1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

KHÓ KHĂN tâm lý của học SINH TIỂU học dân tộc THIỂU số ở tây NGUYÊN TRONG học tập môn TIẾNG VIỆT

222 761 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 222
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong học tập môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số...47 Tiểu kết chương 1...51 Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ VUI

KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN TRONG

HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH

Mã số: 62 31 04 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS Nguyễn Xuân Thức

TS Đào Lan Hương

Trang 2

HÀ NỘI - năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các dữ liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng ai khác công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Vui

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cảm ơn sâu sắc cơ quan đào tạo chủ quản là khoa Tâm lý học - Học viện Khoa học xã hội Cảm ơn sự cộng tác của thầy giáo, cô giáo và các em học sinh tại địa bàn nghiên cứu Đặc biệt, em xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Xuân Thức, TS Đào Lan Hương cùng quý thầy, quý cô đã hướng dẫn, động viên, cổ vũ em trong suốt quá trình hoàn thành luận án!

Trong quá trình thực hiện luận án tôi còn nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện và sự động viên rất lớn từ các lãnh đạo, đồng chí, đồng nghiệp tại đơn vị đang công tác

Trân trọng cảm ơn!

Nghiên cứu sinh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

5 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 4

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

8 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 5

9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH LỚP MỘT DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT 7

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH 7

1.1.1 Nghiên cứu về khó khăn tâm lý ở nước ngoài 7

1.1.2 Nghiên cứu về khó khăn tâm lý ở Việt Nam 11

1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH LỚP MỘT DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG HỌC TẬP

MÔN TIẾNG VIỆT 24

1.2.1 Khái niệm về khó khăn tâm lý 24

1.2.2 Hoạt động học môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số 26

1.2.3 Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số 31

1.2.4 Khó khăn tâm lý trong học tập môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số 33

1.3 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT 41

Trang 6

1.3.1 Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong học tập môn

Tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số 43

1.3.2 Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong học tập môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số 47

Tiểu kết chương 1 51

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH LỚP MỘT DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT 52

2.1 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 52

2.1.1 Địa bàn và khách thể nghiên cứu 52

2.1.2 Các giai đoạn nghiên cứu 53

2.1.3 Nghiên cứu thực nghiệm tác động (được trình bày trong 2.3) 59

2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 59

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 59

2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 59

2.2.3 Phương pháp quan sát 63

2.2.4 Phương pháp phỏng vấn sâu 65

2.2.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động 65

2.2.6 Phương pháp nghiên cứu điển hình (case study) 66

2.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG 67

2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 72

2.4.1 Xử lý số liệu điều tra định tính 72

2.4.2 Xử lý số liệu điều tra từ bảng hỏi học sinh và giáo viên 72

Tiểu kết chương 2 74

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH LỚP MỘT DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN TRONG HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT 76

Trang 7

3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN TRONG HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT 76 3.1.1 Mức độ khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên trong học tập môn Tiếng Việt từ tự đánh giá của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số và ý kiến đánh giá của giáo viên 76 3.1.2 Thực trạng biểu hiện và mức độ khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong học tập môn Tiếng Việt 80 3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC BIỂU HIỆN VÀ MỨC ĐỘ KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN TRONG HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT 85 3.2.1 Biểu hiện khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong thái độ học môn Tiếng Việt 85 3.2.2 Biểu hiện khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong học kĩ năng tiếng Việt 90 3.2.3 Tương quan giữa các khó khăn tâm lý trong học các kĩ năng tiếng Việt của học lớp 1 dân tộc thiếu số ở Tây Nguyên 107 3.2.4 Biểu hiện khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 trong thực hiện nội quy học tập môn Tiếng Việt 108 3.2.5 Tương quan giữa các mặt khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong học tập môn Tiếng Việt 117 3.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH LỚP MỘT DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN TRONG HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT 118 3.3.1 Các yếu tố chủ quan 118 3.3.3 Tương quan giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan với khó khăn tâm

lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trong học tập môn Tiếng Việt 129 3.3.4 Dự báo ảnh hưởng các yếu tố chủ quan và khách quan đến khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trong học tập môn Tiếng Việt 131

Trang 8

3.4 CÁC CHÂN DUNG ĐIỂN HÌNH VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN TRONG HỌC TẬP

MÔN TIẾNG VIỆT 135

3.4.1 Chân dung học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên gặp khó khăn tâm lý trong học tập môn Tiếng Việt ở mức cao 135

3.4.2 Chân dung học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên gặp khó khăn tâm lý trong học tập môn Tiếng Việt ở mức trung bình 138

3.4.3 Chân dung học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số gặp khó khăn tâm lý trong học tập môn Tiếng Việt ở mức thấp 139

3.5 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 141

3.5.1 Đánh giá sự thay đổi khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trước và sau thực nghiệm trong học tập môn Tiếng Việt 141

3.5.2 Kết luận thực nghiệm tác động 145

Tiểu kết chương 3 146

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 1 53Bảng 2.2 Khách thể nghiên cứu là giáo viên tiểu học, cán bộ quản lý trường tiểu

học 53Bảng 3.1 Khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

trong học tập môn Tiếng Việt (%) 77Bảng 3.2 Đánh giá của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số và giáo viên về mức độ

khó khăn tâm lý trong học tập môn Tiếng Việt (%) 79Bảng 3.3 Tổng hợp các biểu hiện khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 trong học

tập môn Tiếng Việt theo đánh giá của học sinh dân tộc thiểu số, họcsinh Kinh và giáo viên (ĐTB) 80Bảng 3.4 Sự khác biệt trong tự đánh giá của học sinh dân tộc thiểu số và ý kiến

giáo viên lớp 1 về các biểu hiện khó khăn tâm lý trong học tập mônTiếng Việt 81Bảng 3.5 Sự khác biệt các biểu hiện khó khăn tâm lý của học sinh dân tộc thiểu

số trong học tập môn Tiếng Việt (xét theo giới tính) 82Bảng 3.6 Sự khác biệt các biểu hiện khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1dân tộc

thiểu số và học sinh lớp 1 Kinh trong học tập môn Tiếng Việt 83Bảng 3.7 Biểu hiện khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trong

thái độ 85học tập môn Tiếng Việt 85Bảng 3.8 Biểu hiện khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trong

thái độ học tập môn Tiếng Việt (kết quả quan sát) 87Bảng 3.9 Sự khác biệt giới tính về biểu hiện khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1

dân tộc thiểu số trong thái độ học tập môn Tiếng Việt 88 Bảng 3.10 Sự khác biệt biểu hiện khó khăn tâm lý của học sinh lớp1 dân tộc

thiểu số và học sinh lớp 1 Kinh trong thái độ học tập môn Tiếng Việt 89

Trang 11

Bảng 3.11 Biểu hiện khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trong

học kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt 91

Bảng 3.12 Biểu hiện khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trong

học kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt (kết quả quan sát) 92

Bảng 3.13 Sự khác biệt giới tính về khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 DTTS

trong học kĩ năng tiếng Việt 101Bảng 3.14 Sự khác biệt biểu hiện khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc

thiểu số và học sinh Kinh trong học kĩ năng tiếng Việt 104

Bảng 3.15 Biểu hiện khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trong

hành vi thực hiện nội quy học tập môn Tiếng Việt 109

Bảng 3.16 Biểu hiện khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trong

hành vi thực hiện nội quy học tập môn Tiếng Việt 110

Bảng 3.17 Sự khác biệt giới tính về biểu hiện khó khăn tâm lý của học sinh lớp

1 dân tộc thiểu số trong hành vi thực hiện nội quy học tập môn TiếngViệt 114

Bảng 3.18 Sự khác biệt khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc và Kinh trong

hành vi thực hiện nội quy học tập môn Tiếng Việt 115Bảng 3.19 Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu

số đến khó khăn tâm lý trong học tập môn Tiếng Việt 118

Bảng 3.20 Mức độ ảnh hưởng của phương pháp dạy học và những hiểu biết về

trẻ lớp 1 dân tộc thiểu số của giáo viên đến khó khăn tâm lý trong họctập môn Tiếng Việt 123Bảng 3.21 Mức độ ảnh của sự quan tâm, ứng xử của bố mẹ đến học sinh lớp 1

dân tộc thiểu số trong học tập môn Tiếng Việt 126Bảng 3.22 Dự báo những thay đổi về khó khăn tâm lý từ những thay đổi yếu tố

chủ quan của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số (R2) 132Bảng 3.23 Các yếu tố dự báo khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu

số trong học tập môn Tiếng Việt 133

Trang 12

Bảng 3.24 Cụm các yếu tố dự báo khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc

thiểu số trong học tập môn Tiếng Việt 134Bảng 3.25 Biểu hiện khó khăn tâm lý của A.Đ trong học tập môn Tiếng

Việt 136Bảng 3.26 Biểu hiện khó khăn tâm lý của Y.M trong học tập môn Tiếng Việt

138Bảng 3.27 Biểu hiện khó khăn tâm lý của Y.L trong học tập môn Tiếng Việt

140Bảng 3.28 Sự thay đổi mức độ khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc

thiểu số trong học tập môn Tiếng Việt trước và sau thực nghiệm 142Bảng 3.29 Biểu hiện khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trong

học tập môn Tiếng Việt thể hiện qua ba biểu hiện trước và sau thựcnghiệm 143Bảng 3.30 Biểu hiện thái độ học tập của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số nhóm

thực nghiệm trước và sau thực nghiệm tác động 145

Trang 13

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

SƠ ĐỒ:

Sơ đồ 1.1 Khung lý thuyết của luận án 50

Sơ đồ 3.1 Tương quan giữa khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trong các nhóm kỹ năng tiếng Việt 107

Sơ đồ 3.2 Tương quan giữa các mặt khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trong học tập môn Tiếng Việt 117

Sơ đồ 3.3 Tương quan giữa yếu tố chủ quan với khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1dân tộc thiểu số trong học tập môn Tiếng Việt 129

Sơ đồ 3.4 Tương quan giữa phương pháp dạy học và những hiểu biết về trẻ lớp 1 dân tộc thiểu số của giáo viên với các khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số 131BIỂU ĐỒ:

Biểu đồ 3.1: Đánh giá khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số và giáo viên tiểu học trong học tập môn Tiếng Việt 106Biểu đồ 3.2 Mức độ khó khăn của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở nhóm

đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm 143Biểu đồ 3.3 Khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trong học tập môn Tiếng Việt nhóm thực nghiệm thể hiện qua 3 biểu hiện trước thực nghiệm và sau thực nghiệm 144

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Đối với học sinh lớp 1, trường tiểu học đã mở ra một trang sử mới chocuộc đời của các em với nhiều tiềm năng phát triển và thách thức phải vượt qua.Một trong những thách thức ở trường tiểu học có thể trở thành những khó khăn tâm

lý gây cản trở quá trình học tập và làm cho kết quả học tập kém hiệu quả Trong đó

có thể kể đến những yêu cầu về thái độ, nhận thức, hành vi và những nội quy củatừng môn học ở trường tiểu học đặt ra cho trẻ, buộc trẻ phải từng bước cải tổ lại cấutrúc tâm lý đã có để thích ứng ở trường học Những học sinh thiếu hụt những yếu tốtâm lý cần thiết, không đáp ứng yêu cầu của môn học, hoạt động nào đó ở trườngtiểu học thì trẻ gặp khó khăn tâm lý trong học tập

Khó khăn mà học sinh lớp 1 gặp phải ở trường học rất đa dạng và phức tạp.Những đứa trẻ đến từ các nền văn hóa với những tập quán, kinh nghiệm, vốn sống,thói quen, khác nhau sẽ có những khác biệt về biểu hiện và mức độ khó khăn tronghọc tập Ở Việt Nam, học sinh DTTS và học sinh Kinh cùng học một chương trìnhnhưng những yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến hoạt động học thì lại rất khác nhau Mộttrong những khác biệt rõ rệt nhất mà chúng ta thấy đó là vốn tiếng Việt của trẻ em khiđến trường và ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến việc học môn Tiếng Việt ở trường tiểuhọc Vì thế, những khó khăn mà những học sinh này trải nghiệm khi học môn TiếngViệt ở trường học sẽ không giống nhau Tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ của họcsinh DTTS, mà là ngôn ngữ thứ 2 đến sau tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc) Nguyễn Quang

Sáng (chủ biên) khẳng định: "Với học sinh dân tộc, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai, do

đó trình độ tiếng Việt của các em còn hạn chế, làm trở ngại đến quá trình tiếp thu tri thức, cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động tự học, kĩ năng học tập chung và kĩ năng hoạt động của các em" [72, tr 64]

Khó khăn tâm lý trong học tập môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1 DTTS làphải tiếp nhận một hệ thống âm thanh ngôn ngữ không giống tiếng mẹ đẻ (khókhăn về nghe, nói), một hệ thống từ vựng, ngữ pháp mới mẻ (khó khăn về hiểu),một hệ thống chữ viết mới, ít được tiếp xúc (khó khăn về đọc, viết); khó khăn

Trang 15

trong việc hình thành thái độ tích cực trong học tập; khó khăn trong việc thựchiện nội quy học tập của môn học

1.2 Ở nước ngoài các ngành tâm lý học, sức khỏe tâm thần, giáo dục học vàcác tổ chức, đã có những quan tâm nghiên cứu về khó khăn học tập (LearningDiffcuilties) hay rối loạn chuyên biệt học tập (Learning Disorders), khuyết tật họctập (Learning Disabilities) Trong đó, có những nghiên cứu về hiện tượng vụng đọc,viết, nghe, nói, và sự thiệt thòi của học sinh khi học ngôn ngữ thứ hai ở trường

học Tổ chức Unesco, 2012 khẳng định: "Các em học sinh nói tiếng mẹ đẻ của mình không phải là ngôn ngữ sử dụng trong trường học là những em thiệt thòi trong hệ thống giáo dục, " [Dẫn theo 74, tr 14] Nhiều nghiên cứu cho rằng học sinh gặp

khó khăn học tập là vấn đề giảm chất lượng học tập và ảnh hưởng rất lớn đến cuộcsống của các em Các em gặp khó khăn học tập thường được đánh đồng với chậmphát triển trí tuệ hoặc trẻ em hư, trẻ em có rối loạn hành vi Điều này làm cản trở sựphát triển cũng như khả năng hòa nhập tốt trong môi trường học tập của các em

Ở nước ta vấn đề về khó khăn học tập và khó khăn của học sinh DTTS tronghọc tập môn Tiếng Việt đã được các nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu Bộ Giáodục và Đào tạo đã có những văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình và chỉ đạodạy học phù hợp với đối tượng học sinh ở các vùng DTTS Tuy nhiên, vấn đề nàychưa được thực sự quan tâm cả người làm nghiên cứu và trong thực tế xã hội.Những nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam còn rất hạn chế Chúng ta vẫn chưa cómột công trình nào nghiên cứu sâu và có hệ thống về khó khăn tâm lý của học sinh

DTTS trong học tập môn Tiếng Việt Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Khó khăn tâm

lý của học sinh tiểu học dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong học tập môn Tiếng Việt” là rất cần thiết

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài phát hiện biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm

lý của học sinh lớp 1 DTTS trong học tập môn Tiếng Việt, từ đó đề xuất một sốbiện pháp giúp các em vượt qua những khó khăn tâm lý, góp phần nâng cao kết quảhọc tập của học sinh lớp 1 DTTS

Trang 16

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện và mức độ khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 DTTS trong học tậpmôn Tiếng Việt

- Khảo sát chính thức: 205 học sinh lớp 1 DTTS; 205 học sinh lớp 1 Kinh

- Thực nghiệm sư phạm: 30 học sinh lớp 1 DTTS nhóm đối chứng; 30 học sinhlớp 1 DTTS nhóm thực nghiệm

3.2.2 Giáo viên, cán bộ quản lý trường tiểu học: 37 người

- Giáo viên dạy lớp 1: 25 người

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường tiểu học: 12 người

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

4.1 Xây dựng cơ sở lý luận về khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 DTTS ởTây Nguyên trong học tập môn Tiếng Việt

4.2 Làm rõ thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý củahọc sinh lớp 1 DTTS ở Tây Nguyên trong học tập môn Tiếng Việt

4.3 Đề xuất và làm rõ tính khả thi của một số biện pháp giảm thiểu khó khăntâm lý của học sinh lớp 1 DTTS ở Tây Nguyên trong học tập môn Tiếng Việt

5 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5.1 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 DTTS tronghọc tập môn Tiếng Việt tại 3 tỉnh Tây Nguyên: KonTum, GiaLai, ĐăkLăk

5.2 Giới hạn về khách thể khảo sát

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên các khách thể sau:

Trang 17

+ Học sinh lớp 1 DTTS là người bản địa ở Tây Nguyên: dân tộc Bahnar,Xơđăng, Rarai, Dẻtriêng ở KonTum; dân tộc Êđê, Rarai, M’Nông ở ĐăkLăk; dântộc Bahnar, Rarai ở GiaLai)

+ Học sinh lớp 1 dân tộc Kinh cùng học tập với học sinh lớp 1 DTTS ởKonTum, GiaLai, ĐăkLăk

+ Giáo viên tiểu học là người trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 1 DTTS ởKonTum, GiaLai, ĐăkLăk

+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường Tiểu học ở các tỉnh KonTum, GiaLai,ĐăkLăk

6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Học sinh lớp 1 DTTS ở Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn tâm lý trong học tậpmôn Tiếng Việt (khó khăn về mặt nhận thức, khó khăn về mặt thái độ và khó khăn

về mặt hành vi) Nếu phát hiện kịp thời thực trạng những khó khăn tâm lý và yếu tốảnh hưởng, chi phối đến chúng, đồng thời áp dụng các biện pháp tác động sư phạmtheo hướng tích cực như: tích cực hóa học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt, tạomôi trường học tập và sử dụng tiếng Việt cho học sinh, thì sẽ hạn chế được khókhăn tâm lý của học sinh lớp 1 DTTS trong học tập môn Tiếng Việt, từng bướcnâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở Tây Nguyên

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Phương pháp luận

7.1.1 Nguyên tắc thống nhất tâm lý và hoạt động

Thông qua hoạt động, những đặc điểm tâm lý cá nhân hay của nhóm sẽ đượchình thành và thể hiện một cách rõ nhất Vì thế, biểu hiện và mức độ khó khăn tâm

lý của học sinh lớp 1 DTTS trong học tập môn Tiếng Việt được chúng tôi tiến hànhnghiên cứu thông qua hoạt động học tập môn Tiếng Việt, hoạt động thực tiễn củacác em

7.1.2 Nguyên tắc hệ thống

Con người là một chỉnh thể thống nhất, có tính phức tạp Hành động của họchịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau - yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.Vai trò của từng yếu tố trong những hoàn cảnh cụ thể là khác nhau Vì vậy, trong

Trang 18

nghiên cứu này, biểu hiện và mức độ khó khăn tâm lý trong học tập môn Tiếng Việtcủa học sinh lớp 1 DTTS được xem xét trong mối quan hệ nhiều mặt: mối tươngquan của những khó khăn tâm lý với yếu tố chủ quan (yếu tố sinh học, vốn sống,vốn ngôn ngữ, đặc điểm tính cách) và yếu tố khách quan (phương pháp dạy học củagiáo viên, quan tâm ứng xử của cha mẹ với trẻ).

