Tôi xin cam đoan đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện xây dựng công trình công cộng trong Khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội” này là công trình nghiên cứu
Trang 1NGUYỄN HẢI HẬU
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỰC HIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI VIỆT HƯNG, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội – 2016
Trang 2NGUYỄN HẢI HẬUKHÓA: 2014 – 2016
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỰC HIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI VIỆT HƯNG, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý đô thị & công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LÊ ĐỨC THẮNG
Hà Nội - 2016
Trang 3Nhân dịp hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới:
- PGS.TS Lê Đức Thắng là người hướng dẫn khoa học có trình độ cao và kinh nghiệm, đã hướng dẫn tôi tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả.
- Khoa Đào tạo Trên đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập tại Trường.
- Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, các đồng nghiệp tại cơ quan, các bạn cùng lớp … đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu phục vụ nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình.
- Trong khuôn khổ một luận văn Thạc sỹ, chắc chắn chưa đáp ứng được một cách đầy đủ những vấn đề đã nêu ra, mặt khác do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu nghiêm túc những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn tới tất cả mọi người đã giúp đỡ.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Hải Hậu
Trang 4Tôi xin cam đoan đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện xây dựng công trình công cộng trong Khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội” này là công trình nghiên cứu của tôi Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất cứ công trình nào.
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu là của riêng tôi và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Hải Hậu
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, MÔ HÌNH
A PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do nghiên cứu:
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu:
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
B PHẦN NỘI DUNG 5
Chương 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI VIỆT HƯNG, QUẬN LONG BIÊN, TP HÀ NỘI 5
1.1 Khái quát KĐT mới Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội 5
1.2 Khái quát về Quy hoạch CTCC trong KĐT mới Việt Hưng 6
1.2.1 Quy hoạch sử dụng đất: 6
1.2.2 Tæ chøc kh«ng gian quy ho¹ch kiÕn tróc vµ c¶nh quan: 7
1.3 Thực trạng xây dựng công trình công cộng trong khu đô thị Việt Hưng 8
1.3.1 Xây dựng CTCC thành phố và khu vực: 8
1.3.2 Xây dựng công trình công cộng Khu ở: 9
1.3.3 Xây dựng công trình công cộng đơn vị ở: 9
1.3.4 Xây dựng công trình công cộng hỗn hợp: 9
1.3.5 Hình ảnh tình hình xây dựng một số các CTCC trong KĐT mới Việt Hưng: 10
1.4 Thực trạng quản lý thực hiện xây dựng CTCC trong khu ĐTM Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội 13
1.4.1 Quyết định cho phép đầu tư dự án khu ĐTM: 13
1.4.2 Tổ chức bộ máy quản lý thực hiện quy hoạch và xây dựng: 14
1.5 Những tồn tại, bất cập trong quản lý thực hiện xây dựng CTCC trong khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội 19
Trang 6VIỆT HƯNG, QUẬN LONG BIÊN, TP HÀ NỘI 23
2.1 Cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng CTCC khu ĐTM Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội 23
2.2 Cơ sở lý luận phục vụ quản lý xây dựng CTCC khu ĐTM Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội: 26
2.3 Cơ sở khoa học phục vụ quản lý xây dựng CTCC khu ĐTM Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội 28
2.3.1 Các khái niệm: 28
2.3.2 Phân loại Công trình công cộng: 29
2.3.4 Các dạng CTCC trong khu ĐTM Việt Hưng (dạng CTCC tập trung nghiên cứu phân tích trong Luận văn): 31
2.4 Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quản lý thực hiện xây dựng CTCC theo quy hoạch trong khu ĐTM 32
2.4.1 Quá trình đô thị hoá và dự báo phát triển đô thị: 32
2.4.2 Kinh tế thị trường, thị trường đất đai, bất động sản: 37
2.4.3 Sự thay đổi tâm sinh lý của con người đối với không gian sống trong điều kiện phát riển kinh tế xã hội: 39
2.4.4 Yếu tố quy hoạch: 41
2.4.5 Yếu tố cơ chế chính sách: 42
2.4.6 Môi trường pháp lý và thủ tục hành chính: 43
2.4.7 Trình độ dân trí: 44
2.4.8 Tổ chức bộ máy quản lý: 44
2.4.9 Khoa học công nghệ: 46
2.5 Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý thực hiện xây dựng Đô thị theo Quy hoạch 47
2.5.1 Các nước phát triển: 47
2.5.2 Các nước Đông Nam Á: 49
Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ THỰC HIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI VIỆT HƯNG, QUẬN LONG BIÊN, TP HÀ NỘI 52
3.1 Quan điểm và Mục tiêu 52
Trang 73.2 Các nguyên tắc quản lý thực hiện xây dựng CTCC theo quy hoạch khu ĐTM 53
3.3 Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý thực hiện xây dựng CTCC trong KĐT mới Việt Hưng 54
3.3.1 Bộ máy Ban QLDA: 54
3.3.2 Giải pháp khuyến khích CĐT dự án tăng quy mô diện tích các CTCC phù hợp với định hướng phát triển trong tương lai bằng cách hỗ trợ chi phí đầu tư xây dựng và cho phép quản lý khai thác sử dụng sau khi hoàn thiện 61
3.4 Giải pháp quy định bắt buộc các CĐT phải xác định rõ vị trí, quy mô, diện tích các CTCC phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng đồng thời công bố công khai tiến độ thực hiện để mọi người dân cùng tham gia kiểm tra, giám sát 62
3.5 Giải pháp huy động sự giám sát của cộng đồng trong việc thực hiện xây dựng CTCC 63
3.5.1 Khái niệm về cộng đồng: 63
3.5.2 Mục đích ý nghĩa của cộng đồng trong quản lý quy hoạch xây dựng: 64
3.5.3 Các giải pháp huy động cộng đồng: 65
3.6 Ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật mới vào trong công tác thi công xây dựng và tổ chức quản lý thực hiện xây dựng các CTCC theo quy hoạch: 66
