1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu về bảng hỏi, thiết kế bảng hỏi và đặc điểm vận dụng bảng hỏi trong nghiên cứu CVM

38 689 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 50,17 KB

Nội dung

Ngày nay, khi mà mục tiêu của các quốc gia không chỉ dừng lại ở tăng trưởng kinh tế mà hướng tới phát triển bền vững thì vấn đề bảo vệ môi trường được đặt lên ngang hàng với tăng trưởng. Dù ở tầm vĩ mô như chiến lược, chính sách phát triển kinh tế hay ở tầm vi mô như dự án đầu tư, dự án kinh doanh thì việc cân nhắc và đánh giá ảnh hưởng, tác động của nó đến môi trường đều là cần thiết và vô cùng quan trọng. Những dự án chỉ hướng tới lợi ích kinh tế mà bỏ qua các tác động môi trường không đem lại sự phát triển bền vững và lâu dài cho địa phương và quốc gia.

Trang 1

I Mở đầu

1 Lí do chọn đề tài:

Ngày nay, khi mà mục tiêu của các quốc gia không chỉ dừng lại ở tăng trưởngkinh tế mà hướng tới phát triển bền vững thì vấn đề bảo vệ môi trường được đặt lênngang hàng với tăng trưởng Dù ở tầm vĩ mô như chiến lược, chính sách phát triểnkinh tế hay ở tầm vi mô như dự án đầu tư, dự án kinh doanh thì việc cân nhắc vàđánh giá ảnh hưởng, tác động của nó đến môi trường đều là cần thiết và vô cùngquan trọng Những dự án chỉ hướng tới lợi ích kinh tế mà bỏ qua các tác động môitrường không đem lại sự phát triển bền vững và lâu dài cho địa phương và quốc gia.Chính vì vậy, hiện nay, tại nhiều quốc gia trên thế giới đã có quy định bắt buộc vềviệc cung cấp tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án kèm theo hồ sơ về

dự án Nhu cầu đánh giá tác động môi trường do đó cũng trở nên cần thiết hơn Tácđộng môi trường thường rất phức tạp trong việc đánh giá Vì tùy theo quan điểmcủa mỗi bên cũng như lợi ích về mặt môi trường họ nhận được mà họ coi đó là tácđộng tích cực hay tiêu cực Bên cạnh đó, tác động môi trường thường không chỉ ảnhhưởng lên một mặt cuộc sống mà thường có tác động tổng hợp, đồng thời và lâu dàilên nhiều khía cạnh như sức khỏe, năng suất, tiện nghi,… Vì thế, để đánh giá chínhxác được các tác động này thì các nhà nghiên cứu phải sử dụng một loạt các phươngpháp đánh giá giá trị môi trường khác nhau Hiện nay, trên thế giới hệ thống cácphương pháp này vẫn đang được nghiên cứu, mở rộng và hoàn thiện Một trong cácphương pháp được nhiều nhà nghiên cứu ưa thích do phạm vi nghiên cứu linh hoạtcủa nó trong việc đánh giá nhiều loại tác động môi trường và giá trị môi trường là

Trang 2

phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent valuation method) – CVM hay còngọi là phương pháp phát biểu sự ưa thích Nội dung chủ yếu của phương pháp này

là thông qua việc sử dụng những cuộc điều tra và bảng hỏi để thu thập thông tin vàthăm dò về mức giá sẵn lòng trả của các cá nhân cho những cải thiện môi trường.Những câu hỏi được đưa ra dựa trên những điều kiện thị trường mà người nghiêncứu nêu ra trong bảng hỏi Do các câu trả lời là cơ sở của việc đánh giá giá trị môitrường nhưng lại hoàn toàn dựa trên các điều kiện giả định nên việc xây dựng bảnghỏi hợp lí, đảm bảo thu được thông tin chính xác và đáng tin cậy là yêu cầu hàngđầu khi sử dụng phương pháp CVM Nghiên cứu việc vận dụng bảng hỏi trongphương pháp CVM vì thế có ý nghĩa trong việc xây dựng và hoàn thiện bảng hỏi,đáp ứng được yêu cầu của người nghiên cứu

