1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tính thiêng trong văn hóa người việt bắc bộ

18 279 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,08 MB
File đính kèm tính thiêng trong tín ngưỡng phồn thực.rar (1 MB)

Nội dung

Tính Thiêng trong di sản văn hóa ở bất kì loại hình nào cũng luôn tồn tại để mang đến những giá trị độc đáo, đặc sắc của các di sản văn hóa ấy. Ở mỗi một loại hình, tính Thiêng lại được biểu trưng dưới các dạng thức khác nhau. Song, dù biểu trưng ở loại hình nào, thể hiện ra sao, thì tính Thiêng luôn luôn phản ánh về khát vọng của cộng đồng dân cư đó với niềm tin tuyệt đối và sự thăng hoa của nghệ thuật được thể hiện theo chiều dài của lịch sử và chiều rộng của không gian văn hóa. Nghiên cứu chỉ ra tính thiêng trong đời sống tín ngưỡng phồn thực của Người Việt thể hiện qua các di sản văn hóa.

Trang 1

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

KHOA DU LỊCH HỌC

TIỂU LUẬN MÔN:

DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

TÍNH THIÊNG THỂ HIỆN TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT

Giảng viên: TS Nguyễn Quang Vinh

Học viên: Nguyễn Thị Thu Hương

Lớp: CHDL K12

MHV: 14035149

Trang 2

PHẦN 1 LỜI MỞ ĐẦU

Tín ngưỡng phồn thực ra đời và tồn tại trên rất nhiều quốc gia trên thế giới, đó là tín ngưỡng sơ khai ban đầu của con người khi mà khoa học chưa phát triển Tín ngưỡng phồn thực trên thế giới chỉ thờ 2 bộ phận sinh sản của con người Tuy nhiên, Việt Nam do điều kiện về môi trường tự nhiên và xã hội cho nên tín ngưỡng phồn thực xuất hiện khá sớm và luôn đồng hành cùng với đời sống tâm linh của cộng đồng bản địa

Với xuất phát điểm là nền nông nghiệp lúa nước, cộng đồng dân cư luôn mong muốn có đông nhân lực để lao động, sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất

và hạnh phúc lớn nhất của họ đó là "con đàn cháu đống", lợn gà đầy sân, đầy

chuồng, lúa gạo đầy bồ, đầy gian Do vậy, khác với các tín ngưỡng phồn thực trên thế giới, tín ngưỡng phồn thực Việt Nam được biểu hiện ở 2 dạng thức: thờ

hành vi giao phối và 2 dụng cụ sinh sản (Nõ - tượng hình cho sinh thực khí của

đàn ông, Nường - tượng hình cho sinh thực khí của người phụ nữ).

Từ xa xưa cho đến nay, cộng đồng cư dân Việt đã hình tượng hóa tính phồn thực thoát ra khỏi sự trần tục để mang đến những giá trị văn hóa hết sức đặc sắc, đa dạng Tính phồn thực ấy tồn tại suốt trong quá trình lịch sử và cả phát triển theo chiều rộng của không gian văn hóa người Việt Nó được thể hiện trên nhiều cổ vật phong phú được tìm thấy qua nhiều thời kỳ, những bức chạm khắc độc đáo trong các ngôi đình, đền cổ kính, hay những tác phẩm nghệ thuật sống động và hiện hữu trong các lễ hội dân gian

Mỗi một di sản văn hóa của người Việt đều mang đến những mã văn hóa

vô cùng kỳ thú và đặc sắc Trong đó, tính Thiêng trong di sản văn hóa Việt là một phạm trù được thể hiện trong mọi mặt của đời sống, mọi mặt của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu này, người viết

xin trình bày nghiên cứu: tính Thiêng thể hiện trong đời sống tín ngưỡng

phồn thực của người Việt.

Trang 3

PHẦN 2 NỘI DUNG

1 Tính thiêng trong di sản văn hóa

1.1 Lý luận chung

1.1.1 Tín ngưỡng và tín ngưỡng phồn thực

Tín ngưỡng là một khái niệm mang đặc điểm riêng và chung đối với tôn giáo Tín ngưỡng là một khái niệm được rất nhiều các nhà khoa học, nghiên cứu

và đưa ra nhiều quan điểm khác nhau "Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào lực lượng siêu nhiên, thần bí, hoặc do con người tưởng tượng

ra những vị thần linh đến mức họ cho rằng những lực lượng ấy có ảnh hưởng, chi phối đời sống, số phận của con người và gây thành một nếp sống xã hội theo

niềm tin thiêng liêng ấy" (theo Nguyễn Đăng Duy, tác phẩm Văn hóa Việt Nam

đỉnh cao Đại Việt, trang 351) Giải thích từ tín ngưỡng, Giáo sư Đào Duy Anh

viết là: "Lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa"

(theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, trang 95)

Như vậy có thể hiểu rằng, tín ngưỡng chính là những yếu tố nội sinh được sinh ra trong điều kiện môi trường tự nhiên và xã hội của cộng đồng, nó thể hiện

sự ngưỡng mộ, tin tưởng của con người (trong cộng đồng) vào các lực lượng

siêu nhiên, hư ảo có tính chất thiêng liêng và huyền bí Đó là một niềm tin tuyệt đối của cộng đồng dân cư trải qua suốt chiều dài lịch sử và chiều rộng của không gian văn hóa Hơn hết, tín ngưỡng được nghệ thuật hóa để trở thành những biểu tượng nghệ thuật mang ý nghĩa kép, ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa nhân văn

Tín ngưỡng phồn thực được thể hiện qua sự tôn sùng sinh sản và hoạt

động tính giao Nó được coi là hình thức tín ngưỡng "thuộc cơ tầng văn hoá

nguyên thuỷ" bởi việc duy trì và phát triển sự sống đã là một nhu cầu thiết yếu

nhất của lịch sử loài người Vai trò của tín ngưỡng phồn thực của người Việt hết sức to lớn, người Việt cổ tin rằng năng lực thiêng ở thiên nhiên, con người có khả năng truyền sang vật nuôi và cây trồng

Trang 4

1.1.2 Khái niệm về tính thiêng

Tính thiêng trong di sản văn hóa Việt là một trong những đặc điểm của văn hóa tâm linh Tính Thiêng (cái Thiêng) được hiểu là những yếu tố mang tính phi thường, linh thiêng, thần thánh, sự linh thiêng ấy quan trọng, bảo lãnh cho sự sống của cộng đồng Khi nói đến tính Thiêng là nói đến những yếu tố mang tính

“Tinh”, “Khí”, “Thần” của một không gian thiêng, với những con người, vật thể, biểu tượng… được người người tôn sùng, kính trọng và ngưỡng mộ Đó là sự thiêng liêng của một vùng đất địa linh nhân kiệt, thế đất rồng cuộn hổ ngồi; là

những vị thánh thần (thiên thần, nhân thần…) v v mà ở đó những yếu tố tạo

lên sự thiêng liêng được cộng đồng dân cư ấy luôn tôn vinh và đặt ở vị trí cao nhất trong đời sống của họ

Tính Thiêng được biểu hiện qua những hình tượng, biểu tượng là những vật linh thiêng được thờ cúng; là niềm tin tuyệt đối của cộng đồng về một tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục Những hình tượng, biểu tượng ấy đi vào miền ký

ức của dân tộc Do đó tính thiêng luôn thể hiện phù hợp với hình thức, căn cơ, khát vọng của dân tộc, cộng đồng đó Mỗi một dân tộc, một cộng đồng đều có những quy định, khát vọng riêng nên tính Thiêng cũng khác nhau Thông qua các biểu tượng, hình ảnh, linh vật để cộng đồng gửi gắm các câu chuyện của mình để gửi gắm khát vọng vào các biểu tượng văn hóa với ngụ ý thần linh phù

hộ cho mình

1.1.3 Cấu trúc của tính thiêng

Di sản văn hóa chính là sự tổng hòa của các yếu tố cổ điển, hiện thực, lãng mạn và tượng trưng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật mang nhiều màu sắc Trong đó tính Thiêng trong di sản văn hóa Việt là do cộng đồng quy định và

được nâng đỡ bởi 2 yếu tố: tính tuyệt đối của niềm tin và tính thăng hoa (tính

Trang 5

siêu phàm) của nghệ thuật Bởi vậy, di sản văn hóa cần sự thăng hoa của nghệ

thuật và thông qua đó nhằm thỏa mãn niềm tin tuyệt đối của cộng đồng

Tính tuyệt đối của niềm tin đó là sự tin tưởng của cộng đồng ấy về những hình tượng, biểu tượng, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục Niềm tin trong cộng đồng đó được truyền từ đời này qua đời khác và họ đặt niềm tin vào mà không

có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi tại sao và đi tìm lời giải đáp Chỉ đơn giản là họ tin như thế và đó là niềm tin tuyệt đối

