Bàn về khái niệm giao tiếp tt Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người, hoặc giữa người với các yếu tố xã hội nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất địn
Trang 1GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
PGS.TS ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN
Trang 2GIỚI THIỆU MÔN HỌC
GIAO TIẾP KINH DOANH
• Ý nghĩa của môn học
• Mục đích nghiên cứu
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Phương pháp nghiên cứu
• Kết cấu của môn học
Trang 3Ý nghĩa của môn học
Giao tiếp là một nhu cầu, một hoạt động không thể thiếu của con người
Với các nhà quản trị thì giao tiếp lại càng quan trọng
=> Cần phải có khả năng giao tiếp tốt
Trang 4Mục đích nghiên cứu
• Cung cấp cho sinh viên những kiến thức
cơ bản về giao tiếp
• Thực hành các kỹ năng giao tiếp
• Giúp sinh viên trở thành các nhà quản trị
có kỹ năng giao tiếp tốt
Trang 5Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ: Nghe, viết, nói, thuyết trình
Trang 6Phương pháp nghiên cứu
• Nghe giảng
• Nghiên cứu tài liệu
• Làm việc theo đội nhóm
• Thuyết trình
• Ngiên cứu và xử lý các tình huống giao
tiếp
Trang 7Phương pháp đánh giá
• 40% điểm do kết quả làm việc trên lớp
(tham gia thuyết trình, thảo luận, xử lý các tình huống, viết bài,…) quyết định
• 60% điểm do bài thi cuối khóa quyết định.
Trang 8Kết cấu của môn học
• Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản
về giao tiếp
• Chương 2: Các nguyên tắc trong giao tiếp
• Chương 3: Kỹ năng nghe hiểu
• Chương 4: Kỹ năng thuyết trình
• Chương 5: Kỹ năng viết
• Chương 6: Giao tiếp phi ngôn ngữ.
Trang 9Tài liệu tham khảo
Giao tiếp trong kinh doanh và cuộc sống
International Business Negotiations.
Trang 10Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CƠ BẢN VỀ GIAO TIẾP
• Khái niệm giao tiếp
• Tầm quan trọng của giao tiếp trong kinh
doanh và trong cuộc sống.
• Các phương tiện giao tiếp.
• Các loại hình giao tiếp.
• Quá trình giao tiếp.
Trang 111 Bàn về khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là gì?
Trang 121 Bàn về khái niệm giao tiếp (tt)
– Giao tiếp là sự trao đổi thông tin.
– Giao tiếp là việc chuyển tải ý tưởng từ người này sang người khác.
– Giao tiếp là việc nói với người khác một điều
gì đó.
– Giao tiếp là việc chia sẻ thông tin và tạo dựng những mối quan hệ,
– Giao tiếp là giới thiệu mình với người khác.
– Giao tiếp là việc hướng dẫn người khác làm một việc gì đó,…
Trang 131 Bàn về khái niệm giao tiếp (tt)
Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người, hoặc giữa người với các yếu tố xã hội nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định Giao tiếp bao hàm hàng loạt yếu tố, như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác
Trang 141 Bàn về khái niệm giao tiếp (tt)
Tương ứng với các yếu tố trên thì giao tiếp
có ba khía cạnh chính: giao lưu, tác động
qua lại và tri giác (xem Nghệ thuật giao
tiếp và thương lượng trong kinh doanh, TS Thái Trí Dũng, Tr.6, 7 và Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp trong thương mại, TS Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Phương Trung, tr.136).
Trang 151 Bàn về khái niệm giao tiếp (tt)
Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa các cá nhân thông qua một hệ thống bao gồm các ký hiệu, các dấu hiệu và hành vi Giao tiếp cũng có thể hiểu là các hình thức biểu lộ tình cảm, trò chuyện, diễn thuyết, trao đổi thư tín, thông tin Như vậy, giao tiếp là xây dựng một bản thông điệp, gửi nó đi với hy vọng người nhận sẽ hiểu được nội dung của bản thông điệp
đó (Xem Giao tiếp trong kinh doanh, TS Vũ Thị
Phượng, Dương Quang Huy, tr.9).
