1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trò chơi âm nhạc trong giờ học tăng cường của học sinh tiểu học tại thành phố nam định

120 2,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 5,74 MB

Nội dung

Hiện nay, học sinh Tiểu học được học hai buổi trong một ngày, cácchương trình chính khoá được học vào buổi sáng, buổi chiều là thời gian dànhcho các giờ học tăng cường được tổ chức bằng

Trang 1

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi tựviết ra.Các số liệu, kết luận nêu trong luận văn là trung thực và chưa được aicông bố trong bất kỳ công trình, luận văn nào khác ở trong nước cũng nhưnước ngoài.

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Trang

Trang 3

Chương 1 10

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10

1.1 Một số vấn đề chung 10

1.2 Thực trạng việc sử dụng trò chơi âm nhạc cho giờ học tăng cường của lớp 1, 2, 3 tại trường TH Phạm Hồng Thái, thành phố Nam Định 26

Tiểu kết chương 1 29

Chương 2 31

TRÒ CHƠI ÂM NHẠC CHO GIỜ HỌC TĂNG CƯỜNG 31

CỦA HỌC SINH KHỐI 1, 2, 3 TẠI TRƯỜNG PHẠM HỒNG THÁI 31

2.1 Căn cứ xây dựng, đề xuất trò chơi âm nhạc 31

2.2 Xây dựng trò chơi âm nhạc cho giờ học tăng cường của học sinh lớp 1, 2, 3 43

2.3 Thực nghiệm sư phạm 61

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC 1: 1

CHƯƠNG TRÌNH SGK KHỐI LỚP 1, 2, 3 1

PHỤ LỤC 2: 5

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ÂM NHẠC 5

PHỤ LỤC 3: 6

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA HỌC SINH KHỐI 6

1, 2, 3 6

PHỤ LỤC 4: 7

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH 7

PHỤ LỤC 5: 9

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KODA’LY 9

PHỤ LỤC 6 12

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DALCROZE 12

PHỤ LỤC 7: 16

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ORFF SCHULWERK 16

PHỤ LỤC 8: 20

MỘT SỐ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG SỬ DỤNG 20

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tìnhcảm, xúc cảm của con người Âm nhạc mang đến cho con người đời sống tinhthần phong phú, thẩm mĩ đúng đắn, sự hoà nhập cộng đồng, sự liên tưởng,phát huy óc tưởng tượng sáng tạo

Âm nhạc có sức mạnh to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế thếgiới nội tâm của con người, hướng con người vào các hoạt động lành mạnh,

bổ ích Âm nhạc có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển trí tuệ, hoànthiện nhân cách ở trẻ em Vì thế âm nhạc đã trở thành môn học quan trọngtrong nhà trường các cấp học và nhất là đối với cấp Tiểu học

Hiện nay, học sinh Tiểu học được học hai buổi trong một ngày, cácchương trình chính khoá được học vào buổi sáng, buổi chiều là thời gian dànhcho các giờ học tăng cường được tổ chức bằng các hình thức đa dạng, phongphú giúp học sinh ôn tập các nội dung chính khoá và mở rộng thêm kiến thứccho các em; thông qua các hình thức trò chơi và hoạt động tập thể, không chỉnhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí mà còn chính là hoạt động trải nghiệm

và thu nhận những kiến thức, kĩ năng thiết yếu trong cuộc sống Với nhữngđặt trưng cơ bản của thể loại, trong mỗi trò trò chơi âm nhạc, luôn phải tuântheo qui định, yêu cầu về luật chơi, cách chơi và nhất là các kĩ năng thực hành

âm nhạc cụ thể Như vậy, với mỗi trải nghiệm, hoạt động và tham gia cáchành động chơi, học sinh sẽ thu nhận được các kiến thức, kĩ năng, những bàihọc 'thật" trong cuộc sống sau này Song, thực tế, các trò chơi âm nhạc sẽđặc sắc hơn, sẽ phát huy được mạnh mẽ hơn hiệu quả giải trí và giáo dục khikết hợp với đạo cụ dụng cụ và các phương tiện, đồ dùng trò chơi âm nhạcgiúp trẻ tiếp cận với âm nhạc dễ dàng hơn Với đặc điểm tâm sinh lý và nhậnthức của độ tuổi, trò chơi là hoạt động chủ đạo với phương châm" học mà

Trang 6

chơi- chơi mà học" ở bậc học mầm non Song ở bậc tiểu học, nhất là ở độ tuổicác lớp đầu cấp, khi mới chuyển từ bậc học mầm non, các đặc điểm tâm lý vàhoạt động nhận thức tuy đã được nâng lên ở mức độ cao hơn song, thực tếcũng cho thấy, việc tổ chức các hoạt động học tập thông qua các trò chơi, cáctrải nghiệm đa dạng, phong phú sẽ là những bài học dễ nhớ, ấn tượng, sâusắc và hiệu quả cao với các em Chính vì vậy trong những năm vừa qua, vớichủ trương "Trường học thân thiện- học sinh tích cực" Bộ Giáo dục và Đàotạo đã khuyến khích các Nhà trường, bậc học cần tăng cường các trò chơi tậpthể, các trò chơi dân gian bên cạnh các nội dung và hình thức đã triển khai

để giúp cho học sinh, nhất là các bậc học mầm non và tiểu học hào hứng vàtích cực hơn trong môi trường học tập nói chung và giáo dục âm nhạc nóiriêng, nhằm không ngừng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của công cuộc đổi mớigiáo dục trong bối cảnh hội nhập toàn diện

Qua việc tìm hiểu, quan sát hoạt động dạy học âm nhạc ở trường mộtvài trường Tiểu học tại thành phố Nam Định cho thấy, mặc dù trong các hoạtđộng trong giờ học chính khóa và tăng cường, các giáo viên đã khai thác vàđưa trò chơi vào trong các hoạt động giáo dục song, vẫn chưa có sự thốngnhất và đồng đều ngay trong các giáo viên trong cùng một trường, chứ chưanói đến các trường khác nhau Việc lựa chọn nội dung, cách thức tổ chức triểnkhai hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và sự tâm huyết của mỗi giáo viên Vìthế chất lượng dạy học âm nhạc trong giờ học tăng cường cho học sinh lớp 1,

2, 3 ở thành phố Nam Định còn chưa phát huy được vai trò và hiệu quả nhưmong muốn Rõ ràng, việc sử dụng những hình thức dạy học sinh động, thú

vị, hấp dẫn như trò chơi âm nhạc để đưa học sinh vào thế giới âm nhạc mộtcách lôi cuốn, dễ dàng… còn chưa được các nhà trường quan tâm và đầu tưđúng mức Cho đến thời điểm hiện nay cũng chưa có công trình nào nghiên

Trang 7

cứu một cách hệ thống về vấn đề trò chơi âm nhạc cho học sinh tiểu học ởthành phố Nam Định.

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, với mong muốnngày càng nâng cao chất lượng hoạt động trò chơi âm nhạc trong các trường

Tiểu học, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu” Trò chơi âm nhạc trong giờ

học tăng cường của học sinh tiểu học tại thành phố Nam Định” làm đề tài

nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ lý luận và phương pháp dạy học

âm nhạc Cụ thể như sau

- Phương pháp dạy học âm nhạc Kodály được phát kiến bởi Zoltán

Kodály (1882-1976), một nhà soạn nhạc, nghiên cứu âm nhạc dân tộc và sưphạm âm nhạc người Hungary Kodály trở nên quan tâm đến việc giáo dục

âm nhạc của trẻ em vào năm 1925 khi ông tình cờ nghe được một số học sinhhát bài hát mà học sinh đã học được ở trường Kodály đã chỉ trích trường học

về việc sử dụng âm nhạc kém chất lượng và chỉ dạy âm nhạc ở các lớp trunghọc Kodály nhấn mạnh rằng hệ thống giáo dục âm nhạc cần thiết là giáo viênphải tốt hơn, chương trình giảng dạy tốt hơn Các phương pháp cụ thể là:[PL5, tr10]

+ Hệ thống ký hiệu tay

+ Hệ thống chữ tiết tấu

Trang 8

+ Hệ thống hình tiết tấu

+ Âm nhạc dân gian

“Kodály mong muốn qua giáo dục âm nhạc để củng cố âm nhạc truyềnthống, nâng cao khả năng đọc viết âm nhạc cho người học và làm công tác âmnhạc Phương pháp giảng dạy âm nhạc của ông phát triển trên những nguyêntắc đặc trưng về triết lý sư phạm, công cụ giảng dạy, nguồn tư liệu giảng dạy,

và quy trình sư phạm” [15, tr.2]

- Phương pháp dạy học âm nhạc Dalcroze được sáng tạo tại Thụy Sĩ

vào đầu thế kỷ 20 bởi Emily Jaques Dalcroze, một giáo sư của Nhạc ViệnGeneva Vào những năm đầu tiên, phương pháp này quan tâm đến sự pháttriển các kỹ năng âm nhạc cho sinh viên học sinh ở các cơ sở đào tạo âm nhạcchuyên nghiệp Nhưng càng về sau, phương pháp âm nhạc nhịp điệu Dalcrozeđược sử dụng rộng rãi trong mọi giáo dục âm nhạc, đặc biệt trong ứng dụng

âm nhạc trị liệu Phương pháp âm nhạc nhịp điệu Dalcroze, bao gồm ba hoạt

động âm nhạc chính [PL6, tr.13]

+ Ký xướng âm

+ Ứng biến, ngẫu hứng

+ Vận động theo nhịp điệu [15, tr.2]

- Phương pháp Orff-Schulwerk là phương pháp dạy học âm nhạc được

sáng tạo bởi Carl Orff và Gunild Keetman là hai nhà sư phạm âm nhạc ngườiĐức từ những năm 1920

Các phương pháp của ông bao gồm [PL7, tr.16]

+ Nói theo nhịp điệu

+ Hát kết hợp vận động

+ Chơi nhạc cụ

+ Bộ gõ cơ thể [15, tr.4]

Trang 9

Quá trình sư phạm của Orff-Schulwerk thể hiện tính logic trong cácbước nhận thức âm nhạc của trẻ em.

