Đây vốn là phương pháp của xã hội học nhưng được áp dụng phổ biến trong hiều lĩnh vực.Việc sử dụng bảng hỏi để điều tra chính là một công cụ hỗ trợ đắc lực đo lường định lượng cho kết qu
Trang 1TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH HỌC
TIỂU LUẬN MÔN:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU XÂY DỰNG BẢNG HỎI
Giảng viên: PGS.TS Trần Đức Thanh Học viên: Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: CHDL K12
Trang 31 Lý do chọn đề tài
Trong nghiên cứu khoa học xã hội, nhân văn nói chung thường dùng phương pháp nghiên cứu là phương pháp chuyên gia với việc điều tra bằng bảng hỏi Đây vốn là phương pháp của xã hội học nhưng được áp dụng phổ biến trong hiều lĩnh vực.Việc sử dụng bảng hỏi để điều tra chính là một công cụ hỗ trợ đắc lực đo lường định lượng cho kết quả khả quan đối với mục đích mà người nghiên cứu muốn điều tra Căn cứ vào đó người nghiên cứu đưa ra được những kết luận, nhận định chính xác
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi chỉ đạt kết quả tốt, đem lại những kết luận chính xác cho nghiên cứu khi việc điều tra phải đảm bảo về mặt kỹ thuật, phương pháp từ các giai đoạn như chọn mẫu; xây dựng, thiết kế bảng câu hỏi và
xử lý kết quả điều tra Trong đó việc xây dựng bảng câu hỏi luôn đóng vai trò quan trọng bởi việc xác định mục tiêu, phạm vi và đúng đối tượng cần hỏi, cũng như các nguyên tắc kỹ thuật đặt câu hỏi quyết định về các câu trả lời của người được hỏi Do vậy, tùy từng mục đích của cuộc điều tra, đối tượng điều tra và các hình thức xây dựng bảng hỏi, kỹ thuật sử dụng câu hỏi sẽ khác nhau trong tùy từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể
Trong lĩnh vực du lịch, sử dụng phương pháp điều tra bằng bằng hỏi luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ các nghiên cứu Việc thiết kế, xây dựng bộ bảng hỏi để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu về du lịch hết sức cần thiết và quyết định một phần về kết quả nghiên cứu của nhà nghiên cứu Du lịch được xác định là ngành kinh tế tổng hợp, góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, do đó việc nghiên cứu tổng quan tài liệu về bảng hỏi nhằm đưa ra những luận điểm, lý luận xây dựng tốt một bộ câu hỏi của bảng hỏi trong các lĩnh vực nói chung và du lịch nói riêng là hết sức cần thiết và ý nghĩa
Trang 42 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở tổng quan tài liệu về bảng hỏi của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước để từ đó phân tích và so sánh các quan điểm của các nghiên cứu về bảng hỏi, nhìn nhận đúng vai trò của bảng hỏi trong nghiên cứu; cấu trúng bảng hỏi và những nguyên tắc, lưu ý trong vấn đề đặt câu hỏi, đưa ra các nhận định và phát triển với việc xây dựng bảng hỏi trong hoạt động du lịch
3 Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu này, người viết xin được nghiên cứu các tài liệu
về bảng hỏi của một số công trình được công bố trong nước và quốc tế
4 Phương pháp nghiên cứu:
Bài viết này được sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu qua các nguồn sách, internet….rồi tổng hợp, phân tích dữ liệu…
Tiêu chuẩn chọn tài liệu phải là những tài liệu gốc, có nguồn chính thống