Trang 3

1.1 Khái niệm CVM:

Việc đánh giá giá trị môi trường thường rất khó khăn và phức tạp Điều này xuấtphát từ đặc điểm mà các giá trị môi trường đem lại Ngoài giá trị sử dụng của môitrường có thể dễ dàng tiến hành đo đạc, lượng hóa và đánh giá (như trữ lượng gỗ,trữ lượng cá,…) thì các giá trị khác mà môi trường đem lại thường rất khó đolường, lượng hóa và đánh giá Ví dụ như giá trị cảnh quan, lợi ích sinh thái, chấtlượng môi trường nước, môi trường không khí,… Bên cạnh đó, một đặc điểm kháccủa những giá trị này khiến cho việc định giá càng khó khăn hơn Đó là bản thânnhững lợi ích này không phải là hàng hóa, dịch vụ được trao đổi, mua bán trên thịtrường như các loại hàng hóa, dịch vụ thông thường khác Việc không tồn tại thịtrường, cung hay cầu của lợi ích môi trường khiến cho việc định giá hoàn toànmang tính chủ quan chứ không phải do cơ chế thị trường, cung, cầu điều chỉnh vàxác định Vì vậy, nếu như với giá trị sử dụng của môi trường có thể dùng phươngpháp quan sát đơn giản hành vi người tiêu dùng trên thị trường để xác định giá củagiá trị sử dụng thì với những giá trị phi sử dụng khác cần phải tiếp cận bằng nhiềuphương pháp phức tạp hơn như: suy luận từ hành vi của con người trên thị trườngliên quan đến môi trường, quan sát những thay đổi môi trường và ước tính sự chênhlệch giá trị của tài sản môi trường do những thay đổi này gây ra,… Trong cácphương pháp trên, CVM là phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu ưa thích sửdụng Phương pháp CVM được định nghĩa như sau:

“Phương pháp định giá ngẫu nhiên – CVM là phương pháp xác định giá trị kinh

tế của các hàng hóa và dịch vụ không mua bán trên thị trường Phương pháp này

Trang 4

sử dụng bảng hỏi phỏng vấn để xác định giá trị của hàng hóa, dịch vụ không trao đổi và do đó không có giá trên thị trường” (Theo Katherine Bolt – Estimating the

Cost of Environmental Degradation)

Nội dung chủ yếu của phương pháp này là việc ước lượng các giá trị môi trườngtrực tiếp theo cách tiếp cận hành vi, dựa trên các câu trả lời và phản hồi của ngườiđược hỏi đối với những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường Điều đáng chú

ý ở đây là những câu hỏi này hoàn toàn dựa trên những giả định mà người nghiêncứu đưa ra về việc đóng góp, mức chi trả của người được hỏi cho các giá trị môitrường (vì bản thân các giá trị này không hề được đưa ra trao đổi, mua bán) Số liệuđiều tra được về giá mà người được hỏi sẵn lòng trả cho các giá trị môi trường, cácbiện pháp cải thiện môi trường hoặc đền bù thiệt hại môi trường sẽ là cơ sở để đánhgiá giá trị môi trường Tổng mức sẵn lòng chi trả này chính là giá trị của tài sản môitrường cần đánh giá

Như vậy, thông qua việc tiếp cận hành vi của người trả lời dựa trên những câuhỏi giả định nêu ra trong bảng hỏi, người nghiên cứu thu được thông tin về “giá”của lợi ích môi trường

1.2 Các bước tiến hành CVM:

Do thực tế các tác động môi trường thường xảy ra đồng thời và rất phức tạp, khótách rời nên việc thăm dò, tiếp cận hành vi của người được hỏi phải được tiến hànhqua nhiều bước, đảm bảo thu được những thông tin phản hồi chính xác về những tácđộng môi trường cần đánh giá Thông thường, phương pháp CVM thường được tiếnhành qua 4 bước sau đây:

Trang 5

- Xác định và mô tả những đặc điểm chất lượng môi trường cần đánh giá

- Xác định đối tượng điều tra, xác định mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Thiết kế bảng hỏi phỏng vấn và tiến hành điều tra bằng các phương pháp nhưphỏng vấn trực tiếp, phương pháp Anket, thảo luận nhóm

- Phân tích và tổng hợp kết quả (phân tích kinh tế lượng, phân tích lợi ích chiphí)

4 bước này liên quan đến một loạt các lý thuyết về kinh tế học môi trường, kinh tếlượng và thiết kế điều tra Trên thực tế, CVM thường được tiến hành bởi những nhànghiên cứu môi trường nên kĩ thuật về thiết kế bảng hỏi, thiết kế điều tra không được

họ nghiên cứu nhiều Trong khi đó, việc thiết kế bảng hỏi lại đóng vai trò vô cùngquan trọng trong việc mang lại thông tin đầy đủ và chính xác để định giá giá trị môitrường hợp lí Chinh vì thế, bước thứ 3 cần phải được chú trọng xem xét trong quátrình tiến hành CVM

1.3 Ưu điểm của phương pháp CVM :

Ưu điểm lớn nhất của CVM là có phạm vi ứng dụng rộng và linh họat Do phươngpháp CVM dựa trên giá sẵn lòng chi trả cho các giá trị môi trường của các cá nhânnên nó có thể áp dụng để định giá nhiều loại hàng hóa môi trường khác nhau cũngnhư những giá trị khác nhau của môi trường Ví dụ như giá trị tồn tại của môi trường– được coi là một trong những yếu tố khó lượng hóa nhất như lợi ích sinh thái, chấtlượng môi trường nước,… Những giá trị đôi khi được đánh giá rất cao nhưng thực tếlại không đòi hỏi người tham gia phỏng vấn phải trực tiếp hưởng thụ giá trị này Do

