hành thu thập thông tin thứ cấp: Các sách, báo, giáo trình, tạp chí, bài giảng Thôngqua website của Công ty; Các số liệu, báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh, tìnhhình tài chính củ
Trang 1NGÔ THỊ THỦY
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT - NHẬP KHẨU STDD VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN - PHÂN TÍCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
HÀ NỘI, 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NGÔ THỊ THỦY
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT - NHẬP KHẨU STDD VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN - PHÂN TÍCH
MÃ SỐ : 60.34.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VĂN CÔNG
HÀ NỘI, 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
(i) Luận văn này là nghiên cứu của riêng tôi, toàn bộ nội dung nghiên cứu
do tôi thực hiện
(ii) Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực
(iii) Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2016
Học viên
Ngô Thị Thủy
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
TÓM TẮT LUẬN VĂN viii
Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Tổng quan nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 5
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
1.5 Câu hỏi nghiên cứu 6
1.6 Phương pháp nghiên cứu 6
1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 7
1.8 Kết cấu của đề tài 7
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 8
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 9
2.1 Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính 9
2.1.1 Bản chất và ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính 9
2.1.2 Cơ sở dữ liệu phân tích báo cáo tài chính 12
2.2 Tổ chức phân tích báo cáo tài chính 18
2.2.1 Công tác chuẩn bị 18
2.2.2 Tiến hành phân tích 19
2.2.3 Kết thúc phân tích 19
Trang 52.3 Phương pháp nghiệp vụ - kỹ thuật phân tích báo cáo tài
chính 20
2.3.1 Phương pháp so sánh 20
2.3.2 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích 21
2.3.3 Phương pháp loại trừ 22
2.3.4 Phương pháp liên hệ cân đối 23
2.3.5 Phương pháp Dupont 23
2.3.6 Các phương pháp phân tích khác 24
2.4 Nội dung phân tích báo cáo tài chính 26
2.4.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính 26
2.4.2 Phân tích cấu trúc tài chính 29
2.4.3 Phân tích cân bằng tài chính 31
2.4.4 Phân tích dòng tiền 35
2.4.5 Phân tích tình hình thanh toán 36
2.4.6 Phân tích khả năng thanh toán 38
2.4.7 Phân tích khả năng sinh lợi 40
2.4.8 Dự báo nhu cầu tài chính 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT - NHẬP KHẨU STDD VIỆT NAM 44
3.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam 44
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 44
3.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 46
3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 47
3.2 Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam 50
3.2.1 Tổ chức phân tích 50
Trang 63.2.2 Phương pháp phân tích 50
3.2.3 Nội dung phân tích 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 67
Chương 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT - NHẬP KHẨU STDD VIỆT NAM 68
4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu 68
4.1.1 Các kết luận qua nghiên cứu 68
4.1.2 Các phát hiện qua nghiên cứu 70
4.2 Giải pháp hoàn thiện và điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện 72
4.2.1 Hoàn thiện tổ chức phân tích 72
4.2.2 Hoàn thiện phương pháp phân tích 73
4.2.3 Hoàn thiện phân tích cân bằng tài chính theo mức độ ổn định của nguồn tài trợ 73 4.2.4 Hoàn thiện phân tích cấu trúc tài chính 76
4.2.5 Bổ sung nội dung phân tích tình hình công nợ 76
4.2.6 Bổ sung nội dung phân tích dòng tiền 81
4.2.7 Điều kiện thực hiện giải pháp 84
4.3 Đóng góp của đề tài nghiên cứu 87
4.3.1 Về mặt lý luận 87
4.3.2 Về mặt thực tiễn 87
4.4 Các hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai.88 4.4.1 Hạn chế trong nghiên cứu 88
4.4.2 Định hướng nghiên cứu trong tương lai 89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 90
KẾT LUẬN CHUNG 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 7DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty 47Hình 3.2: Mô hình tổ chức kế toán 49
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Xuất –Nhập khẩu
STDD Việt Nam năm 2013 - 2015 45
Bảng 3.2: Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn năm 2014 - 2015 51
Bảng 3.3: Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính 2014 - 2015 53
Bảng 3.4: Đánh giá khái quát khả năng thanh toán 2014 - 2015 54
Bảng 3.5: Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi năm 2014 – 2015 55
Bảng 3.6: Phân tích cơ cấu tài sản tại Công ty năm 2014 - 2015 58
Bảng 3.7: Phân tích cơ cấu nguồn vốn tại Công ty năm 2014 - 2015 60
Bảng 3.8: Phân tích khả năng thanh toán của Công ty năm 2014 - 2015 62
Bảng 3.9: Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty năm 2014 - 2015 64
Bảng 4.1: Phân tích cân bằng tài chính theo mức độ ổn định của nguồn tài trợ tại Công ty năm 2014 - 2015 75
Bảng 4.2: Phân tích các khoản nợ phải thu ngắn hạn tại Công ty năm 2014 -2015 77
Bảng 4.3: Phân tích các khoản nợ phải trả tại Công ty năm 2014 - 2015 79
Bảng 4.4: Phân tích tình hình công nợ tại Công ty năm 2014 - 2015 80
Bảng 4.5: Phân tích khả năng tạo tiền tại Công ty 83
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC Báo cáo tài chính
DTT Doanh thu thuần
KQKD Kết quả kinh doanh
LNST Lợi nhuận sau thuế
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
ROA Sức sinh lợi của tài sản
ROE Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữuROS Sức sinh lợi của Doanh thu thuần
Trang 10Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, tất cả cùng “bơi” trong một đại dươngmênh mông đầy thách thức, biến động và bất ổn của khủng hoảng, suy thoái kinh tếđòi hỏi doanh nghiệp phải nhạy bén, phản ứng kịp thời trước sự thay đổi của giá cả, tỷgiá cũng như các chính sách kinh tế giữa 2 nước Bởi vậy, công tác phân tích báo cáotài chính là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý để đưa ra các quyết định quantrọng cho Công ty Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về việc hoànthiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Xuất phát từ vai trò cũng như tầm quan
trọng của phân tích báo cáo tài chính mà tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
Mục tiêu cơ bản của đề tài là tìm ra giải pháp phù hợp để hoàn thiện hoạt độngphân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Namnhằm nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho quản trị doanh nghiệp
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hoạt động phân tích báo cáo tài chính tạiCông ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam
Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tàichính nhằm tìm ra giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại Công
ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam từ năm 2014 đến 2015
Để có nguồn thông tin chính xác, cập nhật để tiến hành nghiên cứu, tác giả tiến
Trang 11hành thu thập thông tin thứ cấp: Các sách, báo, giáo trình, tạp chí, bài giảng Thông
qua website của Công ty; Các số liệu, báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh, tìnhhình tài chính của Công ty, các báo cáo phân tích BCTC của Công ty … Sau khi cónhững dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành sắp xếp, chọn lọc và phân loại từngnhóm thông tin, loại bỏ những thông tin không cần thiết, sử dụng các phương pháptổng hợp, thống kê so sánh và sử dụng phần mềm Excel hỗ trợ tính toán, lập các bảngbiểu để thống kê, phân tích thông tin
Đề tài nghiên cứu của tác giả có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, là cơ sở đểCông ty Cổ phần Xuất-Nhập khẩu STDD Việt Nam tham khảo để hoàn thiện phân tíchBCTC tại đơn vị
Luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính trong các doanhnghiệp
Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp.Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thực trạng phân tích báo cáo tài chính tạiCông ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện phântích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNHTRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Trong chương 2, luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận chung về phântích BCTC trong các doanh nghiệp theo 4 mục lớn: Tổng quan về phân tích BCTC, tổchức phân tích BCTC, phương pháp nghiệp vụ - kỹ thuật phân tích BCTC, nội dungphân tích BCTC
Đầu tiên, tác giả hệ thống hóa lý luận về bản chất và ý nghĩa của phân tíchBCTC, cơ sở dữ liệu để phân tích BCTC để từ đó thấy được tầm quan trọng của phântích BCTC Đây là nền tảng lý luận cho hoạt động phân tích BCTC trong DN
Luận văn cũng trình bày cách tổ chức phân tích BCTC sao cho có hiệu quả nhấtgồm: Công tác chuẩn bị, tiến hành phân tích và kết thúc phân tích Ở mỗi giai đoạn
Trang 12thực hiện có các bước công việc và mục tiêu cụ thể.
