1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biểu tượng chiến tranh trong tiểu thuyết chu lai

103 410 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Sự tôi rèn qua khói lửa chiến tranh cùng với tâm hồn lãng mạn cách mạng đã giúp nhà văn mặc áo lính này viết nên những tác phẩm đồ sộ về cuộc sống và con người Việt Nam trong và sau chiế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -

ĐÀO THỊ LỤA

BIỂU TƯỢNG CHIẾN TRANH TRONG

TIỂU THUYẾT CHU LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -

ĐÀO THỊ LỤA

BIỂU TƯỢNG CHIẾN TRANH TRONG

TIỂU THUYẾT CHU LAI Chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Tú

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thanh Tú - tạp chí Văn nghệ Quân đội, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Lời cam đoan này đảm bảo nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 6 năm 2017

Người viết cam đoan

Đào Thị Lụa

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ tận tình của các thầy

cô trong khoa Ngữ văn, trung tâm thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy

hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thanh Tú đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp

đỡ tác giả trong quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn

Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết cũng như thời gian và phạm vi, lĩnh vực công tác có phần hạn chế cho nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót tác giả có thể chưa nghiên cứu, tìm hiểu hết, do vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của quý thầy, cô, đồng nghiệp và bạn đọc

để luận văn được hoàn thiện và ngày càng có tính khả thi hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Mục đích nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp của luận văn 9

7 Cấu trúc của luận văn 9

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG CHIẾN TRANH TRONG VĂN HỌC 10

1.1 Biểu tượng nghệ thuật trong văn học 10

1.1.1 Biểu tượng là phạm trù phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống 10

1.1.2 Biểu tượng là đơn vị cơ bản của văn hoá 11

1.1.3 Vị trí, vai trò của biểu tượng trong văn học 17

1.2 Một số biểu tượng thường gặp về chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1986 23

1.2.1 Biểu tượng dòng sông 23

1.2.2 Biểu tượng trăng 27

1.2.3 Biểu tượng bóng đêm 32

1.2.4 Biểu tượng súng 36

1.2.5 Biểu tượng lửa 38

1.2.6 Biểu tượng cái chết 41

CHƯƠNG II: NHỮNG BIỂU TƯỢNG CƠ BẢN VỀ CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI 44

2.1 Biểu tượng của sự huỷ diệt trong chiến tranh 44

2.1.1 Chiến tranh huỷ diệt thiên nhiên 44

Trang 6

2.1.2 Chiến tranh huỷ diệt văn hoá 47

2.1.2 Chiến tranh huỷ diệt con người 48

2.2 Biểu tượng của khát vọng và niềm tin 55

2.3 Biểu tượng của sự tha hoá về nhân cách 60

2.4 Giá trị văn hoá của biểu tượng 64

CHƯƠNG III: BIỂU TƯỢNG – GENE VÀ SƠ ĐỒ TRUYỆN KỂ TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI 68

3.1 Biểu tượng – gene của truyện kể Chu Lai 68

3.1.1 Biểu tượng – gene trong một truyện kể 68

3.1.2 Biểu tượng – gene trong nhiều truyện kể 73

3.2 Biểu tượng – sơ đồ truyện kể 77

3.2.1 Biểu tượng lưu giữ những sơ đồ truyện kể 77

3.2.2 Biểu tượng - kiến tạo mô hình truyện kể 83

KẾT LUẬN 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 7

MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài

1.1 Nhà nghiên cứu L.White từng khẳng định: “Những biểu tượng do con người tạo ra là chiếc chìa khóa kì diệu của văn hóa nhân loại Nắm được chìa khóa đó có thể nắm bắt được tất cả sự bí mật của văn hóa con người” [1,

tr 8] Quả thực, biểu tượng không chỉ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực văn hoá mà bất cứ lĩnh vực nào trong đời sống, nó cũng hiện diện và bộc lộ khả năng tiềm ẩn của mình

Trong đời sống, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi tổ chức xã hội đều tìm cho mình những biểu tượng để khẳng định giá trị trong thế giới Chẳng hạn, hình ảnh sư tử trở thành biểu tượng cho quốc đảo Singapore, tượng nhân sư là biểu tượng cho đất nước Ai Cập huyền bí… Từ góc độ văn hóa, mỗi nền văn hóa, mỗi không gian văn hoá cũng tìm một hệ thống những biểu tượng thể hiện nét đặc thù văn hóa của mình Chẳng hạn, hoa anh đào là biểu tượng của đất nước Nhật Bản, cây thánh giá là biểu tượng của Thiên Chúa giáo, hoa sen

là biểu tượng của đạo Phật…

Trong sáng tạo văn học, biểu tượng là một trong những hình thức biểu hiện tư duy nghệ thuật của nhà văn Tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của mỗi

cá nhân nghệ sĩ biểu hiện khá rõ trong việc kiến tạo nên một thế giới biểu tượng sống động, gợi cảm và đầy ý nghĩa Vì thế, việc nghiên cứu, khám phá

và giải mã biểu tượng còn giúp ta hiểu sâu sắc hơn bản chất của việc sáng tạo nghệ thuật là một hành trình tiếp nối và sáng tạo, kế thừa và đổi mới để không ngừng tạo ra những cái mới, cái hay mang lại những cảm xúc thẩm mĩ mới

mẻ cho con người

Đối với hoạt động tiếp nhận văn học, việc nghiên cứu và giải mã biểu tượng chính là chìa khóa để đi sâu tìm hiểu ý nghĩa của thế giới nghệ thuật Bởi lẽ, nói như Jean Chevalier thì: “Các biểu tượng nằm ở trung tâm và là trái tim của cuộc sống giàu tưởng tượng ấy Chúng làm phát lộ những bí ẩn của

vô thức, của hành động, khai mở trí tuệ về cái vô tận.” [12, XIII] Không

Trang 8

những thế, việc tìm hiểu về biểu tượng còn giúp ta giải thích thấu triệt những hiện tượng văn học phức tạp từ ngọn nguồn văn hóa, đồng thời thấy được tài năng, bản lĩnh, phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn cũng như của một trào lưu, một giai đoạn văn học nhất định

1.2 Tiếp cận văn học từ góc độ biểu tượng, chúng tôi dành sự quan tâm đặc biệt đến nhà văn Chu Lai - một nhà văn có nhiều duyên nợ với người lính

và chiến tranh Là một nhà văn trực tiếp cầm súng trước khi cầm bút, Chu Lai từng tâm sự: “…trong mấy chục năm qua dường như hết thảy những gì tôi đã viết ra và sắp viết ra đều không tránh khỏi cái vòng cương toả kì lạ của cảm xúc chiến trận” [35] Sự tôi rèn qua khói lửa chiến tranh cùng với tâm hồn lãng mạn cách mạng đã giúp nhà văn mặc áo lính này viết nên những tác phẩm đồ sộ về cuộc sống và con người Việt Nam trong và sau chiến tranh như

các tiểu thuyết: Nắng đồng bằng (1978), Ăn mày dĩ vãng (1991), Phố (1992),

Ba lần và một lần (1999), Cuộc đời dài lắm (2001), Khúc bi tráng cuối cùng

(2004), Chỉ còn một lần (2006)… và các kịch bản phim Hà Nội đêm trở gió,

Người đi tìm dĩ vãng, Người Hà Nội…Mặc dù vậy, Chu Lai vẫn luôn khao

khát kiếm tìm cho mình một lối đi riêng để luôn “làm mới” chính mình.Vì vậy, viết về đề tài người lính, về chiến tranh nhưng ngòi bút của Chu Lai đã

“chạm” đến những vấn đề nhức nhối của xã hội Với một nhà văn, có được một cuốn tiểu thuyết hay là điều không dễ dàng, có được cùng lúc hàng chục cuốn tiểu thuyết sâu sắc về nội dung, mới mẻ về cách thể hiện lại càng là điều không đơn giản Bằng tất cả những gì đã có, Chu Lai đem đến cho độc giả một minh chứng sống động về năng lực sáng tạo với những đóng góp đáng kể đối với đời sống văn học hiện đại

1.3 Là một giáo viên, với đề tài này, người viết có cơ hội được hiểu hơn về lịch sử hào hùng nhưng cũng đầy đau thương, mất mát của dân tộc Bởi lẽ, các tác phẩm thuộc phạm vi nghiên cứu, ngoài phần hư cấu còn có cái

Trang 9

lõi của sự thật lịch sử Truyền thống vốn là điểm tựa, là cội nguồn sức mạnh của mỗi dân tộc Hiểu truyền thống, hiểu thêm về quá khứ giúp chúng ta vững tin hơn trong công cuộc đổi mới hiện nay Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện đề tài này, người viết được củng cố, bổ sung những kiến thức về lịch sử văn học và lí luận văn học để phục vụ cho việc giảng dạy

1.4 Các công trình nghiên cứu, tìm hiểu về nhà văn Chu Lai rất nhiều Nhưng cho đến thời điểm này, vẫn chưa có công trình chuyên biệt nào tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết của Chu Lai từ góc nhìn biểu tượng chiến tranh

Vì lí do đó, luận văn sẽ góp phần giải quyết vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại Đồng thời với việc chọn đề tài này, chúng tôi hi vọng tạo được thêm những hướng tiếp cận mới khi nghiên cứu tiểu thuyết Chu Lai

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Những nghiên cứu về biểu tượng văn học nói chung

Cho đến nay, có rất nhiều những nghiên cứu về biểu tượng trong văn học Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát biểu tượng văn học trong hệ thông văn hoá vì đây là xu hướng nghiên cứu rộng rãi

và thiết thực với đề tài luận văn Có thể điểm qua những nghiên cứu sau:

Có sức ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài nhất có thể kể đến lí luận của trường phái phê bình Phân tâm học của S.Freud và C.Jung Từ những năm

1930, các ông đã quan tâm tới cội nguồn sáng tạo từ vô thức cá nhân và vô thức tập thể, những cổ mẫu ẩn giấu ẩn ức cá nhân và ký ức nhân loại Sau đó,

có thể nói, không một nhà phê bình văn học hay nghiên cứu phong cách hiện đại nào không chịu ảnh hưởng ít nhiều của phái phân tâm Lí luận này mở đầu cho hướng nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hoá đã và ngày càng thu hút được sự quan tâm, coi trọng, hứng thú của các nhà nghiên cứu lí luận văn học, văn hoá trên thế giới

Trang 10

Đến những năm 2000, hướng nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hoá được các nhà phê bình Việt Nam bắt đầu đặc biệt quan tâm và hứng thú Hàng loạt các công trình, định hướng, bài nghiên cứu ra đời như:

bài khái quát Mối quan hệ giữa văn học và văn hoá của Đỗ Thị Minh Thuý (1997), cuốn Văn học Việt Nam – dòng riêng giữa nguồn chung (Trần Ngọc Vương, 1997), Từ cái nhìn văn hoá (Đỗ Lai Thuý, 1999), Văn học trung đại

Việt Nam dưới cái nhìn văn hoá (Trần Nho Thìn, 2003), Chuyển hướng văn hoá trong nghiên cứu văn học Trung Quốc (Trần Đình Sử, 2010)…

Những công trình này có một vài điểm gần gũi với quan niệm về biểu tượng mà chúng tôi sẽ nghiên cứu dưới đây

