình: Nam : “thân hình cao to phải tới tám thước”, “lông mày, mắt xếch, đầu cắt bốc, chân râu xang rì khắp mặt” [7,29], và từ cơ thể anh luôn toả ra mùi “

nồng nồng, khen khét” ở Nam toát lên một sự khoẻ mạnh , hiền lành, hoang sơ, giản dị… còn ở Hùng Chu Lai xây dựng nhân vật này đối lập hẳn với Nam: “dong dỏng cao, nước da đỏ đắn với hàng chân râu xanh nhẹ ở mép cằm”, “mái tóc để dài buông trễ nải”, “cái gật đầu lịch duyệt và nụ cười mỉa mai… ” [7,268], bộ quần áo và mùi nước hoa thơm phức. Không chỉ có Nam và Hùng là cặp nhân vật đối lập mà trong tiểu thuyết này Chu Lai còn xây dựng các cặp nhân vật như Lãm – Dũng, Thảo và Loan.Việc miêu tả sự đối lập này, về ngoài hình cũng như tính cách của nhân vật, Chu Lai muốn hai tính cách sẽ đi song hành nhau như một định mệnh, cái tốt, cái thiện sẽ đánh đuổi bài trừ cái xấu cái ác đến tận cùng, và ở đâu có cái xấu thì nơi đó sẽ có cái tốt xuất hiện tiêu diệt cái xấu. Trong bối cảnh cuộc sống thời hậu chiến phức tạp, cái tốt chưa thắng được cái xấu ngày một ngày hai nhưng Chu Lai luôn đặt hướng mở cho câu chuyện rằng cái ác rồi sẽ bị thanh trừ trong nay mai. Việc xây dựng những kiểu

hình tượng đối lập như vậy Chu Lai nhằm nhấn mạnh một thực tế là trong cuộc sống mới cái xấu, cái ác luôn song hành, tồn tại chúng ta phải tỉnh táo để phân biệt đâu là cái tốt đâu là cái xấu ngụy danh cái tốt.

Một phần của tài liệu Cuộc sống người lính trở về sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai : KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)