đó, việc điều tra được tiến hành dễ dàng và thuận tiện hơn, cũng như ít tốn kém hơn

Trang 6

Ví dụ như khi nghiên cứu giá trị môi trường của Nam Cực Trên thực tế, giá trị môitrường của Nam Cực thường được trả rất cao nhưng rất ít người thực sự đến thamquan địa điểm này Nếu sử dụng các phương pháp khác như TCM (phương pháp chiphí du lịch) đòi hỏi người được phỏng vấn phải là người đã đến Nam Cực và thực sựchi trả cho các chi phí du lịch ở đây thì chi phí tiến hành điều tra sẽ rất tốn kém.Nhưng nếu sử dụng phương pháp CVM, người nghiên cứu chỉ cần đưa ra các giảđịnh và nhận được thông tin về giá sẵn sàng chi trả của người được phỏng vấn choviệc bảo vệ các giá trị của Nam Cực trong khi thực tế họ không cần phải đến tận NamCực

Một ưu điểm khác nữa của CVM là nó không đòi hỏi một số lượng lớn thông tinnhư những phương pháp đánh giá môi trường khác

Vì thế, trong các báo cáo đánh giá môi trường của các dự án, chính sách, CVMthường được sử dụng rộng rãi

2 Vận dụng bảng hỏi trong nghiên cứu CVM:

2.1 Bảng hỏi:

“Bảng hỏi (hay còn gọi là phiếu điều tra) là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp trên cơ sở các nguyên tắc, trình tự logic và theo nội dung nhất định nhằm giúp cho người điều tra có thể thu được thông tin về hiện tượng nghiên cứu một cách đầy đủ, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã được thiết lập.” (Giáo trình Lý thuyết thống kê –

2006)

Trang 7

Đối với các cuộc điều tra nói chung, cho dù là điều tra nghiên cứu thị trường hay điều tra xã hội học thì bảng hỏi luôn là công cụ quan trọng nhất để thu thập thông tin Bảng hỏi cũng là biểu hiện cụ thể nội dung nghiên cứu, là công cụ để người nghiên cứu truyền tải nội dung này đến người được hỏi và thu nhận những phản hồi từ họ Vìvậy, chỉ cần nhìn vào bảng hỏi cũng có thể cho ta biết được những thông tin sơ lược nhất về cuộc điều tra như mục đích điều tra, chương trình, tổ chức điều tra,…

Đối với phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM, bảng hỏi cũng có vai trò cầu nối giữa người nghiên cứu và người được hỏi Đặc biệt, vai trò này càng quan trọng hơn khi đặc điểm của phương pháp này là thu thập thông tin dựa trên những giả định không có thật chỉ được nêu ra trong bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế nhằm mục đích làm đối tượng điều tra suy nghĩ về các đặc điểm môi trường, từ đó phát biểu giá mà

họ sẵn sàng trả tối đa cho các đặc điểm môi trường đó

Thông thường, bản hỏi trong CVM gồm 3 phần quan trọng:

- Các câu hỏi ngắn gọn và thích hợp nhằm thu thập thông tin cơ bản nhất về đốitượng điều tra Ví dụ như tuổi tác, nghề nghiệp, nơi sinh sống, thu nhập, việc sửdụng, hưởng thụ các giá trị dịch vụ, hàng hóa môi trường liên quan đến vấn đề nghiêncứu Từ đó có thể xem xét những yếu tố như môi trường sống, trình độ học vấn, mứcthu nhập,… có ảnh hưởng như thế nào tới các câu trả lời của họ

- Phần mô tả những đặc điểm môi trường có liên quan Từ đó, đối tượng điều tra

có hình dung về những giá trị môi trường mà họ đánh giá, từ đó đưa ra mức giá sẵnsàng chi trả phù hợp

Trang 8

- Phần câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin, phản hồi về giá sẵn lòng trảcủa đối tượng điều tra.

Thông qua bảng hỏi, người nghiên cứu phải nhận được đánh giá của đối tượng điều tra về đặc điểm môi trường đang nghiên cứu có giá trị như thế nào đối với họ Điều này được thể hiện qua giá mà đối tượng điều tra sẵn lòng trả tối đa để được tiếp tục sử dụng tài sản môi trường này so với việc mà họ không được sử dụng nữa Con

số mà đối tượng điều tra đưa ra chính là giá trị lợi ích ròng của hàng hóa, dịch vụ môitrường đang cần đánh giá Đây chính là cách thức để lượng hóa được giá trị tài sản môi trường – yếu tố vốn không có giá trị thị trường và không được trao đổi, mua bán

Có rất nhiều cách để thu được những phản hồi này Trên bảng hỏi, các mức giá có thểđược đưa ra trước và đề nghị đối tượng điều tra đánh dấu vào con số mà họ cho là thích hợp và sẵn sàng trả cao nhất hoặc để họ hoàn toàn tự trả giá

