Giáo án mầm non Chủ đề cây và những bông hoa đẹp

50 2.4K 2
Giáo án mầm non Chủ đề cây và những bông hoa đẹp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chủ đề: Cây và những bong hoa đẹp Thời gian thực hiện 06 tuần từ tuần 25 đến tuần 30 ( Ngày 02032015 đến 10042015) 1. MỘT SỐ LOẠI HOA: ( 02032015 đến 06032015) Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc, mùi thơm, công dụng của các loại hoa. Trẻ biết lợi ích của các loại hoa. Trẻ biết quan sát, nhận xét, so sánh được những đặc điểm giống và khác nhau của 2 loại hoa. Trẻ biết ngày 0803 là ngày Quốc tế phụ nữ, biết ý nghĩa của ngày 0803. Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các loài hoa. 2. CÁC LOẠI RAU ĂN CỦ: (09032015 đến 13032015) Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc và các bộ phận của rau ăn củ. Trẻ biết giá trị dinh dưỡng của các loại rau ăn củ. Phân biệt được to, nhỏ. Cách sử dụng rau ăn củ một cách an toàn. Giáo dục trẻ ăn nhiều loại rau củ tốt cho sức khỏe. 3. CÁC LOẠI RAU ĂN LÁ: ( 16032015 đến 20032015) Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, và các bộ phận của rau ăn lá. Trẻ biết giá trị dinh dưỡng của các loại rau ăn lá. Biết phân biệt được các phía: phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau. Cách sử dụng rau ăn lá một cách an toàn. Giáo dục trẻ ăn nhiều loại rau tốt cho sức khỏe. 4. CÁC LOẠI RAU ĂN QUẢ: ( 23032015 đến 27032015) Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc và các bộ phận của rau ăn quả. Trẻ biết giá trị dinh dưỡng của các loại rau ăn quả. Cách sử dụng rau ăn quả một cách an toàn. Giáo dục trẻ ăn nhiều loại rau quả tốt cho sức khỏe. 5. BÉ YÊU CÂY XANH: ( 30032015 đến 03042015) Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc và các bộ phận của cây xanh. Biết lợi ích của cây xanh đối với môi trường sống. Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường sống. Giáo dục trẻ biết yêu quý các loại cây và bảo vệ môi trường. 6. MỘT SỐ LOẠI TRÁI CÂY: ( 06042015 đến 10042015) Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc, mùi vị và các bộ phận của một số loại trái cây. Biết giá trị dinh dưỡng của một số loại trái cây. Trẻ biết quan sát, nhận xét, so sánh được những đặc điểm giống và khác nhau của 2 loại quả. Giáo dục trẻ ăn nhiều trái cây tốt cho sức khỏe, biết sử dụng trái cây an toàn. Mục tiêu Nội dung Hoạt động 1. Phát triển thể chất: a) Phát triển vận động: Giúp trẻ phát triển các cử động của các cơ và hô hấp. Thực hiện vận động cơ bản: Trẻ đi được theo đường gấp khúc. Trẻ biết bò thấp chui qua cổng. Trẻ biết đi đều bước và thực hiện hết đoạn đường đi. Trẻ có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, co duỗi các ngón tay, phối hợp các giác quan trong các hoạt động: nhào đất nặn, xếp hình, tô màu, dán hình, lật sách. a) Dinh dưỡng và sức khỏe: Trẻ biết ăn nhiều những món ăn chế biến từ rau, củ quả, các loại trái cây tốt cho sức khỏe. 2. Phát triển ngôn ngữ: Nghe và làm được các yêu cầu của cô. Trẻ nói to và rõ các từ chỉ tên gọi, đặc điểm, màu sắc, mùi vị của các loại hoa, quả. Trẻ nói to và rõ các từ chỉ tên gọi, đặc điểm, màu sắc và các bộ phận của một số loại rau, củ, quả, cây xanh. Đọc thuộc thơ, bài đồng dao. Nghe, hiểu nội dung truyện, nói được tên truyện và tên nhân vật trong truyện. 3. Phát triển nhận thức: Nhận biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc và các bộ phận của một số loại rau, củ, quả, cây xanh. Nhận biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc, mùi vị của các loại hoa, quả. Nhận biết và phân biệt được các phía. Nhận biết và phân biệt được to, nhỏ. 4. Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ: Trẻ biết tỏ thái độ và thể hiện tình cảm của trẻ đối với các loài cây. Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản. Trẻ biết tên bài hát, thuộc được bài hát. Trẻ thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, vận động sáng tạo theo nhạc bài hát. Nghe được âm thanh to nhỏ, phân biệt được âm thanh của 2 loại nhạc cụ. Dạy trẻ thực hiện các bài tập: hô hấp, tay vai, bụng lườn, chân. Trẻ thực hiện theo động tác theo nhịp đếm hiệu lệnh. Dạy trẻ cách giữ thăng bằng và đi không chạm vào vạch. Biết phối hợp tay chân để bò được qua cổng, bò thẳng hướng và không chạm vào cổng. Dạy trẻ biết phối hợp tay, chân nhịp nhàng, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi xuống. Dạy trẻ biết cách cầm bút tô màu các loại hoa, quả, lá cây. Dạy trẻ nhồi đất, chia đất, xoay tròn. Dạy trẻ đặt cạnh nhau, xếp chồng lên nhau. Dạy trẻ biết thoa hồ và dán hình. Dạy trẻ biết các món ăn từ rau củ quả có nhiều dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. Dạy trẻ ăn nhiều trái cây có nhiều chất vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh. Hiểu và thực hiện được các yêu cầu của cô. Nhận biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc, mùi vị của các loại hoa, quả. Nhận biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc và các bộ phận của một số loại rau, củ, quả, cây xanh. Dạy trẻ đọc thuộc thơ, bài đồng dao, đọc từng từ, từng câu và đọc trọn vẹn bài thơ, bài đồng dao. Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện, trả lời câu hỏi có sự hướng dẫn của cô. Dạy trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc và các bộ phận của một số loại rau, củ, quả, cây xanh. Dạy trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc và mùi vị của các loại hoa, quả. Dạy trẻ nhận biết phía trên, phía dưới; phía trước, phía sau. Biết phân biệt được to, nhỏ của các loại củ. Dạy trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các loài cây: không hái hoa, ngắt lá, bẻ cành, tưới nước cho cây. Dạy trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp: Biết chào và nói cảm ơn người mua hàng và những người xung quanh. Dạy trẻ nhận biết tên bài hát, dạy trẻ hát, hát thuộc lời bài hát. Thực hiện vận động theo giai điệu bài hát, biết lắc lư, vỗ tay khi nghe hát. Biết tên nhạc cụ, sự khác nhau của âm thanh to nhỏ, phân biệt âm thanh của 2 loại nhạc cụ. TDS: Các bài tập nhóm cơ, hô hấp: Tập với cành hoa, tập với quả, cây cao cây thấp. HĐH: Bài tập phát triển chung: Tập với cành hoa, tập với quả, cây cao cây thấp. HĐH: Đi theo đường gấp khúc. HĐH: Bò thấp chui qua cổng. HĐH: Đi đều bước. HĐG: Tô màu các loại hoa, lá, rau củ quả, trái cây. HĐH: Tô màu quả bí. HĐH: Nặn củ cà rốt, quả cam. HĐG: Nặn chùm quả. HĐG: Xây dựng vườn cây ăn quả, hàng rào, vườn rau, vườn hoa. HĐG: Dán quả cho cây, Dán lá cho cây xanh. TCTV, HĐH: Trò chuyện về các món ăn được chế biến từ rau, củ, quả. Trò chuyện về các loại trái cây. HĐNT, HĐH: Các trò chơi dân gian: Kéo co, oẳn tù tì, mèo đuổi chuột, nhảy lò cò. Các trò chơi: Gieo hạt, Tiếng của cái gì, Tai ai tinh, Ai chọn đúng, Ai đoán đúng, Hoa nào biến mất, Quả gì biến mất. TCTV, HĐG: Trò chuyện về một số loại hoa, quả. Học tập: Xem tranh các loại hoa, quả. TCTV, HĐG: Trò chuyện về một số loại rau củ quả, cây xanh. Học tập: Xem tranh các loại rau củ quả, cây xanh. HĐH, TCTV, HĐC. Thơ: Hoa nở, Củ cà rốt, Rau ngót rau đay, Hoa kết trái, Màu của quả. Đồng dao: Lúa ngô là cô đậu nành, Trồng đậu trồng cà, Mít mật mít dai. Kể chuyện: Cây táo. HĐH, HĐC: NBTN: Cà rốt, củ dền; rau muống, rau lang. Quả bí, quả bầu. Trò chuyện về cây xanh và môi trường sống. NBTN: Quả dưa hấu, quả bưởi. Hoa hồng, hoa cúc. HĐH, HĐC: NB_PB: Phía trên ,phía dưới; phía trước, phía sau. NB_PB: To, nhỏ. TCTV, HĐH, HĐG, HĐC: Trò chuyện về cây xanh và môi trường sống. Trò chuyện về một số loài hoa, cây ăn quả. Học tập: Xem tranh một số loài hoa, cây ăn quả. NBTN: Hoa hồng, hoa cúc. Phân vai: Cửa hàng bán hoa, trái cây, bán rau củ quả, làm bác nông dân. HĐH, HĐG, HĐC: Hoa bé ngoan, Lý cây bông. Bắp cải xanh. Hoa kết trái. Bầu và bí. Lá xanh, Lý cây xanh, Em ra vườn rau, Quả, Lý rẫy lý vườn. Góc văn nghệ: Ca hát các bài: Hoa bé ngoan, Lý cây bông, Bắp cải xanh. Quả, Bầu và bí, Lý cây xanh, em ra vườn rau và biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề. Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh, Ai đoán đúng. Tiếng của cái gì? Đoán tên bạn hát. CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ LOẠI HOA Thời gian từ 0203 – 06032015 I. MỤC TIÊU 1 Phát triển thể chất: a) Phát triển vận động: Trẻ thực hiện được bài tập phát triển chung: tập với cành hoa và thực hiện được vận động cơ bản: “Đi theo đường gấp khúc”. Trẻ biết cách thực hiện đúng yêu cầu của vận động, phối hợp tay chân nhịp nhàng khi đi theo đường gấp khúc và không dẫm lên vạch. Trẻ hứng thú tham gia học tập, tập thể dục để có sức khỏe tốt. Biết chơi các trò chơi vận động, phản ứng nhanh với tín hiệu của trò chơi. Trẻ biết phối hợp các bộ phận của cơ thể: tay chân, mắt để thực hiện các trò chơi vận động, phản ứng nhanh với tín hiệu của trò chơi, xây vườn hoa. b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: Trẻ biết thường xuyên luyện tập thể dục để rèn luyện sức khỏe. 2 Phát triển nhận thức: Trẻ gọi đúng tên và nhận xét được đặc điểm, màu sắc, mùi thơm của hoa cúc, hoa hồng. Trẻ biết so sánh những đặc điểm giống và khác nhau của 2 loại hoa. Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét về các loài hoa. Trẻ hứng thú tham gia học tập, biết chăm sóc hoa, không ngắt lá bẻ cành hoa. Biết được một số đồ dùng phục vụ cho nghề chăm sóc, xây dựng vườn hoa và cửa hàng bán hoa. Trẻ ghi nhớ một cách có chủ định, húng thú trả lời câu hỏi của Cô, rèn luyện tính nhanh nhẹn cho trẻ. 3 Phát triển ngôn ngữ: Trẻ lắng nghe và hiểu được nội dung bài thơ về một số loại hoa. Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thuộc bài thơ. Đọc rõ lời, biết thể hiện cảm xúc qua bài thơ. Rèn cho trẻ kỹ năng chú ý lắng nghe cô đọc thơ. Trẻ chú ý tham gia trò chuyện cùng cô, cùng bạn; mạnh dạn trả lời câu hỏi theo sự hiểu biết của trẻ. Rèn cho trẻ sự mạnh dạn tự tin khi thể hiện được các bài hát về chủ đề một cách tự nhiên, hát đúng lời. Biết nhận xét sản phẩm tạo hình của mình và của bạn. Trẻ hứng thú trả lời câu hỏi, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô. 4 Phát triển tình cảm xã hội thẫm mỹ: Trẻ có ý thức tham gia các hoạt động, mạnh dạn và lịch sự trong giao tiếp khi thể hiện vai chơi bán và mua hàng. Thích tô màu, biết giữ gìn sản phẩm của mình và bạn. Trẻ biết bảo vệ và chăm sóc các loài hoa. Trẻ biết chú ý lắng nghe nhạc, có cảm xúc khi nghe giai điệu bài hát: lắc lư, vỗ tay theo nhạc. Cảm nhận được tình cảm thông qua nhịp điệu, vần điệu của bài hát, bài thơ, tranh ảnh, môi trường gần gũi. Tạo cho trẻ sự hứng thú nghe cô hát, đọc thơ và vận động theo nhạc. Biết ngày 0803 là ngày Quốc tế phụ nữ, trẻ biết kính trọng và yêu quý mẹ, bà và cô giáo. II. CHUẨN BỊ: Hoa hồng, hoa cúc thật, bình hoa. Tranh ảnh hoa hồng, hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa mai. Rổ đựng hoa hồng, hoa cúc cho trẻ. Tranh minh họa bài thơ. Bút màu, tranh rỗng hình bông hoa. Ti vi, đầu đĩa, bài hát hoa bé ngoan, lý cây bông. Vẽ 1 đường gấp khúc rộng 50 cm có 3 điểm dích dắc, khoảng cách giữa các điểm, dích dắc là 2,5 m Mô hình nhà búp bê. Mỗi trẻ 1 bộ xâu hình bông hoa. Tranh ảnh một số loại hoa, tranh rỗng hình bông hoa cho trẻ tô màu. Bút màu, chậu hoa các loại bằng đồ chơi. Khối gỗ, cổng vườn hoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Thời điểm Hoạt động Thứ hai 0202 Thứ ba 0302 Thứ tư 0402 Thứ năm 0502 Thứ sáu 0602 1. HOẠT ĐỘNG: ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định. Điểm danh kiểm tra giáo dục vệ sinh. Thứ 2, thứ 3: Trò chuyện về loài hoa sống trong nước: Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ : Hồ sen. Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Bài hát nói về hoa gì? Cho trẻ xem tranh hoa sen. Cho cháu gọi tên từng bộ phận của hoa sen. Cô giới thiệu về công dụng của hoa sen. Hoa sen có lợi ích gì? Hoa sen sống ở đâu? Hoa sen sống trong nước vì vậy các con không được đưa tay xuống hái hoa sen sẽ rất nguy hiểm, hoa còn có ích là tô đẹp thêm cho cuộc sống chúng ta, vì vậy các con phải yêu hoa chăm sóc và bảo vệ hoa, không ngắt lá bẻ cành nhe Ngoài hoa Sen sống trong nước còn có hoa súng, hoa lục bình cũng sống trong nước ( Cô cho trẻ kết hợp xem tranh). Cho cháu gọi tên từng bộ phận của hoa súng, hoa lục bình. Cô giới thiệu về công dụng của hoa súng, hoa lục bình. Hoa súng, hoa lục bình có lợi ích gì? Hoa súng, hoa lục bình sống ở đâu? Hoa súng, hoa lục bình sống trong nước vì vậy các con không được đưa tay xuống hái hoa súng, hoa lục bình sẽ rất nguy hiểm, hoa lục bình còn ăn được, vì vậy các con phải yêu hoa chăm sóc và bảo vệ hoa, không ngắt lá bẻ cành nhe Thứ 4: Trò chuyện về hoa đồng tiền. Nhìn xem Nhìn xem Xem cô có tranh gì? Các con nhìn xem đây là hoa gì? Cô chỉ vào các bộ phận của hoa và gọi tên cho trẻ biết. Cánh hoa to hay nhỏ vậy các con? Số lượng cánh hoa như thế nào? Nhiều hay ít? Cánh hoa có màu gì? Ở giữa hoa có gì? Hoa rất đẹp đó các con, hoa còn tô đẹp thêm cho cuộc sống chúng ta, vì vậy các con phải yêu hoa chăm sóc và bảo vệ hoa, không ngắt lá bẻ cành nhe Thứ tư: Trò chuyện về hoa huệ. Nhìn xem Nhìn xem Xem cô có tranh gì? Đây là hoa huệ. Cô chỉ vào các bộ phận của hoa và gọi tên cho trẻ biết. Cánh hoa to hay nhỏ? Số lượng cánh hoa ít hay nhiều? Hoa huệ này có màu gì? Hoa huệ có thơm không? Hoa huệ dùng để trưng bày trong nhà cho đẹp, hay trong những ngày lễ, ngày tết cho nhà cửa thêm đẹp. Hoa huệ còn có rất nhiều màu: màu tím, màu đỏ, màu trắng, màu vàng. Hoa rất đẹp đó các con, hoa còn tô đẹp thêm cho cuộc sống chúng ta, vì vậy các con phải yêu hoa chăm sóc và bảo vệ hoa, không ngắt lá bẻ cành nhe Thứ 5: Trò chuyện về hoa lan. Cô cho trẻ xem tranh hoa lan và giới thiệu: Đây là hoa lan. Cô chỉ vào các bộ phận của hoa và gọi tên cho trẻ biết. Cánh hoa to hay nhỏ? Số lượng cánh hoa ít hay nhiều? Hoa lan này có màu gì? Hoa lan có thơm không? Hoa lan dùng để trưng bày trong nhà cho đẹp, hay trong những ngày lễ, ngày tết cho nhà cửa thêm đẹp. Hoa lan còn có rất nhiều màu: màu tím, màu đỏ, màu trắng, màu vàng, màu cam. Hoa có đẹp không các con? Vậy các con có được hái hoa, bẻ cành không? Tại sao? Thứ 6: Trò chuyện về ngày 0803. Cô hát cho trẻ nghe bài hát: Quà mồng 08 tháng 03. Các con vừa nghe bài hát gì? Bài hát nói về ngày mồng 8 tháng 3, đó là ngày Quốc tế phụ nữ, ngày dành riêng cho các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái trong lớp. Ngày mùng 83 mọi người thường tổ chức hoạt động tặng hoa cho các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái trong lớp. Cho trẻ xem hình ảnh bé tặng hoa cô giáo Các con xem cô còn có tranh gì đây? Bé tặng hoa cô giáo nhân ngày gì? Cô giáo là người hàng ngày quan tâm chăm sóc, dạy dỗ các con để thể hiện tình cảm của mình trong ngày mồng 8 3 các bạn nhỏ đã mang những bó hoa tươi thắm đến tặng cô giáo. Các bạn nhỏ trong tranh tặng hoa cho cô giáo, thế còn các con có ý định tặng gì cho cô giáo của mình trong ngày mồng 83 không? Các con phải chăm ngoan, học giỏi, nghe lời cô, nghe lời mẹ đó là món quà quý giá nhất để tặng cô đó. Cho trẻ xem hình ảnh bé tặng hoa cho mẹ Em bé đang làm gì? Vì sao bé lại tặng hoa cho mẹ? Mẹ là người sinh ra các con, nuôi các con khôn lớn để tỏ lòng biết ơn công lao của mẹ ngày mùng 83 bé đã chọn những bông hoa đẹp nhất tặng cho mẹ. Thế còn các con có dự định tặng gì cho mẹ vào ngày mùng 83. Ngoài tặng hoa, tặng quà cho cô giáo, cho mẹ, ngày 83 các con còn tặng quà cho những ai trong gia đình? 2. THỂ DỤC SÁNG Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn và đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, trở về đội hình ba hàng ngang. Trọng động: Động tác 1: Vẫy hoa + TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm hoa, thả xuôi. + Giơ tay lên vẫy hoa. + Về TTCB. Động tác 2: Lưng bụng + TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm 2 cành hoa, thả xuôi. + Cúi đặt chạm cành hoa xuống sàn. + Về TTCB. Động tác 3: Trồng hoa. + TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm 2 cành hoa, thả xuôi. + Ngồi xổm, gõ cành hoa xuống sàn nhà. + Về TTCB. ( Thực hiện 4 lần 4 nhịp) Hồi tỉnh: Cho cháu đi vòng tròn kết hợp hít thở nhẹ nhàng. 3. HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP PTNT: NB_TN: Hoa hồng, hoa cúc. Trò chơi: Hoa nào biến mất. PTNN: Dạy thơ “Hoa nở” Tích hợp: Tô màu bông hoa. PTTM: Dạy hát: Hoa bé ngoan Nghe hát: Lý cây bông TC: Đoán tên bạn hát. PTTC: Đi theo đường gấp khúc ( t1). + Tích hợp: TC: Gà trong vườn hoa. PTNT: HĐVĐV: Xâu vòng hoa tặng cô ngày 0803. Tích hợp: Nghe hát: Lý cây bông 4. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Kéo co Chơi tự do Oẳn tù tì Chơi tự do Trò chơi “Mèo đuổi chuột“ Đọc diễn cảm bài thơ : Hoa nở Chơi tự do Nhảy lò cò. Chơi tự do 5. HOẠT ĐỘNG GÓC Học tập: Tìm tranh về một số loại hoa Nghệ thuật: Tô màu bông hoa. Xây dựng: Xây vườn hoa Học tập: Xem tranh về một số loại hoa. Phân vai: Cửa hàng bán hoa Văn nghệ: Ca hát bài “ Hoa bé ngoan” Học tập: Tìm tranh về một số loại hoa. Xây dựng: Xây vườn hoa Nghệ thuật: Tô màu bông hoa. Học tập: Xem tranh về một số loại hoa. Phân vai: Cửa hàng bán hoa Văn nghệ: Ca hát bài “ Hoa bé ngoan” Học tập: Tìm tranh về một số loại hoa. Xây dựng: Xây vườn hoa Nghệ thuật: Tô màu màu bông hoa. 6. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn tập: Tìm tranh lô tô hoa hồng, hoa cúc. Đọc diễn cảm bài thơ “Hoa nở” Ca hát “ Hoa bé ngoan ” Ôn tập: Đi theo đường gấp khúc. Ôn luyện: Xâu vòng hoa tặng cô ngày 0803. 7. TRẢ TRẺ Cô nhận xét cháu ngoan trong buổi Hát bài ″ Đi học về ″ Phát cờ cho bé ngoan Trẻ tự nhận đồ dùng cá nhân Trả trẻ tận tay phụ huynh ( Có thể trao đổi tình hình sức khỏe và học tập của trẻ trong buổi) KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ hai ngày 02 tháng 03 năm 2015 Sỉ số lớp:............. Vắng:........... Có phép:...... Không phép:....... Lý do:........................................................................................................ Hoạt động chung: Nhận biết_tập nói Lĩnh vực: Phát triển nhận thức ĐỀ TÀI: NBTN: HOA HỒNG, HOA CÚC Trò chơi: Hoa nào biến mất 1. Mục đích: Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hoa hồng, hoa cúc. Trẻ nhận biết đặc điểm và các bộ phận của hoa hồng, hoa cúc. Trẻ nhận biết màu sắc, mùi thơm và lợi ích của hoa hồng, hoa cúc. Rèn cho trẻ phát âm đúng, to, rõ từng lời. Mở rộng vốn từ cho trẻ, rèn cho trẻ nói đủ câu. Giáo dục trẻ biết chăm sóc và yêu quý các loài hoa. 2. Chuẩn bị: Hoa hồng, hoa cúc thật, bình hoa. Tranh ảnh hoa hồng, hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa mai. Rổ đựng hoa hồng, hoa cúc cho trẻ. 3. Tiến trình hoạt động: PTNT: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Mở đầu hoạt động: Các con ơi, hôm nay là sinh nhật của bạn búp bê, cô cháu mình cùng chọn hoa hồng, hoa cúc đến tặng cho bạn búp bê nhe. Để biết hoa hồng, hoa cúc như thế nào thì hôm nay cô sẽ dạy cho các con nhận biết hoa hồng, hoa cúc nhe b. Hoạt động trọng tâm: Nhận biết hoa hồng: Cô cho trẻ chơi: trời tối – trời sáng, Cô lấy cành hoa hồng ra và giới thiệu với trẻ: + Đây là hoa hồng. + Hoa hồng có màu gì? ( màu đỏ) + Cô chỉ và gọi tên các bộ phận của hoa hồng và cho trẻ nói theo cô các từ “ cánh hoa”, “ nhụy hoa”, “ cuống hoa”, “ lá hoa”, “ cành hoa”. + Cô lấy rổ đựng cánh hoa hồng rời cho trẻ sờ và cảm nhận. Cô giới thiệu với trẻ “ cánh hoa hồng trơn và mịn, có dạng hình tròn”. + Cánh hoa hồng to hay nhỏ các con? + Cô cho trẻ ngửi hoa hồng cho trẻ cảm nhận được mùi thơm của hoa. Hoa hồng có thơm không? + Hoa hồng còn có rất nhiều màu: màu trắng, màu hồng, màu vàng ( Cô cho trẻ xem hình ảnh). Nhận biết hoa cúc:: Cô lấy cành hoa cúc ra và giới thiệu với trẻ: + Đây là hoa cúc. + Hoa cúc có màu gì? (màu vàng). + Cô chỉ và gọi tên các bộ phận của hoa cúc và cho trẻ nói theo cô các từ “ cánh hoa”, “ nhụy hoa”, “ cuống hoa”, “ lá hoa”, “ cành hoa”. + Cô lấy rổ đựng cánh hoa cúc rời cho trẻ sờ và cảm nhận. Cô giới thiệu với trẻ “ cánh hoa cúc trơn, mịn và dài”. + Cánh hoa cúc to hay nhỏ? + Cô cho trẻ ngửi hoa cúc cho trẻ cảm nhận được mùi thơm của hoa. + Hoa cúc có thơm không? + Hoa cúc còn có rất nhiều màu: màu trắng, màu tím, vàng. ( Cô cho trẻ xem hình ảnh). Các con thấy hoa có đẹp không? Có thích hoa không? Hoa hồng dùng để trưng bày trong nhà vào dịp lễ, tết, và đám tiệc để cho nhà cửa thêm đẹp. So sánh hoa hồng, hoa cúc: Giống nhau: Có nhiều cánh. Khác nhau: + Hoa hồng: cánh to, dạng hình tròn. + Hoa cúc: cánh nhỏ, dạng dài. Trò chơi “Hoa nào biến mất” Cách chơi: Cô cho trẻ xem và gọi tên hình ảnh 4 loại hoa, sau đó cô cho trẻ nhắm mắt lại, cô giấu đi một ảnh, trẻ đoán đó là hoa gì. Cô cho trẻ chơi vài lần. c. Kết thúc hoạt động: Cô nhắc lại tên đề tài. Giáo dục: Hoa rất đẹp, rất thơm, có ích cho cuộc sống của chúng ta, vì vậy các con chăm sóc và tưới hoa để cho hoa luôn đẹp, không hái hoa, bẻ cành nhe. Nhận xét, tuyên dương trẻ. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ chơi. Trẻ quan sát. Trẻ lắng nghe. Trẻ quan sát và trả lời. Trẻ lắng nghe và lặp lại theo cô. Trẻ thực hiện. Trẻ trả lời. Trẻ thực hiện. Trẻ quan sát, lắng nghe. Trẻ quan sát. Trẻ lắng nghe. Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe và lặp lại theo cô. Trẻ thực hiện. Trẻ quan sát và trả lời. Trẻ thực hiện. Trẻ trả lời. Trẻ quan sát, lắng nghe. Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ thực hiện. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Nội dung đánh giá cuối ngày Hoạt động chung:…………………………..................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hoạt động khác: ............................................................................................................................. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ ba ngày 03 tháng 03 năm 2015 Sỉ số lớp:............. Vắng:........... Có phép:...... Không phép:....... Lý do:........................................................................................................ Hoạt động chung: Văn học Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ ĐỀ TÀI: THƠ “ HOA NỞ” Tích hợp: Tô màu bông hoa 1. Mục đích: Trẻ biết tên bài thơ “ Hoa nở”, hiểu nội dung bài thơ. Trẻ biết lợi ích của hoa. Trẻ đọc theo cô từng câu của bài thơ. Giáo dục trẻ không hái hoa, bẻ cành. 2. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài thơ. Bút màu, tranh rỗng hình bông hoa. 3. Tiến trình hoạt động: PTNN: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Mở đầu hoạt động: Cô hát cho trẻ nghe bài hát “ Lý cây bông”. Hoa thì có rất nhiều loại hoa, có hoa màu xanh, hoa màu vàng, hoa màu tím, hoa màu trắng, hoa lê, hoa lựu…. Cô có 1 bài thơ nói về hoa, hôm nay cô sẽ dạy cả lớp mình cùng đọc bài thơ “ Hoa nở” nhe. b. Hoạt động trọng tâm: Cô đọc lần 1, tóm tắt nội dung bài thơ “ Bài thơ nói về các loại hoa: hoa huệ, hoa cà, hoa nhài. Mỗi bông hoa đều có 1 màu sắc khác nhau và trông rất đẹp. Cô đọc lần 2 , kết hợp tranh minh họa. Dạy trẻ đọc thơ: Cô dạy lớp đọc 3 lần. Cô dạy nhóm đọc 2 lần. Cô dạy 3 cá nhân trẻ đọc. Cô dạy lớp đọc lại một lần. Đàm thoại: + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? + Hoa cà có màu gì? + Hoa huệ màu gì? + Hoa nhài như thế nào? Tô màu bông hoa: Cô phát bút màu và tranh rỗng hình bông hoa cho trẻ tô. Khi trẻ thực hiện cô bao quát, giúp đỡ trẻ. c. Kết thúc hoạt động: Cô nhắc lại tên đề tài. Giáo dục: Các con phải biết yêu quý các loài hoa, không hái hoa, bẻ cành. Nhận xét, tuyên dương trẻ. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ quan sát ,lắng nghe. Trẻ đọc. Nhóm đọc. 3 cá nhân trẻ đọc. Lớp đọc. Trẻ trả lời. Trẻ trả lời. Trẻ trả lời. Trẻ trả lời. Trẻ nhận đồ dùng. Trẻ thực hiện. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Nội dung đánh giá cuối ngày Hoạt động chung:…………………………..................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hoạt động khác: ............................................................................................................................. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ tư ngày 04 tháng 03 năm 2015 Sỉ số lớp:............. Vắng:........... Có phép:...... Không phép:....... Lý do:........................................................................................................ Hoạt động chung: Âm nhạc Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ ĐỀ TÀI: DH: “ HOA BÉ NGOAN” NGHE HÁT “ LÝ CÂY BÔNG” 1. Mục đích: Trẻ biết tên bài hát “ Hoa bé ngoan” , hiểu nội dung bài hát. Rèn cho trẻ hát to, rõ lời bài hát. Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, biết vỗ tay, lắc lư theo nhạc. Giáo dục trẻ ngoan để trở thành hoa bé ngoan, để được mẹ và cô yêu thương. 2. Chuẩn bị: Ti vi, đầu đĩa, bài hát hoa bé ngoan, lý cây bông. 3. Tiến trình hoạt động: PTTM: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Mở đầu hoạt động: Cô cho trẻ xem tranh về các loài hoa, cô nói mỗi bông hoa đều có màu sắc khác nhau. Cô có 1 bài hát rất hay về các loài hoa, hôm nay cô sẽ dạy cho các con nhe. Cô giới thiệu bài hát “ Hoa bé ngoan” b. Hoạt động trọng tâm: Cô hát: Cô hát lần 1 và tóm tắt nội dung “ bài hát nói về những bạn nhỏ ngoan ngoãn và được ví như những bông hoa đẹp được mọi người yêu mến như những bông hoa bé ngoan, biết vâng lời cha mẹ, cô giáo. Cô hát lại lần 2 cho trẻ nghe. Cô mở ti vi bài hát “ Hoa bé ngoan” cho trẻ xem 1 lần. Dạy hát: Cô dạy lớp hát 3 – lần. Cô dạy nhóm hát lại 2 lần. Cô dạy cá nhân trẻ hát. Cô dạy lớp hát lại một lần. Đàm thoại: Các con vừa hát bài hát gì? Nghe nhạc: “ Lý cây bông” Cô mở ti vi bài hát “ Lý cây bông” cho trẻ nghe và tóm tắt nội dung bài hát “ nói về rất nhiều loại bông, có nhiều màu sắc khác nhau” Các con vừa nghe bài hát gì? Cô mở máy cho trẻ nghe lần 2 kết hợp minh họa theo. Trò chơi: âm nhạc “ Đoán tên bạn hát” Cách chơi: Cô mời một trẻ lên đội mũ chop kín. Mời một bạn khác lên hát một đoạn bài hát: “Hoa bé ngoan” và yêu cầu trẻ đoán được tên bạn hát. Cô cho trẻ chơi 2 lần. c. Kết thúc hoạt động: Cô nhắc lại tên đề tài. Giáo dục: các con phải ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ, cô giáo để trở thành hoa bé ngoan, để được mẹ và cô yêu thương. Nhận xét, tuyên dương trẻ. Trẻ quan sát. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe và quan sát. Trẻ hát. Nhóm hát. 2 cá nhân trẻ hát. Lớp hát. Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe. Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ chơi. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Nội dung đánh giá cuối ngày Hoạt động chung:…………………………..................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hoạt động khác: ............................................................................................................................. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ năm ngày 05 tháng 03 năm 2015 Sỉ số lớp:............. Vắng:........... Có phép:...... Không phép:....... Lý do:........................................................................................................ Hoạt động chung: Thể dục Lĩnh vực: Phát triển thể chất ĐỀ TÀI: ĐI THEO ĐƯỜNG GẤP KHÚC ( T1) Trò chơi: Gà trong vườn hoa. 1. Mục đích: Trẻ nhớ tên vận động “ Đi theo đường dích dắc”. Trẻ biết phối hợp tay, chân, mắt để đi được trong đường gấp khúc, không đi dẫm lên vạch. Rèn kĩ năng phản xạ của trẻ khi tham gia trò chơi. Giáo dục: Trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh mau lớn, ít bị ốm, ít bị bệnh hơn. 2. Chuẩn bị: Vẽ 1 đường gấp khúc rộng 50 cm có 3 điểm dích dắc, khoảng cách giữa các điểm, dích dắc là 2,5 m Mô hình nhà búp bê. 3. Tiến trình hoạt động: PTTC: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Mở đầu hoạt động: Cô hát cho trẻ nghe bài hát “ Lý cây bông”. Các con vừa nghe bài hát gì? Nhà của bạn búp bê có trồng vườn hoa rất xinh đẹp, hôm nay cô cháu mình cùng đi đến thăm nhà bạn búp bê nhe, nhưng đường đến nhà bạn búp bê rất khó đi, phải đi theo đường gấp khúc. Hôm nay cô dạy các con đề tài “đi theo đường gấp khúc ” b. Hoạt động trọng tâm: Khởi động: Cho trẻ đi nhanh, chậm, chạy. Sau đó, đi chậm lại thành vòng tròn. Trọng động: Bài tập phát triển chung: Tập với cành hoa. Động tác 1: Vẫy hoa + TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm hoa, thả xuôi. + Giơ tay lên vẫy hoa. + Về TTCB. Động tác 2: Lưng bụng + TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm 2 cành hoa, thả xuôi. + Cúi đặt chạm cành hoa xuống sàn. + Về TTCB. Động tác 3: Trồng hoa. + TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm 2 cành hoa, thả xuôi. + Ngồi xổm, gõ cành hoa xuống sàn nhà. + Về TTCB. Trẻ đi vài vòng hít thở đều, sau đó chia thành 2 nhóm và ngồi xuống. Vận động cơ bản: Cô cháu mình cùng đi theo đường gấp khúc đến thăm nhà bạn búp bê nha. Cô làm mẫu lần 1 cho trẻ xem. Cô đi mẫu lần 2 cho trẻ xem và giải thích: Cô đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh cô bắt đầu đi trong đường gấp khúc, khi đi mắt nhìn về phía trước, chân không dẫm lên vạch. Cô làm lại cho cả lớp xem lần 3. Cô cho 1 trẻ lên tập thử cho các bạn xem. Khi trẻ tập cô chú ý sửa sai cho trẻ. Cô cho lớp thực hiện, khi trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên khi trẻ thực hiện. Cô vừa cho các con làm gì? Giáo dục: không chen lấn, xô đẩy bạn. Trò chơi “ Gà trong vườn hoa” Cô giới thiệu tên trò chơi “ Gà trong vườn hoa” Cách chơi: Cô là “gà mẹ”, các con là “ gà con” đi vào vườn hoa chơi. Khi thấy người coi vườn “ xuỵt, xuỵt” cầm cây đuổi thỉ các chú gà phải chạy thật nhanh ra khỏi vườn hoa. Cô cho trẻ chơi 23 lần Cô hỏi lại tên trò chơi. Hồi tĩnh: Cô cho cháu đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng. C. Kết thúc hoạt động: Cô nhắc lại tên đề tài. Giáo dục: Trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh mau lớn, ít bị ốm, ít bị bệnh hơn. Nhận xét, tuyên dương trẻ. Trẻ lắng nghe. Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ thực hiện. 2l x 4n. 2l x 4n. 4l x 4n. Trẻ thực hiện. Trẻ lắng nghe. Trẻ quan sát. Trẻ quan sát và lắng nghe. Trẻ quan sát. 1 trẻ thực hiện. Trẻ thực hiện. Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ thực hiện. Trẻ trả lời. Trẻ đi nhẹ nhàng. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Nội dung đánh giá cuối ngày Hoạt động chung:…………………………..................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hoạt động khác: ............................................................................................................................. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ sáu ngày 06 tháng 03 năm 2015 Sỉ số lớp:............. Vắng:........... Có phép:...... Không phép:....... Lý do:........................................................................................................ Hoạt động chung: HĐVĐV Lĩnh vực: Phát triển nhận thức ĐỀ TÀI: XÂU VÒNG HOA TẶNG CÔ NGÀY 0803 1. Mục đích: Trẻ biết cầm dây và bông hoa để xâu thành vòng. Rèn luyện kĩ năng xâu dây qua lỗ. Trẻ biết ngày 0803 là ngày tết của bà, của mẹ, của chị, của cô và các bạn gái trong lớp. Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình đối với bà, mẹ, chị, cô giáo,… Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng, lễ phép với bà, mẹ, cô giáo. 2. Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 bộ xâu hình bông hoa. 3. Tiến trình hoạt động: PTNT: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Mở đầu hoạt động: Cô hát cho trẻ nghe bài hát “ Lý cây bông”. Hoa có rất nhiều màu sắc khác nhau, hôm nay là ngày 0803 là ngày tết của bà, của mẹ, của chị, của cô và các bạn gái trong lớp, vậy các con cùng xâu vòng hoa để tặng cho cô giáo nhé b. Hoạt động trọng tâm: Cô giới thiệu cho trẻ biết đây là dây và đây là những bông hoa. Cô làm mẫu cho trẻ xem lần 1 không giải thích. Cô làm mẫu cho trẻ xem lần 2 và giải thích: cô cầm dây bằng tay phải, tay trái cô cầm bông hoa và xâu dây vào cái lỗ của bông hoa và kéo xuống, và cứ thế xâu tiếp tục cho đến hết. Xâu xong cột rút dây lại. Cô cho trẻ thực hiện. Khi trẻ thực hiện, cô bao quát trẻ, chú ý sửa sai và khuyến khích trẻ hoàn thành sản phẩm của mình. Trưng bày sản phẩm: Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày. Trẻ nhận xét sản phẩm cùng cô. Trẻ mang vòng hoa đến tặng cô. Cô vừa cho các con làm gì? C. Kết thúc hoạt động: Cô nhắc lại tên đề tài. Giáo dục: ngày 0803 là ngày tết của bà, của mẹ, của cô, các con phải biết yêu quý, kính trọng, lễ phép với bà, mẹ, cô giáo. Nhận xét, tuyên dương trẻ. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ quan sát và lắng nghe. Trẻ quan sát. Trẻ quan sát và lắng nghe. Trẻ thực hiện. Trẻ thực hiện. Trẻ thực hiện. Trẻ nhận xét sản phẩm. Trẻ thực hiện. Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Nội dung đánh giá cuối ngày Hoạt động chung:…………………………..................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hoạt động khác: ............................................................................................................................. CHỦ ĐỀ: CÁC LOẠI RAU ĂN CỦ Thời gian từ ngày 0903 đến ngày 13032015 I. MỤC TIÊU 1 Phát triển thể chất: a) Phát triển vận động: Trẻ thực hiện được bài tập phát triển chung: tập với cành hoa và thực hiện được vận động cơ bản: Đi theo đường gấp khúc. Trẻ biết cách thực hiện đúng yêu cầu của vận động, phối hợp tay chân nhịp nhàng khi đi theo đường gấp khúc và không dẫm lên vạch. Trẻ hứng thú tham gia học tập, tập thể dục để có sức khỏe tốt. Biết chơi các trò chơi vận động, phản ứng nhanh với tín hiệu của trò chơi. Trẻ biết phối hợp các bộ phận của cơ thể: tay chân, mắt để thực hiện các trò chơi vận động, phản ứng nhanh với tín hiệu của trò chơi. b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: Trẻ ăn nhiều rau, củ có nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh. 2 Phát triển nhận thức: Trẻ gọi đúng tên và nhận xét được đặc điểm và các bộ phận của một số loại rau ăn củ. Trẻ biết giá trị dinh dưỡng của các loại rau ăn củ. Biết được một số đồ dùng phục vụ cho nghề trồng rau củ. Biết phân biệt được to, nhỏ. Trẻ ghi nhớ một cách có chủ định, húng thú trả lời câu hỏi của Cô, rèn luyện tính nhanh nhẹn cho trẻ. Trẻ biết và gọi được tên một số rau ăn củ qua tranh, ảnh. 3 Phát triển ngôn ngữ: Trẻ lắng nghe và hiểu được nội dung bài thơ, bài đồng dao. Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thuộc bài thơ, đồng dao. Đọc rõ lời, biết thể hiện cảm xúc qua bài thơ. Trẻ phát âm đúng tên gọi của một số loại rau ăn củ. Rèn cho trẻ kỹ năng chú ý lắng nghe cô đọc thơ, đồng dao. Trẻ chú ý tham gia trò chuyện cùng cô, cùng bạn; mạnh dạn trả lời câu hỏi theo sự hiểu biết của trẻ. Rèn cho trẻ sự mạnh dạn tự tin khi thể hiện được các bài hát về chủ đề một cách tự nhiên, hát đúng lời. Biết nhận xét sản phẩm tạo hình của mình và của bạn. Trẻ hứng thú trả lời câu hỏi, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô. 4 Phát triển tình cảm xã hội thẫm mỹ: Trẻ có ý thức tham gia các hoạt động, mạnh dạn và lịch sự trong giao tiếp khi thể hiện vai chơi bán và mua hàng. Thích tô màu, biết giữ gìn sản phẩm của mình và bạn. Trẻ biết trồng và chăm sóc các loại rau củ. Trẻ biết chú ý lắng nghe nhạc, có cảm xúc khi nghe giai điệu bài hát: lắc lư, vỗ tay theo nhạc. Cảm nhận được tình cảm thông qua nhịp điệu, vần điệu của bài hát, bài thơ, tranh ảnh, môi trường gần gũi. Tạo cho trẻ sự hứng thú nghe cô hát, đọc thơ và vận động theo nhạc. II. CHUẨN BỊ: Mô hình ngôi nhà búp bê. Vẽ đường gấp khúc, đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi. Trống lắc Củ cà rốt thật. Tranh minh họa bài thơ củ cà rốt. Ti vi, đầu đĩa, bài hát “Em ra vườn rau”. Mô hình vườn rau ăn củ. Phách tre, trống lắc, mũ chóp. Củ cà rốt thật ( 10 củ to 10củ nhỏ); 1 rổ to, 1 rổ nhỏ. Hình củ cà rốt to – nhỏ đủ cho trẻ. Mô hình vườn củ cà rốt. Rổ đựng hình đủ cho trẻ. Củ cà rốt nặn sẵn. Củ cà rốt thật. Ðất nặn, bảng con, khăn lau tay. Thỏ bông. Tranh các loại rau ăn củ. Tranh rỗng hình củ cà rốt cho trẻ tô màu. Các loại rau củ bằng đồ dùng đồ chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Thời điểm Hoạt động Thứ hai 0903 Thứ ba 1003 Thứ tư 1103 Thứ năm 1203 Thứ sáu 1303 1. HOẠT ĐỘNG: ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định. Điểm danh kiểm tra giáo dục vệ sinh. Thứ 2, thứ 3: Trò chuyện về củ cà rốt: Cô cho trẻ chơi trời tối – trời sáng, cho trẻ quan sát củ cà rốt và giới thiệu với trẻ: Đây là củ cà rốt, củ cà rốt có màu đỏ, dạng thon dài. Cô chỉ vào các bộ phận của củ cà rốt và gọi tên: + Phần đầu: to hơn phần đuôi, thân củ cà rốt có màu đỏ, lá màu xanh phía trên đầu. + Phần đuôi thon nhỏ hơn Củ cà rốt mọc ở dưới đất, phần củ lớn lên trong đất, cà rốt là loại rau ăn củ. Củ cà rốt khi ăn phải rửa sạch, gọt bỏ vỏ, dùng để nấu canh với thịt, cá ăn rất bổ dưỡng, có nhiều vitamin A, có ích cho sức khỏe con người. Ngoài ra cà rốt còn được dùng làm sinh tố ăn rất mát và bổ dưỡng. Thứ 3: Trò chuyện về củ cải trắng. Cô cho trẻ quan sát củ cải trắng và giới thiệu: Đây là củ cải trắng, củ cải trắng có màu trắng, dạng thon dài. Cô chỉ vào các bộ phận của củ cải trắng và gọi tên: + Phần đầu: to hơn phần đuôi, thân củ cải trắng có màu trắng, lá màu xanh phía trên đầu. + Phần đuôi thon nhỏ hơn. Củ cải trắng mọc ở dưới đất, phần củ lớn lên trong đất, cải trắng là loại rau ăn củ. Củ cải trắng khi ăn phải rửa sạch, gọt bỏ vỏ, dùng để hầm với thịt, làm gỏi cá ăn rất bổ dưỡng, có nhiều vitamin B, vitamin C và nhiều khoáng chất. Củ cải trắng rất có ích cho sức khỏe con người. Thứ 4: Trò chuyện về củ dền: Cô cho trẻ quan sát củ dền và giới thiệu: Đây là củ dền, củ dền có màu đỏ, củ dền dạng hình tròn. Phần lá củ dền mọc trên mặt đất, củ dền lớn lên trong đất, củ dền là loại rau ăn củ. Củ dền khi ăn phải rửa sạch, gọt bỏ vỏ, dùng để hầm với thịt ăn rất bổ dưỡng, củ dền có nhiều vitamin và chất sắt giúp bổ máu. Củ dền rất có ích cho sức khỏe con người. Thứ tư: Trò chuyện về khoai tây. Cô cho trẻ quan sát củ khoai tây và giới thiệu: Đây là củ khoai tây, củ khoai tây có màu vàng nhạt, củ khoai tây dạng hình tròn. Khoai tây cũng là loại rau ăn củ, khi ăn phải rửa sạch, gọt bỏ vỏ, dùng để hầm với thịt ăn rất bổ dưỡng, củ khoai tây có nhiều vitamin rất có ích cho sức khỏe con người. Các con nên ăn nhiều loại rau ăn củ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, mau lớn. Thứ 5: Trò chuyện về củ sắn, củ hành tây: Cô cho trẻ quan sát củ sắn và giới thiệu: Đây là củ sắn, củ sắn có màu vàng nhạt, củ sắn dạng hình tròn. Củ sắn cũng là loại rau ăn củ, khi ăn phải rửa sạch, gọt bỏ vỏ, dùng để hầm với thịt ăn rất bổ dưỡng hoặc ăn sống cũng rất ngon, củ sắn có nhiều vitamin rất có ích cho sức khỏe con người. Các con nên ăn nhiều loại rau ăn củ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, mau lớn. Cô cho trẻ quan sát củ hành tây và giới thiệu: Đây là củ hành tây, củ hành tây có màu vàng nhạt, củ hành tây dạng hình tròn. Hành tây cũng là loại rau ăn củ, khi ăn phải rửa sạch, gọt bỏ vỏ, dùng để xào nấu với thịt ăn rất tốt, củ hành tây có nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng rất có ích cho sức khỏe con người. Các con nên ăn nhiều loại rau ăn củ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, mau lớn. Thứ 6: Trò chơi “ chiếc túi kì lạ ” Cho trẻ chơi trò chơi ″ Chiếc túi kỳ lạ ″ Giới thiệu cách chơi: Cô cho trẻ lên nhăm mắt lại sau đó lấy từ chiếc túi kỳ lạ một loại rau củ và cho trẻ đoán xem có những loại rau củ gì? ( củ cà rốt, củ cải trắng, củ dền, củ sắn, củ hành) Các loại rau củ muốn ăn được thì phải làm gì? Ăn rau củ rất tốt cho cơ thể chúng ta, nhưng trước khi ăn thì các con nhớ gọt vỏ, rữa sạch sau đó nấu chín thì mới ăn nhe các con. 2. THỂ DỤC SÁNG Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn và đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, trở về đội hình ba hàng ngang. Trọng động: Động tác 1: Vẫy hoa + TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm hoa, thả xuôi. + Giơ tay lên vẫy hoa. + Về TTCB. Động tác 2: Lưng bụng + TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm 2 cành hoa, thả xuôi. + Cúi đặt chạm cành hoa xuống sàn. + Về TTCB. Động tác 3: Trồng hoa. + TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm 2 cành hoa, thả xuôi. + Ngồi xổm, gõ cành hoa xuống sàn nhà. + Về TTCB. ( Thực hiện 4 lần 4 nhịp) Hồi tỉnh: Cho cháu đi vòng tròn kết hợp hít thở nhẹ nhàng. 3. HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP PTTC: Đi theo đường gấp khúc ( t2). + Tích hợp: TC: Gà trong vườn rau. PTNN: Dạy thơ “ Củ cà rốt” Trò chơi: Gieo hạt. PTTM: Dạy hát: Em ra vườn rau. TC: Tiếng của cái gì? PTNT: NB_PB: To, nhỏ. Trò chơi: Gieo hạt. PTTM: Tạo hình: Nặn củ cà rốt. 4. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Oẳn tù tì Chơi tự do Đọc diễn cảm bài thơ : “ Củ cà rốt” Chơi tự do Trò chơi “Mèo đuổi chuột“ Nhảy lò cò. Chơi tự do Kéo co Chơi tự do 5. HOẠT ĐỘNG GÓC Học tập: Xem tranh các loại rau ăn củ. Nghệ thuật: Tô màu củ cà rốt. Xây dựng: Trồng rau củ Học tập: Xem tranh các loại rau ăn củ. Phân vai: Cửa hàng bán rau củ. Văn nghệ: Ca hát bài “Em ra vườn rau ” Học tập: Xem tranh các loại rau ăn củ. Xây dựng: Trồng rau củ Nghệ thuật: Tô màu củ cà rốt. Học tập: Xem tranh các loại rau ăn củ. Phân vai: Cửa hàng bán rau củ. Văn nghệ: Ca hát bài “Em ra vườn rau ” Học tập: Xem tranh các loại rau ăn củ. Xây dựng: Trồng rau củ Nghệ thuật: Tô màu củ cà rốt. 6. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn tập: Tô màu củ dền. Đọc đồng dao: Lúa ngô là cô đậu nành. “Em ra vườn rau ” Ôn tập: Đi theo đường gấp khúc. Ôn luyện: Nặn củ cà rốt. 7. TRẢ TRẺ Cô nhận xét cháu ngoan trong buổi Hát bài ″ Đi học về ″ Phát cờ cho bé ngoan Trẻ tự nhận đồ dùng cá nhân Trả trẻ tận tay phụ huynh ( Có thể trao đổi tình hình sức khỏe và học tập của trẻ trong buổi) KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ hai ngày 09 tháng 03 năm 2015 Sỉ số lớp:............. Vắng:........... Có phép:...... Không phép:....... Lý do:........................................................................................................ Hoạt động chung: Thể dục Lĩnh vực: Phát triển thể chất ĐỀ TÀI: ĐI THEO ĐƯỜNG GẤP KHÚC ( T2) Trò chơi: Gà trong vườn rau. 1. Mục đích: Trẻ biết tên vận động “ đi theo đường gấp khúc”, hiểu và thực hiện được vận động “đi theo đường gấp khúc”. Rèn luyện cho trẻ tư thế đi đúng hướng, không chạm vạch. Trẻ tích cực tham gia vận động. Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh. 2. Chuẩn bị: Mô hình ngôi nhà búp bê. Vẽ đường gấp khúc, đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi. Trống lắc 3. Tiến trình hoạt động: PTTC: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Mở đầu hoạt động: Cô hát bài “ Em ra vườn rau” cho trẻ nghe. Chúng mình vừa nghe bài hát gì? Bài hát nói về vườn nhà của bạn trồng rất nhiều loại rau, các bạn chăm sóc và tưới nước cho vườn rau nhà mình luôn tươi tốt đấy các con. Rau ăn củ có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp cho cơ thể khỏe mạnh, mau lớn. Nhưng ngoài việc ăn uống đủ chất các con cũng phải thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh nhe. Cô giới thiệu tên đề tài “ Đi theo đường gấp khúc” b. Hoạt động trọng tâm: Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn hít thở, kết hợp đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó, xếp hàng dãn cách đều . Trọng động: Bài tập phát triển chung: Tập với cành hoa. Động tác 1: Vẫy hoa + TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm hoa, thả xuôi. + Giơ tay lên vẫy hoa. + Về TTCB. Động tác 2: Lưng bụng + TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm 2 cành hoa, thả xuôi. + Cúi đặt chạm cành hoa xuống sàn. + Về TTCB. Động tác 3: Trồng hoa. + TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm 2 cành hoa, thả xuôi. + Ngồi xổm, gõ cành hoa xuống sàn nhà. + Về TTCB. Vận động cơ bản: Các con ơi Hôm nay là sinh nhật của bạn búp bê, bạn búp bê có mời lớp mình đến nhà bạn để dự sinh nhật nhưng đoạn đường đến nhà bạn búp bê có rất nhiều gấp khúc. Vì vậy các con cẩn thận kẻo chạm vào những vạch của con đường nhé Vậy trước khi đi, cô dạy các con thực hiện bài vận động đi theo đường gấp khúc nhé. Cô thực hiện lần 1 và giải thích cho trẻ nghe: Cô đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh cô bắt đầu đi trong đường gấp khúc, khi đi mắt nhìn về phía trước, chân không dẫm lên vạch. Cô cho 1 trẻ lên tập thử cho các bạn xem. Khi trẻ tập cô chú ý sửa sai cho trẻ. Cô cho lớp thực hiện, khi trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên khi trẻ thực hiện. Cô vừa cho các con làm gì? Giáo dục: không chen lấn, xô đẩy bạn. Trò chơi “ Gà trong vườn rau” Cô giới thiệu tên trò chơi “ Gà trong vườn rau” . Cách chơi: Cô là “gà mẹ”, các con là “ gà con” đi vào vườn rau chơi. Khi thấy người coi vườn “ xuỵt, xuỵt” cầm cây đuổi thỉ các chú gà phải chạy thật nhanh ra khỏi vườn rau. Cô cho trẻ chơi 23 lần Cô hỏi lại tên trò chơi. Hồi tĩnh: Cô cho cháu đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng. C. Kết thúc hoạt động: Cô nhắc lại tên đề tài. Giáo dục: Trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh mau lớn, ít bị ốm, ít bị bệnh hơn. Nhận xét, tuyên dương trẻ. Trẻ lắng nghe. Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ làm theo cô. Trẻ làm theo cô. 2 lần 4 nhịp. 2 lần 4 nhịp. 4 lần 4 nhịp. Trẻ lắng nghe. Trẻ quan sát, lắng nghe. 1 trẻ làm theo cô, các trẻ khác quan sát. Trẻ thực hiện. Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ thực hiện. Trẻ trả lời. Trẻ đi nhẹ nhàng. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Nội dung đánh giá cuối ngày Hoạt động chung:…………………………..................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................