3.7 Giải pháp quản lý về tiến độ và chất lượng công trình 68
3.7.1 Về tiến độ công trình: 68
3.7.2 Về chất lượng công trình:: 69
3.8 Nhà nước cần kiểm soát tổng thể quy hoạch phát triển khu ĐTM và kết hợp CĐT dự án ĐTM thực hiện xây dựng các hệ thống hạ tầng đấu nối phía ngoài dự án trước khi triển khai xây dựng các công trình bên trong dự án 72
3.9 Tăng cường hiệu lực chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ ngành, đặc biệt là UBND Thành phố Hà Nội: 72
3.9.1 Tăng cường hiệu lực chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ Ngành: 72
3.9.2 Tăng cường sự chỉ đạo của UBND Thành phố: 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 0
Trang 9Số hiệu hình Tên hình
Hình 1.1 Vị trí KĐT trong mối liên hệ vùng với thành phố Hà Nội Hình 1.2 Phối cảnh tổng thể khu đô thị mới Việt Hưng
Hình 1.3 Vị trí các lô đất CTCC trong KĐT mới VIệt Hưng
Hình 1.4 Trường tiểu học được xây dựng trên lô đất TH-04
Hình 1.5 Trường mẫn non được xây dựng trên lô đất NT-07
Hình 1.6 Lô đất quy hoạch PTTH chưa được xây dựng
Hình 1.7 Lô đất quy hoạch CC-15chưa được xây dựng
Hình 1.8 Lô đất quy hoạch TH-01chưa được xây dựng
Hình 1.9 Lô đất quy hoạch TH-02chưa được xây dựng
Hình 1.10 Hình ảnh một số CTCC xuống cấp tại KĐT
Hình 1.11 Sơ đồ tổ chức Ban QLDA số 11 – Tổng công ty Đầu tư Phát
triển nhà và đô thị Hình 3.1 Mô hình tổ chức bộ máy Quản lý thực hiện xây dựng CTCC
của Ban QLDA
Hình 3.2
Mô hình cải tiến bộ máy tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng Dự án, đưa các nội dung của cộng đồng và các nhà chuyên môn tham gia quản lý quá trình thực hiện xây dựng CTCC theo Quy hoạch trong Dự án
Hình 3.3 Mô hình các công tác quản lý trong Dự án đầu tư xây
dựng khu ĐTM Hình 3.4 Mô hình quản lý chất lượng thi công CTCC khu Đ
Hình 3.5 Hình 3.5 Mô hình giám sát chất lượng xây dựng CTCC
khu ĐTM
Trang 10A PHẦN MỞ ĐẦU Tên đề tài:
Nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện xây dựng công trình công cộngtrong Khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
Lý do nghiên cứu:
Trong những năm gần đây, Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽtrên cả nước đã làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, phường hội ở nhiều địaphương và các thành phố lớn Kể từ khu đô thị mới đầu tiên Linh Đàm ra đờicách đây hơn 10 năm, đến nay trên địa bàn cả nước, các đơn vị, doanh nghiệp
đã và đang triển khai rất nhiều dự án Khu đô thị mới với điều kiện hạ tầngđồng bộ, hiện đại góp phần không nhỏ vào việc làm tăng quỹ nhà ở và sự thayđổi bộ mặt đô thị
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quy hoạch, quản lý quyhoạch khu đô thị mới còn bộc lộ nhiều tồn tại, đặc biệt nổi bật lên là sự bấtcập trong công tác quản lý thực hiện xây dựng công trình công cộng trongkhu đô thị mới cụ thể: Hệ thống trường học, bệnh viện, công trình thể thao,công viên vui chơi giải trí, chợ, nơi sinh hoạt của cộng đồng chưa đáp ứngđược các yêu cầu về mỹ quan cũng như quản lý về sử dụng đất Tại rất nhiềukhu đô thị, dù mới được xây dựng nhưng lại nằm trong tình trạng “trắng” dịch
vụ công cộng, bị thương mại hóa và lấn chiếm trái phép Nếu có thì phần lớnđều không đáp ứng được nhu cầu của người dân Bể bơi, sân tenis không đủ
để nghỉ ngơi và vui chơi giải trí; nhà trẻ, mẫu giáo và bãi đỗ xe quá tải so vớiyêu cầu thực tế
Khu đô thị mới Việt Hưng có quy mô 210,5 ha, dân số dự kiến khoảng26.000 người nằm tại quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, cách trung tâmthành phố 7km và gắn với nhiều tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 5,quốc lộ 1B, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì được đầu tư xây dựng bắt đầu từnăm 2004 đến nay Công tác thực hiện xây dựng các công trình nhà ở đã cơ
Trang 11bản hoàn thành và đưa vào sử dụng từ nhiều năm nay, tuy nhiên cũng giốngnhư nhiều khu đô thị khác đã xây dựng hiện nay, khu ĐTM Việt Hưng đangkhông đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của người dân về hệ thống cáccông trình công cộng, việc không được quan tâm đầu tư đúng mức hay tiến độtriển khai thi công xây dựng hệ thống các công trình công cộng chậm trễ vànhất là việc áp đặt giá dịch vụ công cộng cao đang là những nguyên nhânchính gây ra những bức xúc cũng như các phản ứng gat gắt của người dân,những người hiện đang sinh sống tại khu đô thị mới Việt Hưng trong thờigian gần đây.
Nguyên nhân dẫn tới những tồn tại nêu trên là do việc quản lý thực hiệnxây dựng công trình công cộng theo quy hoạch được duyệt còn nhiều tồn tại,bất cập, chưa xác định rõ ràng…do đó làm thế nào để cải tiến công tác quản
lý cho phù hợp với thời điểm hiện tại vì lợi ích tương lai của toàn phường hộivẫn là một thách thức lớn đối với các nhà quản lý khu đô thị nói riêng và cácnhà quản lý đô thị của quận Long Biên, của Thành phố Hà Nội nói chung
Với mong muốn đóng góp những giải pháp, kiến nghị để khắc phục cáctồn tại trong lĩnh vực này, học viên chọn nghiên cứu đề tài ''Nâng cao hiệuquả quản lý thực hiện xây dựng công trình công cộng trong Khu đô thị mớiViệt Hưng, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội''
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu:
- Nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện xây dựng công trình công cộngtheo quy hoạch khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, Thành phố HàNội nhằm góp phần cải thiện về đời sống cộng đồng và khai thác tối đa giá trị
và hiệu quả vai trò nhà ở đô thị trong khu đô thị
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác thực hiện xây dựng công trìnhcông cộng theo quy hoạch khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, Thànhphố Hà Nội , điều tra phường hội học tại khu vực nghiên cứu từ đó tổng kết,
Trang 12phân tích những mặt đã làm được, chưa làm được, xác định những mâu thuẫn,tồn tại, bất cập cần giải quyết để hoàn thiện không gian ở theo hướng vănminh, hiện đại phục vụ tốt cho đời sống nhân dân.