2.2 Các loại câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu CVM:

Cũng như các cuộc điều tra khác, các loại câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứuCVM cũng phân chia theo nhiều tiêu thức Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, đặcđiểm thông tin mà người nghiên cứu muốn thu thập mà có thể sử dụng các loại câuhỏi cho phù hợp Mỗi loại câu hỏi đều có tác dụng, ưu điểm riêng, nên để đạt hiệuquả cao nhất khi thu thập thông tin, người nghiên cứu nên sử dụng kết hợp linh hoạt,xen kẽ các loại câu hỏi trong bảng hỏi, thậm chí cho cùng một thông tin cần thu thập.Bằng việc sử dụng kết hợp các câu hỏi như vậy, người nghiên cứu có thể thu nhậnđược những thông tin chính xác, phù hợp và dễ lượng hóa khi tổng hợp

2.2.1 Câu hỏi theo nội dung:

Trang 9

Câu hỏi theo nội dung thu thập thông tin về thực tế vấn đề môi trường mà câu hỏinày đề cập đến Có thể phân biệt cụ thể hơn 3 nhóm câu hỏi theo nội dung:

Câu hỏi về sự kiện:

Câu hỏi sự kiện là câu hỏi về một sự kiện hiện thực nào đó đã và đang tồn tạitrong không gian Những câu hỏi này nhằm thu thập thông tin về vấn đề môi trường

đã hoặc đang diễn ra hoặc chỉ đơn thuần là có hiểu biết về đối tượng điều tra

Câu hỏi sự kiện thường được sử dụng phổ biến trong hầu hết các bảng hỏi, cácphiếu điều tra do tính ứng dụng cao của nó Nó mang lại thông tin về những sự kiệnliên quan đến vấn đề điều tra từ đơn giản đến phức tạp Đối với những sự kiện thôngthường, câu hỏi sự kiện thường được sử dụng để bắt đầu hỏi trong phỏng vấn nhằmgiúp người được hỏi quen dần với cuộc phỏng vấn Hoặc khi đi chuyển sang một ýkhác, câu hỏi sự kiện cũng được sử dụng để gợi mở, dẫn dắt tới vấn đề mới

Các câu hỏi sự kiện thường dễ trả lời vì thế thông tin thu được từ câu hỏi có độchính xác cao, thông thường có độ tin cậy cao nhất so với các loại câu hỏi khác Tuyvậy, cũng cần chú ý rằng đối với những sự kiện đã xảy ra khá lâu trong quá khứ thì

độ chính xác của câu hỏi cũng giảm xuống Những câu hỏi khai thác cụ thể, chi tiết

về sự kiện đã xảy ra (như ngày tháng năm xảy ra sự kiện, địa điểm xảy ra,…) cần kếthợp những câu hỏi sự kiện liền nhau để dần tái hiện về sự kiện này bằng cách hỏi vềcác sự kiện quá khứ nổi bật xảy ra gắn liền với sự kiện ta cần hỏi Hoặc khi câu hỏimang tính chất riêng tư, nhạy cảm, kín đáo thì cần đặc biệt chú ý tới cách diễn đạt tếnhị, gián tiếp, tránh gây bối rối, khó xử cho người được hỏi để thu được thông tinchính xác

Trang 10

Ứng dụng trong CVM, các câu hỏi về sự kiện có thể được sử dụng trong phần đầucủa bảng hỏi để thu thập thông tin về đối tượng điều tra như tên, tuổi, nghề nghiệp,nơi ở, thu nhập,… Ngoài ra cũng có tác dụng dẫn dắt đối tượng vào vấn đề được hỏibằng cách hỏi đối tượng điều tra về các sự kiện có liên quan tới vấn đề môi trườngnghiên cứu.

Ví dụ như hỏi đối tượng về việc sử dụng các hàng hóa dịch vụ môi trường trướcđây hoặc việc thay đổi về hiện trạng của hàng hóa dịch vụ môi trường đang/đã xảy ra,cách thức người được hỏi đối xử với hàng hóa môi trường,…

Câu hỏi về tri thức:

Sau khi thu được thông tin về sự kiện, người nghiên cứu có thể muốn tìm hiểu rõhơn về nhận thức của người được hỏi về vấn đề này Câu hỏi tri thức nhằm giúpngười nghiên cứu thu được thông tin về mức độ hiểu biết, trình độ nhận thức củangười được hỏi về vấn đề Điều này là vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong nghiên cứuCVM Do đặc điểm của hàng hóa môi trường là việc phân định giữa ảnh hưởng tíchcực và tiêu cực chỉ mang tính tương đối nên trình độ nhận thức của người được hỏi

có ảnh hưởng rất quan trọng tới giá mà họ sẵn sàng chi trả cho hàng hóa môi trườngnày Với những đối tượng điều tra có nhận thức cao về vấn đề môi trường, họ thường

có nhận định, đánh giá chính xác hơn về giá trị của hàng hóa môi trường đang nghiêncứu Ví dụ như một người có nhận thức về vấn đề cân bằng sinh thái sẽ đánh giá caoviệc bảo vệ loài sếu đầu đỏ đang bị tuyệt chủng hơn là một người không có hiều biết

về vấn đề này

Trang 11

Khi sử dụng câu hỏi tri thức nên hạn chế việc dùng câu hỏi lưỡng cực: Có/Không,

Đã biết/Chưa biết,… Do người được hỏi có thể bị ngộ nhận, ngại ngùng về mục đích

sử dụng câu hỏi là để đánh giá nhận thức của họ nên họ có xu hướng chọn câu trả lời

