Ý nghĩa văn hóa, lịch sử và tinh thần của trống đồng được chứng minh giá trị của mình qua các loại trống đồng đã, đang và sẽ tìm thấy được. Trống đồng Ngọc Lũ với hoa văn hình thuyền và những hoa văn hình chim thú điển hình, trống đồng Sông Đà đã được giảm bớt hoa văn, trống đồng Ngọc Chung hoa văn đã được giản lược đến mức tối đa, đặc biệt đã có 4 tượng hình cóc trên mặt trống.
Hoa văn trống đồng với văn hóa người Việt thời Hùng Vương Ý nghĩa văn hóa, lịch sử và tinh thần của trống đồng được chứng minh giá trị của mình qua các loại trống đồng đã, đang và sẽ tìm thấy được. Trống đồng Ngọc Lũ với hoa văn hình thuyền và những hoa văn hình chim thú điển hình, trống đồng Sông Đà đã được giảm bớt hoa văn, trống đồng Ngọc Chung hoa văn đã được giản lược đến mức tối đa, đặc biệt đã có 4 tượng hình cóc trên mặt trống. Trống đồng được công nhận là sản phẩm của 2.500 năm về trước, hoa văn trên trống đồng chính là thông điệp của người Việt thời Hùng Vương gửi cho các thế hệ sau. Cho dù hoa văn trên trống đồng của từng giai đoạn, từng địa điểm cư trú đều được ghi khắc theo một hệ thống và một phong cách ổn định, hoàn chỉnh. Đặt những hình ảnh đó lại gần nhau là sự gắn bó với những phong tục hội hè trong cùng một không gian chung. Một chủ đề rõ ràng, thống nhất được hiện rõ trên các hoa văn của trống đồng, đó là hội làng. Tất cả các biểu tượng được sáng tạo trên trống đồng đã hoàn toàn hợp nhau lại trong một ngày hội, chúng hoàn toàn có sự gắn bó khăng khít giữa 3 mảng hội, đó là: nghi lễ, biểu diễn nghệ thuật, trò vui. Và trong diễn xướng lại được người xưa chuẩn bị rất công phu là: Âm nhạc, thanh nhạc, múa nhạc và nhạc khí. Phó giáo sư - Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Viện Văn học, Trung tâm Khoa học xã hội - Nhân văn Quốc gia phát biểu: "Về hoa văn trên trống đồng cho chúng ta thấy đây là những lễ hội về nông nghiệp, ngày hội được mùa, nó thu hút được tất cả mọi hoạt động văn nghệ dân gian. Trong đó chúng ta thấy có âm nhạc, múa nhảy và các nhạc khí vì vậy mà nó là cái cứ liệu chắc chắn để xây dựng là trống đồng đã mô tả rất rõ ràng và đáng tin cậy về cách diễn xướng dân ca của những nhạc cụ thời kỳ bấy giờ". Trời và đất là 2 khái niệm, hành vi tượng trưng hóa của con người, là tín hiệu của sự vật được thể hiện trên trống đồng. Vì ngay từ thời Đông Sơn, người Việt cổ đã định cư và làm lúa nước, mà làm lúa nước thì phải "Trông trời, trông đất, trông mưa". Và một số nhà nghiên cứu cho rằng trống đồng là trống sấm vì tiếng phát ra như tiếng sấm. Do bám trụ với ruộng đất, muốn cho mùa màng được bội thu, con người phải cầu mưa, cầu nước, cầu tạnh . cầu cho mưa thuận gió hòa, không thiên tai lũ lụt, vạn vật được sinh sôi . và chính vì đó nên những cư dân nông nghiệp hàng năm vẫn tổ chức lễ hội, tiếng trống hội vẫn còn âm vang mãi trong các ngày hội như thế. Ngày hội được ghi khắc trên trống đồng không phải là ngày hội nhỏ, chứng tỏ thời ấy người Việt đã vững mạnh, đã phát triển văn hóa triết lý đến cao độ. Chính những hoa văn trống đồng đã mở ra những cứ liệu phong phú về một nền nghệ thuật diễn xướng có trong các lễ hội thời Hùng