Song song với bệ đỡ trong tính Thiêng của di sản văn hóa, đó là sự thăng hoa của nghệ thuật hay còn gọi là tính siêu phàm của nghệ thuật Nghệ thuật bản thân nó đã là sự trừu tượng hóa các hình tượng, biểu tượng để gửi gắm ước vọng, niềm tin của cộng đồng dân cư Nghệ thuật không còn là nghệ thuật khi miêu tả chân thực, thô cứng về sự vật hiện tượng Để tính Thiêng của di sản văn hóa được linh thiêng hơn bắt buộc phải có những yếu tố thăng hoa của nghệ thuật

1.1.4 Điều kiện hình thành, mục đích của tính Thiêng

Do điều kiện văn hóa, xã hội, điều kiện về tự nhiên, cũng như điều kiện về khoa học mà mỗi một dân tộc, cộng đồng có những văn hóa khác nhau, đặc biệt

là văn hóa tâm linh Ở đó, mỗi dân tộc, cộng đồng có cách tiếp thu và ứng xử riêng đối với môi trường tự nhiên và xã hội, đặc biệt là cộng đồng dân cư làm nông nghiệp, sống phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (mưa, nắng ), lại có những ứng xử hết sức riêng biệt với môi trường tự nhiên, xã hội Trong các ứng xử đó, người Việt chọn hình tượng thiêng hóa các sự vật, hiện tượng, các đối tượng nhân thần, thiên thần để cầu mong, thỏa mãn khát vọng về cuộc sống phồn vinh về vật chất và tinh thần

Trong di sản văn hóa, tính Thiêng được coi là linh hồn quan trọng nhất Nhờ có tính Thiêng, di sản văn hóa truyền tải và lưu giữ được những giá trị cao

Trang 6

đẹp, đặc trưng về những khát vọng, ước nguyện, những truyền thống đạo

đức của cộng đồng cư dân đó trong suốt chiều dài lịch sử

1.1.5 Không gian của tính Thiêng

Tính thiêng tồn tại trong tất cả các hệ thống di sản văn hóa Việt Nó được trải dài suốt trong quá trình lịch sử hình thành dựng nước và giữ nước cho tới ngày nay; và được phát triển theo cả không gian văn hóa giữa các vùng, miền Mỗi một cộng đồng dân cư có những giá trị văn hóa khác nhau, tương ững với

đó có những quan niệm, tín ngưỡng khác nhau về sự Thiêng của các đối tượng, biểu tượng thờ

2 Tính Thiêng thể hiện trong tín ngưỡng phồn thực của người Việt

Trong cộng đồng dân cư Việt, tín ngưỡng phồn thực (như trình bày ở

trên) được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Đặc biệt, đối với cư dân

nông nghiệp có tính chất và mục đích là hướng tới sự phồn thịnh thì tín ngưỡng phồn thực thể hiện khát vọng về sự sinh sôi, nảy nở của con người và của các vật

nuôi, cây trồng Người Việt nhận thấy hai yếu tố sản xuất cây trồng (lúa, gạo)

để duy trì cuộc sống và yếu tố sản sinh ra con người để duy trì nòi giống có bản chất giống nhau Cũng như vậy, họ quan niệm quan hệ nam nữ là điều kiện quan trọng duy nhất để duy trì nòi giống; từ sự trần tục của hành vi giao phối quan hệ nam nữ, cộng đồng dân cư Việt đã Thiêng hóa hành vi ấy lên trở thành một tín ngưỡng - tín ngưỡng ấy trở lên linh thiêng trong đời sống cộng đồng dân cư Sự kết hợp của hai yếu tố: cha Trời và mẹ Đất - là hai yếu tố được nhân cách hóa đại diện cho người đàn ông và đàn bà Sự giao thoa, sinh sản ấy của vạn vật khiến cuộc sống no đủ, con người dần lấp đầy mặt đất, đông đúc vui vẻ Sự sinh sản vì vậy trở nên linh thiêng

Tín ngưỡng phồn thực - được cộng đồng dân cư Thiêng hóa bằng niềm tin tuyệt đối rằng tạo vật muốn sinh sôi phát triển phải có hành động cụ thể để gợi

mở, chuyển hóa từ hành động tượng trưng thành hành hiện thực trong đời sống

Trang 7

Con người lấy niềm tin chân thành làm đòn bẩy tinh thần cho cộng đồng của mình

Tính thiêng của tín ngưỡng phồn thực của người Việt được biểu hiện trước hết đó là theo chiều dài của lịch sử được thể hiện dưới góc độ niềm tin tuyệt đối và tính thăng hoa của nghệ thuật

Từ xa xưa cho đến nay, người Việt luôn tin rằng việc biểu tượng các hành

vi giao thoa của con người và động vật chính là lời gửi gắm của cộng đồng đến thần linh, để thần linh thấu hiểu khát vọng của mình, như trong lời thỉnh cầu:

" Hỡi các đấng thần linh cao viễn

Hỡi cha Trời, mẹ Đất.