Trang 161 Bàn về khái niệm giao tiếp (tt)
Giao tiếp là việc trao đổi thông tin giữa con người và thường dẫn tới hành động.
(Theo các tác giả của bộ sách “Học để thành công
- học để làm giàu” của Chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MDDF)
Trang 17
1 Bàn về khái niệm giao tiếp (tt)
Còn theo chúng tôi
Giao tiếp là hành vi và quá trình, trong đó con người tiến hành trao đổi thông tin với nhau, nhận thức, đánh giá về nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.
Trang 182 Tầm quan trọng của giao tiếp
Trang 192 Tầm quan trọng của giao tiếp (tt)
trên, giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng cả trong cuộc sống lẫn trong kinh doanh.
thành công của một người chỉ có mười lăm phần trăm dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn tám mươi lăm phần trăm phải dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người ấy.”
Trang 202 Tầm quan trọng của giao tiếp (tt)
Và kết quả điều tra độc giả của Tạp chí Kinh doanh Havard được thực hiện gần đây cũng đưa ra những con số rất đáng lưu ý, như:
– 100% số người được hỏi đều cho rằng: giao tiếp (trao đổi thông tin) có vai trò đặc biệt quan trọng.
– Trong các lĩnh vực mua bán và xúc tiến thương mại - đầu tư, thì trao đổi thông tin bằng miệng (giao tiếp nhờ kỹ năng nói) được xếp vị trí cao nhất trong số 15 kỹ năng quan trọng, cần thiết phải có.
Trang 212 Tầm quan trọng của giao tiếp (tt)
– 90% số giám đốc phụ trách nhân sự được phỏng vấn khẳng định rằng: giao tiếp vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo đảm bảo sự thành công trong hoạt động kinh doanh ở thế kỷ thứ 21.
– Các nhà quản trị sử dụng 75-80% thời gian làm việc trong ngày cho giao tiếp, có nghĩa là
cứ một giờ làm việc thì các nhà quản trị dùng
45 phút cho việc giao tiếp.
Trang 222 Tầm quan trọng của giao tiếp (tt)
Giao tiếp có tầm quan trọng đặc biệt như
đã nêu, vì trong cuộc sống hàng ngày, ở mọi nơi, mọi tổ chức, người ta luôn tiến hành giao tiếp dưới các hình thức: hướng dẫn, thông báo, thuyết phục, động viên, đề nghị, tư vấn, đàm phán… nhằm mục đích:
– Chia sẻ thông tin;
– Dẫn tới hành động;
– Đưa những suy nghĩ và hành động của con
Trang 232 Tầm quan trọng của giao tiếp (tt)
Người ta giao tiếp với cấp trên (lãnh đạo), cấp dưới (nhân viên), đối tác (nhà cung cấp khách hàng, bè bạn, người thân) để truyền thông tin và ý tưởng đến người cần giao tiếp, để họ hiểu và thực hiện Giao tiếp giúp đưa những suy nghĩ, hành động của con người lại gần nhau, để cùng thực hiện mục tiêu chung Nếu không có giao tiếp thì cuộc sống cũng như mọi hoạt động trong kinh doanh không thể tiếp diễn
Trang 24Giao tiếp không thành công
Trang 25Giao tiếp không thành công có thể
do các nguyên nhân sau:
– Trong giao tiếp không đưa ra được thông tin/ thông điệp cần thiết.
– Thời điểm truyền đạt thông tin không phù
hợp.
– Thông điệp đưa ra bị sai.
– Sử dụng phương pháp giao tiếp không phù hợp.
– Gửi thông tin đến sai đối tượng/ địa chỉ.
Trang 262 Tầm quan trọng của giao tiếp (tt)
Giao tiếp là hoạt động rất quan trọng, nhằm đảm bảo cho cuộc sống, cũng như công việc kinh doanh diễn ra liên tục, nhịp nhàng, đúng cách và hiệu quả Nhà quản trị cần có khả năng giao tiếp tốt để hướng dẫn, thông báo, thuyết phục, khuyến khích, đề nghị, tư vấn, đàm phán,…Giao tiếp tốt cũng là nển tảng để tạo dựng, gìn giữ và vun đắp cho những mối quan hệ tốt đẹp Chính
vì vậy, mỗi nhà quản trị phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để có được khả năng giao tiếp tốt.