Vương. Phó giáo sư - Tiến sỹ Đặng Văn Lung phát biểu: "Các hoa văn điêu khắc thể hiện rất cụ thể về các họat động của lễ hội rất thú vị, đó là các hoa văn về đơm đuống mà hiện nay rất dễ sưu tầm các điệu múa hát ở trong các dân tộc thiểu số ví dụ như người Lô Lô, người dân tộc Mường. Trên trống đồng còn có hoa văn nam nữ hát đối đáp trồng nụ, trồng hoa ở trên nhà sàn". Nếu như nhìn vào hoa văn của trống đồng có thể coi mỗi họa tiết là một âm tiết, mỗi hình họa là một từ, mỗi chuỗi hình họa là một câu và mỗi vành hoa văn là một đoạn, còn toàn bộ hệ thống hoa văn là một văn bản. Sau đó đem tất cả đặt nó lên trục phát triển lịch sử để tìm dấu ấn của cả một thời kỳ. Ngày nay, trên hoa văn trống đồng còn lưu lại ở một số dân tộc về các điệu nhảy và nó gần như nguyên vẹn ở đồng bào Ê Đê trong múa cầu mùa vào mùa xuân. Người múa dậm chân xuống đất là dấu hiệu của mùa xuân, muốn đánh thức đất dậy sau đêm đông giá rét. Các điệu múa như thế có thể do một cá nhân tiến hành, có thể do cả một tập thể cùng tham gia. Trong trường hợp chơi cả tập thể thì âm thanh phát ra từ nhạc cụ cộng với tiếng bước chân đã làm khuấy động cả một không gian náo nhiệt và tưng bừng. Điều này đã được hiện rõ trên các dải hoa văn trống đồng chạy vòng tròn. Hoa văn ghi lại người hóa trang thành chim múa hát theo nhịp diệu của khèn, chiêng, trống . Chứng tỏ, người Đông Sơn đã có trình độ rất cao về tạo hình, phản ánh của họ về nhân sinh quan. Phó giáo sư - Tiến sỹ Đặng Văn Lung phát biểu: "Nhiều nhà nghiên cứu cổ nhạc đã nói, âm nhạc thô sơ, đó là vũ nhạc. Người ta dậm chân hay đập tay xuống đất, đánh vào thân mình, trong khi toàn thân nhún nhảy theo nhịp điệu. Hay từng đoạn thân, có thể toàn thân, rung động, lắc lư để làm cho đồ vật, trang sức phát ra âm thanh". Một quá trình lao động dài từ thấp đến cao, từ thô sơ lạc hậu đến sự phát triển văn minh rực rỡ mà được đánh dấu là nền văn minh trống đồng, người Việt lúc đó đã phải trải qua một quá trình lâu dài. Và cũng chính từ đây quá trình của tư duy, thẩm mỹ và trình độ nhận thức nhân sinh quan cũng vươn tới một giai đoạn cao hơn, họ - những người Việt thời Hùng Vương bên cạnh nghề trồng lúa nước họ đã biết thể hiện bản thân, thể hiện ước vọng của mình, thể hiện sự khát khao vươn lên, biến những sinh hoạt đời thường của mình trở thành những hình thức diễn xướng dân gian trong các lễ hội cầu mùa, mà nó được thể hiện rất rõ trên các họa tiết của hoa văn trên trống đồng, hay qua những di vật bằng đồng tìm thấy được đã cho thấy hình như ở đâu trong thời đại Hùng Vương đều thấy vang lên những âm thanh rộn ràng và dìu dặt của những giọng hát và nhạc cụ tạo tiết tấu, trong đó nhiều nhạc cụ đã đạt tới trình độ hợp âm và hòa âm vô cùng đặc sắc. Vào cái thời xa lắc ấy, không chỉ sáng tạo nên những nhạc cụ chuyên biệt, mà còn bằng những công cụ lao động sẵn có tạo nên những âm thanh, tạo nên lối diễn xuất mang tính tập thể trong lao động. Đó là lối giã cối nghi lễ (được nhân dân gọi là lối đâm đuống), theo nhịp tay đâm đuống lúc nhặt hay thưa và tiếng chầy chuyển nhịp âm thanh khác nhau tạo nên tiếng hòa âm rộn rã. Phải chăng, đây là sự bắt