Việc phỏng vấn trực tiếp những khách nội địa đi du lịch ở Núi Cấm để biết được mức độ thỏa mãn của họ như thế nào khi đến với Núi Cấm, những trải nghiệm của du khách sẽ giúp số liệu đề t
Trang 1KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUỲNH CHÍ CƯỜNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA KHI ĐI DU LỊCH Ở NÚI CẤM - TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Mã số ngành: 62340121
12 - 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUỲNH CHÍ CƯỜNG MSSV: 4115639
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA KHI ĐI DU LỊCH Ở NÚI CẤM TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Mã số ngành: 62340121
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN PHẠM THANH NAM
12 - 2014
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Luận văn này được thực hiện tại Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ Để có thể hoàn thành đề tài luận văn này, Tác giả đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn của nhiều cá nhân tập thể
Trước hết, Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Phạm Thanh Nam đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp
đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện luận văn Xin gửi lời tri ân nhất đối với những điều mà Thầy Cô đã dành cho tác giả
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã hỗ trợ tác giả rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình
Mặc dù tác giả đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không thể tránh một số thiếu sót Vì vậy, tác giả mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và bạn bè để bài viết được hoàn thiện hơn
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện
Huỳnh Chí Cường
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện
Huỳnh Chí Cường
Trang 5MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu c ụ thể 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4.1 Không gian nghiên cứu 2
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.4 Nội dung nghiên cứu 3
1.5 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU 3
1.5.1 Tài liệu trong nước 3
1.5.2 Tài liệu nước ngoài 8
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 11
2.1.1 Du lịch và bản chất của du lịch 11
2.1.1.1 Khái niệm du lịch 11
2.1.1.2 Bản chất của du lịch 12
2.1.2 Sản phẩm của du lịch 12
2.1.3 Khách du lịch và phân lo ại khách du lịch 12
2.1.3.1 Định nghĩa khách du lịch 12
2.1.3.2 Phân loại khách du lịch 13
2.1.4 Sự hài lòng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng 14
2.1.4.1 Khái niệm sự hài lòng 14
2.1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng 14
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 15
2.2.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách 15
2.2.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách nội địa khi đi du lịch ở Núi Cấm 18
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 23
2.3.1.1 Số liệu thứ cấp 23
2.3.1.2 Số liệu sơ cấp 24
2.3.2 Phương pháp phân tích 24
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH NÚI CẤM TỈNH AN GIANG 25
3.1 TÊN GỌI VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 25
Trang 63.1.1 Tên gọi 25
3.1.2 Vị trí địa lý 25
3.1.3 Điều kiện tự nhiên 26
3.2 DANH THẮNG VÀ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC 26
3.2.1 Danh thắng 26
3.2.2 Công trình kiến trúc nổi tiếng 27
3.3 TÌNH HÌNH DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH NÚI CẤM 31
3.3.1 Tiềm năng du lịch của Núi Cấm 31
3.3.2 Tình hình du lịch ở khu du lịch Núi Cấm 32
3.3.2.1 Số lượt khách đến khu du lịch Núi Cấm 32
3.3.2.2 Doanh thu khu du lịch Núi Cấm 33
CHƯƠNG 4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA KHI ĐI DU LỊCH Ở NÚI CẤM 35
4.1 THÔNG TIN CHUNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA 35
4.2 HÀNH VI DU LỊCH CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA 37
4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA 41
4.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 41
4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 43
4.3.3 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến 45
4.3.4 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với các dịch vụ của khu du lịch Núi Cấm 47
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA 50
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 50
5.1.1 Khó khăn và hạn chế còn tồn tại ở Núi Cấm 50
5.1.2 Từ kết quả nghiên cứu 51
5.1.3 Các ý kiến từ du khách nội địa 53
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA 53
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
6.1 KẾT LUẬN 56
6.2 KIẾN NGHỊ 57
6.2.1 Đối với sở văn hóa, thể thao và du lịch Tỉnh An Giang 57
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương 57
6.2.3 Đối với những người làm du lịch 58
6.2.4 Đối với người dân địa phương 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 1 61
PHỤ LỤC 2 65
Trang 7DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Bảng diễn giải các biến độc lập trong mô hình 18
Bảng 3.1 Số lượt khách đến khu du lịch Núi Cấm từ năm 2011 đến 6/2014 29
Bảng 3.2 Doanh thu của khu du lịch Núi Cấm từ năm 2011 đến 6/2014 31
Bảng 4.1 Bảng thể hiện thông tin cá nhân của du khách nội địa 32
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo sau khi loại biến 42
Bảng 4.3 Kết quả phân tích ma trận xoay nhân tố 43
Bảng 4.5 Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 45
Bảng 4.5 Đánh giá mức độ hài lòng đối với chất lượng dịch vụ của khu du lịch .47
Trang 8DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng 16
Hình 2.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với sức hút của du lịch sinh thái 16
Hình 2.3 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của Tribe và Snaith .17
Hình 2.4 Mô hình sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Sóc Trăng 17
Hình 2.5 Mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách nội địa 18
Hình 3.1 Ảnh tượng Phật Di Lạc trên đỉnh Núi Cấm 28
Hình 3.2 Ảnh Chùa Vạn Linh trên Núi Cấm 29
Hình 3.3 Hình ảnh Chùa Phật Lớn trên Núi Cấm 30
Hình 3.4 Hình ảnh Hồ Thủy Liêm trên Núi Cấm 30
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện số lần đi du lịch Núi Cấm của khách nội địa 37
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện mục đích đi du lịch của khách nội địa 38
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện đối tượng cùng đi du lịch của khách 39
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện phương tiện vận chuyển đến chân Núi 40
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện phương tiện vận chuyển lên Núi 40
Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện hình thức du lịch của khách 41
Hình 4.7 Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh 45
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐHCT Đại học Cần Thơ
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
UBND Ủy ban nhân dân
CP Cổ Phần
TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh
Trang 10
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tỉnh An Giang nằm ở phía tây nam của Tổ quốc, không chỉ được biết đến là tỉnh vựa lúa lớn nhất nhì cả nước với sản lượng lên tới 2 triệu tấn mỗi năm mà còn mang vẻ đẹp đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước Cửu Long nổi tiếng với nhiều vùng cảnh quan thiên nhiên đẹp, huyền bí thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch Tính đến năm 2009, doanh thu từ khách du lịch của tỉnh là 68 nghìn tỷ đồng tăng 13,3% so với năm 2008, đến năm 2013 con
số này lên tới 200 nghìn tỷ đồng tăng 25% so với năm 2012 Trong 4 tháng đầu năm 2014, ngành du lịch An Giang đón hơn 3,2 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 150 tỷ đồng tăng 48% so với cùng kỳ1
Theo Nghị quyết Tỉnh ủy
đã ban hành ngày 18/01/2013 về “Đẩy mạnh phát triển Du Lịch An Giang đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020” 2
, hiện nay Tỉnh tập trung thực hiện
kế hoạch khai thác tốt tiềm năng; lợi thế du lịch, cố gắng tạo ra bước đột phá phát triển toàn diện, đa dạng hóa các loại hình du lịch, đặc biệt là loại hình đặc trưng của Tỉnh đó là du lịch tâm linh trong đó An Giang sẽ đầu tư phát triển khu du lịch Núi Cấm và Núi Sam với miếu Bà Chúa Xứ Tỉnh đang từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng và mời gọi đầu tư các dịch vụ du lịch, chú trọng các khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, trong đó khai thác lợi thế độ cao, khí hậu của Núi
Cấm để đầu tư đưa khu du lịch Núi Cấm trở thành một “Đà Lạt” tại ĐBSCL
Ngày 13/03/2014, Ủy ban nhân dân Tỉnh An Giang ban hành quyết định số 355/QD-UBNN công nhận Núi Cấm là khu du lịch địa phương Khu
du lịch Núi Cấm nằm ở độ cao trên 700m với khí hậu mát mẻ, Núi Cấm mang nhiều vẻ đẹp hoang sơ, kì bí thu hút khoảng 1 triệu lượt khách mỗi năm đến tham quan du lịch Với những tiềm năng và thế mạnh như vậy, Núi Cấm thật
sự là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp đầu tư và khai thác du lịch Hiện tại, Núi Cấm có trên 10 dự án lớn được các công ty trong và ngoài tỉnh đầu tư, về phía Huyện, Tỉnh cũng đã có nhiều chính sách thông thoáng, thân thiện, giảm thuế nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đến khai thác tiềm năng du lịch làm cho Núi cấm ngày càng hoàn thiện hơn Cùng với sự phát triển của xã hội, khách du lịch ngày càng có những đòi hỏi cao hơn Những khu du lịch nào đáp ứng tốt những yêu cầu này sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cho mình thông qua việc tạo dựng lòng trung thành của du khách (Nguyễn Hồng Giang, 2010) Vì vậy, chính quyền địa phương đã và đang không ngừng
nổ lực thực hiện các chính sách quảng bá, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm thu hút khách du lịch đến với Núi Cấm nhiều hơn Tuy nhiên, cứ chú tâm vào việc phát triển cơ sở hạ tầng mà không chú trọng vào tâm lý, xu hướng, khả năng chi tiêu cho du lịch của du khách nên cũng chưa gọi là thành công Việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu du khách là việc khó khăn và tốn kém trong hoàn cảnh hiện nay, và để thực hiện công việc
Trang 11này đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về các yếu tố cấu thành dịch vụ du lịch
và biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ (Lưu Thanh Đức Hải, 2009) Vì thế,
để nâng cao chất lượng dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu du lịch của du khách nội địa
đối với khu du lịch, do đó Tôi quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của khách nội địa khi đến du lịch ở Núi Cấm – tỉnh An Giang”
làm luận văn tốt nghiệp Đây cũng là cơ sở nhằm xác định những mặt tích cực
và những tiêu cực trong công tác quản lý khu du lịch Núi Cấm, để từ đó đề xuất giải pháp xây dựng Núi Cấm ngày càng hoàn thiện hơn và trở thành một trong những khu du lịch bậc nhất ĐBSCL, góp phần làm cho ngành du lịch
của tỉnh An Giang ngày càng phát triển
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách nội địa khi
đến du lịch ở khu du lịch Núi Cấm tỉnh An Giang
Từ kết quả nghiên cứu ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2, đề xuất một số giải pháp mang tính khoa học nhằm nâng cao sự hài lòng của khách nội địa khi đến
du lịch ở Núi Cấm tỉnh An Giang
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nhu cầu, hành vi du lịch của khách nội địa tại khu du lịch Núi Cấm tỉnh
An Giang như thế nào?
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách nội địa đối
với khu du lịch Núi Cấm?
