1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giới thiệu văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc Tày

17 798 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

Một là: dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắ

Trang 1

Mục lục

A Phần mở đầu:

1 Giới thiệu

2 Mục tiêu và nhiệm vụ

3 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng

4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu

B Phần nội dung:

I Khái quát chung

1 Dân tộc là gì?

2 Nguồn gốc dân tộc Tày

3 Số dân và địa bàn cư trú

II Những nét văn hóa tiêu biểu trong đời sống người Tày

1 Văn hóa vật chất

1.1 Ẩm thực

1.2 Nhà ở

1.3 Trang phục

1.4 Hoạt động sản xuất

2 Văn hóa tinh thần

2.1 Ngôn ngữ

2.2 Tín ngưỡng

2.3 Lễ hội

2.4 Hôn nhân

2.5 Tang ma

2.6 Âm nhạc

C Phần kết luận:

Trang 2

A.Phần mở đầu:

1 Giới thiệu:

Trên cả nước có tất cả 54 dân tộc anh em; đều là con rồng cháu tiên, là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ, đều bước ra từ trăm trứng và cùng nhau xây dựng đất nước đến tận ngày nay Mỗi dân tộc đều có một bản sắc riêng biệt, góp phần xây dựng nên một Việt Nam đa màu về văn hóa, thu hút sự quan tâm của nhiều người trên thế giới

Và bài tiểu luận này chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về một bản sắc nằm trong

54 bản sắc đã nêu trên, chủ yếu sinh sống ở vùng rừng núi phía Bắc, đó là dân tộc Tày

2 Mục tiêu và nhiệm vụ:

Tập trung tìm hiểu mọi khía cạnh trong đời sống của dân tộc Tày ở Việt Nam, từ nguồn gốc, nơi sinh sống cho đến các nét văn hóa hằng ngày như trang phục, nhà

ở, lễ hội, tín ngưỡng, hoạt động sản xuất,…

3 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng:

+ Phương pháp thu thập tài liệu

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh

4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu:

a Ý nghĩa khoa học lý luận:

Đề tài đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản về dân tộc Việt Nam, nguồn gốc của dân tộc Tày ở Việt Nam, và các nét văn hóa riêng biệt của dân tộc Tày

b Ý nghĩa thực tiễn:

Về mặt thực tiễn, thông qua đề tài mọi người sẽ hiểu thêm về dân tộc Tày, hiểu thêm về màu sắc dân tộc Việt Nam Ngoài ra đề tài còn có ý nghĩa cung cấp tài liệu cho cả nhóm và cung cấp nguồn tài liệu cho các nghiên cứu sau này

Trang 3

B.Phần nội dung:

I Khái quát chung:

1 Dân tộc là gì?

Dân tộc là một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người Trước khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc

Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất

Một là: dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong cuộc suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó- Quốc gia dân tộc

Hai là: dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù, Xuất hiện sau

bộ lạc, bộ tộc Với nghĩa này, dân tộc là bộ phận của quốc gia- Quốc gia có nhiều dân tộc

Trong trường hợp này dân tộc Tày thì nó mang nghĩa số hai

2 Nguồn gốc dân tộc Tày:

Dân tộc Tày còn có tên gọi là “Tày Ðeng” hoặc Thổ Họ là cư dân sinh sống lâu dời ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta, trong đó có Cao Bằng Trải qua quá trình lịch sử, với nhiều biến động chính trị, bên cạnh những dòng họ Tày bản địa, lớp cư dân Tày mới đã xuất hiện Trong Cao Bằng tạp chí nhật tập, Bế Huỳnh đã chia người Thổ (người Tày) thành bốn loại là Thổ ty (con cháu công thần triều Lê được phân phong thế tập cai quản ở đây), Phụ Ðạo (người Tày bản địa được triều đình phong làm phụ đạo), Thổ trước (dân Tày bản địa) và Biến Thổ (người ở dưới đồng bằng hoặc đi việc vua, đi dạy học mà tới, dân tứ xứ đến buôn bán cùng con cháu bề tôi nhà Mạc, những người phò giúp Tây Sơn an trí ở đây …)

Trang 4

3 Dân số và địa bàn cư trú:

Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc (1.400.519 người năm 1999) Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, người Tày còn di cư tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Nam có dân số 1.626.392 người năm 2009, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố Người Tày cư trú tập trung tại các tỉnh:

 Lạng Sơn (259.532 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng số người Tày tại Việt Nam),

 Cao Bằng (207.805 người, chiếm 41,0% dân số toàn tỉnh và 25,2% tổng số người Tày tại Việt Nam),