- Xây dựng các cơ sở khoa học và thực tiễn khả thi
- Đề xuất các giải pháp quản lý thực hiện xây dựng công trình côngcộng, tổ chức phương thức thực hiện, cơ chế tài chính và triển khai
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công trình công cộng trong khu đô thị mớiViệt Hưng, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý thực hiện xây dựng côngtrình công cộng trong khu đô thị mới Việt Hưng
Phương pháp nghiên cứu:
- Các phương pháp tiếp cận: Tiếp cận lô gic, phân tích và tổng hợp, sosánh đối chiếu, định tính và định lượng, tiếp cận hệ thống
- Các phương pháp thu thập thông tin: Tập hợp nghiên cứu tài liệu,nghiên cứu phi thực nghiệm, điều tra khảo sát thực địa, phỏng vấn, xử lý địnhlượng
- Các phương pháp phân tích, suy luận: Bằng các kiến thức đã học,thực tế công tác và lý luận lô gic để nghiên cứu vấn đề
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng quản lý thực hiện xây dựng công trình côngcộng trong khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện xây dựng côngtrình công cộng trong khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, Thành phố
Hà Nội
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Việc nghiên cứu đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quảquản lý thực hiện xây dựng công trình công cộng trong khu đô thị mới
Trang 13Việt Hưng, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội sẽ góp phần hoàn thiệnmôi trường ở trong khu đô thị mới cũng như hoàn thiện chức năng đô thị bâygiờ và sau này.
- Đảm bảo chất lượng ở với đồng bộ, ổn định đáp ứng nhu cầu sinhhoạt ngày càng cao nhất là đối với các đô thị lớn như là Thủ đô Hà Nội vàtiến tới việc hình thành và phát triển đơn vị ở bền vững
- Góp phần cải thiện về đời sống cộng đồng trong các khu đô thị mới,khai thác tối đa giá trị và hiệu quả vai trò nhà ở đô thị
Trang 14UB ngày 14/01/2004) với một số nội dung chính như sau:
- Vị trí: Dự án khu đô thị mới Việt Hưng nằm ở cửa ngõ Đông Bắc HàNội, cách trung tâm thành phố 8km, thuộc địa giới hành chính 3 phường: ĐứcGiang, Việt Hưng, Giang Biên của quận Long Biên
Hình 1.1 Vị trí KĐT trong mối liên hệ vùng với thành phố Hà Nội (Nguồn: Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị)
Trang 15Hình 1.2 Phối cảnh tổng thể khu đô thị mới Việt Hưng
(Nguồn: Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị)
- Quy mô:
+ Quy mô khu đất quy hoạch: 210,5ha
- Chủ Đầu tư: Khu đô thị mới Việt Hưng do Tổng công ty đầu tư pháttriển nhà và đô thị (HUD) – Bộ Xây Dựng làm chủ đầu tư Ban quản lý dự án
số 11 (HUD) được giao thực hiện
- Năm xây dựng: Năm 2004
- Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đồ án: Tổng diện tích khu đất quy hoạchchi tiết tỷ lệ 1/500 là 210,5 ha có cơ cấu sử dụng đất cụ thể như sau:
+ Đất xây dựng các công trình cấp thành phố và khu vực: 66,3499 ha
Trang 16- Đất công cộng thành phố và khu vực (Có ký hiệu từ CC-05A, CC-14 đếnCC-15): Tổng diện tích: 5,2566 ha; đợc bố trí trong 03 lô đất; mật độ xây dựng từ25% đến 40%; tầng cao tb từ 5,5 đến 9 tầng và hệ số SD đất từ 2,2 đến 2,25 lần.
- Đất công cộng khu ở (Nhà văn hoá, phòng khám, trờng PTTH ):Tổng diện tích 7,4082ha; đợc bố trí trong 02 lô đất; mật độ xây dựng từ 30%
đến 35%; tầng cao tb 3 tầng và hệ số SD đất từ 0,9 đến 1,05 lần
- Đất công cộng đơn vị ở:
+ Dịch vụ đơn vị ở (Có ký hiệu từ DVO-01 đến DVO-03): Tổng diệntích 2,3443 ha; đợc bố trí trong 03 lô đất; mật độ xây dựng từ 30% đến 40%,tầng cao trung bình 5 tầng và hệ số SD đất từ 1,5 đến 2,0 lần
+ Đất trờng tiểu học và trung học cơ sở (Có ký hiệu từ TH-01 đến TH-06):Tổng diện tích: 9,5689 ha; đợc bố trí trong 06 lô đất; mật độ xây dựng từ 25% đến30%; tầng cao trung bình 3 tầng và hệ số SD đất từ 0,6 đến 0,9 lần
+ Đất nhà trẻ mẫu giáo (Có ký hiệu từ NT-04 đến NT-10): Tổng diệntích: 5,1482 ha; đợc bố trí trong 10 lô đất, mật độ xây dựng từ 20% đến 30%;tầng cao trung bình từ 2 đến 3 tầng và hệ số SD đất từ 0,6 đến 0,75 lần
- Đất công cộng hỗn hợp: (Có kí hiệu HH-03 đến HH-06)
- Đất cây xanh, vờn hoa, công viên
1.2.2 Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan:
Trên cơ sở chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và quy hoạch sử dụng đất dự kiến bố trícác công trình kiến trúc trong khu đất nh sau:
- Đất công cộng cấp thành phố và khu vực bố trí theo hai trục không gianchính: Trục đờng Ngô Gia Tự và trục đờng 40m giới hạn phía Tây Nam củakhu đô thị mới Vị trí các công trình công cộng cấp thành phố và khu vực giápcác nút và các ngã giao nhau của các trục đờng chính với mặt cắt lớn, thuậnlợi về điểm nhìn Các vị trí này cũng đồng thời là các điểm nhấn quan trọngcủa cả khu Chiều cao các công trình bố trí từ 5 đến 18 tầng
- Đất công cộng khu ở: Bố trí tại khu vực giao cắt trục đờng phân khu vực(mặt cắt 30m) Đây là một tổ hợp các công trình công cộng phục vụ nhu cầucủa toàn bộ c dân trong khu đô thị mới Tính đa dạng của các thể loại côngtrình là điểm hấp dẫn của trung tâm này dù tầng cao tối đa của công trình chỉ
là 5 tầng
- Đất công cộng đơn vị ở: Cấu trúc tổ chức hạt nhân công cộng cấp đơn vị ở
Trang 17nhằm đáp ứng những nhu cầu hàng ngày của ngời dân Các công trình đó là:Trụ sở UBND, Công an, trạm y tế, trờng học phổ thông (cấp 1, 2), vờn hoa câyxanh Chiều cao các công trình từ 3-5 tầng.