7.1.3 Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý và ngôn ngữ

Ngôn ngữ là sản phẩm của tư duy, đồng thời cũng là công cụ để chứa đựng vàchuyển tải kết quả của tư duy Giữa ngôn ngữ và tâm lý có mối quan hệ thống nhất

và biện chứng Khó khăn tâm lý trong học tập môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1DTTS được xem xét như đặc điểm tâm lý của người học môn Tiếng Việt

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Bao gồm các phương pháp: nghiên cứu văn bản và tài liệu

7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

- Phương pháp phân tích một số trường hợp điển hình

- Phương pháp thực nghiệm tác động

7.2.3 Nhóm phương pháp xử lý thông tin

Dùng phương pháp thống kê toán học để định lượng kết quả nghiên cứu vàkiểm định độ tin cậy của các số liệu điều tra

8 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

8.1 Về mặt lý luận

- Luận án đã khái quát hóa được các xu hướng nghiên cứu về khó khăn tâm lý,khó khăn tâm lý trong học tập, làm sáng tỏ các vấn đề: khó khăn tâm lý trong họctập môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, các yếu tố ảnh hưởng đếnkhó khăn tâm lý

8.2 Về mặt thực tiễn

Trang 19

- Kết quả nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra các biểu hiện khó khăn tâm lý tronghọc tập môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên qua 3mặt: thái độ học tập môn Tiếng Việt; kỹ năng học tập môn tiếng Việt và hành vithực hiện nội quy học tập môn Tiếng Việt

- Phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong học tập mônTiếng Việt (điều kiện sinh học, vốn sống, vốn tiếng Việt, đặc điểm tính cách, phương pháp dạy học, sự hiểu biết về trẻ của giáo viên, sự quan tâm của bố

mẹ trẻ đến việc học tập của trẻ) cũng như tính khả thi của các biện pháp giảmthiểu khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 DTTS ở Tây Nguyên trong học tập mônTiếng Việt

9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình đã công bố,danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương:

- Chương 1 Cơ sở lý luận về khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 DTTS tronghọc tập môn Tiếng Việt

- Chương 2 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu khó khăn tâm lý của họcsinh lớp 1 DTTS trong học tập môn Tiếng Việt

- Chương 3 Kết quả nghiên cứu thực tiễn về khó khăn tâm lý của học sinh lớp

1 DTTS ở Tây Nguyên trong học tập môn Tiếng Việt

Trang 20

* Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong giao tiếp và trong hoạt động của cá nhân.

* Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập.

1.1.1 Nghiên cứu về khó khăn tâm lý ở nước ngoài

1.1.1.1 Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong giao tiếp và trong hoạt động của cá nhân

Tác giả H.Hipsơ và M.Phorvec khi lý giải chức năng, phối hợp của giao tiếp đãnêu ra 6 nhân tố gây khó khăn cho giao tiếp: Người phát tin không hiểu đúng về đốitượng giao tiếp; Người phát tin che dấu lý do thông tin; Do sự khác nhau của hoàncảnh, lập trường, tư tưởng, văn hóa; Khi giao tiếp gián tiếp, người phát tin không biếtđược thông tin mình phát ra được người nhận tiếp thu như thế nào, tác động ra sao;

Do khoảng cách quá lớn; Do cách kiến giải khác nhau về khái niệm sử dụng trao đổithông tin, tạo nên những “hàng rào khái niệm” ngăn cản giao tiếp [39]

I.M.Anđrecva khi phân tích chức năng thông tin về giao tiếp đã chỉ ra nhữngnguyên nhân làm nảy sinh các khó khăn tâm lý trong quá trình giao tiếp: sự khácbiệt về tôn giáo, ngôn ngữ, nghề nghiệp, thiếu đồng nhất trong nhận thức tình huốnggiao tiếp giữa các thành viên tham gia giao tiếp, hoặc do đặc điểm tâm lý cá nhân[1, tr 102 - 103]

Trang 21

Như vậy, ở công trình nghiên cứu trên cả hai tác giả đều đề cập đến cácnguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong giao tiếp

E.B.SuKanova (1987), đã đề cập đến những khó khăn trong giao tiếp liên nhâncách, đến các vấn đề tâm lý - xã hội Đồng thời chỉ ra nguyên nhân gây ra khó khăntrong giao tiếp công việc Những vấn đề được tác giả đề cập như:

Bản chất tâm lý của những khó khăn trong giao tiếp liên nhân cách

Vị trí của hiện tượng giao tiếp, khó khăn trong cấu trúc của các vấn đề tâm lý

cụ thể [76, tr 51]

Tóm lại, khó khăn tâm lý trong giao tiếp đã được một số tác giả quan tâm nghiên

cứu Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đã phát hiện được một số khó khăntâm lý trong giao tiếp, nguyên nhân nảy sinh những khó khăn trong giao tiếp Nhưngchưa có tác giả nào trình bày khái niệm khó khăn tâm lý trong giao tiếp, chưa ai trong

số họ làm rõ được bản chất của khó khăn tâm lý trong giao tiếp và phân loại chúngmột cách cụ thể

1.1.1.2 Nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập

* Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong học tập của lứa tuổi học sinh

- Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong học tập của lứa học sinh tuổi thanh thiếu niên

Trong cuốn "Những cơ sở tâm lý học sư phạm", tác giả Cruchetxki V.A đã chỉ

ra những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của thanh thiếu niên TheoV.A.Cruchetxki trong quá trình học tập của thanh thiếu niên đôi khi có mâu thuẫn:

Trang 22

sự mong muốn trau rồi tri thức mâu thuẫn với thái độ bàng quan và thậm chí thái độxấu đối với học tập ở trường, thái độ "phớt đời" đối với điểm số Điều đó có thể là

do phản ứng "độc đáo" với những thất bại nào đó trong học tập và xung đột với giáoviên Những mâu thuẫn này gây ra một số khó khăn tâm lý đáng kể cho thanh thiếuniên học sinh

Tác giả khẳng định thanh thiếu niên thường xúc động mạnh với những thất bạitrong việc học tập của mình, nhưng lòng tự trọng đôi khi khiến cho các em có thái độthờ ơ và lãnh đạm đối với những thành tích học tập Nguyên nhân làm giảm sút hứngthú học tập ở các em có thể là do xuất hiện những thú vui khác mạnh mẽ hơn (đọcsách, chơi tem, chơi cờ, ) [16, tr 124 - 125]

P.Zettergren - Thụy Điển, nghiên cứu về học sinh 10 - 11 tuổi (2003) chorằng thành tích học tập và mức độ thông minh của những em bị bạn bè hắt hủi làkém hơn so với trẻ khác Điểm số của những em bị bạn bè ghét bỏ có thái độ tiêucực với trường học và các nhiệm vụ ở trường học Tỷ lệ bỏ học giữa chừng ở họcsinh nam bị ghét bỏ cao hơn nhiều học sinh nam khác Những trẻ bị bạn bè hắt hủi

là những trẻ có thể gây rắc rối ở trường và khi lớn lên, vì vậy, cần phải quan tâmđặc biệt tới những trẻ này [100, tr 81]

- Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong học tập của học sinh tiểu học, lứa tuổi nhi đồng

Theo A.V Petropxki hoạt động học tập của trẻ em khi đi học lớp 1 đã chia rathành 3 loại:

+ Loại 1: Những khó khăn có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập mới

+ Loại 2: Khó khăn trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp mới với thầy cô vàbạn bè

+ Loại 3: Khó khăn trong việc thích nghi với hoạt động mới, lúc đầu trẻ đượcchuẩn bị của gia đình, nhà trường, xã hội nên trẻ có tâm lý vui, thích, sẵn sàng đihọc về sau giảm dần khát vọng và chán học

Trang 23

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu ra được một số nguyên nhân dẫn đến khókhăn tâm lý, ảnh hưởng của những khó khăn đó đến đời sống của trẻ và đề xuất một

số biện pháp để giải quyết khó khăn của trẻ [67, tr 56]