 Tuyên Quang (185.464 người, chiếm 25,6% dân số toàn tỉnh và 22,5% tổng

số người Tày tại Việt Nam),

 Hà Giang (168.719 người, chiếm 23,3% dân số toàn tỉnh và 20,5% tổng số người Tày tại Việt Nam),

 Bắc Kạn (155.510 người, chiếm 52,9% dân số toàn tỉnh và 18,9% tổng số người Tày tại Việt Nam),

 Yên Bái (135.314 người, chiếm 18,3% dân số toàn tỉnh và 16,4% tổng số người Tày tại Việt Nam),

 Thái Nguyên (123.197 người, chiếm 11,0% dân số toàn tỉnh và 15,0% tổng

số người Tày tại Việt Nam),

 Lào Cai (94.243 người),

 Đăk Lăk (51.285 người)

II Những nét văn hóa tiêu biểu trong đời sống của người Tày:

1 Văn hóa vật chất:

1.1.Ẩm thực:

- Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, do đó, nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Tày là những sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao quanh Đó là thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, đỗ cùng các loại rau quả do trồng trọt trong vườn hoặc hái lượm trong rừng, các loại thuỷ sản như cá, tôm, cua do nuôi thả và đánh bắt ở sông suối, các loại gia súc, gia cầm như trâu, bò, gà, vịt hoặc chim, thú săn bắt ở trong rừng

Trang 5

- Thường ngày, người Tày ăn hai bữa: bữa trưa và bữa tối Cơm hàng ngày là cơm gạo tẻ Gạo nếp thường dùng làm bánh, đồ xôi Trong những ngày giáp hạt ngô thường là lương thực chính Trong mỗi bữa ăn, phổ biến nhất là rau Bên cạnh đó ở một số vùng, đồng bào còn ưa ăn đồ nướng trên than hồng hay gói lá vùi vào tro nóng Ngoài rau, đậu, thức ăn còn có cá, trứng và đôi khi có cả thịt

- Theo truyền thống có nhiều quy định trong bữa ăn như: Khi ăn thường sắp thành

2 mâm, một mâm giành cho đàn ông đặt ở gian giữa gần bàn thờ tổ tiên, một mâm giành cho nữ và trẻ em được đặt kế tiếp ở gian bên, nồi cơm để giữa Có những tập quán kiêng kỵ con dâu không được ngồi cùng mâm với bố chồng, anh, em và anh

rể chồng, con rể không được ngồi cùng mâm với mẹ vợ…

- Phong cách ẩm thực bữa ăn của người Tày đề cao tính trọng lão và trọng khách, người cao tuổi bao giờ cũng được mời ngồi vào mâm trước và ngồi ở vị trí trang trọng, khách đến nhà và được mời ăn cơm nếu là đàn ông thì được bố trí ngồi ăn cùng mâm nam giới và ngược lại nếu là phụ nữ thì ngồi mâm nữ giới

- Về đồ uống (ẩm) họ có các loại nước uống hàng ngày được nấu từ các loại lá cây như nhân trần, chè, hạt muồng, lá vối… Các loại rượu gồm rượu ngô, rượu sắn, rượu cẩm….nấu rất ngon và có bí quyết riêng Phụ nữ là người già thường ăn trầu cau, đàn ông hút thuốc lào

- Những món ăn đặc sắc của dân tộc Tày là: Bánh coóc mò của người Tày ở Võ Nha -Thái Nguyên; Bánh gio; Xôi ngũ sắc; Bánh chuối của người Tày ở Nguyên Bình-Cao Bằng, Rêu nướng ở Xuân Giang - Hà Giang; Nem măng đắng ở Lào Cai

Xôi ngũ sắc và bánh gio

Trang 6

Rêu nướng và nem măng đắng 1.2 Nhà ở:

Người Tày thường cư trú và sinh sống tại Nhà Sàn với đặc điểm thường thấy là nhà đất mái lợp cỏ gianh và phổ biến nhất thường là loại nhà ở 3 gian, 2 mái

a) Những kiểu nhà ở của người Tày: Kiến trúc nhà ở của người dân tộc Tày tồn tại 4 kiểu nhà ở khác nhau:

- Nhà Lều: Là loại nhà có kết cấu đơn giản và sơ khai nhất của người Tày

- Nhà Quan ma: Loại nhà sàn thường có 4 gian có đặc điểm là cột được chôn sâu xuống đất, được biến thể từ kiểu nhà lều để nhằm bảo vệ con người và vật nuôi khỏi thú dữ