và những tác giả có nghiên cứu khái quát nhất về bảng hỏi
Trang 5TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ XÂY DỰNG BẢNG HỎI
1.1 Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới, việc nghiên cứu bằng phương pháp điều tra bảng hỏi trở nên rất phổ biến và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực Theo tác giả Hoàng Hoa –
Viện Xã hội học thì “khi tổng kết và hệ thống hóa quá trình phát triển của điều
tra xã hội học, các nhà xã hội học Nhật Bản đã nêu ý kiến cho rằng điều tra xã hội được áp dụng từ rất sớm, trước khi phương pháp điều tra xã hội học ra đời”
“Xã hội học ra đời ở các nước Tây Âu đầu thế kỷ 19, kỹ thuật điều tra định lượng, quan sát và thống kê đã phát triển và ứng dụng rộng rãi trong khoa học”[2] Do vậy, trong cuốn “Sổ tay điều tra xã hội ” của nhà xã hội học Yasuda
Saburo “đã chỉ ra và phân loại tiến trình phát triển của các kiểu điều tra xã hội
Từ những cuộc điều tra cũ nhất trong lịch sử là điều tra thống kê có tính chất hành chính Kỷ nguyên của nó được thể hiện ở Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại hàng ngàn năm trước Công nguyên” [ 4 ] và hoạt động thống kê hiện đại bắt đầu
từ thế kỷ 18 Đến những cuộc điều tra nghiên cứu tình hình xã hội, “tiêu biểu
“điều tra sinh hoạt của công nhân London” co C.Booth thực hiện và “điều tra gia đình công nhân ” của L Leplay tiến hành ở Châu Âm vào thế kỷ 19”[ 4 ]
Cũng theo tác giả Yasuda Saburo, thế kỷ 20 bắt đầu xuất hiện các cuộc điều tra điển hình ở Mỹ, “ngoài việc tập hợp tư liệu đơn thuần còn sử dụng các phương
pháp đa dạng khác như trực tiếp phỏng vấn, hỏi giấy”[4] Khi điều tra chọn mẫu được thể nghiệm (năm 1912) thì H.A Fisher đã xây dựng và công bố lý thuyết điều tra chọn mẫu – là một phần quan trọng trong điều tra bảng hỏi vào năm
1928 Đặc biệt, nhà xã hội học Yasuda Saburo cũng đã nêu ra rằng: “song song
với ba kiểu điều tra ứng dụng trên còn có một loại điều tra khác – đó là điều tra nghiên cứu Phương pháp của kiểu điều tra này có liên quan sâu sắc tới điều tra
xã hội học hiện đại” [4]
Có thể thấy rằng, những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại phương Tây mới chỉ tập chung đến vấn đề lý luận cho một cuộc điều tra, và mới bước
Trang 6đầu nhắc đến phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Chính vì vậy cũng chưa đưa
ra được nhiều lý luận về bảng hỏi
Việc sử dụng bảng hỏi trong điều tra nghiên cứu và nắm rõ được vai trò của bảng hỏi được tác giả Giuseppe Iarossi với cuốn sách “Sức mạnh của thiết kế điều tra” được NXB Chính trị dịch năm 2006 Trong nghiên cứu này, Giuseppe Iarossi chỉ ra hàng loạt những ảnh hưởng cố định của điều tra, cách lấy mẫu, quản lý điều tra… đặc biệt là tác giả dành hẳn 1 chương để nói về cách thiết kế bảng hỏi (từ trang 31- đến trang 110) Với việc nêu ra các thiết kế câu hỏi sai như thế nào? Cách thiết kế bảng hỏi…
Tại Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu khoa học được công bố và dùng làm tài liệu tham khảo, giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng… Mỗi một công trình các tác giả đưa ra và đề cập đến đều nhằm mục đích khác nhau cho các đối tượng Trong đó không phải tác giả nào cũng nhấn mạnh đến nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi Trong cuốn Giáo trình nguyên lý thống kê của tác giả Lê Thị Thu Trang – Đại học Lao động – Xã hội,
“Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê” của Tổng cục thống kê Việt Nam cũng
đã nêu ra khái niệm, vai trò và kỹ thuật đặt câu hỏi trong nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi Các tác giả Vũ Cao Đàm, Phạm Viết Vượng đều có công trình nghiên cứu và công bố rộng rãi về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, trong
đó đánh giá cao việc nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi Cả hai tác giả đả đồng khẳng định điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp điều tra chuyên gia trong các phương pháp nghiên cứu khoa học Ngoài ra còn rất nhiều các báo cáo, bài luận của các tác giả đưa ra những luận điểm về bảng hỏi, các thiết kế, cấu trúc của bảng hỏi và những vấn đề cần lưu ý khi xây dựng bảng hỏi có hiệu quả…
1.2 Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu, công bố
Theo tác giả Vũ Cao Đàm:“Điều tra bằng bảng hỏi thực chất là một
cuộc phỏng vấn, nhưng không đối thoại trực tiếp bằng lời mà bằng cách đưa
Trang 7những câu hỏi in sẵn trên giấy, gửi đến người được phỏng vấn để nhận được ý kiến trả lời theo những câu hỏi mà người nghiên cứu đặt ra”[3] Trong đó, việc thiết kế bảng câu hỏi điều tra là một trong 3 nội dung chính của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về bảng hỏi của các nhà nghiên cứu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Dưới mỗi một góc nhìn, mục đích khác nhau mà các tác giả đưa ra những quan điểm khác nhau về bảng hỏi cũng như những lý luận xung quanh nó Chính vì vậy, trong cuốn Nguyên lý thống kê,
tác giả Lê Thị Thu Trang đã nói: “Bảng hỏi (phiếu điều tra) là hệ thống các câu
hỏi được sắp xếp trên cơ sở nguyên tắc, trình tự logic và theo nội dung nhất định nhằm giúp cho người điều tra có thể thu được thông tin về hiện tượng nghiên cứu một cách đầy đủ, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã được thiết lập”.[8]
Cũng đồng quan điểm, trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam còn khẳng định bảng hỏi là phương tiện để thu
thập thông tin theo từng chủ đề nghiên cứu Do vậy có thể hiểu bảng hỏi “là tổ
hợp các câu hỏi – chỉ báo đã được vạch ra nhằm cung cấp dữ liệu cho việc kiểm định các giả thuyết hoặc các vấn đề cần tìm kiếm” [7] Vì vậy, nó được coi là một phương tiện để giao tiếp với đối tượng được hỏi Chính vì vậy có thể thấy rằng, bảng hỏi trong điều tra là sự thể hiện cụ thể toàn bộ nội dung nghiên cứu Đây là công cụ quan trọng để người nghiên cứu truyền tải thông tin qua câu hỏi đến đối tượng và thu nhận được thông tin ngược lại thông qua câu trả lời của người được hỏi Thông qua bảng hỏi, có thể biết được cuộc điều tra được tiến hành giải quyết vấn đề gì, nghiên cứu vấn đề gì và như thế nào
Do vậy, xây dựng bảng hỏi là một nghệ thuật, mà ở đó đòi hỏi phải có nhiều suy xét, quyết định về nội dung, từ ngữ, hình thứ, thứ tự… Các suy xét này
có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ nghiên cứu Khi viết câu hỏi thì cần quan tâm đến: quyết định mục đích, phạm vi và nội dung câu hỏi; chọn dạng câu trả lời sử dụng thể thu thập thông tin từ người trả lời; sử dụng từ ngữ để khiến cho