Những giải pháp nào nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách nội địa
khi đến du lịch ở khu du lịch Núi Cấm?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với số liệu sơ cấp được thu thập tại khu du lịch Núi Cấm, thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, Tỉnh An Giang Khác với nhiều nơi trong tỉnh An Giang, khu du lịch núi Cấm có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nhiều phong cảnh đẹp, hoang sơ thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch như: du lịch xanh, du lịch tham quan và du lịch văn hóa, Ủy ban nhân dân Tỉnh cũng đã công nhận Núi Cấm là khu du lịch địa phương, số lượng du khách đến với Núi Cấm ngày một tăng chứng tỏ đang được đầu tư rất nhiều, ngày một trở thành điểm đến hấp dẫn nhất trong Tỉnh Ngày thường có nhiều du khách lên Núi để hành hương hoặc đi tham quan nên
Trang 12sẽ thuận tiện cho việc lấy mẫu phục vụ nghiên cứu Ngoài ra, số liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài còn được thu thập từ các cơ quan, tổ chức có liên quan như: ban tổ chức khu du lịch Núi Cấm, sở văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh An Giang nhằm mục đích biết được số lượt khách đến với Núi Cấm cũng như doanh thu từ du lịch của địa bàn nghiên cứu
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 04/08/2014 đến tháng 01/12/2014, với số liệu thứ cấp như số lượt khách, doanh thu của khu du lịch được tổng hợp từ năm 2011 – 6/2014 Từ năm 2011, Núi Cấm có nhiều dự án đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, từ đó mới được nhiều người biết đến, nhiều người đến tham quan và chính quyền địa phương cũng tập trung hơn trong việc phát triển Núi Cấm trở thành khu du lịch trọng điểm của Tỉnh, vì vậy việc chọn khoảng thời gian này là hợp lý cho
đề tài Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp những khách nội địa tại khu du lịch Núi Cấm tỉnh An Giang Vào thời điểm này trên Núi Cấm có nhiều lễ hội, cúng chùa, mở tháp nên có nhiều du khách đến tham quan hay hành hương vì vậy việc thu thập số liệu sẽ thuận tiện dễ dàng hơn Thời gian đi phỏng vấn từ ngày 24/9/2014 đến ngày 5/10/2014
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành khảo sát trên những du khách nội địa
đã và đang đi du lịch ở khu du lịch Núi Cấm Tỉnh An Giang, vào những thời điểm họ nghỉ ngơi, ăn uống hay ngồi ngắm cảnh Việc phỏng vấn trực tiếp những khách nội địa đi du lịch ở Núi Cấm để biết được mức độ thỏa mãn của
họ như thế nào khi đến với Núi Cấm, những trải nghiệm của du khách sẽ giúp
số liệu đề tài đáng tin cậy hơn, từ đó đề ra những nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ hài lòng và giải pháp hợp lý hơn Ngoài ra, nghiên cứu còn tiếp cận đến các
tổ chức có liên quan đến đề tài nghiên cứu như sở văn hóa thể thao và du lịch
Tỉnh An Giang, ban tổ chức khu du lịch Núi Cấm huyện Tịnh Biên
1.4.4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài này tập trung phân tích nhu cầu, thực trạng hành vi du lịch của khách nội địa ở khu du lịch Núi Cấm tỉnh An Giang Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách nội địa khi đi du lịch tại Núi Cấm và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng Ngoài ra, nghiên cứu này còn phân tích chỉ số mức độ hài lòng của các biến thuộc nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách nội địa Từ những phân tích trên và cùng với thực tế tại khu du lịch, đề xuất một số giải pháp mang tính khoa học nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách nội địa khi đến
du lịch ở khu du lịch Núi Cấm
1.5 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU
1.5.1 Tài liệu trong nước
Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung và Trương Quốc Dũng
(2010), Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc
Trăng, Tạp chí khoa học 2011:20a 199-209 Số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài
Trang 13được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp 100 du khách nội địa tại một số điểm đến du lịch ở Sóc Trăng theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện Bài nghiên cứu sử dụng mô hình SERVPERF để đánh giá sự hài lòng, phương pháp thống
kê mô tả (trung bình cộng, độ lệch chuẩn) để phân tích thông tin cá nhân và xác định mức độ hài lòng của du khách, ngoài ra phương pháp Willingness to Pay (WTP – sự sẵn lòng chi trả) cũng được sử dụng để đo lường mức thỏa mãn của du khách về chi phi bỏ ra khi đi du lịch tại tỉnh Sóc Trăng Kết quả nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Sóc Trăng và mức hài lòng của du khách nội địa đối với Sóc Trăng, từ những cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của du khách khi đi du lịch tại Sóc Trăng nhằm phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng một cách hiệu quả Qua phân tích cho thấy du khách hài lòng ở mức độ trung bình đối với ngành du lịch Sóc Trăng, 5 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách là:
“Yếu tố an ninh, an toàn”, “Cảnh quan môi trường”, “Yếu tố con người”, “Cơ
sở hạ tầng du lịch” và “Hoạt động tại điểm đến” thông qua 15 tiêu chí Ngoài
ra, kết quả khảo sát còn cho thấy khách địa phương và khách nội địa đều hài lòng với số tiền thực phải chi so với số tiền mà họ sẵn sàng chi trả, mức độ thỏa mãn của khách trong nước cao hơn khách địa phương Tuy nhiên, nghiên cứu chưa thể hiện được mức độ tác động của từng nhân tố đưa ra đến sự hài
lòng của du khách
Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung, Võ Hồng Phượng và Mai
Thị Triết (2010), Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Phú Quốc, kỷ
yếu khoa học 2012: 195-202 trường Đại học Cần Thơ Số liệu trong đề tài được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp 100 du khách đang đi du lịch tại Phú Quốc (60 khách nội địa và 40 khách quốc tế) Nghiên cứu ứng dụng mô hình mức độ quan trọng – mức độ thể hiện (IPA) nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Phú Quốc, nghiên cứu dựa trên 5 tiêu chí và 22 biến của Parasuraman; đồng thời thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả để đánh giá thông tin cá nhân của đáp viên, phương pháp so sánh cặp (Paired – samples t test) nhằm kiểm định sự chênh lệch giữa yêu cầu của du khách và sự đáp ứng của nhà cung ứng du lịch về các yếu tố chất lượng dịch vụ du lịch Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng dịch vụ du lịch ở Phú Quốc còn khá thấp, chưa đáp ứng được sự mong đợi của du khách Có 5 yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ là yếu tố hữu hình, sự tin cậy, trách nhiệm, đảm bảo và cảm thông thông qua 23 biến quan sát Từ kết quả phân tích IPA, nghiên cứu đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ở Phú Quốc như tăng cường thu hút đầu tư, quy hoạch phát triển du lịch mang tính dài hạn, thực hiện đào tạo tại chỗ và tăng cường quản lý nhà nước về giá cả Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là thời gian thu thập dữ liệu không trải đều trong năm, những nghiên cứu tiếp theo nên tiến hành thu mẫu khảo sát dàn trải ở tất cả mùa thấp điểm và cao điểm ở Phú Quốc để có cái nhìn toàn diện hơn về dịch
vụ của du lịch Phú Quốc
Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2009), Phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang, Tạp
chí khoa học 2011:19b 85-96 trường Đại học Cần Thơ Số liệu sử dụng trong
Trang 14nghiên cứu này được thu thập từ kết quả khảo sát 295 du khách trong đó có 97 khách quốc tế theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo địa bàn (4 địa bàn chính là Rạch Giá, Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc) nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang Số liệu được tác giả xử lý bằng phần mền SPSS, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm thu nhỏ và phân nhóm các nhân tố Từ kết quả phân tích, tác giả
đã chỉ ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách là “Tiện nghi cơ
sở lưu trú”, “Phương tiện vận chuyển thoải mái”, “Thái độ hướng dẫn viên”,
“Cơ sở hạ tầng” và “Hình thức hướng dẫn viên”, thông qua 14 biến quan sát, 5 thành tố nói trên đều có quan hệ nhân quả với sự hài lòng của du khách Trong
đó, thái độ hướng dẫn viên tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của du khách Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến sự hài lòng của du khách
Nguyễn Quốc Nghi (2012), Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài
lòng của cộng đồng đối với phát triển du lịch Homestay tại các cù lao ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tạp chí khoa học – Đại học Cần Thơ Số liệu
của nghiên cứu được thu thập từ 218 hộ gia đình tại 4 cù lao (Thới Sơn, An Bình, Thanh Bình, Tân Lộc) nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cộng đồng đối với phát triển du lịch Homestay tại các
cù lao ở khu vực ĐBSCL Tác giả tiến hành các phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm phân nhóm và thu nhỏ các nhân tố trong mô hình và sử dụng mô hình hồi quy tiến tính đa biến để biết được mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố đối với sự hài lòng của cộng đồng Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng là “Lợi ích vật chất và tinh thần”,
“Vốn xã hội”, “Dịch vụ tiện ích công”, “Môi trường và sức khỏe” và “Chính quyền địa phương” thông qua 22 biến quan sát Trong đó “Lợi tích vật chất và tinh thần” là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của cộng đồng đối với sự phát triển của du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực ĐBSCL Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của cộng đồng vẫn còn hạn chế, tác động chưa cao Ngoài ra, đề tài cũng chỉ ra rằng cộng đồng tại các cù lao rất mong đợi sự phát triển của loại hình du lịch homestay sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ, tạo nhiều việc làm nâng cao thu
nhập cho hộ gia đình, góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống địa phương
Nguyễn Tài Phúc (2010), Khảo sát sự hài lòng của du khách đối với
hoạt động du lịch sinh thái ở Phong Nha – Kẻ Bàng, Tạp chí khoa học - Đại