Bước đầu tiên được gọi là bước khám phá Trẻ được tiếp xúc với âmthanh của nhạc cụ, với tiết tấu, hay các mẫu âm Giáo viên đưa ra các câu hỏigợi ý để các em tự khám phá các đặc điểm âm nhạc đặc trưng của chúng

Bước thứ hai gọi là mô phỏng, bắt chước Ở bước này học sinh lập lạinhững mẫu âm ngắn được chơi trên nhạc cụ, hay xướng âm bởi thầy giáo.Mỗi lần thực hiện chỉ một mẫu âm có cấu trúc đặc biệt, trong đó điểm lýthuyết, hay một âm hình tiết tấu được nhấn mạnh một cách điển hình

Tiếp theo là bước chơi nhạc ngẫu hứng Trẻ được yêu cầu chơi ngẫuhứng trên nhạc cụ hay hay một mẫu âm có độ dài và mức độ khó tương đối hơndựa vào các thành tố âm nhạc các em đã học qua giai đoạn mô phỏng Bướccuối cùng bước sáng tạo, trẻ được tham gia một quá trình chơi nhạc khó hơn,đòi hỏi sự sáng tạo trên nền tảng những kiến thức âm nhạc mới học Hình thức

âm nhạc có thể áp dụng trong bước này có thể là ABA, hay biến tấu

Ở trong nước, trò chơi âm nhạc cũng thu hút nhiều nhà sư phạm âm nhạcnhư: Đinh Văn Vang, Lý Thị Thu Hiền, Hoàng Lân, Ngô Thị Nam, HoàngVăn Yến, Lê Thu Hương… Các tác giả này đã nghiên cứu về phương phápxây dựng trò chơi, đưa ra các hình thức chơi như trò chơi với hát, trò chơi vớimúa và hát, trò chơi âm nhạc kể chuyện, trò chơi với nhạc cụ, họ đã biên soạnsách phương pháp, hướng dẫn dạy trẻ mầm non chơi trò chơi âm nhạc…

Đã có những nghiên cứu liên quan đến vấn đề về việc xây dựng tròchơi âm nhạc cho trẻ như sau:

• Sách tham khảo.

Nghiên cứu lý luận

- Ngô Thị Nam (1993), Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc,

BGDĐT - Trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng giáo viên, Hà Nội

Trang 10

- Ngô Thị Nam (chủ biên) (1993), Âm nhạc và phương pháp giáo dục

âm nhạc Tập II, BGDĐT - Trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng giáo

viên, Hà Nội

- Nguyễn Ánh Tuyết (2007), Giáo dục mầm non, những vấn đề lý

luận và thực tiễn, nxb Đại học sư phạm.

- Nancy-Jo Hereford & Jane Schall (1991), Học thông qua các hoạt

động nghệ thuật, biên dịch Trần Thu Thuỷ, Trường CĐSP trung ương.

Nghiên cứu ứng dụng

- Lý Thu Hiền, Các hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non, Nxb Giáo

dục Việt Nam

- Lê Thu Hương (2014), Tuyển chọn trò chơi, bài hát, truyện câu đố

theo chủ đề, Nxb Giáo dục Việt Nam.

- Hoàng Văn Yến (2005), Trẻ mầm non ca hát, Nxb âm nhạc.

- Ellen booth church (2001), Học qua trò chơi âm nhạc và vận động,

biên dịch Dương Thị Hào, Trường CĐSP trung ương

Khoá luận tốt nghiệp

- Phạm Công Thành (2004), Tìm hiểu bài hát sử dụng trong chương

trình trò chơi âm nhạc ở trường mẫu giáo, Khoá luận tốt nghiệp đại học sư

phạm chuyên tu

- Lâm Thanh Hồng (2007), Đưa giáo dục âm nhạc vào hoạt động

ngoại khoá cho giáo sinh trường THSP Mẫu giáo – nhà trẻ Hà Nội, Khoá

luận tốt nghiệp đại học sư phạm Nghệ thuật trung ương

- Dương Anh Đức (2014), Xây dựng chương trình hoạt động âm nhạc

ngoại khoá tại một số trường THCS của quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội,

Luận văn thạc sĩ lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc Trường đại học sưphạm Nghệ thuật trung ương

Trang 11

Tài liệu trên mạng Internet

- Hồ Ngọc Khải (2013), Khái quát các phương pháp dạy học âm nhạc

ở Hoa Kỳ, www.music.edu.vn

- Frego, D (2006), Cách tiếp cận của Emily Jaques-Dalcroze, Active

Music Making, http:/www.allianceamm.org.

Như vậy, qua việc tìm hiểu và tập hợp các tài liệu của các công trình và các tác giả đã công bố cho thấy, các nghiên cứu tập trung vào hai mảng chính:

* Các công trình, tài liệu theo hướng nghiên cứu lý thuyết đã chỉ rõ vaitrò, ý nghĩa của trò chơi âm nhạc trong đời sống và đặc biệt là với độ tuổi họcsinh ở bậc tiểu học Bên cạnh đó, các công trình cũng đã đề cập khá sâu đếnviệc kết hợp các phương pháp, phương tiện, thiết bị, các phần mềm hỗ trợ đểnâng cao hiệu quả hoạt động dạy học và tổ chức các trò chơi âm nhạc chohọc sinh

* Các công trình có tính ứng dụng đã chỉ rõ việc nghiên cứu, sưu tầm,biên soạn và triển khai các trò chơi âm nhạc vào môi trường vui chơi tập thểtrong các nhà trường

Những nghiên cứu này cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng,giúp chúng tôi xác định và xây dựng được kế hoạch và nội dung nghiên cứucủa đề tài

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng trò chơi âm nhạc cho học sinh lớp 1, 2, 3 sử dụng trong giờhọc tăng cường nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc và hiệu quảgiáo dục thẩm mỹ nghệ thuật cho học sinh Tiểu học ở TP Nam Định

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

• Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ củamột số tác giả trong và ngoài nước

Trang 12

• Nghiên cứu chương trình SGK âm nhạc tiểu học lớp 1, 2, 3 và thựctrạng dạy học âm nhạc ở trường tiểu học tại thành phố Nam Định.

• Xây dựng kế hoạch, triển khai thực nghiệm, đánh giá kết quả về tínhkhả thi của các trò chơi đề xuất

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng trò chơi âm nhạc cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3 sử dụngtrong giờ học âm nhạc tăng cường

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài triển khai trên 6 lớp tổng 182 học sinh của khối lớp 1, 2, 3 tạitrường Phạm Hồng Thái thành phố Nam Định

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn của chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứuchính sau:

• Phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khái quát hoá, hệ thống hoá

• Điều tra, quan sát, xin ý kiến chuyên gia, thực nghiệm sư phạm, xử lý

số liệu

6 Những đóng góp của đề tài

Nếu kết quả của đề tài được công nhận, sẽ góp phần bổ sung vào hệthống các công trình lý luận và thực tiễn về trò chơi âm nhạc cho học sinh bậctiểu học

- Xây dựng một số trò chơi âm nhạc cho học sinh lớp 1, 2, 3 sử dụngtrong giờ học tăng cường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc chohọc sinh tiểu học tại thành phố Nam Định

- Sản phẩm của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những giáoviên âm nhạc Tiểu học và những ai quan tâm đến vấn đề này

Trang 13

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văngồm có hai chương :

Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Trò chơi âm nhạc cho giờ học tăng cường của học sinh lớp

1, 2, 3 tại trường Phạm Hồng Thái

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Một số vấn đề chung

1.1.1 Khái lược về nghệ thuật âm nhạc và trò chơi âm nhạc

1.1.1.1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của nghệ thuật Âm nhạc

Âm nhạc là món ăn, là nhu cầu giải trí của con người ngay từ thuở xaxưa, ban đầu, âm nhạc chỉ ở hình thức sơ khai khi con người biết nhảy múa,

gõ những thanh tre nứa vào nhau tạo ra tiết tấu, hay những tiếng hú, hô, hò để

ăn mừng sau những thành quả của các cuộc đi săn, hoặc để động viên, thúcđẩy lao động Theo thời gian, cùng sự phát triển trong đời sống vật chất, tinhthần của xã hội, âm nhạc bắt đầu đi sâu vào thế giới nội tâm phong phú đadạng và tinh tế trong tâm hồn con người mà nhiều loại hình nghệ thuật khácchưa phản ánh được

Bằng ngôn ngữ riêng, với sự phối hợp chặt chẽ các phương tiện diễn tảnhư: giai điệu, tiết tấu, nhịp độ, cường độ, hoà âm của tác phẩm âm nhạc đãtác động trực tiếp vào tình cảm của con người ở mọi tâm trạng khác nhau Âmnhạc có thể dễ dàng diễn tả mọi sắc thái tế nhị, tinh tế thế giới nội tâm conngười như nỗi đau khổ, sự thất vọng, niềm suy tư, sung sướng, lạc quan, tintưởng hay nghi ngờ, những sự vật, hiện tượng phong phú đa dạng của thế giớikhách quan cũng được thể hiện bằng những giai điệu hùng vĩ, mênh mông,dàn trải hay những hoà âm hùng tráng, mạnh mẽ của tác phẩm âm nhạc

Âm nhạc không chỉ đem đến cho chúng ra sự giải trí đơn thuần mà nócòn thể hiện tinh tế nội tâm của con người Khác với các loại hình nghệ thuậtkhác như hội hoạ, văn học, điện ảnh…âm nhạc là tiếng nói sâu sắc, trực tiếptác động vào trái tim con người

Âm nhạc phản ánh tinh tế thế giới hiện thực, nội tâm con người mộtcách đầy đủ, phong phú Cái đẹp trong âm nhạc là khát vọng muôn đời mà

Trang 15

con người muốn vươn đến chế ngự Cái đẹp trong tác phẩm của Betthoven làchất hùng ca, tranh đấu cho chính nghĩa, cho lẽ phải Cái đẹp trong âm nhạccủa Chopin là tình yêu da diết, sâu nặng với quê hương Cái đẹp tinh tế trongtâm hồn của con người chính là điều mà Trịnh Công Sơn đã khắc khoải đi tìmsuốt cuộc đời mình và cái đẹp hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ là nguồn cảmhứng vô tận của các nhạc sĩ sáng tác…Khi cảm nhận cái đẹp, con ngườikhông chỉ làm giàu thêm cho nguồn cảm xúc mà còn có thể đánh giá, pháttriển khả năng sáng tạo của bản thân Cái đẹp luôn gắn với lao động, với cuộcsống con người Nó có tác động tích cực đến tâm tư, tình cảm và hướng conngười đến những hành vy tốt đẹp, cao thượng Nó biểu hiện một cách tậptrung nhất những giá trị thẩm mỹ trong nghệ thuật nói chung và âm nhạc nóiriêng Bởi vậy âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung là phương tiện quantrọng để hình thành những nhân cách phát triển hài hoà, toàn diện, giàu tínhnhân văn, nhân đạo…