đầu cho tục đánh trống đồng của người Việt thời Hùng Vương. Trống đồng là một nhạc cụ thiêng thuộc bộ gõ, cũng như đâm đuống, và ngay trên mặt trống đồng cũng thể hiện rõ hai hay bốn người đánh lên mặt trống bằng chày đứng . Điều đáng chú ý ở tục đánh trống đồng là hình thức đánh đập ngang vào hình tượng mặt trời để gọi nước cầu mưa. Phó giáo sư - Tiến sỹ Đặng Văn Lung phát biểu: "Hình ảnh của những phong tục được khắc trên trống đồng theo một hệ thống và phong cách ổn định, hoàn chỉnh". Người Việt cổ cùng với nền văn minh lúa nước đầu tiên và với đời sống lao động thường nhật của mình đã sáng tạo ra những huyền thoại, một hệ thống siêu nhiên giống với con người nhằm giải thích và triết lý toàn bộ xã hội con người thời Hùng Vương. Đó là những truyền thuyết thần thoại như: Truyền thuyết con rồng cháu tiên, Phù đổng Thiên vương, Bánh trưng bánh dày, Chương Tri, Mỵ Nương, Sự tích đầm Dạ Trạch, Sự tích trầu cau, Sự tích quả dưa hấu, Sơn tinh Thuỷ tinh . Thời Hùng Vương, một thời đại đã đi vào huyền sử, chỉ còn lại những truyền thuyết được dân gian trân trọng. Và đây cũng là những cứ liệu khá xác thực cùng với hoa văn trên trống đồng về một nền nghệ thuật diễn xướng giai đoạn Hùng Vương. Như đã được biết, hoa văn trên trống đồng mô tả lại toàn bộ lễ hội trên đất Văn Lang. Trước tiên đó là ngày hội mùa, mừng được mùa và cầu chúc cho sự làm ăn được thuận hòa, mùa màng được phong đăng. Đó cũng là ngày hội của nam nữ, trai gái gặp gỡ nhau, tỏ tình với nhau, theo sát với nhu cầu về sự phồn thực, đông con nhiều cháu. Ngày nay, những hình thức diễn xướng, hát đối đáp vẫn còn bắt gặp ở nhiều nơi. Nó trở thành những làn điệu dân ca quen thuộc ở các vùng nông nghiệp như hát xoan - Phú Thọ, hay hát quan họ - Bắc Ninh. Những người nông dân ở các làng đồng bằng Bắc Bộ đã sống trong những làn điệu dân ca, không chỉ trong các lễ hội mà ngay cả trên những cánh đồng. Họ hát để bày tỏ tình cảm của mình, cũng như làm vơi đi những nặng nhọc trong nghề nông. Tất cả dường như đã được trống đồng mô tả lại, vì trên trống đồng dù làm cách đây hơn hai nghìn năm đã thấy những hoa văn tả về đôi trai gái ngồi trong nhà sàn mái cong, tay và chân đều giao nhau. Đây có thể xem là hình ảnh của một tục lệ về hát đối đáp trai gái hồi đó. Rõ ràng những ngươi Đông Sơn, những người Việt thời Hùng Vương đã có được trình độ ghi nhận hiện thực chính xác với trình độ cao nhất về ý thức tạo hình tuyệt mỹ. Các họa tiết được ghi khắc trên trống đồng thời kỳ Đông Sơn - Hùng Vương và cùng với những dấu tích còn lưu lại trong các hình thức biểu diễn ngày nay như âm nhạc, thanh nhạc, và múa nhảy cổ truyền đã phần nào phác họa đôi nét về diện mạo những hình thức diễn xướng của những người Việt cổ cách ngày nay 2.500 năm. Đây là những dấu ấn về văn hóa truyền thống cần được bảo lưu và gìn giữ. THUỲ DUNG (theo VTV) . Hoa văn trống đồng với văn hóa người Việt thời Hùng Vương Ý nghĩa văn hóa, lịch sử và tinh thần của trống đồng được chứng minh giá. năm về trước, hoa văn trên trống đồng chính là thông điệp của người Việt thời Hùng Vương gửi cho các thế hệ sau. Cho dù hoa văn trên trống đồng của từng