1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ THỰC HIỆN đề án QUY HOẠCH xây DỰNG NÔNG THÔN mới tại xã THIỆU PHÚ, HUYỆN THIỆU hóa, TỈNH THANH hóa

100 898 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

- Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mớicủa các địa phương trong các thời kỳ; đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nôngthôn mới; đánh giá trách nhiệm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

_

SINH VIÊN: LÊ HUYỀN TRANG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ THIỆU PHÚ,

HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành : Quản lý đất đai

Mã ngành : 52850103

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS TRẦN THỊ GIANG HƯƠNG

Hà Nội - Năm 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian vừa qua, để hoàn thành được đồ án tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lựccủa bản thân em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tập thể, các cánhân trong và ngoài trường

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trongKhoa Quản lý đất đai Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo mọiđiều kiện giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS Trần Thị Giang Hương

đã dành thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trìnhthực hiện đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn UBND huyện Thiệu Hóa, phòng Tài nguyên và Môitrường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cung cấp những số liệu cần thiết

và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địaphương

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đãkhích lệ, động viên, giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp

Do trình độ và thời gian có hạn nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếusót Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của các thầy cô giáo vàcác độc giả để đồ án của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2016

Tác giả

Lê Huyền Trang

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC VIẾT TẮT iv

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Yêu cầu đề tài 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở lý luận 3

1.1.1 Khái niệm về nông thôn, đặc trưng cơ bản của nông thôn 3

1.1.2 Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới 4

1.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng mô hình nông thôn mới 5

1.1.4 Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế-xã hội 6

1.1.5 Nội dung xây dựng nông thôn mới 6

1.1.6 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới 7

1.1.7 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới 8

1.2 Cơ sở pháp lý 8

1.2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương 8

1.2.2 Các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương 9

1.3 Cơ sở thực tiễn 10

1.3.1 Xây dựng mô hình nông thôn mới ở một số nước trên thế giới 10

1.3.2 Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam 13

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 18

2.2 Nội dung nghiên cứu 18

Trang 5

2.3 Phương pháp nghiên cứu 18

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20

3.1 Đặc điểm của xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa 20

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 20

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23

3.1.3 Đánh giá chung 24

3.2 Thực trạng đề án xây dựng nông thôn mới của xã Thiệu Phú 26

3.2.1 So sánh hiện trạng nông thôn của xã Thiệu Phú trước khi có đề án nông thôn mới với Bộ tiêu chí quốc gia 26

3.2.2 Khái quát đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã Thiệu Phú giai đoạn 2011 - 2015 41

3.3 Đánh giá kết quả thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới tại xãThiệu Phú đến cuối năm 2015 54

3.3.1 Tiến độ thực hiện các tiêu chí quy hoạch nông thôn mới 54

3.3.2 Kết quả thực hiện đề án nông thôn mới 55

3.3.3 Đánh giá về kết quả đạt được của xã Thiệu Phú đến cuối năm 2015 55

3.3.4 Tác động của quá trình xây dựng nông thôn mới đến kinh tế, xã hội, môi trường và đời sống nhân dân 55

3.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao các tiêu chí nông thôn mới 55

3.4.1 Giải pháp về quy hoạch 55

3.4.2 Giải pháp về hạ tầng kinh tế - xã hội 55

3.4.3 Giải pháp về kinh tế và tổ chức sản xuất 55

3.4.4 Giải pháp về văn hóa – xã hội – môi trường 55

3.4.5 Giải pháp về chính trị 55

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

Trang 6

16 VH – TT – DL Văn hóa – Thể thao – Du lịch

DANH MỤC BẢNG

Trang 7

Bảng 3.1: Thực trạng nông thôn theo bộ tiêu chí nông thôn mới tại xã Thiệu

Phú trước khi có đề án nông thôn mới 26

Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn 43

Bảng 3.3: Vốn đầu tư qua các năm trong giai đoạn 2011-2015 44

Bảng 3.4: Dự kiến nhu cầu sử dụng đất đến năm 2015 của xã Thiệu Phú 45

Bảng 3.5: Định hướng phát triển ngành trồng trọt đến năm 2015 của xã Thiệu Phú 46

Bảng 3.6: Định hướng phát triển chăn nuôi 47

Bảng 3.7: Kế hoạch phát triển giao thông - thủy lợi – điện xã Thiệu Phú 49

Bảng 3.8: Kết quả đạt được của xã Thiệu Phú đến năm 2015 55

Bảng 3.9: Tình hình sử dụng các loại đất của xã Thiệu Phú năm 2015 55

Bảng 3.10: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Thiệu Phú qua các năm 55

Bảng 3.11: Cơ cấu lao động các ngành qua các năm 55

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1: Người dân tham gia xây dựng đường làng ngõ xóm 55

Hình 3.2: Quốc lộ 45 đi qua xã Thiệu Phú 55

Hình 3.3: Hệ thống mương trên cánh đồng thôn Tra Thôn 55

Hình 3.4: Trường Trung học cơ sở Thiệu Phú 55

Hình 3.5: Sản xuất rau an toàn tại xã Thiệu Phú 55

Hình 3.6 Xe chở rác của xã vào mỗi cuối tuần 55

Hình 3.7 Người dân được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt 55

Hình 3.8 Người dân cấy và gặt lúa khi chưa có máy móc phục vụ 55

Hình 3.9 Nông dân được ứng dụng các máy móc công nghệ vào sản xuất 55

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề có tầm chiến lược đặc biệt quantrọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế, là cơ sở ổn định chính trị và an ninh quốc phòng, là yếu tố quan trọng đảm bảo

sự phát triển bền vững của đất nước.Vấn đề này đã và đang là mối quan tâm hàngđầu của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Đó là nhiệm vụ hết sứcquan trọng, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ: “Hiện nay vàtrong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lượcđặc biệt quan trọng, phải luôn coi trọng đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nôngthôn và nông dân”

Thời gian qua, rất nhiều chương trình, chính sách và các dự án nhằm phát triểnnông thôn đã được thực hiện như Chương trình 135; Chương trình mục tiêu quốcgia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Dự án ngành cơ sở hạ tầng nôngthôn Tuy nhiên, những chương trình, dự án đó mới chỉ giải quyết được những vấn

đề riêng lẻ, chưa đồng bộ giữa các vùng Vì vậy, Chính phủ đã trao quyền cho cácđịa phương phát triển văn minh, hiện đại, từng bước xây dựng nông thôn mới nhằmkhẳng định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn nước ta Chính phủ đã raNghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành một chương trình hành động của Chínhphủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốcgia về xây dựng nông thôn mới

Mục tiêu nông thôn mới hướng đến là không ngừng nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của dân cư nông thôn, nâng cao dân trí, đào tạo nông dân có trình độsản xuất cao, có nhận thức chính trị đúng đắn, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại với sảnphẩm nông nghiệp đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao Bên cạnh đó, xã nôngthôn mới hướng đến kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hối đồng bộ và hiện đại, hệ thốngchính trị bền vững, phát triển toàn diện mọi mặt của nông thôn đồng thời giữ gìnbản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường Quá trình xây dựng nông thôn mới

Trang 10

làm cho bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, đời sống người dân được cải thiện.