Hỡnh 1.3 Vị trớ cỏc lụ đất CTCC trong KĐT mới VIệt Hưng
(Nguụ̀n: Tổng cụng ty Đầu tư phỏt triển nhà và đụ thị)
1.3 Thực trạng xõy dựng cụng trỡnh cụng cộng trong khu đụ thị Việt Hưng.
1.3.1 Xõy dựng CTCC thành phố và khu vực:
CTCC thành phố và khu vực thuộc KĐT mới Việt Hưng bao gồm 03 ụ đấtCC-05A, CC-14, CC-15 với chức năng là tổ hợp đa chức năng cụng trỡnhphục vụ cụng cộng Hiện nay CĐT đó xõy dựng được cụng trỡnh CC-05A, cũnlại 02 lụ đất CC-14, CC-15 chưa được CĐT đầu tư xõy dựng
1.3.2 Xõy dựng cụng trỡnh cụng cộng Khu ở:
CTCC Khu ở thuộc KĐT mới Việt Hưng bao gồm 02 lụ đất: CCKO vàPTTH với chức năng: Nhà văn hoá, phòng khám, trờng PTTH hiện nay CĐTmới đầu tư san nền được ụ đất PTTH, ụ đất CCKO đến nay chưa cú dấu hiệu
Trang 18được đầu tư xây dựng.
1.3.3 Xây dựng công trình công cộng đơn vị ở:
CTCC Đơn vị ở bao gồm 14 lô đất: DVO-01, DVO-02, DVO-03;
TH-01 đến TH-06, NT-05 đến NT-10 với chức năng dịch vụ thương mại và giáodục (cấp I, cấp II và trường mẫu giáo), tình hình xây dựng hiện nay như sau:
- Đất CC dịch vụ thương mại bao gồm 03 lô đất DVO-01, DVO-02,DVO-03: Hiện nay CĐT đã xây dựng được lô đất DVO-02; Lô đất DVO-01
và DVO-03 chưa được đầu tư xây dựng
- Đất CC xây dựng Hệ thống giáo dục bao gồm 13 lô đất TH-01 đếnTH-06, NT-05 đến NT-10: Hiện nay CĐT đã xây dựng hoàn thiện và đi vàohoạt động được 03 lô đất (TH-04, NT-07, NT-08) nhưng cho đến nay một sốcông trình đang dần xuống cấp; Các lô đất đang được đầu tư xây dựng gồm
01 lô đất (05); Còn lại 09 lô đất chưa được đầu tư xây dựng (01,
TH-02, TH-03, TH-06, NT-04, NT-05, NT-06, NT-09, NT-10)
1.3.4 Xây dựng công trình công cộng hỗn hợp:
CTCC Hỗn hợp bao gồm 04 lô đất HH-03, HH-04, HH-05, HH-06 với chứcnăng hỗn hợp công cộng, thương mại, nhà ở… Hiện nay CĐT đã điềuchỉnh quy hoạch thành nhà ở và đã xây dừng hoàn thiện, đi vào hoạt độngđược 03 lô đất (HH-03, HH-04, HH-05); lô đất HH-06 chưa được đầu tưxây dựng
CTCC Cây xanh, vườn hoa, công viên: CĐT đã cơ bản hoàn thành việc đầu tưxây dựng xong nhiều công viên, vườn hoa hiện nay xảy ra tình trạng là nơi để
xe, cỏ mọc um tùm gây bức xúc cho người dân trong khu đô thị
1.3.5 Hình ảnh tình hình xây dựng một số các CTCC trong KĐT mới Việt Hưng:
a Hình ảnh CTCC đã được xây dựng:
Trang 19Hình 1.4 Trường tiểu học được xây dựng trên lô đất TH-04
Hình 1.5 Trường mẫn non được xây dựng trên lô đất NT-07
b Hinh ảnh một số CTCC chưa được xây dựng:
Trang 20Hình 1.6 Lô đất quy hoạch PTTH chưa được xây dựng
Hình 1.7 Lô đất quy hoạch CC-15chưa được xây dựng
Trang 21Hình 1.8 Lô đất quy hoạch TH-01chưa được xây dựng
Hình 1.9 Lô đất quy hoạch TH-02chưa được xây dựng
Trang 22c Hình ảnh một số CTCC đã bị xuống cấp:
Hình 1.10 Hình ảnh một số CTCC xuống cấp tại KĐT
1.4 Thực trạng quản lý thực hiện xây dựng CTCC trong khu ĐTM Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
1.4.1 Quyết định cho phép đầu tư dự án khu ĐTM:
Khu đô thị mới Việt Hưng được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tưtại văn bản số 389/CP-CN ngày 25/3/2004 với nội dung chính như sau:
a Cho phép đầu tư Dự án xây dựng HTKT Khu đô thị mới Việt Hưng,quận Long Biên, thành phố Hà Nội với những nội dung như sau:
- Tên dự án: Dự án Khu đô thị mới Việt Hưng
- Diện tích chiếm đất: 210,5 ha
- Mục tiêu Dự án: Hình thành một KĐT mới đồng bộ, hiện đại tại cửangõ phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội
- Chủ đầu tư: Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị
- Nội dung đầu tư: Đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc theo Quyhoạch chi tiết khu vực Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Trang 23- Hình thức Quản lý Dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý Dự án thôngqua Ban QLDA.
- Thời gian thực hiện Dự án: Từ năm 2004 đến năm 2009
b Cho phép Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD):
- Được tách các Dự án thành phần theo tính chất các nguồn vốn
- Tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan hoàn chỉnh Báo cáo nghiêncứu khả thi Dự án nêu trên; tổ chức thẩm định và quyết định đầu tư theo quyđịnh hiện hành
- Được áp dụng các chế độ ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành
c Giao UBND Thành phố Hà Nội:
- Tổ chức thẩm định và phê duyệt Dự án thành phần sử dụng nguồnvốn ngân sách của Thành phố
d Bộ Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo Chủ đầu tư thực hiện Dự ántheo đúng quy định
1.4.2 Tổ chức bộ máy quản lý thực hiện quy hoạch và xây dựng:
- Có văn bản hướng dẫn các cơ quan chức năng của thành phố nhanh chóngcấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất cho các CĐT khácvào các tiểu dự án trong khu vực và các khách hàng mua nhà trong khu vực
dự án
b UBND quận Long Biên:
- Sau khi dự án kết thúc, UBND quận thực hiện công việc đề nghị thành phố
ra quyết định thành lập sớm cơ quan chính quyền mới để quản lý hành chính
c UNBD các phường Giang Biên, Đức Giang, Việt Hưng:
Trang 24- UBND các phường có đất thuốc phạm vi dự án cần giúp đỡ và phối hợp thậttốt với CĐT Giúp đỡ tích cự CĐT đảm bảo tốt công tác trật tự trị an phườnghội trong khu vực dự án.