- Nhà Cai Tư: Là kiểu nhà biến thể tiếp của nhà Quan Ma thường có đặc điểm là 5 gian ( 3 gian chính và 2 gian trái) Cột nhà Cai tư được kê bằng đá tảng

- Nhà Con Thong: Là loại nhà sàn được người Tày dùng để ở phổ biến nhất hiện nay Nhà Con Thong có tính năng vượt trội so với những kiểu nhà còn lại Bởi không phải sử dụng nhiều cột gỗ to mà chỉ dùng 8 cột gỗ chính và 16 cột quân,

Trang 7

diện tích sử dụng của nhà rộng rãi hơn nhà Cai tư rất nhiều Về kiểu dáng thì nhà Con Thong có thêm một hành lang chạy dọc theo sàn nhà, giúp cho ngôi nhà vừa thêm sự vững chãi vừa có vóc dáng và tính thẩm mỹ cao

b) Nguyên vật liệu được sử dụng để xây nhà:

- Vật liệu làm nhà sử dụng phổ biến trong kiến trúc nhà ở của người dân tộc Tày được lựa chọn rất kỹ lưỡng Từ cột, ván, sàn, cọ,… Người Tày phải có quá trình tìm kỹ càng, vào tận rừng sâu, núi cao, để tìm kiếm cho mình loại vật liệu gỗ tốt lâu năm Thời gian chuẩn bị nguyên liệu để làm nhà có thể là vài ba tháng, nhưng cũng có thể là thời gian kéo dài tới vài 3 năm, chính vì thế mà tập quán du canh du

cư hiện nay của người Tày cũng dần ổn định Họ thường có xu hướng sống tập trung và ổn định tại bản, làng

- Để làm nhà, nguyên liệu chủ yếu của người Tày được xử lý theo kỹ thuật truyền thống Họ ngâm gỗ, tre, nứa tươi dưới nước và bùn trong khoảng thoài gian từ 3 đến 6 tháng trở nên để chống mối mọt Kết cấu nhà ở của người Tày có sàn cao trung bình khoảng từ 1.8m và độ rộng hơn 100m2 Đối với nhà diện tích như vậy thì mái lợp hết khoảng 6.000 tàu lá cọ Vách mặt tiền và cửa sổ thường được tạo hoa văn bằng cách đan cải các nan tự nhiên với vác nan nhuộm màu đen Màu nhuộm cho nhà được tạo từ nhọ nồi trộn với củ nâu giã nát Những họa tiết hình hoa và hình thoi thường thấy trong kiến trúc nhà ở của người Tày là những motip trang trí phổ biến trên đồ vải và đồ đan của họ Cũng chính điều này đã tạo ra sự thống nhất từ kiến trúc cho đến phong tục văn hóa ăn mặc của người dân tộc nơi đây

c) Những chú ý về kiến trúc của ngôi nhà:

- Chú ý về hướng làm nhà: Người Tày thường rất cẩn trọng trong việc lựa chọn hướng để làm nhà Hướng của kiến trúc nhà ở của người dân tộc Tày thường tựa lưng vào núi, hướng ra sông, suối

- Chú ý về cách bố trí công năng sử dụng: Nhà sàn được cấu tạo khuôn viên riêng,

có một nhà chính, có sàn phơi, nhà kho Khuôn viên thường chỉ có một cổng duy nhất ở phía chái chính Thường nhà sàn có 5 gian, 3 gian hoặc 1 gian hai chái, mái chép hình lưỡi rìu, thấp so với mặt sàn

Nhà sàn của người Tày thường đặt 3 bếp: Một bếp đặt ở gian chính giữa ngôi nhà, đây là bếp chính dùng để tiếp khách và là nơi giữ lửa cho tất cả các gian bếp khác

và sưởi ấm cho toàn bộ ngôi nhà Bếp thứ hai được đặt cạnh giường của người già

Trang 8

với mục đích giữ ấm cho mùa đông Bếp cuối cùng dùng để chế biến thức ăn Nếp này thường được dựng trong một khoảng không gian riêng của ngôi nhà

- Chú ý về cầu thang trong thiết kế kiến trúc nhà ở của người Tày: Cầu thang lên nhà sàn làm bằng gỗ và thường có 9 bậc, mỗi bậc tượng trưng cho một vía của người phụ nữ Tày Khi đón khách quý chủ nhà phải đi xuống tận chân cầu thang chào mời khách lên nhà, khi khách lên cầu thang, chủ nhà phải đi sau bảo vệ và hướng dẫn cho khách Điều này trong xây dựng- kiến trúc nhà ở của người Tày thể hiện được sự chu đáo, cẩn trọng trong kiến trúc nhà ở của người Tày