“Có” hoặc “Đã biết”,… làm sai lệch thông tin thu thập Trong trường hợp này, nên sửdụng các câu hỏi phụ để kiểm tra thêm về mức độ hiểu biết thực sự của đối tượng vềvấn đề đó như thế nào

Câu hỏi về quan điểm, thái độ, động cơ:

Loại câu hỏi cuối cùng trong nhóm câu hỏi theo nội dung là câu hỏi về quan điểm,thái độ, động cơ Có thể nói hai loại câu hỏi trên thường chỉ nhằm mục đích dẫn dắtđối tượng điều tra để thu được thông tin quan trọng nhất từ câu hỏi này Câu hỏi nàynhằm tìm hiểu quan điểm, sự đánh giá, mức độ quan tâm, phản ứng, thái độ, nguyênnhân và động cơ của đối tượng điều tra về sự kiện đang nghiên cứu

Trên thực tế, những đánh giá, mong muốn mà đối tượng điều tra bộc lộ trong câutrả lời thường có tính ổn định thấp, dễ thay đổi, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hộikhách quan hay tâm lí, nhận thức chủ quan của đối tượng điều tra Vì vậy, nếu nhưcâu hỏi sự kiện thường cho câu trả lời có độ chính xác cao, ổn định, không thay đổitheo thời gian, từ cuộc điều tra này tới cuộc điều tra khác do nó gắn liền với hiện thựckhách quan thì câu hỏi về quan điểm, thái độ, động cơ lại dễ thay đổi và thiếu chínhxác Tùy thuộc vào thời điểm điều tra mà câu trả lời này có thể biến động, nguồn dữliệu từ câu hỏi này vì thế không thể sử dụng nhiều lần ở những cuộc điều tra khácnhau Bên cạnh đó, khi sử dụng loại câu hỏi này về những vấn đề riêng tư, nhạy cảm

Trang 12

biểu hiện lập trường quan điểm cá nhân thì còn cần chú ý đến việc diễn đạt tế nhị,khéo léo để người được hỏi dễ dàng hiểu câu hỏi và trả lời chính xác, đầy đủ

Trong nghiên cứu CVM, đây chính là câu hỏi để thu được mức giá sẵn lòng trảcủa đối tượng điều tra về vấn đề môi trường đang nghiên cứu Nói cách khác, đâychính là đánh giá về giá trị môi trường đối với người được hỏi Từ đó, người nghiêncứu xác định được mức giá của hàng hóa, dịch vụ môi trường

Ba loại câu hỏi theo nội dung có nhiệm vụ khác nhau trong việc thu thập thông tinnhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, giúp người được hỏi dần dần làmquen với bảng hỏi và vấn đề nghiên cứu, mang lại những thông tin đầy đủ, chính xác

và hoàn chỉnh Trong nghiên cứu CVM, cần kết hợp linh hoạt 3 loại câu hỏi này dobản thân tính phức tạp của vấn đề môi trường và không phải lúc nào người được hỏicũng đã biết và nhận thức về môi trường Cần sử dụng câu hỏi sự kiện và câu hỏi trithức để dẫn dắt, giúp người được hỏi có những ý niệm chung về vấn đề môi trườngrồi từ đó mới tìm hiểu về đánh giá của họ về vấn đề này

2.2.2 Câu hỏi theo chức năng:

Việc phân loại câu hỏi theo chức năng xuất phát từ yêu cầu về kĩ thuật điều tra.Khi thực hiện phỏng vấn, truyền tải thông tin, đặc biệt là khi phỏng vấn về những vấn

đề nhạy cảm (trong CVM như đánh giá tác động chính sách môi trường, thái độ củangười được hỏi về chính sách của cơ quan quản lí môi trường), độ chính xác củathông tin thấp thì việc sử dụng loại câu hỏi này rất quan trọng Có thể phân biệt 3 loạicâu hỏi chức năng: câu hỏi tâm lí, câu học lọc và câu hỏi kiểm tra

Câu hỏi tâm lí:

Trang 13

Đây là thường là câu hỏi tiếp xúc ban đầu với người được hỏi, dùng để bắt đầubảng hỏi Chức năng chủ yếu của câu hỏi này là để gạt bỏ nghi ngờ có thể nảy sinhcủa người được hỏi, hoặc để chuyển tiếp giữa các chủ đề.