Trang 273 CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP:
Phương tiện giao tiếp: Là tất cả những yếu
tố mà con người sử dụng để trao đổi thông tin, thể hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ và những biểu hiện tâm lý khác trong quá trình giao tiếp
Bao gồm:
- Ngôn ngữ
- Phi ngôn ngữ
Trang 283 CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP:
Trang 293 CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP:
• Giao tiếp phi ngôn ngữ:
Trang 304 CÁC LOẠI HÌNH GIAO TIẾP:
- Cộng tác; - Thỏa hiệp; - Cạnh tranh;
- Nhượng bộ; - Tránh né…
Trang 315 Quá trình giao tiếp
• Quá trình trao đổi thông tin/ Quá trình
truyền thông
• Quá trình nhận thức.
• Quá trình tác động qua lại lẫn nhau.
Trang 32Quá trình trao đổi thông tin
Trong kinh doanh, quá trình trao đổi thông
tin gồm:
• Trao đổi thông tin giữa các cá nhân
• Trao đổi thông tin trong tổ chức.
Trang 33Trao đổi thơng tin giữa các cá nhân
Người gửi
Nhiễu
Trang 35Trao đổi thông tin trong tổ chức:
tin từ cấp trên truyền xuống cấp dưới
phản hồi lên cấp trên về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao
thông tin được truyền giữa những người đồng cấp – giữa các đồng nghiệp
Trang 36Quá trình nhận thức.
người khác là quá trình tri giác những đặc điểm bên ngoài và sự phán quyết về bản chất bên trong của đối tượng cần nhận thức
là quá trình trong đó mỗi người xây dựng cho mình một khái niệm/ hình ảnh về bản thân mình
Trang 37Quá trình tác động qua lại
lẫn nhau trong giao tiếp.
Giao tiếp không chỉ là quá trình trao đổi thông tin, nhận thức, đánh giá về nhau, mà còn là quá trình tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể giao tiếp Trong quá trình này con người tác động gây ảnh hưởng đến đối tác giao tiếp, đồng thời cũng chịu sự tác động, ảnh hưởng của đối tác Quá trình tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp được diễn ra dưới nhiều hình thức, như: lây lan, ám thị, bắt chước, thuyết phục, áp lực nhóm,…
Trang 38Bài tập thực hành:
1 Đứng trước một cái gương và nói (Tốt
hơn cả là có một đầu máy video để thu hình và xem lại) Chú ý lựa chọn ngôn từ
và cử chỉ Anh/chị sẽ thay đổi điều gì sau khi quan sát mình trong gương và lắng nghe những điều mình đã nói?
Trang 39Bài tập thực hành (tiếp):
2 Hãy viết một bài tự giới thiệu về bản thân
(dài 1 – 2 tr Khổ A 4)
Hãy đánh giá những điểm mạnh và điểm
yếu của anh/ chị với tư cách là người truyền tin bằng ngôn ngữ và truyền tin phi ngôn ngữ Dựa vào nền tảng kiến thức có được hãy lập và triển khai một kế hoạch thay đổi bản thân trong 6 tháng để trở thành người giao tiếp giỏi Anh/ chị có dự định chia sẻ kế hoạch rèn luyện đó với ai không? Nếu có thì
Trang 40Câu hỏi thảo luận nhóm:
Uy tín của công ty bạn trong thời gian
gần đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những sai sót tệ hại của sản phẩm và những lầm lẫn trong dịch vụ khách hàng Bạn được phân công làm trưởng nhóm chuyên gia để khắc phục tình trạng trên
Hãy cho biết:
• Chương trình làm việc của nhóm trong
phiên họp đầu tiên
Trang 41Câu hỏi thảo luận nhóm (tiếp):
• Những đối tượng bạn dự định sẽ tiếp xúc và
thông điệp bạn muốn đưa ra? Bạn sẽ nói gì với khách hàng? Theo bạn có nên tổ chức gặp gỡ toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty hay không? Nếu có thì bạn sẽ nói gì với họ?
• Hãy soạn một thông cáo báo chí để đăng trên
báo, đài, tivi.