Âm nhạc không chỉ mở ra một thế giới hiện thực sinh động, đầy màusắc mà còn chứa đựng biết bao niềm say mê lớn lao, đem cái chân, thiện, mỹđến gần hơn với con người Với ý nghĩa to lớn đó, từ lâu âm nhạc đã đượcđưa vào các cấp học trên toàn thế giới và ở nước ta với tư cách là môn họcđược xem như một phương tiện hiểu quả để giáo dục thẩm mỹ, thực hiệnnhiệm vụ hàng đầu là góp phần bồi bổ và hoàn thiện nhân cách cho học sinh

1.1.1.2 Trò chơi và trò chơi âm nhạc

Về trò chơi

Có nhiều nghiên cứu về trò chơi cho trẻ em của các tác giả trong và

ngoài nước Chẳng hạn như tác giả N.A.Crupxkaia: Chơi giúp trẻ thoả mãn 2

nhu cầu, đó là: Trẻ mong muốn được hiểu biết về cuộc sống xung quanh, hơn nữa trẻ thích bắt chước người lớn và mong muốn được hoạt động tích cực với bạn bè cùng tuổi [1, tr.65]

Trang 16

Hay với A N.Lêônchiép: Khi chơi đứa trẻ không chủ tâm vào một lợi

ích thiết thực nào cả, trong trò chơi các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội được mô phỏng lại Chơi mang lại cho trẻ em một trạng thái tinh thần vui vẻ, phấn chấn dễ chịu [25, tr.168]

Như vậy: với quan điểm của các nhà tâm lý học hoạt động, cho thấyrằng: trò chơi chính là các hoạt động đáp ứng như cầu về vận động, về khámphá, trải nghiệm cảm xúc và nhận thức để trưởng thành ở mỗi đứa trẻ Trongtrò chơi, trẻ em bắt trước hay giả định các hành động, ứng xử của các nhân vật,hiện tượng trong cuộc sống để trải nghiệm, lĩnh hội và hình thành các kĩ năngcần thiết, cơ bản, dần tiếp nhận và thích nghi với môi trường hoạt động sống

Cũng chính việc thông qua hoạt động chơi thì tâm lý trẻ em phát triểntoàn diện ở các khía cạnh khác nhau như, nhận thức, cảm tính và lý trí, tìnhcảm và hành vi Thông qua giáo dục và hoạt động thì tâm lý của con ngườinói chung và tâm lý của trẻ em mới phát triển hoàn thiện, mang tính người

Bên cạnh đó nhiều nhà nghiên cứu về khoa học tâm lý học, giáo dụchọc và sư phạm âm nhạc ở Việt Nam cũng rất quan tâm đến vấn đề này như:

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết khi nói về: Trò chơi trong giáo dục mầm

non những vấn đề lý luận và thực tiễn” đã phân tích rất chi tiết và cụ thể về

khái niệmtrò chơi, các dạng trò chơi, luật chơi Trong đó có trò chơi liên quanđến âm nhạc cùng với việc nghiên cứu tâm sinh lý trẻ và việc hướng dẫn trẻchơi trò chơi nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ

Tác giả còn khẳng định rằng: Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ

mẫu giáo, nó chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ và các hoạt động khác Hoạt động vui chơi của trẻ mang dấu ấn của thời đại và tính xã hội sâu sắc Hoạt động vui chơi của trẻ không mang tính bắt buộc, có tính tự lập, có sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm và có tính ký hiệu tượng trưng (25, tr.207)

Trang 17

Đinh Văn Vang, trong “Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

mầm non” ông cho rằng: Hoạt động vui chơi là hoạt động cơ bản của trẻ lứa

tuổi mầm non Là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong quá trình chơi chứ không nằm trong kết quả của hành động Khi chơi đứa trẻ không chủ tâm vào một lợi ích thiết thực nào, trong trò chơi, các mối quan hệ của trẻ với xã hội và môi trường được mô phỏng lại Chơi mang lại cho trẻ một tinh thần thoải mái, phấn chấn, dễ chịu Chơi được người lớn hướng dẫn nhằm giúp trẻ thoả mãn các chu cầu vui chơi và nhận thức đồng thời giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ (27, tr.25) Tác giả cũng đã đề cập đến cáckhía cạnh của hoạt động vui chơi như: đặc thù, nguồn gốc và bản chất củahoạt động vui chơi Chơi cũng là phương tiện của giáo dục và phát triển toàndiện nhân cách Và cũng đề cập đến mối quan hệ giữa hoạt động vui chơi vàhoạt động lao động, chơi và tạo hình của trẻ Như vậy, trò chơi trong các hoạtđộng vui chơi đáp ứng được nhu cầu tự thân ở mỗi đứa trẻ Có một đồng nhất

đó là, các nhà tâm lý học và giáo dục học đều khẳng định rằng trẻ em “khôngvui chơi thì không phát triển được"

Về trò chơi âm nhạc

Đã có rất nhiều tác giả Việt Nam đề cập đến vấn đề trò chơi âm nhạc

thông qua các nghiên cứu về lý luận như Hoàng Long - Hoàng Lân, NguyễnÁnh Tuyết, Đinh Văn Vang Ngoài ra còn có các tác giả như Phạm ThịThương (chủ biên) và Hoàng Ngọc Lan trong cuốn giáo trình “giáo dục họcmầm non tập 2” Các tác giả lại đề cập chi tiết về nguồn gốc, bản chất trò chơicủa trẻ mẫu giáo, vai trò và ý nghĩa của trò chơi, những cơ sở lý luận về tròchơi và phương pháp tổ chức chơi trò chơi trong đó có trò chơi âm nhạc

Như vậy, cho dù ở các góc tiếp cận khác nhau nhưng tựu trung lại chothấy: các tác giả đã nhận diện trò chơi âm nhạc về nội hàm là một trò chơi baogồm các đặc điểm, yếu tố của trò chơi song, yếu tố âm nhạc là một bộ phận

Trang 18

cấu thành không thể thiếu và có tính chất chi phối, qui định, nội dung, luậtchơi và cách chơi trong từng trò chơi âm nhạc Thông qua mỗi trò chơi âmnhạc trẻ em sẽ được cảm nhận, lĩnh hội, rèn luyện và hình thành các kĩ nănghoạt động âm nhạc cụ thể như: tai nghe âm nhạc, trí nhớ âm nhạc, cảm thụ âmnhạc và cả giọng hát.

Bên cạnh đó, một số tác giả lại tập trung vào các nghiên cứu mang tínhứng dụng, chẳng hạn như:

Tác giả Ngô Thị Nam khi nói về vấn đề trò chơi âm nhạc đối với trẻ thìkhá tỷ mỷ, rõ nét từ tâm sinh lý của trẻ đến sự cần thiết, tầm quan trọng củatrò chơi âm nhạc đối với sức khoẻ tinh thần, đạo đức của trẻ Bà đề cập đếnvấn đề trò chơi âm nhạc thông qua các hình thức: Hình thức trò chơi với hát;Hình thức trò chơi múa và hát; Hình thức trò chơi âm nhạc - kể chuyện;Hình thức trò chơi với nhạc cụ

Tác giả Lý Thị Thu Hiền thì lại đề cao việc “Tổ chức hoạt động âmnhạc theo hướng tích cực ở trường mầm non” Nội dung giáo dục âm nhạcđược thể hiện qua các hoạt động sau: Hoạt động hát vận động theo nhạc;Nghe nhạc - nghe hát và biểu diễn văn nghệ theo chủ đề

Tác giả Phạm Thị Hoà trong “Tổ chức hoạt động âm nhạc ở trường

mầm non” tác giả đã phân tích rõ về mục đích ý nghĩa của trò chơi âm nhạc

đối với trẻ mầm non, phân loại trò chơi âm nhạc và đưa ra một số trò chơi âmnhạc rất phù hợp với trẻ ở trường mầm non

Trước hết, trò chơi âm nhạc chính là một hoạt động chơi mà Trong đóthông qua các hoạt động thực hành các kĩ năng âm nhạc của học sinh đượcthực hiện dưới hình thức trò chơi, nhằm phát triển tai nghe âm nhạc, trí nhớ

âm nhạc, cảm thụ âm nhạc và giọng hát

Trò chơi âm nhạc được coi là hình thức hoạt động sáng tạo tích cựcnhất, nhằm đến sự thể hiện nội dung, cảm xúc âm nhạc dưới dạng vận động ,

Trang 19

trò chơi chính là phương cách để trẻ thơ tiếp nhận những bài học đầu tiên,trải nghiệm và tích lũy những kiến thức và kĩ năng sống.