- Để tiếp xúc, làm quen, các câu hỏi tâm lí được sử dụng thường là những câuhỏi đơn giản, dễ trả lời và mục đích không nhất thiết để thu thập thông tin Chức năngchủ yếu của câu hỏi tâm lí chỉ là để làm quen, tạo sự thân thiện, thoải mái và lôi cuốnngười được hỏi vào vấn đề nghiên cứu Đối với nhiều người, vấn đề môi trườngthường không phải là vấn đề được họ quan tâm Bằng việc sử dụng câu hỏi tâm lí,người nghiên cứu có thể thu hút sự chú ý của người được hỏi để họ hợp tác nhiệt tìnhhơn, đưa lại thông tin cụ thể, chính xác hơn

- Để giảm bớt sự căng thẳng, đặc biệt là khi nội dung bảng hỏi có liên quan đếnvấn đề chỉ đạo, chính sách,… nhạy cảm thì người nghiên cứu có thể đan cài nhữngcâu hỏi tâm lí về cuộc sống hàng ngày, những vấn đề đơn giản Nội dung của nhữngcâu hỏi này có thể không liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu mà chỉ giúp tạo bầukhông khí thoải mái, sau đó sẽ trở lại với nội dung chính của bảng hỏi Ví dụ như khiphỏng vấn về phản ứng của người dân về chủ trương cải tạo công viên Thống Nhấtthành khu vui chơi hiện đại của Thành phố Hà Nội, người nghiên cứu có thể đan càicác câu hỏi về việc vui chơi của trẻ em trong gia đình tại công viên

- Câu hỏi tâm lí còn được dùng để chuyển tiếp giữa các chủ đề trong bảng hỏimột cách hợp lí, liền mạch nhằm duy trì sự tập trung nhưng vẫn tự nhiên, thoải máicủa người được hỏi Việc chuyển vấn đề nhanh hoặc bất ngờ có thể gây tâm lí nghingờ về logic của bảng hỏi hoặc sự hụt hẫng, đảo lộn về tư duy từ người được hỏi

Trang 14

Trong bảng hỏi CVM, người nghiên cứu có thể muốn đánh giá nhiều loại giá trị củacùng một loại hàng hóa dịch vụ môi trường thì việc sử dụng câu hỏi tâm lí cũng vẫncần thiết nhằm loại bỏ sự nhàm chán, lặp lại của các câu hỏi và tạo ra sự uyểnchuyển, hợp lí giữa các nội dung

Do các câu hỏi tâm lí không yêu cầu thu được thông tin hoặc phải liên quan trựctiếp tới nội dung được hỏi nên việc sử dụng cần có mức độ Việc sử dụng quá nhiềucâu hỏi vừa làm dài bảng hỏi, vừa gây loãng nội dung bảng hỏi, gây nhiễu về thôngtin Trên thực tế, câu hỏi tâm lí thường sử dụng trong phỏng vấn trực tiếp nhiều hơn,

do người nghiên cứu tự đặt ra khi cảm thấy cần thiết Tuy vậy, vẫn có thể sử dụngmột cách hợp lí trong bảng hỏi Nghiên cứu CVM cũng không thường liên quan tớinhững vấn đề quá nhạy cảm, căng thẳng nên việc sử dụng câu hỏi tâm lí không rộngrãi như trong các cuộc điều tra xã hội học thông thường

Câu hỏi lọc:

Trong điều tra nói chung, câu hỏi lọc luôn được sử dụng rất rộng rãi Tác dụngcủa câu hỏi lọc là tìm hiểu xem người được hỏi có thuộc nhóm người dành cho nhữngcâu hỏi tiếp theo hay không Điều này là vô cùng quan trọng vì nếu người được hỏikhông thuộc nhóm này thì việc tiếp tục trả lời các câu hỏi sau đó không chỉ gây lãngphí thời gian mà còn mang lại thông tin không chính xác, không logic và không cógiá trị Bằng việc sử dụng đơn giản câu hỏi lọc, người nghiên cứu có thể phân chiangười được hỏi thành các nhóm khác nhau, đưa ra những câu hỏi riêng cho mỗi nhóm

và thu được thông tin có giá trị từ mỗi nhóm này

Trang 15

Đặc biệt, câu hỏi lọc có ý nghĩa rất lớn trong việc tổng hợp thông tin sau điều tra.Người nghiên cứu có thể dễ dàng chỉ ra những câu trả lời không chính xác, khônglogic của người được hỏi bằng câu hỏi lọc Trong thiết kế bảng hỏi, câu hỏi lọcthường được sử dụng kèm theo kĩ thuật “bước nhảy” để phân loại người được hỏithành các nhóm và đưa họ đến thẳng tới nhóm câu hỏi phù hợp cho mỗi nhóm Nhưvậy họ không cần đi theo trình tự thông thường từ trên xuống dưới của bảng hỏi hayphải trả lời các câu hỏi vô nghĩa

Đối với nghiên cứu CVM nói riêng, bằng câu hỏi lọc, người nghiên cứu có thể hạnchế sai lầm khi định giá hàng hóa môi trường khi người được hỏi có thể trả giá rấtcao cho hàng hóa đó trong khi thực tế họ hoàn toàn không quan tâm đến vấn đề môitrường đang nghiên cứu