Trang 8vấn đề trở nên thú vị; Sau khi đã viết xong câu hỏi, cần xem xét nên đặt chúng ở đâu cho hợp lý [10]
Trong sự phát triển chung của thế giới, việc thu thập thông tin từ những cuộc điều tra, khảo sát, phỏng vấn quyết định về thông tin và chất lượng của thông tin đóng vai trò quan trọng Tác giả Giuseppe Iarossi khẳng định vai trò,
sức mạnh của các cuộc điều tra “là một phần tất yếu của cuộc sống Thậm chí ngay cả những cư dân sống ở một ngôi làng xa xôi nhất cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc điều tra” [ 6 ] Cũng theo ông, bảng hỏi và những vấn đề liên quan đến
bảng hỏi hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều tra Ông
khẳng định rằng “cách thức câu hỏi được đưa ra thường dẫn đến kết quả câu trả
lời sẽ thế này hoặc thế kia Ảnh hưởng này rất lớn, có thể thay đổi tới 30% thái độ”.[6]
Chất lượng của cuộc điều tra bị ảnh hưởng nhiều bởi chất lượng câu hỏi,
chính vì vậy theo Floyd Fowler (Cải thiện các bảng hỏi điều tra, thiết kế và
đánh giá): “Cải tiến việc thiết kế câu hỏi là một trong những bước dễ nhất và hiệu quả nhất về chi phí để cải thiện chất lượng số liệu điều tra”[ 6 ]
Việc xây dựng bảng hỏi với nhiều mục đích và vai trò khác nhau của bảng hỏi Tùy từng mục đích nghiên cứu mà bảng hỏi có các vai trò nhất định và ý nghĩa riêng cho nghiên cứu đó Chính vì vậy, trong cuốn “Tài liệu bồi dưỡng
nghiệp vụ thống kê” của Tổng cục thống kê Việt Nam: “Bảng hỏi được coi là
một bộ công cụ định lượng quan trọng để đo lường các biến số nhất định có liên quan đến chủ đề cần nghiên cứu; giữ vai trò cầu nối giữa người nghiên cứu với người trả lời; được coi là hình thức của toàn bộ của cuộc điều tra, nó thể hiện nội dung nghiên cứu và chất lượng của bảng hỏi thể hiện chất lượng của cuộc điều tra; được xem là công cụ để đạt được mục tiêu nghiên cứu”.[7] Vì vậy thiết kế bảng hỏi tốt là: thu thập được thông tin chính xác nhất; tăng tỷ lệ người trả lời; có giá trị và đáng tin cậy; tiết kiệm thời gian và tiền bạc; tỷ lệ trả lời tối
Trang 9đa Ngược lại một thiết kế bảng hỏi không tốt đem lại kết quả không chính xác;
tỉ lệ trả lời thấp; giảm tính hiệu quả của cỡ mẫu; giảm sức mạnh nghiên cứu
Khẳng định vai trò quan trọng của bảng hỏi, “Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp
vụ thống kê” đã đưa ra các yêu cầu, nguyên tắc khi xây dựng một bảng hỏi: chỉ
nên bao gồm câu hỏi thể hiện nội dung cần quan tâm phù hợp với mục đích, đề tài nghiên cứu; đòi hỏi sự logic về nội dung, hình thức; có những hướng dẫn cho người được hỏi; đảm bảo phù hợp với trình độ, khả năng của người trả lời….Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến một cấu trúc xây dựng bảng hỏi bao gồm
5 phần chính tạo nên bố cục của bảng hỏi: “Tên bảng hỏi; Thư giải thích; các
hướng dẫn; lời cảm ơn và phần quản lý”[ 7 ]
Trong một nghiên cứu về bảng hỏi của tác giả Phạm Thị Châu Quyên và Trương Hoàng Anh Thơ đưa ra 7 bước thiết kế một bảng khảo sát trong nghiên
cứu khoa học và những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế bảng khảo sát: “Xác định cụ