học Huế số 60 (2010) Tác giả đã tiến hành điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp 151 du khách sau khi đã tham quan và trải nghiệm các dịch vụ tại khu du lịch sinh thái Phong Nha – Kẻ Bàng nhằm đánh giá sự hài lòng của du khách Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu như thống kê mô tả để phân tích thông tin cá nhân của du khách, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) để thu nhỏ và phân nhóm các nhân tố và phân tích hồi quy tuyến tính để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng Từ kết quả phân tích, tác giả đã nghiệm ra các yếu tố tích cực và tiêu cực về hoạt động du lịch sinh thái ở Phong Nha – Kẻ
Trang 15Bàng, sự hài lòng của du khách khi tham quan Phong Nha – Kẻ Bàng được đánh giá ở mức trung bình, các nhân tố đều có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của du khách, 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách như
“Tiếp đón và hướng dẫn”, “Giá cả các dịch vụ”, “Dịch vụ thuyền du lịch”,
“Cảnh quan thiên nhiên hang động”, “Chất lượng dịch vụ ăn nghỉ”, “Đường đi lại trong các hang động”, “Vệ sinh mô trường” và “An ninh trật tự, dịch vụ hàng lưu niệm” thông qua 21 biến quan sát Trong đó, nhân tố “tiếp đón và hướng dẫn” tác động mạnh nhất đến sự hài lòng du khách Để nâng cao sự hài lòng của du khách, tác giả đã đề xuất một số giải pháp như các cơ sở kinh doanh du lịch ở địa bàn nghiên cứu cần tập trung nâng cao chất lượng hoạt động tiếp đón, niêm yết giá các dịch vụ, nâng cao nghiệp vụ nhân viên và đầu
tư phát triển các phương tiện, đường sá phục vụ du khách Do nhu cầu của du khách ở từng thời điểm mà có tâm lý khác nhau nên khó khăn trong việc khái quát mẫu
Nguyễn Trọng Nhân (2012), Đánh giá mức độ hài lòng của du khách
nội địa đối với du lịch miệt vườn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tạp chí
khoa học ĐHSP - TPHCM số 52 năm 2013 Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đối với 160 du khách nội địa đến du lịch tại miệt vườn ĐBSCL nhằm đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch miệt vườn vùng ĐBSCL Các phương pháp phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: phương pháp thống kê mô tả (tần suất và trung bình) nhằm mô tả thông tin cá nhân của đáp viên và thực trạng của khách du lịch, kiểm định trị trung bình của hai mẫu phối hợp từng cặp (Paired-Samples T-Test) để so sánh số trung bình giữa giá trị cảm nhận (P) và giá trị mong đợi (E), đánh giá độ tin cậy thang đo (Scale Reliability Analysis), phân tích tương quan giữa hai biến (sử dụng hệ số tương quan Pearson) để đánh giá sự tương quan giữa 2 biến mức độ hài lòng và khả năng quay lại của du khách và phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) để phân nhóm các nhân tố Kết quả nghiên cứu cho thấy, miệt vườn vùng ĐBSCL được du khách đánh giá ở mức khá hấp dẫn (3,61) điểm theo thang đo 5 mức độ, thấp nhất 1 và cao nhất là 5), có 7 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách là “Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch”, “Cơ sở lưu trú”, “Phương tiện vận chuyển tham quan”, “Dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí”, “An ninh trật tự và an toàn”, “Hướng dẫn viên du lịch” và “Giá cả các loại dịch vụ” thông qua 27 biến quan sát Tương quan giữa 2 biến mức độ hài lòng và dự định quay lại du lịch ở lần tiếp theo (r = 0,46), tương quan trung bình Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, sự hài lòng của du khách càng cao thì khả năng quay lại du lịch ở những lần tiếp theo càng lớn đồng thời cũng kích thích việc du kịch bằng hình thức truyền miệng Tuy nhiên tác giả chưa chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài
lòng của du khách đối với du lịch miệt vườn ở ĐBSCL
Nguyễn Văn Mạnh và Lê Chí Công (2012), Chất lượng điểm đến:
nghiên cứu so sánh giữa hài thành phố du lịch biển Việt Nam, Phát triển kinh
tế số 269, tháng 3 năm 2013 Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết chất lượng dịch vụ để giải thích và so sánh điểm đến giữa hai thành phố biển Việt Nam, nghiên cứu được thực hiện trên một mẫu thuận tiện 556 khách du lịch nội địa
Trang 16ở thành phố biển Nha Trang và Đà Nẵng Thông qua việc kiểm định các thành phần của chất lượng điểm đến, cũng như đánh giá sự phù hợp của dữ liệu cho phân tích nhân tố khám phá (EFA) để phân nhóm các nhân tố, kiểm định t (t-test) cho giá trị khác biệt giữa 2 điểm đến, phân tích hồi quy để đánh giá mức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố của 2 điểm đến sau đó so sánh điểm đến nào
có chất lượng dịch vụ tốt hơn Kết quả nghiên cứu chỉ ra độ phù hợp tốt của
mô hình với dữ liệu thị trường và ủng hộ về mặt thực nghiệm các kết quả so sánh chất lượng điểm đến, tính tương đồng trong dịch vụ cung cấp tại điểm đến hiện nay là khá cao Có 5 nhân tố được chọn để so sánh chất lượng điểm đến của hai thành phố du lịch biển đó là: “Dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành”,
“Hệ thống giao thông và sự an toàn”, “Con người”, “Sự hấp dẫn của thành phố biển” và “Hoạt động vui chơi, giải trí” thông qua 28 thuộc tính, trong đó thành phần “Dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành” có tác động dương, lớn nhất đến nhận thức của du khách về chất lượng điểm đến Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ được thực hiện trên một mẫu thuận tiện được thu thập ở hai thành phố biển và tập trung vào khách nội địa nhưng trong thực tế các đối tượng khách du lịch khác nhau có những cảm nhận khác nhau không đồng nhất vì vậy sẽ hạn chế
trong việc khái quát kết quả nghiên cứu
Trần Thị Lương (2011), Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội
địa đối với điểm đến du lịch Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Số
liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn 400 du khách nội địa theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiếm định giả thuyết, phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm phân nhóm các nhân tố, phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định mức độ hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Đà Nẵng Từ kết quả nghiên cứu cho thấy
có 6 thành phần đều ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng của khách nội địa:
“Các thành phần tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất”, “Môi trường”,
“Các dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm”, “Chuyển tiền”, “Di sản và văn hóa”
và “chỗ ở”, trong đó nhân tố “Di sản và văn hóa” tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của khách nội địa Kết quả HOLSAT, qua kiểm định t cho thấy các thuộc tính tích cực có 15/18 thuộc tính có sự khác biệt giữa cảm nhận và kỳ vọng với mức ý nghĩa thống kê 5%, có 4/7 thuộc tính tiêu cực có sự khác biệt giữa cảm nhận và kỳ vọng Ngoài ra, sau khi phân tích hồi quy các biến đều ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ thỏa mãn của du khách ở độ tin cậy 95% Tuy nhiên, đề tài có những hạn chế nhất định đó là chưa thấy được mức độ tác động của từng nhân tố đến mức độ hài lòng và khả năng đại diện cho tổng thể còn hạn chế, một số du khách chưa thật sự quan tâm đến việc trả lời các câu hỏi và nguồn lực còn hạn chế nên việc liên lạc lần 2 với du khách là rất khó
khăn
Võ Lê Hạnh Thi (2010), Ứng dụng mô hình HOLSAT để đánh giá sự hài
lòng của khách du lịch quốc tế tại một điểm đến: trường hợp thành phố Đà Nẵng, Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng
2010 Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp
340 khách du lịch quốc tế nhằm đánh giá sự hài lòng của khách quốc tế tại một điểm đến Tác giả đã sử dụng mô hình HOLSAT, lập ma trận để đánh giá các thuộc tính tích cực (hài lòng) và thuộc tính tiêu cực (không hài lòng) của
Trang 17khách quốc tế Kết quả cho thấy, tác giả đánh giá được những điểm mạnh điểm yếu của du lịch Đà nẵng thông qua ứng dụng mô hình HOTSAT vào nghiên cứu của mình, du khách đánh giá cao 15 (vấn đề an toàn, cơ sở lưu trú, phong cảnh) trong số 25 thuộc tính tích cực qua ý nghĩa thống kê của kiểm định t (t-test) Có 5 trong số 10 thuộc tính tiêu cực có ý nghĩa thống kê, có 4 thuộc tính (thiếu thông tin về Đà Nẵng ở sân bay, đổi tiền khó, thiếu nhà vệ sinh công cộng, ô nhiễm trong thành phố) là những hạn chế cần khắc phục của
du lịch Đà Nẵng Tuy nhiên, những giải pháp đưa ra trong nghiên cứu chỉ mang tính tạm thời, còn giải pháp trong dài hạn còn vẫn còn hạn chế và du khách tại những thời gian, địa điểm mà có những cảm nhận khác nhau nên khó khăn trong việc khái quát mẫu khảo sát
Vũ Văn Đông (2012), Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của du khách khi đến du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Phát Triển và Hội Nhập số
6 (16) Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn 295 du khách với mục đích là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến
du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu Tác giả đã sử dụng thống kê mô tả để phân tích đặc điểm cá nhân và hành vi du lịch của khách du lịch, sau đó tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha, chạy mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để thu nhỏ và phân nhóm các nhân tố Kết quả
có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách bao gồm: “Sự tiện
nghi của cơ sở lưu trú”, “Phương tiện vận chuyển tốt”, “Thái độ hướng dẫn
viên”, “Ngoại hình của hướng dẫn viên” và “Hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch”, thông qua 14 biến quan sát Dựa vào kết quả phâp tích nhân tố khám phá cho thấy 5 thành tố nói trên đều có quan hệ nhân quả với sự hài lòng của du khách Trong đó, “Thái độ hướng dẫn viên” là biến tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của du khách Mặc dù nghiên cứu đã chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nhưng không thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng và cũng hạn chế trong việc khái quát tổng thể
1.5.2 Tài liệu nước ngoài
Feroz Ahmed, Md Shah Azam và Tarun Kanti Bose (2008), Các nhân
tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các điểm đến du lịch trong Bangladesh: Một phân tích thực nghiệm, tạp chí quốc tế về kinh doanh và quản lý vol.5 num.3
2010 Nghiên cứu này sử dụng cả thăm dò và thực nghiệm phương pháp tiếp cận nghiên cứu, số liệu được thu thập từ việc phỏng vấn 146 du khách bằng kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch trong Bangladesh Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích nhân khẩu học và thực trạng của khách du lịch tại Bangladesh, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và chạy mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu của mình Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố “Chất lượng dịch vụ”, “Cảnh đẹp thiên nhiên”, “An ninh” và “Cơ