1.1.2 Vai trò của trò chơi âm nhạc trong hoạt động dạy âm nhạc của trường Tiểu học

Thông qua nội dung của môn học, giáo dục âm nhạc ở trường Tiểu họcnhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản, những kỹ năng âm nhạccần thiết nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản, sơ giản về nghệthuật âm nhạc thông qua các bài học trong sách giáo khoa và các bài học mởrộng trong các tiết học tăng cường Thông qua việc tích lũy dần hiểu biết,nhận thức và kĩ năng thực hành âm nhạc, học sinh có khả năng tham gia cáchoạt động văn hoá, văn nghệ ở trong lớp, trong trường và cộng đồng xã hội

Nội dung dạy học âm nhạc ở các lớp đầu khối chủ yếu là học các bàihát, kết hợp với các vận động phụ họa Qua việc học hát các em được rènluyện về tai nghe, trí nhớ, phát triển nhạc cảm và làm quen với việc thể hiệnchính xác cao độ, trường độ của âm thanh trên cơ sở giai điệu bài hát Nhưvậy, việc tiếp xúc, trải nghiệm, cảm nhận và ghi nhớ các hình tượng âm nhạccho học sinh ở độ tuổi này chủ yếu thông qua học các bài hát Chủ đề, giaiđiệu và hình tượng âm nhạc tạo nên sự hứng thú, niềm say mê học hát, nghenhạc, cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật ở các em Mặc dù,đến cuối lớp 3 các em mới bắt đầu được làm quen tiếp cận với các ký hiệuđọc và ghi chép nhạc Tuy nhiên, khi học thuộc và hiểu được ở mức độ vềcác phương tiện diễn tả của hình tượng âm nhạc, cũng như là lời ca của bàihát, chính là quá trình giúp các em cảm nhận âm nhạc từ quá trình nhận thứccảm tính sang lý tính sau này Đương nhiên đây chỉ là những hiểu biết, kiếnthức và năng lực thực hành âm nhạc cơ bản và chung nhất để giúp trẻ tiếptục học tập, nâng cao hiểu biết và năng khiếu âm nhạc của cá nhân ở nhữnglớp tiếp theo

Trang 20

Bên cạnh việc thực hành các kĩ năng hay hoạt động của từng cá nhân,

và trong suốt quá trình vui chơi các em lại được quan sát rút kinh nghiệm cáchoạt động của các bạn, hay các yếu tố có tính thi đua mà các giáo viên khởixướng sẽ càng tăng thêm tính hấp dẫn thu hút của các trò chơi và chính là cácbài học âm nhạc được triển khai một các mềm dẻo, linh hoạt song lại tạo nên

sự hào hứng và hiệu quả cao trong dạy học Mặt khác, ngay trong yếu tố tâm

lý của từng học sinh, các em cũng luôn có nhu cầu muốn thể hiện và khẳngđịnh bản thân, chính vì vậy, trò chơi vừa là hình thức, vừa là phương phápchuyển tải nội dung bài học âm nhạc đến với trẻ, mà ở mỗi bài học này sẽmang đến cho các em niềm vui, sự hứng khởi và tiếp nhận kiến thức và kĩnăng ấn tượng và sâu sắc hơn cả

Ngay từ việc, các em được cảm giác thoải mái đó là, được chơi, đượchoạt động, được thể hiện bản thân mà không bị áp lực, gò bó vào giờ học sẽcàng tạo nên tâm lý thoải mái, hào hứng và giải tỏa cho các em sau những giờhọc các môn văn hóa

1.1.2.1 Đặc điểm khả năng thực hành âm nhạc của học sinh khối lớp 1, 2, 3

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của độ tuổi cho thấy, đa phần họcsinh tiểu học ham thích vui chơi, ham hiểu biết và hoạt động âm nhạc Tuyvậy, khả năng tập trung chú ý của các em dễ hứng thú nhưng cũng lại chóngphân tán, nếu không tạo ra được các hoạt động hấp dẫn và thu hút thì các em

sẽ không tập trung chú ý có chủ định được lâu và nhanh chán Tầm cữ giọnghát còn hẹp nằm trong quãng 6, 7 tối đa là quãng 8 Âm sắc chưa có sự phânchia giới tính Các em bắt đầu và kết thúc bài hát một cách đúng lúc Qua cáctrò chơi âm nhạc giúp trẻ có thêm được môi củng cỗ kỹ thuật hát, hát mộtcách thoải mái, tự nhiên không bị gò ép hay ức chế

Song ở độ tuổi này, tư duy trực quan hành động và tư duy trực quanhình ảnh phát triển mạnh Lúc này ở các em xuất hiện chức năng ký hiệu dùng

Trang 21

vật này thay thế cho vật khác, đây là điều kiện quan trọng để phát triển sựsáng tạo trong khi chơi trò chơi âm nhạc Các em cũng có thể có được khảnăng chú ý lâu hơn để tri giác toàn vẹn tác phẩm âm nhạc, hay tập trung vàotoàn bộ thời gian diễn ra các trò chơi Khả năng tập trung chú ý nghe âmthanh cũng đã cụ thể và chi tiết hơn Việc xác định được tính chất vui –buồn, âm thanh cao – thấp, to – nhỏ, nhanh – chậm để cảm nhận, ghi nhớ vànhắc lại được ở mức độ khác nhau Cảm giác về tiết tấu, khả năng ghi nhớcác vận động cơ bản hay các vận động nâng cao như chạy, nhảy, vuốt cuộn,mềm mại khi thực hành, trình bày các kĩ nang đã chủ động, linh hoạt hơn.Điều đặc biệt hơn nữa là các em đã biết ước lệ và sắm vai, diễn kịch…do vậycác em nắm bắt trò chơi, rèn luyện và thực hành các thuộc tính âm nhạc rấtnhanh Do khả năng chú ý có chủ định đã phát triển mạnh hơn so với trẻ ở lứctuổi mẫu giáo nên các em rất hứng thú và hào hứng phản ứng với những kíchthích mới lạ, đột ngột Chính vì vậy, sự thay đổi luân phiên các kiểu trò chơi

âm nhạc làm các em vô cùng thích thú và tập trung

Song, dựa trên các đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của lứa tuổi, giờhọc âm nhạc ở bậc Tiểu học diễn ra trong khoảng thời gian từ 30-35 phút.Chính vì thế, cần thiết phải có sự thay đổi các dạng hoạt động trong từng tiếthọc, các dạng bài tập, cùng những tìm tòi sáng tạo để xây dựng các trò chơi

âm nhạc trên cơ sở các chủ đề, chất liệu tiết tấu, hoặc lời ca thành các trò chơiphù hợp và đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu, nội dung giáo dục trong từng tiếthọc để giúp cho học sinh hiểu nhanh và nắm vững kiến thức, kỹ năng hoạtđộng âm nhạc, thực hành tốt các trò chơi trong tâm lý thoải mái, hưng phấn

Khi tham gia vào các dạng trò chơi âm nhạc, không chỉ là việc các emđược vận động theo nhạc, luyện tập và thực hành các động tác múa đơn giản,

di chuyển ở nhiều đội hình khác nhau như đội hình vòng tròn, hình chữ U,hàn dọc, hàng ngang, đường chéo… mà việc di chuyển từ vị trí này sang vị trí

Trang 22

khác giúp các em phản xạ nhanh trong việc định hướng trong không gian,hình thành tác phong hoạt bát, nhanh nhẹn Đồng thời với các hoạt động vừasức cũng góp phần giúp trẻ phát triển những cảm xúc tích cực, phát triển hệ

cơ, xương, khớp và cơ thể trong độ tuổi đang có sự phát triển nhanh, mạnh vềthể chất

Tầm cữ về giọng hát còn hẹp nằm trong quãng 6,7 tối đa là quãng 8

Âm sắc chưa có sự phân chia giới tính Các em nhanh nhớ lời và giai điệu,biết và ghi nhớ khi bắt đầu và kết thúc bài hát một cách đúng lúc

Tuy số đông học sinh hiếu động, nghịch ngợm, hồn nhiên, nhưng lại cónhững em rụt rè, ít cởi mở, thiếu tự tin Tìm hiểu phân loại học sinh để xâydựng các thủ pháp giúp các em thêm chủ động Trong quá trình dạy học độngviên và khen ngợi các em đúng lúc luôn là điều rất cần thiết Cần tạo đượckhông khí hoạt động nghệ thuật chung cho cả lớp, kích thích các em thêm tựtin, tích cực tham gia các hoạt động Một số bạn nhút nhát khi học hát trênlớp, nhưng khi tham gia trò chơi thì rất hào hứng và trở nên bạo dạn hơn

Giờ học âm nhạc trong nhà trường nói chung, ở tiểu học nói riêng đặcchưng bởi không khí tự nhiên, phải bằng chính ngôn ngữ tình cảm của âmnhạc làm cho trẻ xúc động, gợi cho trẻ những tâm trạng nhất định

Học sinh tiểu học có thể tiếp thu một cách khá nhanh nhạy những kiếnthức, kỹ năng âm nhạc, những xúc cảm về cái đẹp trong nghệ thuật Trongquá trình tiếp xúc với âm nhạc các em sẽ thêm hiểu về cái đẹp của cuộc sốngxung quanh, khơi gợi niềm tin vào cái tốt và sự công bằng

1.1.2.2 Về chương trình sách giáo khoa âm nhạc lớp 1,2,3

Với chương trình sách giáo khoa âm nhạc do Bộ Giáo dục & Đào tạoban hành, ở khối lớp 1, 2, 3 nội dung chủ yếu là dạy học sinh học hát Qua cácbài hát cung cấp cho học sinh một số tri thức về âm nhạc như: cao độ, trường

độ, tiết tấu và các kí hiệu cơ bản Các em được rèn luyện một số kỹ năng ca

Trang 23

hát đơn giản và bước đầu có ý thức về diễn cảm trong ca hát Các em phảihoàn thành bài học đồng nghĩa với việc thuộc lời ca, thể hiện bài hát bằngnăng lực của mình đạt hiệu quả tốt nhất Tuy là phân môn trong môn nghệthuật chương trình âm nhạc không dạy cho các em về nhạc lý, tập đọc nhạc

mà chủ yếu thông qua một số hoạt động vui – học để các em tiếp xúc, làmquen với một vài ký hiệu ghi chép âm nhạc và tập nhận biết các loại nhịpthông dụng

Cũng qua việc học hát, các em cảm nhận được những hình tượng âmnhạc thông qua nhạc điệu và lời ca, được bồi bổ, phát huy và kích thích óctưởng tượng, sự sáng tạo, mở rộng các khái niệm, nhận thức về văn hóa âmnhạc, về môi trường tự nhiên, xã hội, phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảmđạo đức, làm phong phú và nhuần nhụy tâm hồn trẻ, dần hình thành thái độ vàtình cảm thẩm mĩ âm nhạc

- Nội dung của từng lớp

Âm nhạc được sử dụng trong trường TH được chia thành ba phân môn:Hát, tập đọc nhạc và âm nhạc thưởng thức (âm nhạc thưởng thức dành chokhối 4, 5) Sách âm nhạc có từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 Mỗi tuần 1 tiết Cáctiết học trong SGK âm nhạc được thiết kế theo ba cấu trúc: Tiết học theochuyên đề, tiết học kết hợp và tiết học tổng hợp

a) Sách giáo khoa lớp 1:

- Tập hát:

Học 12 bài hát ngắn gọn, dễ hát, dễ nhớ, cữ giọng trong phạm vi mộtquãng tám với nhịp 2/4 là chủ yếu

Tập tư thế đứng hát, ngồi hát Bước đầu tập hát đúng giọng, đúng cao

độ, trường độ Tập hát mạnh dạn, tự nhiên, nhẹ nhàng Kết hợp với vận độngphụ hoạ, múa đơn giản hoặc trò chơi âm nhạc

Trang 24

• Phát triển khả năng nghe nhạc:

Nghe một số bài hát ( quốc ca, dân ca, bài hát thiếu nhi chọn lọc ) vàmột số trích đoạn nhạc không lời

Đọc một truyện kể âm nhạc với đời sống

Tập phân biệt âm thanh cao thấp, dài ngắn với tốc độ khác nhau

Tập nghe để nhận ra hướng đi của âm thanh: đi lên, xuống, ngang.Tập một vài nhạc cụ gõ với các tiết tấu đơn giản Dùng nhạc cũ gõ đệmtheo bài hát

b) Sách giáo khoa lớp 2:

- Tập hát:

Học 12 bài hát ngắn gọn trong đó có hai bài dân ca, 1-2 bài hát nướcngoài: cữ giọng trong phạm vi một quãng tám nhịp 2/4 có thể có 1-2 bàinhịp 3/4

Bước đầu tập các kỹ năng ca hát ( lấy hơi, bắt giọng, vào bài…) tập hátnhẹ nhàng, hát rõ lời, tự nhiên

Kết hợp hát với vận động phụ hoạ, múa đơn giản hoặc trò chơi âm nhạc

• Phát triển khả năng nghe nhạc:

Nghe một số bài hát: Quốc ca, dân ca, bài hát thiếu nhi chọn lọc, tríchđoạn nhạc không lời

Giới thiệu hình dáng một vài nhạc cụ gõ dân tộc

Trang 25

Tiếp tục tập các kỹ năng ca hát đã đọc Tập hát ngân giọng, bước đầutập hát diễn cảm theo tốc độ và sắc thái tình cảm của bài Tập đánh nhịp 2/4.

Tiếp tục tập hát kết hợp với vận động phụ hoạ, múa đơn giản hoặc tròchơi âm nhạc

• Phát triển khả năng nghe nhạc:

Giới thiệu hình dáng một vài nhạc cụ dân tộc: Đàn bầu, nguyệt, thậplục, nghe âm sắc qua băng trích đoạn được diễn tấu bằng các nhạc cụ nói trên

Đọc hai truyện kể âm nhạc

Tập nhận biết hình nốt nhạc: đen, trắng, móc đơn, móc kép và cácdấu lặng đen, đơn Tập nói tên các nốt nhạc trên khuông (bao gồm tên nốt,hình nốt)

1.1.2.3 Trò chơi âm nhạc trong giờ học chính khóa

Trong chương trình âm nhạc chính khoá (cụ thể trong mỗi tiết học âmnhạc) không có nội dung chơi trò chơi âm nhạc, hoạt động chủ yếu liên quanđến việc cung cấp các kiến thức, nội dung mới và ôn luyện nội dung đã họcbằng hoạt động hát (đọc nhạc), kết hợp với vận động múa hoặc gõ nhịp,phách, tiết tấu…

Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy rằng, nếu đưa trò chơi

âm nhạc vào trong một số tiết học âm nhạc chính khoá sẽ có tác dụng khôngnhỏ đến hiệu quả tiếp thu bài học và tâm lý của học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3.Việc dạy hát hay rèn luyện, thậm chí là kiểm tra cá nhân hay nhóm nếu biếtcách tổ chức và khai thác các hình thức đa dạng, giáo viên cũng có thể xâydựng thành các hình thức trò chơi ở mức độ đơn giản, để thu hút và kích thích

sự tập trung chú ý, sự chủ động tich cực, tựu giác và hào hứng tham gia vàotrò chơi Trò chơi âm nhạc sẽ làm thay đổi tinh thần các em trở nên thoảimái hơn Trò chơi âm nhạc làm cho hoạt động thực hành trở nên mới mẻ hơn

Trang 26

và điều này sẽ làm cho học sinh hứng khởi và thích thú hơn mỗi khi bước vàocác giờ học âm nhạc.

Tiết học âm nhạc nếu có trò chơi lớp học sẽ trở nên sôi nổi hơn, mọihọc sinh đều có thể tham gia vào trò chơi Điều này sẽ kích thích các em nhútnhát tự tin hơn, ấn tượng với bài học sau hơn hơn, đặc biệt khi chơi trò chơi

có thể các em sẽ phát triển tốt hơn nhiều hơn nữa

Mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên không phải tiết học âm nhạc chínhnào cũng có thể áp dụng chơi trò chơi được Phải nghiên cứu nội dung tiếthọc, thời gian học có phù hợp để đưa trò chơi hay không Nếu không phù hợp

sẽ đưa lại hiệu quả không tốt cho tiết học đó

1.1.2.4 Trò chơi âm nhạc trong giờ học âm nhạc tăng cường của khối 1, 2, 3

Chương trình học âm nhạc của học sinh tiểu học gồm có 2 tiết mộttuần Học chính vào buổi sáng và học tăng cường vào buổi chiều Giờ họcbuổi sáng giáo viên hướng dẫn học sinh những nội dung trong sách giáo khoa,còn đối với giờ học tăng cường buổi chiều để giới thiệu những nội dung, kiếnthức mới nằm ngoài chương trình sách giáo khoa

Giờ học tăng cường nhằm mục đích kết hợp hoạt động vui chơi vớinhững kiến thức ngoài sách vở nhằm giúp cho học sinh hiểu biết thêm nhữngkiến thức mới và giải toả áp lực học trong giờ chính khoá

Giờ học tăng cường trong môn học âm nhạc là vô cùng cần thiết Nókhông chỉ đơn thuần là giáo dục, củng cố kiến thức âm nhạc mà nó còn đemđến cho học sinh giờ học thoải mái, mang tính chất giải trí

Trò chơi âm nhạc trong giờ học tăng cường có vai trò rất quan trọngtrong việc rèn luyện các kĩ năng thực hành âm nhạc mà học sinh đã được họctrong giờ chính khóa, hay phát triển khả năng âm nhạc cho trẻ

Nhiều trò chơi có tính nhạc cao, gắn bó chặt chẽ với tiết tấu, đòi hỏitính tập thể, nhanh nhẹn và vận động toàn thân Đây sẽ là những bài tập vô

Trang 27

cùng bổ ích cho sự phát triển cơ thể của trẻ từ hệ xương, hệ cơ đến hệ hộ hấptuần hoàn…Nó không chỉ tạo hứng thú cho trẻ tích luỹ thêm những kiến thứcphong phú về âm nhạc và cuộc sống mà giờ học chính khoá còn hạn chế chưacung cấp đủ Đặc biệt, trẻ sẽ phát huy được khả năng sáng tạo của mình Bởikhi chơi, trẻ không chỉ thực hiện một cách máy móc những vận động, thao táccủa trò, mà còn sáng tạo ra những động tác mới ngộ nghĩnh, không chỉ sángtạo ra một kiểu trò chơi, đồ chơi mà còn sáng tạo ra nhiều nhóm, nhiều loại,nhiều trò chơi theo sở thích riêng của mình với nhiều chất liệu khác nhau tạonên những trò chơi đẹp, hấp dẫn, độc đáo.

1.1.3 Trò chơi âm nhạc với sự phát triển toàn diện cho học sinh bậc Tiểu học

1.1.3.1 Góp phần phát triển cảm xúc và tình cảm thẩm mỹ

Trò chơi âm nhạc góp phần quan trọng cho trẻ em trong việc phát triển

và giao lưu cảm xúc, ưa vận động, thích chạy nhảy, thích giao tiếp, thích tiếpxúc cái mới Trò chơi âm nhạc luôn gắn liền với việc phát triển các kỹ năng

âm nhạc, đặc biệt là phát triển tai nghe âm nhạc Trò chơi âm nhạc dựa trênyếu tố giai điệu và lời ca

Trò chơi âm nhạc nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ, lĩnh hội vàhiểu biết cái đẹp, phân biệt được cái hay, cái chưa hay, hoạt động độc lập vàsáng tạo trong khi tiếp xúc với âm nhạc

Trò chơi âm nhạc góp phần phát triển phương tiện giáo dục thẩm mỹcho các em Khi tham gia trò chơi, các em được lắng nghe và thể hiện nhữnglời ca, giọng hát trong sáng, giàu hình ảnh, những nhịp điệu, tiết tấu sôi nổi,các em sẽ dần cảm nhận được tính chất và hoà mình vào đó Sức truyền cảmcủa âm nhạc giúp các em nhạy cảm, tinh tế với cuộc sống và gần gũi với thiênnhiên hơn Các em biết so sánh và nhận xét đơn giản các phương tiện cơ bảncủa âm nhạc như: âm thanh cao, thấp, to, nhỏ, âm sắc của giọng hát, nhạc cụ,

Trang 28

tốc độ nhanh chậm của tiết tấu, tạo cơ sở để phát triển thị hiếu âm nhạc củacác em.

1.1.3.2 Góp phần phát triển trí tuệ

Trò chơi âm nhạc là hình thức vui chơi cùng âm nhạc và trong âmnhạc, các kiến thức, nội dung âm nhạc trong nhà trường đều có thể áp dụngvào trò chơi âm nhạc vì vậy trò chơi âm nhạc cũng có vai trò quan trọng trongđời sống của học sinh Đây là phương tiện hiệu quả để giáo dục đạo đức trítuệ, thể chất và đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ cho các em Vì vậy việc sử dụngtrò chơi âm nhạc vào dạy học âm nhạc là hoạt động cần thiết cho học sinh

Trò chơi âm nhạc giúp trẻ làm quen với đặc điểm tính chất (hình dáng,

âm thanh, độ lớn…) để qua đó mà hình thành những biểu tượng về thế giớibên ngoài, phát triển trí giác, trí nhớ, tích luỹ khả năng, học cách khảo sát các

đồ vật bằng xúc giác…Bên cạnh đó không chỉ tiếp xúc với giai điệu tiết tấu

mà các em còn được tiếp nhận một vốn từ phong phú với lứa tuổi Khi hát các

em tập ghi nhớ và hiểu lời ca giúp tăng thêm vốn từ, phát triển tư duy ngônngữ của các em

Trò chơi âm nhạc góp phần thúc đẩy trí tuệ cho các em Khi tham giatrò chơi âm nhạc các em phải chú ý quan sát, được nghe và phải nhớ lạinhững giai điệu, tiết tấu, nhờ đó mà tư duy và trí nhớ âm nhạc của các emđược phát triển Các em phải tưởng tượng và thể hiện ra những động tác phùhợp, truyền cảm, bộ mặt hay dáng điệu của nhân vật trong trò chơi Từ đóhình thành ở các em những biểu hiện sáng tạo, phát triển trí tưởng tượngphong phú của các em

