“NHÀ” TRONG TÂM THỨC NGƯỜIVIỆT “Không đâu bằng nhà mình” – tôi nhớ đây là tiêu đề một bộ phim mà tôi từng xem. Câu nói thật đơn giản nhưng ngẫm ra thì chất chứa trong đó nhiều kinh nghiệm mà người ta phải ở một độ tuổi nào đó mơi hiểu thấu đáo được. Nhà là nơi ta sinh ra và lớn lên. Đó là ngôi nhà thực nhưng quan trọng hơn đó là ngôi nhà với những người thân thuộc (gia đình) là mẹ, là cha, là anh chị em ta… Tiếng Việt chỉ có một âm “nhà” để chỉ hai nét nghĩa cơ bản đó nhưng dường như đã là ngườiViệt thì ai ai cũng hiểu nghĩa của từ “nhà” trong những trường hợp giao tiếp nhất định (trái lại trong tâm thức người Anh, họ phân biệt rất rõ hai khái niệm “house”(ngôi nhà) và “home”(gia đình)). Với người Việt, “nhà” có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đó là nơi lưu dấu những kỉ niệm, là địa chỉ tâm hồn của những người con xa xứ. Điều này giải thích vì sao khi người ta gần về đến nhà thì tâm trạng bao giờ cũng náo nức, hồi hộp. Ngược lại, lúc ta dời nhà đi thì tâm trạng ấy khác hẳn, có cái gì đó như nuối tiếc, thất vọng, chán nản… Người ta có thể từ bỏ cuộc sống phồn hoa nơi thị thành để về nhà tận hưởng cái cảm giác thanh bình, tĩnh lặng. Người ta có thể từ chối một bữa ăn thịnh soạn để đi hàng chục cây số về nhà ăn một bữa cơm gia đình thanh đạm. Có thể ở đâu đó, người ta phải làm ra vẻ này, vẻ khác (một người khác) nhưng chỉ ở nhà họ mới có thể bộc lộ tất cả con người thực của chính họ. Chỉ ở nhà, ta mới thể hiện tất cả những thói quen tốt, xấu. Chỉ ở nhà, ta mới có thể bày tỏ quan điểm của mình một cách thoải mái… Thế nên, trong tiếng Việt, “nhớ nhà”, “ở nhà”, “về nhà”, từ một cụm từ dường như đã trở thành một từ thông dụng. Và trong giao tiếp hàng ngày, ta vẫn thường nghe người ta nói “chỗ người nhà (tôi nói thẳng)”, “nói trong nhà (thôi nhé)”, “nói lành cửa nhà”… Nhà đã trở thành địa chỉ thiêng liêng trong tâm hồn mỗi ngườiViệt Nam. Ở nhà thì cái gì cũng đầy đủ (đầy đủ cả về vật chât và tinh thần) cho nên ông cha ta mới dạy rằng “sểnh (sẩy) nhà ra thất nghiệp”. Tức là rời khỏi nhà thì cái gì cũng cảm thấy thiếu: thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu tình cảm… Cho nên, nếu không vì những lý do nhất định thì con người không nên dời nhà, ly hương hay xa xứ. Lúc nhỏ khái niệm “nhà” trong tâm thức ta là nhà của ông bà ta, cha mẹ ta, anh chị em ta. Khi lớn lên, mỗi người có một tổ ấm riêng thì “nhà” đó là tổ ấm của chính ta. Điều đó cho thấy khái niệm “nhà” không cố định mà nó thay đổi theo tâm thức của con người. Khi nào nó là chỗ dựa về tinh thần, là nơi có những con người thân yêu nhất thì đó là “nhà”. Khi còn trẻ, người ta muốn dời nhà đi nơi này nơi khác, sống ở chỗ nọ chỗ kia. Nhưng lúc về già, người ta thường có tâm trạng muốn trở về nhà. Bởi quãng thời gian mà họ trải qua đã giúp họ hiểu rằng: không đâu bằng nhà của mình. Tinh thần và sự yên ổn đã làm nên “nhà” (gia đình) trong tâm thức người Việt. “Nhà” chứa đựng mọi niềm vui, mọi nỗi buồn, những thử thách, những thăng trầm của cuộc đời con người. Dù là ai trong cuộc đời này thì xin hãy dành một phần trái tim của mình cho gia đình mình, quê hương mình, đất nước mình. Đó là “nhà” của mỗi người dân Việt Nam. Thuỳ Vinh (Vĩnh Phúc) . “NHÀ” TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT “Không đâu bằng nhà mình” – tôi nhớ đây là tiêu đề một bộ phim mà tôi từng xem. Câu nói thật đơn giản nhưng ngẫm ra thì chất chứa trong đó nhiều kinh nghiệm mà người. nghĩa của từ “nhà” trong những trường hợp giao tiếp nhất định (trái lại trong tâm thức người Anh, họ phân biệt rất rõ hai khái niệm “house”(ngôi nhà) và “home”(gia đình)). Với người Việt, “nhà” có. mái… Thế nên, trong tiếng Việt, “nhớ nhà”, “ở nhà”, “về nhà”, từ một cụm từ dường như đã trở thành một từ thông dụng. Và trong giao tiếp hàng ngày, ta vẫn thường nghe người ta nói “chỗ người nhà