Hạ tầng kinh tế-xã hội phát triển rõ rệt nhất là hệ thống giao thông nông thôn, nhàvăn hóa, và các công trình phục vụ lợi ích công cộng Bên cạnh đó, công tác đảmbảo vệ sinh môi trường, việc thực hiện dồn điền đổi thửa và xây dựng các mô hìnhphát triển sản xuất cũng có những chuyển biến

Xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa là một trong những xã điểm của tỉnh ThanhHóa được chọn trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc giaxâydựng nông thôn mới vào năm 2011 Để thực hiện mục tiêu này, xã Thiệu Phú đãtiến hành xây dựng hạ tầng nông thôn, có cơ cấu kinh tế hợp lý, từng bước mở rộngkinh doanh, hỗ trợ cho hướng phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao chất lượngcuộc sống người dân Dự án nông thôn mới triển khai tại xã Thiệu Phú đến nay đã

có những thành tựu nhất định, mang lại hiệu quả cả về vật chất cũng như đời sốngtinh thần cho cư dân trong xã Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó còn cónhiều tác động ảnh hưởng đến đời sống người dân Sau thời gian hưởng ứng phongtrào nông thôn mới, xã đã được thay đổi diện mạo về nông thôn, nếp sống, nếp nghĩcủa người dân… Đồng thời đây cũng là một lĩnh vực còn mới, trong khi kinhnghiệm của cán bộ chưa cao dẫn đến chưa phát huy được tiềm năng của khu vực

Xuất phát từ những vấn đề trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nôngthôn mới

- Đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Thiệu Phú

- Đề xuất một số giải pháp duy trì và nâng cao các tiêu chí tại địa phương

3 Yêu cầu đề tài

- Nắm được 19 tiêu chí trong Bô tiêu chí quốc gia

- Tìm hiểu được thực trạng nông thôn hiện nay

- Đánh giá đúng kết quả thực hiện các tiêu chí trên cơ sở thu thập đầy đủ các

số liệu và thông tin liên quan

Trang 11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm về nông thôn, đặc trưng cơ bản của nông thôn

Khái niệm về nông thôn

Theo ý kiến phân tích của các nhà xã hội học và kinh tế học có thể đưa ra kháiniệm tổng quát về nông thôn như sau: Nông thôn là phần lãnh thổ của một nước haymột đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, là vùng sinh sống của tập hợp dân

cư, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế,văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnhhưởng của các tổ chức khác Nông thôn là vùng khác với đô thị ở chỗ có một cộngđồng chủ yếu là nông dân, làm nghề chính là nông nghiệp; có mật độ dân cư thấphơn; có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn; có mức độ phúc lợi xã hội thua kémhơn; có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn.Nông thôn có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế, xã hội, điều kiện sống khácbiệt với thành thị

Tuy nhiên khái niệm trên cần được đặt trong điều kiện thời gian và không giannhất định của nông thôn mỗi nước, mỗi vùng và cần phải tiếp tục nghiên cứu để cókhái niệm chính xác và hoàn chỉnh hơn

Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông

Nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính

cơ sở là ủy ban nhân dân xã” [1]

Đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam [9]

- Môi trường nông thôn

Môi trường nông thôn ở Việt Nam gần gũi với tự nhiên, gắn bó với ruộng đất

và cảnh quan nơi mình sinh sống

Nông thôn có mật độ dân cư thấp nhưng giàu tiềm năng về tài nguyên thiênnhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu, rừng, biển,….ở nông thôn có một môi

Trang 12

trường tự nhiên ưu trội, con người gần gũi với thiên nhiên Chính điều này đã tạonên một đặ trưng cơ bản của nông thôn - tính cố kết cộng đồng.

- Kinh tế nông thôn

Nông nghiệp là cơ sở kinh tế chính của xã hội nông thôn, sản xuất nhỏ với kỹthuật canh tác còn lạc hậu Hiện nay nông thôn nước ta đang phát triển với xuhướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đa dạng hóa thu nhập, chuyển dầnsang hướng sản xuất hàng hóa, các tổ hợp công nghiệp nhỏ xuất hiện, giới tiểu chủ,tiểu thương đã hình thành Tuy nhiên, ngoài kinh tế nông nghiệp thì tiểu thủ côngnghiệp mà đặc trưng là các làng nghề vẫn là chủ yếu

- Chính trị nông thôn

Là hệ thống tự quản, chủ yếu là xóm làng, lệ làng Hiện nay vai trò của các tổchức chính quyền, tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng đang là lực lượngquyền lực chính trị chủ yếu trong xã hội Cung cách ứng xử xã hội nặng về tục lệnhiều hơn là pháp lý

- Văn hóa, xã hội nông thôn

Xã hội nông thôn: Nông thôn bao gồm những tụ điểm quần cư (làng, bản, ấp,

…) thường có quy mô nhỏ về mặt số lượng Nông thôn là vùng có điều kiện kết cấu

hạ tầng chậm phát triển hơn đô thị, mức độ phúc lợi xã hội cũng thua kém hơn, trình

độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị trường cũng thua kém hơn Vì vậy, nông thônchịu sức ép của đô thị về nhiều mặt, dân cư nông thôn thường hay di chuyển rathành thị

Văn hóa nông thôn: Chủ yếu là văn hóa dân gian, có tính truyền miệng Đặctrưng của văn hóa nông thôn là các phong tục, tập quán và các lễ hội riêng của mỗilàng, mỗi vùng Trong thời ký đổi mới văn hóa nông thôn cũng có những chuyểnđổi quan trọng Con nguời nông thôn chất phác, thật thà và tình cảm, quan hệ xómlàng sâu nặng, trên cơ sở huyết thống, dòng họ

1.1.2 Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới

Khái niệm nông thôn mới

- Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần

Trang 13

của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn vàthành thị Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnhchính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.[2]

- Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng đượcxây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nôngnghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoádân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính trị đượcnâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội

Khái niệm xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộngđồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khangtrang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ);

có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đờisống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của

cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn

đề kinh tế - chính trị tổng hợp

Xây dựng nông thôn mới huy động được sức mạnh của nông dân, giúp chonông dân trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết, giúp đỡ nhau xây dựng nông thônphát triển ngày càng giàu đẹp, dân chủ, văn minh

1.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng mô hình nông thôn mới [6]

Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nôngnghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Tuy nhiênnhiều thành tựu đạt được chưa xứng đang với tiềm năng và lợi thế Nông nghiệpphát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học công nghệ

và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế Nông nghiệp, nông thôn phát triển cònthiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấpnước… còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm Đời sống vật chất và tinh thầncủa người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông

Trang 14

thôn và thành thị còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc Vì vậy phải tiếnhành xây dựng mô hình nông thôn mới.

1.1.4 Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế-xã hội [6]

Xây dựng xã nông thôn mới có những vai trò cơ bản sau:

- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn;Nâng cao dân trí, đào tạo nông dân có trình độ sản xuất cao, có nhận thức chính trịđúng đắn, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới

- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại Nângcao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất Sản phẩm nông nghiệp có sứccạnh tranh cao

- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiệnđại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư,…; xâydựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trườngsinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa

- Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường,xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức

1.1.5 Nội dung xây dựng nông thôn mới [6]

Nội dung xây dựng nông thôn mới có năm nội dung cơ bản:

- Thứ nhất là nông thôn có làng xóm văn minh, sạch đẹp,hạ tầng hiện đại

- Hai là sản xuất bền vững, theo hướng kinh tế hàng hóa

- Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao

- Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển

- Năm là xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ

Để xây dựng nông thôn với năm nội dung đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã

ký Quyết định số 491/QĐ – TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mớibao gồm 19 tiêu chí

Trang 15

1.1.6 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới [7]

Ý nghĩa của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới ban hành theo Quyết định số TTg, ngày 26/4/2009 với ý nghĩa:

491/QĐ Là cụ thể hóa đặ tính của xã nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa

- Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia

về xây dựng nông thôn mới, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19tiêu chí nông thôn mới

- Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mớicủa các địa phương trong các thời kỳ; đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nôngthôn mới; đánh giá trách nhiệm của các cáo ủy Đảng, chính quyền xã trong thựchiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

Bộ tiêu chí quốc gia NTM được ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg,ngày 16/4/2009 gồm 5 nhóm tiêu chí, cụ thể như sau:

Tiêu chí “Xã nông thôn mới” gồm 19 tiêu chí trên 5 lĩnh vực được quy định tạiQuyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ

- 5 nhóm là:Nhóm 1: Quy hoạch, nhóm 2: Hạ tầng kinh tế xã hội, nhóm 3:

Kinh tế và tổ chức sản xuất, nhóm 4: Văn hóa - xã hội - môi trường, nhóm 5: Hệthống chính trị

- 19 tiêu chí là: 1: Quy hoạch, 2: Giao thông, 3: Thủy lợi, 4: Điện, 5: Trường

học, 6: Cơ sở vật chất văn hóa, 7: Chợ, 8: Bưu điện, 9: Nhà ở dân cư, 10: Thu nhập,11: Tỷ lệ hộ nghèo, 12: Cơ cấu lao động, 13: Hình thức tổ chức sản xuất, 14: Giáodục, 15: Y tế, 16: Văn hóa, 17: Môi trường, 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hộivững mạnh, 19: An ninh, trật tự xã hội

Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Được thể hiện tạithông tư số 54/2009/TT – BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó đã thống nhất nội dung, cách hiểu, cáchtính toán và các quy chuẩn áp dụng đối với các tiêu chí nông thôn mới

Trang 16

1.1.7 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng tớimục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí tỉnh đã ban hành

- Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể củacộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, banhành các tiêu chí, quy chuẩn xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn.Các hoạt động cụ thể do chính người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định

và tổ chức thực hiện

- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêuquốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triểnkhai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế,chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy độngđóng góp của các tầng lớp dân cư

- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,đảm bảo an ninh quốc phòng của mối địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và

cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹthuật do các Bộ chuyên ngành ban hành)

- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xãhội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựngquy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện; hình thành cuộc vận động “toàn dân xâydựng nông thôn mới” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị-xã hộivận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nôngthôn mới

1.2 Cơ sở pháp lý

1.2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương

Hệ thống văn bản pháp luật xuyên suốt từ trung ương đến địa phương đượccác cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm đưa ra những quy định, hướngdẫn tổ chức, thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao là căn cứpháp lý cho việc triển khai thực hiện chương trình này, bao gồm:

Trang 17

- Nghị quyết 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung Ương Đảnglần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Quyết định số 491/2009/QĐ- TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ

về ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

- Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 08/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổinguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựngnông thôn mới giai đoạn 2010-2020

- Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ vềban hành chương trình Mặt trận Tổ Quốc xây dựng nông thôn mới

- Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới

- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xãtheo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 4/8/2010 của Bộ Xây dựng quyđịnh việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xãnông thôn mới

- Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2011 của Bộ Giao thông vậntải về ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô ký thuật đường giao thông nôngthôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giaiđoạn 2010-2020

1.2.2 Các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương

- Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 24/8/2010 của UBND tỉnh Thanh Hóa vềviệc triển khai lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh và thực hiệnxây dựng nông thôn mới tại các điểm xã

- Quyết định số 1457/QĐ-UBND ngày 11/5/2011 của Chủ tịch UBND tỉnhThanh Hóa về ban hành hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trênđịa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Nghị quyết số 18/NQ-ĐU của Đảng bộ xã Thiệu Phú ngày 18/10/2011 về

Trang 18

việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã giai đoạn 2011-2015.

- Quyết định số 14/QĐ-ĐU của Đảng ủy xã Thiệu Phú ngày 20/7/2011 về việcthành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã giai đoạn 2011-2015

- Quyết định số 57/2011/QĐ-UBND của UBND xã ngày 9/10/2011 về việcthành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã giai đoạn 2011-2015

- Quyết định số 58/2011/QĐ-UBND của UBND xã ngày 26/11/2011 về việcthành lập Ban phát triển xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã giai đoạn 2011-

2015 của 8 đơn vị thôn trên địa bàn xã

Các nông trang ở Mỹ cũng đa dạng với nhiều quy mô khác nhau Nhiều nhànông nuôi trồng các trang trại của họ như là một hình thức bán thời gian Họ lànhững người nông dân có trình độ như đại học, cao học Ngành nông nghiệp Mỹ

sử dụng công nghệ cao và áp dụng quản lý nghiêm ngặt Nông nghiệp Mỹ rất phụthuộc vào thị trường quốc tế Các nông trang nhỏ thường không chắc chắn và có rủi

ro trong nợ nần nhưng họ được hỗ trợ bởi các cơ quan công quyền

Tại Hàn Quốc[3]

Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế nông thôn khi thựchiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962-1966) và thứ II (1966-1971) với chủ trươngcông nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4 năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc

phát động phong trào Saemaul Undong Mục tiêu của phong trào này là "nhằm biến

đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới: mọi người làm việc

Trang 19

và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn".

Theo đó, Chính phủ vừa tăng đầu tư vào nông thôn vừa đặt mục tiêu thay đổisuy nghĩ ỷ lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cư nông thôn Điểm đặcbiệt của phong trào NTM của Hàn Quốc là Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần nguyên,vật liệu còn nông dân mới chính là đối tượng ra quyết định và thực thi mọi việc.Saemaul Undong cũng rất chú trọng đến phát huy dân chủ trong xây dựng NTM vớiviệc dân bầu ra một nam và một nữ lãnh đạo phong trào Ngoài ra, Tổng thống cònđịnh kỳ mời 2 lãnh đạo phong trào ở cấp làng xã tham dự cuộc họp của Hội đồngChính phủ để trực tiếp lắng nghe ý kiến từ các đại diện này Nhằm tăng thu nhậpcho nông dân, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máymóc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản Ngân hàng Nông nghiệp chodoanh nghiệp vay vốn đầu tư về nông thôn với lãi suất giảm 2% so với đầu tư vàongành nghề khác Năm 2005, Nhà nước ban hành đạo luật quy định mọi hoạt độngcủa các bộ, ngành, chính quyền phải hướng về nông dân Nhờ hiệu quả của phongtrào Saemaul Undong mà Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậutrở thành một quốc gia giàu có, hiện đại bậc nhất châu Á

Tại Trung Quốc[3]

Trung Quốc là một quốc gia có 7000 triệu nông dân chiếm 60% dân số cảnước Trung Quốc đã từng trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn đó là quá trìnhtích tụ ruộng đất để hiện đại hóa đã đẩy hàng triệu nông dân ra thành phố làm việc,ruộng đồng hoang hóa, các quan chức địa phương và giới thương nhân thường câukết để chiếm ruộng đất nông nghiệp để xây cất nhà cửa hoặc biến thành khu côngnghiệp Do đó Trung Quốc đã có một số thay đổi mang tính chất đột phá trongchính sách đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn được thực hiện như sau:Thứ nhất, nhanh chóng giảm thuế để thu hút đầu tư vào nông nghiệp Ở đâyTrung Quốc đã thực thi chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp cho các doanhnghiệp đầu tư vào nông nghiệp Hiện Trung Quốc có trên 10.000 doanh nghiệp hoạtđộng ở nông thôn chiếm 30% tổng số doanh nghiệp cả nước Thực tế hầu hết là

Trang 20

doanh nghiệp vừa và nhỏ (gần bằng 10 tỷ doanh nghiệp), các doanh nghiệp có sốvốn từ 200 tỷ trở lên chỉ chiếm 30% Cách này đã vực dậy tình trạng thua lỗ của quánhiều doang nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.