Trò chơi âm nhạc làm cho giờ học nên sôi nổi, kích thích sự hứng thú,nâng cao tính tích cực của tư duy, độc lập và sáng tạo Trò chơi làm cho trẻkhông còn cảm giác bị gò bó, bắt buộc trong khi học

Trang 29

Những giai điệu kết hợp với những hoạt động của trò chơi âm nhạc đầy

lý thú đó khiến các em yêu thích và dần hình thành những thói quen, nhữnghành vi chuẩn đạo đức, tình cảm đạo đức từ những hành động nhỏ như lòngyêu kính cha mẹ, thầy cô, yêu thiên nhiên, lao động, biết ơn những người cócông với đất nước…Đôi khi, tác động của âm nhạc còn mạnh hơn cả nhữnglời khuyên nhủ hay sự ra lệnh nghiêm khắc

Trò chơi âm nhạc hình thành cho các em tình yêu quê hương đất nước,yêu lao động và biết phân biệt được đúng sai, tốt xấu Khi tham gia trò chơicác em trao đổi, vui chơi, hoà nhập với bạn bè xung quanh, tạo cho các em sựgắn bó, đoàn kết và yêu thương đùm bọc lẫn nhau Trò chơi âm nhạc sẽ giúpcác em gắn kết cộng đồng, tình cảm đạo đức, những phẩm chất đạo đức, quan

hệ giao tiếp, kỹ năng mềm và những ứng xử trong cộng đồng, xã hội, đoànkết, chia sẻ, yêu thương, đồng lòng yêu thương…

Như vậy, giáo dục âm nhạc tạo ra những yếu tố cần thiết đồng thời làmôi trường thuận lợi cho sự hình thành phẩm chất đạo đức, nhân cách của các

em, từ đó các em được phát triển toàn diện về mọi mặt

Trang 30

phát triển sẽ khiến giọng trẻ tốt hơn, tư thế hát, vận động, múa đúng tạo chocác em phong thái đẹp, uyển chuyển, tự nhiên.

Những hình thức vận động theo cá nhận hoặc theo nhóm góp phần pháttriển thể chất, tăng phản xạ giúp các em nhanh nhẹn, hoạt bát, khéo léo hơn

Như vậy trò chơi âm nhạc trong trường tiểu học đặc biệt là khối lớp 1,

2, 3 tạo điểu kiện cho sự phát triển của trẻ Các hoạt động âm nhạc có nhiềuhình thức, đa dạng trò chơi có tác động đến mọi đức, trí, thể, mĩ của trẻ Sựnhạt cảm, tai nghe và khả năng âm nhạc được phát triển trong những điềukiện và mức độ phù hợp sẽ giúp trẻ hưởng ứng với những tình cảm và hành vitốt đẹp, đẩy mạnh hoạt động trí tuệ, hoàn thiện mọi vận động thể chất của trẻ

1.2 Thực trạng việc sử dụng trò chơi âm nhạc cho giờ học tăng cường của lớp 1, 2, 3 tại trường TH Phạm Hồng Thái, thành phố Nam Định

1.2.1 Vài nét về trường TH Phạm Hồng Thái, thành phố Nam Định

Trường TH Phạm Hồng Thái, được thành lập vào ngày 4 tháng 11 năm

1965 Trường TH Phạm Hồng Thái là trường điểm, cho nên luôn được sự ưu

ái quan tâm của các ngành, các cấp trong tỉnh đặc biệt là sự hỗ trợ, tạo điềukiện giúp đỡ về mọi mặt của các bậc phụ huynh Chính vì vậy, cơ sở vật chấtcủa trường tương đối đầy đủ và ngày được hoàn thiện theo hướng hiện đại

Trường TH Phạm Hồng Thái có một phòng năng khiếu để phục vụ cácgiờ học âm nhạc và mỹ thuật cho học sinh Phòng học có đầy đủ các thiết bịphục vụ học âm nhạc gồm 05 đàn organ hiệu CASIO, 01 máy chiếu, loa,thanh phách, trống và một số vật dụng khác

Về đội ngũ giáo viên âm nhạc: trường TH Phạm Hồng Thái hiện nay có

2 giáo viên âm nhạc đều tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm Nam Định Cácgiáo viên được trang bị về lý thuyết và có khả năng thực hành các tác phẩm

Trang 31

âm nhạc trong nội dung chương trình sách giáo khoa âm nhạc của bậc học vàcác hoạt động ngoại khóa âm nhạc.

1.2.2 Trò chơi âm nhạc trong giờ học tăng cường ở trường Phạm Hồng Thái- Thành phố Nam Định

Với nội dung chương trình dạy học âm nhạc, Học sinh lớp 1, 2, 3 mỗituần có 2 tiết học âm nhạc Một tiết học chính và một tiết học tăng cường.Tuy nhiên qua điều tra, theo dõi cho thấy Giờ học chính giáo viên hướng dẫncho học sinh bài hát mới, chương trình mới trong sách giáo khoa Còn giờ họctăng cường lại ôn tập lại những kiến thức đã được học một cách nhàm chán vàmáy móc Chính vì vậy không phát huy được hết khả năng và tính chủ độngtích cực của học sinh [PL2, tr.6]

Trong quá trình dạy học âm nhạc, giáo viên gần như không sử dụng tròchơi mà chỉ là những cử động nhỏ do chính giáo viên làm như: vỗ tay, bướctheo nhịp và cho học sinh vỗ tay theo Hầu hết giáo viên chỉ chú ý đến hìnhthức tổ chức hoạt động dạy học tập trung vào việc truyền thụ kiến thức tronglớp học, mà không chú ý đến các hình thức giáo dục khác, việc kết hợp tròchơi cũng có tuy nhiên trò chơi còn chưa có tính sáng tạo, và lặp lại nhiều lầnnên dễ gây nhàm chán cho học sinh

Mặt khác giáo viên chỉ đảm bảo thời gian của tiết học, xây dựngchương trình không hợp lí nên không có thời gian để giáo viên lồng ghép tròchơi vào bài học

Đặc biệt các giáo viên cũng biết được sự hữu ích và cần thiết của việc

tổ chức trò chơi cho các em học sinh trong giờ âm nhạc Và đã áp dụng chotrẻ một số trò chơi Tuy nhiên, những trò chơi đó chưa có tính sáng tạo vàđược lặp đi lặp lại nhiều làm cho học sinh không còn hứng thú với trò chơi.Bên cạnh đó giáo viên không được nhà trường cử đi học thêm những kĩ năngtất yếu trong việc giảng dạy, hay bên cạnh đó giáo viên cũng chưa chủ động

Trang 32

tìm tòi nguồn tài liệu mới để áp dụng vào chương trình học của các em Nên

dù học sinh rất muốn chơi trò chơi hay giáo viên rất muốn tổ chức trò chơinhưng không có ý tưởng nên không tổ chức được học các trò chơi cho họcsinh của mình

Với những nguyên nhân trên dẫn đến thực trạng khả năng tiếp thu âmnhạc của học sinh rất hạn chế, trong lớp học các em chỉ trông mong hết giờ đểđược ra chơi thoải mái và giải toả tâm lý, nhất là với các em có hạn chế vềgiọng hát hoặc tai nghe âm nhạc

Qua việc dự giờ và phát phiếu điều tra cho một số lớp đại diện cho khối

1, 2, 3 và khảo sát, trao đổi và phỏng vấn các giáo viên chủ nhiệm, giáo viêndạy môn âm nhạc và lãnh đạo ở trường tiểu học Phạm Hồng Thái – Nam Địnhcho thấy: Học sinh lớp 1, 2, 3 rất thích âm nhạc và các em cũng có khả năngtiếp thu âm nhạc nhất định, nhưng vì không có hứng thú học môn âm nhạc, cómột số em còn sợ học giờ âm nhạc tăng cường vì không thuộc bài, ngại háttrước đám đông trong khi trong giờ học đó cô chủ yếu là kiểm tra và cho ônlại bài cũ Các em còn tự nhận xét mình không có năng khiếu âm nhạc nênkhông thích học tuy nhiên qua thử nghiệm cho thấy các em có năng khiếunhất định [PL3, tr.8]

Bên cạnh đó về phía nhà trường chỉ mới thực hiện theo nội dungchương trình sách giáo khoa, việc thực hiện giờ học tăng cường là có thựchiện, việc thực hiện bổ sung trò chơi có thực hiện, tuy nhiên các trò chơi đóhời hợt và lặp đi lặp lại vì thế không có hiệu quả với học sinh

Qua phỏng vấn, điều tra các nhà quản lý nhà trường các thầy cô giáo và

cả các bạn học sinh, chúng tôi nhận thấy vai trò của trò chơi âm nhạc là vôcùng quan trọng đối với học sinh khối lớp 1, 2, 3 Đối với độ tuổi này học quathực hành, học qua ứng dụng, học qua cảm nhận của các giác quan, qua cáctrò chơi là một hình thức vô cùng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khả

Trang 33

năng nhận thức của trẻ Hơn nữa trong trò chơi là dạng tổng hợp bao gồm cảkiến thức, cả kĩ năng, cả hành động, cả cảm xúc, cả thái độ thậm chí cả giá trịđạo đức Việc tổ chức trò chơi được lặp lại giúp cho trẻ có thói quen, có nhậnthức được rèn luyện và hình thành thói quen cũng như là kỹ năng thực hành

âm nhạc Một cách rất tự nhiên, thoải mái, cảm xúc

Qua các thực tiễn và điều tra bên trên cho thấy cần phải có biện phápkhắc phục tình trạng trên, cần tạo cho các em hứng thú khi học môn âm nhạcbằng cách sử dụng các trò chơi vào dạy học âm nhạc

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cho thấy: trò chơi vàtrò chơi âm nhạc vừa là một nội dung và cũng là hình thức giáo dục có vai trò,

ý nghĩa quan trọng với học sinh ở bậc tiểu học

Trò chơi nhằm phát triển những đặc điểm và nhận thức để góp phầnhình thành những phẩm chất của nhân cách, của năng lực ở mỗi đứa trẻ Đặcbiệt, trong bối cảnh và không gian của xã hội hiện đại đã tạo nên những áp lựckhông nhỏ cho các em học sinh nói chung ,trong đó có học sinh ở bậc tiểu họcnói riêng trong đời sống tinh thần và môi trường học tập Chính vì vậy, tròchơi vừa là hoạt động giải trí để cân bằng lại tâm sinh lý, đồng thời cũng làmôi trường trải nghiệm và thu nhận các kiến thức, kĩ năng và hình thành cáckinh nghiệm trong cuộc sống đối với các em ở lứa tuổi này