Hãy thấu hiểu những lời chúng con cầu khấn.

Hãy xem những gì chúng con "làm" mà "bắt chước", mà theo đó giao hòa trời đất Để cho mưa - tinh dịch của cha Trời, rơi xuống thấm nhuần mẹ Đất, cho ngô lúa đâm chồi, cây cối nảy lộc, vạn vật và con người sinh sôi nảy nở, tốt tươi "

Nền văn hóa Đông Sơn, các cổ vật còn lưu lại những khát vọng phồn thực

"hồn nhiên" Chẳng hạn: trên nắp thạp đồng Đào Thịnh còn lưu lại tượng bốn

đôi nam nữ đang giao hoan (người nam ở trên, người nữ ở dưới, sinh thực khí

lớn hơn bình thường; không chỉ có hình người mà trên thân thạp còn khắc chìm hình những con thuyền nối đuôi nhau, hình ảnh 2 con rồng được gắn ở mũi và lái của thuyền chạm vào nhau trong tư thế giao hoan)

Tín ngưỡng phồn thực có vai trò hết sức to lớn trong đời sống của cộng đồng Việt thời Đông Sơn Chính vì vậy, ngay cả chiếc trống đồng - một biểu tượng sức mạnh, biểu tượng của quyền lực của người Việt xưa - cũng là biểu tượng toàn diện nhất về tín ngưỡng phồn thực Điều đó thể hiện ở hình dáng trống, cách đánh trống và trên mặt trống trang trí Đó là hình mặt trời với những

Trang 8

tia sáng biểu trưng cho sinh thực khí nam, giữa các tia sáng là hình lá có khe

rãnh ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ (người Việt cổ tin rằng những vật có

hình dẹt, bằng phẳng, có khe, lõm vào trong - biểu tượng cho sinh thực khí nữ).

Và xung quanh mặt trống còn có hình tượng các con cóc - cóc trong ý thức của người Việt là cậu ông Trời - mang theo mưa, khiến cho mùa màng tốt tươi

Thời Bắc thuộc, xuất hiện các hình thức thờ cây (thể hiện sự hữu sinh với

yếu tố nữ tính), thờ đá (thể hiện sự vô sinh, với yếu tố nam tính) Ví dụ: Chùa

Dâu là biểu tượng sự kết hợp tín ngưỡng thờ đá, thờ cây và thờ mẫu trong chùa

(Thạch Quang Phật - hình ảnh của sinh thực khí nam, trong lòng nó chứa đựng

những năng lượng thần thánh của yếu tố dương)

(Trong những thời kỳ sau đó, một số vương triều (tiêu biểu như triều Trần) do ảnh hưởng văn hóa Hán nên đã đàn áp các dâm từ và dâm thần, do đó ngày nay chúng ta khó tìm thấy được các cổ vật biểu trưng về tín ngưỡng phồn thực.)

Tuy nhiên, đến thế kỷ 16, nhà Mạc nắm chính quyền, thành hoàng được tôn vinh, tín ngưỡng phồng thực ào vào đình làng tín ngưỡng phồn thực được phát triển cực thịnh và nở rộ, đặc biệt là tín ngưỡng phồn thực được thể hiện trên các bức chạm khắc của các ngôi đình làng

Ví dụ: Tại Đình Phù Lão (Bắc Giang), nét nổi bật lớn nhất đó chính là các bức chạm khắc gỗ, những vì kèo trang trí ngoài đình thể hiện tín ngưỡng phồn thực cao: nam nữ khỏa thân, những hành động tĩnh giao thể hiện sống động; những hình ảnh Tiên cưỡi rồng, cô gái nắm râu rồng; hình ảnh người nam, kéo 1 chân người nữ vào lòng mình Tất cả những hình ảnh đó đều phản ánh khát vọng phồn thực của cộng đồng dân cư Mặc dù thời kì đó nho giáo phát triển, nhưng nho giáo mang trong mình ngoài các yếu tố tam cương ngũ thường, thì nho giáo còn chứa đựng cả yếu tố đức hiếu sinh, con cháu đầy đàn.

Trang 9

Chính vì vậy tín ngưỡng dân gian và nho giáo gặp nhau để thể hiện khát vọng của người dân về đời sống sung túc cả vật chất và tinh thần

Hay như trên hương án và các vì kèo của đình Thổ Hà (Bắc Giang) có thể thấy các hình ảnh rồng, tiên và các hình ảnh chạm khắc hình ảnh giao hoan của động vật Đặc biệt là hình tượng của đôi hươu (hươu vốn mang biểu tượng của

sự trường tồn) - hình ảnh đó gợi mở như nói về sự trường tồn vĩnh cửu của của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống của cộng đồng.