Để thu hút tốt chính sách này Trung Quốc đã thành lập nhiều đoàn kêu gọixúc tiến đầu tư ở Nga, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, EU,… Hiện nay Bộ Nông nghiệp

đã trình cho chính phủ đề án thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nôngthôn Trung Quốc đến 2015, trong đó chú trọng phát triển công nghệ sinh học để tạo

ra giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất chất lượng cao, áp dụng công nghệ chếbiến bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị; an toàn vệ sinh của sản phẩm sauthu hoạch

Thứ hai,bắt đầu từ năm 2009 trở đi Trung Quốc phát triển khu công nghiệpcông nghệ cao Đó là các công nghệ được ứng dụng tiên tiến và mới nhất; côngnghệ được ghép nối trong một qui trình liên tục khép kín; công nghệ có khả năngứng dụng trong điều kiện cụ thể và có thể nhân rộng; mô hình phải đạt hiệu quả vềkinh tế và là nơi hợp tác giữa nhà Khoa học – Nhà nước – Doanh nghiệp – Nhànông trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo

Với chính sách như vậy, Trung Quốc đã làm bùng nổ về phát triển nôngnghiệp, nông thôn chuyên sâu theo cách “Nhất thôn, nhất phẩm” (Mỗi thôn có mộtsản phẩm) Đến nay, Trung Quốc đã có 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nôngnghiệp kéo theo sự phát triển của 90.980.000 hộ sản xuất trên 1.300.000.000 mẫudiện tích trồng cây các loại; 95.700.000 mẫu chăn nuôi thủy, hải sản Trước mắt lụcđịa Trung Quốc này đã xây dựng 4.139 khu công nghiệp tiêu chuẩn hóa cấp tình vàquốc gia

Thứ ba, bài học “Tam nông” trong xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốcvới tiêu chí “hai mở, một điều chỉnh” đó là: mở cửa giá thu mua, mở cửa thị trườngmua bán lương thực và một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thôngthành trở thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực Để thực hiện đượctiêu chí trên thì chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay hỗ trợ tài chính tam nông với bamục tiêu: “Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông nghiệp phát triển và nông dân tăng

Trang 21

thu nhập.” Định hướng hổ trợ tài chính cho Tam nông ở Trung Quốc hiện nay là:

“Nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị hóa, nông dân chuyên nghiệp hóa”

Trong chính sách tài chính tăng thu nhập cho nông dân, trung Quốc đa tăngđầu tư hỗ trợ về giá thu mua giống, hỗ trợ mua lương thực không thấp hơn giá thịtrường, mua máy móc thiết bị là vấn đề đi cùng với chính sách xây dựng cơ chếhướng nghiệp Đào tạo kỹ năng làm việc, đặc biệt là lao động trẻ

Nhận xét:

Qua nghiên cứu một số lý luận và thực tiễn phát triển nông thôn ở một sốnước, với sự hiểu biết về chính sách xây dựng nông thôn mới Chúng ta có thể thấy:quy hoạch khu dân cư một cách hợp lý là điều tất yếu để phát triển nông thôn hiệnđại Trong đó xây dựng mạng lưới giao thông cần được đặt lên hàng đầu, kèm theo

là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân dựa vào đầu tư xây dựng cơ

sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật phù hợp với từng địa phương là vô cùng quan trọngđồng thời là sự sáng tạo của người dân trong từng khâu lao động và tổ chức Hơnhết, những ý tưởng sáng tạo, đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước là độnglực thúc đấy tính tự chủ, lòng nhiệt tình, trách nhiệm của người dân đối với quátrình phát tiển nông thôn Có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.3.2 Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam

a Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Căn cứ Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ banhành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16-4-2009, các bộ, ngành theo chứcnăng, nhiệm vụ đã ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách,nội dung chương trình Các địa phương cũng ban hành nhiều văn bản hướng dẫnthực hiện, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, nhất là cơ chế chính sách về hỗ trợ

cơ giới hóa, dồn điền, đổi thửa, bê tông hóa giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênhmương Công tác xã hội hóa trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuấtđược phát huy Căn cứ tình hình thực tế, các tỉnh, thành phố đã vận dụng sáng tạo,

Trang 22

ban hành cơ chế chính sách phù hợp, như chính sách hỗ trợ vật liệu để nhân dân tựlàm đường ở Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình; chính sách hỗ trợ lãi suất đểkhuyến khích nông dân vay vốn chuyển đổi cơ cấu sản xuất của Thành phố Hồ ChíMinh, Hà Nội, Hà Tĩnh, hoặc mua máy móc làm đất, máy gặt đập liên hợp của tỉnhLong An, tỉnh Đồng Tháp; chính sách phát triển mỗi địa phương một sản phẩm(OCOP) của tỉnh Quảng Ninh; tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ là những địaphương đi đầu trong thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn có sự liên kết 04 nhà”.Cùng với đó là chính sách thu hút, luân chuyển, điều động, tăng cường cán bộ đi cơsở; công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ để triển khai, thực hiệnchương trình xây dựng nông thôn mới, đã góp phần thúc đẩy phong trào xây dựngnông thôn mới ở các địa phương.

Các bộ, ban, ngành đã tập trung huy động mọi nguồn lực, ưu tiên bố trí ngânsách cho xây dựng nông thôn mới; sử dụng hợp lý nguồn vốn, ưu tiên lồng ghépnguồn vốn của các chương trình, dự án khác trên địa bàn; đẩy mạnh áp dụng cáchình thức cho vay ưu đãi đối với nông nghiệp, nông thôn Cùng với việc tham mưuban hành chính sách trong xây dựng nông thôn mới, các bộ, ngành cũng trực tiếptriển khai nhiều nội dung có hiệu quả: Bộ Quốc phòng đã tích cực tham gia xâydựng nông thôn mới trên các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo với trên

4 triệu ngày công, xây dựng gần 8.000 nhà tình nghĩa, tặng 14.000 bò giống, 13.000

sổ tiết kiệm; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát động phong trào thiđua “Toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển triển nông thôn chung sức thực hiện tái

cơ cấu ngành, xây dựng nông thôn mới”, chỉ đạo thực hiện mô hình cung cấp chuỗithực phẩm an toàn trên phạm vi toàn quốc; Bộ Giao thông vận tải với phong tràochung tay xây dựng cầu treo dân sinh, xây dựng đường giao thông nông thôn ở cácđịa bàn khó khăn; Ban Dân vận Trung ương chỉ đạo phong trào “Dân vận khéo” gắnvới xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chứctín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tại 44 tỉnh, 32 huyện và 149 xã; Tập đoànDầu khí quốc gia Việt Nam hỗ trợ kinh phí gần 1.000 tỷ đồng xây nhà tình nghĩa,nhà đại đoàn kết, trường học bán trú và trạm y tế; Tổng Công ty công nghiệp Xi

Trang 23

măng Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thành viên xây dựng cơ chế, chính sách đặc biệtủng hộ huyện nghèo, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, trợ giá vận chuyển lên vùngmiền núi, và trực tiếp hỗ trợ, tạo chuyển biến trong xây dựng nông thôn mới củanhiều địa phương.