- Việc phối hợp giữa CĐT và chính quyền địa phương cần chặt chẽ, đồng bộtrong quá trình thực hiện dự án cho đến khi dự án kết thúc
e Chủ đầu tư: Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị có trách nhiệmthực hiện các công việc theo nội dung sau:
- Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng và chịu tráchnhiệm về chất lượng công trình thuộc dự án theo quy định của pháp luật vềquản lý chất lượng công trình xây dựng
- Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ HTKT, các dịch vụ đô thị và côngích đối với hoạt động dân sinh; quản lý vận hành các công trình được đưa vàokhai thác trong khi chưa chuyển giao cho các tổ chức dịch vụ công ích hoặc tổchức quản lý chuyên nghiệp
- Quản lý trật tự khu vực đô thị đã đưa vào khai thác sử dụng, kinhdoanh khi chưa chuyển giao quản lý hành chính cho chính quyền địa phương
- Có trách nhiệm sọan thảo Điều lệ quản lý thực hiện dự án khu ĐTM củamình và trình UBND thành phố phê duyệt trước khi thực hiện dự án
- Lập kế hoạch và thực hiện việc chuyển giao quản lý hành chính cho chínhquyền địa phương Trong khi chưa hoàn thành, CĐT phải phối hợp với đơn vịquản lý hành chính địa phương để giải quyết các thủ tục hành chính cho các
hộ dân cư chuyển đến khu ĐTM;
- Phải bảo đảm xây dnựg đồng bộ các công trình hạ tầng và các hoạt động
Trang 25dịch vụ công cộng, dịch vụ đô thị tại phần dự án hòan thành đưa vào khaithác.
- Đối với các công trình có chuyển giao như: Công trình HTKT, HTXH, vàcông trình khai thác phải được nghiệm thu trước khi chuyển giao Khi chuyểngiao, CĐT phải giao đầy đủ hồ sơ quản lý chất lượng công trình cho bên nhậnchuyển giao Trường hợp khi thực hiện dự án đ• xác định được bên nhậnchuyển giao thì bên nhận chuyển giao được tham gia quản lý chất lượng vànghiệm thu công trình trong giai đoạn xây dựng đến hoàn thành bàn giao đưavào sử dụng
- CĐT có trách nhiệm bảo hành công trình và bên nhận chuyển giao có tráchnhiệm thực hiện bảo trì công trình theo quy định
f Ban quản lý Dự án:
Việc tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng tại khu ĐTM Việt Hưngcủa CĐT dự án Tổng công ty HUD thực hiện dựa trên các văn bản pháp lýcủa dự án và dưới sự theo dõi giám sát các cơ quan chuyên ngành của ThànhPhố Trên cơ sở đó CĐT đã thành lập Ban quản lý các dự án số 11 trực tiếpquản lý dự án với cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Chức năng nhiệm vụ Ban QLDA số 11:
+ Quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch,tiến độ, chất lượng theo thiết
kế đã được phê duyệt
+ Tổ chức công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và công tác tái định cư theođúng tiến độ, đúng chế độ chính sách Nhà nước
+ Giám sát chất lượng công trình các công trình HTKT của dự án
+ Kinh doanh đất đô thị trên cơ sở hạ tầng sẵn có trong dự án theo đúng chínhsách quy định của nhà nước và theo luật doanh nghiệp
+ Bàn giao đất công cộng cho thành phố theo từng giai đoạn dự án
+ Quản lý toàn bộ hồ sơ lưu trữ trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án,
tổ chức nghiệm thu và bàn giao khi kết thúc dự án
- Cơ cấu tổ chức Ban QLDA số 11: Nhân sự Ban QLDA số 11 gồm 25 người
Trang 26Trong đó:
(1) Ban Giám đốc gồm 02 người: Giám đốc phục trách chung, 01 phó giámđốc phụ trách lĩnh vực chuẩn bị đầu tư và phát triển dự án
(2) Phòng Quản lý Quy hoạch: (06 người) Trong đó có 01 trưởng phòng,
01 phó phòng, 04 nhân viên trong đó có 02 KTS, 01 kĩ sư xây dựng, 01 cửnhân kinh tế
+ Phụ trách các công việc phát triển Dự án mới, chuẩn bị đầu tư các dự
án đang triển khai từ lập và trình duyệt QH chi tiết, thiết kế cơ sở và dự ánđầu tư, thiết kế bản vẽ thi công, các thủ tục về đất đai với Chính quyền
+ Xử lý các vấn đề phát sinh về quy hoạch, đảm bảo tính đồng bộ, phùhợp với quy hoạch chi tiết được duyệt, phù hợp với quyết định đầu tư hoặcvăn bản cho phép đầu tư và tiến độ phân đoạn đầu tư, tổng tiến độ toàn bộ dự
án khu đô thị mới, các mối quan hệ với cư dân quanh khu vực dự án và vớichính quyền các cấp
(3) Phòng GPMB: (05 người) Trong đó có 01 trưởng phòng, 01 phóphòng và 01 nhân viên
+ Phụ trách công tác GPMB
+ Phối hợp với Ban BTGPMB các cấp xử lý các vấn đề phát sinh về mặtbằng, các mối quan hệ với cư dân quanh khu vực dự án và với chính quyền cơsở
(4) Phòng quản lý dự án: (07 người) Trong đó có 01 trưởng phòng, 02 phóphòng, 04 nhân viên
+ Giám sát quá trình xây dựng các công trình thuộc dự án từ HTKT đếncác công trình trên nền HTKT theo đúng thiết kế bản vẽ thi công được phêduyệt và tiến độ
+ Quản lý hạ tầng kỹ thuật dự án, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình
Trang 27trên nền HTKT tại Dự án.