sở mua sắm” có ý nghĩa thống kê cho thấy 24,6% của sự biến đổi trong việc giải thích ý định chọn 1 điểm đến du lịch ở Bangladesh Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy ý định của du khách thích nghi theo thời gian khác nhau mà chọn
Trang 18địa điểm du lịch, vấn đề an ninh là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất để sự lựa chọn của du khách
Mushtaq Ahmad Bhat và Nabina Qadir (2012), Tourist satisfaction in
Kashmir: An empirical assessment (sự hài lòng của khách du lịch tại Kashmir: đánh giá thực nghiệm), Journal of Business theory and Practive
vol.1, No 1; March 2013 Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ việc phỏng vấn 340 khách du lịch tại Kashmir nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách đối với nơi du lịch Tác giả đã sử dụng mô hình SERVPERF ứng dụng vào nghiên cứu và thiết kế thang đo Likert 10 mức độ, sử dụng thống kê mô tả
để phân tích thông tin cá nhân, phân tích nhân tố khám phá (EFA) để thu nhỏ
và phân nhóm các nhân tố và phương pháp tính chỉ số hài lòng để phân hạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đó là “Sự đảm bảo”, “Sự cảm thông”, “Điều kiện hữu hình”, “Khả năng đáp ứng” và “Sự tin cậy” thông qua 28 biến quan sát, trong đó nhân tố “Sự tin cậy” là nhân tố tác động mạnh nhất Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy sự hài lòng của du khách đối với khu du lịch chỉ dừng lại ở mức độ trung bình, có những giải pháp được
đề xuất nhưng chỉ ở mức tương đối chưa giải quyết được nhiều điều Tuy nhiên, chưa thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong nghiên cứu này và với tâm lý, sở thích nhu cầu của du khách khác nhau ở những thời điểm
khác nhau nên hạn chế trong việc khái quát ra tổng thể
Perunjodi Naidoo, Prabha Ramseook-Munhurrun và Premita
Seegoolam (2009), Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với sức thu hút
của du lịch sinh thái, international journal of management and marketing
research vol.4 num.1 2011 Sự hài lòng của khách truy cập được đo bằng cách
sử dụng một bảng câu hỏi phỏng vấn 600 du khách theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện Tác giả đã sử dụng thống kê mô tả để tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn của phần thông tin cá nhân và các biến được đưa vào nghiên cứu,
sử dụng hồi quy tuyến tính để đo lường mức độ hài lòng và lòng trung thành của du khách Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố được đưa vào mô hình
có quan hệ với nhau và đều ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách, có 7 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách là “Phương tiện hữu hình”, “Khả năng đáp ứng”, “Giá”, “Thông tin liên lạc”, “Sự đồng cảm”,
“Sự đảm bảo” và “Nguồn tài nguyên”, trong đó “Nguồn tài nguyên” là nhân tố tác động mạnh nhất Tuy nhiên, do phỏng vấn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và ở nhiều quốc gia khác nhau nên nhu cầu hành vi du lịch của du
khách cũng khác nhau vì vậy khó khăn trong việc khái quát mẫu khảo sát
Zarul Azhar bin Nasir, Noormahaya Binti Mohn Nasir (2012), Những
yếu tố quyết định và đo lường sự hài lòng khách du lịch đối với chất lượng môi trường tại điểm du lịch ở Cameron Highlands (Malaysia), hội nghị toàn
cầu về kinh doanh, kinh tế và khoa học xã hội (2013) Số liệu sử dụng trong đề tài được phỏng vấn trực tiếp từ 136 khách du lịch trong và ngoài nước tại cao nguyên Cameron nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách và để ước tính chỉ số hài lòng của du khách tại cao nguyên Cameron, Malaysia Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để khảo sát phần
Trang 19thông tin cá nhân và hành vi du lịch của du khách, sau đó sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính trong nghiên cứu để đánh giá mức độ hài lòng của du khách, xác định chỉ số hài lòng của du khách Từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy, sự hài lòng của khách du lịch chỉ dừng lại ở mức độ trung bình, môi trường tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất và có chỉ số hài lòng cao nhất đến sự hài lòng của du khách (5,6), kế đến là hoạt động giải trí (5,5), hòa bình
và yên tĩnh (5,4), sạch sẽ và vệ sinh (4,9) và an toàn và an ninh (4,7) Tuy nhiên, nghiên cứu còn hạn chế về sự khái quát mẫu khảo sát ra tổng thể, không thấy được điểm mạnh yếu về chất lượng môi trường tại điểm du lịch
Nhận xét: Trong quá trình lượt khảo một số tài liệu trong và ngoài
nước, tác giả nhận thấy được các nghiên cứu chủ yếu sử dụng loại thang đo Likert 5 mức độ (1: rất không hài lòng – 5: rất hài lòng) hoặc 7 mức độ Thông thường các tác giả ứng dụng mô hình SERVPERF vào nghiên cứu của mình,
sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) trong nghiên cứu của mình nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp sử dụng thêm hồi quy tuyến tính để biết được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng Ngoài ra, do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu khác nhau nên kết quả nghiên cứu cũng có một số khác biệt về: cách thức thu thập số liệu, số lượng mẫu thu thập, hành vi khách du lịch, số lượng các nhân tố trong nghiên cứu và mức độ tác động của các nhân tố cũng khác nhau
Trang 20tổ chức du lịch thế giới có định nghĩa rõ hơn về du lịch như sau: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giản; cũng như trong mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá 1 năm ở bên ngoài môi trường sống định cư; những loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền
Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư” Một định nghĩa khác có góc nhìn về du lịch đơn giản hơn và được các chuyên gia du lịch thừa nhận của 2 học giả Thụy sĩ Hunziker và Kraff: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi
ở và làm việc thường xuyên của họ” Tại Việt Nam, trải qua thời gian nghiên cứu bổ sung chỉnh sửa, Việt Nam đã có định nghĩa chính thức về du lịch được ban hành trong bộ luật du lịch (27/6/2005) trong chương 1 điều 4: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định” Các khái niệm có nét tương đồng về mặt nội dung nhưng hình thức diễn đạt lại khác nhau, các tổ chức cá nhân luôn giữ vững quan điểm, lập trường của mình vì vậy cho đến nay khái niệm về du lịch vẫn chưa được thống nhất
Đi ngược với các định nghĩa được đề cập ở trên, 2 học giả Michael và Coltman có định nghĩa khác hơn về du lịch khi cho rằng: “Du lịch là quan hệ tương hỗ, do sự cộng tác của 4 nhóm: du khách, cơ quan cung ứng du lịch, chính quyền, người dân tại nơi đến du lịch” Trong đó:
Cơ quan cung ứng du lịch: là các công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí
Chính quyền: tham gia quảng bá du lịch, quy hoạch…
Trang 21 Người dân tại các điểm đến du lịch: là một trong những yếu tố cấu thành du lịch, là một mãng văn hóa.
Các quốc sách phát triển du lịch: Dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng quy hoạch xây dựng cơ sơ vật chất – kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tương ứng
Sản phẩm du lịch: là các chương trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó
là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hóa và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật như cơ sở lưu trú, ăn uống và vận chuyển
Thị trường du lịch: mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để “mua chương trình
du lịch”
2.1.2 Sản phẩm của du lịch
Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất vô hình và hữu hình Theo một nghiên cứu Michael M Coltman cho rằng: sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng dịch vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát
Cơ cấu của sản phẩm du lịch bao gồm 3 thành phần chính:
Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách) gồm nhóm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn
Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch) gồm cơ sở
hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch, thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch
2.1.3 Khách du lịch và phân loại khách du lịch
2.1.3.1 Định nghĩa khách du lịch
Cũng giống như khái niệm về du lịch, chưa có định nghĩa nào về khách
du lịch được cộng đồng thừa nhận và sử dụng rộng rãi, có nhiều nhận định
Trang 22khác nhau về khách du lịch Ở Việt Nam, trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999 có những quy định sau về du lịch: Tại điểm 2, điều
10, chương 1, khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến Tổ chức Du Lịch Thế Giới năm 1868 cũng có định nghĩa về khách du lịch (khách viếng) như sau: “Một khách viếng là một người từ quốc gia này đi tới một quốc gia khác với một lý do nào đó, có thể là kinh doanh, thăm viếng hoặc làm một việc gì khác (ngoài trừ hành nghề hay hành hương)”
Trên phương diện cá nhân, nhà kinh tế học nổi tiếng người Áo – Jozep Stemder có định nghĩa rõ hơn về khách du lịch khi ông cho rằng: “Khách du lịch là những người đặc biệt, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên,
để thỏa mãn nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế” Mặc khác, nhà kinh tế học người Anh – Olgilvi khẳng định để trở thành khách du lịch phải có đủ 2 điều kiện là phải xa nhà một thời gian dưới 1 năm và phải dùng những khoản tiền kiếm được ở nơi khác Từ các định nghĩa trên có thể thấy, có khá nhiều cách tiếp cận khác nhau về khách du lịch của những cá nhân và tổ chức uy tín trên thế giới, nhìn chung các định nghĩa các nhiều nét tương đồng với nhau nhưng cách nhìn nhận, diễn đạt khác nhau làm cho định nghĩa khách du lịch trở nên dễ hiểu, phong phú và sâu sắc hơn
2.1.3.2 Phân loại khách du lịch
Có nhiều cách phân loại về khách du lịch của nhiều tác giả hay các tổ chức uy tín trên thế giới được thừa nhận và sử dụng phổ biến, ở Việt Nam tại điểm 2, điều 10, chương 1 của Pháp lệnh du lịch Việt Nam, khách du lịch được phân thành 2 loại:
Khách tham quan: là khách du lịch đến thăm viếng một nơi nào đó dưới 24h và không ở lại qua đêm, còn gọi là khách du ngoạn hay khách ở trong ngày
Du khách: là khách du lịch lưu trú tại một quốc gia hay một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24h và nghỉ lại qua đêm tại nơi đó với mục đích tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, hội nghị, tôn giáo, công tác,…