Nhóm 24- 36 tháng Chủ đề: Cây bong hoa đẹp Thời gian thực hiện 06 tuần từ tuần 25 đến tuần 30 ( Ngày 02/03/2015 đến 10/04/2015) MỘT SỐ LOẠI HOA: ( 02/03/2015 đến 06/03/2015) - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc, mùi thơm, công dụng của các loại hoa - Trẻ biết lợi ích của các loại hoa - Trẻ biết quan sát, nhận xét, so sánh được đặc điểm giống khác của loại hoa - Trẻ biết ngày 08/03 ngày Quốc tế phụ nữ, biết ý nghĩa của ngày 08/03 - Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các loài hoa CÁC LOẠI RAU ĂN CỦ: (09/03/2015 đến 13/03/2015) - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc các bộ phận của rau ăn củ - Trẻ biết giá trị dinh dưỡng của các loại rau ăn củ - Phân biệt được to, nhỏ - Cách sử dụng rau ăn củ một cách an toàn - Giáo dục trẻ ăn nhiều loại rau củ tốt cho sức khỏe CÁC LOẠI RAU ĂN LÁ: ( 16/03/2015 đến 20/03/2015) - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, các bộ phận của rau ăn lá - Trẻ biết giá trị dinh dưỡng của các loại rau ăn lá - Biết phân biệt được các phía: phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau - Cách sử dụng rau ăn lá một cách an toàn - Giáo dục trẻ ăn nhiều loại rau tốt cho sức khỏe CÁC LOẠI RAU ĂN QUẢ: ( 23/03/2015 đến 27/03/2015) - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc các bộ phận của rau ăn quả - Trẻ biết giá trị dinh dưỡng của các loại rau ăn quả - Cách sử dụng rau ăn quả một cách an toàn - Giáo dục trẻ ăn nhiều loại rau quả tốt cho sức khỏe BÉ YÊU CÂY XANH: ( 30/03/2015 đến 03/04/2015) - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc các bộ phận của xanh - Biết lợi ích của xanh môi trường sống - Trẻ biết chăm sóc bảo vệ xanh, bảo vệ môi trường sống - Giáo dục trẻ biết yêu quý các loại bảo vệ môi trường MỘT SỐ LOẠI TRÁI CÂY: ( 06/04/2015 đến 10/04/2015) - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc, mùi vị các bộ phận của một số loại trái - Biết giá trị dinh dưỡng của một số loại trái - Trẻ biết quan sát, nhận xét, so sánh được đặc điểm giống khác của loại quả - Giáo dục trẻ ăn nhiều trái tốt cho sức khỏe, biết sử dụng trái an toàn Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng Mục tiêu Phát triển thể chất: a) Phát triển vận động: - Giúp trẻ phát triển các cử động của các hô hấp Nội dung Hoạt động - Dạy trẻ thực hiện các tập: hô hấp, tay vai, bụng lườn, chân - Trẻ thực hiện theo động tác theo nhịp đếm hiệu lệnh * TDS: Các tập nhóm cơ, hô hấp: - Tập với cành hoa, tập với quả, cao thấp * HĐH: Bài tập phát triển chung: Tập với cành hoa, tập với quả, cao thấp * Thực hiện vận động bản: - Trẻ được theo đường gấp - Dạy trẻ cách giữ thăng khúc bằng không chạm vào vạch - Trẻ biết bò thấp chui qua - Biết phối hợp tay chân để cổng bò được qua cổng, bò thẳng hướng không chạm vào cổng - Trẻ biết đều bước - Dạy trẻ biết phối hợp tay, thực hiện hết đoạn đường chân nhịp nhàng, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi xuống - Trẻ có khả phối hợp - Dạy trẻ biết cách cầm bút khéo léo cử động bàn tay, co tô màu các loại hoa, quả, lá duỗi các ngón tay, phối hợp các giác quan các hoạt - Dạy trẻ nhồi đất, chia đất, động: nhào đất nặn, xếp xoay tròn hình, tô màu, dán hình, lật - Dạy trẻ đặt cạnh nhau, sách xếp chồng lên - Dạy trẻ biết thoa hồ dán hình a) Dinh dưỡng sức khỏe: - Trẻ biết ăn nhiều món ăn chế biến từ rau, củ quả, các loại trái tốt cho sức khỏe Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp - Dạy trẻ biết các món ăn từ rau củ quả có nhiều dinh dưỡng sức khỏe người - Dạy trẻ ăn nhiều trái có nhiều chất vitamin giúp thể khỏe mạnh * HĐH: - Đi theo đường gấp khúc * HĐH: Bò thấp chui qua cổng * HĐH: Đi đều bước * HĐG: Tô màu các loại hoa, lá, rau củ quả, trái * HĐH: Tô màu quả bí * HĐH: Nặn củ cà rốt, quả cam * HĐG: Nặn chùm quả * HĐG: Xây dựng vườn ăn quả, hàng rào, vườn rau, vườn hoa * HĐG: Dán quả cho cây, Dán lá cho xanh * TCTV, HĐH: - Trò chuyện về các món ăn được chế biến từ rau, củ, quả - Trò chuyện về các loại trái CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng Phát triển ngôn ngữ: - Nghe làm được các yêu cầu của cô - Hiểu thực hiện được các yêu cầu của cô - Trẻ nói to rõ các từ tên gọi, đặc điểm, màu sắc, mùi vị của các loại hoa, quả - Nhận biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc, mùi vị của các loại hoa, quả - Trẻ nói to rõ các từ tên gọi, đặc điểm, màu sắc các bộ phận của một số loại rau, củ, quả, xanh - Nhận biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc các bộ phận của một số loại rau, củ, quả, xanh - Đọc thuộc thơ, đồng dao - Dạy trẻ đọc thuộc thơ, đồng dao, đọc từng từ, từng câu đọc trọn vẹn thơ, đồng dao - Nghe, hiểu nội dung truyện, nói được tên truyện tên nhân vật truyện Phát triển nhận thức: - Nhận biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc các bộ phận của một số loại rau, củ, quả, xanh - Nhận biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc, mùi vị của các loại hoa, quả - Nhận biết phân biệt được các phía - Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện, trả lời câu hỏi có hướng dẫn của cô - Nhận biết phân biệt Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp - Dạy trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc các bộ phận của một số loại rau, củ, quả, xanh - Dạy trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc mùi vị của các loại hoa, quả - Dạy trẻ nhận biết phía trên, phía dưới; phía trước, phía sau - Biết phân biệt được to, * HĐNT, HĐH: - Các trò chơi dân gian: Kéo co, oẳn tù tì, mèo đuổi chuột, nhảy lò cò - Các trò chơi: Gieo hạt, Tiếng của cái gì, Tai tinh, Ai chọn đúng, Ai đoán đúng, Hoa biến mất, Quả gì biến mất * TCTV, HĐG: -Trò chuyện về một số loại hoa, quả - Học tập: Xem tranh các loại hoa, quả * TCTV, HĐG: -Trò chuyện về một số loại rau củ quả, xanh - Học tập: Xem tranh các loại rau củ quả, xanh * HĐH, TCTV, HĐC - Thơ: Hoa nở, Củ cà rốt, Rau ngót rau đay, Hoa kết trái, Màu của quả - Đồng dao: Lúa ngô cô đậu nành, Trồng đậu trồng cà, Mít mật mít dai - Kể chuyện: Cây táo * HĐH, HĐC: - NBTN: Cà rốt, củ dền; rau muống, rau lang Quả bí, quả bầu Trò chuyện về xanh môi trường sống - NBTN: Quả dưa hấu, quả bưởi Hoa hồng, hoa cúc * HĐH, HĐC: - NB_PB: Phía ,phía dưới; phía trước, phía sau - NB_PB: To, nhỏ CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng được to, nhỏ Phát triển tình cảm, kĩ xã hội thẩm mĩ: - Trẻ biết tỏ thái độ thể hiện tình cảm của trẻ các loài - Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản - Trẻ biết tên hát, thuộc được hát - Trẻ thể hiện cảm xúc phù hợp qua các hát, vận động sáng tạo theo nhạc hát - Nghe được âm to nhỏ, phân biệt được âm của loại nhạc cụ Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp nhỏ của các loại củ - Dạy trẻ biết chăm sóc bảo vệ các loài cây: không hái hoa, ngắt lá, bẻ cành, tưới nước cho - Dạy trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp: Biết chào nói cảm ơn người mua hàng người xung quanh - Dạy trẻ nhận biết tên hát, dạy trẻ hát, hát thuộc lời hát * TCTV, HĐH, HĐG, HĐC: - Trò chuyện về xanh môi trường sống - Trò chuyện về một số loài hoa, ăn quả - Học tập: Xem tranh một số loài hoa, ăn quả - NBTN: Hoa hồng, hoa cúc * Phân vai: Cửa hàng bán hoa, trái cây, bán rau củ quả, làm bác nông dân * HĐH, HĐG, HĐC: - Hoa bé ngoan, Lý Bắp cải xanh Hoa kết trái Bầu bí Lá xanh, Lý xanh, Em vườn rau, Quả, Lý rẫy lý vườn -Thực hiện vận động theo - Góc văn nghệ: Ca hát các bài: giai điệu hát, biết lắc lư, Hoa bé ngoan, Lý bông, Bắp vỗ tay nghe hát cải xanh Quả, Bầu bí, Lý xanh, em vườn rau biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề - Biết tên nhạc cụ, khác - Trò chơi âm nhạc: Tai tinh, của âm to nhỏ, Ai đoán đúng Tiếng của cái gì? phân biệt âm của Đoán tên bạn hát loại nhạc cụ CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ LOẠI HOA Thời gian từ 02/03 – 06/03/2015 I MỤC TIÊU 1/ Phát triển thể chất: a) Phát triển vận động: - Trẻ thực hiện được tập phát triển chung: tập với cành hoa thực hiện được vận động bản: “Đi theo đường gấp khúc” - Trẻ biết cách thực hiện đúng yêu cầu của vận động, phối hợp tay chân nhịp nhàng theo đường gấp khúc không dẫm lên vạch - Trẻ hứng thú tham gia học tập, tập thể dục để có sức khỏe tốt - Biết chơi các trò chơi vận động, phản ứng nhanh với tín hiệu của trò chơi - Trẻ biết phối hợp các bộ phận của thể: tay chân, mắt để thực hiện các trò chơi vận động, phản ứng nhanh với tín hiệu của trò chơi, xây vườn hoa b) Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe: - Trẻ biết thường xuyên luyện tập thể dục để rèn luyện sức khỏe 2/ Phát triển nhận thức: - Trẻ gọi đúng tên nhận xét được đặc điểm, màu sắc, mùi thơm của hoa cúc, hoa hồng - Trẻ biết so sánh đặc điểm giống khác của loại hoa - Rèn kĩ quan sát, nhận xét về các loài hoa - Trẻ hứng thú tham gia học tập, biết chăm sóc hoa, không ngắt lá bẻ cành hoa - Biết được một số đồ dùng phục vụ cho nghề chăm sóc, xây dựng vườn hoa cửa hàng bán hoa - Trẻ ghi nhớ một cách có chủ định, húng thú trả lời câu hỏi của Cô, rèn luyện tính nhanh nhẹn cho trẻ 3/ Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ lắng nghe hiểu được nội dung thơ về một số loại hoa - Rèn cho trẻ kỹ đọc thuộc thơ Đọc rõ lời, biết thể hiện cảm xúc qua thơ - Rèn cho trẻ kỹ chú ý lắng nghe cô đọc thơ - Trẻ chú ý tham gia trò chuyện cùng cô, cùng bạn; mạnh dạn trả lời câu hỏi theo hiểu biết của trẻ - Rèn cho trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện được các hát về chủ đề một cách tự nhiên, hát đúng lời - Biết nhận xét sản phẩm tạo hình của mình của bạn Giáo viên: Phạm Thùy Linh CĐ: Cây và những hoa đẹp Nhóm 24- 36 tháng - Trẻ hứng thú trả lời câu hỏi, chú ý lắng nghe thực hiện theo yêu cầu của cô 4/ Phát triển tình cảm- xã hội- thẫm mỹ: - Trẻ có ý thức tham gia các hoạt động, mạnh dạn lịch giao tiếp thể hiện vai chơi bán mua hàng - Thích tô màu, biết giữ gìn sản phẩm của mình bạn - Trẻ biết bảo vệ chăm sóc các loài hoa - Trẻ biết chú ý lắng nghe nhạc, có cảm xúc nghe giai điệu hát: lắc lư, vỗ tay theo nhạc - Cảm nhận được tình cảm thông qua nhịp điệu, vần điệu của hát, thơ, tranh ảnh, môi trường gần gũi Tạo cho trẻ hứng thú nghe cô hát, đọc thơ vận động theo nhạc - Biết ngày 08/03 ngày Quốc tế phụ nữ, trẻ biết kính trọng yêu quý mẹ, bà cô giáo II CHUẨN BỊ: - Hoa hồng, hoa cúc thật, bình hoa - Tranh ảnh hoa hồng, hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa mai - Rổ đựng hoa hồng, hoa cúc cho trẻ - Tranh minh họa thơ - Bút màu, tranh rỗng hình hoa - Ti vi, đầu đĩa, hát hoa bé ngoan, lý - Vẽ đường gấp khúc rộng 50 cm có điểm dích dắc, khoảng cách các điểm, dích dắc 2,5 m - Mô hình nhà búp bê - Mỗi trẻ bộ xâu hình hoa - Tranh ảnh một số loại hoa, tranh rỗng hình hoa cho trẻ tô màu - Bút màu, chậu hoa các loại bằng đồ chơi - Khối gỗ, cổng vườn hoa III CÁC HOẠT ĐỘNG: Thời điểm Thứ hai 02/02 Thứ ba 03/02 Thứ tư 04/02 Thứ năm 05/02 Thứ sáu 06/02 Hoạt động HOẠT * Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định ĐỘNG: - Điểm danh kiểm tra giáo dục vệ sinh * ĐÓN TRẺ * Thứ 2, thứ 3: Trò chuyện về loài hoa sống nước: - Cô đọc cho trẻ nghe thơ : Hồ sen * TRÒ - Các vừa nghe cô đọc thơ gì? CHUYỆN - Bài hát nói về hoa gì? - Cho trẻ xem tranh hoa sen - Cho cháu gọi tên từng bộ phận của hoa sen - Cô giới thiệu về công dụng của hoa sen Hoa sen có lợi ích gì? Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng - Hoa sen sống ở đâu? - Hoa sen sống nước vì các không được đưa tay xuống hái hoa sen rất nguy hiểm, hoa còn có ích tô đẹp thêm cho cuộc sống chúng ta, vì các phải yêu hoa chăm sóc bảo vệ hoa, không ngắt lá bẻ cành nhe! - Ngoài hoa Sen sống nước còn có hoa súng, hoa lục bình cũng sống nước ( Cô cho trẻ kết hợp xem tranh) - Cho cháu gọi tên từng bộ phận của hoa súng, hoa lục bình - Cô giới thiệu về công dụng của hoa súng, hoa lục bình Hoa súng, hoa lục bình có lợi ích gì? - Hoa súng, hoa lục bình sống ở đâu? - Hoa súng, hoa lục bình sống nước vì các không được đưa tay xuống hái hoa súng, hoa lục bình rất nguy hiểm, hoa lục bình còn ăn được, vì các phải yêu hoa chăm sóc bảo vệ hoa, không ngắt lá bẻ cành nhe! * Thứ 4: Trò chuyện về hoa đồng tiền Nhìn xem! Nhìn xem! - Xem cô có tranh gì? - Các nhìn xem hoa gì? Cô vào các bộ phận của hoa gọi tên cho trẻ biết - Cánh hoa to hay nhỏ các con? - Số lượng cánh hoa thế nào? Nhiều hay ít? - Cánh hoa có màu gì? - Ở hoa có gì? - Hoa rất đẹp đó các con, hoa còn tô đẹp thêm cho cuộc sống chúng ta, vì các phải yêu hoa chăm sóc bảo vệ hoa, không ngắt lá bẻ cành nhe! * Thứ tư: Trò chuyện về hoa huệ Nhìn xem! Nhìn xem! - Xem cô có tranh gì? - Đây hoa huệ Cô vào các bộ phận của hoa gọi tên cho trẻ biết - Cánh hoa to hay nhỏ? Số lượng cánh hoa ít hay nhiều? - Hoa huệ có màu gì? Hoa huệ có thơm không? - Hoa huệ dùng để trưng bày nhà cho đẹp, hay ngày lễ, ngày tết cho nhà cửa thêm đẹp - Hoa huệ còn có rất nhiều màu: màu tím, màu đỏ, màu trắng, màu vàng - Hoa rất đẹp đó các con, hoa còn tô đẹp thêm cho cuộc sống chúng ta, vì các phải yêu hoa chăm sóc bảo vệ hoa, không ngắt lá bẻ cành nhe! * Thứ 5: Trò chuyện về hoa lan - Cô cho trẻ xem tranh hoa lan giới thiệu: - Đây hoa lan Cô vào các bộ phận của hoa gọi tên cho trẻ biết - Cánh hoa to hay nhỏ? Số lượng cánh hoa ít hay nhiều? - Hoa lan có màu gì? Hoa lan có thơm không? - Hoa lan dùng để trưng bày nhà cho đẹp, hay ngày lễ, ngày Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng tết cho nhà cửa thêm đẹp - Hoa lan còn có rất nhiều màu: màu tím, màu đỏ, màu trắng, màu vàng, màu cam - Hoa có đẹp không các con? Vậy các có được hái hoa, bẻ cành không? Tại sao? * Thứ 6: Trò chuyện về ngày 08/03 - Cô hát cho trẻ nghe hát: Quà mồng 08 tháng 03 - Các vừa nghe hát gì? - Bài hát nói về ngày mồng tháng 3, đó ngày Quốc tế phụ nữ, ngày dành riêng cho các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái lớp - Ngày mùng 8/3 mọi người thường tổ chức hoạt động tặng hoa cho các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái lớp - Cho trẻ xem hình ảnh bé tặng hoa cô giáo - Các xem cô còn có tranh gì đây? - Bé tặng hoa cô giáo nhân ngày gì? - Cô giáo người hàng ngày quan tâm chăm sóc, dạy dỗ các để thể hiện tình cảm của mình ngày mồng 8/ các bạn nhỏ đã mang bó hoa tươi thắm đến tặng cô giáo - Các bạn nhỏ tranh tặng hoa cho cô giáo, thế còn các có ý định tặng gì cho cô giáo của mình ngày mồng 8/3 không? - Các phải chăm ngoan, học giỏi, nghe lời cô, nghe lời mẹ đó món quà quý giá nhất để tặng cô đó - Cho trẻ xem hình ảnh bé tặng hoa cho mẹ - Em bé làm gì? - Vì bé lại tặng hoa cho mẹ? - Mẹ người sinh các con, nuôi các khôn lớn để tỏ lòng biết ơn công lao của mẹ ngày mùng 8/3 bé đã chọn hoa đẹp nhất tặng cho mẹ - Thế còn các có dự định tặng gì cho mẹ vào ngày mùng 8/3 - Ngoài tặng hoa, tặng quà cho cô giáo, cho mẹ, ngày 8/3 các còn tặng quà cho gia đình? THỂ DỤC SÁNG * Khởi động: Cho trẻ vòng tròn các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, trở về đội hình ba hàng ngang * Trọng động: - Động tác 1: Vẫy hoa + TTCB: Đứng tự nhiên, tay cầm hoa, thả xuôi + Giơ tay lên vẫy hoa + Về TTCB - Động tác 2: Lưng bụng + TTCB: Đứng tự nhiên, tay cầm cành hoa, thả xuôi + Cúi đặt chạm cành hoa xuống sàn Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng + Về TTCB - Động tác 3: Trồng hoa + TTCB: Đứng tự nhiên, tay cầm cành hoa, thả xuôi + Ngồi xổm, gõ cành hoa xuống sàn nhà + Về TTCB ( Thực hiện lần nhịp) * Hồi tỉnh: Cho cháu vòng tròn kết hợp hít thở nhẹ nhàng HOẠT - PTNT: - PTNN: - PTTM: - PTTC: ĐỘNG NB_TN: Dạy thơ Dạy hát: Đi theo đường CHUNG Hoa hồng, “Hoa nở” Hoa bé gấp khúc ( t1) CÓ MỤC hoa cúc Tích hợp: Tô ngoan + Tích hợp: ĐÍCH Trò chơi: màu Nghe hát: TC: Gà HỌC TẬP Hoa hoa Lý vườn hoa biến mất TC: Đoán tên bạn hát HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HOẠT ĐỘNG GÓC HOẠT ĐỘNG CHIỀU TRẢ TRẺ - Kéo co - Oẳn tù tì - Chơi tự - Chơi tự - Trò chơi - Đọc diễn cảm “Mèo đuổi thơ : Hoa chuột“ nở - Chơi tự - Học tập: - Học tập: - Học tập: - Học tập: Xem Tìm tranh Xem tranh về Tìm tranh tranh về một số về một số một số loại về một số loại hoa loại hoa hoa loại hoa - Nghệ - Phân vai: - Xây dựng: - Phân vai: thuật: Cửa hàng Xây vườn Cửa hàng bán Tô màu bán hoa hoa hoa hoa - Văn nghệ: - Nghệ - Văn nghệ: - Xây dựng: Ca hát “ thuật: Tô Ca hát “ Xây vườn Hoa bé màu Hoa bé ngoan” hoa ngoan” hoa Ôn tập: Tìm Đọc diễn Ca hát “ Ôn tập: Đi theo tranh lô tô cảm thơ Hoa bé đường gấp hoa hồng, “Hoa nở” ngoan ” khúc hoa cúc - PTNT: HĐVĐV: Xâu vòng hoa tặng cô ngày 08/03 Tích hợp: Nghe hát: Lý - Nhảy lò cò - Chơi tự - Học tập: Tìm tranh về một số loại hoa Xây dựng: Xây vườn hoa - Nghệ thuật: Tô màu màu hoa Ôn luyện: Xâu vòng hoa tặng cô ngày 08/03 - Cô nhận xét cháu ngoan buổi - Hát ″ Đi học về ″ - Phát cờ cho bé ngoan - Trẻ tự nhận đồ dùng cá nhân - Trả trẻ tận tay phụ huynh ( Có thể trao đổi tình hình sức khỏe học tập của Giáo viên: Phạm Thùy Linh CĐ: Cây và những hoa đẹp Nhóm 24- 36 tháng trẻ buổi) KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ hai ngày 02 tháng 03 năm 2015 Sỉ số lớp: Vắng: Có phép: Không phép: Lý do: Hoạt động chung: Nhận biết_tập nói Lĩnh vực: Phát triển nhận thức ĐỀ TÀI: NBTN: HOA HỒNG, HOA CÚC Trò chơi: Hoa biến mất Mục đích: - Trẻ nhận biết gọi đúng tên hoa hồng, hoa cúc - Trẻ nhận biết đặc điểm các bộ phận của hoa hồng, hoa cúc - Trẻ nhận biết màu sắc, mùi thơm lợi ích của hoa hồng, hoa cúc - Rèn cho trẻ phát âm đúng, to, rõ từng lời - Mở rộng vốn từ cho trẻ, rèn cho trẻ nói đủ câu - Giáo dục trẻ biết chăm sóc yêu quý các loài hoa Chuẩn bị: - Hoa hồng, hoa cúc thật, bình hoa - Tranh ảnh hoa hồng, hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa mai - Rổ đựng hoa hồng, hoa cúc cho trẻ Tiến trình hoạt động: PTNT: Hoạt động của cô Hoạt động của tre a Mở đầu hoạt động: - Các ơi, hôm sinh nhật của bạn búp bê, cô cháu mình cùng chọn hoa hồng, hoa cúc đến tặng cho bạn búp bê nhe - Để biết hoa hồng, hoa cúc thế thì hôm cô dạy cho các nhận biết hoa hồng, hoa cúc nhe! b Hoạt động trọng tâm: * Nhận biết hoa hồng: Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp 10 - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng Thời gian từ ngày 16/03 đến ngày 20/03/2015 I MỤC TIÊU 1/ Phát triển thể chất: a) Phát triển vận động: - Trẻ thực hiện được tập phát triển chung: Cây ao thấp thực hiện được vận động bản: Bò thấp chui qua cổng - Trẻ biết cách thực hiện đúng yêu cầu của vận động, phối hợp tay chân nhịp nhàng bò thấp chui qua cổng không làm ngã cổng - Trẻ hứng thú tham gia học tập, tập thể dục để có sức khỏe tốt - Biết chơi các trò chơi vận động, phản ứng nhanh với tín hiệu của trò chơi - Trẻ biết phối hợp các bộ phận của thể: tay chân, mắt để thực hiện các trò chơi vận động, phản ứng nhanh với tín hiệu của trò chơi b) Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe: - Trẻ ăn rau xanh có nhiều chất dinh dưỡng giúp thể khỏe mạnh rửa rau thật sạch trước ăn 2/ Phát triển nhận thức: - Trẻ gọi đúng tên, nhận xét được đặc điểm các bộ phận của một số loại rau ăn lá - Trẻ biết giá trị dinh dưỡng của các loại rau ăn lá - Biết được một số đồ dùng phục vụ cho nghề trồng rau ăn lá - Biết phân biệt được các phía: trên, dưới, phải, trái - Trẻ ghi nhớ một cách có chủ định, húng thú trả lời câu hỏi của Cô, rèn luyện tính nhanh nhẹn cho trẻ - Trẻ biết gọi được tên một số rau ăn lá qua tranh, ảnh 3/ Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ lắng nghe hiểu được nội dung thơ, đồng dao - Rèn cho trẻ kỹ đọc thuộc thơ, đồng dao Đọc rõ lời, biết thể hiện cảm xúc qua thơ - Trẻ phát âm đúng tên gọi của một số loại rau ăn lá - Rèn cho trẻ kỹ chú ý lắng nghe cô đọc thơ, đồng dao - Trẻ chú ý tham gia trò chuyện cùng cô, cùng bạn; mạnh dạn trả lời câu hỏi theo hiểu biết của trẻ - Rèn cho trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện được các hát về chủ đề một cách tự nhiên, hát đúng lời - Biết nhận xét sản phẩm tạo hình của mình của bạn - Trẻ hứng thú trả lời câu hỏi, chú ý lắng nghe thực hiện theo yêu cầu của cô 4/ Phát triển tình cảm- xã hội- thẫm mỹ: - Trẻ có ý thức tham gia các hoạt động, mạnh dạn lịch giao tiếp thể hiện vai chơi bán mua hàng - Thích tô màu, biết giữ gìn sản phẩm của mình bạn - Trẻ biết trồng chăm sóc các loại rau ăn lá Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp 36 CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng - Trẻ biết chú ý lắng nghe nhạc, có cảm xúc nghe giai điệu hát: lắc lư, vỗ tay theo nhạc - Cảm nhận được tình cảm thông qua nhịp điệu, vần điệu của hát, thơ, tranh ảnh, môi trường gần gũi Tạo cho trẻ hứng thú nghe cô hát, đọc thơ vận động theo nhạc II CHUẨN BỊ: III CÁC HOẠT ĐỘNG: Thời điểm Thứ hai 16/03 Thứ ba 17/03 Thứ tư 18/03 Thứ năm 19/03 Thứ sáu 20/03 Hoạt động HOẠT * Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định ĐỘNG: - Điểm danh kiểm tra giáo dục vệ sinh * ĐÓN TRẺ * Thứ 2: Trò chuyện về bắp cải - Cô cho trẻ quan sát bắp cải giới thiệu với trẻ: Đây bắp cải * TRÒ - Cô vào các bộ phận của bắp cải gọi tên: CHUYỆN + Đây lá của bắp cải, lá có màu xanh chiếc lá xếp lại thành vòng trỏn nên bắp cải có dạng hình tròn + Bên phần gốc, ăn chúng mình ăn phần lá nên gọi bắp cải rau ăn lá - Khi ăn bắp cải, chúng mình phải ngâm nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch lại với nước, đem xào hoặc luộc hay nấu canh ăn rất ngon - Bắp cải ăn rất ngon bổ dưỡng, có nhiều chất đạm vitamin, chất xơ giúp tiêu hóa tốt Các ăn nhiều bắp cải tốt cho sức khỏe nhe! * Thứ 3: Trò chuyện về rau ngót - Cô cho trẻ quan sát rau ngót giới thiệu với trẻ: Đây rau ngót - Cô vào các bộ phận của rau ngót gọi tên: + Phần gốc: mọc ở đất để nuôi + Phần ngọn: thân lá có màu xanh - Khi ăn rau ngót, các nhớ bỏ phần gốc, sau đó ngắt bỏ lá sâu, lá vàng úa, chúng ta ăn phần lá, thân cứng nên không ăn được, trước nấu canh phải rửa cho thật sạch được ăn nhe - Rau ngót để nấu canh với thịt ăn rất ngon bổ dưỡng Rau ngót có nhiều chất đạm, can xi chất