+ Phối hợp với các đầu mối tại địa phương (điện lực, cấp nước ) trongcông tác thi công, đấu nối, bàn giao các hạng mục HTKT cho các cơ quanquản lý tại địa phương sau khi hoàn thành
(5) Phòng hành chính, tổng hợp, bộ phận kế toán, phục vụ: (07 người).Trong đó có 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 03 lái xe, 01 kế toán, 01 nhânviên hành chính
Làm các công tác thủ tục hành chính, công tác thu, chi tài chính có liênquan đến công tác quản dự án theo đúng quy định hiện hành
Công tác phụ : bảo vệ văn phòng, lái xe
- Việc phân công từng bộ phận chuyên môn và từng cán bộ thực hiệncông việc trên nguyên tắc đúng chuyên môn, năng lực, sở trường để hoànthành tốt nhiệm vụ được giao
Công tác phụ : bảo vệ văn phòng, lái xe
Hình1.11: Sơ đồ tổ chức Ban QLDA số 11 – Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị
01 Phó Giám đốc ban quản lý dự án
Phòng quản lý
Dự án (07 người)
Phòng hành chính tổng hợp (07 người)
Phòng GPMB (03 người)
Phòng QH
(06 người)
Giám đốc ban quản lý dự án số 11
Trang 281.5 Những tồn tại, bất cập trong quản lý thực hiện xây dựng CTCC trong khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Cũng giống như nhiều KĐT mới trên địa bàn cả nước, khu ĐTM ViệtHưng, quận Long Biên cũng còn nhiều bất cập cần có định hướng để giảiquyết nhằm đáp ứng được yêu cầu như mong mỏi của cư dân đô thị hiện naytrong việc quản lý thực hiện xây dựng CTCC trong khu đô thị, cụ thể:
a Công tác xây dựng nhà ở thì được CĐT chú trọng ưu tiên hoàn thànhtrước và đưa vào sử dụng trong khi đó các CTCC thì không được quan tâm,đầu tư đồng bộ đúng mức
- Thực tế cho thấy khu đô thị Việt Hưng đã bắt đầu xây dựng được 12năm, các công trình nhà ở cơ bản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng (Dân cưước tính hiện nay trong khu đô thi là 26000 người), trong khi các ô đất xâydựng CTCC như trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường phổ thông trunghọc, chợ, khu vui chơi thể thao… vẫn chưa có dấu hiệu đầu tư xây dựng (vẫn
là các bãi đất trống) và không ai đứng ra chịu trách nhiệm về sự chẫm trễ này.Điều này không chỉ gây nên tình trạng mất cân bằng về chất lượng sống trongbản thân KĐT mới mà gây tác động không nhỏ trên phạm vi toàn đô thị, vớiviệc phải đối mặt với việc thiếu thốn các dịch vụ đô thị thiết yếu cụ thể:
- Đất dành cho chợ dân sinh: Trong KĐT hiện có một vài siêu thị, cửahàng tự chọn với hàng hóa nhu yếu phẩm, đồ đông lạnh và đồ hộp khôngcung cấp được thực phẩm và yêu cầu mua bán giá rẻ nên xảy ra tình trạngngười dân xung quanh đã hình thành nên chợ cóc trên vỉa hè, gây mất mỹquan cho KĐT
- Đất dành cho giáo dục: Hiện nay trong KĐT mới xây dựng được 04trường học trong đó có 02 trường tiểu học, đi vào hoạt động được 01 trường
và 02 trường mần non trên tổng số 12 công trình phục vụ giáo dục theo Quyhoạch Tình trạng xây dựng, bàn giao chậm trễ của CĐT khiến một bộ phậndân cư KĐT phải cho con em đi học nhờ, học trái tuyến ở nơi khác đã nảysinh ra nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý, phức tạp về giao thong đô thị ,
Trang 29ảnh hưởng đến khu dân cư làng phường địa phương lân cận khiến các nơi tiếpnhận trở lên quá tải, vượt quá khả năng phục vụ cho phép, gây bức xúc chongười dân.
- Đất CTCC hỗn hợp (trụ sở, văn phòng, siêu thị, thương mại…): Mộtphần đã được xây dựng và đưa vào sử dụng nhưng do CĐT tự đưa ra các quyđịnh, áp đặt các mức phí dịch vụ cao khiến chỉ một phần nhỏ trong cư dântrong KĐT tiếp cận được
- Đất bãi đỗ xe: Mới xây dựng và đi vào hoạt động được 02 trên tổng số
09 bãi đỗ xe theo quy hoạch nên xảy ra tình trạng phương tiện giao thông quátải trong các khu ở, xe ô tô của người dân không biết để ở đâu phải để trànlên ra lòng đường, vỉa hè khiến cho việc đi lại tại các khu vực công cộng củangười dân hết sức khó khăn và nhiều phiền toái
- Không gian xanh: Trong khu đô thị, mật độ xây dựng các công trìnhxây dựng thường được đẩy lên cao tối đa, ưu tiên nhà ở và thương mại dịch
vụ, cắt giảm diện tích để làm vườn hoa, công viên, sân bãi thể dục, thể thao.Nhứng không gian ít ỏi còn lại cũng không được tổ chức và chăm sóc mộtcách đúng đắn Không quy hoạch thành một hệ thống các không gian xanh từcác bồn hoa, cây xanh đường phố, vườn hoa cho đến các công viên vuwag vànhỏ để phục vụ nhu cầu giao tiếp, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho người già,trẻ em và cư dân khu đô thị sau ngày làm việc
b Một số các CTCC được CĐT điểu chỉnh Quy hoạch hoặc tự ý xâydựng sai Quy hoạch làm ảnh hưởng tới Quy mô đất dành cho CTCC chungcủa toàn KĐT mới Việc điều chỉnh quy hoạch thường tăng diện tích xâydựng nhà ở, giảm diện tích CTCC dẫn tới việc tăng dân cư, trong khi đó lạigiảm diện tích đất CTCC dẫn tới việc đất quá tải các CTCC trong KĐT
c Chất lượng xây dựng CTCC trong KĐT mới không cao, tiến độ xây dựng
không đảm bảo theo kế hoạch CĐT dự án thường không mặn mà đầu tư xây dựng
hệ thống CTCC nên việc tót ít vốn, vốn chậm, lựa chọn các nhà thầu kém úy tínnhằm giảm giá thành xây dựng, các nhà thầu xây dựng thiếu kinh nghiệm, nhân lực,
Trang 30kinh tế, tổ chức thi công không khoa học dẫn đến tiến độ và chất lượng xây dựngcông trình thấp và kéo dài.
d Còn chưa có sự khớp nối cả về HTKT, HTXH cũng như chưa có sựchuyển giữa khu ĐTM với khu dân cư hiện có, kể cả về công tác quản lý theo
hệ thống chính quyền
e Thực tế cũng cho thấy trong khu ĐTM Việt Hưng chưa hề có diệntích dành cho các sinh hoạt cộng đồng dù đã có những quy định bắt buộc(thiếu phòng họp dân phố, nhà sử dụng chung, trạm y tế…)
f Công tác quản lý thực hiện xây dựng CTCC theo quy hoạch của khuĐTM Việt Hưng đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định
một cách cụ thể về trách nhiệm, quản lý Khu ĐTM Việt Hưng được phê
duyệt Quy hoạch năm 2003, thời điểm đó các Quy định về quy hoạch, quản lýsau quy hoạch xây dựng còn lỏng lẻo chưa xác định rõ vai trò, trách nhiệmcủa CĐT, sự kết hợp của CĐT với chính quyền
Các vấn đề tồn tại chính trong công tác thực hiện xây dựng CTCC theoquy hoạch KĐT mới Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội có thểtóm tắt lại thành các vấn đề như sau:
- Vấn đề 1: CĐT chỉ tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình nhà ở và chưa chú trọng đến việc xây dựng các CTCC dẫn tới tiến độ xây dựng các CTCC chậm trễ, khiến cho việc học tập, sinh hoạt cộng đồng dân cư đô thị hết sức khó khăn.
- Vấn đề 2: Một số các CTCC được CĐT điểu chỉnh Quy hoạch hoặc tự
ý xây dựng sai Quy hoạch làm ảnh hưởng tới Quy mô đất dành cho CTCC chung của toàn KĐT mới.