Công tác xây dựng nông thôn mới 5 năm qua đã đạt được những kết quả đángkhích lệ Tính đến hết tháng 11-2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhậnđạt chuẩn nông thôn mới; số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí

so với 2010); số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêuchí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã

Ở cấp huyện, đã có 11 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là: Huyện Xuân Lộc, Thống Nhất,thị xã Long Khánh (Đồng Nai), Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh),Đông Triều (Quảng Ninh), Hải Hậu (Nam Định), Đơn Dương (Lâm Đồng), ĐanPhượng (TP Hà Nội), thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) Ngoài ra, 8 huyện, thị xã đã có

tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đề nghị xét, công nhận Mức thu nhậpbình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9lần so với năm 2010)

Trong giai đoạn 2016-2020, mục tiêu đề ra là phấn đấu 50% số xã trên cảnước đạt chuẩn nông thôn mới; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhấtmột huyện đạt chuẩn nông thôn mới; không còn xã có dưới 5 tiêu chí nông thônmới Để đạt được những mục tiêu đó, cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các nộidung phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” Thực hiệnphong trào thi đua gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từngcấp, từng ngành, từng lĩnh vực; triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thay đổi vềchất trong các phong trào thi đua trên cơ sở bám sát nhiệm vụ chính trị, thực hiệnmục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, cơ quan, đơn vị trong từnggiai đoạn Đồng thời, phải chú trọng hướng vào giải quyết các vấn đề cấp bách, khókhăn, phức tạp đặt ra Gắn kết chặt chẽ các phong trào thi đua với các mục tiêu,nhiệm vụ chính trị của các địa phương, nhất là các chỉ tiêu về giảm tỷ lệ hộ nghèo,

Trang 24

tăng việc làm, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, bảo đảm an sinh xã hội, phúclợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững

an ninh chính trị và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

b Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Thiệu Hóa

Nhờ bám sát chủ trương, kế hoạch và quy trình hướng dẫn của các cấp, ngành

về thực hiện chương trình xây dựng NTM, Thiệu Hóa đã phát huy tốt vai trò lãnhđạo, chỉ đạo và công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -

xã hội trong tổ chức thực hiện chương trình Trong đó, chú trọng công tác tuyêntruyền, phổ biến để từng người dân hiểu, thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng caonhận thức, chủ trương, chính sách của Đảng để từ đó tạo ra sự đồng thuận, hưởngứng tích cực của nhân dân đối với chương trình

Công tác tổ chức triển khai quy hoạch và xây dựng các hạng mục công trình

hạ tầng được Thiệu Hóa quan tâm hàng đầu nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu sảnxuất và đời sống của nhân dân Đồng thời, hình thành nhiều mô hình sản xuất cóhiệu quả, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, từngbước nâng cao thu nhập cho người dân Nhiều xã có cách làm hay, sáng tạo, hiệuquả trong xây dựng NTM, như: Thiệu Đô, Thiệu Tâm, Thiệu Hợp, Thiệu Tiến,Thiệu Hòa, Thiệu Minh…

Trong quá trình xây dựng NTM, các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bànhuyện Thiệu Hóa tiếp tục được củng cố, phát triển, tạo điều kiện cho nông dân sảnxuất hiệu quả, là cầu nối giữa sản xuất với thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm NhiềuHTX dịch vụ nông nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vốn mua các loại máy nông nghiệp

để mở rộng các khâu dịch vụ, như: làm đất, thu hoạch, mạ khay máy cấy, tiêu thụsản phẩm, tạo việc làm cho xã viên và người lao động, hạ giá thành sản xuất, nângcao giá trị sản phẩm Số lượng HTX ổn định qua các năm, đến năm 2014 toànhuyện có 29 HTX dịch vụ nông nghiệp, cơ bản đều hoạt động hiệu quả

Cơ cấu lao động chuyển biến tích cực, theo hướng giảm lao động nôngnghiệp, tăng dần lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, thương mại Đểlàm được điều đó, huyện không ngừng quan tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp,

Trang 25

ngành nghề dịch vụ nông thôn như một số nghề truyền thống: đúc đồng, làng nghềbánh đa, trồng dâu nuôi tằm, dệt nhiễu…, tạo thêm việc làm cho lao động nông thônvới mức doanh thu lên tới hàng chục tỷ đồng Nếu như năm 2011, bình quân thunhập của người dân nông thôn chỉ đạt 14,5 triệu đồng/người thì đến năm 2015 đạt23,1 triệu đồng/người.

Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân dần được nâng lên; Thiệu Hóa có điềukiện huy động nguồn lực xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng Bằng nguồn vốn

hỗ trợ của Nhà nước, huy động của nhân dân, vốn lồng ghép từ các chương trình,

dự án, vốn từ các doanh nghiệp , từ năm 2011 đến hết tháng 8/2015, toàn huyện đãhuy động được hơn 3.005,401 tỷ đồng xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng vàcác mô hình sản xuất Đến hết năm 2015, Thiệu Hóa có 5 xã được công nhận đạtchuẩn NTM, bình quân đạt 15,5 tiêu chí NTM/xã

Chỉ sau 5 năm bắt tay vào công cuộc xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn ThiệuHóa đã có sự khởi sắc Hệ thống giao thông nông thôn và thủy lợi nội đồng đã cứnghóa được 776,42km, trong đó 19 xã hoàn thành tiêu chí thủy lợi nội đồng, đạt70,45%, góp phần không nhỏ trong việc sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm nôngnghiệp Cuối năm 2015, gần 99% dân số trên địa bàn huyện được cấp nước sinhhoạt hợp vệ sinh; 81,4% số thôn có tổ thu gom rác thải Mạng lưới trạm y tế xãđược đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nguồn nhân lực ngày càng được tăngcường Đến nay, đã có 20/27 xã đạt chuẩn về y tế theo bộ tiêu chí NTM

Thời gian tới, huyện tiếp tục rà soát các chỉ tiêu, mục tiêu và các tiêu chí NTMnhằm triển khai thực hiện bảo đảm chất lượng, sát với thực tế của từng địa phương.Tập trung phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân; cóchính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vàonông nghiệp, nông thôn Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trongcán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, mục tiêu, lộ trình, bước điphù hợp về xây dựng NTM trên địa bàn huyện và từng xã Khai thác và huy độngcác nguồn lực để xây dựng NTM với phương châm dễ làm trước, khó làm sau.Đồng thời, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, kích cầu đầu tư xây dựng NTM, sớmđưa Thiệu Hóa trở thành huyện NTM vào năm 2019

Trang 26

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Diện tích đất đai, đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của xã Thiệu Phú;

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến nông thôn

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Phạm vi thời gian:

+ Số liệu hiện trạng năm 2015;

+Các số liệu thu thập từ năm 2010 đến 12/2015 để đánh giá kết quả xây dựngnông thôn mới về các mặt

+ Thời gian thực hiện: 25/4/2016 – 05/6/2016

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm vùng nghiên cứu

- Đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Thiệu Phú đến năm 2015

- Đánh giá kết quả thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới tại xã Thiệu Phú,huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Đề xuất giải pháp để duy trì và nâng cao các tiêu chí tại xã Thiệu Phú

2.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu

Là phương pháp kế thừa có chọn lọc tài liệu, số liệu, các văn bản, báo cáokhoa học, các số liệu thống kê, các báo cáo đã công bố của địa phương về vấn đềnghiên cứu Em đã tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan từ Phòng Tài nguyên

và Môi trường huyện Thiệu Hóa, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như:Báo cáo tổng hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Thệu Phú đến năm 2015;