Iuri Mikhailovich Lotman được thừa nhận là nhà kí hiệu học nghệ thuật lớn, nhà lý luận và nghiên cứu văn học Nga hàng đầu, có thể xếp ngang hàng với những đại diện ưu tú nhất như M.Bakhtin, D.Likhachev…

Trong suốt những năn 1950, Iu.M Lotman đã tập trung nghiên cứu văn học và văn hoá Nga Từ đó, nhiều chuyên luận ra đời và trở thành những sự kiện học thuật có tiếng vang lớn Ông là người sáng lập và đứng đầu Trường phái Tartu – Moskva, một khuynh hướng khoa học hoạt động sôi nổi vào những năm 1960 – 1980, bao trùm nhiều lĩnh vực: nghiên cứu văn học, kí hiệu học, ngôn ngữ học, văn hoá học, thu hút sự tham gia của nhiều tên tuổi lỗi lạc: B.F Egorov, Z.G Mins, A.I Chernov, M.L Gasparov, B.A Uspenski, V.N Toporov, Vj.Vs Ivanov, Iu.K Lekomsev…Iu.M Lotman và các cộng sự của ông đã nỗ lực mở rộng đối tượng, nới lỏng biên độ của nghiên cứu văn học để biến nó thành lĩnh vực đặc biệt của văn hóc học

Trong số 800 công trình nghiên cứu lớn nhỏ của Iu.M Lotman, các nhà

lý luận phê bình hàng đầu Việt Nam như Trần Đình Sử, Lã Nguyên, Đỗ Hải

Phong tuyển dịch 29 công trình làm thành tuyển tập Kí hiệu học văn hoá (2014), trong đó, có bài viết Biểu tượng trong hệ thống văn hoá (do Trần

Trang 11

Đình Sử dịch) [37, tr 220] Tác giả cho rằng các biểu tượng là một trong những yếu tố bền vững nhất của không gian văn hoá Là cơ chế quan trọng của kí ức văn hoá, các sơ đồ chuyện kể, và các cấu tạo kí hiệu khác, từ lớp văn hoá này sang lớp văn hóa khác Các bộ biểu tượng bất biến xuyên suốt lịch đại văn hoá trên mức độ lớn thực hiện chức năng của các cơ chế thống nhất văn hoá: trong khi thực hiện chức năng kí ức văn hoá về chính mình chúng không để cho văn hoá tan rã thành các lớp đồng đại rời rạc Sự thống nhất của bộ biểu tượng cơ bản chiếm ưu thế và tính lâu dài của đời sống văn hoá của chúng trên mức độ lớn đã quy định các ranh giới dân tộc và phi thực tại của các nền văn hoá Bài viết này giúp người viết có thêm tư liệu và cơ sở khi tìm hiểu biểu tượng dưới góc nhìn văn hoá

Cùng trong tuyển tập Kí hiệu học văn hoá còn có bài viết Biểu tượng –

gene của truyện kể (do Lã Nguyên dịch) [39, tr 261] Bài viết khẳng định,

biểu tượng bao giờ cũng giữ vai trò như là cương lĩnh cô đọng của quá trình sáng tạo Sự phát triển về sau của truyện kể chỉ là sự triển khai một số tiềm năng được dấu kín trong đó Đó là tổ chức mã hoá ở chiều sâu, là cái “gene” văn bản độc đáo Nhưng việc cùng một biểu tượng khởi điểm có thể triển khai thành nhiều truyện kể khác nhau và việc bản thân quá trình triển khai ấy có đặc tính không thể đảo ngược và không thể đoán trước chứng tỏ, từ trong bản chất, quá trình sáng tạo là bất đối xứng Từ bài viết này, người viết có cơ sở

để triển khai chương III của luận văn khi áp dụng lí thuyết này vào việc phân tích tác phẩm cụ thể

2.2 Nghiên cứu về biểu tượng trong tiểu thuyết Chu Lai

Chu Lai là một trong những nhà văn để lại nhiều ấn tượng đặc sắc trong nền văn học nước nhà Nằm trong xu hướng phát triển của tiểu thuyết giai đoạn sau 1975, tiểu thuyết Chu Lai ngay từ khi xuất hiện đã nhận được sự đón độc của độc giả cũng như thu hút được sự chú ý của nhiều cây bút phê bình có

Trang 12

tên tuổi như: Lý Hoài Thu, Bích Thu, Hồng Diệu, Nguyễn Thanh Tú, Bùi Việt Thắng, Tôn Phương Lan Những luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về các

khía cạnh trong tiểu thuyết Chu Lai: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chu

Lai (2005) của Tạ Thanh Thuỳ, Đặc điểm tiểu thuyết Chu Lai (2007) của

Nguyễn Đình Toàn, Hình tượng người lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết

Chu Lai (2012) của Vũ Thị Hải Yến, Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết Chu Lai (2010) của Trịnh Thị Hải Các bài viết và công trình khoa học đã đi sâu

hoặc đề cập đến những vẫn đề như: đề tài, nhân vật, giọng điệu, nghệ thuật kết cấu, không gian, thời gian, ngôn ngữ

Trong bài Tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975 Tôn Phương Lan nhận

xét: “Chu Lai với nhiều tranh viết rất thơ về tả cảnh nhưng rất gân guốc về cuộc đời đã cho người đọc hiểu rõ hơn về người lính đặc công với sức chịu đựng tuyệt vời mà khả năng con người có thể vươn tới [29] Nguyễn Thanh

Tú trong bài Cuộc đời dài lắm - một tiểu thuyết có sức hấp dẫn nhận định:

“có thể nói một cách khái quát là con người trong tiểu thuyết Chu Lai là con người của bi kịch, con người có những mâu thuẫn, có khi thật quyết liệt, dữ dội, có số phận tận cùng ngang trái, có nhân cách vô cùng cao thượng, lại có loại người tận cùng của sự đểu giả [66] Cùng chung cảm nhận về cái bi trong tiểu thuyết Chu Lai, tác giả Nguyễn Đức Hạnh viết: “cảm hứng bi kịch và cảm hứng cảm thương thấm đẫm chất nhân văn trong tiểu thuyết Chu Lai như một nguồn ánh sáng đẹp và buồn thăm thẳm, nguồn ánh sáng hướng tới và hội

tụ lại trong kiểu nhân vật “con người bi kịch” [18]

Sáng tác của Chu Lai thời kì sau 1986 có sự mở rộng về đề tài, sự khám phá đời sống cá nhân cũng có chiều rộng hơn, sâu hơn Viết về vấn đề này,

Tôn Phương Lan trong bài Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời

kì đổi mới viết: Cuộc sống mưu sinh của thời hậu chiến đã đặt con người

Trang 13

trước những thử thách mới không kém phần nghiệt ngã và đời sống kinh tế thị trường cũng là một liều thuốc thử về năng lực, phẩm chất của họ [28]

Bàn riêng về tiểu thuyết Mưa đỏ, Nguyễn Thanh Tú cảm nhận: “Chu Lai trong Mưa đỏ đã đẩy ngòi bút lách sâu, nhập thân vào nhân vật, gọi ra ở

nhân vật những trăn trở, dằn vặt rất con người không chỉ ở phía ta mà cả ở phía địch Để cho bạn đọc thấy, thì ra đã là người Việt ai cũng đều máu đỏ chung dòng giống Câu chữ khép lại còn ý nghĩa thì mở ra: Hãy cùng yêu thương nhau, cùng yêu hòa bình, cùng nhau gắn nối và gắn kết để dân tộc mãi trường tồn, đất nước ngày càng giàu mạnh…” [84] Trong cuộc giao lưu chào

mừng Ngày sách Việt Nam (21-4-2016) và giới thiệu tiểu thuyết Mưa đỏ do

Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phối hợp với Trường Sĩ quan Chính trị tổ chức mới đây, nhà văn Chu Lai chia sẻ rằng: “ông đã từng viết nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản phim truyện về những vùng đất mà ông từng trực tiếp chiến đấu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, và cả những địa bàn mà ông chỉ qua nghiên cứu tư liệu, tiếp xúc với nhân chứng… Nhưng riêng về Thành cổ Quảng Trị thì ông chưa một lần chạm vào, dù đã nung nấu

từ bao năm như một món nợ lớn chưa trả được Đã bao lần ông cùng vợ ông, nhà văn Vũ Thị Hồng đi về vùng đất ấy, và mỗi lần, trong trái tim người lính chiến từng trải của ông lại rung lên mãnh liệt rằng phải viết về nó, và phải viết một cách sâu sắc, chứ chưa dám nghĩ đến sự “xứng tầm” với những mất mát,

hy sinh mà bao đồng đội đã ngã xuống để bảo vệ từng xăng-ti-mét vuông

Thành cổ mùa h đỏ lửa năm 1972 ấy” Xuất phát từ ý nghĩ, tiểu thuyết Mưa

đỏ ra đời (tháng 4/2016) đã thu hút được sự chú ý quan tâm của nhiều nhà

nghiên cứu, phê bình Tác giả Nguyễn Hoàng Sáu trong bài viết Mưa đỏ - sức

hấp dẫn vẹn nguyên của một mảng đề tài lớn cho rằng: “Qua tiểu thuyết mới

của Chu Lai, có thể khẳng định, sức sống mãnh liệt và sức hấp dẫn vẫn còn vẹn nguyên, đủ để lay động trái tim người đọc của đề tài lớn: Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng, mà có lúc nhiều người bi quan cho rằng dường như đang bị nhạt phai…” [84]

Trang 14

Nhìn chung, các bài nghiên cứu, phê bình về tiểu thuyết của Chu Lai đề cập đến nhiều phương diện nổi bật như nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ….Những nghiên cứu đó cho thấy phong cách nghệ thuật, cách xây dựng nhân vật và tổ chức mạch truyện trong tác phẩm Các công trình khoa học, chuyên luận, thảo luận, bài viết…ở một khía cạnh nào đó ít nhiều đều có chạm tới vấn đề mà người viết nghiên cứu Đó là cơ sở, tiền đề, gợi ý cho người viết triển khai đề tài này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng

Luận văn tập trung nghiên cứu những đặc điểm và ý nghĩa của một số biểu tượng chiến tranh trong tiểu thuyết Chu Lai

3.2 Phạm vi

Các tiểu thuyết của Chu Lai viết về đề tài chiến tranh có nhiều, song

luận văn chỉ tập trung khai thác ở các tiểu thuyết: Mưa đỏ, Cuộc đời dài lắm

và Khúc bi tráng cuối cùng bởi các lí do sau:

- Đây là các tiểu thuyết đều viết về đề tài người lính và chiến tranh nên nằm trong phạm vi khảo sát của đề tài luận văn

- Là những tiểu thuyết nổi bật, tiêu biểu của nhà văn, mang những ý nghĩa lịch sử, văn hoá và xã hội nhất định thông qua việc xây dựng hệ thống biểu tượng có ý nghĩa

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lịch sử:

Trang 15

Nghiên cứu tiểu thuyết của Chu Lai thời kì đổi mới để thấy được sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật của nhà văn

- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học:

Dựa vào đặc trưng thể loại để làm sáng tỏ nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn

- Phương pháp so sánh:

So sánh đồng đại và lịch đại để tìm ra những nét riêng biệt của Chu Lai

so với các sáng tác của các nhà văn khác

- Phương pháp hệ thống:

Bám sát vào lí thuyết Kí hiệu học văn hoá (Lã Nguyên dịch), đề tài

được đặt trong hệ thống các tác phẩm của Chu Lai để nghiên cứu, đánh giá và phát hiện những nét kế thừa và những nét riêng của Chu Lai trong việc khắc hoạ, xây dựng biểu tượng chiến tranh