- Vấn đề 3: Chất lượng xây dựng CTCC trong KĐT mới không cao, tiến độ xây dựng không đảm bảo theo kế hoạch.
- Vấn đề 4: Chưa có sự khớp nối và sự chuyển tiếp giữa hệ thống CTCC trong khu ĐTM và khu dân cư làng xóm cũ hiện có, kể cả về công tác quản lý theo hệ thống chính quyền.
Trang 31- Từ những vấn đề tồn tại, bất cập cụ thể nêu trên, trong Luận văn sẽ đisâu vào việc phân tích và kiến nghị một số biện pháp cụ thể để giải quyết vấn
đề này nhằm “Nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện xây dựng công trình
công cộng trong Khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, Thành phố
Hà Nội” ở Chương 2 và Chương 3.
Trang 32Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỰC HIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI VIỆT HƯNG, QUẬN LONG BIÊN, TP HÀ NỘI
2.1 Cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng CTCC khu ĐTM Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Các văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ quan trọng nhất để cơ quanquản lý nhà nước thực hiện việc quản lý và các bên tham gia dự án xây dựngcông trình thực hiện theo Trong trường hợp xảy ra tranh chấp không thể hòagiải thì các văn bản pháp lý sẽ là cơ sở đối chiếu và giải quyết các tranh chấp
Lĩnh vực quản lý xây dựng luôn là một trong những lĩnh vực quantrọng, nhận được sự quan tâm của các chủ thể có liên quan Trong nhiều nămqua, qua nhiều giai đoạn điều chỉnh sửa đổi, đến nay Nhà nước đã ban hành
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ nhằm hoàn thiệntừng bước công tác quản lý dự án nói chung và hoạt động quản lý chất lượngxây dựng nói riêng Ngoài các Bộ Luật điều chỉnh chung, thì các hoạt độngthuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình đã được điều chỉnh trực tiếp bởiLuật Xây dựng cùng với các Nghị định hướng dẫn, Thông tư quy định chi tiết,Quyết định áp dụng có liên quan
a Luật:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hộinước Cộng hoà xã chủ tịch Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4;
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Luật Quy hoạch đô thị 2009/QH12
b Nghị định:
- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập,thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Trang 33- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phânloại đô thị và văn bản hướng dẫn.
- Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ banhành Điều lệ Quản lý quy hoạch đô thị
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ vềquản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết vàhướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Đầu tư;
- Nghị định số 02/2005/NĐ-CP ngày 05/01/2005 của Chính phủ về việcban hành Quy chế khu đô thị mới;
- Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 về Quản lý kiến trúc Đô thị
- Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP về thực hiện thí điểm một số thủ tụchành chính trong đầu tư xây dựng đối với dự án khu ĐTM, dự án khu nhà ở,
dự án HTKT khu công nghiệp
c Thông tư:
- Thông tư số: 03/2009/TT-BXD Quy định chi tiết một số nội dung củaNghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình
- Thông tư số: 20/2005/TT-BXD ngày 10/12/2005 Hướng dẫn quản lýcây xanh đô thị
- Thông tư số: 04/2006/TT-BXD ngày 18/08/2006 hướng dẫn thực hiệnQuy chế khu ĐTM ban hành theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày05/01/2006 của Chính phủ
- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 Hướng dẫn lập vàquản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Thông tư số: 07/2008/TT-BXD ngày 04/7/2008 Hướng dẫn lập, thẩmđịnh, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng
- Thông tư số: 08/2007/TT-BXD ngày 10/9/2007 hướng dẫn lập, thẩmđịnh, phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc đô thị
Trang 34- Thông tư số: 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 hướng dẫn một số nộidung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/209 của Bộ xây dựng vềhướng dẫn kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực vàchứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
- Thông tư số: 04/2007/TTLT-BXD-BCA ngày 07/7/2007 Hướng dẫnphối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng
- Thông tư số 30/2009/TTLT-BXD-BKH ngày 27/8/2009 Quy định chitiết một số điểm tại Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP ngày 31/12/2008 củaChính phủ về thực hiện thí điểm một số thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựngđối với dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án HTKT khu công nghiệp
e Các tiêu chuẩn quy phạm:
- QCXDVN số 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quyhoạch xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ0-BXD ngày03/4/2008
- QCXDVN số 05: 2008/BXD- “Nhà ở và CTCC - An toàn sinh mạng
và sức khoẻ” ban hành theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BXD ngày 06/6/2008
- TCVN 3905:1984 Nhà ở và nhà công cộng - Thông số hình học
- TCVN 3907: 1984 Nhà trẻ trường mẫu giáo - Tiêu chuẩn thiết kế
- TCXDVN 362:2005 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trongcác Đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
Trang 35- TCXDVN 104:2007 Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế.
- TCXDCN 276:2003 Không gian cộng cộng - Nguyên tắc cơ bản đểthiết kế
- TCVN 5637-91: Quản lý chất lượng xây lắp
- TCVN 4053-85: Tổ chức thi công
- TCVN 371:2006 Nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng
- TCVN 4091-1985: Nghiệm thu công trình xây dựng
- TCVN 5640-1991: Bàn giao công trình xây dựng
2.2 Cơ sở lý luận phục vụ quản lý xây dựng CTCC khu ĐTM Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội:
Trong quá trình đô thị hoá như hiện nay và tình hình quỹ đất ngày cànghạn chế trong khi nhu cầu sinh hoạt giao tiếp cộng đồng của người dân đô thịngày một cao hơn do đó việc nghiên cứu để đưa ra các phương pháp tổ chứccác không gian sống, không gian sinh hoạt công cộng, không gian vui chơigiải trí trong các CTCC khu ĐTM, khu nhà ở, nhóm ở là rất cần thiết nhằmcải thiện điều kiện sống và nâng cao chất lượng cũng như giá trị cuộc sốngcủa người dân
Theo cuốn sách “Cuộc sống giữa những công trình Kiến trúc - sử dụngkhông gian công cộng” của Giáo sư - Tiến sỹ - Kiến trúc sư Jan Gehn (giáo sưThiết kế đô thị của trường Kiến trúc, học viện Mỹ thuật Hoàng Gia ởCopenhagen, Đan Mạch và nhiều trường đại học nổi tiếng trên Thế giới) cóviết:
Những hoạt động ngoài trời trong CTCC có thể được chia thành 03loại Đó là những hoạt động thiết yếu, những hoạt động tự chọn và nhữnghoạt động xã hội
a Những hoạt động thiết yếu bao gồm những hoạt động bắt buộc trongchừng mực nào đó (ít nhiều có tính chất cưỡng bách) như đi học, đi làm việc,
đi mua sắm, đợi xe… những hoạt động diễn ra trong suốt cả năm hầu như
Trang 36trong mọi điều kiện và ít nhiều độc lập với môi trường bên ngoài Nhữngngười tham gia hầu như không có sự lựa chọn.