Một cách phân loại khác được tổ chức Du lịch thế giới áp dụng, những người đi du lịch bao gồm những người ghi vào thống kê du lịch và những người không ghi vào thống kê du lịch
- Những người ghi vào thống kê du lịch: đó là những khách du lịch và
được chia ra làm 2 loại du khách và khách tham quan
Du khách bao gồm những người nước ngoài không cùng quốc tịch, những kiều bào sống ở nước ngoài và phi hành đoàn
Khách tham quan hay khách du ngoạn bao gồm những khách tàu biển, khách viếng trong ngày không ở lại qua đêm và thủy thủ đoàn
- Những người không ghi vào thống kê du lịch: không phải tất cả những
người từ nước này đến nước khác hay từ vùng này đến vùng khác đều là khách
du lịch Theo tổ chức Du lịch thế giới, người ta không ghi vào thống kê du lịch những người sau đây: những người định cư thường xuyên, những người định
Trang 23cư tạm thời, những nhà ngoại giao, đại diện lãnh sự quán, quân nhân, những người tị nạn, khách chuyển giao và công nhân biên giới
2.1.4 Sự hài lòng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
2.1.4.1 Khái niệm sự hài lòng
Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng của khách hàng cũng như
có khá nhiều tranh luận về định nghĩa này Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự hài lòng là sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và cảm nhận thực tế nhận được Một định nghĩa của Oliver (1997) cho rằng, sự hài lòng của khách hàng là trạng thái tâm lý mà khách hàng cảm nhận về một công ty (tổ chức) khi những kỳ vọng của họ được thỏa mãn hoặc là thỏa mãn vượt qua sự mong đợi thông qua tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ, khái niệm này đã được chấp nhận một cách rộng rãi Trong một nghiên cứu của Philip Kotler (2001), sự thỏa mãn – hài lòng của khách hàng (customer Satisfaction) là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của chính họ Cũng xuất phát từ lý thuyết trên, 2 nhà kinh tế học Hansemark và Albinsson (2004) đã khái quát sự hài lòng của khách hàng là một thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn Còn quan điểm của Zeithaml và Bitner (2000) chỉ ra rằng: sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ
Từ những định nghĩa này có thể hiểu được sự hài lòng là sự so sánh giữa lợi ích thực tế cảm nhận được và những kỳ vọng Theo Miller (1977), sự hài lòng của người tiêu dùng là kết quả của những tác động giữa mức độ kỳ vọng được dự báo trước và những đánh giá về thực tế thu nhận được Trên quan điểm phân tích điều này được biểu diễn bằng công thức như sau:
Hài Lòng = Thực tế - kỳ vọng
Khi thực tế nhận được cao hơn kỳ vọng thì con người cảm thấy hài lòng, ngược lại khi thực tế nhận được thấp hơn kỳ vọng thì con người cảm thấy không hài lòng Sự hài lòng có thể gắn liền với cảm giác chấp nhận, hạnh phúc, giúp đỡ, phấn khích và vui sướng, Hoyer và Maclnnis (2001)
2.1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
Có nhiều công trình nghiên cứu về sự hài lòng của du khách, từ các nghiên cứu của các tác giả khác nhau cũng như điểm đến du lịch khác nhau khi đánh giá mức độ hài lòng sẽ tìm ra những nhân tố không đồng nhất với nhau Nghiên cứu của Parasuraman và Berry (1991) về sự hài lòng của khách hàng, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng:
- Độ tin cậy (Reliability): Khả năng thực hiện các dịch vụ chính xác và đáng tin cậy
- Mức độ đáp ứng (Responsiveness): Sẵn sàng giúp đỡ khách hàng và cung cấp dịch vụ nhanh chóng
Trang 24- Sự đảm bảo (Assuance): Kiến thức, lịch sự của nhân viên, khả năng tạo niềm tin và tin cậy của nhân viên đối với khách hàng
- Sự cảm thông (Empathy): Sự quan tâm chung và đến từng cá nhân khách hàng
- Phương tiện hữu hình (Tangible): Hình thức bên ngoài của cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, phương tiện vận chuyển và truyền thông
Một nghiên cứu của tác giả Mushtaq Ahmad Bhat và Nabina Qadir
(2012), Tourist satisfaction in Kashmir: An empirical assessment, nhóm
nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết của Parasuraman vào nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch ở Kashmir và chứng minh được có 4 trong 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đó là: phương tiện hữu hình, sự đảm bảo, mức độ đáp ứng và độ tin cậy Trong nghiên cứu của Perunjodi Naidoo, Prabha Ramseook-Munhurrun và Premita Seegoolam (2009), nhóm nghiên cứu này cho rằng có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách, ngoài 5 nhân
tố của Parasuraman đề xuất nhóm đã nghiên cứu thêm 2 nhân tố giá và nguồn tài nguyên có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách
Với cách tiếp cận khác nhau và ở điểm đến du lịch khác nhau các nghiên cứu sẽ cho kết qua khác nhau Tribe và Snaith (1998) đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch như sau: Tài nguyên thiên nhiên và cơ sở vật chất kỹ thuật, môi trường xung quanh, các dịch vụ giải trí ăn uống mua sắm, vận chuyển, di sản văn hóa và chỗ ở Nghiên cứu của nhóm Feroz Ahmed, Md Shah Azam và Tarun Kanti Bose (2008), nhóm nghiên cứu đã chứng minh được các nhân tố: Chất lượng dịch vụ, Cảnh đẹp thiên nhiên, An ninh và Cơ sở mua sắm có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng đến
sự hài lòng của du khách Nghiên cứu của tác giả Zarul Azhar bin Nasir,
Noormahaya Binti Mohn Nasir (2012), nghiên cứu này đã chứng minh các
nhân tố môi trường tự nhiên, hoạt động vui chơi giải trí, hòa bình và yên tĩnh, sạch sẽ và vệ sinh, an toàn và an ninh ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách
Hiện nay, trong và ngoài nước có nhiều công trình nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch Với cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khác nhau, các tác giả đã chứng minh các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng ở từng điểm đến cũng khác nhau Có 4 mô hình nghiên cứu về sự hài lòng được các nhà nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực du lịch đó là mô hình IPA (Important perferformance analysis), mô hình SERVQUAL (Service quality), mô hình SERVPERF (Service ferformance) và HOLSAT (Holiday satisfaction)
Nghiên cứu của Zeithaml và Bitner (2000), nghiên cứu cho rằng để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với các dịch vụ cụ thể, các nghiên cứu
đã sử dụng các công cụ khác nhau nhằm tạo ra khoảng cách điểm số dựa trên
sự khác biệt giữa cảm nhận và kỳ vọng vì chất lượng dịch vụ được xem như khoảng cách giữa mong đợi về dịch vụ và nhận thức của khách hàng khi sử
Trang 25dụng dịch vụ, như vậy đo lường sự hài lòng của các dịch vụ cụ thể cũng chính
là đo lường chất lượng dịch vụ và dựa vào thang đo SERVQUAL
Nguồn: Zeithaml và Bitner 2000
Hình 2.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng Một nghiên cứu của nhóm tác giả Perunjodi Naidoo, Prabha Ramseook-Munhurrun và Premita Seegoolam (2009) về sự hài lòng của du khách đối với sức hút của du lịch sinh thái, nhóm nghiên cứu cho rằng có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách là: Phương tiện hữu hình, khả năng đáp ứng, giá, thông tin liên lạc, sự đồng cảm, sự đảm bảo và nguồn tài nguyên
Nguồn: Perunjodi Naidoo, Prabha Ramseook -Munhurrun và Premita Seegoolam (2009)
Hình 2.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối
với sức hút của du lịch sinh thái Một nghiên cứu khác của tác giả Tribe và Snaith (1998) về sự hài lòng của du khách tại khu nghĩ mát nổi tiếng của Varadero, Cuba, tác giả đã ứng dụng mô hình HOLSAT vào nghiên cứu của mình Theo tác giả thay vì tổng hợp các câu trả lời theo từng nhóm, mức chênh lệch giữa kỳ vọng trung bình
và cảm nhận trung bình của các đáp viên đã được tính toán với mỗi thuộc tính
Từ nghiên cứu, tác giả cho rằng có 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đó là: Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất, môi trường, chỗ ở, chuyển tiền, các dịch vụ ăn uống-mua sắm-giải trí-tham quan
và di sản và văn hóa được biểu diễn trên sơ đồ như sau:
Thông tin liên lạc
Sự đảm bảo Giá
Chất lượng sản phẩm
Sự hài lòng của
khách
Trang 26Nguồn: Tribe và Snaith 1998
Hình 2.3: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của Tribe và Snaith Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu của nhóm tác giả Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung và Trương Quốc Dũng (2010) về sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Tỉnh Sóc Trăng Tác giả đã áp dụng mô hình SERVPER vào nghiên cứu của mình vì nhận thấy du khách không có nhiều thời gian để phỏng vấn một bảng câu hỏi dài và khó khăn trong việc gặp lại phỏng vấn lần 2 Từ nghiên cứu tác giả chứng minh được có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách là yếu tố an ninh an toàn, yếu tố con người, cảnh quan môi trường, cơ sở hạ tầng du lịch và hoạt động tại điểm đến
Nguồn: Đinh Công Thành và cộng sự 2010
Hình 2.4: Mô hình sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Sóc Trăng
Di sản và văn hóa Chuyển tiền Chỗ ở
Các dịch vụ ăn uống-giải trí-tham quan-mua sắm
toàn
Trang 272.2.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách nội địa khi đi du lịch ở Núi Cấm
Nghiên cứu của tác giả sẽ vận dụng các tiêu chí trong 5 thành phần đánh giá chất lượng dịch vụ do Parasuraman và các cộng sự đề xuất năm 1988, Tribe và Snaith (1998) đề xuất và những tiêu chí được gợi ý bởi một số học giả uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu du lịch như Perunjodi Naidoo, Prabha Ramseook-Munhurrun và Premita Seegoolam (2009), Mushtaq Ahmad Bhat
và Nabina Qadir (2012), Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2010), Đinh Công Thành (2010), Nguyễn Trọng Nhân (2012),…; cùng thực tế ở khu
du lịch Núi Cấm Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách nội địa khi đi du lịch ở khu du lịch Núi Cấm tỉnh An Giang như sau:
Nguồn: Mô hình đề xuất của tác giả
Hình 2.5: Mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách
nội địa Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách nội địa dưới nhiều hình thức, góc độ khác nhau Thông qua lượt khảo một số tài liệu có liên quan, tác giả đã đề xuất
mô hình nghiên cứu như sau:
SHL (Y) = f(CQMT, CSHT, ANTT, PTVC, GCDV, VCGT)
Trong đó: SHL (sự hài lòng) là biến phụ thuộc, các biến CQMT; CSHT; ANTT; PTVC; GCDV; VCGT là các biến độc lập Các biến độc lập trong mô hình được diễn giải như sau:
Bảng 2.1: Bảng diễn giải các biến độc lập trong mô hình