6 Đóng góp của luận văn

Bước đầu tìm hiểu lí thuyết về biểu tượng, chúng tôi hướng tới việc nhận diện và thấu tỏ quan điểm biểu tượng dưới góc nhìn văn hoá, xác định khái niệm, vai trò và đặc điểm của biểu tượng

Từ đó, chúng tôi vận dụng lí thuyết để tìm hiểu, giải mã biểu tượng chiến tranh trong tiểu thuyết Chu Lai với mong muốn vừa làm sáng tỏ lý thuyết lý luận, vừa tiếp tục khám phá giá trị, thành tựu sáng tác của Chu Lai

và khẳng định vai trò, vị trí của ông trong nền văn học dân tộc

7 Cấu trúc của luận văn

Luận văn của chúng tôi bao gồm 3 chương:

Chương I: Một số vấn đề chung về biểu tượng và biểu tượng chiến

tranh trong văn học

Chương II: Những biểu tượng chiến tranh cơ bản trong tiểu thuyết

Chu Lai

Chương III: Biểu tượng – gene và sơ đồ truyện kể trong tiểu thuyết

Chu Lai

Trang 16

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU

TƯỢNG CHIẾN TRANH TRONG VĂN HỌC 1.1 Biểu tượng nghệ thuật trong văn học

1.1.1 Biểu tượng là phạm trù phổ biến trong mọi lĩnh vực

đời sống

Từ xa xưa, biểu tượng đã được con người sáng tạo và gửi gắm trong đó biết bao ý nghĩa Song có lẽ con người cổ xưa chỉ làm điều đó một cách vô thức, họ chưa có hệ thống lí thuyết về vấn đề này Thực chất, khái niệm biểu tượng chỉ xuất hiện về sau khi tri thức nhân loại đạt đến trình độ nhất định để

có thể ý thức được sự tồn tại của biểu tượng và có nhu cầu khám phá nó Biểu tượng nghệ thuật đã ngày một phát triển rồi tồn tại như bộ phận cấu thành trong đời sống tinh thần con người

Sự tạo thành biểu tượng trong đời sống con người thực chất là quá trình

vô thức, nhưng tự bản thân chúng lại thể hiện quá trình nỗ lực của con người muốn xuyên qua bức màn của hiện thực, vượt lên những kinh nghiệm cảm tính của cá nhân để nhận thức một thực tại ưu việt vốn bị che lấp

Thuật ngữ “biểu tượng” vốn có xuất xứ từ thuật ngữ “symbol” trong tiếng Anh Còn tiếng Pháp là “symbole” Hai thuật ngữ đó dịch sang tiếng Việt thành biểu tượng hoặc biểu trưng Cách dịch thành biểu tượng được chấp nhận rộng rãi hơn Khởi nguyên, biểu tượng vốn là một vật bị cắt đôi như mảnh gỗ, mảnh sứ hay kim loại Hai người mỗi bên giữ một phần (chủ - khách, người cho vay – kẻ đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay lâu dài…), sau này khi ráp hai mảnh với nhau nó sẽ trở thành một tín vật giúp

họ nhận ra mối dây thâm tình xưa, món nợ cũ, tình bạn ngày trước, hay đứa con đã thất lạc nhiều năm…

Theo nghĩa rộng nhất, khái niệm biểu tượng là một loại kí hiệu mà mối quan hệ giữa mặt hình thức cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong tưởng tượng của con người đó là cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng) mang tính có lí do, tất yếu

Trang 17

IU M Lotman cho rằng: “Ta sẽ nhận thấy rằng, bất cứ hệ thống kí hiệu nào, kể cả các hệ thống đã tồn tại trong lịch sử văn hoá lẫn hệ thống đang miêu tả đối tượng có nghĩa nào đó như hệ thống kí hiệu ngôn ngữ, sẽ tự cảm thấy mình không đầy đủ, nếu như không cung cấp định nghĩa của mình về biểu tượng” [37, tr 11] Bởi thế, trong lịch sử từ thuở sơ khai cho đến đương đại, trong các lĩnh vực như tâm lí, triết học, văn học nghệ thuật…biểu tượng

đã được quan tâm, bổ sung và phát triển không ngừng Cho đến nay, biểu tượng ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều ngành khoa học nhân văn

Đối với biểu tượng, để định nghĩa về nó thật không đơn giản Nói như Jean Chevalier thì “không cách gì định nghĩa được biểu tượng Tự bản thân của nó, nó đã phá vỡ các khuôn khổ định nghĩa sẵn và tập hợp các thái cực

lại trong cùng một ý niệm” [13, XIV] Vì vậy, gắn với mỗi lĩnh vực, biểu

tượng lại có những khái niệm khác nhau Với sự hạn chế của đề tài, luận văn xin nhấn mạnh đến biểu tượng dưới góc nhìn văn hoá

1.1.2 Biểu tƣợng là đơn vị cơ bản của văn hoá

Văn hoá là một hệ thống ý nghĩa, trong khi, ý nghĩa là “cái được biểu đạt” của các biểu tượng, vì vậy, có thể coi văn hóa như một hệ thống các biểu tượng và đời sống văn hoá của con người được định hình trong một thế giới của các biểu tượng Chính thế giới biểu tượng này đã tạo nên sự khác biệt giữa con người với tất cả các loài sinh vật khác đang tồn tại trên trái đất Những nhu cầu bản năng mang tính tự nhiên của con người đã được biểu

tượng hoá thành những nhu cầu văn hoá Trong Toàn thư quốc tế về văn hoá,

UNESCO đã chỉ ra rằng: “Văn hoá là tập hợp các hệ thống biểu tượng, quy định thế ứng xử của con người và làm cho số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt” [dẫn theo 19]

1.1.2.1.Biểu tượng mang kí ức văn hoá cổ xưa

Dưới góc nhìn văn hóa người ta thấy, biểu tượng tồn tại trong một tập

Trang 18

hợp, một hệ thống đặc trưng cho những nền văn hóa nhất định: nghi lễ, hành

vi kiêng kỵ, thần linh, trang phục… Biểu tượng văn hóa là sự tồn tại ở bình diện xã hội, mang tính phổ quát của các biểu tượng phi trực quan Nó có các biến thể loại hình như: Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, nghệ thuật… C Levy - Strauss cho rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống biểu tượng trong đó xếp ở đầu là ngôn ngữ, các quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, tôn giáo” [dẫn theo 8] Hoa sen, đài sen là những hình ảnh thực tế trong đời sống đồng thời cũng được coi là biểu tượng văn hoá thiêng liêng của những người theo đạo Phật Chiếc trống đồng Đông Sơn

là chứng tích di vật của một thời văn hoá Văn Lang – Âu Lạc, là biểu tượng của văn hoá người Việt từ ngàn đời, Kitô giáo quan niệm ngọn nến là sự hiện thân của kiếp người ngắn ngủi, tạm thời, mong manh…

Biểu tượng văn hóa và biểu tượng văn học có mối quan hệ rất chặt chẽ Rất nhiều biểu tượng văn học được xây dựng dựa trên những biểu tượng văn hóa nhân loại hay của dân tộc Để nhận thấy các dòng chảy sâu kín của biểu tượng và sự phân nhánh của chúng trong vỉa tầng ý thức, chúng ta phải hiểu được sự chuyển hóa từ mẫu gốc đến biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật Đó chính là sự chuyển hóa từ phạm vi tâm thức cộng đồng, từ bình diện văn hóa chung của cộng đồng đến bình diện riêng của chủ thể, cá thể Nó biểu hiện quá trình tổ chức, tái tạo lại và sáng tạo biểu tượng dựa trên nguyên mẫu để trở thành “mật mã của một bí ẩn” luôn thu hút con người vào hành trình thám

mã để khám phá ý nghĩa của biểu tượng [dẫn theo 8] Chính vì vậy, L.White - nhà nhân học văn hoá Mĩ cho rằng: “Văn hoá là cơ chế của các hiện tượng, vật thể, hành động, tư tưởng, cảm xúc Cơ chế này được tạo ra nhờ việc sử dụng các biểu tượng, hoặc phụ thuộc vào các biểu tượng đó” Việc nghiên cứu biểu tượng sẽ là chiếc chìa khoá để giải mã đời sống văn hoá, tinh thần của một cộng đồng cũng như cửa ngõ mở ra con đường dẫn lối cho ta hiểu

Trang 19

được tận cùng con người, dân tộc và nhân loại Nói như Jean Chevalier, tác

giả cuốn Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, tìm hiểu biểu tượng là tìm ra

“chìa khoá của những con đường đẹp đẽ…Vượt qua cái dáng vẻ bên ngoài, ta thấy được chân lí, niềm vui, những ý nghĩa ẩn kín và thiêng liêng của mọi điều trên mặt đất quyến rũ và kinh khủng này” [13, tr 66]

Đồng nhất với quan niệm này, Lotman cho rằng: “…biểu tượng vừa ở bình diện biểu hiện, vừa ở bình diện nội dung bao giờ cũng là một văn bản, tức là có một ý nghĩa thống nhất đóng kín ở bên ngoài nó, và có một ranh giới biểu hiện rõ ràng cho phép tách biệt nó khỏi ngữ cảnh kí hiệu xung quanh Điều này là đặc biệt quan trọng để có thể “trở thành biểu tượng” [dẫn theo 38] Trước khi văn bản chứa một biểu tượng nào đó ra đời thì bản thân biểu tượng đã tồn tại trong đời sống văn hoá, với nội dung và hình thức độc lập, trọn vẹn, đã có một đời sống riêng, một hệ giá trị riêng, mang trầm tích văn hoá của dân tộc, nhân loại từ thuở xa xưa của loài người Bản thân nó đã tồn tại như một văn bản văn hoá chứa đựng đầy giá trị, có khả năng và thực tế đã

tồn tại độc lập trong đời sống văn hoá Ngay trong thần thoại Hi Lạp, lửa

cũng đã là một biểu tượng của sự sống, của khát vọng Thần Prômêtê trong

tác phẩm Prômêtê bị xiềng đã ăn cắp lửa của thiên đình trao cho con người,

ban cho con người niềm hi vọng, nhờ có lửa, loài người biết được rất nhiều kỹ

thuật Bước vào thế giới nghệ thuật của Miền cháy (Nguyễn Minh Châu),

Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), biểu tượng lửa đã có một đời sống lâu dài

và giá trị phong phú trong tâm thức văn hoá dân tộc và nhân loại

1.1.2.2.Biểu tượng mang ký ức văn hoá tập thể và nhà văn - chủ thể sáng tạo kết tinh những giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng

Nhấn mạnh tính chất trên của biểu tượng, Lotman cho rằng: “Văn bản thực hiện chức năng của kí ức văn hoá tập thể Với tư cách ấy, một mặt nó có được khả năng bổ sung liên tục, mặt khác nó đánh thức một loạt bình diện của

Trang 20

thông tin được đưa vào và một loạt bình diện khác tạm thời bị lãng quên hoàn toàn” [dẫn theo 38] Những kí ức văn hoá nhiều khi bị lãng quên, đứt đoạn, mòn nho , nhưng nó vẫn tồn tại trong các văn bản biểu tượng Các bộ biểu tượng bất biến xuyên suốt lịch đại trên mức độ lớn “thực hiện chức năng của các cơ chế thống nhất văn hoá: trong khi thực hiện chức năng ký ức văn hoá

về chính mình Chúng không để cho văn hoá tan rã thành các lớp đồng đại rời rạc” [dẫn theo 39]