b Những hoạt động tự chọn là những việc mà con người thích làm nếuthời gian và địa điểm cho phép như đi bộ để hít thở không khí, đứng ngắmcảnh, sưởi nắng… những hoạt động này đặc biệt phụ thuộc vào những điềukiện tự nhiên bên ngoài
c Những hoạt động xã hội là những hoạt động phụ thuộc vào sự hiệndiện của các hoạt động khác ở những CTCC, bao gồm trẻ em chơi đùa, chàohỏi trò chuyện hay những hoạt động chỉ đơn thuần là sự tiếp xúc thụ động nhưnhìn và nghe người khác
Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc không chỉ có sự đi lại của
bộ hành hoặc các hoạt động giải trí, hay những hoạt động xã hội, nó là baogồm toàn bộ những hoạt động kết hợp với nhau để tạo thành các không giancộng đồng ở thành phố và các khu dân cư đầy ý nghĩa và có sức hấp dẫn
Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc là một khía cạnh của Quyhoạch, chính vì có thể thông qua sự lựa chọn các vật liệu và màu sắc để tạo racác sắc thái trong một thành phố, cũng có thể thông qua những quyết định vềquy hoạch để tác động đến các mô hình hoạt động, để tạo ra những điều kiệntốt hơn hoặc xấu hơn cho các sự kiện ngoài trời và để tạo ra những thành phốsinh động hoặc thiếu sức sống
Các hoạt động ngoài trời đặc biệt phụ thuộc vào chất lượng của khônggian ngoài trời là các hoạt động tự chọn, giải trí và hàm ý là một phần đáng kểcủa các hoạt động xã hội Những hoạt động có sức hấp dẫn dặc biệt ấy sẽ mấtkhi điều kiện không tốt và sẽ phát triển mạnh khi có điều kiện thuận lợi
Tầm quan trọng của việc cải thiện chất lượng những hoạt động xã hộihàng ngày ở các thành phố có thể thấy rõ ở nơi những đường phố đi bộhoặc những khu không có xe cộ qua lại được thiết lập trong những khu vực
đô thị hiện có Qua nhiều ví dụ, những điều kiện tự nhiên được cải thiện đãđem lại kết quả là tăng mạnh số người đi bộ, thời gian trung bình dành cho
Trang 37hoạt động ngoài trời tăng lên và phạm vi các hoạt động ngoài trời cũng mởrộng đáng kể.
Ngày nay khi chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn, thì tình trạngdân số là người già khoẻ mạnh sống lâu tới 10, 20 hoặc thậm trí là 30 năm saukhi nghỉ hưu trở lên điển hình Nhóm dân cư này có nhiều thời gian rỗi nên lànhững người hay sử dụng CTCC nhiều nhất Nếu các không gian đó đángđược sử dụng thì chúng đều được sử dụng Cuối cùng, tình trạng ở nơi làmviệc cũng thay đổi nhanh Nhiều công việc không có nội dung xã hội và sángtạo bởi công nghệ và cách đánh giá tính hiệu quả Và sự phát triển công nghệthường có nghĩa là vừa giảm thiểu gánh nặng công việc, vừa giảm bớt tổng sốthời gian cần thiết để làm việc đó Nhiều người có nhiều thời gian hơn nênđồng thời nhiều nhu cầu xã hội và sáng tạo cũng phải được thoả mãn qua cáchkhác so với chỗ làm việc truyền thống do đó những CTCC trong các khuĐTM được sử dụng nhiều hơn khi chúng đạt chất lượng cần thiết
Sự thiết lập cơ cấu xã hội và cơ cấu vật chất phù hợp với các CTCC ởnhững cấp độ khác nhau cho phép vận động từ các không gian có tính chấtriêng tư nhiều hơn đến những không gian dần dần có tính chất công cộngnhiều hơn cho ta cảm thấy an toàn hơn và có cảm giác thuộc về không gianbên ngoài nhà ở hơn Khu vực mà cá nhân hiểu là thuộc về nhà ở, môi trường
cư trú có thể mở rộng ra bên ngoài nhà ở thực tế
Từ những lý luận trên cho thấy việc tồn tại phát triển và đảm bảo chấtlượng của các CTCC là hết sức cần thiết và đó cũng chính là mục tiêu nhằmcải thiện điều kiện sống và nâng cao chất lượng cũng như giá trị cuộc sốngcủa người dân trong các khu ĐTM
2.3 Cơ sở khoa học phục vụ quản lý xây dựng CTCC khu ĐTM Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
2.3.1 Các khái niệm:
a Công trình xây dựng:
Là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệuxây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể
Trang 38bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phầntrên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồmcông trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông,thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.
2.3.2 Phân loại Công trình công cộng:
- Các loại sân vận động, sân thể thao, sân bóng đá…
- Các loại nhà tập thể dục thể thao, nhà thi đấu…
- Các loại bể bơi có và không có mái che, khán đài
c Công trình giáo dục:
- Trường phổ thông các cấp
- Trường mẫu giáo
- Nhà trẻ
Trang 39- Trường đại học và cao đẳng.
- Trường trung học chuyên nghiệp
- Trường công nhân kỹ thuật
- Công viên văn hoá - nghỉngơi
- Nhà văn hoá, câu lạc bộ
- Trung tâm biên tập phát thanh, vô tuyến truyền hình
- Cửa hàng sách
- Nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc
- Các cơ quan quản lý văn hoá, nghệ thuật
e Các cơ quan, tổ chức khoa học phục vụ khoa học:
- Các Uỷ ban khoa học Nhà nước và phân ban, các viện nghiên cứukhoa học và phân viện Trung tâm máy tính điện tử
- Các cơ quan khảo sát thiết kế
- Các trung tâm lưu trữ quốc gia
f Các nhà ngân hàng, tài chính tín dụng
g Các cơ quan pháp luật, nhà kiểm soát và toà án nhân dân các cấp
h Các cơ quan và tổ chức quản lí Nhà nước các cấp, các trụ sở Đảng vàđoàn thể các cấp
Trang 40l Các công trình thương nghiệp và ăn uống công cộng bao gồm cáctrung tâm thương nghiệp, các cửa hàng bách hoá, chợ, các xí nghiệp ăn uốngcông cộng, cửa hàng ăn, giải khát, các xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
m Các công trình thông tin liên lạc bao gồm các trung tâm bưu điện, điệnthoại, điện tín, các tổng đài, trung tâm phát thanh và vô tuyến truyền hình
n Các công trình giao thông:
- Các ga xe lửa, các trạm kiểm tra đường giao thông
- Bến đường sông, đường biển
- Trường phổ thông trung học
- Trường trung học cơ sở