Trong nội dung giáo dục âm nhạc ở trường TH Phạm Hồng Thái chothấy: nhà trường đã thực hiện đúng chương trình sách giáo khoa mà Bộ giáodục và đào tạo đưa ra Việc nhận thức được vài trò quan trọng của trò chơi

âm nhạc, do đó, Ban giám hiệu nhà trường cũng đã quan tâm, chỉ đạo hoạtđộng giáo dục âm nhạc nói chung và hoạt động trò chơi trong các giờ họctăng cường

Trang 34

Việc sử dụng trò chơi trong giờ học âm nhạc đã được các giáo viên đã

ít nhiều đưa vào hoạt động dạy học và ngoại khóa âm nhạc Tuy nhiên thìmức độ sử dụng chưa được đồng đều và chưa có hiệu quả Nguyên nhân thứnhất là do nhận thức của giáo viên còn chưa sâu sắc Thứ hai, là do khả năng

sư phạm, năng lực thực hành âm nhạc và mặt bằng kiến thức về văn hóa âmnhạc của các giáo viên chưa cao và đồng đều Do đó, việc thiết kế các trò chơi

âm nhạc chủ yếu căn cứ trên nội dung các bài học âm nhạc chưa có đượcnhiều sự linh hoạt trong việc thiết kế các trò chơi.Thực tế, các giáo viên chủyếu phụ thuộc vào sách giáo khoa âm nhạc, chưa tích cực, sáng tạo lồng ghépcác nội dung khác ngoài sách giáo khoa, dẫn đến các nội dung, phương pháp,cách thức tiến hành giờ học chưa được phong phú, linh hoạt, hấp dẫn để pháthuy mạnh mẽ vai trò của trò chơi âm nhạc

Chính vì vậy mà việc tổ chức trò chơi âm nhạc trong giờ học tăngcường tại trường vẫn còn hạn chế Và như vậy để khắc phục những hạn chếnày trên cở sở nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất những cái ý kiến của mìnhhoặc những đóng góp của mình vào trong chương 2 của luận văn

Trang 35

Chương 2 TRÒ CHƠI ÂM NHẠC CHO GIỜ HỌC TĂNG CƯỜNG

CỦA HỌC SINH KHỐI 1, 2, 3 TẠI TRƯỜNG PHẠM HỒNG THÁI 2.1 Căn cứ xây dựng, đề xuất trò chơi âm nhạc

2.1.1 Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của môn học giáo dục âm nhạc với học sinh tiểu học

Âm nhạc trong trường Tiểu học là một môn học độ lập như các mônhọc khác với nội dung chính là: Hát, Tập đọc nhạc và Âm nhạc thưởng thức.Mục tiêu và nhiệm vụ của môn học âm nhạc là giáo dục cho các em văn hoá

âm nhạc phổ thông, không phân biệt em có năng khiếu hay không có năngkhiếu Cụ thể hoá mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục âm nhạc ở trường Tiêu họcnhư sau:

• Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc cho học sinh

• Rèn luyện một số kỹ năng ca hát và tập đọc nhạc thông qua các hoạtđộng thực hành

• Giúp các em có một số hiểu biết về mối quan hệ và tác dụng của âmnhạc trong đời sống, một số hiểu biết thông thường về các vấn đề âm nhạcthông thường thông qua những mẩu chuyện âm nhạc, những bài đọc thêm

• Tạo điều kiện cho các em phát triển năng khiếu, hình thành và pháttriển kỹ năng hoạt động tập thể, nâng cao đời sống tinh thần giúp cho việc họctập các môn học khác tốt hơn

Như vậy, mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục âm nhạc ở trường Tiểuhọc đã nhấn mạnh tới việc hình thành kỹ năng âm nhạc qua các hoạt động

Trang 36

thực hành Một trong những biện pháp giúp cho hoạt động thực hành đất nướchiệu quả cao chính là hoạt động chơi trò chơi âm nhạc Khi nghiên cứu về nộidung kiến thức âm nhạc ở trường Tiểu học, chúng tôi nhận thấy rằng các nộidung Hát, Tập đọc nhạc và âm nhạc thưởng thức đều có thể dễ dàng kết hợp

để sử dụng trò chơi âm nhạc, đặc biệt là ca hát

2.1.2 Đáp ứng đặc điểm, nhu cầu và khả năng thực hành âm nhạc của độ tuổi

Hoạt động trò chơi âm nhạc phải phù hợp, đáp ứng được nhu cầu, kíchthích được sự hăng hái tham gia và phù hợp với đặc điểm về giọng hát, tainghe và khả năng vận động theo nhịp điệu của các em

Nếu các trò chơi được thiết kế đơn giản hoặc quá dễ với khả năng thựchành của các em thì sẽ gây ra sự nhàm chán, không hứng thú bởi, chỉ chơimột vài lần là các em đã thành thạo Do đó, khi thiết kế các trò chơi mới dựatrên chất liệu tiết tấu hay chủ đề của hình tượng âm nhạc các bài hát đã học,các giáo viên cần nghiên cứu đưa ra mức độ nội dung và yêu cầu tăng dần, đểtạo sự hấp dẫn và thu hút với học sinh luôn hào hứng và tập trung để thựchiện được các kĩ năng, hay hành động chơi Như vậy, việc thiết kế trò chơivừa đảm bảo tính vừa sức đồng thời cũng có các yếu tố phát triển, đây cũngchính là một trong những nguyên tắc căn bản của giáo dục để vừa đáp ứngnhu cầu của học sinh ở mức độ đại trà, vừa có yếu tố nâng cao để phù hợp vớicác học sinh có năng khiếu Vấn đề ở đây là, giáo viên cần đưa ra nội dung

và mức độ yêu cầu phù hợp và đảm bảo các yêu cầu trên trong từng hoạtđộng, trong từng trò chơi, thậm chí ngày trong khi tổ chức, điều khiển trò chơithì tùy theo khả năng của cá nhân hay nhóm học sinh mà giáo viên cần có sựlinh hoạt điều chỉnh, xử lý các tình huống sư phạm trong khi dạy học Để hoạtđộng vui chơi, học tập thực sự căn cứ trên đặc điểm và khả năng năng củađối tượng, mỗi bài học, trò chơi như một trang sách mới đầy mắc sắc, đầy âmthanh, cuốn hút và kích thích sự tích cực độc lập sáng tạo của học sinh Tạo

Trang 37

nên nhu cầu tự thân yêu thích các hoạt động, các trò chơi trong giờ học âmnhạc và các hoạt động ngoại khóa.

2.1.3 Đảm bảo, tôn trọng những đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc và tính thẩm mĩ

Các trò chơi âm nhạc trong giờ học hay giờ học tăng cường đều phảituân theo những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật âm nhạc đó là tính truyềncảm trực tiếp, tính thời gian và tính trừu tượng của các âm thanh vang lên

Như vậy, bài hát, bản nhạc, những mẩu truyện được xây dựng hay kếtcấu trong các trò chơi âm nhạc đều phải thể hiện được rất rõ những đặc trưng

cơ bản của nghệ thuật âm nhạc Như vậy bản chất của một trò chơi âm nhạc

là sự kết hợp một cách hài hòa nhuần nhuyễn chất liệu của hình tượng âmnhạc với kết cấu của một trò chơi Như vậy, tính chất và kĩ năng thực hành

âm nhạc sẽ chi phối các hành động chơi, hay vận động theo nhịp điệu song,cũng đồng thời phải tuân theo các qui định về luật chơi cách chơi Đây chính

là điểm khác biệt rất độc đáo của trò chơi âm nhạc khác với các trò chơi vậnđộng, trò chơi tập thể, trò chơi phát triển trí tuệ và các dạng trò chơi khác Do

đó, trò chơi âm nhạc vừa vui, dễ hiểu, dễ thực hiện, vừa giúp học sinh cảmnhận tốt hơn giai điệu âm nhạc, tạo nên thái độ tích cực hào hứng cho họcsinh Chính vì thế, trò chơi không chỉ vừa vui vừa phải phát huy trí tưởngtượng phong phú, vừa vui vừa phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc cho họcsinh; vừa đảm bảo tính giải trí và giáo dục trong các nhà trường

2.1.4 Khai thác và phát huy hiệu quả trang thiết bị, nhạc cụ và các điều kiện phương tiện khác

Khi các giáo viên xây dựng các nội dung, yêu cầu của trò chơi để triểnkhai trong các hoạt động giờ học hoạt hoạt động tăng cường cũng cần khaithác một cách hiệu quả và phát huy hết được các tính năng của trang thiết bị,

Trang 38

phương tiện, công nghệ, phần mềm âm nhạc và đặc biệt là các nhạc cụ hiện

có ở các nhà trường

Việc khai thác một cách phù hợp sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực chohọc sinh trong quá trình tham gia trò chơi Ngay trong những trò chơi mangnhiều yếu tố vận động "thô" như: chạy, nhảy, di chuyển theo nhịp điệu âmnhạc một các thuần túy thì việc khai thác một cách hiệu quả khi sử dụng cáctiết tấu đệm, các âm sắc khác nhau và độc đáo sẽ là tăng tính hấp dẫn của tròchơi Trong các lần chơi của học sinh giáo viên có thể thay đổi các âm sắc,taọ sự hấp dẫn, yếu tố bất ngờ Hoặc có thể trong những trò đòi hỏi sự tinh

tế hơn, chẳng hạn như: nghe âm nhạc để cảm nhận hay ghi nhớ từng yếu tốriêng lẻ, phân biệc độ cao của hai hay vài nốt nhạc, ghi nhớ và nhắc lại mộtnét tiết tấu đơn giản thì ngoài việc sử dụng các âm sắc piano, giáo viên cóthể khai thác và sử dụng các phần mềm âm nhạc để tạo các hiệu ứng của hìnhảnh hay âm thanh sẽ tạo nên sự hấp dẫn không ngờ của trò chơi

2.1.5 Yêu cầu về trình độ của đội ngũ giáo viên âm nhạc

2.1.5.1 Kỹ năng trình bày tác phẩm

Trong dạy học âm nhạc, phương pháp trình bày tác phẩm là phươngpháp mang tính đặc thù: giáo viên dùng giọng hát của mình hoặc thông quaphương tiện dạy học để giới thiệu bài hát, bản nhạc nhằm gây sự tập trung, lôicuốn học sinh và tạo sự cảm nhận về giai điệu và nội dung bài hát, bản nhạctrước và sau khi các em học hát hay đọc nhạc

Việc rèn luyện kỹ năng trình bày tác phẩm là điều hết sức cần thiết: họcsinh có hào hứng học hát, thích bài hát, nhớ lâu, có ấn tượng tốt với bài hát,bản nhạc hay không phù thuộc không nhỏ vào kỹ năng trình bàyu tác phẩmcủa giáo viên Theo chúng tôi, khi rèn luyện kỹ năng này, giáo viên âm nhạccần chú ý những vấn đề sau:

Trang 39

• Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ về tác phẩm: tính giai điệu, nộidung lời ca, cấu trúc hình thức…

• Hát thuộc bài hát và nghiên cứu cách thể hiện bài hát một cách diễn cảm

và phù hợp nhất ( động tác kết hợp, phong cách trình bày, đạo cụ, trang phục)

• Khi trình bày tác phẩm cần chú ý thời gian để tránh lạm dụng nhiềuảnh hưởng tới thời gian của cả tiết học

• Nếu sử dụng phương tiện dạy học như đàn, băng đĩa…để trình bàytác phẩm, giáo viên cần phải sử dụng nhuẩn nhuyễn, lựa chọn phương tiệnphù hợp và tránh lạm dụng phương tiện như, sử dụng nhiều phương tiện mộtlúc, sử dụng phương tiện không thành thục…điều này sẽ ảnh hưởng không tốtđến tâm lý và sự tập trung chú ý đến bài học của học sinh

2.1.5.2 Kỹ năng dùng lời

Trong các phương pháp dạy học thì phương pháp dùng lời là phươngpháp truyền thóng nhưng hết sức quan trọng đối với giáo viên nói chung vàgiáo viên âm nhạc nói riêng Giáo viên sử dụng lời nói là phương tiện chính

để truyền đạt kiến thức đến cho học sinh cùng với sự kết hợp của các phươngtiện khác Mỗi cấp học, mỗi bài học, mỗi một nội dung kiến thức cụ thể thìviệc dùng lời nói như thế nào để kiến thức đến với học sinh đạt hiệu quả caonhất là điều vô cùng quan trọng, Việc rèn luyện kỹ năng dùng lời đối với giáoviên âm nhạc ở trường TH theo chúng tôi cần chú ý đến những vấn đề sau:

• Thường xuyên luyện tập nói sao cho rõ ràng, mạch lạc và truyềncảm, âm lượng vừa đủ Đặc biệt chú ý đến đối tượng học sinh để sử dụng lờinói phù hợp Để sử dụng lời nói phù hợp, dễ dẫn dắt và lôi cuốn các em, tạo

sự gần gũi, thân thiết

• Sử dụng lời nói đúng lúc, đúng chỗ và phù hợp với nội dung kiếnthức của bài học: Âm nhạc là một môn học nghệ thuật đặc biệt trú trọng đếnthực hành vì vậy giáo viên âm nhạc cần chú ý rèn luyện kỹ năng dùng lời một

Trang 40

cách hợp lý tránh nói nhiều, rườm rà, lan man nhất là đối với các tiết thựchành như học hát, tập đọc nhạc hay ôn luyện.

2.1.5.3 Kỹ năng tương tác với học sinh

Dạy học đổi mới hiện nay rất quan tâm và coi trọng sự tương tác giữagiáo viên và học sinh: sự tương tác này có tính hai chiều, giữa thầy – trò vàtrò – thầy Dạy học tương tác sẽ kích thích hoạt động của học sinh, học sinhchủ động tiếp thu kiến thức, hăng hái trong việc tìm kiếm, suy nghĩ để đi đếnchủ động lĩnh hội kiến thức Dạy học tương tác đòi hỏi giáo viên phải suynghĩ nhiều hơn, tập trung chú ý nhiều hơn trong việc đưa ra các hoạt động(câu hỏi, đặt vấn đề, lập dự án…) để tương tác với học sinh giúp cho các emhào hứng tự tin và sáng tạo trong mỗi tiết học

Theo chúng tôi, rèn luyện kỹ năng tương tác với học sinh, giáo viên cầnchú ý:

• Giáo viên cần nghiên cứu bài thật kỹ để nhận định những nội dungtrọng tâm

• Chuẩn bị trước những nội dung và hình thức cần trao đổi để cóphương án giải đáp

• Với mỗi nội dung kiến thức bài học, giáo viên nên suy nghĩ, lựachọn hình thức tương tác với học sinh cho phù hợp để thu được kết quả tốt

2.1.5.4 Kỹ năng tổ chức trò chơi

Trong những nội dung âm nhạc ở trường TH, thực hành liên quan đếntất cả các nội dung gồm: Thực hành hát, thực hành nghe nhạc, thực hành đọcnhạc…chơi trò chơi âm nhạc thực chất cũng là một hoạt động thực hành Hoạtđộng này nhiều khi nó còn là sự kết hợp của các hoạt động nói trên

Trò chơi âm nhạc chưa được đưa vào thành nội dung các tiết học âmnhạc nhưng ngày nay để tạo cho học sinh sự hứng thú trong việc tiếp thu bàihọc, gây ấn tượng tốt, tự do nhớ bài học lâu hơn, nhiều giáo viên âm nhạc đã

Ngày đăng: 11/07/2016, 22:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đào Ngọc Dung, Tập bài hát thiếu nhi, Nxb Âm nhạc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài hát thiếu nhi
Nhà XB: Nxb Âm nhạc
4. Doãn Thị Hạnh (2010), Phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc, Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc
Tác giả: Doãn Thị Hạnh
Nhà XB: NxbĐại học sư phạm
Năm: 2010
5. Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (2008), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâmlý học sư phạm
Tác giả: Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2008
6. Lâm Thanh Hồng (2007), Đưa giáo dục âm nhạc vào hoạt động ngoại khoá cho giáo dinh trường THSP Mẫu giáo – nhà trẻ Hà Nội, Khoá luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đưa giáo dục âm nhạc vào hoạt động ngoạikhoá cho giáo dinh trường THSP Mẫu giáo – nhà trẻ Hà Nội
Tác giả: Lâm Thanh Hồng
Năm: 2007
7. Lý Thu Hiền (1996), Bài soạn hướng dẫn trẻ mẫu giáo hoạt động âm nhạc, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài soạn hướng dẫn trẻ mẫu giáo hoạt động âmnhạc
Tác giả: Lý Thu Hiền
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 1996
8. Lý Thu Hiền, Phạm Thị Hoà (2010), Tuyển chọn các bài hát dành cho trẻ mầm non, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn các bài hát dành chotrẻ mầm non
Tác giả: Lý Thu Hiền, Phạm Thị Hoà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
9. Lý Thu Hiền, Phạm Thị Hoà, Lê Thu Hương, Lê Thị Đức (2007), Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổchức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp
Tác giả: Lý Thu Hiền, Phạm Thị Hoà, Lê Thu Hương, Lê Thị Đức
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2007
10. Phạm Thị Hòa (2005), Giáo dục âm nhạc Tập I, Nxb Đại học sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục âm nhạc Tập I
Tác giả: Phạm Thị Hòa
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm -Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
11. Phạm Thị Hoà (2007), Giáo dục âm nhạc Tập II,Nxb Đại học sư phạm – Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục âm nhạc Tập II
Tác giả: Phạm Thị Hoà
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm –Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
12. Phạm Thị Hoà (2007), Tuyển chọn các bài hát dạy trẻ theo chủ đề giáo dục ở trường mầm non, Tạp trí giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn các bài hát dạy trẻ theo chủ đề giáodục ở trường mầm non
Tác giả: Phạm Thị Hoà
Năm: 2007
13. Lê Thu Hương (2013), Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện kể, câu đố theo chủ đề trẻ 4 – 5 tuổi, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện kể, câuđố theo chủ đề trẻ 4 – 5 tuổi
Tác giả: Lê Thu Hương
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2013
14. Lê Thu Hương (2013), Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện kể, câu đố theo chủ đề trẻ 5 – 6 tuổi, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện kể, câuđố theo chủ đề trẻ 5 – 6 tuổi
Tác giả: Lê Thu Hương
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2013
15. Hồ Ngọc Khải (2013), Khái quát các phương pháp dạy học âm nhạc ở Hoa Kỳ, www.music.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái quát các phương pháp dạy học âm nhạc ởHoa Kỳ
Tác giả: Hồ Ngọc Khải
Năm: 2013
16. Hoàng Long - Hoàng Lân (2005) Phương pháp dạy học âm nhạc. Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học âm nhạc
Nhà XB: NxbĐại học sư phạm
17. Nguyễn Thanh Phương (2007), Sử dụng một số trò chơi vào dạy học âm nhạc cho học sinh lớp 4, 5 trường tiểu học Thiệu Chính tại Thanh Hoá, Khoá luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng một số trò chơi vào dạy học âmnhạc cho học sinh lớp 4, 5 trường tiểu học Thiệu Chính tại Thanh Hoá
Tác giả: Nguyễn Thanh Phương
Năm: 2007
18. Ngô Thị Nam (1993), Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc, BGDĐT - Trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng giáo viên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc
Tác giả: Ngô Thị Nam
Năm: 1993
19. Ngô Thị Nam (chủ biên) (1993), Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc Tập II, BGDĐT - Trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng giáo viên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âm nhạc và phương pháp giáo dục âmnhạc Tập II
Tác giả: Ngô Thị Nam (chủ biên)
Năm: 1993
20. Ngô Thị Nam (2000), Vai trò giáo dục của âm nhạc đối với sự hình thành, phát triển nhân cách học sinh, Nghiên cứu giáo dục số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò giáo dục của âm nhạc đối với sự hìnhthành, phát triển nhân cách học sinh
Tác giả: Ngô Thị Nam
Năm: 2000
21. Ngô Thị Nam (2008), Giáo trình hát, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hát
Tác giả: Ngô Thị Nam
Năm: 2008
22. Nguyễn Thị Nhung, Hình thức âm nhạc, Nxb âm nhạc Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thức âm nhạc
Nhà XB: Nxb âm nhạc Hà Nội

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w