thể dữ liệu cần thu thập và đối tượng khảo sát căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu; xác định phương pháp phỏng vấn; xác định nội dung câu hỏi; xác định hình thức câu trả lời; xác định cách sử dụng từ ngữ; xác định trình tự và hình thức bảng câu hỏi; phỏng vấn thử và hoàn thiện câu hỏi”.[ 9 ]
Chính vì xác định được tầm quan trọng của thiết kế bảng hỏi mà các nghiên cứu đề cập nhiều đến vấn đề đưa ra câu hỏi như thế nào cho đúng, cho đủ
và đạt hiệu quả cao Theo Warwick và Lininger việc thiết kế bảng hỏi cần quan
tâm tới thiết kế câu hỏi và luôn nhớ quy tắc “đối tượng được điều tra có thể
không nghĩ về các câu hỏi ở mức độ chi tiết như cuộc điều tra yêu cầu”[ 6 ] Vì
vậy, tác giả Giuseppe Iarossi cũng đã đưa ra 2 nguyên tắc cơ bản để đảm bảo tạo
ra một câu hỏi hay đó là thích hợp và chính xác Tác giả giải thích rằng sự thích hợp của câu hỏi sẽ có được khi chính là người thiết kế bảng hỏi hiểu sâu sắc về những câu hỏi đó, biết được chính xác mục đích của các câu hỏi đó và loại thông tin cần thiết Và một câu hỏi chính xác nếu nó thu các nguồn thông tin theo phương thức phù hợp và đáng tin cậy.[6]
Trang 10Do vậy, khi nhắc đến câu hỏi người ta thường nghĩ đến mục đích của cuộc điều tra câu hỏi Tuy nhiên trong thiết kế bảng hỏi, mỗi câu hỏi có tác dụng, mục đích khác nhau Vì vậy, cần phân chia thành các loại câu hỏi khác nhau để nhằm tạo ra những tác dụng chính của câu hỏi cũng như những đặc điểm cần chú ý trong mỗi loại câu hỏi
Theo tác giả Vũ Cao Đàm (2005), khi đề cập đến việc thết kế bảng câu hỏi phải cần được quan tâm nhiều nhất đó là các loại câu hỏi và trật tự logic của các câu hỏi Khi phân loại câu hỏi tác giả đã đề cập đến bao gồm 4 loại câu hỏi được
cho là thông dụng trong các cuộc điều tra: câu hỏi kèm phương án trả lời “có”
và “không”; câu hỏi kèm theo nhiều phương án trả lời để mở rộng khả năng lựa chọn; câu hỏi kèm theo phương án trả lời có trọng số để phân biệt mức độ quan trọng; và những câu hỏi mở.[ 3 ] Cũng theo tác giả, để tạo ra sự logic cho
các câu hỏi thì cần sử dụng phép suy luận trong quá trình tổ chức bộ câu hỏi: suy
luận diễn dịch, suy luận quy nạp, loại suy.
Đồng nhất với quan điểm đánh giá cao vai trò của các câu hỏi, tuy nhiên khi đề cập đến việc phân loại câu hỏi và các kỹ thuật đưa ra câu hỏi tác giả Lê Thị Thu Trang (Giáo trình Nguyên lý thống kê) lại đề cập và phân rõ từng chi tiết các loại câu hỏi để theo từng mục đích sử dụng, từng loại đối tương khác nhau Theo đó, tác giả đã phân loại thành 2 loại câu hỏi: câu hỏi theo công dụng (câu hỏi theo nội dung: câu hỏi sự kiện,- câu hỏi về tri thức; câu hỏi về thái độ,
quan điểm động cơ và câu hỏi theo chức năng :câu hỏi tâm lý; câu hỏi lọc; câu hỏi kiểm tra; câu hỏi thông tin); loại thứ hai là câu hỏi theo biểu hiện với phân
loại: câu trả lời (câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi nửa đóng) và câu hỏi ( trực
tiếp, gián tiếp)[ 8 ] Theo đó tác giả cũng có những lý luận, phân tích cặn kẽ về
từng loại câu hỏi đối với từng mục đích của người nghiên cứu
Đứng trên một khía cạnh khác để đưa ra được những kết luận định lượng, hoặc định tính, các nhà nghiên cứu khi đề cập đến bảng hỏi cũng đưa ra những lý luận về thang đo Theo bài giảng về Thiết kế bảng hỏi của Trung tâm nghiên cứu