Câu hỏi kiểm tra:

Câu hỏi kiểm tra được sử dụng để kiểm tra độ chính xác của các thông tin đã thuthập được hoặc của các câu trả lời của các câu hỏi thường hay bị trả lời sai, độ chínhxác thấp Câu hỏi kiểm tra có thể chỉ để xác định mức tin cậy của từng câu hỏi hoặccủa từng nội dung hay của toàn bộ bảng hỏi Câu hỏi kiểm tra còn có thể giúp ngườinghiên cứu tìm ra câu trả lời chính xác Có nhiều cách để xây dựng câu hỏi kiểm tra

Có thể nêu ra câu hỏi, sau đó đưa ra các phương án trả lời mà có cả phương án đúng

và sai hoặc gài một câu trả lời chắc chắn đúng (hoặc chắc chắn sai) để thử Đối vớicác câu hỏi nội dung, có thể sử dụng cách dùng hai câu hỏi về cùng một vấn đềnhưng diễn đạt dưới hình thức, sắc thái khác nhau Cũng có thể đưa ra một tình tiết,một vấn đề hư cấu nhưng về hình thức lại gần với thực tế để kiểm tra tính xác thực

Trang 16

của các thông tin từ các câu hỏi trước đó,… Ngoài ra còn một cách phổ biến khác làkiểm tra mối liên hệ, tính logic giữa các câu hỏi để kiểm tra chéo độ chính xác củacác câu trả lời.

Việc thiết kế câu hỏi kiểm tra và đưa câu hỏi kiểm tra vào bảng hỏi tuy vậy cầnchú ý tới những vấn đề sau:

- Các câu hỏi kiểm tra sẽ kéo dài độ dài bảng hỏi vì vậy cần sử dụng hợp lí Chỉnên sử dụng câu hỏi kiểm tra với những nội dung nghiên cứu quan trọng và nhữngcâu hỏi thường bị trả lời sai

- Câu hỏi kiểm tra không nên đi liền ngay sau câu hỏi mà nó muốn kiểm tra màphải để cách xa khoảng từ 3 đến 4 câu hỏi khác để tránh sự nghi ngờ của người đượchỏi và đảm bảo thu được thông tin chính xác

- Việc diễn đạt, thiết kế phải khéo léo để tránh việc người được hỏi nghi ngờ, tự

ái dẫn đến cung cấp thông tin sai lệch

Như đã đề cập ở phần trên, một trong những hạn chế lớn nhất của phương phápCVM là đôi khi người được hỏi đưa ra mức giá rất cao cho hàng hóa môi trường vì

họ nhận định thực tế họ không phải trả khoản tiền này Vì vậy, việc sử dụng câu hỏikiểm tra là cần thiết Ví dụ so sánh giá sẵn lòng chi trả với thu nhập hoặc mức giá họ

đã thực tế chi trả cho các hàng hóa môi trường thông thường như phí vệ sinh, vé vàocông viên sinh thái,… để kiểm tra tính hợp lí, logic trong câu trả lời

2.2.3 Câu hỏi theo cách biểu hiện:

Trang 17

Dựa vào việc xây dựng câu hỏi và cách thu thập câu trả lời trong bảng hỏi mà cóthể phân chia câu hỏi thành 3 loại: câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi hỗn hợp (câuhỏi nửa đóng).

Câu hỏi đóng:

Câu hỏi đóng là loại câu hỏi mà người nghiên cứu đưa kèm theo những phương ántrả lời cụ thể, người được hỏi chỉ cần chọn một hoặc một số phương án họ cho là phùhợp nhất Có thể phân biệt cụ thể 3 loại câu hỏi đóng:

- Câu hỏi đóng lựa chọn (câu hỏi loại trừ): Các phương án được lựa chọn củacâu trả lời có tính chất loại trừ nhau Người được phỏng vấn chỉ có thể chọn một đáp

án cho câu trả lời của mình Việc lựa chọn từ 2 đáp án trở lên làm cho câu trả lời vônghĩa, không hợp logic Đối với loại câu hỏi này, có thể có câu hỏi lưỡng cực hoặccâu hỏi cường độ Câu hỏi lưỡng cực chỉ gồm 2 đáp án trái ngược nhau: Có/Không,Đúng/Sai,… và thường chịu ảnh hưởng của tâm lí ưa thích “tích cực” của người đượchỏi

Ví dụ: Với câu hỏi “Bạn có phản đối việc cải tạo công viên Thống Nhất không?”Thì câu trả lời có xu hướng chọn đáp án tích cực là Có Trong khi đó, nếu diễn đạtcâu hỏi khác đi mà giữ nguyên nội dung câu hỏi: “Bạn có ủng hộ việc hiện đại hóacông viên Thống Nhất không?” thì câu trả lời vẫn có thể là “Có” do tâm lí ưa thích