1.3.Trang phục:

Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí

- Trang phục nam giới người Tày có quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng Nam cũng có áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối Ngoài ra, họ còn có thêm áo 4 thân, đây là loại áo xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và có hai túi nhỏ ở phía trước Vào những ngày hội hè người ta mặc áo cánh trắng ở trong có lẽ vì vậy mà người Tày còn được gọi là người áo trắng để phân biệt với người Nùng thường chỉ mặc

áo chàm Ngoài ra, đàn ông Tày còn mặc thêm loại áo dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng Quần cũng làm bằng vải sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiểu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải dài tới mắt cá chân Quần có cạp rộng không luồn rút, khi mặc có dây buộc ngoài Khăn đội đầu màu chàm (30cm x 200cm) quấn trên đầu theo lối chữ nhân

- Trang phục nữ giới gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài (giày) vải Phụ nữ Tày còn thắt lưng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài

Trang 9

khoảng hai sải tay, rộng khoảng 40cm gấp làm tư, chiều dài đủ quấn quanh thân người hai vòng, buộc lại ở phía sau, để buông dải đuôi xuống sau lưng Cũng như nam giới, phụ nữ Tày thường mặc thêm chiếc áo trắng ở bên trong vào những ngày

lễ tết.Trước đây phụ nữ Tày mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần; nguyên tắc cắt may giống nam giới nhưng kích thước có phần hẹp hơn Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống kiểu mỏ quạ của người Kinh Tôn lên vẻ đẹp của váy, áo của phụ nữ Tày còn nhờ vào sự độc đáo của những bộ trang sức Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích Có nơi còn đeo túi vải, túi đựng trầu bên hông Quan trọng nhất là vòng cổ của người phụ nữ Đó là một chiếc vòng bạc trắng to được đeo ở cổ, vòng rộng xuống 1/4 ngực làm cho cơ thể cân đối và màu trắng của vòng bạc nổi bật trên nền chàm

1.4 Hoạt động sản xuất:

- Người Tày là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng Họ có tập quán đập lúa ở ngoài đồng trên những máng gỗ rồi mới dùng dậu gánh thóc về nhà Ngoài lúa nước người Tày còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả Sản phẩm nông nghiệp có đủ các loại như lúa, ngô, khoai, sắn và các loại rau Các loại quả lê, táo, mận, quýt, hồng ngon nổi tiếng ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng Đồng bào còn trồng các loại cây công nghiệp như thuốc lá, trẩu, hồi, chè Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhưng cách nuôi thả rông cho đến nay vẫn còn khá phổ biến

- Người Tày có nghề thủ công khá phong phú, họ đan các đồ dùng bằng cót, bồ, sọt, rổ, nơm, Nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo Nhiều vùng tự nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa nên họ tự túc được các loại vải may váy áo, khăn,… Nghề làm gạch, ngói, nung vôi; nghề kéo dầu thực vật để ăn

và thắp cũng khá phổ biến Lạng Sơn có nghề chưng cất dầu hồi đã có truyền thống

Trang 10

từ lâu Nghề rèn cũng phát triển ở nhiều nơi để làm ra nông cụ như: Lưỡi cày, cuốc, xẻng, hái, các loại dao,…

2 Văn hóa tinh thần:

1 Ngôn ngữ:

- Ngôn ngữ của dân tộc Tày là tiếng Tày Tiếng Tày có vị trí quan trọng và được sử

dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của cư dân bản xứ Song để biểu thị các khái niệm xã hội, chính trị, pháp lý, khoa học, thì tiếng Tày phải vay mượn từ tiếng Hán và đặc biệt từ tiếng phổ thông là tiếng Việt Tiếng Tày có quan hệ gần gũi với tiếng Nùng, tiếng Tráng ở mức trao đổi trực tiếp được và giao tiếp được với người nói tiếng Lào, tiếng Thái

- Trước đây tiếng Tày sử dụng chữ viết là chữ Hán Nôm - Tày, dạng chữ này hiện giờ không còn được sử dụng Ngày nay tại Việt Nam chữ quốc ngữ được sử dụng,

và vấn đề phát âm của tiếng Tày theo chữ quốc ngữ không có sai là bao nhiêu

Chữ Nôm Tày

2 Tín ngưỡng:

- Người Tày chủ yếu theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, một trong những vấn đề tín ngưỡng tâm linh quan trọng nhất của dân tộc Tày Tổ tiên với người Tày là thiêng liêng, được thờ cúng trong nhà Gian giữa nhà, nơi trang trọng nhất hướng ra cửa

Ngày đăng: 03/12/2018, 03:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w