Trần Lê Bảo trong công trình nghiên cứu “Giải mã văn hoá trong tác

phẩm văn học” cho rằng: “nhà văn - chủ thể sáng tác phải là con đẻ của cộng

đồng, thuộc về một cộng đồng nhất định, muốn hay không anh ta cũng đã tiếp nhận những thành tố văn hoá của cộng đồng mình, những lối tư duy, những

mô thức ứng xử trong đó chứa đựng nội hàm văn hoá tâm lý riêng tư của thời đại cũng như những ngưng tụ giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng” [dẫn theo 2]

Các nhà văn sinh ra và lớn lên trong môi trường văn hoá của dân tộc mình nên lẽ tất nhiên những biểu tượng văn hóa của quê hương, đất nước đã thấm đẫm vào mỗi nhà văn Một biểu tượng được dùng dù ngẫu nhiên, vô thức nhưng chứa đựng trong nó một kí ức văn hoá của cá nhân nghệ sĩ, của cả một dân tộc, từ hàng trăm, hàng nghìn năm Nhà tâm lí học và triết học Thuỵ

Sĩ – C.G.Jung (1875 – 1961) thật đúng cho rằng “đi tìm ngọn nguồn cơ chế sáng tạo nghệ thuật ở vô thức tập thể, ở những mẫu gốc, tức là những dấu vết

kí ức của quá khứ nhân loại, những kinh nghiệm truyền từ thế hệ nọ sang thế

hệ kia được ghi lại ở cấu trúc của thế giới bên trong con người?” [14, tr 92]

Có lẽ vì thế mà trong thơ văn Việt Nam thường xuất hiện các hình ảnh

gắn bó với làng quê: cây đa, bến nước, sân đình, cây lúa, cây tre….- những

hình ảnh đặc trưng của một đất nước nông nghiệp Khi nói về tình yêu, người

Việt Nam thường nhắc đến biểu tượng thuyền và bến với ý nghĩa thiêng

Trang 21

liêng về tình yêu, sự hò hẹn, đợi chờ thuỷ chung của trai gái: “Thuyền về có nhớ bến chăng - Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” Xuân Diệu dù theo Tây học, sống và làm việc phần lớn cuộc đời mình ở Hà Nội thanh lịch, hào hoa thì trong thơ ông có một biểu tượng có lẽ đã in đậm vào tâm hồn từ vô thức ấu thơ, trở đi trở lại và gợi về gốc tích văn hoá ngàn đời của một dân tộc gần biển và bám biển: biểu tượng biển – sóng Với biểu tượng này, Xuân Diệu đã chạm tới, khơi dậy mạch nguồn văn hoá cổ xưa trong tâm thức bao người Như vậy, những biểu tượng mẫu gốc đã ăn sâu vào “vô thức tập thể”

và ở chủ thể sáng tạo ngưng tụ những giá trị truyền thống của cộng đồng

1.1.2.3.Biểu tượng văn học kết tinh giá trị văn hoá dân tộc

Khi đứng trước mỗi biểu tượng nghệ thuật, ta cũng đều tò mò muốn khám phá ý nghĩa tiềm ẩn dồn nén trong đó Chẳng hạn, bánh xe là biểu tượng cho sự tuần hoàn, chu kì luân chuyển vô thường của sự vật, con người Hình ảnh cây thánh giá trong đạo Thiên chúa là biểu tượng về sự hành xác để thể hiện sự thanh thản trong tâm hồn con người Biểu tượng hoa sen gợi lên

sự trong sáng, thanh khiết cao quý bất chấp nó mọc lên từ chốn bùn nhơ…

Trong văn học, biểu tượng dùng để kí gửi mã văn hoá thường có sức truyền tải khá lớn Tất nhiên, khả năng phản ánh biểu hiện của biểu tượng văn học phải được đặt trong bối cảnh của nền văn hóa đã sản sinh ra nó như trong chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm, thời đại… Nó chỉ thực sự phát lộ ý nghĩa tiềm ẩn khi xem xét nó trong hàng loạt các mối quan hệ của cấu trúc tác phẩm Bởi lẽ, trong phạm vi này, đối tượng biểu hiện không phải là những sự vật, hiện tượng, trạng thái đơn nhất mang tính độc lập như các biểu tượng trong cuộc sống hàng ngày Quá trình sáng tạo và cảm thụ tác phẩm nghệ thuật dựa trên hệ thống các biểu tượng không đồng nhất với quá trình sáng tạo

và cảm thụ các biểu tượng đơn lẻ Biểu tượng nghệ thuật luôn chứa đựng những hiện thực khách quan và cả những tư tưởng, những ấn tượng chủ quan

Trang 22

được nghệ sĩ kí thác trong nó Chẳng hạn, hình ảnh chiếc áo trong ca dao người Việt đã trở thành một biểu tượng sống động tràn đầy ý nghĩa xoay quanh cái hạt nhân cốt lõi là mẫu gốc của con người Nó là mã văn hoá để đi khám phá vẻ đẹp trần thế và đức hạnh của con người, nó biểu hiện sự khát khao gần gũi qua các sắc độ tình cảm như nhớ nhung, buồn bã, hờn giận, trách móc, chờ đợi, khắc khoải mong ngóng Nó cũng được biểu hiện như một vật làm tin để người ta trao gửi ước hẹn Chiếc áo trong ca dao còn có khả năng hé lộ về người mặc áo như giai cấp, đức hạnh, vẻ đẹp nữ tính, khả năng khép mình giữ gìn cũng như khả năng chịu đựng cam phận lam lũ luôn làm tròn bổn phận… Đó còn là một câu Kiều, một điệu hò…cũng gợi lên dáng

hình, gương mặt quê hương Đất nước của Nguyễn Đình Thi giản dị, gần gũi

với tiềm thức dân tộc Đất nước không chỉ là những cái hữu hình (bầu trời, núi rừng, cánh đồng, dòng sông…) mà còn là những cái vô hình - truyền thống quật cường, bất khuất hàng ngàn đời của dân tộc Vì thế, một mùi hương thanh tao, lịch lãm, quen thuộc cũng gợi lên cả không gian, màu sắc và hương vị của mùa thu Hà Nội…

Trong một khía cạnh khác, biểu tượng còn thực hiện chức năng xã hội hóa Nó tạo ra sự lưu thông sâu sắc với môi trường xã hội, nó kéo con người lại gần nhau hơn Biểu tượng là phương tiện là công cụ để mỗi cá nhân, mỗi dân tộc thấu hiểu nhau hơn Bởi lẽ các biểu tượng nghệ thuật được phát sinh

từ toàn bộ đời sống tinh thần của con người Nếu ta thừa nhận có một kho vốn chung của vô thức tập thể có thể tiếp nhận và phát đi những thông điệp, thì không được quên rằng, cái kho vốn chung đó tự làm giàu thêm và tự đa dạng hóa bằng tất cả các đóng góp của một tộc người hoặc một cá nhân

Hơn nữa, biểu tượng còn có khả năng dựng lại mô hình văn hóa của dân tộc, thời đại Vẫn trên cơ sở hạt nhân chung nảy sinh từ mẫu gốc, nhưng khi được liên tục tái sinh và sáng tạo, biểu tượng mang ý nghĩa sắc thái đa

Trang 23

dạng khác nhau trong các dân tộc khác nhau Sự phát triển ý nghĩa càng được phân nhánh đa dạng nếu chúng được thực hiện ở mỗi cá nhân

Như vậy, xem xét biểu tượng từ góc nhìn văn hoá giúp người nghiên cứu có thể khám phá những vẻ đẹp và giá trị của các nền văn hoá trong chiều dài lịch sử dân tộc và nhân loại Đây cũng là nguyên nhân lí giải vì sao cách tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hoá ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm

1.1.3 Vị trí, vai trò của biểu tượng trong văn học

1.1.3.1.Biểu tượng dùng để mã hoá những tư tưởng, tình cảm

Trong văn học, biểu tượng là phương tiện tất yếu để các nhà văn, nhà thơ lập mã, kí mã Đặc trưng của văn học đòi hỏi không phải là điều gì các nhà văn cũng trình bày sẵn sàng, công khai, phơi bày lộ diện tất cả ra mà phải thể hiện một cách kín đáo, nhuần nhị và nhất là súc tích bởi nói như Ăngghen

“Khuynh hướng của tác phẩm càng kín đáo bao nhiêu càng tốt cho tác phẩm bấy nhiêu” Hê-ming-uê với nguyên lí “tảng băng trôi” thì cho rằng tác phẩm văn học chỉ có một phần nổi mà có tới bảy phần chìm Để đạt được điều đó không gì tối ưu hơn là sáng tạo ra một hệ thống biểu tượng nghệ thuật Bởi thế, biểu tượng trước hết đã giúp nhà văn mã hoá tư tưởng, tình cảm nghĩa là dồn nén những tư tưởng, tình cảm vào trong những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng Biểu tượng do vậy đã giúp nhà văn diễn đạt một cách cô đọng những tư tưởng nghệ thuật, những suy nghĩ và cảm quan trước thế thái nhân tình Khi sáng tạo văn học, mỗi nhà văn đều muốn gửi gắm trong “đứa con tinh thần” của mình những quan niệm về cuộc sống, những sự chiêm nghiệm riêng tư…Tất cả những tư tưởng ấy cần dựa vào những điểm tựa tạo hình cụ thể để được vật chất hoá và hữu hình hoá Biểu tượng nghệ thuật chính là phương tiện đắc lực giúp nhà văn dồn nén những tư tưởng này

Thấy được vai trò to lớn của biểu tượng, trong văn học từ cổ chí kim, từ phương Đông đến phương Tây, các nhà văn luôn lấy biểu tượng là một

Trang 24

phương tiện để lập mã, kí mã Trong các thể loại trữ tình của dân gian Nga ta

thấy sự đi về của một hệ thống các biểu tượng Chẳng hạn, hình ảnh cây táo

trổ bông là biểu trưng cho sắc đẹp tuổi thanh xuân, chim ƣng biểu tượng cho

sức mạnh và lòng dũng cảm, chim hoạ mi là biểu trưng cho hạnh phúc, tình yêu, niềm vui Trong thơ cổ Trung Quốc cánh chim là biểu tượng về cái vô tận, cành liễu là biểu trưng cho người thiếu nữ với vẻ đẹp mềm mại, yếu đuối, cánh chim bằng là biểu trưng cho chí lớn, sự tung hoành của đấng nam nhi, hay đám mây trắng giữa bầu không biểu trưng mang ý vị triết học về

thần thái và dáng dấp của một tâm hồn phiêu diêu, nhàn tản, đi một mình bên trên cuộc đời, về sự tồn tại mơ hồ của con người trong hư không, về nỗi khắc khoải siêu hình

Với người Việt Nam, ngay từ xa xưa, trong văn học dân gian, người lao động bình dân đã biết tìm đến những hình ảnh, biểu tượng để kí thác nỗi

niềm Chẳng hạn, hình ảnh chiếc áo trong ca dao người Việt là một biểu

tượng vừa gợi cảm súc tích vừa lung linh biến ảo Nó là vật gắn liền với con người, là phương tiện để thể hiện tình yêu, tình cảm nam nữ, nỗi nhớ nhung