Đề án xây dựng nông thôn mới xã Thiệu Phú giai đoạn 2011-2015; Báo cáo kết quả

Trang 27

thực hiện các tiêu chí nông thôn mới năm 2015 của xã Thiệu Phú do UBND xãThiệu Phú và Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã Thiệu Phú lập; Số liệu thống kê, kiểm

kê đất đai xã Thiệu Phú năm 2015,…

- Phương pháp chuyên gia

Tiến hành phỏng vấn, tham khảo ý kiến từ các cán bộ chuyên môn, cán bộchuyên trách, những người am hiểu về mô hình xây dựng nông thôn mới thí điểmtại xã Thiệu Phú Cụ thể là các cán bộ tại các Ban quản lý xây dựng nông thôn mới

xã Thiệu Phú, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Thiệu Hóa, Đồng thời thamkhảo ý kiến hướng dẫn về chuyên môn trong quá trình tiến hành nghiên cứu từ phíacác thầy cô giáo hướng dẫn tại trường

- Phương pháp so sánh

+ So sánh định lượng: So sánh trước và sau khi thực hiện đề án xây dựng mô

hình nông thôn mới tại xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa Từ đóthấy được sự khác biệt trước và sau khi thực hiện đề án

+ So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường đểđánh giá Trong quá trình so sánh ta cũng có thể kết hợp giữa so sánh định tính vàđịnh lượng để phân tích vấn đề

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu đã thu thập được em tiến hànhchọn lọc những thông tin cần thiết liên quan đến đề tài Phân loại các số liệu, tài liệutheo các lĩnh vực khác nhau Sắp xếp lựa chọn các thông tin phù hợp với đề tàinghiên cứu

- Phương pháp kế thừa, bổ sung

Thừa kế những số liệu tài liệu của những người đi trước đồng thời bổ sung những vấn đề, số liệu mới phù hợp với nội dung nghiên cứu trong đề tài

Trang 28

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm của xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Thiệu Phú là một xã đồng bằng nằm gần trung tâm huyện Thiệu Hóa cách Thịtrấn huyện lỵ khoảng 3km, cách Thành phố Thanh Hóa 18km về phía Đông Nam

Có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã Thiệu Long

- Phía Nam giáp Thị trấn Vạn Hà và xã Thiệu Phúc

- Phía Đông giáp xã Thiệu Duy

- Phía Tây giáp xã Thiệu Công và Thiệu Phúc

b Địa hình, địa mạo

Nhìn tổng quát, Thiệu Phú có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi choviệc thiết kế các hệ thống kênh mương, kiến thiết bờ vùng bờ thửa, tạo điều kiệncho việc thâm canh tăng năng suất cây trồng

độ nhiệt ngày đêm từ 60C-70C

- Nhiệt độ trung bình tháng 1: 16,50C - 170C (thấp nhất tuyệt đối chưadưới 50C)

- Nhiệt độ trung bình tháng 7: 28,50C - 390C (cao nhất tuyệt đối chưa quá41,50C) và hình thành 2 mùa rõ rệt

Trang 29

- Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 280C - 320C, cao nhất

Độ ẩm

Độ ẩm không khí trung bình 80% - 85%, tháng 2 và tháng 3 có độ ẩm khôngkhí cao gần 90%, tạo điều kiện cho nhiều dịch bệnh phát triển ở người, gia súc vàcác loại cây trồng

Tháng 5 và tháng 6 độ ẩm không khí thấp, ảnh hưởng trực tiếp đếnkhả năngphơi màu, thụ phấn cho cây trồng nhất là lúa, do đó làm cho năng suất thấp, chấtlượng kém

d Đặc điểm thủy văn

Có hệ thống sông Mậu Khê và hàng chục ha mặt nước có tác dụng cải thiệnmôi trường về mùa hè và cảnh quan thiên nhiên Đây là nới tiêu úng và tiêu nguồnnước thải ở đồng ruộng Chế độ nước của xã phụ thuộc vào hệ thống tưới Bắc sông

Trang 30

Mã từ tháng 7 đến tháng 10, chế độ thủy văn có ảnh hưởng lớn đến bố trí sản xuất

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã năm 2015 là652.83 ha.[4]

- Diện tích đất nông nghiệp: 474.9 ha, chiếm 72.74% tổng diện tích tự nhiên

- Đất phi nông nghiệp: 174.91 ha, chiếm 26.79% tổng diện tích tự nhiên

- Đất chưa sử dụng: 3.03 ha, chiếm 0,47% tổng diện tích tự nhiên

Mặt nước

Thiệu Phú năm 2015 có 10.94 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng,trong đó có: 9 ha diện tích sông Mậu Khê là nguồn cung cấp nước cho sản xuấtnông nghiệp, còn lại 1.94 ha là diện tích mặt nước ao hồ hiện đang sử dụng để nuôitrồng thủy sản

Tài nguyên nhân văn

Toàn xã năm 2015 có 8126 nhân khẩu, 2117 hộ được chia thành 8 thôn Trongcác cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Thiệu Phú đã đóng góp sức người, sứccủa cho tiền tuyến đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đã có 127 giađình thương binh, bệnh binh và 118 gia đình liệt sỹ hy sinh vì tổ quốc

Những năm qua xã đã đẩy mạnh hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, phongtrào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, thực hiện tốt cơ chế dân chủ ở cơ sở,giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong lễ hội, thực hiện tốt quy ước nôngthôn, quy ước làng xã văn hóa

Xã có môi trường sinh thái tương đối tốt Đất, nước, không khí trong lành

Trang 31

Tuy nhiên trong những năm gần đây, do sự phát triển của kinh tế - xã hội theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã bắt đầu có sự thay đổi về cảnh quan, môitrường Nguồn nước đã bị ô nhiễm nhẹ, đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

a Điều kiện kinh tế

Kinh tế chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi chiếm 37%, TTCN – xây dựngchiếm 33%, dịch vụ - thương mại chiếm 30% Đảng uỷ - UBND xã Thiệu Phú đãtập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất ở các vùng quy hoạch lúa thâm canh,năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trên địa bàn toàn xã tổng số 224,81ha Đưa cácgiống lúa lai có tiềm năng năng suất cao vào gieo trồng, thực hiện nghiêm ngặt lịchthời vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Thực hiện quy hoạch

hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng và từng bước đưa cơ giới hoá đồng bộ vàophục vụ sản xuất nông nghiệp

Thu nhập trung bình trong toàn xã năm 2015 là 22,3 triệu đồng/người/năm.Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm là 15 %

- Khu vực kinh tế dịch vụ: Là địa phương nằm trên Quốc lộ 45 cách trung tâm

thành phố Thanh Hoá 17km nên thuận lợi phát triển các ngành nghề kinh doanh.Trên cơ sở ngành nghề hiện có kết hợp với vị trí địa lý thuận lợi và điều kiện môitrường dịch vụ thương mại của địa phương, những năm qua dịch vụ hàng hoá pháttriển ngày càng sâu rộng nhất là dịch vụ vận tải Các dịch vụ về nông nghiệp cũngphát triển mạnh mẽ phục tốt nhu cầu sản xuất của nhân dân

- Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn: Khu dân cư nông thôn được

hình thành từ rất lâu đời, tập trung thành làng bản, thôn xóm với tính cộng đồngrất cao Những năm gần đây, khu dân cư nông thôn có sự đầu tư, quản lý chặtchẽ đã làm cho bộ mặt nông thôn thực sự thay đổi Hệ thống giao thông nôngthôn, đường làng ngõ xóm, nội đồng đang dần được bê tông, cứng hoá, vệ sinhmôi trường được chú trọng Hình thành khu sản xuất, làng nghề, khu ở riêng biệt,tránh ô nhiễm môi trường

Trang 32

Việc phát triển mở rộng khu dân cư nông thôn hầu hết là sử dụng vào đất nôngnghiệp xung quanh làng Do vậy, để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướngcông nghiệp hoá, hiện địa hoá cần phải có định hướng quy hoạch cụ thể.