Tại Đình Thổ Tang hiện còn các bức chạm khắc gỗ hết sức tinh tế, được thể hiện trên các thành phần kiến trúc: "trai gái tình tự" - cũng là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực.

Những ví dụ trên cho ta thấy rằng mặc dù tại ngôi Đình nơi thờ thần linh nhưng về mặt văn hóa, những bức chạm đó phản ánh tâm hồn của cộng đồng dân

cư, của dân tộc và phản ánh ước mơ, khát vọng muôn đời của người cư dân nông nghiệp Mà trong quan niệm của người Việt, những yếu tố gắn với ước mơ, khát vọng trở thành nghệ thuật Chính vì vậy có thể thấy rằng, yếu tố Thiêng được thể hiện rõ nét ở các bức chạm khắc mang tính phồn thực cao tại các ngôi đình này

Trong đời sống của cộng đồng dân cư Việt những biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực được thể hiện hết sức đa dạng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong đời sống tín ngưỡng Tín ngưỡng phồn thực còn được Thiêng hóa lên bởi tính siêu phàm và thăng hoa của nghệ thuật Đó là việc biến hóa tín ngưỡng ấy vào nhiều loại hình nghệ thuật, văn hóa dân gian như hội họa, điêu khắc, văn học, các trò chơi của lễ hội truyền thống

Chẳng hạn như dòng tranh dân gian Đông Hồ - Bắc Ninh, với các bức tranh có tên Đánh ghen; Hứng dừa - chàng trai tung cao 2 trái dừa, cô gái tung váy hứng tính Thiêng ở đây được thăng hoa, thể hiện rõ nét bởi nét đẹp trong nghệ thuật và trong ý nghĩa về khát vọng của tín ngưỡng phồn thực

Trang 10

Hội làng Đồng Kị - Bắc Ninh có tục rước sinh thực khí bằng gỗ ngày 6 tháng giêng hàng năm, khi tan hội người ta đã đốt sinh thực khí đó đi và lấy tro chia cho mọi người trong làng, người dân địa phương tin rằng, khi lấy tro đó mang ra rắc ruộng thì giống như một sức mạnh, có tác dụng như một “ma thuật” truyền sinh lực cho mùa màng tốt tươi

Hay trong các lễ hội dân gian của cư dân Việt Bắc Bộ như: hội Chen ở

làng Ngà (Nga Hoàng - Bắc Ninh) sau khi tế lễ xong, trai gái tự do chen nhau, sờ soạng nhau; hay trong đêm "giã đám" ở hội La (Làng La Cả - Dương Nội – Hoài

Đức - Hà Nội), sau khi vị bô lão chủ trì đánh 3 hồi trống, 3 hồi chiêng, cùng lúc

đó người ta tắt hết đèn, đuốc để trai gái được tự do tiếp xúc với nhau Đây là những tục mang ý nghĩa sự hợp than tự nhiên của cả nam và nữ trên mặt đất được xem như là một hành động mẫu, mang tính kích động, nhắc nhở thiên nhiên, đất trời hãy xem đó mà “làm theo”, mà bắt chước để làm cho mùa màng tốt tươi, cây cối sinh sôi nảy nở

Tính Thiêng của tín ngưỡng phồn thực còn được thể hiện trong các trò chơi dân gian tại các lễ hội của cộng đồng cư dân Việt còn tồn tại tới ngày nay: Bắt trạch trong chum, đánh đu, đấu vật

Hay như sự thăng hoa của nghệ thuật, thể hiện từ loại hình văn học dân gian, với các câu truyện, câu đố tục giảng thanh; đến các "văn học thành văn, từ Nguyễn Du đến Hồ Xuân Hương đã có những tác phẩm tràn đầy tinh thần nhân

văn, khi vẽ lên những dáng vẻ đẹp đẽ, khỏe mạnh của cơ thể con người" (Cơ sở

văn hóa Việt Nam, trang 97)

Tín ngưỡng phồn thực được Thiêng hóa lên và trở thành khát vọng sinh sôi nảy nở Dưới góc độ niềm tin tuyệt đối và tính thăng hoa của nghệ thuật, tính thiêng của tín ngưỡng phồn thực của người Việt còn được trải rộng trên khắp

không gian văn hóa Việt với nhiều quan niệm khác nhau (Ví dụ như quan điểm

về tín ngưỡng phồn thực của người Chăm và người Tây Nguyên- trang trí tượng

Ngày đăng: 17/04/2017, 16:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w