Hình ảnh con cò, con bống cũng mang trong mình những mã nghệ thuật sâu

sắc, nó là hình ảnh của chính những người nông dân cần cù, tần tảo lam lũ với ruộng đồng…

1.1.3.2.Biểu tượng là phương thức phản ánh, tái hiện, chiếm lĩnh đời sống của văn học

Văn học phản ánh đời sống bằng hình tượng nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật không chỉ làm bức tranh đời sống trong văn học nghệ thuật hiện lên sống động mà còn ẩn chứa những chiều sâu trong khám phá hiện thực, trong quan niệm, tư tưởng, tình cảm của tác giả Mỗi hình thức đời sống khi trở thành kết quả của quá trình sáng tạo bao giờ cũng là một biểu tượng góp phần mã hoá nội dung hiện thực, tư tưởng và cảm xúc nào đó “Nó không chỉ

Trang 25

là hiện thực khách quan được mô tả mà đã bao hàm, xuyên thấu tình cảm và cái nhìn chủ quan bên trong” (50, tr 299) “Canh khuya tạnh vắng bên cồn – Trăng phơi đầu bãi nước dồn mênh mang” đâu chỉ là hiện thực được miêu tả

mà còn tượng trưng cho bao nỗi niềm của người trí thức, mang cái buồn tự nhiên mà bao la trước vận mệnh đất nước Biểu tượng văn học, do đó, được coi là những hình thức đời sống mang một ý nghĩa, một giá trị khác, vừa cụ thể, vừa khái quát Nó là những hình ảnh, hình tượng có ý nghĩa biểu đạt, tượng trưng sâu rộng hơn chính bản thân nó nên sức mạnh ngữ nghĩa của nó được tích luỹ qua nhiều thế kỉ

Biểu tượng giúp văn học phản ánh những vấn đề thuộc về bản chất của thế giới, những quy luật của cuộc đời, mở rộng chiều kích không gian - thời

gian để khám phá hiện thực Vì thế, bát cháo hành của Thị Nở đâu chỉ đơn

thuần là liều thuốc giải cảm mà có thể xem là liều thuốc giải độc, “giải” đi tất

cả những gì mà Chí đã làm như một con quỷ dữ, đưa Chí trở về là anh canh điền năm xưa hiền lành, lương thiện Hơn nữa, bát cháo hành còn là biểu tượng của tình người, tình đời Nó ngon, nó ngọt bởi tình thương để níu giữ phần người của những kiếp người đang trượt dài xuống vực tối tăm của quỹ dữ

Biểu tượng không chỉ phản ánh, khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, mà còn thể hiện một quan niệm, một tư tưởng, một triết lí sâu

xa về cuộc đời và con người như hình tượng cây sồi trong Chiến tranh và hoà

bình của Lep Tôn – xtôi, hình tượng bức tranh trong Bức tranh của Nguyễn

Minh Châu…Ý nghĩa của biểu tượng tồn tại ở cả ngoài văn bản mà chúng ta tiếp xúc Bởi vì, quá trình tạo nghĩa của mỗi biểu tượng thường có lịch sử lâu đời hàng vạn năm, gắn với quá trình hình thành quan niệm về thế giới của con người cổ xưa Cho nên, thần thoại, truyền thuyết, cổ tích của văn học trung đại là những cái kho biểu tượng khổng lồ tồn tại trong suốt quá trình lịch sử

như biểu tượng con rồng, tiên trong truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ,

Trang 26

biểu tượng con cò, con rùa…Văn học trung đại Phương Đông thường sử dụng các biểu tượng như: long, ly, quy, phượng; tùng, cúc, trúc mai…

Như vậy, biểu tượng văn học chính là phương tiện, phương thức chiếm lĩnh đời sống Chiều sâu ý nghĩa của biểu tượng là nên vẻ đẹp của ngôn từ và giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm

1.1.3.3.Tìm hiểu văn bản nghệ thuật chính là tìm hiểu quá trình mã hoá biểu tượng

Việc giải mã các biểu tượng chính là con đường chiếm lĩnh giá trị của tác phẩm văn học đồng thời thấy được tài năng, quan niệm nghệ thuật và tư tưởng của nhà văn

Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học, nếu không nắm bắt được thế giới hình tượng được tác giả sáng tạo, xây dựng trong tác phẩm, ta khó có thể đi sâu tìm hiểu hết các vỉa tầng ý nghĩa của văn bản và ý đồ nghệ thuật của nhà

văn Đọc Đảo người gù của Êgiênhip Môrô, nếu không dừng lại để lí giải biểu

tượng cái lƣng gù thì ta sẽ không thể tìm ra ý nghĩa của tác phẩm về sự tha

hoá nhân cách trong xã hội “Sống trong đảo người gù, ai lưng thẳng được coi

là dị dạng” [10, tr 5]

Tiếp cận truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, không phải ai cũng đọc

ra được, giải mã được những chiều kích văn hoá sâu rộng, tiềm năng nghĩa sâu xa phong phú đích thực của hệ thống biểu tượng mà ông đã sử dụng, sáng tạo Thị Nở, nếu chỉ nhìn ở hiện tượng và vỏ ngoài, sẽ chỉ như ai đó quy kết Nam Cao sa vào chủ nghĩa tự nhiên, hạ con người xuống hàng con vật Nhưng đặt Thị Nở trong sinh quyển văn hoá cổ sơ của dân tộc và nhân loại, hiểu ý nghĩa của nhân vật Thị Nở như một biểu tượng văn học, văn hoá, khi

Nam Cao ví thị như người đần trong cổ tích, với vẻ ngoài thậm xấu nhưng

tâm hồn cất giấu vẻ đẹp thiện lương hồn nhiên, nguyên sơ nhất của tâm tính con người, thì ta mới có thể cảm thấu ý đồ nghệ thuật và tấm lòng của một

Trang 27

nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn và sâu, trân trọng và tha thiết nâng niu nhân tính của loài người Cuộc gặp gỡ giữa Chí và thị là cuộc tình ngẫu nhiên đầy khao khát, say đắm Tình yêu đánh thức tính người, tình yêu mở lối nẻo lương thiện; hành vi giao tính, cái chết của Chí như những mẫu gốc của sự hoá kiếp

và hồi sinh Cũng thế, không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Lỗ Tấn lại xây

dựng nhân vật điên để viết Nhật kí người điên hay nhân vật Bổng trong

Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp….Đó là những biểu tượng và cũng là

sự sáng tạo của tác giả về một thế giới nhân vật nhếch nhác, lố bịch nhưng chứa đựng trong đó một mô hình văn hoá dân tộc và nhân loại

1.1.3.4.Biểu tượng thể hiện phong cách tác gia, thời đại, là con đường

tư duy nghệ thuật của nhà văn

Mỗi thời đại, mỗi khuynh hướng, mỗi tác gia văn học do những đặc điểm về văn hóa cũng như nhu cầu, thị hiếu thẩm mĩ khác nhau mà tìm những

hệ thống biểu tượng khác nhau Hệ thống biểu tượng đó làm nên sắc thái riêng mỗi thời kì đồng thời cũng được dùng như những dấu hiệu nổi bật để nhận ra mỗi khuynh hướng văn học Và nhất là với tác giả có bản lĩnh và phong cách thì biểu tượng chính là yếu tố giúp ta nhận ra nét đặc trưng của phong cách đó Chẳng hạn, trong văn học Trung đại, người ta luôn tìm đến những hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai, long, ly, quy, phượng vốn là biểu tượng cho cốt cách thanh cao của người quân tử Thơ Cách mạng (1945 – 1975) lại tìm đến hệ biểu tượng hướng về Tổ quốc, bà mẹ Việt Nam ngh o nhưng tần tảo nuôi chồng, con, hình ảnh những đám đông tượng trưng cho sức mạnh tập thể như dân làng Xô Man, nhân dân Tây Nguyên, dân tộc XTrá… Trong thơ đương đại ta thấy sự xuất hiện của những biểu tượng mang hơi thở của thời đại như computer, tòa cao ốc, những phi trường…

Và cũng dễ thấy hơn cả là biểu tượng ghi dấu ấn phong cách nghệ thuật của mỗi nghệ sĩ Vì thế, nhắc đến thơ Hàn Mặc Tử người ta thấy xuất hiện

Trang 28

dày đặc những biểu tượng trăng, hồn, máu… Thơ Chế Lan Viên trước Cách mạng đưa ta đến một thế giới siêu thực với những biểu tượng đậm chất kinh dị: xương, đầu lâu, sọ người Song, đến với Nguyễn Bính, người ta nhận ra một hồn quê mộc mạc giản dị với những hình ảnh trở đi trở lại đã trở thành biểu tượng cho hồn quê trong sáng, thanh khiết với những mảnh vườn, dòng sông, con đò…

Mỗi nhà văn trước hết là một nhà tư tưởng, nhưng không phải là tư tưởng trừu tượng, duy lí mà được mã hoá bằng hình thức cảm tính hữu hình

và đa nghĩa của đời sống “Nhà triết học nói bằng tam đoạn luận, nhà thơ nói bằng hình tượng và các bức tranh” [dẫn theo 9] Trước một hiện tượng đời sống, một khám phá về bản chất và quy luật của cuộc đời, không chỉ những cung bậc cảm xúc rung động trong trái tim, mà cả tâm hồn, trí tuệ của người nghệ sĩ sẽ nảy sinh trong những tưởng tượng, liên tưởng để tư tưởng, cảm xúc được cụ thể hoá, hữu hình hoá Nhờ đó, hiện thực đời sống hiện ra trong diện mạo của một hình tượng, một thế giới sống động, nhiều ý nghĩa, hiển lộ mà

ẩn giấu, truyền thống mà hiện đại, quen thuộc mà mới mẻ, vừa trí tuệ vừa tình cảm, vừa hiện thực vừa mộng mơ….Muốn gửi gắm nỗi xót đau trước tình trạng con người bị tàn phá, huỷ hoại, biến dạng thành con vật, con quỷ dữ, Nam Cao đã mã hoá vào trong những hình tượng người - ngợm sống động, có

ý nghĩa biểu trưng, điển hình như Chí Ph o, thị Nở… Ánh sáng leo lét, hắt

hiu, mờ tỏ của ngọn đ n trên chõng hàng nước của mẹ con chị Tí trong Hai

đứa trẻ giúp Thạch Lam chuyển tải sự ám ảnh và nỗi buồn thương cho những

kiếp người vô nghĩa, vô danh, quẩn quanh trong đói ngh o, tăm tối Trong khi

đó, chuyến tàu rực rỡ và sôi động lại tượng trưng cho ước mơ một cuộc sống tươi mới, tốt đẹp hơn của những người dân ngh o nơi phố huyện mà họ đều khắc khoải mong chờ Hình tượng những cây xà nu và bàn tay Tnú (trong

Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành) trở thành biểu trưng cho ý chí kiên

Trang 29

cường, bất khuất trong bất cứ mọi hoàn cảnh cũng không lùi bước trước kẻ

thù của người dân Tây Nguyên Một vòng cườm trên cổ chim cu dưới con mắt

nhà thơ Chế Lan Viên mang ý nghĩa tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của đất nước và con người Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác

liệt Một quả sấu non trên cao trong thơ Xuân Diệu tượng trưng cho sức sống

không thể nào dập tắt, sự sống không bao giờ chán nản, cứ ngạo nghễ, hồn nhiên, tươi xanh trước trăm thứ sâu hại cây lá, trước giặc dữ tàn phá cuộc đời của một dân tộc nhỏ bé nhưng hiên ngang…