xơ giúp tiêu hóa tốt * Thứ 4: Trò chuyện về rau thơm: - Cô cho trẻ quan sát rau thơm giới thiệu với trẻ: Đây rau thơm - Cô vào các bộ phận của rau thơm gọi tên: + Phần gốc: mọc ở đất để nuôi + Phần ngọn: thân lá có màu xanh Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp 37 CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng - Khi ăn rau thơm, các nhớ bỏ phần gốc, sau đó ngắt bỏ lá sâu, lá vàng úa, chúng ta ăn phần lá, thân cứng nên không ăn được, trước ăn phải rửa cho thật sạch được ăn nhe - Rau thơm để ăn sống, chấm với nước cá, thịt kho, rau thơm có nhiều chất chất xơ giúp tiêu hóa tốt chất vitamin * Thứ tư: Trò chuyện về rau cần - Cô cho trẻ quan sát rau cần giới thiệu với trẻ: Đây rau cần - Cô vào các bộ phận của rau cần gọi tên: + Phần gốc: mọc ở đất để nuôi + Phần ngọn: thân lá có màu xanh - Khi ăn rau cần, các nhớ bỏ phần gốc, sau đó ngắt bỏ lá sâu, lá vàng úa, chúng ta ăn phần thân lá, trước xào hoặc nấu canh phải rửa cho thật sạch được nhe - Rau cần để nấu canh hoặc xào chung với thịt, mực ăn rất ngon bổ dưỡng - Rau cần có nhiều chất đạm, can xi chất xơ giúp tiêu hóa tốt * Thứ 5: Trò chuyện về cải xanh: - Cô cho trẻ quan sát cải xanh giới thiệu với trẻ: Đây cải xanh - Cô vào các bộ phận của cải xanh gọi tên: + Phần gốc: mọc ở đất để nuôi + Phần ngọn: thân lá có màu xanh - Khi ăn cải xanh, các nhớ bỏ phần gốc, sau đó ngắt bỏ lá sâu, lá vàng úa, chúng ta ăn phần lá, trước nấu canh phải rửa cho thật sạch được ăn nhe - cải xanh để nấu canh với thịt ăn rất ngon bổ dưỡng cải xanh có nhiều chất đạm, can xi chất xơ giúp tiêu hóa tốt * Thứ 6: Trò chuyện về rau dền: - Cô cho trẻ quan sát rau dền giới thiệu với trẻ: Đây rau dền - Cô vào các bộ phận của rau dền gọi tên: + Phần gốc: mọc ở đất để nuôi + Phần ngọn: thân lá có màu xanh - Khi ăn rau dền, các nhớ bỏ phần gốc, sau đó ngắt bỏ lá sâu, lá vàng úa, chúng ta ăn phần lá, trước nấu canh phải rửa cho thật sạch được ăn nhe - Rau dền để nấu canh với thịt ăn rất ngon bổ dưỡng Rau dền có nhiều chất đạm, can xi chất xơ giúp tiêu hóa tốt * Khởi động: Cho trẻ vòng tròn các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, THỂ trở về đội hình ba hàng ngang * Trọng động: Bài tập phát triển chung: Cây cao thấp DỤC - Động tác hô hấp: trẻ cầm cờ tay, hai cánh tay giang đưa lên xuống, hít mạnh vào thở vài lượt SÁNG - Động tác 1: Cây cao Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp 38 CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng + TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi + “ Cây cao” Trẻ đưa hai tay lên cao + Hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị - Động tác 2: Hái hoa (Tay lưng, bụng) + TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi + Cúi khom người về phía trước Tay phải vờ ngắt hoa + Đứng thẳng lên nói: Hoa đẹp quá - Động tác 3: Cây thấp ( Chân) + TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi + “Cây thấp” Ngồi xổm xuống + Về TTCB ( Thực hiện lần nhịp) * Hồi tỉnh: Cho cháu vòng tròn kết hợp hít thở nhẹ nhàng HOẠT - PTTC: - PTNN: - PTNT: - PTTM: Dạy ĐỘNG Bò thấp Dạy thơ “ HĐVĐV: hát: Bắp cải CHUNG chui qua Bắp cải Xâu vòng xanh CÓ MỤC cổng ( L1) xanh” lá - TC: Tai ĐÍCH TC: Đội Trò chơi: tinh HỌC TẬP nhanh Gieo hạt HOẠT - Oẳn tù tì - Chơi tự - Mèo đuổi - Nhảy lò cò ĐỘNG - Chơi tự - Nhảy lò cò chuột - Chơi tự NGOÀI - Chơi tự TRỜI HOẠT - Học tập: - Học tập: - Học tập: - Học tập: Xem ĐỘNG Xem tranh Xem tranh Xem tranh tranh các loại GÓC các loại rau các loại rau các loại rau rau ăn lá ăn lá ăn lá ăn lá - Phân vai: - Nghệ - Phân vai: - Xây dựng: Cửa hàng bán thuật: Cửa hàng Xây dựng rau xanh Tô màu bán rau xanh vườn rau - Văn nghệ: bắp cải - Văn nghệ: - Nghệ Ca hát - Xây dựng: Ca hát thuật: Tô “Bắp cải Xây dựng “Bắp cải màu bắp xanh” vườn rau xanh” cải HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn luyện: Bò thấp chui qua cổng - Đọc diễn cảm thơ : “ Bắp cải xanh” Đọc đồng dao: Lúa ngô cô đậu nành - Cô nhận xét cháu ngoan buổi 39 Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp Ca hát “Bắp cải xanh” - PTNT: NB_TN: Rau muống, rau lang Trò chơi: Ai chọn đúng - Chơi tự - Oẳn tù tì - Học tập: Xem tranh các loại rau ăn lá - Xây dựng: Xây dựng vườn rau - Nghệ thuật: Tô màu bắp cải Trò chuyện về một số loại rau ăn lá TRẢ CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng TRẺ - Hát ″ Đi học về ″ - Phát cờ cho bé ngoan - Trẻ tự nhận đồ dùng cá nhân - Trả trẻ tận tay phụ huynh ( Có thể trao đổi tình hình sức khỏe học tập của trẻ buổi) KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ hai ngày 16 tháng 03 năm 2015 Sỉ số lớp: Vắng: Có phép: Không phép: Lý do: Hoạt động chung: Thể dục Lĩnh vực: Phát triển thể chất ĐỀ TÀI: BÒ THẤP CHUI QUA CỔNG ( T1) Trò chơi: Đội nhanh Mục đích: - Trẻ biết tên vận động “ Bò thấp chui qua cổng” - Trẻ biết phối hợp tay, chân để thực hiện được vận động - Rèn luyện cho trẻ bò không chạm vào cổng - Trẻ tích cực tham gia vận động - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để thể khỏe mạnh Chuẩn bị: - Mô hình nhà búp bê - Cổng thể dục 02 cái, đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi - Trống lắc Tiến trình hoạt động: PTTC: Hoạt động của cô Hoạt động của tre a Mở đầu hoạt động: - Cô hát “ Em vườn rau” cho trẻ nghe - Chúng mình vừa nghe hát gì? - Bài hát nói về vườn nhà của bạn trồng rất nhiều loại rau, các bạn chăm sóc tưới nước cho vườn rau nhà mình tươi tốt đấy các - Rau ăn củ có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp cho thể khỏe mạnh, mau lớn Nhưng việc ăn uống đủ chất các cũng phải thường xuyên tập Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp 40 - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng thể dục để thể khỏe mạnh nhe - Cô giới thiệu tên đề tài “ Đi theo đường gấp khúc” b Hoạt động trọng tâm: * Khởi động: Cho trẻ vòng tròn hít thở, kết hợp các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm Sau đó, xếp hàng dãn cách đều * Trọng động: Bài tập phát triển chung: Tập với cành hoa - Động tác 1: Vẫy hoa + TTCB: Đứng tự nhiên, tay cầm hoa, thả xuôi + Giơ tay lên vẫy hoa + Về TTCB - Động tác 2: Lưng bụng + TTCB: Đứng tự nhiên, tay cầm cành hoa, thả xuôi + Cúi đặt chạm cành hoa xuống sàn + Về TTCB - Động tác 3: Trồng hoa + TTCB: Đứng tự nhiên, tay cầm cành hoa, thả xuôi + Ngồi xổm, gõ cành hoa xuống sàn nhà + Về TTCB * Vận động bản: - Các ơi! Hôm sinh nhật của bạn búp bê, bạn búp bê có mời lớp mình đến nhà bạn để dự sinh nhật đoạn đường đến nhà bạn búp bê có rất nhiều gấp khúc Vì các cẩn thận kẻo chạm vào vạch của đường nhé! Vậy trước đi, cô dạy các thực hiện vận động theo đường gấp khúc - Cô thực hiện lần giải thích cho trẻ nghe: Cô đứng trước vạch xuất phát, có hiệu lệnh cô bắt đầu đường gấp khúc, mắt nhìn về phía trước, chân không dẫm lên vạch - Cô cho trẻ lên tập thử cho các bạn xem Khi trẻ tập cô chú ý sửa sai cho trẻ - Cô cho lớp thực hiện, trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên trẻ thực hiện - Cô vừa cho các làm gì? - Giáo dục: không chen lấn, xô đẩy bạn Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp 41 - Trẻ lắng nghe - Trẻ làm theo cô - Trẻ làm theo cô - lần nhịp - lần nhịp - lần nhịp - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát, lắng nghe - trẻ làm theo cô, các trẻ khác quan sát - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng * Trò chơi “ Gà vườn rau” - Cô giới thiệu tên trò chơi “ Gà vườn rau” - Trẻ lắng nghe - Cách chơi: Cô “gà mẹ”, các “ gà con” vào vườn rau chơi Khi thấy người coi vườn “ xuỵt, xuỵt” cầm đuổi thỉ các chú gà phải chạy thật nhanh khỏi vườn rau - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ thực hiện - Cô hỏi lại tên trò chơi - Trẻ trả lời * Hồi tĩnh: Cô cho cháu vòng tròn hít thở nhẹ - Trẻ nhẹ nhàng nhàng C Kết thúc hoạt động: - Cô nhắc lại tên đề tài - Trẻ lắng nghe - Giáo dục: Trẻ thường xuyên tập thể dục để thể - Trẻ lắng nghe khoẻ mạnh mau lớn, ít bị ốm, ít bị bệnh - Nhận xét, tuyên dương trẻ - Trẻ lắng nghe * Nội dung đánh giá cuối ngày Hoạt động chung:………………………… Hoạt động khác: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ ba ngày 17 tháng 03 năm 2015 Sỉ số lớp: Vắng: Có phép: Không phép: Lý do: Hoạt động chung: Văn học Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ ĐỀ TÀI: THƠ “ BẮP CẢI XANH” Trò chơi: Gieo hạt Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp 42 CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng Mục đích: - Trẻ biết tên thơ “ Bắp cải xanh”, tên tác giả - Trẻ biết đặc điểm của bắp cải, lá xanh sắp thành vòng tròn - Trẻ biết lợi ích của bắp cải - Trẻ đọc theo cô từng câu của thơ - Giáo dục trẻ ăn rau củ để thể khỏe mạnh Chuẩn bị: - Cây bắp cải thật - Tranh minh họa thơ bắp cải Tiến trình hoạt động: PTNN: Hoạt động của cô Hoạt động của tre a Mở đầu hoạt động: - Cô cho trẻ chơi “ Trời tối, trời sáng” - Cô cho trẻ quan sát bắp cải hỏi trẻ: + Đây gì? + Lá của bắp cải có màu gì? + Cây bắp cải dùng để làm gì? - Hôm cô có thơ rất hay nói về bắp cải, đó thơ “cây bắp cải” của tác giả Phạm Hổ b Hoạt động trọng tâm: - Cô đọc lần 1, tóm tắt nội dung thơ “ Cây bắp cải có lá màu xanh sắp thành vòng tròn, bắp cải non thì nằm ở giữa” - Cô đọc lần kết hợp tranh minh họa - Cô giải thích các từ: + “ xanh man mát”: nghĩa lá bắp cải có màu xanh nhìn chúng ta có cảm giác dễ chịu * Dạy trẻ đọc thơ: - Cô dạy lớp đọc lần - Cô dạy nhóm đọc lần - Cô dạy cá nhân trẻ đọc - Cô dạy lớp đọc lại một lần * Đàm thoại: + Cô vừa đọc cho các nghe thơ gì? + Cây bắp cải có màu gì? + Lá Cây bắp cải có màu gì? - Cây bắp cải chứa rất nhiều vitamin, ăn rất bổ dưỡng, vì ăn các phải ăn nhiều rau cho thể khỏe mạnh, mau lớn nhe Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp 43 - Trẻ thực hiện - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc - Nhóm đọc - cá nhân trẻ đọc - Lớp đọc - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng * Trò chơi “ Gieo hạt”: - Cô cho trẻ vừa nói vừa làm động tác gieo hạt, hạt - Trẻ quan sát nảy mầm, nụ, lá, hoa, kết quả… - Trẻ chơi 2, lần - Trẻ thực hiện C Kết thúc hoạt động: - Cô nhắc lại tên đề tài - Trẻ lắng nghe * Giáo dục: Cây bắp cải ăn rất ngon bổ dưỡng, tốt - Trẻ lắng nghe cho sức khỏe, trước ăn các phải rửa sạch, gọt vỏ nấu chín ăn được nhe! - Nhận xét, tuyên dương trẻ * Nội dung đánh giá cuối ngày Hoạt động chung:………………………… Hoạt động khác: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ tư ngày 18 tháng 03 năm 2015 Sỉ số lớp: Vắng: Có phép: Không phép: Lý do: Hoạt động chung: Âm nhạc Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ ĐỀ TÀI: DH: “ BẮP CẢI XANH” Trò chơi âm nhạc: Tiếng của cái gì? Mục đích: - Trẻ biết tên hát “Bắp cải xanh” , hiểu nội dung hát - Rèn cho trẻ hát to, rõ lời hát - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, biết vỗ tay, lắc lư theo nhạc - Giáo dục trẻ biết chăm sóc, tưới nước cho vườn rau Chuẩn bị: - Ti vi, đầu đĩa, hát Bắp cải xanh - Phách tre, trống lắc, mũ chóp Tiến trình