Công trình nghiên cứu về “Bước chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1 của trẻ em” củaBinaka Zazzo cùng các cộng sự của bà tại Đại học Pari đã chỉ ra khó khăn tâm lýlớn nhất mà trẻ gặp phải làm cản trở đến sự thích ứng với hoạt động học tập của trẻ

là sự thay đổi môi trường hoạt động một cách triệt để, gọi là chuyển dạng hoạt độngchủ đạo Mẫu giáo lấy hoạt động vui chơi làm hoạt động chủ đạo, vừa chơi vừa học,hoạt động đa dạng, tính tự do tùy hứng cá nhân nặng hơn là tính chỉ đạo của giáoviên Bước sang lớp 1, học là hoạt động chủ đạo học sinh phải học nghiêm chỉnhtheo nguyên tắc lớp học

Theo Binaka Zazzo cùng các cộng sự, tất cả những em có điều kiện thuận lợinhất trong mấy tháng đầu vào lớp 1 đều qua một giai đoạn vấp váp Bình thường,trẻ phải mất vài tháng mới dần thích nghi với trường học và tiến bộ trong học tập.Nếu không được gia đình hay giáo viên nâng đỡ, những học sinh vướng phải mộthay nhiều những khó khăn nói trên sẽ khó vượt qua cửa ải lớp 1 và ở lại lớp, bị giáoviên và bố mẹ khiển trách, bạn bè xem thường, cuộc đời học sinh mở đầu với thấtbại chua cay, những học sinh này chán học và không có gì lạ các em này về sau lạithường lưu ban lớp này hay lớp khác [6, tr 19 - 20]

Edward Halloell (2003) khi nghiên cứu sự rối loạn học tập của trẻ em có đặt racâu hỏi: bao nhiêu trẻ em được chẩn đoán, được mô tả là bị rối loạn về việc học và

đã trả lời: Theo đánh giá thận trọng thì cứ 10 em có 1 em bị rối loạn loại này, trong

đó 5% bị chứng khó đọc, 4% bị rối loạn tập trung và 1% bị các rối loạn khác.Những hình ảnh về các chứng rối loạn học tập rất khó xác định vì các tiêu chí đượcdùng để minh định những rắc rối về học tập thay đổi theo người đang điều hànhviệc khảo sát Cả trẻ em và người lớn đều từng có lúc gặp những khó khăn học tập.Chính xác thì việc ai được chẩn đoán và ai không còn mang tính tùy ý Và tác giảkết luận, loại trừ sự chậm phát triển trí tuệ, những rối loạn học tập thường thấy hơn

Trang 24

cả bao gồm, chứng đọc khó; rối loạn thiếu tập trung; và rối loạn toán học đi kèmhay không đi kèm hội chứng nhược năng hiểu về cử chỉ, điệu bộ [27, tr 16].

Kết quả điều tra của Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Hoa Kì cho thấy,trong số 15% học sinh nhận giáo dục chuyên biệt thì có đến 80% - 85% gặp khókhăn cơ bản về ngôn ngữ Kết quả nghiên cứu của Shaywitz, Sally E; BennettA.Shaywitz (2001) và Multidisciplinary Research Centers - Hoa Kì (1994) chothấy: sự phổ biến của chứng khó đọc (dylexia) chiếm từ 5% - 9% số trẻ độ tuổi đihọc, cá biệt có nơi lên đến 17%

Theo cách phân loại của tài liệu thống kê và dự báo (DSM – IV) của Hiệp hộiTâm lý Hoa Kì, có 3 dạng chính của khó khăn trong học tập: khó khăn trong tập đọc(dylexia); khó khăn trong tập viết (dysgraphia), bao gồm các vấn đề liên quan đến đánhvần và cú pháp và khó khăn trong học toán [Dẫn theo 4]

Các tác giả Guimard Philippe, Florin Agnes đã đưa ra một biện pháp tâm lý sưphạm nhằm phát triển ngôn ngữ ở trẻ mẫu giáo Theo tác giả, những khó khăn họcđường xuất hiện đặc biệt rõ ở các môn học cơ bản như đọc, viết, làm tính và pháttriển sự làm chủ ngôn ngữ nói sẽ làm thuận lợi cho việc tự chủ về ngôn ngữ viết[28, tr 8]

Những nghiên cứu về khó khăn tâm lý, khó khăn tâm lý trong học tập của các tácgiả nước ngoài cho thấy, các nghiên cứu đã chỉ ra được những biểu hiện khó khăn tâm

lý, nguyên nhân khó khăn tâm lý và những biện pháp khắc phục Có những nghiên cứu

về biểu hiện và nguyên nhân của khó khăn tâm lý trong việc học ngôn ngữ, học đọc,học viết Nhưng những nghiên cứu này cũng cho thấy nghiên cứu về khó khăn tâm lý ởnước ngoài chưa nhiều và chưa có hệ thống, kết quả của những nghiên cứu trên cònnhiều điểm khác biệt với người Việt Nam, đặc biệt có những khác biệt lớn đối vớingười DTTS

1.1.2 Nghiên cứu về khó khăn tâm lý ở Việt Nam

1.1.2.1 Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động của cá nhân

Trong lĩnh vực giao tiếp, tác giả Nguyễn Văn Lê đã bàn đến khó khăn tâm lý như:

sự quá chênh lệnh giữa người phát và người thu; khả năng xây dựng và trình bày thông

Trang 25

điệp (diễn đạt) của người phát tin; đồng thời tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân của khókhăn trong giao tiếp: tính rụt rè gây trở ngại giao tiếp xã hội, cản trở đối với đời sống xãhội của cá nhân, tính rụt rè phát triển ở mức độ cao là chứng “ám sợ xã hội” (Phobiesociale) Trong công trình này, tác giả mới chỉ chấm phá được những khó khăn tâm lý ởgóc độ thông tin, chưa đề cập đến bản chất của khó khăn tâm lý [53, tr 6]

Tác giả Huyền Phan với bài viết: Những trở ngại tâm lý trong giao tiếp đã chothấy, nhiều khi giao tiếp không đạt mục đích vì bị các trở ngại tâm lý ngăn cản Vì vậy,muốn giao tiếp đạt mục đích cần vượt qua các trở ngại tâm lý, đó là:

Bức tường thành kiến do có ác cảm với một người đó, do cái nhìn thiên lệch

đã tạo ra ấn tượng không tốt đẹp khi giao tiếp

Bức tường ác cảm nảy sinh khi có định kiến với đối tượng do có định kiến sailệch với đối tượng

Bức tường sợ hãi xuất hiện do những suy nghĩ, băn khoăn dẫn đến tiếp xúcgượng ép, thiếu tự tin

Bức tường thiếu hiểu biết nảy sinh khi tiếp xúc không hiểu nhau hoặc hiểukhông đúng về nhau

Trong công trình này, tác giả mới chỉ đề cập đến những khó khăn tâm lý, chưa

đề cập đến lý luận về khó khăn tâm lý [68, tr 19]

Năm 1997, tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình với luận án tiến sĩ "Nghiên cứu những trở ngại tâm lí trong giao tiếp của sinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp" đã đi sâu nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn những trở ngại tâm lí

trong giao tiếp của sinh viên và đã chỉ ra được khái niệm, bản chất, biểu hiện,nguyên nhân, phân loại và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động của chủ thể.Đồng thời tác giả cũng có những biện pháp tác động để hạn chế những trở ngạinày [7, tr 34]

Trong cuốn "Tâm lí học giao tiếp", tác giả Nguyễn Thanh Bình bàn đến những trởngại tâm lý khi giao tiếp trong công tác quản lý, lãnh đạo cho rằng: Cả chủ thể và đốitượng trong quản lý đều thiếu hiểu biết về nhau và về bản thân; Chủ thể (hoặc đốitượng) quản lý chưa có tâm thế sẵn sàng giao tiếp; Cả chủ thể và đối tượng quản lý đều

Trang 26

có tâm lý e ngại, ngại ngùng khi tiếp xúc cùng nhau; Chủ thể quản lý chưa làm chủđược cảm xúc của bản thân [3, tr 74 - 75].

- Nghiên cứu quan hệ giữa trẻ vị thành niên trong quan hệ với cha mẹ, tác giảLưu Song Hà (2004) đã cho rằng những đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên là tiền

đề cơ bản cho những khó khăn tâm lý đặc trưng của các em này Khó khăn tâm lýđược hiểu là khi trẻ vị thành niên rơi vào hoàn cảnh phải chịu những áp lực tâm lýnhất định Nói đến khó khăn tâm lý là nói đến sự chịu đựng hơn so với bình thườngcủa chủ thể trong hoàn cảnh đó Phần lớn trẻ vị thành niên gặp phải những khó khăntrong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của mình như trong học tập, trong quan hệ vớibạn bè, với thầy cô giáo và nổi bật nhất là mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ qua lạigiữa cha mẹ và các em [32, tr 23]

Tác giả Đỗ Thị Hạnh Phúc, Triệu Thị Hương (2007) khi nghiên cứu vềnhững khó khăn tâm lý của sinh viên Học viện cảnh sát nhân dân đã cho rằng: sinhviên phải đối mặt với nhiều khó khăn tâm lý trong việc lựa chọn những giá trị củathời đại, trong định hướng nghề và lựa chọn việc làm; trong quan hệ giao lưu vànhững khó khăn nảy sinh trong nội tại chính quá trình phát triển tâm lí lứa tuổi Đểgiải quyết những khó khăn này, sinh viên cần sử dụng nhiều cách ứng phó khácnhau [71, tr 22]

- Ở lĩnh vực tham vấn tâm lý, nhóm tác giả Dương Diệu Hoa, Vũ Khánh Linh,Trần Văn Thức tìm hiểu về khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh trunghọc phổ thông cho rằng học sinh gặp phải các khó khăn tâm lý có nguyên nhân từviệc lo âu, căng thẳng, Do đó, xuất hiện và tồn tại các trạng thái tiêu cực là mộtchỉ báo tồn tại hay không tồn tại của những khó khăn tâm lý [41, tr 41]

Tác giả Đỗ Thị Hạnh Phúc nghiên cứu về "Một số khó khăn tâm lý của thiếuniên và nhu cầu tư vấn" đã chỉ ra những khó khăn tâm lý mà thiếu niên gặp phải đólà: băn khoăn lo lắng về sự phát triển cơ thể; những khó khăn, vướng mắc trong họctập; những khó khăn trong quan hệ, ứng xử với bạn; những khó khăn trong quan hệvới bạn khác giới; những khó khăn trong quan hệ với thầy cô giáo; những khó khăntrong quan hệ, ứng xử với cha mẹ Nguyên nhân của những khó khăn tâm lý ấy là

Trang 27

do sự thay đổi của điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội; do quá tải của nội dung vàchương trình học trong nhà trường; sức ép của kì thi; sự kì vọng của gia đình; sựthiếu quan tâm giáo dục của gia đình; mâu thuẫn của gia đình [71, tr 30 - 34].Hai tác giả Nguyễn Văn Cư, Phạm Văn Tư tìm hiểu khó khăn tâm lý và nhucầu được tham vấn của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS khẳng định những khó khăntâm lý của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: lo lắng về sức khỏe, mất người thântrong gia đình, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tương lai mờ mịt, bị mọi người xa lánh,kết quả học tập không tốt [18, tr 16].

Tác giả Trần Thị Lệ Thu nghiên cứu về khó khăn tâm lý của sinh viên trườngĐại học Sư phạm Hà Nội và nhu cầu cần có sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý họcđường đã chỉ ra những khó khăn tâm lý ở một số lĩnh vực chủ yếu: định hướng nghềnghiệp, học tập; giao tiếp ứng xử; quan hệ với cha mẹ - người thân; tình bạn khácgiới - tình yêu Đặc biệt, những khó khăn này có tỉ lệ ảnh hưởng ở mức độ nghiêmtrọng và tần số cao Nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lý của sinh viên bao gồm

cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan Trong đó, tác động nhiềunhất là từ phía chủ quan, do tính cách của bản thân và do kinh nghiệm còn hạn chế.Tác giả cũng đề xuất ý kiến nhằm hỗ trợ sinh viên giải quyết những khó khăntâm lý ở cả phía sinh viên, phía giảng viên Như vậy, trong công trình này, tác giả

đã phát hiện ra những biểu hiện một số khó khăn tâm lý nói chung của sinh viên,nguyên nhân gây ra và những biện pháp hỗ trợ [81, tr 308]

Cùng hướng nghiên cứu này, tác giả Lê Mỹ Dung nghiên cứu vai trò củanhà tâm lý học đường và việc khắc phục khó khăn tâm lý trong học tập của họcsinh tuổi tiểu học đã khẳng định: Các nhà tâm lý học đường có vai trò của trongviệc khắc phục khó khăn tâm lý và nâng cao thành tích học tập của học sinh Cácnhà tâm lý học đường có thể giúp đỡ nhiều học sinh gặp khó khăn trong học tậpnhư: đánh giá hoạt động phát triển kĩ năng học tập; đánh giá nhu cầu của nhàtrường; đánh giá mức độ khó khăn tâm lý và các năng lực của học sinh; tư vấncho lãnh đạo và quản lý giáo dục; chỉ đạo và tổ chức các buổi tập huấn cho giáoviên, phụ huynh học sinh, các nhà quản lý; những hoạt động hợp tác với Ban phụ

Trang 28

huynh học sinh; thiết kế và thực hiện các đề tài nghiên cứu; tư vấn cho giáo viên[19, tr 214 - 217].

Tác giả Trần Thị Tú Anh trong công trình tìm hiểu về cách ứng phó với khókhăn của sinh viên thiệt thòi - Đại học Huế cho rằng sinh viên thiệt thòi ứng phó vớikhó khăn mà họ gặp phải theo nhiều cách khác nhau Tác giả kết luận có 3 nhómứng phó chủ yếu: đối diện với những khó khăn và hành động; lẩn tránh khó khăn và

tự trách mình; tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội Mỗi nhóm ứng phó bao gồm những cáchkhác nhau và mỗi cách ứng phó lại bao gồm phương án cụ thể khác nhau

Tác giả cũng cho rằng sinh viên DTTS gặp nhiều khó khăn hơn sinh viên dân tộcKinh và họ thường sử dụng những cách ứng phó tiêu cực và tìm đến sự hỗ trợ ít hơn [5] Như vậy, khó khăn tâm lý được quan tâm nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực hoạtđộng của con người: trong hoạt động giao tiếp; hoạt động tư vấn tâm lý; trong cácmối quan hệ sống với những người xung quanh Khó khăn tâm lý được nghiên cứu

ở nhiều lứa tuổi nhưng nhiều nhất là tuổi học sinh, sinh viên Các tác giả đã pháthiện ra biểu hiện khó khăn tâm lý trong lĩnh vực đó, xác định nguyên nhân gây ra vàbiện pháp khắc phục khó khăn Tuy nhiên, những nghiên cứu khó khăn tâm lý đốivới người DTTS còn ít

1.1.2.2 Nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong học tập

* Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên, lứa tuổi thanh niên

Tác giả Đặng Thị Vân tìm hiểu hoạt động nghiên cứu khoa học của sinhviên trường Đại học Nông nghiệp I và những khó khăn thường gặp cho rằng sinhviên gặp không ít những khó khăn khi tham gia nghiên cứu khoa học như: thiếukinh phí; thiếu kinh nghiệm thực tế; khó khăn lúc thu thập số liệu; trang thiết bịcòn nghèo nàn; phương pháp và khả năng nghiên cứu còn hạn chế; khả năng tracứu thông tin và dịch tài liệu nước ngoài còn kém [93, tr 58 - 59]

Hai tác giả Nguyễn Xuân Thức, Đào Lan Hương đã nghiên cứu về khó khăntâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất một số trường hợp sư phạm, kếtquả nghiên cứu của các tác giả cho thấy đa số sinh viên năm thứ nhất đều gặp khó

Trang 29

khăn tâm lý trong học tập Khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất thườngđược biểu hiện ở các mặt nhận thức, xúc cảm và kỹ năng tiến hành các khâu tronghoạt động học tập Mức độ khó khăn về kỹ năng tiến hành học tập không đồng đều.Các tác giả cũng tìm ra nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong học tập của sinhviên và có những đề xuất về phía nhà trường, giảng viên, sinh viên để khắc phụckhó khăn tâm lý trong học tập cho sinh viên năm thứ nhất [85, tr 18].

Cùng hướng nghiên cứu với hai tác giả trên, tác giả Đặng Thanh Nganghiên cứu khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên trường Đại học Luật

Hà Nội đã kết luận: Tất cả sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội trong mẫunghiên cứu đều gặp phải khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập; Sinh viêngặp nhiều khó khăn nhất ở các khâu như nghiên cứu khoa học, chuẩn bị xêmina

và ít gặp khó khăn ở các khâu: kiểm tra đánh giá; học tập trên lớp khó khăntâm lý ở cả 3 mặt: nhận thức, xúc cảm và hành vi, trong đó khó khăn nhất làmặt hành vi [57, tr 33]

Tác giả Nguyễn Thị Út Sáu tìm hiểu nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lýtrong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên của trường Đại học Sư phạm -Đại học Thái Nguyên cho rằng có hai nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lýtrong học tập của sinh viên: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quanTrong đó nguyên nhân chính gây nên khó khăn tâm lý là nguyên nhân chủ quan[73, tr 8]

Năm 2008, tác giả Đoàn Thị Tỵ với công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ về

"Khó khăn tâm lý trong việc giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên sư phạm"

đã chỉ ra những khó khăn tâm lý: vốn kinh nghiệm và vốn hiểu biết về hoạt động sưphạm của sinh viên còn hạn chế; hiểu biết tâm lý học còn ít; tư duy và óc tưởngtượng sư phạm hạn chế; thiếu hiểu biết về quy trình giải quyết giải quyết tình huống

sư phạm; hiểu biết về các môn khoa học chuyên ngành chưa cao; động cơ chọnnghề chưa đúng đắn; nhu cầu giải quyết tình huống sư phạm còn thấp; chưa thực sự

có hứng thú giải quyết tình huống sư phạm; e ngại khi phải xuất hiện trước tập thể;hồi hộp, lo lắng trước sự xuất hiện của tình huống sư phạm cần giải quyết; mặc cảm

Trang 30

khi phải đóng vai là người giáo viên; hành vi ứng xử kém; hành vi lúng túng thiếu

tự tin khi giải quyết tình huống sư phạm, [92]

Những công trình trên cho thấy các tác giả nghiên cứu những khó khăn tâm

lý trong học tập trên khách thể có độ tuổi lớn với hoạt động chủ đạo và đặc trưngtâm lý khác biệt so với học sinh tiểu học, đặc biệt khác biệt so với học lớp 1 làngười DTTS

* Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh

- Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh lứa tuổi thiếu niên

Tác giả Lưu Song Hà nghiên cứu về một số khó khăn trong học tập của trẻ vịthành niên và cách ứng phó đã kết luận: Khi gặp những tình huống khó khăn tronghọc tập, trẻ vị thành niên thường ứng phó trước hết bằng hành động, sau đó là tìnhcảm và cuối cùng là suy nghĩ Những khó khăn này làm trẻ vị thành niên cảm thấybuồn chán, bồn chồn, bối rối không biết làm gì Lúc này các em tìm nguồn động viênnơi bạn bè, phần lớn các em hướng các tình huống khó khăn theo chiều hướng tíchcực Điều đáng quan tâm hơn cả là sau khi gặp thất bại trong học tập, phần lớn trẻ vịthành niên không nản chí, ngược lại các em xây dựng cho mình một kế hoạch học tập

cụ thể và cố gắng thực hiện theo kế hoạch đề ra [33, tr 51]

Tác giả Nguyễn Phương Lan, với luận tiến sĩ "Trở ngại tâm lý của học sinh trung học cơ sở trong giáo dục giới tính" đã đi sâu nghiên cứu về biểu hiện trở

ngại tâm lý trong giáo dục giới tính: khái niệm, biểu hiện, những yếu tố gây trởngại tâm lý cho học sinh trung học cơ sở trong giáo dục giới tính Tác giả cũngtiến hành thực nghiệm tác động nhằm hạn chế những khó khăn này [52, tr 47].Nhóm tác giả Nguyễn Văn Sáng (chủ biên), Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn ThịKim Thoa với công trình nghiên cứu đặc điểm tâm lý của học sinh DTTS với việcnâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc đã khẳng định học sinh trunghọc cơ sở DTTS gặp một số khó khăn trong sử dụng tiếng Việt:

Kĩ năng sử dụng ngữ pháp tiếng Việt: lỗi dùng từ không chính xác, lỗi tạo câu,

dấu câu, trật tự câu; cấu trúc đoạn văn không hợp lí

Trang 31

Kĩ năng đọc hiểu (trong môn Ngữ văn): khó khăn về ngôn ngữ dẫn đến hiểu

sai tư tưởng chủ đề, không biết tóm tắt nội dung; chưa biết khai thác ý cơ bản để trảlời câu hỏi về nội dung và nghệ thuật văn bản

Kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt còn hạn chế: Những hạn chế về tiếng Việt

cũng ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của học sinh DTTS với thầy cô, bạn bètrong lớp cũng như ngoài lớp học Một vấn đề có thể các em có thể hiểu nhưng các

em không biết phải diễn đạt bằng tiếng Việt như thế nào nên các em thường ngại,không mạnh dạn trao đổi với các thầy cô giáo Nhiều khi các em muốn thể hiện tìnhcảm nhưng khó nói ra bằng lời Đa số các em chưa biết sử dụng các nghi thức lờinói phù hợp trong giao tiếp [72, tr 64 - 65]

Đây cũng là một trong số ít các tác giả nghiên cứu về khó khăn tâm lý trongviệc học tiếng Việt của học sinh DTTS Tuy nhiên, ở công trình này, nhóm tác giảmới chỉ nêu ra một số khó khăn học sinh trung học cơ sở mắc phải khi sử dụngtiếng Việt, những ảnh hưởng của khó khăn cho hoạt động của học sinh, chưa nêuđược khái niệm về khó khăn tâm lý, chưa chỉ ra được bản chất của khó khăn tâm

lý trong học tiếng Việt

- Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học, lứa tuổi nhi đồng

Nghiên cứu khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học liên quan đến vấn đề thay đổi hoạt động chủ đạo, thích ứng tâm lý:

Tác giả Nguyễn Thị Nhất, trong tác phẩm "6 tuổi vào lớp1", đã nêu lên khó khăntâm lý trong hoạt động học tập mà trẻ lớp 1 phải vượt qua Theo tác giả "Giữa phươngthức học tập ở mẫu giáo và lớp 1 có sự biến động đột ngột đối với trẻ em, một bước ngoặtquan trọng đòi hỏi một sự thích nghi về nhiều mặt không dễ gì vượt qua Đúng là một "cửaải" phân chia hai cuộc sống khác nhau" [61, tr 24]

Đồng tác giả Nguyễn Thị Nhất và Nguyễn Khắc Viện cho biết, được đi học,

em bé 6 tuổi háo hức biết rõ là bước vào cuộc sống mới, tự hào về bộ quần áo mới,cái cặp hay cái túi sách đầy vở, nhưng cũng đầy lo âu ngày ngày phải bỏ cái tổ ấmgia đình, cuộc sống hồn nhiên tự do của tuổi thơ vào một môi trường mới lạ với

Trang 32

phương thức khác hẳn: phải đến đúng giờ, ăn mặc sạch sẽ, sách vở đàng hoàng;Phải ngồi yên hàng giờ không thể thấy con chim bay qua hay có chuyện gì xẩy ratrên đường phố là chạy ra xem Và mỗi giờ, mỗi tiết phải theo đúng chương trình,khi học toán, khi tập thể dục chứ không được tùy ý; Phải tiếp thu vốn tri thức trừutượng, đạt những tiêu chuẩn nhất định; Phải tuân theo lời dạy của cô giáo, đại diệncho xã hội, tức cho cả một nền văn hóa rộng lớn và những qui chế nghiêm ngặt;Đến đây cũng là sinh hoạt hàng ngày với những bạn bè từ nhiều gia đình khác nhautập hợp lại Các tác giả kết luận, lớp 1 là một cửa ải không dễ vượt qua [63, tr 53].Tác giả Vũ Thị Nho cho biết khi chuyển sang hoạt động mới, ở giai đoạn đầuhọc sinh nhỏ gặp phải một số khó khăn trở ngại nhất định:

Thứ nhất, là những khó khăn liên quan đến việc thay đổi chế độ sinh hoạthoạt động học tập đòi hỏi như: phải dậy đúng giờ, đi học đều đặn, thực hiện đúngnội quy lớp học, nội quy nhà trường như học bài, làm bài, mang dụng cụ học tậpđầy đủ

Thứ hai, là những khó khăn bắt nguồn từ việc thay đổi môi trường hoạt động.Thứ ba, là những khó khăn liên quan đến việc giảm sút hứng thú học tập củahọc sinh vào khoảng tháng thứ 3, 4 của năm học Trong tác phẩm của mình tác giảcũng có xác định những biểu hiện và chỉ ra những nguyên nhân gây ra các loại khókhăn tâm lý trong học tập mà học sinh đầu bậc tiểu học mắc phải [66, tr 68 - 72].Tác giả Nguyễn Xuân Thức cho rằng, trẻ em khi đi học lớp 1 có gặp và gặpnhiều khó khăn tâm lý cản trở hoạt động của trẻ ở nhà trường tiểu học, những khókhăn tâm lý này nhìn một cách khái quát là sự không phù hợp giữa đặc điểm tâm lý

và hành vi ứng xử nhân cách trẻ với nội dung, đối tượng, hoàn cảnh mới mẻ của trẻđược biểu hiện ở các dấu hiệu: nhận thức - xúc cảm và hành vi ứng xử với trẻ emkhi đi học lớp 1 Khó khăn tâm lý không chỉ thể hiện ở một dạng hoạt động mà thểhiện ở các dạng hoạt động khác nhau của trẻ trong nhà trường tiểu học: hoạt độnghọc tập, hoạt động giao tiếp, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động và các hìnhthức hoạt động xã hội tập thể khác Trong đó hoạt động học tập là chủ yếu [83]

Trang 33

Tác giả Mạc Văn Trang cho rằng những trẻ gặp khó khăn trong học tập không chỉnhóm học sinh đặc biệt mà cả nhóm học sinh bình thường, nhưng chúng có khó khăntrong học tập như là một "khuyết tật tiềm ẩn" (a hidden handicap) Thực ra những biểuhiện đặc trưng này thường xuất hiện ở tuổi mẫu giáo, nhưng lúc đó trẻ "chơi là chính"nên mới thực sự gặp khó khăn trong học tập.

Những trẻ khó khăn trong học tập thường có những biểu hiện về mặt tâm lýnhư sau:

Trẻ tập trung và phân phối chú ý kém, nên không theo kịp hướng dẫn của giáoviên để hiểu thực hiện đúng các nhiệm vụ học tập như các học sinh khác;

Ngôn ngữ và tư duy kém phát triển (có giới hạn), khó khăn cho các thao tácphân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa trong quá trình thực hiện cáchành động học tập;

Ghi nhớ có chủ định kém nên khó nắm chắc được các đối tượng cần ghi nhớ;

Sự nhút nhát, cảm xúc lo hãi quá mức nên thiếu tự tin, thụ động trong học tập,trong giao tiếp;

Nhu cầu và hứng thú học tập chưa được chuẩn bị tốt nên dễ buồn chán, căngthẳng, mệt mỏi,

Hệ tâm vận có những hạn chế hoặc rối nhiễu nhất định nên khó khăn trong tựđiều chỉnh hành vi;

Sự kém thích ứng với hoạt động học tập và môi trường sư phạm là đặc điểmbao trùm ở những học sinh này [90, tr 25]

Trong giáo trình Tâm lý học phát triển do Dương Diệu Hoa chủ biên khẳng định:bước vào tiểu học, học sinh lớp 1 thường gặp một số khó khăn trong học tập:

Sự thay đổi chế độ hoạt động và sinh hoạt Hoạt động học ở trường tiểu học cóyêu cầu cao hơn nhiều so với trường mẫu giáo Sự thay đổi tính chất của hoạt động họctập buộc trẻ phải nhanh chóng hình thành các thói quen mới Vì vậy, nếu trẻ khôngđược chuẩn bị những yếu tố tâm lý cần thiết để đáp ứng các yêu cầu trên sẽ thường dẫnđến sự mệt mỏi, chán, ngại đi học và kết quả học tập không cao

Trang 34

Sự "vỡ mộng" và suy giảm hứng thú và tính tích cực học tập Biểu hiện của sựthất vọng và suy giảm hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh lớp 1 là ở một sốhọc sinh đầu năm học rất thích thú, hăng hái đến lớp, tích cực thực hiện yêu cầu củathầy cô giáo Nhưng sau vài tháng các em chán, thất vọng, Nguyên nhân là vềphía học sinh nhiều em thích thú đi học do sức hấp dẫn bên ngoài của việc học Vềphía nhà trường, cách tổ chức dạy học chưa phù hợp với sự phát triển tâm lý lứatuổi [40; tr 144 - 145].

Tác giả Vũ Ngọc Hà cho rằng, khó khăn tâm lý trong học tập của học sinh lớp

1 thể hiện qua ba mặt:

- Mặt nhận thức: trẻ chưa hiểu được mục đích của việc học là gì ?; Trẻ chưahiểu được ý nghĩa xã hội của việc học; Trẻ chưa nắm được cách thức học tập; Trẻchưa nắm được nội qui của nhà trường; Trẻ thiếu hiểu biết nhất định về các sự vật,hiện tượng ở xung quanh; Thiếu hoặc không có những biểu tượng nhất định về các

sự vật hiện tượng ở xung quanh

- Mặt thái độ: Trẻ chán học; Trẻ thèm chơi; Trẻ có tâm lý lo lắng, sợ hãi mỗikhi đến trường; Trẻ nhút nhát, lo hãi quá mức trong giờ học; Trẻ sợ khi tiếp xúc với

cô giáo; Trẻ sợ khi vui chơi với bạn, bị bắt nạt,

- Mặt hành vi: Khó khăn trong việc giữ trật tự, tập trung chú ý; Khó khăn khiphải thực hiện nền nếp sinh hoạt của nhà trường; Khó khăn khi diễn đạt ngôn ngữ,khi đọc, viết, làm tính; Khó khăn khi phải làm những công việc đòi hỏi sự khéoléo, [31, tr 46 - 48]

Các công trình nghiên cứu trên cho thấy các tác giả chủ yếu đi sâu vàonghiên cứu khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 Các tác giả cho biết sự thay đổihoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập đã khiến đứa trẻ đối mặt với sự mới lạ

ở trường tiểu học: môi trường mới, phương thức hoạt động mới, quan hệ mới, Những thay đổi này khiến đứa trẻ chưa thích nghi được ngay, vì vậy mà trẻ gặpkhó khăn tâm lý

Nghiên cứu khó khăn tâm lý của học sinh liên quan đến các môn học

Trang 35

Nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong quá trình giải toán của học sinh tiểuhọc, tác giả Nguyễn Minh Hải cho rằng khó khăn tâm lý là những cản trở tâm lý,những rào cản tâm lý mà học sinh tiểu học gặp phải khi tham gia giải các bài tậptoán [37, tr 25]

Tác giả Phạm Thành Nghị khi nghiên cứu học sinh thiểu năng học tập, chorằng: các em có một số khó khăn trong một hay nhiều môn học; không phối hợpđược; có khó khăn trong tập trung chú ý; hiếu động và hấp tấp; có vấn đề trong

tổ chức và giải thích thông tin trực quan; rối loạn tư duy và duy trì quan hệ Họcsinh thiểu năng học tập là những học sinh khuyết tật, tuy nhiên có thể quan sátthấy thậm chí cả những học sinh bình thường cũng có những triệu chứng trên.Thậm chí cả học sinh năng khiếu cũng có vấn đề trong một lĩnh vực nào đó.Học sinh thiểu năng học tập dễ bị phân tán, không kết thúc được bài tập ởnhững thời điểm phù hợp do tự định hướng kém, tự đánh giá bản thân thấp Nhữnghọc sinh này khó khăn trong định hướng tư duy và lập kế hoạch tiến hành một bàitập Nhiều học sinh khó khăn trong hiểu thông tin, hiểu ý tưởng mới Khó khăn vềtrí nhớ ngắn hạn và dài hạn cũng thể hiện rất rõ Một số học sinh cảm thấy dễ tiếpnhận thông tin nghe, nhìn, số khác thấy dễ chịu hơn trong tiếp nhận thông tin khichuyển động cơ thể Trong công trình này chỉ mới đề cập đến những khó khăn tâm

lý đối với một hay nhiều môn học ở trẻ thiệt thòi, chưa có những nghiên cứu đối vớimột học cụ thể nào, ở cấp học nào [58, tr 115 - 116]

Nghiên cứu khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học dân tộc thiểu số trong quá trình học tập

Tác giả Cao Xuân Liễu tìm hiểu nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý chohọc sinh lớp 1 người dân tộc cơ ho ở Lâm Đồng cho biết: Vào lớp 1, trẻ gặpnhiều khó khăn trong giao tiếp với giáo viên, bạn bè, trong học tập, ngôn ngữ, chính những khó khăn này cản trở sự thích ứng với sinh hoạt và hoạt động họctập của trẻ Điều này dẫn đến trẻ sợ học, từ đó kết quả học tập không cao Tácgiả cũng chỉ ra 2 nhóm nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý: nguyên nhân chủquan và nguyên nhân khách quan [54, tr 14]

Trang 36

Tác giả Phùng Thị Hằng nghiên cứu một số khó khăn tâm lý trong học tập củahọc sinh tiểu học là người DTTS ở tỉnh Thái Nguyên khẳng định học sinh bộc lộkhó khăn ở cả 3 mặt: nhận thức, xúc cảm và kĩ năng học tập Trong đó, những biểuhiện của khó khăn thuộc về kĩ năng học tập được thừa nhận với tỉ lệ ý kiến cao nhất[38, tr 15 - 19].

Nhận xét: Tất cả các công trình nghiên cứu trên xoay quanh những vấn đề về khó

khăn tâm lý: giao tiếp, định hướng giá trị, nhu cầu tư vấn, những khó khăn trongnghiên cứu khoa học và trong học tập Các tác giả cho thấy:

- Khó khăn tâm lý là một hiện tượng tâm lý phức tạp, gây cản trở đến hoạt độngcủa con người Những biểu hiện về khó khăn tâm lý rất đa dạng Ở mỗi dạng hoạt độngkhác nhau con người lại bộc lộ những khó khăn tâm lý riêng

- Một số tác giả đã đưa ra các biện pháp và cách thức khắc phục những khó khăntâm lý khi con người gặp khó khăn trong hoạt động của họ

- Có những công trình nghiên cứu khó khăn tâm lý sâu cả về lý luận và thực tiễn ởlĩnh vực: khó khăn trong học tập, giao tiếp, giải quyết tình huống của học sinh, sinhviên Những nghiên cứu này đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về khó khăn

tâm lý và có những nghiên cứu thực tiễn của mình Tuy nhiên, ít công trình nghiên cứu khó khăn tâm lý đối với một môn học cụ thể trong chương trình học tập của học

sinh, sinh viên Ít tác giả quan tâm nghiên cứu khó khăn tâm lý của người DTTS Đặc biệt những nghiên cứu khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 DTTS trong học tập môn Tiếng Việt chưa từng ai nghiên cứu.

Kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước về nhữngvấn đề có liên quan đến luận án, căn cứ vào mục đích nghiên cứu của luận án,

chúng tôi đi sâu nghiên cứu "“Khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học dân tộc thiểu

số ở Tây Nguyên trong học tập môn Tiếng Việt”

Những nghiên cứu trên là tư liệu để tác giả luận án hệ thống hóa những vấn đề lýluận của luận án, xây dựng phương pháp nghiên cứu và đánh giá KKTL trong học tậpmôn Tiếng Việt của học sinh DTTS

Trang 37

1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH LỚP MỘT DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT

1.2.1 Khái niệm về khó khăn tâm lý

1.2.1.1 Khái niệm về khó khăn

Theo từ điển tiếng Việt khó khăn là “có nhiều trở ngại hoặc thiếu thốn"[69, tr 502]

Trong từ điển Anh - Việt, từ “Hard” hoặc “Difficult” đều được dùng để chỉ

“khó khăn, gay go, đòi hỏi nhiều nỗ lực hay kỹ năng để làm, đương đầu hay hiểu”[95, tr 483]

Như vậy, có thể hiểu: Khó khăn là sự thiếu hụt những yếu tố cần thiết gây cản trở hoạt động, đòi hỏi con người phải có sự nỗ lực vượt qua để đạt được mục đích.

Khái niệm "khó khăn" trong cuộc sống được hiểu với nghĩa như trên, vậytrong tâm lý học khái niệm "khó khăn tâm lý" được hiểu như thế nào?

1.2.1.2 Khái niệm về khó khăn tâm lý

Khó khăn tâm lý là vấn đề đã được nghiên cứu ở nước ta Đây cũng là vấn đềphức tạp, các nghiên cứu được thể hiện ở các khía cạnh khác nhau Nhưng ở mộtmức độ nhất định cũng được thống nhất Có thể khái quát một số kết luận của cácnhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này như sau:

Theo Nguyễn Xuân Thức, khó khăn tâm lý là sự không phù hợp giữa đặc điểm tâm lý và hành vi ứng xử của nhân cách với nội dung, đối tượng, hoàn cảnh hoạt động của chủ thể, được biểu hiện ở các dấu hiệu: nhận thức - thái độ và hành vi ứng xử [85, tr 12].

Tác giả Nguyễn Thị Huệ trong bài viết trên tạp chí Giáo dục số 277 (kì

1-1/2012 cho rằng: "khó khăn tâm lý là toàn bộ các yếu tố tâm lý của cá nhân nảy sinh trong quá trình hoạt động có tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến tiến trình

và kết quả của hoạt động" [44, tr 15].

Trang 38

Như vậy, qua ý kiến của các tác giả, chúng tôi thấy, cách diễn đạt có thể khácnhau nhưng các tác giả trên đều cho rằng, khó khăn tâm lý là những yếu tố tâm lýcản trở, ảnh hưởng xấu, làm cho hoạt động kém hiệu quả.

Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa các tác giả đi trước, chúng tôi hiểu khái niệm khó

khăn tâm lý: Khó khăn tâm lý là những thiếu hụt tâm lý gây cản trở làm giảm kết quả của hoạt động

Từ định nghĩa về khó khăn tâm lý, chúng ta chú ý một số đặc điểm sau:

- Tính thiếu hụt trong khó khăn tâm lý

Theo Từ điển Tiếng Việt thì "thiếu hụt" được hiểu là "bị mất đi một phần,

không đủ" [69, tr 944]

Tác giả Vũ Ngọc Hà cho rằng "Sự thiếu hụt phẩm chất tâm lý của cá nhân thể hiện ở chỗ cá nhân đã có những phẩm chất tâm lý cần thiết cho hoạt động nhưng những phẩm chất tâm lý này chưa phù hợp hoặc mức độ của các phẩm chất tâm lý chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động Do đó, cá nhân gặp khó khăn khi tiến hành hoạt động" [31, tr 43].

Trên cơ sở tham khảo những khái niệm về thiếu hụt, thiếu hụt tâm lý, chúngtôi cho rằng:

Sự thiếu hụt tâm lý chính là những yếu tố tâm lý chưa đầy đủ, còn thiếu, chưađáp ứng được yêu cầu của hoạt động cần được bổ sung, điều chỉnh để cá nhân cónhững công cụ cần thiết, ứng phó có hiệu quả với những khó khăn gặp phải nhằmđáp ứng yêu cầu của hoạt động

Thiếu hụt tâm lý biểu hiện ở cả nhận thức, thái độ và hành vi của chủ thể Ởmặt nhận thức cho thấy chủ thể chưa có hoặc ít vốn kinh nghiệm cho hoạt động,nhận thức chậm, có những nhận thức sai lầm; Ở mặt thái độ thể hiện: thiếu hụt cảmxúc tích cực cho hoạt động, thiếu động cơ thúc đẩy hoạt động, thái độ niềm tinkhông hợp lý; Sự thiếu hụt hành vi thể hiện: chưa thực hiện được các thao tác củahành động, khả năng phối hợp các thao tác của hành động ít hiệu quả, thiếu kỹ năng

sử dụng các phương tiện cho hành động

- Tính cản trở trong khó khăn tâm lý

Trang 39

Tính cản trở trong khó khăn tâm lý là hiện tượng tâm lý gây trở ngại, làm chochủ thể không tiến hành được dễ dàng, suôn sẻ Nó như một lực cản tạo "hàng rào tâmlý" hoặc như một sự tác động ngược làm suy giảm hoạt động Vì thế, khi xem xét nộihàm của khái niệm khó khăn tâm lý có thể dựa vào những thông số của "hàng rào tâmlý" như: tính thụ động quá mức của chủ thể gây cản trở trong việc thực hiện hành động,

có những mặc cảm và tâm thế tiêu cực,

- Tính kém hiệu quả do khó khăn tâm lý mang lại

Khó khăn tâm lý được xem một trong những yếu tố cơ bản làm giảm tính hiệuquả của hoạt động Đây có thể gọi là những yếu tố bên trong, song đó không phải làyếu tố duy nhất ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động, mà còn phụ thuộc vào cácđiều kiện khách quan và chủ quan khác

Những đặc điểm cơ bản của khó khăn tâm lý nêu trên không tách rời nhau mà

có quan hệ với nhau, trong đó, tính cản trở và tính kém hiệu quả chính là hệ quả củatính thiếu hụt Chính thiếu hụt những yếu tố tâm lý cần thiết cho hoạt động nên chủthể mới không thể đáp ứng yêu cầu của hoạt động, làm cho hiệu quả không cao.Với quan niệm trên, trong nghiên cứu này, khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1DTTS ở Tây Nguyên trong học tập môn Tiếng Việt được chúng tôi tập trung nghiêncứu nhằm chỉ ra những thiếu hụt tâm lý gây cản trở và làm giảm kết quả học tập

1.2.2 Hoạt động học môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số

1.2.2.1 Hoạt động học là gì?

Có nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động học

Các nhà tâm lý học hành vi quan niệm: học tập là quá trình S - R Lý thuyết vềhọc tập của Thordike đi từ cấu trúc S - R của tâm lý học hành vi Ông cho rằng việchọc tập bao gồm các hành vi làm thử và sửa sai mà không cần tư duy có ý thức Quátrình tiếp nhận học vấn thời thơ ấu của bạn có thể đã bao gồm những phương phápthực hành các kỹ năng hoặc ghi nhớ thông tin với mong muốn những cố gắng lặp đilặp lại sẽ cải thiện khả năng học tập nói chung [51, tr 259]

Các nhà tâm lý học hoạt động mà đại diện là L.X Vưgôtxki nhấn mạnh tínhchất xã hội của hoạt động học tập là cơ chế lĩnh hội của trẻ em Biểu hiện tính xã

Trang 40

hội của hoạt động học tập là sự chi phối của các yếu tố văn hóa - xã hội - lịch sử tới

cơ chế lĩnh hội của trẻ em, tạo ra phương thức lĩnh hội đặc thù của trẻ trong các điềukiện xã hội - lịch sử khác nhau Phản ánh điều kiện xã hội của hoạt động học tập lànhịp độ phát triển của kỹ thuật và sự hỗ trợ giúp đắc lực của phương tiện kỹ thuậtvào lĩnh vực học tập [59]

Trong lý thuyết A.N.Lêonchiev thì trung tâm của vấn đề hình thành hoạt độnghọc tập ở học sinh là kỹ thuật, nghệ thuật hình thành và chuyển hóa động cơ ↔ mụcđích ↔ phương tiện học tập, từ đó hình thành hoạt động ↔ hành động ↔ thao táchọc tập của học sinh [59, tr 236]

Ở Việt Nam, các nhà tâm lý học cũng đưa ra các quan niệm khác nhau về hoạtđộng học tập Có quan niệm cho rằng hoạt động học tập là hoạt động hướng vàoviệc tiếp thu (lĩnh hội) nội dung và hình thức lý luận của tri thức, kỹ năng, kỹ xảonhờ sự tái tạo cá nhân Nói cách khác, hoạt động học tập làm cho tri thức khoa học

mà loài người đã phát hiện ra xuất hiện lại một lần nữa ở chính chủ thể của hoạtđộng này, làm cho nó biến thành tài sản riêng, thành tâm lý của chính chủ thể.Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa các quan niệm về học tập, chúng tôi cho rằng:

Hoạt động học tập là hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm khoa học của loài người được kết tinh trong nền văn hóa xã hội, biến nó thành tri thức riêng của bản thân để hoàn thiện nhân cách.

Như vậy, để giúp học sinh học tập tốt, người làm công tác giáo dục phải quantâm đến mục đích giáo dục con người, nội dung chương trình, những điều kiện củahọc sinh, đặc biệt là điều kiện xã hội của học sinh

1.2.2.2 Hoạt động học tập của học sinh lớp 1

Khác với hoạt động học của trẻ em ở lứa tuổi mầm non, hoạt động học tập ở

học sinh lớp 1 là hoạt động chủ đạo, có đối tượng là các khái niệm khoa học, cácquy luật khoa học và phương thức chiếm lĩnh nó được phản ánh thông qua các mônhọc Mỗi môn học, học sinh lớp 1 có mục đích như sau:

- Lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng môn học

Ngày đăng: 02/04/2017, 08:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w