Kí
hiệu Nhân tố Likert Định nghĩa Tác giả
CQMT
Cảnh quan môi
trường
1→5
Cảnh quan thiên nhiên, môi trường
và các công trình
Feroz Ahmed, Md Shah Azam và Tarun Kanti Bose(2008),
Sự Hài Lòng (SHL)
Phương tiện vận chuyển (PTVC)
Hoạt động vui chơi giải
trí (VCGT)
Trang 28kiến trúc được xây dựng ở trên
Núi
Thành(2010), Nguyễn Quốc Nghi(2010),
Tribe và Snaith(1998)
CSHT Cơ sở hạ
tầng 1→5
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ nhu cầu du lịch của du khách nội địa như đường xá, đường lên Núi,
nhà vệ sinh,…
Lưu Thanh Đức Hải(2009), Đinh Công Thành(2010),
Perunjodi Naidoo(2009), Parasuraman(1988),
quan khu du lịch
Parasuraman(1988),
Thành(2010), Nguyễn Tài Phúc(2010),
lịch Núi Cấm
Lưu Thanh Đức Hải(2009), Nguyễn Trọng Nhân(2012),
chụp ảnh lưu niệm
Nguyễn Văn Mạnh và
Lê Chí Công(2012), Perunjodi
Naidoo(2009), Nguyễn Trọng Nhân (2012),
Tribe và Snaith(1998)
VCGT
Hoạt động vui
chơi giải
trí
1→5
Các hoạt động tham quan chùa chiềng, ngắm cảnh, chụp ảnh, mua sắm và giải trí của du khách
Parasuraman(1988),
Thành(2010), Lê Văn Mạnh và Nguyễn Chí Công(2012), Tribe và Snaith(1998)
Nguồn: Đề xuất của tác giả năm 2014
Nhìn chung, các nhân tố được đề xuất trong mô hình phản ánh được phần nào 5 chỉ tiêu (yếu tố hữu hình, sự đảm bảo, tin cậy, đáp ứng và sự cảm thông) do Parasuraman đề xuất trong mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ (1988), phản ánh được 3 nhân tố (tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất, môi trường và các dịch vụ ăn uống-mua sắm-tham quan-giải trí) trong 6 nhân
tố mà Tribe và Snaith (1998) đưa ra, đồng thời phù hợp với các gợi ý trong nghiên cứu của Mushtaq Ahmad Bhat và Nabina Qadir (2012), Perunjodi Naidoo, Prabha Ramseook-Munhurrun và Premita Seegoolam (2009), Đinh Công Thành(2010), Nguyễn Trọng Nhân (2012)
Trang 29Đối với yếu tố Cơ sở hạ tầng, có nhiều nghiên cứu về du lịch của các
tác giả uy tín chứng minh yếu tố này ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách
và thực tế tại khu du lịch cũng cho thấy điều này Việc trang bị cơ sở vật chất,
hạ tầng kỹ thuật để phục vụ khách du lịch là điều rất quan trọng, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của khu du lịch ở hiện tại và cả tương lai Nếu khu du lịch nào có cơ sở hạ tầng phục vụ tốt sẽ thu hút được nhiều du khách hơn và ngược lại nếu cơ sở hạ tầng không tốt sẽ không thu hút khách cho dù có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển du lịch Khu du lịch Núi Cấm đã được đầu tư rất nhiều để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phục
vụ du khách đến tham quan như tuyến đường bê tông lên đỉnh Núi, các công trình kiến trúc xây dựng trên Núi, bố trí tạo cảnh quan đẹp cho du khách đến
du lịch Việc trang bị nhiều cơ sở sẽ thu hút được nhiều du khách đến tham quan và giúp nâng cao mức độ hài lòng của họ đối với khu du lịch Cơ sở hạ tầng là nhân tố không thể thiếu trong việc đánh giá sự hài lòng của khách vì vậy tác giả đưa yếu tố này vào mô hình nghiên cứu
Vấn đề được du khách quan tâm nhiều nhất trong lúc đi du lịch đó là an ninh trật tự tại điểm đến, yếu tố này ảnh hưởng đến sự hài lòng và khả năng trở lại du lịch của du khách trong tương lai Khu du lịch nào cũng cần đảm bảo
sự an ninh, trật tự và an toàn, tính mạng, tài sản là quan trọng vì vậy du khách đặt biệt chú ý đến vấn đề an ninh, trật tự tại nơi mà mình muốn đi du lịch Việc đảm bảo an ninh trật tự không có xảy ra tình trạng trộm cướp, ăn xin, không có tệ nạn xã hội và đảm bảo tính mạng, tài sản,… sẽ giúp du khách cảm thấy yên tâm, thoải mái khi đến du lịch, từ đó nâng cao sự hài lòng của du khách về điểm đến Ngày nay, khu du lịch Núi Cấm đang được đầu tư và ngày càng phát triển, thu hút được nhiều khách đến tham quan, hành hương nên vấn
đề an ninh được đặt lên hàng đầu và là cơ sở để xây dựng hình ảnh khu du
lịch Do vậy, yếu tố An ninh, trật tự và an toàn cần thiết để đưa vào mô hình
để đo lường và phản ánh được các tiêu chí của Parasuraman đề xuất và các tác giả Nguyễn Trọng Nhân, Đinh Công Thành
Nhìn từ thực tế, nhân tố Phương tiện vận chuyển cũng phần nào ảnh
hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa và phù hợp với các gợi ý của các tác giả như Lưu Thanh Đức Hải, Nguyễn Trọng Nhân,… Khi đi du lịch việc chuẩn bị phương tiện vận chuyển là điều cần thiết và quan trọng, việc đi du lịch bằng phương tiện gì cũng ảnh hưởng đến tâm lý của du khách Nếu đi bằng phương tiện hiện đại, đầy đủ tiện nghi thì du khách sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và ngược lại Đặc biệt, khi cuộc sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu tự thể hiện của du khách cũng tăng lên, do vậy việc lựa chọn phương tiện đi lại là việc quan trọng đối với họ và cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ về điểm đến Ngoài ra, việc vui chơi, giải trí cũng là một phần không thể thiếu trong chuyến du lịch của khách, các hoạt động của điểm đến
phần nào thu hút khách vì các Hoạt động vui chơi gi ải trí giúp du khách thư
giãn và tránh sự nhàm chán Nếu hoạt động giải trí giúp khách thoải mái thì du khách sẽ đánh giá cao chất lượng dịch vụ khu du lịch vì vậy yếu tố này cũng được đưa vào mô hình nghiên cứu
Trang 30Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng đã nhận thấy yếu tố Giá các dịch
vụ và Cảnh quan môi trường có ảnh hưởng nhiều đến sự hài lòng của du
khách nội địa và phù hợp với thực tế tại khu du lịch, vì vậy 2 yếu tố này cần thiết để đưa vào mô hình nghiên cứu Định hướng của công ty cổ phần phát triển du lịch An Giang là xây dựng Núi Cấm trở thành khu du lịch sinh thái kết
hợp với du lịch tâm linh và nghỉ dưỡng Chính vì vậy yếu tố Cảnh quan môi trường là một phần không thể thiếu trong việc phát triển khu du lịch Núi
Cấm hằng năm thu hút được nhiều du khách đến tham quan, hành hương và một trong những yếu tố kích thích du khách đến du lịch đó là cảnh quan thiên nhiên và môi trường trên Núi Nhờ bố trí được cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo môi trường trong lành, mát mẻ nên khu du lịch đã tạo được danh tiếng cho mình được nhiều người biết đến Nhiều du khách đến Núi Cấm chủ yếu thưởng thức cảnh quan thiên nhiên, muốn được hít thở không khí trong lành từ nơi đó Do đó yếu tố cảnh quan môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến sự hài lòng của du khách khi đi du lịch, vì vậy yếu tố này là cần thiết để đưa vào mô hình nghiên cứu và phù hợp với nhận định của những tác giả như Đinh Công Thành, Nguyễn Trọng Nhân,…
Trong nhiều nghiên cứu nhân tố giá cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng
của du khách và thực tế tại khu du lịch cho thấy, yếu tố Giá các dịch vụ cũng
có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa Giá bán các loại thức
ăn, nước giải khát và các dịch vụ chênh lệch nhiều so với giá bán thực tế, có khi chênh lệch gấp 2, 3 lần vào các dịp lễ, tết Đối với du khách có thu nhập trung bình, thấp họ sẽ cảm thấy bức xúc với hiện trạng này và phần nào sẽ làm giảm mức độ hài lòng đối với khu du lịch, khả năng quay lại du lịch của họ trong tương lai sẽ ít đi Vì vậy, yếu tố này được đưa vào mô hình nghiên cứu
để đánh giá sự hài lòng của du khách và cũng từ đó tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng này
Cũng có nhiều nghiên cứu nhận định tiêu chí Cơ sở lưu trú (chỗ ở) và Yếu tố con người có ảnh hưởng đến đến sự hài lòng của khách du lịch, nhưng
trong nghiên cứu này tác giả nhận thấy 2 yếu tố này không cần thiết để đưa
vào mô hình Đối với yếu tố Cơ sở lưu trú (chỗ ở), theo khảo sát của tác giả
về thực tế tại địa bàn nghiên cứu thì ở Núi Cấm có rất ít nhà trọ, khách sạn để
du khách có thể lưu trú và những nhà trọ này trang bị một cách sơ sài, không đầy đủ tiện nghi để phục vụ nhu cầu du khách Do vậy, du khách thường không chọn những nhà trọ để ngủ qua đêm mà họ ngủ nhờ trong các chùa ở trên Núi tuy không tiện nghi nhưng rất thoải mái Mặc khác, nhiều du khách đi
du lịch Núi Cấm ở trong ngày, họ không ngủ lại qua đêm nên việc đánh giá sự hài lòng đối với tiêu chí này rất khó khăn
Còn Yếu tố con người trên thực tế cũng không ảnh hưởng đến sự hài
lòng của du khách vì du khách đến Núi Cấm chủ yếu để tham quan, ngắm cảnh hay hành hương nên cũng không quá bận tâm đến thái độ của người dân địa phương hay thái độ phục vụ của các nhân viên, mặc khác việc tiếp xúc giữa du khách với người dân hay nhân viên phục vụ là rất ít nên việc đưa tiêu chí này vào mô hình sẽ không có ý nghĩa và không phù hợp với thực tế tại khu
du lịch
Trang 31Thông qua lượt khảo tài liệu và thực tế tại khu du lịch, tác giả đưa ra
22 tiêu chí để đo lường 6 nhân tố được đề xuất trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa
Cảnh quan môi trường:
1 Cảnh quan thiên nhiên trên Núi Cấm đẹp, có sức hấp dẫn cao
(CQMT1) (Zarul Azhar bin Nasir (2012), Lưu Thanh Đức Hải (2009), Đinh Công Thành (2010), Nguyễn Văn Mạnh & Lê Chí Công (2012))
2 Công trình kiến trúc Chùa, Tháp mới lạ, độc đáo (CQMT2) (đề xuất của tác giả)
3 Môi trường trong lành, sạch sẽ, thoáng mát (CQMT3) (Nguyễn Quốc Nghi (2012), Đinh Công Thành (2010), Perunjodi Naidoo (2009), Mushtaq Ahmad Bhat và Nabina Qadir (2012))
4 Trang bị đầy đủ thùng rác, nhà vệ sinh (CQMT4) (Nguyễn Trọng Nhân (2012), Võ Thị Hạnh Thi (2010))
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch:
5 Đường xá đi đến khu du lịch Núi Cấm dễ dàng (CSHT1) (Nguyễn
Trọng Nhân (2012), Perunjodi Naidoo (2009))
6 Đường lên Núi dễ dàng thuận tiện (CSHT2) (Nguyễn Tài Phúc (2010))
7 Bãi đỗ xe rộng rãi (CSHT3) (Nguyễn Trọng nhân (2012), Lưu Thanh Đức Hải (2009), Nguyễn Tài Phúc (2010), Perunjodi Naidoo (2009))
8 Dịch vụ lữ hành lên Núi thuận tiện (CSHT4) (Nguyễn Văn Mạnh &
Lê Chí Công (2012))
An ninh trật tự và an toàn:
9 An ninh trật tự tại khu du lịch được đảm bảo (ANTT1) (Đinh Công
Thành (2010), Nguyễn Tài Phúc (2010), Perunjodi Naidoo (2009), Zarul Azhar bin Nasir (2012))
10 Không có tình trạng chèo kéo, thách giá, trộm cướp, ăn xin (ANTT2) (Nguyễn Trọng Nhân (2012), Lưu Thanh Đức Hải (2009), Mushtaq Ahmad Bhat và Nabina Qadir (2012))
11 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ANTT3) (Nguyễn Trọng Nhân (2012))
12 Đảm bảo an toàn cho khách du lịch (tính mạng, tài sản) (ANTT4) (Mushtaq Ahmad Bhat và Nabina Qadir (2012), Đinh Công Thành (2010), Võ Thị Hạnh Thi (2010))
Phương tiện vận chuyển:
13 Phương tiện vận chuyển hiện đại, tiện nghi (PTVC1) (Mushtaq
Ahmad Bhat và Nabina Qadir (2012), Nguyễn Quốc Nghi (2012), Lưu Thanh Đức Hải (2009), Đinh Công Thành (2010))
Trang 3214 Ghế ngồi rộng rãi, thoáng mát (PTVC2) (Lưu Thanh Đức Hải (2009))
15 Phương tiện có độ an toàn cao (PTVC3) (Perunjodi Naidoo (2009), Nguyễn Trọng Nhân (2012))
Giá các dịch vụ:
16 Giá các loại thức ăn, nước giải khát hợp lý (GCDV1) (Nguyễn
Trọng Nhân (2012), Nguyễn Tài Phúc (2010), Nguyễn Văn Mạnh & Lê Chí Công (2012))
17 Giá chụp ảnh, hàng lưu niệm rẻ (GCDV2) (Nguyễn Tài Phúc (2010))
18 Giá vé vào cổng khu du lịch rẻ (GCDV3) (Perunjodi Naidoo (2009), Nguyễn Tài Phúc (2010), Nguyễn Trọng Nhân (2012))
19 Giá xe lữ hành, xe ôm vận chuyển lên Núi hợp lý (GCDV4) (Mushtaq Ahmad Bhat và Nabina Qadir (2012), Nguyễn Tài Phúc (2010))
Hoạt động vui chơi giải trí:
20 Trên Núi thường tổ chức cúng chùa, mở tháp (VCGT1) (Nguyễn
Văn Mạnh & Lê Chí Công (2012))
21 Có nhiều cửa hàng đồ lưu niệm (VCGT2) (Nguyễn Trọng Nhân (2012), Đinh Công Thành (2010))
22 Có nhiều hoạt động tham quan, vui chơi giải trí (VCGT3) (Mushtaq Ahmad Bhat và Nabina Qadir (2012), Nguyễn Văn Mạnh và Lê Chí Công (2012), Đinh Công Thành (2010))
Những tiêu chí này được đánh giá bằng cách sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1: rất không hài lòng → 5: rất hài lòng) để tiến hành đo lường, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa ở khu du lịch Núi Cấm tỉnh An Giang
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài bao gồm:
Số liệu về điều kiện địa lý, tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh, diện tích khu du lịch, số lượt khách du lịch hằng năm tại Núi Cấm tỉnh An Giang
Các báo cáo về du lịch của sở văn hóa, du lịch tỉnh An Giang và tổng cục thống kê tỉnh An Giang
Các đề tài, nghiên cứu khoa học có liên quan đến sự hài lòng của du khách của các trường Đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức có liên quan
Thông tin từ website của tổng cục thống kê An Giang, sở văn hóa du lịch tỉnh An Giang và khu du lịch Lâm Viên – Núi Cấm
Trang 33+ Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu, kích cỡ mẫu càng lớn càng tốt (Nguyễn Đình Thọ, 2011) Hair et al (2006) cho rằng để sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích cỡ mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ
lệ biến quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 biến quan sát Cụ thể, trong mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất có 22 biến quan sát có thể được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA Cho nên số mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 22 × 5 = 110 mẫu nhưng trên thực
tế tác giả đã tiến hành điều tra 182 khách du lịch nội địa Như vậy số liệu thu
thập được đảm bảo để thực hiện tốt mô hình nghiên cứu
+ Nội dung phỏng vấn bao gồm phần thông tin chung nhằm xác định thông tin cá nhân của du khách nội địa, hành vi của khách du lịch để tìm hiểu thói quen, nhu cầu của du khách và phần đánh giá mức độ hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Núi Cấm nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của du khách nôi địa
2.3.2 Phương pháp phân tích
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để tiến hành phân tích số liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn Bảng câu hỏi sau khi điều tra được mã hóa, nhập liệu vào từ phần mềm Excel Phương pháp phân tích được chọn ứng
với từng mục tiêu như sau:
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu: Số trung bình, tần số, độ lệch chuẩn,…để phân tích phần thông tin cá nhân và hành vi du lịch
của khách nội địa ở khu du lịch Núi Cấm tỉnh An Giang
Trước tiên đề tài sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá độ phù hợp của thang đo và loại các biến “rác” ra khỏi mô hình nghiên cứu Tiếp theo sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, qua đó ta sẽ biết được những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách nội địa khi đến du lịch ở khu du lịch Núi Cấm Sau cùng sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để biết mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố đến mức độ hài lòng đối với khu du lịch
Dựa vào kết quả phân tích thống kê và chạy mô hình hồi quy từ kết quả phỏng vấn trực tiếp những khách nội địa tại khu du lịch và tham khảo một số tài liệu có liên quan để từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính khoa học nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách nội địa khi đến du lịch ở Núi Cấm tỉnh An Giang
Trang 34CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH NÚI CẤM TỈNH AN GIANG
Thiên Cấm Sơn (Núi Cấm) còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cẩm Sơn (Cẩm có nghĩa núi đẹp như gấm, lụa); tên Khmer: Pnom ta piel hay Pnom po piel; là một ngọn núi thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam
3.1 TÊN GỌI VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
3.1.1 Tên gọi
Thiên Cấm Sơn (Cấm Sơn) là tên gọi chính thức bằng văn tự đầu tiên xuất hiện trong Đại Nam nhất thống chí được biên soạn vào cuối thế kỉ XIX
Sách này miêu tả:…thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt, là một trong bảy núi, vì
núi cao nên ít người lên đến chót Còn trước đó, theo Gia Định thành thông
chí của Trịnh Hoài Đức, ngọn núi này còn gọi là núi Đoài Tốn Tác giả cho biết núi cao 50 trượng, chu vi 20 dặm dư hình như cai đài cao, nghiễm nhiên ở
về cung thìn tỵ nên gọi núi là Đoài Tốn…Núi cao đột ngột, sinh sản các loài trầm hương, tốc hương, súc sa, cây sao, giáng hương, thông tre Cây cối tốt tươi có đường cong queo thông trong núi sâu, dấu người qua lại, gần nơi đồng ruộng, xa có bến nước, kẻ cày cấy, người đánh cá chia từng loại ở nơi chân núi…
Có nhiều giả thuyết được đưa ra về cái tên Núi Cấm:
Theo Nguyễn Văn Hầu trong Nửa tháng trong miền thất sơn (Nxb.trẻ, 1996), thì giả thuyết đáng tin cậy hơn cả là Đoàn Minh Huyên (tức Phật Thầy Tây An) đã cấm các tín đồ của mình lên đó cất nhà lập am, bởi sợ sẽ ô uế chốn núi thiêng
Một giả thuyết khác là khi Nguyễn Phúc Ánh khi bị quân Tây Sơn truy
nã, có lúc phải vào núi này nương thân Muốn tông tích được giấu kín, các cận thần phao tin có ác thú, yêu quái, để cấm dân chúng lên núi
Cũng có người cho rằng tướng cướp Đơn Hùng Tín (biệt danh của Lê Văn Tín, quê Cao lãnh) có lúc dùng nơi này làm sào huyệt, sợ lộ Tín cấm dân lên núi Bàn về chuyện này, Nguyễn Văn Hầu viết: Có người lại nói rằng sở dĩ tên Núi Cấm được đặt ra là vì vùng núi này cao nhất, cây cối mọc tràn lan dày bịt, đá nằm ngang dọc gồ ghề, khi trước không thấy khoảng trống, chẳng có đường mòn, khó cho nhà chức trách đến mà khám xét được Cảnh hoang vu tịch mịch đó rất thuận tiện cho những tay “Lương Sơn Bạc” tụ tập để gây rối cho xóm làng và các vùng phụ cận Muốn giữ sự yên tịnh cho dân tình, nhà chức trách của Tỉnh đương thời mới đem ra lệnh cấm họ ở trong vùng này (cái thuyết nói tướng cướp Đơn Hùng Tín – bị sở mật thám Mỹ Tho hạ sát năm 1926 – cấm dân giang bén mãng đến vùng này, nơi hùng cứ của y, chắc là không đúng)
3.1.2 Vị trí địa lý
Núi Cấm có độ cao khoảng 710 mét so với mức nước biển trung bình, chiếm chu vi 28.600 mét, là một ngọn Núi cao nhất trong dãy Thất Sơn và cao
Trang 35nhất Tỉnh Núi nằm trong khu tam giác Tịnh Biên – Nhà Bàng – Tri Tôn, thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm Thành Phố Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948 về phía tây du khách
sẽ tới thị trấn Tri Tôn, rẽ phải và đi tiếp khoảng 7 km nữa du khách sẽ đến Núi Cấm và Núi cách thị xã Châu Đốc chừng 30km
Núi Cấm nằm trong vùng trung tâm của vùng bảy Núi chính vì thế Núi
có vị thế núi non hùng vĩ, một vùng sơn địa đặc thù hết sức độc đáo không chỉ trong tỉnh An Giang mà của vùng Đồng Bằng Nam Bộ
Dưới chân Núi về phía đông là khu du lịch Lâm Viên, có diện tích khoảng 100ha nơi đây cũng thu hút được nhiều khách du lịch tham quan, giải trí Ngoài ra, xung quanh Núi Cấm là những cánh đồng lúa xanh tươi góp phần
tô đậm thêm vẽ đẹp của Núi
3.1.3 Điều kiện tự nhiên
Núi Cấm quanh năm mây mù giăng trên đỉnh núi cao, trên đỉnh núi còn
có đỉnh Bát Tiên nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn Lúc trời quang mây tạnh, đứng tại diện này có thể trong thấy biển Hà Tiên, dãy núi Tà Lơn trên đất bạn Campuchia, vùng di chỉ Óc Eo – Ba Thê (khu tứ giác Long Xuyên) một nền văn hóa cổ xưa,…
Núi Cấm với hệ thống sinh thái rừng đa dạng và phong phú, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, khí hậu quanh năm dịu mát toàn cảnh tạo nên một nét hài hòa giữa lối kiến trúc tôn giáo và cảnh sắc thiên nhiên là khu du lịch hành hương nghỉ dưỡng hết sức độc đáo và hấp dẫn
Vào những buổi sáng, cảnh vật nhuộm những màu sắc đẹp lạ thường, hòn núi từ màu xám đổi sang màu tím, rồi màu hồng đổi sang màu nhạt…lóng lánh hạt sương như những kim cương nhiều màu hiếm có Thời tiết thật lý tưởng, nhiệt độ trung bình từ 18 đến 240
C và sự bất thường của nhiệt độ không bao giờ vượt quá 250C Phải chăng sự điều hòa lý tưởng này là nhờ vùng thất sơn – nhất là khu vực Núi Cấm bao giờ cũng giăng phủ một màu xanh của cây rừng và cây trái do thiên nhiên và con người tạo ra
Theo sách của các nhà phong thủy, do vùng Thất Sơn chạy dọc theo sườn tây An Giang, giữa miền đồng bằng màu mỡ - nơi có khí hậu âm dương hội tụ nên Núi Cấm là một long huyệt; thêm vào đó, nơi đây bao giờ cũng được che phủ bởi một lượng lớn cây rừng (theo số liệu thống kê, rừng ở Bảy Núi có tới 815 loài thực vật điển hình như: thạch tùng, tuế, dương sỉ, thông, ngọc lan,…) cho nên khí hậu ở Núi Cấm mát mẻ quanh năm
3.2 DANH THẮNG VÀ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
Trang 36Bao quanh khu du lịch là cả một cánh rừng cây xanh rộng lớn, thảm thực vật luôn xanh tươi đa dạng nhiều màu sắc, nơi đây có nhiều loại thực vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao mà ta khó có thể tìm gặp ở những nơi khác Nhờ vậy trên Núi Cấm lúc nào cũng tràng ngập màu xanh, không khí trong lành, khí hậu mát mẻ quanh năm làm cho du khách cảm thấy thoải mái khi đến đây
Lúc trước việc lên đến đỉnh cao nhất của Núi Cấm là một thử thách đối với du khách, nhưng giờ đây việc lên đến đỉnh rất dễ dàng vì có xe ôm chở du khách lên đến tận trên đỉnh Trên đỉnh cao nhất của Núi Cấm có vò Bồ Hong nổi tiếng linh thiên, cây tổng đài đặt trên đỉnh Từ trên đỉnh nhìn xuống du khách sẽ thấy một khung cảnh thật đẹp với nhiều đồng ruộng bao quanh Núi, mây bay chập chờn