b Thực trạng xã hội

Đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã còn 4.41% Trong xã có4298/4708 lao động đạt 91.29% số lao động trong toàn xã có việc làm thườngxuyên Còn lại 410 lao động chưa có việc làm thường xuyên do thiếu vốn, thiếuphương tiện sản xuất và sinh viên mới ra trường chưa tìm được việc làm Tỷ lệ laođộng qua đào tạo nghề là 1727/4708 người, đạt 36.68%

Người dân được hưởng thụ các dịch vụ công cộng góp phần bảo vệ sức khỏe,thuận lợi trong quá trình tiếp nhận các nguồn thông tin, đặc biệt là thông tin thịtrường, giá cả, dịch bệnh,dự báo thời tiết để có các biện pháp trong sản xuất, ứngphó kịp thời, hạn chế được rủi ro Bên cạnh đó người dân cũng dần am hiểu về phápluật, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực hiện được nếp sống vănminh, gia đình văn hóa, mẫu mực, con cháu hiếu thảo; ý thức được về cuộc sốngcộng đồng, tình làng nghĩa xóm ngày càng được thắt chặt, gắn bó hơn

Đã có sự chuyển đổi dần cơ cấu lao động trong nông thôn, tăng tỷ lệ lao độngcông nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo.Năng lực của cán bộ xã, thôn không ngừng được nâng lên, củng cố và pháttriển được hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh; an ninh trật tự xã hộiđược giữ vững và ổn định

3.1.3 Đánh giá chung

a Thuận lợi

Về điều kiện tự nhiên, xã Thiệu Phú có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh

tế, xã hộ của địa phương: đó là gần trung tâm đô thị huyện lỵ; giao thông đi lạithuận tiện có quốc lộ 45 chạy xuyên qua địa bàn xã, địa hình tương đối bằng phẳng,đất đai có nguồn gốc là phù sa sông Chu nên đặc tính lý hóa phù hợp với sự sinh

Trang 33

trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, thời tiết, khí hậu cho phép được trồngnhiều vụ trong năm.

Nhân dân trong xã cần cù, chịu khó, ham học hỏi, đã có nhiều kinh nghiệmtrong sản xuất nông nghiệp, sáng tạo phát huy thế mạnh các nghề phù hợp với nhucầu và thị hiếu người tiêu dùng

Đội ngũ cán bộ xã đã và đang được nâng cao về trình độ quản lý, chuyên mônnghiệp vụ, tích cực tiếp thu cái mới

Cơ sở hạ tầng các công trình phúc lợi văn hóa, y tế, giáo dục được quan tâmđảm bảo, giao thông đi lại dễ dàng, tạo điều kiện thích hợp cho việc giao lưu, tiếpthu công nghệ, khoa học, kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng đã hình thành, tuy nhiên một

số công trình đã xuống cấp

Trang 34

3.2 Thực trạng đề án xây dựng nông thôn mới của xã Thiệu Phú

3.2.1 So sánh hiện trạng nông thôn của xã Thiệu Phú trước khi có đề án nông thôn mới với Bộ tiêu chí quốc gia

Bảng 3.1: Thực trạng nông thôn theo bộ tiêu chí nông thôn mới tại xã Thiệu

Phú trước khi có đề án nông thôn mới

TT Tiêu chí Mô tả tiêu chí

Quy định của

bộ tiêu chí quốc gia khu vực Bắc Trung Bộ

Hiện trạng nông thôn xã Thiệu Phú trước khi có đề án

NTM năm 2010

ĐVT

Hiện trạng trước khi có

đề án NTM năm 2010

Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia (khu vực Bắc Trung Bộ)

vụ

Đạt

Đạt/

chưađạt

Đạt Đạt

1.2 Quy hoạch phát triển cơcấu hạ tầng KT – XH môitrường

Đạt

Đạt/

chưađạt

Đạt Đạt

1.3 Quy hoạch phát triển cáckhu dân cư mới và chỉnh trangcác khu dân cư hiện có theohướng văn minh bảo tồn đượcbản sắc văn hóa tốt đẹp

Đạt

Đạt/

chưađạt

100% % 100% Đạt

Trang 35

TT Tiêu chí Mô tả tiêu chí

Quy định của

bộ tiêu chí quốc gia khu vực Bắc Trung Bộ

Hiện trạng nông thôn xã Thiệu Phú trước khi có đề án

NTM năm 2010

ĐVT

Hiện trạng trước khi có

đề án NTM năm 2010

Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia (khu vực Bắc Trung Bộ)

2.2 Tỷ lệ km đường trục thôn,xóm được cứng hóa đạt chuẩntheo cấp kỹ thuật của bộGTVT

70% % 100% Đạt

2.3 Tỷ lệ km đường ngõ xómsạch và không lầy lội trongmùa mưa

100%(70

%cứnghoá)

% 100% Đạt

2.4 Tỷ lệ km đường trục chínhnội đồng được cứng hóa, xe

cơ giới đi lại thuận tiện

Đạt Đạt

3.2 Tỷ lệ kênh mương do xãquản lý được kiên cố hóa 85% % 48.8% Chưa đạt

4 Điện

4.1 Hệ thống điện đảm bảoyêu cầu kỹ thuật của ngành

điện

Đạt

Đạt/

chưađạt

Đạt Đạt

4.2 tỷ lệ hộ dùng điện thườngxuyên , an toàn từ các nguồn 98% % 100% Đạt

Đạt

Đạt/

chưađạt

Chưađạt Chưa đạt6.2 Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa

và khu thể thao thôn đạt 100% % 50% Chưa đạt

Trang 36

TT Tiêu chí Mô tả tiêu chí

Quy định của

bộ tiêu chí quốc gia khu vực Bắc Trung Bộ

Hiện trạng nông thôn xã Thiệu Phú trước khi có đề án

NTM năm 2010

ĐVT

Hiện trạng trước khi có

đề án NTM năm 2010

Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia (khu vực Bắc Trung Bộ)

chuẩn theo tiêu chí của Bộ

VH – TT – DL7

Chưađạt Chưa đạt

8 Bưu

điện

8.1 Xã có điểm phục vụ bưuchính viễn thông so với tổng

số xã trong huyện

Đạt

Đạt/

chưađạt

Đạt Đạt

8.2 Xã có Internet đến thôn sovới tổng số xã trong toànhuyện

Đạt

Đạt/

chưađạt

Đạt Đạt

9 Nhà ở

dân cư

9.1Nhà tạm, dốt nát Không Số nhà 0 Đạt9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu

chuẩn của bộ xây dựng 80% % 85% Đạt

III Kinh tế và tổ chức sản xuất

10 Thu

nhập

Thu nhập bình quân đầungười / năm so với mức bìnhquân chung của tỉnh

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi

có việc làm thường xuyên 80% % 85% Đạt

Trang 37

TT Tiêu chí Mô tả tiêu chí

Quy định của

bộ tiêu chí quốc gia khu vực Bắc Trung Bộ

Hiện trạng nông thôn xã Thiệu Phú trước khi có đề án

NTM năm 2010

ĐVT

Hiện trạng trước khi có

đề án NTM năm 2010

Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia (khu vực Bắc Trung Bộ)

đạt14.2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp

THCS được tiếp tục học trunghọc phổ thông( phổ thông,bổtúc, học nghề)

80% % 95% Đạt14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo >35% % 38% Đạt