“tính tích cực” của người được hỏi

Ngoài ra, khi sử dụng câu hỏi lưỡng cực cần chú ý tới việc sắp xếp thứ tự câu hỏi.Việc sắp xếp một loạt các câu hỏi lưỡng cực đứng liền nhau rất dễ gây ra “xu hướngđồng tình” của đối tượng điều tra Đây là xu hướng khi người được hỏi chọn một

Trang 18

nhóm câu trả lời nhấ định mà không quan tâm thực sự tới nội dung câu hỏi Ví dụ,trong một loạt các câu hỏi “Đồng ý/Không đồng ý”, “Có/Không”,… người được hỏithường có xu hướng chọn một đáp án chung cho tất cả các câu hỏi cho dù nội dungcâu hỏi có thể hoàn toàn trái ngược nhau Việc thiết kế câu hỏi như vậy gây ra tâm línhàm chán cho người được hỏi khiến họ trả lời một cách máy móc cho tất cả các câuhỏi lưỡng cực

Ngoài ra, loại câu hỏi đóng lựa chọn còn có câu hỏi cường độ gồm nhiều mức độ(thang đánh giá) lựa chọn được phân chia theo thứ bậc từ thấp tới cao (hoặc ngượclại) Vấn đề chủ yếu của loại câu hỏi này là việc nên đưa ra bao nhiêu hạng mục làphù hợp Trên thực tế không có một quy định nào về số lượng hạng mục nên sử dụngtrong phần trả lời nhưng nói chung, việc sử dụng quá ít hạng mục sẽ làm cho tínhphân loại của câu trả lời thấp trong khi sử dụng quá nhiều hạng mục lại làm mức độkhác biệt giữa các đáp án giảm xuống, việc xử lí thông tin kém ý nghĩa Thôngthường, số hạng mục nên sử dụng là từ 5-9 hạng mục Đối với số hạng mục lẻ sẽ cómột hạng mục trung gian ở giữa Trong trường hợp cần có một câu trả lời trung lậpthì nên sử dụng số hạng mục lẻ Nếu người nghiên cứu muốn đối tượng điều tra cungcấp câu trả lời có quan điểm rõ ràng thì số hạng mục chẵn có thể buộc đối tượngkhông lựa chọn điểm giữa được Tuy vậy, việc sử dụng số hạng mục chắn yêu cầutính cẩn trọng cao vì khi buộc đối tượng điều tra phải lựa chọn những gì họ khôngchắc chắn có thể tạo ra dữ liệu sai lệch

- Dạng câu hỏi đóng thứ hai là câu hỏi đóng tùy chọn (câu hỏi tuyển) Cácphương án trả lời của câu hỏi này không loại trừ nhau và người được hỏi có thể chọn

Trang 19

một số khả năng nào đó họ cho là phù hợp Đối với loại câu hỏi này, người nghiêncứu có khả năng gặp phải “xu hướng chọn theo vị trí” Khi người được hỏi gặp mộtdanh sách những đáp án cho trước thì lựa chọn của họ có thể chịu ảnh hưởng bởi thứ

tự sắp xếp các đáp án này hơn là sự nội dung thật sự của đáp án Thông thường,những lựa chọn đầu tiên hoặc cuối cùng thường được ưa thích lựa chọn hơn vì nó đểlại ấn tượng nhiều hơn những đáp án ở vị trí khác đối với người được hỏi Xu hướngnày đặc biệt phổ biến với những câu hỏi có quá nhiều lựa chọn đáp án nên ngườinghiên cứu phải chú ý tới việc thiết kế số lượng đáp án vừa phải mà vẫn bao quátđược các khả năng đáp án có thể Điều này thường rất khó, vì vậy, người ta thường sửdụng loại câu hỏi hỗn hợp (nửa đóng)

Đối với câu hỏi đóng tùy chọn, người nghiên cứu còn có thể kết hợp với yêu cầusắp xếp thứ tự quan trọng của các đáp án mà người được hỏi lựa chọn Từ đó đánhgiá mức độ quan tâm của người được hỏi đối với vấn đề nghiên cứu hoặc tầm quantrọng của các yếu tố thuộc vấn đề nghiên cứu

Ưu điểm nổi bật của loại câu hỏi đóng là tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngườiđược hỏi và người xử lí thông tin Người được hỏi chỉ cần lựa chọn trong số cácphương án có sẵn nên hạn chế tâm lí chán nản, mệt mỏi Loại câu hỏi này cũng giúpngười được hỏi hiểu câu hỏi một cách thống nhất, theo cùng một nghĩa Đối vớingười xử lí thông tin, câu hỏi đóng rất thuận tiện cho việc mã hóa, tổng hợp thông tin.Tuy nhiên, câu hỏi đóng vẫn có nhiều nhược điểm Ngoài các xu hướng đã phântích ở trên có thể gây ra thông tin sai lệch, việc thiết kế câu hỏi đóng cũng cần chú ý

để tránh gặp phải các nhược điểm sau:

Ngày đăng: 21/05/2015, 09:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w