Dọc theo những lối mòn từ chân lên đến đỉnh Núi có nhiều điểm tham quan như: Suối Thanh Long, suối Tiên, điện Cây Quế, điện Mười Ba, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông hổ, hang Bác Vật Lang, động Thủy Liêm Những Điện này do người dân địa phương lập ra từ rất lâu và thời cúng cho đến ngày nay Hiện nay, với việc tập trung đầu tư mạnh mẻ cho khu du lịch, các Điện này được tu sửa lại để phục vụ cho du khách đến tham quan
Dưới chân Núi Cấm, về phía đông là khu du lịch Lâm Viên với diện tích khoảng 100ha, là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách đến Núi Cấm với nhiều cảnh đẹp, có sở thú và đường tráng bê tông khá rộng để vận chuyển
du khách lên đến đỉnh Núi
Bên cạnh các nguồn lợi từ du lịch, hành hương, cây trái,…Núi Cấm còn có nguồn lợi khác từ tài nguyên như đá xây dựng, cát núi, đất sét cao lanh
và nước khoáng thiên nhiên,…
3.2.2 Công trình ki ến trúc nổi tiếng
Tượng phật Di Lạc: được khởi công xây dựng vào 10/2003, bức tượng
này được xây dựng trên đỉnh núi Cấm, có chiều cao hơn 33,6 mét và nặng khoảng 600 tấn, trong tư thế ngồi đang mỉm cười nhìn du khách Đây là bức tượng đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) công nhận là bức tượng Di Lạc lớn nhất Việt Nam và được tổ chức kỷ lục Châu Á công nhận là
“tượng phật Di Lạc lớn nhất trên đỉnh núi ở Châu Á” vào tháng 5/2013 Tuy nhiên, theo thời gian tượng phật này có phần hơi cũ lại, công trình xây dựng dưới tượng phật đang hoàn thành được một nửa thì ngưng hoạt động, chắc có
lẽ là do thiếu kinh phí xây dựng bởi cũng có nhiều công trình đang thi công cùng lúc Hiện nay, công ty CP phát triển du lịch An Giang chỉ cho xây dựng thêm cổng tượng phật Di Lạc ở trước cửa và công trình này đã được hoàn thành để phục vụ nhu cầu giải trí của du khách
Trang 37Nguồn: Tư liệu điều tra của tác giả năm 2014
Hình 3.1: Ảnh tượng phật Di Lạc trên đỉnh Núi Cấm Đây là tượng Di Lạc được đặt trên đỉnh Núi Cấm, là một trong những công trình được hoàn thành sớm nhất nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của du khách Hằng ngày, khách tham quan tập trung rất đông dưới chân tượng phật,
từ khi tượng được hoàn thành đã thu hút nhiều khách tham quan đến hành hương, cúng chùa hay ngắm tượng phật hoàng tráng từ trước đến nay Hằng năm, ban tổ chức khu du lịch Núi Cấm đã tổ chức lễ kỉ niệm ngày tượng phật được hoàn thành và nhờ sự kiện mang tính quảng bá hình ảnh khu du lịch này
đã thu hút được rất nhiều khách trong và ngoài Tỉnh đến tham quan
Chùa Vạn Linh: Chùa tọa lạc trên sườn núi ở độ cao 550 m, phía trước
là hồ Thủy Liêm rộng lớn có sức chứa khoảng 300.000 m3 nước và bao quanh
cả khu vực này là rừng cây trái Ngôi chùa này do hòa thượng Thích Thiện Hạ Quang – đệ tử của tổ Phi Lai thuộc dòng Lâm Tế khai sơn năm 1929 Lúc đầu chùa chỉ là một am nhỏ được làm toàn bằng cây lá đơn sơ, bởi vậy mà nó có tên là chùa lá, năm 1940 chùa lá được đổi tên thành chùa Vạn Linh Năm
1955, chùa được đại đức thích Hoàng Xuân thiết kế, xây mới theo kiến trúc cổ truyền phương đông, nổi bật nhất là 3 ngọn tháp uy nghi, trầm mặc, được đặt tại 3 vị trí khác nhau ở phía trước tiền đường đó là tháp Quan Âm 9 tầng cao hơn 35 m (ở chính giữa), tháp hòa thượng khai sơn Thích Thiện Hạ Quan 3 tầng (ở bên phải) và tháp chuông 9 tầng với quả đại Hồng chung nặng 1,2 tấn (ở bên trái) Ngoài kiến trúc của 3 ngọn tháp, phần chánh điện cũng làm tăng thêm vẻ đẹp cổ kính, linh thiên của ngôi chùa Đây là một nhà cao và khá rộng với Điện Phật được bày trí tôn nghiêm, chính giữa có đặt tượng Phật Thích Ca được tạc bằng đá khối nguyên chất nặng 2 tấn do điêu khắc gia Hoàng Hữu thực hiện vào năm 1997 Hai bên tượng Đức Phật Thích Ca có đặt 2 phù điêu
Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng cũng được tạc bằng đá do Phật Tử Diệu Nghĩa (Việt kiều Úc) cúng dường năm 1996
Trang 38Nguồn: Tư liệu điều tra của tác giả năm 2014
Hình 3.2: Ảnh chùa Vạn Linh trên Núi Cấm Đây là ngôi chùa Vạn Linh được xây đựng trên đỉnh Núi Cấm, Chùa gồm có chánh điện và 3 bảo tháp được xây dựng phía trước khu chánh điện, xung quanh Chùa được thiết kế đẹp mắt, sạch sẽ với nhiều loài thực vật quý hiếm Hiện nay, Chùa Vạn Linh đang được đổi mới, khu chánh điện đang được xây mới lại hoàn toàn, mở rộng diện tích và xây dựng theo lối kiến trúc đẹp, mang đậm tính đặc trưng về văn hóa của người Việt Nam Tuy công trình đang từng bước hoàn thành nhưng vẫn có đông du khách đến tham quan chứng tỏ sức hút của công trình này rất lớn hứa hẹn sẽ thu hút được nhiều du khách trong tương lai
Chùa Phật Lớn: Là một ngôi Cổ tự danh tiếng, hiện tọa lạc trên đỉnh
Núi Cấm Ngồi chùa này được ông Bảy Do (Cao văn Long) xây dựng năm
1912 trên một khoảng đất rộng bên triền gần đỉnh núi Tên là chùa phật Lớn vì trong chùa có thờ một tương phật cao 1,8 m, vào thời điểm đó pho tượng này cao lớn hơn các tượng thờ khác cũng ở trên núi này Và gọi vậy để còn phân biệt với chùa phật Nhỏ ở hướng đông gần chân núi Sau khi ông Bảy Do bị thực dân Pháp bắt, chùa phật Lớn trở nên hoang vắng, mãi cho đến năm 1914 ông Trần Văn lầu (cựu hương quan làng An Khánh, tổng Hòa Quới, quận An Hóa, Tỉnh Mỹ Tho) đến núi Cấm thấy cảnh chùa hoang phế quá, bèn đến chùa Linh Sơn (Sài Gòn) nhờ Cò Mi Chấn (phó hội trưởng hội Nam kỳ nghiên cứu phật học) đứng ra xin phép để được tái thiết chùa Nhờ sự đôi co của Cò Mi Chấn với chủ Tỉnh mà ngôi chùa không bị phá bỏ và tượng phật được bảo quản tốt cho đến nay Vào tháng 7/2008, chùa phật Lớn được tôn tạo lại trên nền cũ và mở rộng diện tích lên đến 13,6 ha gồm khu chánh điện, nhà chuông, khu nhà nghỉ, hệ thống điện nước,…để phục vụ cho việc thờ cúng và cho khách đến hành hương hay vãng cảnh
Hình ảnh dưới đây là Chùa Phật Lớn sau khi đã được tôn tạo, tu sửa lại,
là một trong những công trình quan trọng góp phần giúp Núi Cấm phát triển loại hình du lịch tâm linh, loại hình đang được ưa chuộng đối với khách du
Trang 39lịch hiện nay Với sự phát triển nhanh chóng của khu du lịch và sự linh thiên của ngôi Chùa nên đã thu hút nhiều người hành hương đến Núi Cấm
Nguồn: Tư liệu điều tra của tác giả năm 2014
Hình 3.3: Hình ảnh chùa Phật Lớn trên Núi Cấm Hiện nay, trước cửa Chùa, dưới bờ hồ Thủy Liêm đang thi công xây dựng một cái Tháp theo kiến trúc cổ xưa, hứa hẹn ngôi Tháp này kết hợp với Chùa Phật Lớn sẽ tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp và nổi tiếng trong tương lai
Hồ Thủy Liêm: Hồ được xây dựng vào năm 2007, hoàn thành và đưa
vào sử dụng tháng 10/2008 Hồ có diện tích khoảng 100.000 m2 và sức chứa của hồ lên tới 300.000 m3 nước
Nguồn: Tư liệu điều tra của tác giả năm 2014
Hình 3.4: Hình ảnh Hồ Thủy Liêm trên Núi Cấm
Hồ Thủy Liêm là Hồ nước nhân tạo, nước trong hồ chủ yếu là do tích tụ qua những cơn mưa tạo thành Đây là công trình được thiết kế độc đáo với nhiều lợi ích khác nhau, hồ được xây dựng giống như một công trình thủy lợi trên Núi để ngăn chặn, chống sói mòn đất và hồ được tạo ra nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu du lịch của du khách, du khách có thể ngồi ở những băng
Trang 40ghế đá được đặt xung quanh Hồ để ngắm cảnh, nghỉ ngơi Ngoài ra, du khách
có thể thả cá trong hồ để phóng sanh hay cho cá ăn tạo cho du khách có cảm giác thoải mái, thư giãn Ban quan lý khu du lịch đang đầu tư trồng nhiều cây xanh, xây dựng vườn hoa quanh Hồ tạo vẻ mĩ quan làm tăng thêm vẻ đẹp của
Hồ Sắp tới sẽ khởi công xây dựng khu biệt thự nghỉ dưỡng gần Hồ để du khách có thể ngắm cảnh, hít thở không khí trong lành
Đây là những công trình nổi tiếng và là nền móng để phát triển khu du lịch trong thời gian dài Ngoài ra, trên Núi Cấm hiện đang có nhiều công trình đang trong tình trạng còn thi công như hệ thống cáp treo lên đỉnh Núi, Cổng tượng phật Di Lạc, tu sửa chùa Vạn Linh, Khu du lịch Núi Cấm ngày càng
có sức thu hút rất lớn đối với khách du lịch trong và ngoài Tỉnh đến tham quan, hành hương kể cả du khách quốc tế Hiện công ty CP phát triển du lịch
An Giang đang ra sức đầu tư xây dựng thêm nhiều công trình mới nhằm biến Núi Cấm trở thành khu du lịch bậc nhất An Giang Trong tương lai không xa, ngành du lịch An Giang sẽ sánh ngang với các Tỉnh khác trong khu vực
3.3 TÌNH HÌNH DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH NÚI CẤM
3.3.1 Tiềm năng du lịch của Núi Cấm
Ngày 13/03/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quyết định
số 355/QĐ-UBND công nhận khu du lịch Núi Cấm là khu du lịch địa phương Núi Cấm sở hữu vẻ đẹp hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối xanh tươi quanh năm Trên Núi có nhiều thắng cảnh, công trình kiến trúc nổi tiếng như chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng phật Di Lạc,… Tỉnh An Giang từng bước đẩy mạnh khai thác lợi thế du lịch, kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh
Với những tiềm năng và thế mạnh phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, Núi Cấm được xem là khu du lịch trọng điểm của tỉnh An Giang Công ty CP phát triển du lịch tỉnh An Giang đang từng bước nổ lực thu hút khách du lịch bằng mọi hình thức như: Quảng bá hình ảnh, tạo cảnh quan thông thoáng, bảo dưỡng con đường lên Núi, trồng cây xanh quanh khu vực lòng hồ tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp thu hút du khách
Khu du lịch Núi Cấm từ khi hình thành và phát triển đến nay đã có nhiều công trình kiến trúc xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng và sẽ xây dựng thêm nhiều công trình kiến trúc mới như: Khu hội nghị vui chơi giải trí, khu dịch vụ hành hương, khu biệt thự nghỉ dưỡng,… để dần hoàn thiện một quy trình viếng chùa – thưởng ngoạn – giải trí thư giản và ẩm thực Công trình
hệ thống cáp treo lên Núi Cấm đang được khởi công xây dựng vào tháng 12/2013 Đây là những tiền đề thuận lợi hứa hẹn mở ra diện mạo mới và mang lại nhiều cơ hội phát triển cho khu du lịch Núi Cấm, góp phần đưa du lịch An Giang trở thành một điểm đến hấp dẫn và hình thành thương hiệu du lịch An Giang
Nhằm thu hút thêm nhiều du khách đến tham quan khu du lịch, tỉnh An Giang đặc biệt chú trọng đến công tác quan lý nhà nước về du lịch Cùng với việc công nhận khu du lịch Núi Cấm là khu du lịch địa phương, UBND tỉnh cũng quy định trách nhiệm của các sở, ngành, cơ quan liên quan trong công