Luận văn đưa ra các phương pháp nghiệp vụ - kỹ thuật khi phân tích BCTC:phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu,, phương pháp loại trừ,phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp Dupont và các phương pháp phân tíchkhác Các phương pháp này là cơ sở để các doanh nghiệp vận dụng trong quá trìnhthực hiện phân tích BCTC tại đơn vị
Cuối cùng, Luận văn trình bày các nội dung cần thiết trong phân tích BCTCgồm: đánh giá khát quát tình hình tài chính, phân tích cấu trúc tài chính, phân tích cânbằng tài chính, phân tích dòng tiền, phân tích tình hình thanh toán, phân tích khả năngthanh toán, phân tích khả năng sinh lợi, dự báo nhu cầu tài chính Đối với mỗi nộidung phân tích đều được trình bày trên nền tảng lý thuyết và công thức tính toán Đây
là cơ sở cho việc thực hiện phân tích BCTC dựa vào số liệu thực tế của DN
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁOCÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT - NHẬP KHẨU STDD VIỆTNAM
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và quá trình mở cửagiao lưu kinh tế giữa các nước, ngày 25/02/2009, Công ty Cổ phần Xuất-Nhập khẩuSTDD Việt Nam được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0103519887 do vănphòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp với tổng số vốnđầu tư ban đầu là 19 tỷ đồng Trụ sở chính Công ty tại: P602 Nơ 9, khu ĐT Pháp Vân -
Tứ Hiệp, P.Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Hiện nay việc thực hiện phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần Xuất-nhập khẩuSTDD Việt Nam được giao cho Phòng Tài chính - kế toán Vào cuối mỗi năm tàichính, khi các BCTC được hoàn tất và nộp lên các cơ quan cấp trên, nhóm phân tíchgồm kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và hai kế toán viên sẽ tiến hành tính toán một sốchỉ tiêu tài chính cơ bản theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng Kế toán trưởng là ngườichịu trách nhiệm chính trước ban Giám đốc và cung cấp thông tin theo yêu cầu củaGiám đốc
Quy trình phân tích: Mặc dù quá trình phân tích tại Công ty còn đơn giản nhưng
Trang 13về cơ bản cũng bao gồm hai bước: lập kế hoạch phân tích và thực hiện phân tích Ởgiai đoạn lập kế hoạch, các bước công việc được thực hiện khá đầy đủ gồm: Xác địnhmục tiêu phân tích, xác định nội dung phân tích, xác định phạm vi phân tích, nhữngthông tin cần thu thập, xác định thời gian tiến hành Ở giai đoạn thực hiện phân tích,các bước công việc bao gồm: Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu, tính toán các chỉ tiêu phântích, xác định nguyên nhân và tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêuphân tích, tổng hợp kết quả và rút ra kết luận cũng được thực hiện nghiêm túc.
Sau khi phân tích, kết quả phân tích được báo cáo sơ lược cho Ban giám đốcchứ không được lưu thành hồ sơ phân tích Như vậy có thể thấy, tổ chức phân tíchBCTC tại Công ty chưa thực sự được chú trọng, việc phân tích mới được triển khaitrong những vài năm gần đây nên chất lượng của công tác phân tích BCTC vẫn cònthấp
Phương pháp được Công ty sử dụng để phân tích BCTC là phương pháp so sánh
Kỳ phân tích mà nhóm phân tích lựa chọn là năm tài chính hiện tại, kỳ gốc là năm tàichính liền kề trước đó Nhóm phân tích sử dụng cả hai hình thức so sánh là so sánhngang và so sánh dọc và chỉ so sánh sự thay đổi qua các năm ở Công ty mà chưa có sự
so sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành ở cùng quy mô hoạt động
Đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm cung cấp thông tin cho mọi đốitượng quan tâm đến tình hình tài chính của Công ty trên cả 4 mặt nội dung: huy động,phân phối, sử dụng và quản lý vốn kinh doanh
Khi phân tích cấu trúc tài chính, Nhóm phân tích cho thấy cơ cấu tài sản: Năm
2014 tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 21,7% còn tài sản dài hạn chiếm 78,3% Cuốinăm 2015, tỷ trọng tài sản đã có sự dịch chuyển nhỏ so với năm 2014, tỷ trọng tài sảnngắn hạn giảm đi 1,91% Năm 2015 cùng với lượng giảm của tổng tài sản thì tổngnguồn vốn của Công ty cũng tăng một lượng là 4.282.635.948 đồng tương ứng vớigiảm 9,15% Nợ phải trả chiếm tỷ trọng 39,94% năm 2014 và 37,48% năm 2015 trongtổng nguồn vốn cho thấy khả năng phụ thuộc vốn bên ngoài nhỏ và có xu hướng giảmđáng kể
Khi đánh giá khái quát khả năng thanh toán, Nhóm phân tích đã cho biết với số
Trang 14tài sản hiện có Công ty đủ và thừa khả năng để trang trải cho các khoản nợ Tuy nhiênkhi đi xem xét cụ thể thì hai hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanhtoán nhanh đều thấp nhưng hệ số khả năng thanh toán tổng quát lại rất cao là do hệ sốkhả năng thanh toán nợ dài hạn cao Cuối năm 2015 hệ số khả năng thanh toán nợ dàihạn là 6,3 lần giảm 0,56 lần tức là giảm 8,17% so với năm 2014 Hệ số khả năng thanhtoán nợ dài hạn cao sẽ góp phần ổn định tình hình tài chính của Công ty trong tươnglai Tuy nhiên, do hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn cao nên cảnh báo nguy cơ mấtkhả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty do có sự mất cân đối trong cơ cấu tàisản, Công ty chịu rủi ro trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Qua khảo sát thực tế công tác phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần Xuất - Nhậpkhẩu STDD Việt Nam có thể thấy nhóm phân tích chưa thực hiện phân tích hiệu quảkinh doanh mà mới chỉ thực hiện phân tích kết quả kinh doanh đơn thuần thông quaphân tích Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh củaCông ty có lãi Năm 2014, lợi nhuận kế toán trước thuế là 2.376.071.361 đồng, năm
2015 lợi nhuận đạt 2.781.852.298 đồng; tức là tăng 405.780.937 đồng, tương ứngtăng lên 17,08%
Chương 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢIPHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔPHẦN XUẤT - NHẬP KHẨU STDD VIỆT NAM
Qua khảo sát mô tả quá trình phân tích BCTC tại Công ty, tác giả đưa ra nhữngthảo luận về kết quả nghiên cứu đề tài Công ty đã biết vận dụng cơ sở lý luận chung
về phân tích BCTC để tiến hành phân tích BCTC tại đơn vị mình Tuy nhiên, công tác
tổ chức phân tích của Công ty chưa được quan tâm đúng mực nên kết quả phân tíchkhông đem lại hiệu quả nhiều và không phát huy được sự hữu ích của công cụ phântích BCTC Công ty mới chỉ sử dụng phương pháp so sánh trong quá trình phân tíchBCTC và đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu, điều kiện của phương pháp này Tuy nhiên,Công ty cũng chỉ áp dụng hai hình thức so sánh đơn giản theo chiều ngang và chiềudọc vì vậy kết quả phân tích còn mang tính rời rạc, chưa có hệ thống và chưa khoahọc, chưa thấy được sự phù hợp hay không của các chỉ tiêu phân tích Mặt khác, số
Trang 15liệu sử dụng trong phân tích tại Công ty mới chỉ dừng lại trong 2 năm nên không thểbiết được xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng trong những năm tới
Việc phân tích BCTC chỉ sử dụng một số chỉ tiêu rất hạn chế, đơn giản thể hiệnqui mô và tốc độ phát triển, chưa thể hiện được xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng.Khi thực hiện phân tích, Nhóm phân tích có sự nhầm lẫn khi cho rằng phân tích cáckết quả kinh doanh từ số liệu ở Báo cáo kết quả kinh doanh là nội dung của phân tíchhiệu quả kinh doanh Thêm vào đó, khi phân tích về cấu trúc tài chính, Nhóm phântích đã đưa ra những nhận xét sai Cụ thể, khi phân tích về cơ cấu tài sản và cơ cấunguồn vốn của Công ty, Nhóm đã nhận xét cả về sự thay đổi tuyệt đối và tương đối vềquy mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn
Nguồn số liệu sử dụng trong quá trình phân tích còn hạn chế chủ yếu là dựa vàoBảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh BCTC, những thôngtin phi tài chính ít được sử dụng
Các giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC tại Công ty bao gồm:
Hoàn thiện tổ chức phân tích: xây dựng được quy trình phân tích một cách có
hệ thống, khoa học, chi tiết và phù hợp hơn với đặc điểm kinh doanh, cơ chế hoạtđộng và cơ chế quản lý kinh tế tài chính của Công ty Khi iến hành phân tích phải tuânthủ theo kế hoạch đã đề ra theo một trình tự nhất định từ thu thập thông tin, tính toáncác chỉ tiêu phân tích, tổng hợp kết quả và đưa ra nhận xét đánh giá kết quả đạt được
Hoàn thiện phương pháp phân tích: khi Công ty đã thực hiện so sánh các thôngtin, chỉ số trong thời gian từ 4 -5 năm thì kết hợp với phương pháp đồ thị để minh họacác kết quả tính toán nhằm phản ánh một cách trực quan sự thay đổi của các chỉ tiêutài chính qua các thời kỳ Phương pháp Dupont để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tớihiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hoàn thiện phân tích cân bằng tài chính theo mức độ ổn định của nguồn tài trợ:Công ty nên tiến hành phân tích nhằm cho biết tình trạng vốn của Công ty là dư thừahay thiếu hụt bên cạnh việc phân tích chỉ tiêu chính là vốn hoạt động thuần, Nhómphân tích có thể tính ra một số chỉ tiêu như: hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợtạm thời, hệ số VCSH so với nguồn tài trợ thường xuyên, để khẳng định lại kết luận
Trang 16về tính ổn định của nguồn tài trợ được rút ra sau khi phân tích.
Hoàn thiện phân tích cấu trúc tài chính
Sau khi tính toán, so sánh về cấu trúc tài chính, Nhóm phân tích đã đưa ranhững nhận xét sai về cơ cấu tài sản/nguồn vốn khi đưa vào nhận xét cả về quy mô và
sự thay đổi quy mô (tuyệt đối, tương đối) qua thời gian Tác giả kiến nghị trong phầnnội dung phân tích này, Nhóm phân tích bỏ nội dung nhận xét đó để đảm bảo chínhxác khi đưa ra những đánh giá của người sử dụng thông tin
Công ty cũng cần bổ sung một số nội dung phân tích Báo cáo tài chính như: bổsung phân tích tình hình công nợ
Về nội dung phân tích tình hình công nợ, trước hết Nhóm phân tích tiến hànhđánh giá khái quát tình hình thanh toán để đưa ra nhận định Công ty đang đi chiếmdụng vốn hay đang bị các đơn vị khác chiếm dụng thông qua tính toán chỉ tiêu tỷ lệ(%) nợ phải thu so với nợ phải trả hoặc tỷ lệ (%) nợ phải trả so với nợ phải phu Saukhi đã có những đánh giá khái quát về tình hình thanh toán, các nhà phân tích phântích cụ thể tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả theo thời gian (ngắnhạn, dài hạn) và tiến hành phân tích đi sâu từng khoản mục trong nợ phải thu/nợ phảitrả Nhóm phân tích tiến hành so sánh khoản nợ phải thu, phải trả cuối kỳ so với đầu
kỳ trên tổng số cũng như trên từng khoản mục nợ phải thu, nợ phải trả cả về số tuyệtđối và số tương đối, đồng thời phân tích thời hạn của các khoản nợ
Cuối cùng, các nhà phân tích phải tiến hành phân tích tốc độ thanh toán công nợthông qua các chỉ số như: “Thời gian 1 vòng quay phải thu khách hàng”, “Thời gian thuhồi tiền hàng”, “Thời gian 1 vòng quay phải trả người bán” và “Thời gian thanh toán tiềnhàng”
Bổ sung phân tích dòng tiền: Dựa vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Nhóm có thểphân tích hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh so với lưu chuyển tiềnthuần; Hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính so với tổng lưu chuyểnthuần; Hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư so với tổng lưu chuyển thuần.Sau đó so sánh các chỉ tiêu trên sẽ cho nhà quản lý biết được mức độ ảnh hưởng củalượng tiền lưu chuyển thuần trong từng hoạt động đến chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần
Trang 17trong kỳ” để từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp
Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu trên cần có sự phối hợp chặt chẽgiữa Công ty với Nhà nước Nhà nước phải yêu cầu tất cả các Công ty kinh doanh bắtbuộc phải thực hiện phân tích BCTC một cách nghiêm túc và toàn diện còn các Công
ty phải tiến hành thực hiện phân tích BCTC của Công ty mình một cách tự nguyện đầy
đủ và có hiệu quả Làm được điều trên thì việc phân tích sẽ đem lợi nhiều lợi ích chochính bản thân Công ty, nhà nước và các đối tượng sử dụng thông tin
Từ những nội dung đã thực hiện, Luận văn đã bám sát các mục tiêu nghiên cứuđặt ra, giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thựctiễn Tuy nhiên do điều kiện về thời gian và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên luậnvăn vẫn còn nhiều thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cácThầy (cô) giáo cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực, các anh (chị) để hoàn thiệnLuận văn
Trang 18Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TÍCH BÁO
CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế thế giới trong vài năm qua có nhiều biến động mạnh mẽ, thị trườngtoàn cầu có những bất ổn lớn, kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phụchồi chậm, không đều giữa các quốc gia và khu vực Giá dầu thô đang giảm mạnh, giávàng thay đổi liên tục và khó dự đoán cùng với đó là sự bất ổn của thị trường tài chínhtoàn cầu Hàng loạt những tác động đó làm cho nền kinh tế thế giới điêu đứng
Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập toàn cầu cùng các nước trên thế giới.Chính quá trình hội nhập sâu rộng đòi hỏi toàn bộ các thành phần trong nền kinh tếViệt Nam cần phải có những bước chuyển mình phù hợp để bắt kịp với các xu thế, tậndụng các cơ hội cũng như tự bảo vệ trước những nguy cơ, thách thức luôn đặt ra Hoạtđộng trong nền kinh tế thị trường luôn đặt các doanh nghiệp trong trạng thái cạnh tranhgay gắt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực hết sức để hoạt động kinh doanh có hiệuquả, thận trọng cân nhắc từng bước đi, từng yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranhcủa mình, trong đó vấn đề tài chính luôn được đặt lên hàng đầu
Trong bối cảnh đó, các nhà quản trị trong doanh nghiệp cần phải chú trọng đếnquản lý tài chính doanh nghiệp mà một trong những công cụ hữu ích đó là phân tíchbáo cáo tài chính Báo cáo tài chính là bức tranh toàn cảnh thể hiện tình hình tài sản,chi phí, doanh thu của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Phân tích báo cáo tàichính là nghệ thuật phiên dịch các số liệu, bao gồm phân tích và giải thích các báo cáotài chính thành những thông tin hữu ích, làm cơ sở cho việc ra các quyết định tàichính Phân tích báo cáo tài chính cho thấy sức khỏe tài chính của công ty mạnh hayyếu, triển vọng hoạt động của công ty tốt hay xấu, tình hình sử dụng các nguồn lực củacông ty ra sao, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm tăng cường khả năng tàichính cũng như xác định một cách đúng đắn chiến lược hoạt động của công ty
Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam được thành lập từ năm
2009, là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại Hoạt độngchính của Công ty là xuất nhập khẩu hàng hóa, sản xuất phân phối các sản phẩm điện
Trang 19và đồ gia dụng, kinh doanh gas, thiết bị nhà bếp, kinh doanh thiết bị lọc nước,…Trong
đó, doanh thu chính của Công ty từ hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thiết bị giadụng tại Italy để phân phối tại thị trường Việt Nam, Lào và Campuchia Với phươngchâm hoạt động: duy trì mối quan hệ thân thiện, giữ chữ tín với khách hàng và đối tác,Công ty luôn đạt mức tăng trưởng cao cả về số lượng thiết bị, chỉ tiêu tài chính cũngnhư kế hoạch đào tạo phát triển con người
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, tất cả cùng “bơi” trong một đại dươngmênh mông đầy thách thức, biến động và bất ổn của khủng hoảng, suy thoái kinh tếđòi hỏi doanh nghiệp phải nhạy bén, phản ứng kịp thời trước sự thay đổi của giá cả, tỷgiá cũng như các chính sách kinh tế giữa 2 nước Bởi vậy, công tác phân tích báo cáotài chính là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý để đưa ra các quyết định quantrọng cho Công ty Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về việc hoànthiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty
Xuất phát từ vai trò cũng như tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính
mà tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình
1.2 Tổng quan nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp
Phân tích báo cáo tài chính được biết đến là một công cụ quản lý hiệu quả được
sử dụng không chỉ bởi các nhà quản lý của doanh nghiệp mà còn sử dụng cho các nhàphân tích có chuyên môn sâu nhằm cung cấp thông tin tài chính cho mọi đối tượng cónhu cầu sử dụng thông tin trước hết là chính các nhà quản lý doanh nghiệp ngoài racòn có các chủ đầu tư, các chủ nợ, cơ quan chức năng và người lao động trong doanhnghiệp
Trang 20Phân tích báo cáo tài chính đã được tiến hành trên thế giới từ rất lâu đặc biệt đốivới các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc Chỉ sau khiphân tích báo cáo tài chính thì những công ty đó mới phát hiện ra tình hình tài chínhxấu dẫn đến phá sản.
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì nền kinh tế ngày càng phát triển, cạnh tranhgiữa các doanh nghiệp càng gay gắt Các công ty bắt đầu chú ý đến việc xây dựng cácchiến lược, dự án kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn một cách cụ thể, chi tiết hơn.Các CFO (chief financal officer) được tìm kiếm và đào tạo nhằm chèo lái con thuyềnkinh doanh của công ty và dần được ví như trái tim của công ty Để có cơ sở đưa racác quyết định, CFO phải thực hiện phân tích tình hình tài chính của công ty một cáchthường xuyên, chi tiết và chính xác nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính, dự đoánchuẩn tình hình trong tương lai đển
Nhận thức được tầm quan trọng đó nên vấn đề liên quan đến phân tích báo cáotài chính đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các tác giả thông qua những côngtrình nghiên cứu khoa học, các bài báo và cả các luận văn, luận án của các thạc sĩ, tiến
sĩ tại các trường Đại học khác nhau Có rất nhiều tác giả lựa chọn đề tài liên quan đếnviệc phân tích Báo cáo tài chính làm đề tài nghiên cứu trong các luận văn thạc sĩ, luận ántiến sĩ Có thể liệt kê như sau:
Luận văn: “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW1 – Pharbaco” tác giả Phạm Minh Anh (2015) tác giả đã hệ thống hóa được các lý luận khoa
học về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính Đồng thời, đi sâu vào phân tíchbáo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW1 – Pharbaco từ đó chỉ ra nhữngđiểm mạnh, điểm yếu trong năng lực tài chính của Công ty, đưa ra một số giải pháp giúpcông ty khắc phục những hạn chế nhằm mục tiêu nâng cao năng lực tài chính của Công tytrong thời gian tới
Luận văn: “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Tân Bình Minh” tác giả Vũ Thị Dung (2015) Công trình nghiên cứu của tác giả đã phân
tích cụ thể và chi tiết các nội dung trong phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệpsau đó đi sâu vào phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp
Trang 21Tân Bình Minh Tác giả đã đưa ra những đánh giá khách quan về tình hình tài chính củaCông ty và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế và nâng caohiệu quả hoạt động tài chính của Công ty Tuy nhiên, nguồn dữ liệu sử dụng để phân tíchmới chỉ dừng lại ở các báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014 mà chưa tiếp cận được với
số liệu năm 2015 nên chưa dự đoán được về tình hình tài chính của Công ty trong việcgiải phóng các khoản hàng tồn kho, các khoản mục phải thu khách hàng và tình trạng nợphải trả
Nhìn chung qua các luận văn trên, các tác giả đã trên cơ sở lý luận về phân tích báocáo tài chính trong các doanh nghiệp để vận dụng vào phân tích báo cáo tài chính của cácđơn vị nghiên cứu; từ đó, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm về tình hình tài chính vàhiệu quả kinh doanh của các đơn vị đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoànthiện phân tích báo cáo tài chính của các đơn vị nghiên cứu
Luận văn: “ Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất
và xuất khẩu bao bì Thăng Long” (2015) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm Tác giả đã
hệ thống hóa về phân tích Báo cáo tài chính trong các Doanh nghiệp: về vai trò và ý nghĩacủa phân tích BCTC, về các nội dung phân tích BCTC trong doanh nghiệp Sau đó, tácgiả mô tả lại quá trình phân tích BCTC tại công ty Cổ phần sản xuất và bao bì ThăngLong; thảo luận và đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong phân tích báo cáo tài chính tạicác đơn vị nghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện phântích báo cáo tài chính Tuy nhiên, Công ty nghiên cứu là đơn vị chưa niêm yết trên thịtrường chứng khoán nên việc thu thập thông tin về các DN có quy mô kinh doanh tương
tự là rất khó khăn, vì vậy quá trình nhận xét đánh giá về tình hình tài chính tại đơn vị gặpkhó khăn
Luận văn: “Hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại Tổng Công Cổ phần Bảo hiểm Quân đội” tác giả Dương Thị Quỳnh (2015) Luận văn đã phản ánh thực trạng phân
tích BCTC tại Tổng Công Cổ phần Bảo hiểm Quân đội và đề ra các giải pháp nhằm hoànthiện phân tích BCTC tại Công ty Tuy nhiên, luận văn còn một số hạn chế như khi đềxuất các giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC tại Công ty thì vẫn còn có giải pháp chưađưa ra các số liệu minh họa thuyết phục
Trang 22Qua tìm hiểu hai luận văn trên, tác giả thấy các Luận văn đó cũng trên cơ sở lýluận về phân tích báo cáo tài chính để hệ thống hóa về phân tích Báo cáo tài chính trongDoanh nghiệp và mô tả lại được thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại cácđơn vị nghiên cứu; thảo luận và đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong phân tích báo cáotài chính tại các đơn vị từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện phântích báo cáo tài chính.
Cho đến nay, theo tác giả tìm hiểu chưa có một tác giả nào phân tích BCTC liênquan đến ngành xuất nhập khẩu và cũng chưa có bất cứ một tác giả nào đề cập đếnhoàn thiện phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam.Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác phân tích BCTC và nhằm hoàn thiệncông tác phân tích BCTC hiện nay tại Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt
Nam nên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại
Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam” cho công trình nghiên cứu
khoa học của mình
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản của đề tài là tìm ra giải pháp phù hợp để hoàn thiện hoạt độngphân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Namnhằm nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho quản trị doanh nghiệp Từ mục tiêu
cơ bản đó, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể được xác định là:
- Làm rõ bản chất và vai trò của phân tích báo cáo tài chính;
- Xem xét và đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổphần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam nhằm khẳng định những thành công và hạnchế về hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại Công ty;
- Đề xuất các giải pháp cơ bản để hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tạiCông ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng thôngtin cung cấp cho quản trị tài chính tại Công ty
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổphần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam
Trang 23- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạngphân tích báo cáo tài chính nhằm tìm ra giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích báocáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam
+ Về không gian: Giới hạn tại Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD ViệtNam
+ Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2014 đến 2015
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải đáp các câu hỏisau:
- Cơ sở lý luận để phân tích báo cáo tài chính?
Những đặc trưng của phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu STDD Việt Nam
Những giải pháp và đề xuất nào thích hợp để hoàn thiện phân tích báo cáo tàichính tại Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Để có nguồn thông tin chính xác, cập nhật để tiến hành nghiên cứu, tác giả tiến
hành thu thập thông tin thứ cấp Nguồn dữ liệu này bao gồm:
- Các sách, báo, giáo trình, tạp chí, bài giảng để tìm hiểu những vấn đề lý luận
cơ bản phân tích BCTC của DN như: Khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa và các phươngpháp phân tích BCTC, nội dung và ý nghĩa của các chỉ tiêu tài chính,…
- Thông qua website của Công ty để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển,mục tiêu phát triển, tầm nhìn và cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xuất – Nhậpkhẩu STDD Việt Nam
- Các số liệu, báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính củaCông ty, các báo cáo phân tích BCTC của Công ty … được thu thập từ phòng Tàichính - Kế toán của Công ty để mô tả lại công tác phân tích BCTC được thực hiện tạiCông ty, đồng thời sử dụng các dữ liệu để đề xuất giải pháp hoàn thiện
Sau khi có những dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành sắp xếp, chọn lọc và
Trang 24phân loại từng nhóm thông tin, loại bỏ những thông tin không cần thiết, sử dụng cácphương pháp tổng hợp, thống kê so sánh và sử dụng phần mềm Excel hỗ trợ tính toán,lập các bảng biểu để thống kê, phân tích thông tin.
Phương pháp tổng hợp: là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố,
các nhận xét khi sử dụng các phương pháp có được thành một kết luân hoàn thiện, đầyđủ
Phương pháp thống kê so sánh: là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân
tích chỉ tiêu, nhóm các chỉ tiêu để xác định mức độ phát triển, xu hướng biến động củacác chỉ tiêu phân tích
1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về báo cáo tài chính
và phân tích báo cáo tài chính
- Phân tích và đánh giá một cách khách quan những tồn tại của hoạt động phântích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện phân tíchbáo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam
1.8 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần tóm tắt, danh mục bảng biểu, hình, hình vẽ, kết luận và danh mụctài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính trong các doanhnghiệp
Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp.Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thực trạng phân tích báo cáo tài chính tạiCông ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện phântích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam
Trang 25KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã đi từ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu về phântích BCTC hiện nay; dựa trên các trường phái lý thuyết chính và các công trình nghiêncứu khoa học nổi bật về phân tích BCTC để khẳng định hướng nghiên cứu của luậnvăn
Tác giả đã trình bày cụ thể về mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vinghiên cứu; ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài đồng thời xác định rõ bố cục triểnkhai luận văn Đây là cơ sở quan trọng, là định hướng cho toàn bộ quá trình nghiêncứu của tác giả, nhằm giữ cho quá trình nghiên cứu đúng hướng và đạt các mục tiêu đềra
Trang 26Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 2.1 Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính
2.1.1 Bản chất và ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính
Trong hệ thống kế toán Việt Nam, báo cáo tài chính là loại báo cáo kế toánphản ánh một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.BCTC không chỉ cung cấp những thông tin chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài DN,như: cơ quan thống kê, cơ quan kế hoạch, đầu tư, ngân hàng, mà còn cung cấp nhữngthông tin cho nhà quản trị DN giúp họ đánh giá, phân tích tình hình tài chính cũng nhưkết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của họ
Thông tin do hệ thống báo cáo tài chính cung cấp chỉ thể hiện đầy đủ và rõ nétkhi chúng được đem ra phân tích Phân tích được hiểu đơn giản là quá trình chia nhỏ,chẻ nhỏ và tích hợp nhằm mang lại đầy đủ thông tin cho những người sử dụng Phântích báo cáo tài chính là quá trình đánh giá vị thế, tình trạng và kết quả tài chính bằngcách sử dụng thông tin từ các báo cáo tài chính và các nguồn khác Phân tích Báo cáotài chính còn được ví như nghệ thuật phiên dịch số liệu, biến những con số trên cácbáo cáo tài chính thành những chỉ tiêu, những con số “biết nói”
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình thu thập thông tin, xem xét, kiểm tra,đối chiếu và so sánh số liệu các chỉ tiêu tài chính kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đãqua, giữa công ty và chỉ tiêu bình quân ngành từ đó có thể xác định thực trạng tàichính và tiên đoán cho tương lai về xu hướng, tiềm năng kinh tế của công ty nhằm xáclập một giải pháp kinh tế, điều hành, quản lý, khai thác có hiệu quả được lợi nhuậnmong muốn
Vậy, phân tích báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên hệ thống báo cáo tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp và còn cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau.
Trang 27Mục đích cơ bản của việc phân tích BCTC nhằm cung cấp những thông tin cầnthiết, giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chínhcủa doanh nghiệp, khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp trong tương lai.
Phân tích báo cáo tài chính cho biết doanh nghiệp đã sử dụng nguồn lực tàichính như thế nào, các yếu tố sản xuất ra sao nhằm đưa ra các biện pháp sử dụng tốthơn các nguồn lực tài chính và các yếu tố sản xuất nhằm đem lại kết quả và hiệu quảkinh tế cao hơn Bởi vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽgiúp các nhà quản trị doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy được bứctranh về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyênnhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của DN Từ đó cónhững giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính của DN(Nguyễn Ngọc Quang, 2011)
Các báo cáo tài chính tự thân chúng chỉ cung cấp được dữ liệu tài chính chứchưa cung cấp nhiều thông tin tài chính như sự mong đợi từ những người sử dụngthông tin trên báo cáo tài chính Vì thế, những người sử dụng muốn có được thông tintài chính phải đưa các báo cáo tài chính vào phân tích Bức tranh toàn cảnh sau khiphân tích báo cáo tài chính cho nhà quản trị thấy được trình độ tổ chức sử dụng cácyếu tố sản xuất, các nguồn lực tài chính trong hiện tại nhằm đưa ra quyết định chotương lai Do đó, phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa đối với mọi đối tượng quantâm tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với người quản lý doanh nghiệp: Mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm
kiếm lợi nhuận, khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và bắt buộc phải đóngcửa Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đúng hạn cũng bịbuộc phải ngừng hoạt động Thông tin do phân tích báo cáo tài chính đem lại giúp nhàquản trị giải quyết được những câu hỏi sau: Doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu cho phùhợp với loại hình sản xuất kinh doanh lựa chọn? Nguồn vốn tài trợ là nguồn nào?Doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào? Đồng thời đánh
Trang 28giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh của công ty trong quá khứ, tiến hành cân đốitài chính, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán, khả năng trả nợ và rủi ro tài chínhcủa công ty
Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở cho các dự báo tài chính, kế hoạch đầu
tư, là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý nhằm tăng cường quản trị doanhnghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Đối với chủ đầu tư: Các nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho
doanh nghiệp quản lý sử dụng, được hưởng lợi và cũng chịu rủi ro Đó là các cổ đông,các cá nhân, hoặc các công ty, doanh nghiệp khác Thu nhập của các nhà đầu tư là tiềnlời được chia và thặng dư giá trị của vốn Các nhà đầu tư phải dựa vào những nhàchuyên nghiệp trung gian (chuyên gia phân tích tài chính) nghiên cứu các thông tinkinh tế, tài chính, có những cuộc tiếp xúc trực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp, làm
rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp và đánh giá các cổ phiếu trên thị trường tàichính Từ đó, họ sẽ quyết định hướng đầu tư, quy mô đầu tư, quyết định liên doanh,cho vay hay thu hồi vốn
Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp: Họ là những người cho vay, ngân hàng,
các tổ chức tín dụng, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng đến khả năng trả nợ củadoanh nghiệp Vì vậy thông tin do phân tích báo cáo tài chính đem lại giúp họ xác địnhđược lượng tiền tạo ra và các tài sản có tính thanh khoản cao Bên cạnh đó, họ cũngquan tâm nhiều đến số lượng vốn của chủ sở hữu để đảm bảo chắc chắn rằng cáckhoản vay có thể và sẽ được thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro
Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Họ là những người có nguồn thu
nhập gắn với lợi ích của doanh nghiệp Thông tin do phân tích báo cáo tài chính đemlại giúp ho hiểu được tính ổn định và định hướng công việc trong hiện tại và tương laicủa doanh nghiệp bởi vì kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tớitiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động Qua đó xây dựng niềm tin củacán bộ công nhân viên đối với từng quyết định kinh doanh của chủ thể quản lý
Đối với cơ quan chức năng: Thông qua phân tích báo cáo tài chính xác định các
Trang 29khoản nghĩa vụ phải thực hiện với Nhà nước, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinhdoanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách,chế độ và luật pháp quy định không.
Đối tượng khác: Các đối thủ cạnh tranh cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi,
doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu tài chính khác trong điều kiện có thể để tìm ra cácbiện pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh với DN
Các thông tin từ phân tích BCTC nói chung còn được các nhà nghiên cứu, sinhviên kinh tế quan tâm nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của họ
Từ những ý nghĩa trên, ta thấy phân tích báo cáo tài chính có vai trò rất quantrọng đối với các nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường có quan hệ mật thiết vớinhau Đó là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các điểmmạnh, điểm yếu tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó phát hiện ra các nguyênnhân khách quan, chủ quan giúp cho từng nhà quản trị lựa chọn và đưa ra các quyếtđịnh phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm Do vậy, phân tích báo cáo tài chính làcông cụ đắc lực cho các nhà quản trị kinh doanh đạt kết quả và hiệu quả kinh doanhcao nhất
2.1.2 Cơ sở dữ liệu phân tích báo cáo tài chính
Cơ sở dữ liệu quan trọng được sử dụng chủ yếu trong phân tích Báo cáo tàichính của doanh nghiệp là hệ thống báo cáo tài chính Báo cáo tài chính cung cấp chỉtiêu kinh tế - tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệthống tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chínhchủ yếu của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ kinh tế - tài chính củadoanh nghiệp
Báo cáo tài chính cung cấp số liệu cần thiết để tiến hành phân tích hoạt độngkinh tế - tài chính của doanh nghiệp, để nhận biết tình hình kinh doanh nhằm đánh giáquá trình hoạt động, kết quả kinh doanh cũng như xu hướng vận động của doanhnghiệp để từ đó đưa ra các kết luận đúng đắn và có hiệu quả Đồng thời, Báo cáo tàichính cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu về thực trạng tài chính củadoanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử
Trang 30dụng vốn và khả năng huy động vốn và SXKD của doanh nghiệp.
Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính (IAS 1), một hệthống đầy đủ các báo cáo tài chính bao gồm:
- Bảng tổng kết tài sản
- Báo cáo thu nhập
- Thay đổi vốn chủ sở hữu (VCSH)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Các chế độ kế toán và các thuyết minh
Nội dung của các báo cáo tài chính cũng được chỉ ra nhưng không bắt buộcphải tuân theo hoàn toàn những quy định đó:
- Bảng tổng kết tài sản cung cấp thông tin về tình trạng tài chính của đơn vị.Doanh nghiệp có thể lựa chọn trình bày hoặc không trình bày riêng biệt tài sản và nợphải trả thành ngắn hạn và dài hạn Trường hợp DN không trình bày riêng biệt thì cáctài sản và nợ phải trả phải được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần IAS 1không đưa ra mẫu Bảng tổng kết tài sản nhưng lại quy định cụ thể về thông tin tốithiểu cần phải thể hiện trên báo cáo và những thông tin khác có thể phản ánh
- Báo cáo thu nhập cung cấp thông tin về kết quả hoạt động của DN Thông tintối thiểu phải thể hiện trên báo cáo thu nhập gồm: Doanh thu, kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh, chi phí tài chính, chi phí thuế, phân chia lãi/lỗ của các đơn vị liên kết
và liên doanh theo vốn chủ sở hữu; lỗ, lãi từ các hoạt động thông thường, các khoảnbất thường, lợi ích thiểu số, lỗ hoặc lãi ròng của cả kỳ
- Thay đổi trong báo cáo vốn chủ sở hữu phải phản ánh thông tin về việctăng/giảm tài sản thuần Thông tin tối thiểu trên báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu phảithể hiện được về lãi/lỗ ròng trong kỳ, thu nhập, chi phí, lãi lỗ tính trực tiếp vào vốnchủ sở hữu, ảnh hưởng của những thay đổi trong chế độ kế toán, ảnh hưởng của việcchỉnh sửa các lỗi cơ bản và một số thông tin khác
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh luồng lưu chuyển tiền tệ trong doanhnghiệp gồm luồng thu và luồng chi của cả tiền mặt và các tài sản tương đương tiền mặtđược chi tiết theo: dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ các hoạt động
Trang 31đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính.
- Các chế độ kế toán và các thuyết minh cung cấp thông tin về các nội dungkhác không được thể hiện ở các báo cáo trên hoặc có thể hiện nhưng cần phải chi tiếtcác thông tin bổ sung như cơ sở lập và các chế độ kế toán được lựa chọn, thông tintheo yêu cầu IAS nhưng không được trình bày trong các BCTC, đối chiếu các khoảngiữa báo cáo tài chính và trong bản thuyết minh,
+Báo cáo tài chính được coi là trình bày trung thực có nghĩa là báo cáo phải đảnbảo tuân thủ được các yêu cầu chủ yếu sau:
+ Lựa chọn chính sách kế toán mà phù hợp hoàn với chuẩn mực kế toán quốc tếhoặc việc thiếu một chuẩn mực kế toán quốc kế nào đó, kết quả mang lại vẫn là cácthông tin phù hợp và có thể tin cậy;
+ Cung cấp các thông tin cần thiết trợ giúp cho quá trình nắm bắt tìn hình tàichính và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp;
Các báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin về tình trạng tài chính, kết quảhoạt động tài chính cũng như lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp có ích cho việc raquyet định kinh tế Ban giám đốc và/hoặc cơ quan quản lý khác chịu trách nhiệm liênquan đến việc lập và trình bày các báo cáo tài chính Báo cáo tài chính được lập ít nhấtmỗi năm một lần
Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 (Bộ Tài chính, 2014) vềhướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin
về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp,đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu íchcủa những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế Báo cáo tài chínhphải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
Trang 32e) Các luồng tiền.
Theo đó, hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tàichính giữa niên độ Báo cáo tài chính năm gồm:
Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01-DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02-DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03-DN)
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính (Mẫu số B 09-DN)
Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanhnghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế Báo cáo tài chính năm phải lập theodạng đầy đủ Trong quá trình áp dụng hệ thống báo cáo tài chính nếu thấy cần thiết cóthể sửa đổi, bổ sung chi tiết các chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm SXKD nhưng phảiđược BTC chấp thuận bằng văn bản Tuy nhiên, báo cáo tài chính phải trình bày đượcnhững thông tin cơ bản sau:
- Bảng cân đối kế toán: Cung cấp thông tin về tình trạng tài chính của DN, phản
ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hìnhthành tài sản tại một thời điểm nhất định Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biếttoàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và
cơ cấu nguồn hình thành các tài sản đó Bảng cân đối kế toán gồm hai phần là tài sản
và nguồn vốn Các chỉ tiêu được phân loai, sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉtiêu cụ thể Các chỉ tiêu được mã hóa để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu cũngnhư việc xử lý trên máy tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối năm
Nhìn vào bảng cân đối kế toán giúp cho người sử dụng thông tin thấy được quy
mô và kết cấu của tài sản, tỷ trọng nguồn hình thành tài sản hiện có nhằm đánh giákhái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp và khả năng hyuy động nguồn vốn vàoquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là báo cáo phản ánh tổng hợp, cung
cấp thông tin về kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty: doanh thu, chi phí và phânchia lãi/lỗ của các đơn vị liên kết và liên doanh theo vốn chủ sở hữu Nó phản ánh kếtquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ hoạt động (quý, năm)
Trang 33Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm bao gồm các cột phản ánh chỉ tiêucủa bảng (cột 1), phản ánh mã số của các chỉ tiêu trong bảng (cột 2), phản ánh đườngdẫn đến các chỉ tueeu (cột 3), phản ánh trị số của các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo (cột 4)
và phản ánh giá trị của các chỉ tiêu mà doanh nghiệp đạt được trong năm trước (cột 5)
Thông qua báo cáo này, người sử dụng thông tin đánh giá hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp trong kỳ là làm ăn có lãi hay lỗ để từ đó quyết định có nên đầu tưhay không Đồng thời, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp mình, so sánh với các kỳ trước để thấy được xuhướng vận động, đánh giá khả năng sinh lợi, tính hiệu quả của các nguồn lực màdoanh nghiệp có thể sử dụng, từ đó có thể ra quyết định quản trị phù hợp
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là báo cáo phản ánh việc hình thành và sử dụng
lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Những thông tin trên báo cáolưu chuyển tiền tệ giúp người sử dụng đánh giá một cách chính xác nhất sự vận độngcủa luồng tiền thực tế diễn ra như thế nào, khả năng tạo ra các luồng tiền và sử dụngnhững khoản tiền đó như thế nào
Tiền phản ánh trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiềnđang chuyển, các khoản tiền gửi không kỳ hạn và các khoản tương đương tiền DNđược trình bày các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt độngtài chính theo cách phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của DN
Nội dung của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm: luồng tiền phát sinh từ hoạtđộng kinh doanh, luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư, luồng tiền phát sinh từ hoạtđộng tài chính
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Là một báo cáo nhằm mục đích giải trình
và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà chưa được trình bày đầy đủchi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác giúp cho việc phân tích cụ thể một số chỉtiêu, phản ánh tình hình tài chính mà các báo cáo khác không thể trình bày được
Trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải có đầy đủ các nội dung chính:+ Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp về hình thức sở hữu, lĩnh vực kinh
Trang 34doanh, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tàichính.
+ Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
+ Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
+ Các chính sách kế toán áp dụng
+ Cung cấp thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong Bảngcân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đểgiúp người sử dụng báo cáo hiểu rõ hơn các chỉ tiêu đã trình bày và cần thiết cho việctrình bày trung thực, hợp lý
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống.Mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin có liên quan trongBản thuyết minh báo cáo tài chính
Những thông tin trên bản thuyết minh báo cáo tài chính cùng với ba báo cáotrên đã cung cấp đầy đủ thông tin cho sự phân tích, đánh giá của người sử dụng Nó là
cơ sở dữ liệu cho phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp
Bên cạnh hệ thống BCTC, khi phân tích tài chính DN, các nhà phân tích còn kếthợp sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khách nhau như: báo cáo quản trị, báo cáo chi tiết,các tài liệu kế toán, tài liệu thống kê, bảng công khai một số chỉ tiêu tài chính Đây lànguồn dữ liệu khá quan trọng giúp các nhà phân tích xem xét, đánh giá các mặt kháchnha trong hoạt động tài chính đầy đủ, chính xác Tuy nhiên, phần lớn nguồn dữ liệunày chỉ được sử dụng nội bộ (trừ các chỉ tiêu tài chính công khai)
Sự tồn tại, phát triển cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN còn phụthuộc vào nhiều yếu tố Vì vậy, trong quá trình phân tích BCTC các nhà phân tích cầnlưu ý đến các yếu tố bên trong và bên ngoài DN khác:
- Các yếu tố bên trong: Là những yếu tố thuộc về tổ chức DN, các nguyên tắc,chuẩn mực và chính sách kế toán doanh nghiệp đang tiến hành lập báo cáo tài chính;chiến lược, chính sách kinh doanh của DN trong từng thời kỳ, trình độ quản lý, ngànhnghề, sản phẩm, hàng hóa mà DN đang kinh doanh, quy trình công nghệ, năng lực của
Trang 35lao động
- Các yếu tố bên ngoài: Đây là các yếu tố mang tính khách quan như: chế độchính trị - xã hội, tăng tưởng kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách tài chínhtiền tệ, chính sách thuế,…
Tóm lại, để việc phân tích BCTC phát huy hiệu quả đòi hỏi cơ sở dữ liệu phục
vụ cho quá trình phân tích phải được thu thập đầy đủ và phù hợp Đây chính là yêu cầucủa việc thu thập thông tin Tính đầy đủ thể hiện thước đo số lượng của thông tin Sựthích hợp phản ánh chất lượng thông tin thu thập được
2.2 Tổ chức phân tích báo cáo tài chính
Tổ chức nói chung là việc sắp xếp, bố trí các bộ phận, các cá nhân, các tậpthể, trong một hệ thống theo một trật tự xác định nhằm thực hiện tốt chức năng,nhiệm vụ chung Nói cách khác, tổ chức là việc xác lập, tạo dựng mối liên hệ giữa cácyếu tố trong một hệ thống theo một trật tự xác định
Tổ chức phân tích BCTC là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiếnhành trong quá trình phân tích, vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích để đánhgiá đúng kết quả, chỉ rõ những sai lầm và kiến nghị những biện pháp sửa chữa nhữngthiếu sót trong hoạt động tài chính doanh nghiệp Muốn công tác phân tích báo cáo tàichính chính xác và đạt hiệu quả cao bắt buộc doanh nghiệp phải tổ chức phân tíchBCTC một cách khoa học, hợp lý phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mỗi doanhnghiệp, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý kinh tế tài chính và phù hợp với mục tiêuquan tâm của từng đối tượng
Theo tác giả Nguyễn Văn Công (2011), tổ chức phân tích BCTC gồm:
Trang 36Giai đoạn này bao gồm việc xây dựng chương trình (kế hoạch) phân tích vàviệc thu thập, xử lý tài liệu phục vụ cho phân tích BCTC.
Lập kế hoạch phân tích gồm:
- Lực chọn loại hình phân tích
- Xác định phạm vi phân tích
- Xác định nội dung phân tích
- Xác định thời gian tiến hành phân tích và phân công trách nhiệm
Trong quá trình chuẩn bị phân tích phải tiến hành sưu tầm và kiểm tra tài lệu,đảm bảo yêu cầu đủ, không thiếu/thừa tài liệu để quá trình phân tích và đưa ra kết luậnđược chính xác, tiết kiệm chi phí, công sức và tiền bạc
2.2.2 Tiến hành phân tích
Tiến hành phân tích là giai đoạn tiếp theo sau khi đã thực hiện xong giai đoạncông tác chuẩn bị Kết quả của giai đoạn này có ảnh hưởng lớn quyết định đến cả quátrình phân tích và kết quả phân tích Do vậy, khi tiến hành phân tích phải tuyệt đốituân thủ kế hoạch phân tích đã đề ra và không được tự ý thay đổi kế hoạch Định kỳphải tiến hành tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch
Quy trình tiến hành phân tích phụ thuộc vào nội dung, mục đích và phạm viphân tích Thông thường, phân tích BCTC gồm các nội dung sau:
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính, so sánh kết quả đạt được của chỉ tiêuphản ánh đối tượng nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc cả về số tuyệt đối và sốtương đối; căn cứ vào kết quả so sánh để đánh giá, nêu lên những nhận định sơ bộ banđầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
sự biến động giữa kỳ gốc và kỳ nghiên cứu của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiêncứu
- Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về chất lượng hoạt độngcủa doanh nghiệp
2.2.3 Kết thúc phân tích
Kết thúc phân tích là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân tích BCTC, trong
Trang 37phần này các nhà phân tích phải nêu lên được kết luận phân tích, viết báo cáo phântích và hoàn thiện hồ sơ phân tích Báo cáo phân tích là bản tổng hợp phải khái quátđược toàn bộ thông tin từ các chỉ tiêu phân tích Từ đó, cần nêu rõ phương hướng vàbiện pháp phấn đấu trong kỳ kinh doanh tới Sau khi đã hoàn thiện báo cáo phân tíchnhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng có liên quan và phải đưa vào lưutrữ làm căn cứ dự báo, dự toán BCTC cho những năm tiếp theo.