Như vậy, biểu tượng giúp nhà văn gửi gắm những khám phá, lí giải sâu sắc về cuộc đời, con người một cách sinh động và hiệu quả

1.2 Một số biểu tượng thường gặp về chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1986

Trong các tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh, biểu tượng được sử dụng nhiều, nó như những tín hiệu thẩm mĩ chứa đựng tư tưởng của tác phẩm

và tài năng, tình cảm của nhà văn Các nhà văn thường dùng những biểu tượng như: trăng, dòng sông, bóng đêm, súng, cái chết…vừa đậm chất trữ tình, vừa mang tính triết lí cao

1.2.1 Biểu tượng dòng sông

Sông gắn liền với nước Nước là vật chất tối cần cho sự sống Sông cung cấp nước làm nên cuộc sống, sông là đường lưu chuyển tự nhiên như mạch máu khắp cơ thể Dòng sông là dấu ấn tiền nhân đóng lên đất trời Chính vì thế dòng sông đã đi vào văn học và trở thành biểu tượng mang nhiều tầng nghĩa

Nói đến dòng sông và đề tài chiến tranh, chúng ta đều biết đến Nguyễn

Thi trong Những đứa con trong gia đình với triết lí dòng sông mà chú Năm

dùng để răn dạy con cháu: “Truyền thống gia đình như một dòng sông để chú chặt cho mỗi đứa một khúc mà ghi vào đó Chú kể chuyện con sông nào nước

Trang 30

ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc và nhiều phù sa, ruộng vườn mát mẻ cũng sinh ra từ đó Trăm sông đều đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng đổ

ra biến mà biển thì rộng lắm” Nguyễn Thi đã đánh thức, đưa con người trở về với cội nguồn, ý thức, trách của mình Khi nhiều dòng sông cộng hưởng lại sẽ làm nên một Tổ quốc hào hùng Thì ra, hoa quả ngọt ngào hôm nay là bao hi sinh, mất mát của mỗi gia đình Dòng sông mang ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc và vẻ đẹp của truyền thống

Bước vào thời kì kháng chiến, con sông được các nhà văn, nhà thơ nhìn nhận như biểu tượng về sức sống vĩnh hằng của dân tộc Và cũng từ những con sông mà toả sáng những người anh hùng mang vẻ đẹp của cả dân tộc Tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh miêu tả nhiều dòng sông làm biểu tượng cho đất nước, dân tộc: sông Bồ, sông Trà Bồng, sông Thạch Hãn…

Biểu tượng dòng sông trong các tác phẩm văn học chứa đựng những kí

ức, những đau thương, mất mát và chứa cả cuộc đời của nhân vật Vẫn còn đó

kí ức của Minh Việt trong Bên dòng Sầu Diện về dòng sông quê hương anh –

dòng Sầu Diện Dòng sông mang tên gọi của một huyền thoại, một huyền thoại buồn Thuở ấy “Khi toàn bộ khu vực vịnh nông quanh chân núi Cột Cờ

đã được phù sa bồi đắp biến thành thổ địa của các nhóm cư dân từ các nơi kéo

về, cũng là lúc biển rút ra xa, các dòng sông tự chôn mình, chỉ còn một dòng duy nhất làm công việc nhuần tưới, như mạch máu của một cơ thể đất mà thôi Dòng sông ấy đón đoàn thuyền của thái tử Hoàng vào, đưa thái tử đến với ngọn Phù Liến cây cối giăng mắc như rừng già, rất nhiều hoa thơm quả lạ, lại nhiều cầm thú quý hiếm, đứng trên đỉnh núi, ngắm nhìn bao quát ra xung quanh, thấy cảnh vật sơn thuỷ hữu tình, có cảm giác đang được đặt chân trên chốn địa linh văn vật, thái tử hứng khoái, quyết định hạ trại nghỉ ngơi…

Thái tử đã có một buổi chiều nồng nã ân tình với sơn nữ trong chiếc lều

cỏ bỏ không nằm kề bên bờ suối Sau đó quân hầu tìm đến bẩm với thái tử

Trang 31

đằng tây đang có một cơn dông to, mây mưa sắp kéo đến, mưa ngàn thác đổ, chẳng thể biết trước được lành dữ thế nào, xin thái tử hạ sơn cho yên lòng kẻ hầu cận Thái tử vội theo quân hầu rời núi, trước khi đi ngài có hỏi qua họ tên, bản quán của sơn nữ nọ rồi bảo: “Ta sẽ cho người rước nàng về kinh để sớm tối gần gũi, hầu hạ ta” Những ngày sau đó cô gái cắt cỏ bên núi cứ ngóng chờ hoài mà không thấy có kiệu loan nào tới rước cả Mầm sống trong bụng cô ngày một to lên…Họ trói cô thôn nữ chửa hoang vào một tảng đá to rồi đem quẳng xuống sông Cô gái than khóc thảm thiết Trước khi bị dìm chết cô thề rằng: “Nếu gái này bị oan thì không đá nào dìm nổi” Quả thật cứ hạ thuỷ lần nào là dây thừng dứt tung lần ấy, cô gái lại nổi phềnh trên mặt nước Hàng tháng sau đó cô mới chịu theo dòng trôi ra ngoài biển Đông Sau này đoàn thuyền nào đi qua khúc sông ấy cũng nhìn thấy khuôn mặt cô gái với đôi mắt

mở to, u buồn, chập chờn dưới mặt nước lăn tăn sóng vỗ Khuôn mặt ấy lúc thì vỡ ra theo cánh sóng, lúc tụ lại dưới mặt nước phẳng lặng, gây hoảng sợ cho tất cả các ngư phủ qua lại khúc sông này Sau tin đồn về tới kinh, thái tử vội ban chiếu giải oan cho cô gái và lệnh cho chính quyền sở tại lập miếu thờ

Từ đấy, khuôn mặt cô gái không còn hiện lên mặt nước nữa Nhưng dòng sông lại mang tên Sầu Diện” [65, tr 61- 62]

Trong Bên dòng Sầu Diện dòng sông còn gắn với số phận của Minh

Việt – nhân vật chính trong truyện, đứa con của Nguyên Bình và Mến Một chàng trai khoẻ mạnh nhưng đôi mắt lúc nào cũng mang một “nét đẹp u uẩn, buồn như hai thác nước đổ dưới màn sương”, như dòng chảy u sầu của dòng Sầu Diện Vì sợ tổ chức biết tội hủ hoá nên bố Việt đã bỏ rơi mẹ con Việt Mãi tới khi mẹ mất, Việt mới biết mặt cha Khi mẹ mất, Việt bất đắc dĩ phải

về ở với bố, với dì Lần đầu tiên yêu cũng là lần làm cho Việt mất khả năng đàn ông khi anh phải chứng kiến cái chết kinh hoàng của người bạn gái Việt mắc bệnh trầm uất và phải vào bệnh viện tâm thần…Cuộc đời Minh Việt đau

Trang 32

khổ, u buồn cũng giống như dòng Sầu Diện ở quê hương anh: “Minh Việt cười buồn bã Những số phận quanh anh cũng nào có hơn gì anh đâu? Họ đều

là những tiểu vũ trụ tả tơi, rách nát sau những sóng gió của cuộc đời đấy thôi” [65, tr.302]

Đó còn là vẻ đẹp trường tồn, vượt bao thác ghềnh thử thách khốc liệt của chiến tranh cũng như con người, dòng sông quê hương vẫn giữ nguyên vẻ đẹp và tình cảm thuở ban đầu: thuỷ chung, son sắt Chính dòng sông đó đã

che chở cho Toàn và Vần (Tiếng khóc của nàng Út) Nhờ nó che chở mà Toàn

đã thoát nạn: “Sông Trà Bồng là con sông ngắn, các con sông Quảng đều ngắn như thế Bởi ngắn mà có nhiều ghềnh, nhiều vực, như Cần Rền và Vực Chùa, nước sâu và xanh đen, nơi cá về đẻ trứng nở thành cá con làm cá giống

Vô số núi nhỏ lô nhô giữa dòng sông, tận mãi cửa Sa Cần đá núi vẫn trồi lên, như Hòn Ông, Hòn Bà Cùng với tre xanh toả mát hai bờ, những bãi đá nhỏ mọc rù tì, ưu tư, ngả theo chiều nước chảy, làm cho con sông có đời riêng và tính riêng, trẻ thơ nào sống ở đất này lại không giữ trong lòng nỗi nhớ

Hình ảnh dòng sông Trà Bồng trữ tình mà quật khởi, nó biểu tượng cho sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại, tên tuổi của nó đã trở nên bất tử trong trang sử và trong kí ức của người dân nơi đây Sông Trà Bồng, nơi có ông già dũng cảm, thông minh, mưu trí đã hi sinh cả tính mạng để che chở cho cán

bộ cách mạng Ông bị giặc phát hiện nên đã bắn đạn trúng ông, máu phun một dòng đỏ ngầu rồi tan loãng Như máu chưa từng đổ ra đấy, nước trở lại trong vắt, tựa các cuộc tình chốc lát làm lãng quên quá khứ Xác ông già nổi lềnh bềnh một lúc Sông trôi và xác ông cũng trôi Mảnh lưới gai quấn nhùng nhằng vào người, xuôi theo nước rồi chìm với thân ông” [78, tr 232-233]

Trong Phòng tuyến sông Bồ, biểu tượng con sông đã cùng con người

chịu đựng biết bao mất mát đau thương nhưng không chịu cúi đầu, không hề khuất phục Con sông như những chứng nhân về cuộc chiến tranh khốc liệt

Trang 33

giữa ta và địch Sông ở đây rất đẹp bởi sông của con người đẹp, những con người quật khởi, anh hùng Dòng sông lại càng đáng yêu và dòng sông ấy lại ghi những chiến công của con người, hoà nhịp với con người, nó cũng náo nức, rộn rã sau những đợt đấu tranh quyết liệt với quân thù Cuộc chiến tranh diễn ra vô cùng khốc liệt ở vùng Trị – Thiên và vùng sông Bồ là vùng đất trọng yếu Con sông là chứng nhân cho tất cả cái ác liệt, cái đặc thù, tình người, đau khổ, hy sinh và hy vọng trong cuộc chiến đấu của quan dân Thừa Thiên Huế với bọn đế quốc Mỹ từ sau cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968 đến ngày giải phóng

Đó còn là dòng sông Bạc (Mạch máu của rừng) Tên của con sông biểu

trưng cho cuộc sống trù phú, màu mỡ hai bên bờ sông do nước, phù sa của sông đem lại Sông Bạc còn biểu tượng cho sự hung dữ của nó về mùa mưa Qua lời nhận xét của nhân vật tôi, sông Bạc còn là chứng nhân cho những tội lỗi mà bọn

Mỹ - nguỵ gây nên, còn là chứng nhân cho tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa hai

nước Việt – Lào Cùng với đó là dòng sông Thạch Hãn (Mưa đỏ) tượng trưng

cho dòng sông máu - sự hy sinh mất mát của những người anh hùng Mất mát, đau thương nhưng dòng sông vẫn như người mẹ hiền ôm ấp những các chiến sĩ

bị thương trên những chiếc thuyền hàng ngày vội vã qua sông

Có thể nói, biểu tượng dòng sông là biểu tượng được sử dụng nhiều trong các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh Những dòng sông đẹp, thơ mộng nhưng cũng gắn liền với bao đau thương mất mát của dân tộc trong một thời kì lịch sử Xây dựng được biểu tượng này đã góp phần tạo nên những nét riêng trong phong cách nghệ thuật của các nhà văn, thể hiện cái mới trong sự phát triển của tư duy nghệ thuật, làm cho tác phẩm trở nên độc đáo và sâu sắc hơn