15 Y tế

15.1 Tỷ lệ người dân tham giacác hình thức bảo hiểm y tế ≥30% % 55% Đạt15.2 Y tế xã đạt chuẩn quốc

Đạt/

chưađạt

Đạt Đạt

16 Văn hóa

70% số thôn, bản đạt tiêuchuẩn làng văn hóa theo tiêuchí của Bộ VH- TT- DL

Đạt

Đạt/

chưađạt

Đạt Đạt

17 Môi

trường

17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụngnước sạch hợp vệ sinh theoquy chuẩn quốc gia

85% % 100% Đạt

17.2 Cơ sở SX- KD đạt tiêuchuẩn về môi trường Đạt

Đạt/

chưađạt

Đạt Đạt

17.3 Không có các hoạt độngphát triển môi trường và cócác hoạt động phát triển môitrường xanh sạch, đẹp

Đạt

Đạt/

chưađạt

Đạt Đạt

17.4 Nghĩa trang được xâydựng theo quy hoạch so với sốnghĩa trang toàn huyện

Đạt

Đạt /chưađạt

Chưađạt Chưa đạt

17.5 Chất thải được thu gom

và xử lý theo quy định Đạt

Đạt/

chưađạt

Chưađạt Chưa đạt

Trang 38

TT Tiêu chí Mô tả tiêu chí

Quy định của

bộ tiêu chí quốc gia khu vực Bắc Trung Bộ

Hiện trạng nông thôn xã Thiệu Phú trước khi có đề án

NTM năm 2010

ĐVT

Hiện trạng trước khi có

đề án NTM năm 2010

Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia (khu vực Bắc Trung Bộ)

Đạt Đạt

18.2 Có đủ các hệ thống chínhtrị cơ sở theo quy định Đạt

Đạt/

chưađạt

Đạt Đạt

18.4 Các tổ chức đoàn thểchính trị của xã đều đạt danhhiệu tiên tiến trở lên

Đạt

Đạt/

chưađạt

Đạt Đạt

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thiệu Hóa

Tiêu chí số 1: Quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch

Xã đã được UBND huyện Thiệu Hóa phê duyệt quy hoạch xây dựng nôngthôn mới đến năm 2015 gồm các quy hoạch sau:

Trang 39

So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí 1 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM : Đạt

Tiêu chí số 2: Giao thông

- Hiện trạng của hệ thống đường giao thông trên địa bàn xã trước khi có NTMbao gồm: đường quốc lộ 45, tỉnh lộ, đường liên thôn, đường trục chính thôn, xóm,đường ngõ, xóm và đường trục chính nội đồng là 46,56 km

+ Số km đường liên thôn là 2,16 km; đường trục thôn, xó 17,56 km; đườngngõ, xóm 6,94 km; đường trục chính nội đồng 16 km

+ Tổng số cầu, cống, tràn trên đường liên thôn; đường trục thôn, xóm; đườngngõ, xóm và trục chính nội đồng: cầu 2 cái/12md; cống 251 cái/878md; tràn 1cái/15md

- Số km đường đã đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT cho từng loạiđường theo nội dung sau đây:

+ Đường liên thôn: Tổng số 2,16 km, số km nhựa hóa đạt chuẩn 2,16; đạt100% so với tổng số

+ Đường thôn, xóm: tổng số 17,56 km, số km cứng hóa đạt chuẩn 17,56 km;đtạ 100% so với tổng số

+ Đường ngõ, xóm: tổng số 6,94 km, số km sạch, không lầy lội vào mùamưa 6,94 km, đạt 100% so với tổng số; số km cứng hóa 6,94 km, đạt 100% sovới tổng số

+ Đường trục chính nội đồng: tổng số 16 km, số km được cứng hóa, xe cơ giới

đi lại thuận tiện 5,7 km, đạt 35,6% so với tổng số

- Công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng hệ thống đường giao thông: Hàng thángUBND xã chi kinh phí và cùng với sự tham gia của cộng đồng dân cư; dọn vệ sinhhai bên lề đường, nạo vét rãnh ngang, rãnh dọc nhằm tiêu thoát nước đảm bảo sựbền vững lầu dài cho nền mặt đường

So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia NTM:+ Tỷ lệ km đường giao thông liên thôn đã nhựa hóa đạt chuẩn 100%;

Trang 40

+ Tỷ lệ đường trục thôn, xóm; đường ngõ, xóm đã cứng hóa đạt chuẩn 100%;+ Tỷ lệ km đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đã cứng hóađạt 100%;

+ Tỷ lệ km đường giao thông trục chính nội đồng đã cứng hóa đạt 35,6%,chưa đạt;

So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí 2 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM : Chưa đạt

Tiêu chí số 3: Thủy lợi

- Hệ thống công trình thủy lợi có trên địa bàn xã: Sông Mậu Khê là nguồn lựccung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, hệ thống kênh mương tưới tiêu chủ lựcchính là 22,5 km; 7 trạm bơm tưới, 1 đập tràn, 251 cống

- Nhìn chung hệ thống thủy lợi của xã đã cơ bản đáp ứng yêu cầu tưới tiêu vàcung cấp nước cho sản xuất, phòng chống lụt bão

- Số km kênh mương do xã quản lý đã được cứng hóa 11 km, tỷ lệ 48,8% sovới tổng số; so với tiêu chí đạt 57,5%/85%

So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí 3 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM: Chưa đạt

Tiêu chí số 4: Điện

- Hệ thống cung cấp điện cho xã: có 7 trạm biến áp, trong đó có 7 trạm đạt yêucầu, bao gồm trạm biến áp làng tra thôn, thôn Phú Thịnh, thôn Vĩnh Điện, thônNgọc Tỉnh, làng Đỉnh Tân, thôn Thuận Tôn

- Số km đường dây hạ thế 24.5 km đã đạt chuẩn

- Tình hình quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống điện: nhìn chung được sựquan tâm quản lý, điều hành và thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng của ngành điệnnên điện sinh hoạt cho nhân dân, điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp luôn đượcđảm bảo

- Tỷ lệ hộ dùng điện 100%

- Mức độ đáp ứng yêu cầu về điện cho sản xuất 100%

Ngày đăng: 11/07/2016, 17:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Cù Ngọc Hưởng (2012), Lý luận, thực tiễn và các chính sách xây dựng nông thôn mới ở các nước Châu Mỹ. Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn, Dự án MISPA, Hà Nội, 12/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận, thực tiễn và các chính sách xây dựng nông thôn mới ở các nước Châu Mỹ
Tác giả: Cù Ngọc Hưởng
Năm: 2012
1. Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn (số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009), Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
3. Edward P. Reed- Trưởng đại diện Quỹ Châu Á (2011), Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại một số nước Châu Á;Hội Thảo về xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội tháng 10/2013 Khác
4. Phòng TN và MT huyện Thiệu Hóa (2015), Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai xã Thiệu Phú đến ngày 31/12/2015 Khác
5. Tô Huy Rứa (2011), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đổi mới ở Việt Nam Khác
6. Thủ tướng Chính phủ (số 800/QĐ - TTg ngày 4/6/2010), Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 Khác
7. Thủ tướng Chính phủ (số 491/QĐ - TTg ngày 16/04/2009), Quyết định về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
8. Thủ tướng Chính phủ (số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013),Quyết định về việc sửa đổi 5 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
9. TS.Nguyễn Thị Hải Yến (2015), Giáo trình quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn Khác
10. UBND xã Thiệu Phú (2012), Báo cáo tổng hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa đến năm 2015 Khác
11. UBND xã Thiệu Phú (2013), Đề án xây dựng nông thôn mới xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa Khác
12. UBND xã Thiệu Phú (2015), Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới năm 2015 của xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w