2.3 Phương pháp nghiệp vụ - kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính là một hệ thống các công cụ và biệnpháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng và các mối quan hệ bên trong vàbên ngoài, các luồng tiền dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động tài chính củadoanh nghiệp, các chỉ tiêu chi tiết, chỉ tiêu tổng hợp nhằm đánh giá toàn diện thực trạnghoạt động tài chính của doanh nghiệp Để phân tích BCTC trong các doanh nghiệp cácnhà phân tích thường sử dụng những phương pháp phân tích dưới đây
2.3.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp quan trọng được sửdụng phổ biến trong phân tích kinh doanh nói chung và phân tích báo cáo tài chính nóiriêng nhằm đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phântích
Trước hết, chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu muốn so sánh được phải đảmbảo thống nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, về đơn vị đo lường(Nguyễn Văn Công, 2011) Trong đó, nội dung kinh tế phản ánh của chỉ tiêu thường
có tính ổn định và được quy định thống nhất, phương pháp tính toán phải đảm bảothống nhất theo một phương pháp rồi mới được tiến hành so sánh và công ty đo lườngphải đảm bảo thống nhất cùng một công ty đo lường có thể theo giá trị, hiện vật hoặcthời gian trước khi tiến hành so sánh
Chỉ tiêu muốn so sánh được phải có gốc so sánh Gốc so sánh được chọn thường
là theo thời gian (thời kỳ, thời điểm) hoặc không gian hoặc cả thời gian và không giantùy thuộc vào điều kiện và mục đích phân tích cụ thể Kỳ phân tích được chọn thường là
kỳ thực hiện hoặc là kỳ kế hoạch hoặc là kỳ kinh doanh trước Giá trị so sánh có thể là
Trang 38số tuyệt đối, số tương đối hoặc là số bình quân.
Để phục vụ cho quá trình phân tích BCTC, các nhà phân tích thường sử dụngcác dạng so sánh: So sánh theo chiều ngang, so sánh theo chiều dọc và so sánh xácđịnh xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu
So sánh theo chiều ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về sốtuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính Qua đó, xácđịnh được mức biến động (tăng hay giảm) về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
So sánh theo chiều dọc là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tươngquan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính củadoanh nghiệp
So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu Điều này đượcthể hiện: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính đượcxem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thểđược xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiệntượng, kinh tế - tài chính của doanh nghiệp
2.3.2 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích
Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích là phương pháp tuân theo quy luật củaquá trình nhận thức từ khái quát đến cụ thể Để kết quả phân tích được chính xác, sâusắc và thấy được bản chất, quy luật và mối quan hệ nhân quả của hiện tượng nghiêncứu đòi hỏi khi phân tích cần chi tiết các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian, khônggian hay yếu tố cấu thành sau đó mới tiến hành xem xét, so sánh mức độ đạt được củatừng bộ phận (kỳ phân tích so với kỳ gốc) và mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đếntổng thể cũng như xem xét kết quả đạt được trong từng thời gian
Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích theo thời gian cho biết nhịp độ pháttriển, tính thời vụ, khả năng mất cân đối trong quá trình kinh doanh của các chỉ tiêu.Tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, mục đích của việc phân tích, nội dung kinh
tế của chỉ tiêu có thể chi tiết hóa đối tượng nghiên cứu theo tháng, quý, năm,
Chi tiết chỉ tiêu phân tích theo không gian giúp nhà quản lý đánh giá được kết
Trang 39quả hoạt động và mức độ đóng góp của từng bộ phận tới kết quả kinh doanh của toàndoanh nghiệp nhằm tăng cường công tác hạch toán nội bộ Chi tiết theo thời gian vàkhông gian bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu Bất cứ chỉ tiêu nào khi đượcchi tiết cả theo thời gian và không gian thì kết quả phân tích càng đầy đủ và sâu sắc.
Chi tiết chỉ tiêu phân tích theo bộ phận cấu thành: cho biết yếu tố cấu thành nênchỉ tiêu phân tích, từ đó xác định ảnh hưởng của các nhân tố tới sự biến động của chỉ tiêuphân tích
2.3.3 Phương pháp loại trừ
Trong phân tích kinh doanh nói chung và phân tích BCTC nói riêng, để có cơ
sở đánh giá, nhận xét đúng thì vấn đề quan trọng và rất được quan tâm nghiến cứu lànguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng; lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của từngnhân tố đến kết quả kinh doanh Phương pháp loại trừ được sử dụng để lượng hóa mức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu phân tích Khi thực hiện phương pháp nàyđòi hỏi người phân tích chỉ xác định ảnh hưởng của nhân tố đang xem xét mà khôngtính đến sự ảnh hưởng của các nhân tố còn lại
Khi áp dụng phương pháp này cần lưu ý mối quan hệ giữa các nhân tố ảnhhưởng đến chỉ tiêu phân tích thì các nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhấtđịnh: từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng hay từ nhân tố phản ánh điều kiệnđầu vào đến nhân tố phản ánh kết quả đầu ra Nếu có nhiều nhân tố chất lượng thì sắpxếp chúng theo thứ tự từ thấp đến cao hay tăng dần còn với nhân tố số lượng thì sắpxếp theo thứ tự ngược lại giảm dần
Để quá trình phân tích mang lại thông tin được đầy đủ, chính xác và đạt hiệuquả, các nhà phân tích nên tuân thủ các bước công việc như sau:
Bước 1: Xác định chỉ tiêu phân tích
Bước 2: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
Bước 3: Xây dựng phương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tốảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích
Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa
kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích
Trang 40Bước 5: Tổng hợp kết quả tính toán, rút ra nhận xét, kiến nghị.
Phương pháp loại trừ có 2 dạng là: phương pháp thay thế liên hoàn và phươngpháp số chênh lệch Phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện bằng cách lần lượtthay thế giá trị của từng nhân tố theo một trình tự nhất định (từ kỳ gốc sang kỳ phântích), những nhân tố nào được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đóđến chỉ tiêu phân tích còn những nhân tố nào chưa được thay thế phải giữ nguyên ở kỳgốc
Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thếliên hoàn dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Khácvới phương pháp thay thế liên hoàn thì đối với phương pháp này để xác định mức độảnh hưởng của từng nhân tố nào thì trực tiếp sử dụng số chênh lệch về giá trị của kỳphân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó để xác định mức độ ảnh hưởng
2.3.4 Phương pháp liên hệ cân đối
Phương pháp liên hệ cân đối là một phương pháp phân tích được sử dụng trongphân tích BCTC Nó được hình thành từ mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu tàichính như: quan hệ cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn, giữa doanh thu, chiphí và kết quả, giữa mua sắm và sử dụng vật tư, Dựa vào các mối quan hệ cân đốinày, những người phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biếnđộng của chỉ tiêu phân tích Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổitrong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng
So với phương pháp loại trừ thì phương pháp này có điểm khác biệt như sau:
- Không cần sắp xếp các chỉ tiêu theo một trật tự như phương pháp loại trừ vìchúng không ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
- Nếu mối quan hệ giữa các nhân tố trong phương pháp loại trừ là mối quan hệchặt (dạng tích số hoặc thương số hay kết hợp cả tích số với thương số) thì phươngpháp liên hệ cân đối là mối quan hệ lỏng (dạng tổng số hoặc hiệu sô)
2.3.5 Phương pháp Dupont
Trong phân tích BCTC các nhà phân tích thường vận dụng mô hình Dupont đểphân tích mối liên hệ và ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Về thực