1.2.2 Biểu tượng trăng

Trăng là đối tượng được nhiều nhà thơ, nhà văn dùng làm đối tượng

miêu tả Trong thơ, Chính Hữu sử dụng hình ảnh trăng để kết lại bài thơ Đồng

Trang 34

chí, đó là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu cuộc kháng chiến

chống Pháp Trong đêm phục kích giữa rừng, bên cạnh hình ảnh thực là súng,

là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng Hai hình ảnh tưởng là đối lập nhau đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa hòa hợp vô cùng độc đáo Súng là chiến đấu gian khổ, hi sinh, là hiện thực Còn trăng là tượng trưng cho hoà bình, gợi lên sự đẹp đẽ, thơ mộng, dịu dàng và lãng mạn

Không những trong thơ mà trong các tác phẩm khác, trăng được miêu

tả với vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó ở tất cả các thời điểm: Trăng non đầu tháng, trăng giữa tháng sáng trong vằng vặc hay thời điểm trăng lặn để nhường chỗ cho một sớm mai trong trẻo, tươi mới Vào những thời khắc khác nhau của ánh trăng thì con người cũng có những hành động, việc làm và tâm trạng khác nhau

Đó là trăng non đầu tháng với ánh sáng yếu ớt khiến bóng đêm dưới

ánh trăng “lờ nhờ” chứ không phải đen đặc Khung cảnh đó thật phù hợp với

câu chuyện của người cha – Ông On (Tiếng khóc của nàng Út) kể về tội ác dã

man của bọn lính Pháp và lính bảo an Bọn chúng đã chôn sống con ông là thằng Đua Đua đã bị thương, cả hai chân cưa qua đầu gối trong một trận đánh chống lại bọn Pháp Nay phải về hậu phương, ở lại gia đình vì không thể tham gia chiến đấu được nữa, nhưng vẫn bị bọn lính Pháp nghi là Cộng sản ở lại nằm vùng nên chúng đã bắt và chôn sống: “Cụt! Mày là thằng cụt ngheo? Tao không bắn mày Tao chôn sống” [78, tr54] Hình ảnh ánh sáng yếu ớt của trăng non đầu tháng trong tình huống này và đặt trong hệ thống kết cấu của tác phẩm đã mang tính biểu tượng cho tình hình cách mạng đang trong thời kì còn non yếu

Đó còn là trăng giữa tháng với tất cả vẻ đẹp thơ mộng của nó bao trùm

không gian núi rừng Và dưới ánh trăng đó, cảnh vật cũng như con người đều

Trang 35

cố gắng im lặng để tận hưởng vẻ đẹp của trăng: “Ở rừng, mùa trăng là mùa đẹp nhất Đêm ấy, ở triền sông Cà Lúi, các ngọn đồi thấp các ngọn đồi cao, lửa bếp kéo dài như sao giăng, trời không đếm hết, hơi người các xứ sở toả

ấm xua tan khí lạnh của đá Không ai muốn ngủ Tiếng dế kêu ri rỉ và tiếng chim khuya xào xạc bay từ rừng già nơi con sông chảy ra vực” [78, tr 200]

Hay đó còn là trăng sắp lặn với hình ảnh mỏng như lá lúa: “Khi trăng

mỏng như lá lúa đã rớt xuống sau núi, Toàn chào người đồng chí” [78, tr 66] Trăng sắp tàn là dấu hiệu của một đêm sắp qua, ngày mới sắp đến Điều này cũng đồng nghĩa với việc Toàn chào người cơ sở ra đi Sau một đêm anh nghe người cơ sở kể về tội ác của bon giặc đối với ông Sang: bọn chúng trói, đánh, chặt đầu rồi đem bêu đầu ngoài đường cái, đem vùi xác không đầu ở gần quận Qua câu chuyện, Toàn còn thấy được sự gan dạ, bản lĩnh và tinh thần yêu nước của ông Sang Toàn ngồi nghe , lòng quặn đau, thẫn thờ không khóc nổi Nhưng sau đêm đó, anh quyết ra đi để xây dựng uy tín của người cộng sản trong lòng nhân dân, gây dựng cơ sở vững mạnh để đánh giặc Trăng sắp tàn để nhường chỗ cho một bình minh tươi sáng Ta tin tất cả những tăm tối, khổ đau của dân tộc sẽ khép lại trong đêm tối Và ngày mai sẽ là một tương lai màu hồng Con đường mà Toàn chọn: làm cách mạng phải đi từ lòng tin của nhân dân là hoàn toàn đúng

Bên cạnh đó, biểu tượng trăng còn gắn với tâm trạng con người Nhất

là dưới vẻ đẹp trữ tình của ánh trăng sáng trong vằng vặc đã khơi gợi biết bao nhiêu cảm xúc về tình yêu và khao khát hạnh phúc lứa đôi Điều này đã được các nhà thơ, nhà văn sử dụng nhiều trong các sáng tác của mình Vẫn còn đó hình ảnh ánh trăng mang theo tâm trạng buồn của sự chia li trong sáng tác của

Nguyễn Du “Vầng trăng ai xẻ làm đôi - Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm

trường”; hình ảnh trăng trong Mảnh trăng cuối rừng hay trăng trong tác phẩm

của Nguyễn Du gợi lên tình yêu và hạnh phúc lứa đôi Và các nhà tiểu thuyết

Trang 36

viết về chiến tranh cũng đã khai thác triệt để sức gợi lớn lao của ánh trăng đối với cảm xúc, nhất là cảm xúc riêng tư, rất người trong tác phẩm

Ở tiểu thuyết Thượng Đức, đoạn văn miêu tả tâm trạng của trung đoàn

trưởng Nguyễn Quỳ trước một chiến dịch lớn là đánh vào Thượng Đức, điều làm anh trăn trở không phải là vì sợ hi sinh mà: “Cái liên quan nhất đến đời anh, trách nhiệm của anh hiện nay lại là ở chỗ khác Thắm và cái thai trong bụng Thắm Thắm là vợ anh ư? Không phải Thắm cũng không phải là người yêu của anh” [11, tr 53] Đọc lên ta thấy thật mâu thuẫn nhưng đọc tiếp, theo dòng hồi tưởng của Nguyễn Quỳ chúng ta thấy cái anh ta trăn trở thật có cơ sở: “Tất cả là tại thằng Hoà Thằng Hoà là thế hệ đàn em cùng làng với anh Bữa đó nó lên phàn nàn với anh là đang bị đau bụng xin nghỉ gác nhưng trung đội trưởng không cho “Thì để tao gác thay Đêm nay, tao nốc cà phê vào đang khó ngủ đây” Mà cũng chẳng phải tại thằng Hoà, tại cái đêm trăng” [11,

tr 53] Chung qui lại là tại “cái đêm trăng” đẹp quá nên mới xảy ra “hậu quả” như vậy Bình thường, những vật vốn xấu xí, tầm thường dưới ánh trăng cũng

đã trở nên đẹp đẽ Đằng này, Thắm lại là một cô gái đẹp, đang ở tuổi dậy thì mơn mởn sức sống Hơn nữa, Thắm lại còn nằm ngủ dưới trăng…Còn Nguyễn Quỳ, đang phải gác một mình, buồn khinh khủng nên anh mới đi vơ vẫn, khát nước, tạt vô một nhà và bắt gặp cảnh tượng trên Rồi chuyện gì đến thì nó phải đến, đúng theo quy luật bản năng của một gã thanh niên khoẻ mạnh bình thường: “Ôi cái đêm trăng mà sao rỡ ràng, sao mà yên tĩnh, sao mà xúc động lòng anh đến thế [11, tr 53]…Đọc đến đây, người đọc chắc hẳn sẽ liên tưởng đến đêm trăng của Chí Ph o và Thị Nở Chính trong cái đêm “rười rượi những trăng” đó mà Chí đã trải qua một cuộc lột xác, tạo nên một cuộc đổi thay Còn ở đây Nguyễn Quỳ đã không làm chủ được mình trước hai vẻ đẹp đan lồng vào nhau: cô gái và trăng Chuyện xảy ra đêm đó anh không hối hận Bốn tháng sau, khi Thắm hỏi: “Có việc gì không anh? Người ta có kỉ luật

Trang 37

anh không?” Giọng Nguyễn Quỳ hổn hển: “Chắc là có nhưng anh dám làm, dám chịu” [11, tr 55]

Rồi cũng vào đêm trăng đẹp như thế, hơn nữa lại là tuần trăng sáng trong vằng vặc, không thể đi hoạt động được Vẻ đẹp của trăng đã làm ông bí thư xã

“nặng gia đình” dấy lên trong lòng khao khát hạnh phúc gia đình, ông đã trốn về nhà và kết quả là vợ ông có thai: “Ông bí thư xã, công tác tại địa phương, hăng hái nhưng nặng gia đình, xa vợ không đành Lâu lâu ông lại về Tuần trăng, không đi hoạt động được lẽ ra nằm trên núi, nhưng ông bí thư xã đã táo tợn tót

về nhà, chiếc hầm bí mật đào ngay ở lưng đồi, phía sau lưng đồi là rừng cấm là vườn mù u và thầu dầu, rất tiện mò vào Khi chó không còn sủa, trăng đêm vắng lặng đã phủ lên xóm thầu dầu, ông thì thụp mở nắp hầm chui lên Hơi nồng lứa đôi có sức thu hút kì lạ, tiền của và danh vọng, cả lý tưởng nữa có khi cũng không hơn đàn bà Thế là vợ ông có chửa…” [11, tr 86]

Trong Phòng tuyến sông Bồ (Đỗ Kim Cuông), cũng chính vẻ đẹp rạng

ngời của trăng đêm mười sáu kết hợp với gió lồng lộng và không gian yên ắng

của làng quê vào thời điểm 9h tối…đã khiến Phong được tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp thân thể và tột cùng niềm hạnh phúc với người vợ của mình: “Trăng mười sáu lên cao Gió tươi lồng lộng tràn qua cánh đồng rớt xuống mặt sông lấp lánh ánh vàng Mới có 9 giờ làng quê đã vắng lặng Không một tiếng chó sủa Giữa con sông một co đò xuôi, tiếng mái ch o táp nước đều đặn Nhà ai cắt tranh phơi đầy trên mặt đê Phong kéo Thơm ngồi dưới một bụi tre ngay sát bờ sông…Thơm lồ lộ hiện ra như một nàng tiên cá Phong vừa mệt vừa hoảng loạn, khi nhìn thấy Thơm trần truồng lồ lộ dưới ánh trăng Anh ngã vào người cô, ép đầu lên đôi bầu vú tròn, thở dốc Một gã trai đã bao mươi tuổi là Phong, chết hụt bao phen lần đầu được hưởng vị ngọt của tình yêu, mới thực sự hiểu thế nào là

nụ hôn con gái” [4, tr 313-315]

Việc miêu tả trăng như là biểu tượng về khao khát hạnh phúc lứa đôi, các

nhà tiểu thuyết đã phần nào giúp ta hiểu hơn về bản năng của những người lính

Trang 38

năm xưa - một bản năng tự nhiên, đó là khao khát chính đáng của con người bình thường, nhưng ít được nói tới trong các tác phẩm viết về chiến tranh hay người lính ở giai đoạn trước, đưa đến cho người đọc cái nhìn đa diện hơn về người lính Họ dũng cảm, bản lĩnh khi chiến đấu nhưng họ cũng có những giây phút sống rất bản năng, là những giây phút họ sống là chính mình

Cũng miêu tả trăng nhưng nó gợi lên sự ảm đạm trong những đợt hành

quân của đơn vị Việt: “Đi được chừng một giờ đồng hồ thì đêm xuống Đêm

ấy, trăng mảnh như vệt móng tay, hững hờ toả ánh sáng nhạt nhẽo xuống cánh rừng khộp đầy những cỏ tre, thi thoảng xuất hiện những gốc buông già cỗi…Thỉnh thoảng một trận gió thổi ào qua làm cây lá cựa mình, bật lên những tiếng rên khe khẽ…Một dải khói dàn hàng mấy cây số như một bức tường đen cao ngất, sừng sững trước mắt anh, che khuất cả vầng trăng yếu đuối” [49, tr 44] Vầng trăng trong tác phẩm của Văn Lê gợi lên sự héo hắt,

ảm đạm Trăng còn xuất hiện trở lại nhiều lần nữa nhưng dù trăng có sáng thì

“hoả châu của địch chiếm đoạt bầu trời, nên không ai còn biết có vầng trăng đang hiện diện” [49, tr 363] Vì vậy sự có mặt của ánh trăng chỉ làm cho không gian thêm ảm đạm, bóng tối thêm dày đặc hơn

Như vậy biểu tượng trăng được miêu tả ở nhiều góc độ và chứa đựng

nhiều tầng ý nghĩa Nó vừa chứa đựng sự lãng mạn mang tính bản năng vừa thể hiện sự tàn khốc của hiện thực chiến trận

1.2.3 Biểu tượng bóng đêm

Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới đưa ra các ý nghĩa của biểu tượng

bóng đêm như sau:

Đối với người Hi Lạp, đêm là con gái Hỗn mang và là mẹ của Trời (Ouranos) và Đất (Gaia) Đêm còn sinh ra giấc ngủ và sự chết, những giấc mơ

và những mối lo âu, tình âu yếm và sự lừa dối Ở người Maya cùng một hình khắc chìm có nghĩa là đêm, lòng đất và cái chết

Trang 39

Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại chọn thời điểm ban đêm Trong cuộc sống, đêm là lúc yên bình, tĩnh mịch, vạn vật đã chìm vào giấc ngủ say nồng nhưng trong kháng chiến, đêm thường là điểm khởi đầu của những hoạt động, chiến dịch chuẩn bị cho ngày mai thắng lợi Trong màn đêm bao phủ, đoàn quân của ta ra trận rầm rập như vũ bão khiến đất rung, trời lở Có sống trong những ngày kháng chiến chống Pháp, ta mới thấm thía những gian khổ, khó khăn mà quân và dân ta phải trải qua đồng thời nó cũng toát lên niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc quật cường để dù có trải qua bao nhiêu gian khổ, có nghìn đêm đi trong “thăm thẳm sương dày" nhưng niềm lạc quan tin tưởng vào ngày mai thắng lợi vẫn sáng ngời như “ngọn đ n pha bật sáng” giữa cái “nghìn đêm thăm thẳm sương dày" ấy Hình ảnh đó mang một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đó chính là ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi đường cho dân tộc ta bước qua đêm trường nô lệ để đến một ngày mai tươi sáng, một thời đại thắng lợi huy hoàng của cách mạng - một thời đại độc lập, tự do

Bóng đêm chứa đựng những sự thay đổi lớn trong sự cảm nhận của nhà thơ Phạm Tiến Duật:

Từ trong hốc mắt quầng đen bóng tối tràn ra

Từ dưới đáy hố bom sâu hun hút Bóng tối dâng đầy toả ngợp bao la Thành những màn đen che những bào thai chiến dịch Bóng đêm ở Việt Nam

Là khoảng tối giữa hai màn kịch Chứa bao điều thay đổi lớn lao Bóng đêm che rồi không thấy gì đâu

Cứ đi, cứ đi nghe lắm âm thanh mới lạ

Trong chiến trường, bóng đêm càng “toả ngợp” hơn bởi khoảng sâu của những hố bom đạn Trong sự cảm nhận riêng của nhà thơ, có lẽ bóng đêm ở

Trang 40

Việt Nam, bóng đêm của một dân tộc hơn một lần cầm súng, khác với những đất nước khác bởi vì đó là “khoảng tối giữa hai màn kịch”, là cuộc giao tranh sống còn giữa ta và địch Và có thể, chỉ sau đêm nay thôi, đất nước ta lại có những sự thay đổi lớn Mất mát, hi sinh là điều trong tránh khỏi nhưng những con người của một dân tộc ưa chuộng hoà bình, tự do vẫn hi vọng vào ngày mai, khi ánh nắng mặt trời thay thế những khoảng tối của bóng đêm, cả dân

tộc sẽ được đón nhận những tin vui thắng lợi Hình tượng bóng đêm mang ý

nghĩa tượng trưng cho sự khốc liệt của chiến trường

Còn trong Nỗi buồn chiến tranh, bóng đêm mờ tối là biểu tượng của hiện

thực chiến tranh tàn khốc: “Chao ôi! Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là nơi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người” (53, tr 39-40) Chiến tranh biến cái nghịch lí trở thành hiển nhiên và cần thiết Thực tế, mọi hoạt động của con người phải chuyển về đêm trong sự quan sát và

sự công phá của địch Vì thế mới có hình ảnh những “đồng chí” đứng gác trong hoàn cảnh khắc nghiệt “Đêm nay rừng hoang sương muối - Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” Con người phải làm quen với bóng tối và sống trong bóng tối Với cuộc đời của những trinh sát, bóng đêm là môi trường sinh sống suốt những năm tháng dài mệt mỏi, tàn khốc trong lửa đạn Những đợt hành quân phá vỡ thám báo, những lần di chuyển trung đội, đêm đen làm bạn với con người Lũng âm u, hoang vắng Không gian đặc quánh bóng tối nặng nề “Khi trời tối cây cối hoà giọng với rú rờn những bản nhạc ma Và không một ai có thể quen được vì chẳng góc rừng nào giống góc rừng nào, chẳng tối nào như tối nào…” “Đêm nay, hồn ai gọi hồn ai Tiếng hú cất lên từ đâu đó trong rừng thẳm, âm u truyền dọc theo những gờ núi lạnh lẽo của truông Gọi Hồn Cô đơn, lạc lõng…” [53, tr 18] Hương hoa hồng ma hằng đêm thấm vào giấc ngủ Không gian chân thực thời chiến hiện lên đầy ám ảnh trong khung mờ nhoè và chết chóc của bóng tối

Ngày đăng: 20/06/2017, 10:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Duy Bắc (1994), Truyền thống văn học dân tộc trong thơ ca Cách mạng Việt Nam 1945 – 1975 qua một số hình tượng tiêu biểu, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống văn học dân tộc trong thơ ca Cách mạng Việt Nam 1945 – 1975 qua một số hình tượng tiêu biểu
Tác giả: Nguyễn Duy Bắc
Năm: 1994
3. Roland Barthes (Phùng Văn Tửu dịch) (2008), Những huyền thoại, Nxb Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những huyền thoại
Tác giả: Roland Barthes (Phùng Văn Tửu dịch)
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2008
4. Đỗ Kim Cuông, Phòng tuyến sông Bồ, NXB Văn học, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng tuyến sông Bồ
Nhà XB: NXB Văn học
5. Nguyễn Minh Châu, Dấu chân người lính, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu chân người lính
Nhà XB: Nxb Thanh niên
6. Lương Minh Chung (2012), Thơ Hoàng Cầm từ góc nhìn văn hoá, Luận án tiến sĩ Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Hoàng Cầm từ góc nhìn văn hoá
Tác giả: Lương Minh Chung
Năm: 2012
7. Đinh Xuân Dũng, văn học Việt Nam về chiến tranh – Hai giai đoạn của sự phát triển, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 7/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: văn học Việt Nam về chiến tranh – Hai giai đoạn của sự phát triển
8. Hoàng Thị Duyên (2014), Biểu tượng đô thị trong Thơ mới (Đề tài khoa học cấp trường), ĐHSP Hà Nội 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu tượng đô thị trong Thơ mới
Tác giả: Hoàng Thị Duyên
Năm: 2014
9. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
10. Êgiêdip Môrô (1993), (Vũ Liêm dịch), Đảo người gù, Nxb Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảo người gù
Tác giả: Êgiêdip Môrô
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1993
11. Nguyễn Bảo Trường Giang, Thượng Đức, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thượng Đức
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
12. Jean Chevalier Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: Huyền thoại, chiêm mộng, phong tục, cử chỉ, dạng thể, các hình, màu sắc, con số. Nxb Đà Nẵng – Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: Huyền thoại, chiêm mộng, phong tục, cử chỉ, dạng thể, các hình, màu sắc, con số. Nxb Đà Nẵng
Tác giả: Jean Chevalier Alain Gheerbrant
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng "– Trường viết văn Nguyễn Du
Năm: 2002
13. Hồ Thế Hà (6/2008), Hướng tiếp cận từ phân tâm học trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, Tạp chí Sông Hương số 232 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng tiếp cận từ phân tâm học trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
14. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
15. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1995), Lí luận văn học - vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học - vấn đề và suy nghĩ
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
16. Đinh Hồng Hải (2001), Những biểu tượng đặc trưng trong văn hoá truyền thống Việt Nam, Nxb Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biểu tượng đặc trưng trong văn hoá truyền thống Việt Nam
Tác giả: Đinh Hồng Hải
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2001
17. Hoàng Văn Hành (chủ biên), Nguyễn Vũ (2003), Từ điển Tiếng việt, Nxb từ điển bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng việt
Tác giả: Hoàng Văn Hành (chủ biên), Nguyễn Vũ
Nhà XB: Nxb từ điển bách khoa
Năm: 2003
18. Nguyễn Đức Hạnh (2011), Các hình thức biểu hiện cái bi trong tiểu thuyết Chu Lai, Nghiên cứu văn học số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thức biểu hiện cái bi trong tiểu thuyết Chu Lai
Tác giả: Nguyễn Đức Hạnh
Năm: 2011
19. Nguyễn Văn Hậu, Đi tìm bản sắc văn hoá dân tộc qua thế giới biểu tượng, http://huc.edu.vn/chi-tiet/670/Di-tim-ban-sac-van-hoa-dan-toc-qua-the-gioi-bieu-tuong.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm bản sắc văn hoá dân tộc qua thế giới biểu tượng
56. Nguyễn Hữu Quý (5/9/2013), Nhà văn - sứ giả văn hoá dân tộc thời đại toàn cầu hoá.http://www.qdnd.vn/qdndside/vi-vn/61/43/van-hoa-the-thao-giai-tri/nha-van-su-gia-van-hoa-dan-toc-thoi-dai-toan-cau-hoa Link
63. Trần Đình Sử (21/11/2013), Khoảng trống trong sáng tạo văn bản văn học.http://trandinhsu.wordpress.com/2013/11/21/khoang-trong-trong-van-ban-van-hoc/ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w