hoạt động: PTTM: Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp 44 CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng Hoạt động của cô a Mở đầu hoạt động: - Cô cho trẻ đọc thơ “ Bắp cải xanh” + Chúng mình vừa đọc thơ nói về loại rau nào? + Bắp cải dùng để làm gì? - Để cho rau củ được tốt tươi thì phải chăm sóc, tưới nước cho rau - Cô có hát rất hay về một bạn nhỏ rất ngoan, bạn biết chăm sóc tưới cho vườn rau nhà mình xanh tốt, đó hát “Bắp cải xanh” hôm cô dạy cho các nhe b Hoạt động trọng tâm: * Cô hát: - Cô hát lần tóm tắt nội dung “ hát nói về bạn nhỏ rất ngoan, biết giúp mẹ chăm sóc tưới cho vườn rau nhà mình xanh tốt để đem về nấu canh ăn rất ngon lành” - Cô hát lại lần cho trẻ nghe - Cô mở ti vi hát “Em vườn rau” cho trẻ xem lần * Dạy hát: - Cô dạy lớp hát – lần - Cô dạy nhóm hát lại lần - Cô dạy cá nhân trẻ hát - Cô dạy lớp hát lại một lần * Đàm thoại: - Các vừa hát hát gì? * Trò chơi: âm nhạc “ Tiếng của cái gì” * Cách chơi: - Cô mời một trẻ lên đội mũ chóp kín Mời một bạn khác dùng phách tre hoặc trống lắc để gõ yêu cầu trẻ đoán được tên nhạc cụ - Cô cho trẻ chơi lần c Kết thúc hoạt động: - Cô nhắc lại tên đề tài - Giáo dục: các phải ngoan, biết giúp ba mẹ chăm sóc, tưới nước cho vườn rau nhà mình xanh tốt nhe - Nhận xét, tuyên dương trẻ 45 Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp Hoạt động của tre - Trẻ chơi - Trẻ quan sát trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý xem ti vi - Trẻ hát - Nhóm hát - cá nhân trẻ hát - Lớp hát - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng - Trẻ lắng nghe * Nội dung đánh giá cuối ngày Hoạt động chung:………………………… Hoạt động khác: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ năm ngày 12 tháng 03 năm 2015 Sỉ số lớp: Vắng: Có phép: Không phép: Lý do: Hoạt động chung: Nhận biết_phân biệt Lĩnh vực: Phát triển nhận thức ĐỀ TÀI: PHÂN BIỆT TO, NHO Trò chơi: Gieo hạt Mục đích: - Trẻ nhận biết được tên, hình dạng to – nhỏ của củ sắn -Trẻ phân biệt được củ cà rốt to, củ cà rốt nhỏ - Trẻ có kĩ quan sát phân biệt kích thước - Giáo dục trẻ ăn rau củ để thể khỏe mạnh Chuẩn bị: - Củ cà rốt thật ( 10 củ to- 10củ nhỏ); rổ to, rổ nhỏ - Hình củ cà rốt to – nhỏ đủ cho trẻ - Mô hình vườn củ cà rốt - Rổ đựng hình đủ cho trẻ Tiến trình hoạt động: PTNN: Hoạt động của cô Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp Hoạt động của tre 46 CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng a Mở đầu hoạt động: - Cô cho trẻ đọc thơ “ Củ cà rốt ” đàm thoại: - Chúng mình vừa đọc thơ gì? - Bài thơ nói về loại rau củ nào? - Bài thơ nói về củ cà rốt, có củ to, củ nhỏ, hôm cô dạy cho các phân biệt to nhỏ nhe b Hoạt động trọng tâm: - Cô đưa cho trẻ quan sát củ cà rốt thật hỏi trẻ: + Đây gì? + Củ cà rốt phần củ có màu gì? Phần lá màu gì? + Củ cà rốt dùng để làm gì? + Khi ăn phải làm gì? - Cô đặt củ cà rốt thật lên bàn cho trẻ so sánh đàm thoại với trẻ: + Các nhìn xem bàn cô có củ cà rốt, có biết củ to không? + Cô mời một bạn lên cho cô đâu củ cà rốt to? ( Nếu trẻ chọn đúng cô cho lớp nhắc lại “ Củ cà rốt to”) * Cô phát cho trẻ rổ đựng hình củ cà rốt to – nhỏ, cô nói cà rốt to, trẻ giơ hình củ cà rốt to ngược lại ( Nếu trẻ chọn đúng cô cho lớp nhắc lại) * Luyện tập: - Các nhìn xem cô có cái rổ, có biết rổ to không? - Bây giờ cô cháu mình cùng mang củ cà rốt để vào rổ nhé! Củ cà rốt to mang bỏ vào rổ to củ cà rốt nhỏ cho vào rổ nhỏ - Cô phát cho trẻ rổ đựng củ cà rốt to, nhỏ cho trẻ lên bỏ vào rổ - Trẻ thực hiện cô bao quát giúp đỡ trẻ - Cô nhận xét * Trò chơi “ Gieo hạt”: - Cô cho trẻ vừa nói vừa làm động tác gieo hạt, hạt nảy mầm, nụ, lá, hoa, kết quả… c Kết thúc hoạt động: - Cô nhắc lại tên đề tài * Giáo dục: Cà rốt ăn rất ngon có nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, vì các phải nhớ ăn thật nhiều - Nhận xét, tuyên dương trẻ Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp 47 - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng * Nội dung đánh giá cuối ngày Hoạt động chung:………………………… Hoạt động khác: ………………………… KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ sáu ngày 13 tháng 03 năm 2015 Sỉ số lớp: Vắng: Có phép: Không phép: Lý do: Hoạt động chung: Tạo hình Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ ĐỀ TÀI: NẶN CỦ CÀ RỐT Mục đích: - Trẻ biết tên sản phẩm “ củ cà rốt” - Trẻ nhận thức được củ cà rốt về hình dạng, mầu sắc,lợi ích - Trẻ biết lăn dọc vuốt nhọn đầu để tạo thành sản phẩm - Giáo dục trẻ biết quý trọng sản phẩn của mình tạo cũng của bạn Chuẩn bị: - Củ cà rốt nặn sẵn Củ cà rốt thật - Ðất nặn, bảng con, khăn lau tay - Thỏ Tiến trình hoạt động: PTTM: Hoạt động của cô Hoạt động của tre a Mở đầu hoạt động: - Các ơi! Hôm lớp mình có bạn thỏ đến thăm lớp mình đấy! Chúng mình hãy cùng chào bạn ấy nào: “Chào bạn thỏ!” - Đố lớp mình biết bạn thỏ thích ăn gì nhất? Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp 48 - Trẻ chào bạn thỏ - Trẻ trả lời CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng - Vậy chúng mình hôm hãy cùng nặn củ cà rốt để tặng cho bạn thỏ có được không? b Hoạt động trọng tâm: * Cô cho trẻ quan sát vật mẫu: - Chúng mình xem cô có gì đây? Cô đưa củ cà rốt thật củ cà rốt cô đã nặn mẫu cho trẻ quan sát + Trên tay cô củ cà rốt thật củ cà rốt được cô nặn sẵn + Củ cà rốt có màu gì? hình dạng của nó dài hay tròn? củ cà rốt được dùng làm gì?  Cô kết luận: củ cà rốt có màu cam, dạng thon dài, được dùng để nấu ăn - Cả lớp có thấy củ cà rốt của cô nặn đẹp không? giờ cô nặn mẫu cho cả lớp quan sát sau đó chúng mình cùng thi xem nặn được củ cà rốt đẹp để tặng bạn thỏ nha! * Cô nặn mẫu: - Lần 1: Cô nặn mẫu, quá trình nặn cô không giải thích - Lần 2: Cô nặn kết hợp giải thích cho trẻ cách nặn: + Để nặn củ cà rốt thật đẹp cô chọn mầu đỏ để làm thân củ mầu xanh để làm cuống + Cô thực hiện nhào đất cho mềm + Nặn thân củ: Cô thực hiện lăn dọc,vuốt nhọn một đầu để làm đuôi + Nặn cuống: Cô lấy một ít đất, lăn dọc sau đó gắn vào thân * Trẻ thực hiện: - Vừa cả lớp đã được quan sát cô nặn mẫu, cả lớp thấy cô nặn đẹp không? Bây giờ cả lớp mình hãy cùng nặn củ cà rốt thật đẹp để tặng cho bạn thỏ có được không? Vậy giờ cô đem đất nặn để chúng mình cùng nặn nhé! - Trong quá trình trẻ nặn cô quan sát giúp đỡ trẻ: * Trưng bày nhận xét sản phẩm: - Trẻ trưng bày sản phẩm - Cô nhận xét sản phẩm c Kết thúc hoạt động: - Cô nhắc lại tên đề tài - Giáo dục: Trong củ cà rốt có rất nhiều chất bổ Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp 49 - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát, lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe CĐ: Cây và những hoa Nhóm 24- 36 tháng vitamin A rất tốt cho sức khoẻ của chúng mình đấy! Vì cần ăn nhiều cà rốt cũng các loại rau xanh khác để được cao lớn thông minh nhé! - Nhận xét, tuyên dương trẻ * Nội dung đánh giá cuối ngày Hoạt động chung:………………………… Hoạt động khác: ………………………… An Phú Tân, ngày…tháng….năm 2015 Tổ Trưởng Lê Thị Nhi Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp 50 CĐ: Cây và những hoa [...]... cành hoa hồng ra và giới thiệu với trẻ: + Đây là hoa hồng + Hoa hồng có màu gì? ( màu đỏ) + Cô chỉ và gọi tên các bộ phận của hoa hồng và cho trẻ nói theo cô các từ “ cánh hoa , “ nhụy hoa , “ cuống hoa , “ lá hoa , “ cành hoa + Cô lấy rổ đựng cánh hoa hồng rời cho trẻ sờ và cảm nhận Cô giới thiệu với trẻ “ cánh hoa hồng trơn và mịn, có dạng hình tròn” + Cánh hoa hồng... màu, tranh rỗng hình bông hoa 12 Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp CĐ: Cây và những bông hoa Nhóm 24- 36 tháng 3 Tiến trình hoạt động: PTNN: Hoạt động của cô a Mở đầu hoạt động: - Cô hát cho trẻ nghe bài hát “ Lý cây bông - Hoa thì có rất nhiều loại hoa, có hoa màu xanh, hoa màu vàng, hoa màu tím, hoa màu trắng, hoa lê, hoa lựu… - Cô có 1 bài thơ nói về hoa, hôm nay cô sẽ dạy... các loài hoa, cô nói mỗi bông hoa đều có màu sắc khác nhau - Cô có 1 bài hát rất hay về các loài hoa, hôm nay cô sẽ dạy cho các con nhe - Cô giới thiệu bài hát “ Hoa bé ngoan” b Hoạt động trọng tâm: * Cô hát: - Cô hát lần 1 và tóm tắt nội dung “ bài hát nói về những bạn nhỏ ngoan ngoãn và được ví như những bông hoa đẹp được mọi người yêu mến như những bông hoa bé ngoan,... ngửi hoa hồng cho trẻ cảm nhận được mùi thơm của hoa Hoa hồng có thơm không? + Hoa hồng còn có rất nhiều màu: màu trắng, màu hồng, màu vàng ( Cô cho trẻ xem hình ảnh) * Nhận biết hoa cúc:: - Cô lấy cành hoa cúc ra và giới thiệu với trẻ: + Đây là hoa cúc + Hoa cúc có màu gì? (màu vàng) + Cô chỉ và gọi tên các bộ phận của hoa cúc và cho trẻ nói theo cô các từ “ cánh hoa ,... “ cánh hoa , “ nhụy hoa , “ cuống hoa , “ lá hoa , “ cành hoa + Cô lấy rổ đựng cánh hoa cúc rời cho trẻ sờ và cảm nhận Cô giới thiệu với trẻ “ cánh hoa cúc trơn, mịn và dài” + Cánh hoa cúc to hay nhỏ? + Cô cho trẻ ngửi hoa cúc cho trẻ cảm nhận được mùi thơm của hoa + Hoa cúc có thơm không? + Hoa cúc còn có rất nhiều màu: màu trắng, màu tím, vàng ( Cô cho trẻ xem... là dây và đây là những bông hoa - Cô làm mẫu cho trẻ xem lần 1 không giải thích - Cô làm mẫu cho trẻ xem lần 2 và giải thích: cô cầm dây bằng tay phải, tay trái cô cầm bông hoa và xâu dây vào cái lỗ của bông hoa và kéo xuống, và cứ thế xâu tiếp tục cho đến hết Xâu xong cột rút dây lại - Cô cho trẻ thực hiện - Khi trẻ thực hiện, cô bao quát trẻ, chú ý sửa sai và khuyến... vàng ( Cô cho trẻ xem hình ảnh) - Các con thấy hoa có đẹp không? Có thích hoa không? - Hoa hồng dùng để trưng bày trong nhà vào dịp lễ, tết, và đám tiệc để cho nhà cửa thêm đẹp * So sánh hoa hồng, hoa cúc: - Giống nhau: Có nhiều cánh - Khác nhau: + Hoa hồng: cánh to, dạng hình tròn + Hoa cúc: cánh nhỏ, dạng dài * Trò chơi Hoa nào biến mất” Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp... nghe CĐ: Cây và những bông hoa Nhóm 24- 36 tháng - Cách chơi: Cô cho trẻ xem và gọi tên hình ảnh 4 loại hoa, sau đó cô cho trẻ nhắm mắt lại, cô giấu đi một ảnh, trẻ đoán đó là hoa gì - Cô cho trẻ chơi vài lần c Kết thúc hoạt động: - Cô nhắc lại tên đề tài - Giáo dục: Hoa rất đẹp, rất thơm, có ích cho cuộc sống của chúng ta, vì vậy các con chăm sóc và tưới hoa để... củ dền có nhiều vitamin và chất sắt giúp bổ máu Củ dền rất có ích cho sức khỏe con người * Thứ tư: Trò chuyện về khoai tây - Cô cho trẻ quan sát củ khoai tây và giới thiệu: - Đây là củ khoai tây, củ khoai tây có màu vàng nhạt, củ khoai tây dạng hình tròn Giáo viên: Phạm Thùy Linh đẹp 22 CĐ: Cây và những bông hoa Nhóm 24- 36 tháng - Khoai tây cũng là loại rau... vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? + Hoa cà có màu gì? + Hoa huệ màu gì? + Hoa nhài như thế nào? * Tô màu bông hoa: - Cô phát bút màu và tranh rỗng hình bông hoa cho trẻ tô - Khi trẻ thực hiện cô bao quát, giúp đỡ trẻ c Kết thúc hoạt động: - Cô nhắc lại tên đề tài - Giáo dục: Các con phải biết yêu quý các loài hoa, không hái hoa, bẻ cành - Nhận xét, tuyên dương trẻ

Ngày đăng: 13/07/2016, 09:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan